You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
CHUYÊN NGÀNH: KIỂM TOÁN

KINH TẾ VI MÔ 1

ĐỀ TÀI: Phân tích và lấy ví dụ minh họa về một hãng cạnh tranh hoàn hảo
và chỉ rõ cách thức mà hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận trong
ngắn hạn và dài hạn.

Giảng viên hướng dẫn: TS.Hà Thị Cẩm Vân


Sinh viên thực hiện: Nhóm 10
Lớp học phần: 2175MIEC0111
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ THAM GIA VÀ
CHẤP HÀNH SINH HOẠT NHÓM 10

Nhóm Đánh giá


STT Mã SV Họ và tên Nhiệm vụ xếp của giảng
loại viên
91 21D290149 Nguyễn Thị Quỳnh Trâm Nội dung I, thuyết 10
trình
92 21D290194 Cao Thu Trang Nội dung II, thuyết 10
trình
93 21D290145 Đặng Thu Trang Nội dung I, thuyết 10
trình
94 21D290195 Đỗ Huyền Trang PowerPoint, thuyết 10
trình
95 21D290146 Đỗ Thị Huyền Trang Kết luận, thuyết trình 10
96 21D290196 Nguyễn Thị Thu Trang Nội dung I, video 10
97 21D290147 Nguyễn Thu Trang Tổng hợp Word, nội 10
dung II, thuyết trình
98 21D290197 Quách Thị Thùy Trang Nội dung II, thuyết 10
trình
99 21D290148 Vũ Thị Huyền Trang Nội dung II 10
101 21D290150 Hoàng Thanh Tú Phần mở đầu (bìa, lời 10
mở đầu), thuyết trình
102 21D290200 Lê Duy Tuấn Nội dung II 9
103 21D290201 Nguyễn Thị Mỹ Uyên Nội dung II 10
104 21D290151 Nguyễn Thị Xuân PowerPoint 10

*STT: theo STT danh sách lớp học phần

Lưu ý:
Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải tìm hiểu, nghiên cứu và chọn lọc tài liệu có liên
quan đến đề tài, đặc biệt là nghiên cứu kĩ nội dung này trong giáo trình Kinh tế vi mô 1 cụ thể là
“Chương 5 nội dung phần 5.1 thị trường cạnh tranh hoàn hảo” và slide bài giảng do giảng viên cung
cấp.

Nhóm trưởng Thư ký


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Trang Trâm
Nguyễn Thu Trang Nguyễn Thị Quỳnh Trâm
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU------------------------------------------------------------------------------------------1
NỘI DUNG--------------------------------------------------------------------------------------- 2
I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN
HẢO ---------------------------------------------------------------------------------------- 2
1. Khái niệm thị trường, cạnh tranh ------------------------------------------------------2
1.1 Khái niệm thị trường ----------------------------------------------------------------2
1.1.1 Cấu trúc thị trường -----------------------------------------------------------2
1.2 Khái niệm cạnh tranh ---------------------------------------------------------------2
2. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo -------------------------------------------------------2
2.1 Khái niệm thị trường cạnh tranh hoàn hảo ---------------------------------------2
2.2 Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo -----------------------------------2
2.3 Đường cầu và đường doanh thu cận biên ---------------------------------------3
2.4 Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp CTHH trong ngắn hạn----------------4
2.4.1 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận ----------------------------------------------4
2.4.2 Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp CTHH trong ngắn hạn------------5
2.4.3 Đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn---------------------------5
2.4.4 Đường cung của ngành trong ngắn hạn -----------------------------------6
2.5 Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp CTHH trong dài hạn ------------------6
2.5.1 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận ----------------------------------------------6
2.5.2 Đường cung của ngành trong dài hạn -------------------------------------6
2.5.3 Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành -----------------------------------8
II. PHÂN TÍCH CÁCH THỨC HÃNG CTHH LỰA CHỌN SẢN LƯỢNG VÀ
LỢI NHUẬN TRONG NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN -------------------------------------9
1. Giới thiệu tình huống nghiên cứu -----------------------------------------------------9
1.1 Giới thiệu hãng CTHH -------------------------------------------------------------9
1.2 Tình huống nghiên cứu--------------------------------------------------------------9
2. Cách thức hãng đưa ra quyết định lựa chọn sản lượng và lợi nhuận-------------10
2.1 Lựa chọn sản lượng và lợi nhuận cua hãng trong ngắn hạn-------------------10
2.2 Lựa chọn sản lượng và lợi nhuận của hãng trong dài hạn --------------------13
KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------------------------15
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển văn hóa, xã hội; phát triển kinh tế cũng là một phần
không thể thiếu. Để có thể ổn định, giữ vững và phát triển kinh tế, các doanh nghiệp
phải hiểu rõ cấu trúc của thị trường hiện nay.

Cấu trúc thị trường đầy đủ bao gồm thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường
cạnh tranh độc quyền, thị trường độc quyền nhóm và thị trường độc quyền thuần thúy.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo có khả năng mang lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng,
ngoại trừ các trường hợp đặc biệt bởi trong đó có rất nhiều người mua, người bán và
họ không đủ lớn để ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm.

Bên cạnh đó, để sản xuất, các doanh nghiệp phải sử dụng một tập hợp các đầu
vào để sản xuất hàng hóa hay dịch vụ đầu ra. Trong ngắn hạn, ít nhất một đầu vào của
doanh nghiệp là không thay đổi, còn trong dài hạn, tất cả các yếu tố đầu vào của
doanh nghiệp đều có thể thay đổi. Quá trình sản xuất trong ngắn hạn của doanh nghiệp
chịu ảnh hưởng của “Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần”. Để minh họa cho khả
năng sản xuất trong dài hạn của doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng đồ thị đường
đồng lượng.

Đặc biệt, lợi nhuận là mục tiêu cao nhất của các doanh nghiệp. Để đạt được
mục tiêu này, các doanh nghiệp phải lựa chọn sản lượng sản xuất sao cho doanh thu
cận biên phải bằng với chi phí cận biên. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện cần để các
doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận

Để cung cấp những thông tin liên quan về cạnh tranh hoàn hảo nhóm chúng em
đã chọn đề tài “Phân tích và lấy ví dụ minh họa về một hãng cạnh tranh hoàn hảo và
chỉ rõ cách thức hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi
trong ngắn hạn và dài hạn”.

1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ
THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO
1. Khái niệm thị trường, cạnh tranh.
1.1 Thị trường là gì?
 Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó mà những người bán và
người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
1.1.1 Cấu trúc thị trường.
 Cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi số người mua hay người bán tham gia trên
thị trường và mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Cấu trúc thị trường đầy đủ bao
gồm:
+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
+ Thị trường cạnh tranh độc quyền
+ Thị trường độc quyền nhóm
+ Thị trường độc quyền thuần túy
1.2 Cạnh tranh là gì ?
 Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản
xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ nhằm dành những điều kiện thuận
lợi để thu được nhiều lợi nhuận nhất.
2. Thị trường cạnh trạnh hoàn hảo.
2.1 Khái niệm thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là hình thái thị trường mà ở đó số lượng người
mua và người bán phải đông đảo, để đảm bảo cho mỗi người chỉ chiếm một vị trí
rất nhỏ trên thị trường. Vì vậy, trên thị trường này giá cả của hàng hóa không chịu
sự chi phối của các chủ thể mà được hình thành do quan hệ cung cầu trong từng
thời điểm quyết định.
2.2 Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
 Thứ nhất, các hãng cạnh tranh hoàn hảo là những người chấp nhận giá. Đây là
đặc trưng quan trọng nhất. Bởi vì mỗi một hãng cá biệt trên trên thị trường là quá
nhỏ so với toàn bộ thị trường nên hãng không thể gây ảnh hưởng đến giá thị
trường của hàng hoá hay dịch vụ hãng sản xuất ra khi thay đổi sản lượng của
hãng.
 “Chấp nhận giá” nghĩa là:
+ Hãng không thể bán với giá cao hơn mức giá trên thị trường.
+ Hãng không có lý do để bán với mức giá thấp hơn mức giá thị trường.
+ Hãng phải hoạt động tại mức giá được ấn định trên thị trường.
+ Hãng có thể bán bất cứ mức sản lượng nào mà hãng muốn ở mức giá thị trường.

2
 Thứ hai, tất cả các hãng sản xuất một loại hàng hoá đồng nhất hay được tiêu
chuẩn hoá hoàn hảo. Sản phẩm của một hãng này trong một thị trường cạnh tranh
hoàn hảo giống với sản phẩm của mọi hãng khác. Điều kiện này đảm bảo rằng
những người mua bàng quan với hãng sản xuất ra sản phẩm họ mua. Những sự
khác biệt sản phẩm, cho dù là thực hay ảo, là không thể xảy ra trong cạnh tranh
hoàn hảo.
 Thứ ba, việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường cạnh tranh hoàn hảo là không hạn
chế. Không hề có những rào cản nào ngăn cản các hãng mới gia nhập thị trường
và không có điều gì ngăn cản các hãng đang tồn tại trên thị trường rút lui khỏi thị
trường.
 Cạnh tranh hoàn hảo – Một cấu trúc thị trường tồn tại khi
(1) Các hãng là người chấp nhận giá,
(2) Tất cả các hãng sản xuất một sản phẩm đồng nhất
(3) Việc gia nhập và rút lui là không hạn chế.
- Mặc dù có tồn tại thuật ngữ “cạnh tranh” nhưng giữa các doanh nghiệp CTHH
không tồn tại sự cạnh tranh trực tiếp nào. Khái niệm CTHH về mặt lý thuyết hoàn
toàn trái ngược với khái niệm cạnh tranh nói chung được thừa nhận. Bởi vì, các doanh
nghiệp trong thị trường CTHH sản xuất các sản phẩm giống nhau và đứng trước một
mức giá do thị trường quyết định, nên các nhà quản lý của các doanh nghiệp CTHH
không có sự khích lệ nào để “đánh bại những đối thủ của họ” bằng doanh số. Các
doanh nghiệp chấp nhận giá không thể cạnh tranh bằng bất kỳ một loại chiến lược
định giá nào.
- Các thị trường không hoàn toàn đáp ứng đủ cả ba điều kiện trên với CTHH lại
thường gần giống với thị trường CTHH nên các doanh nghiệp cư xử như thể họ là
những nhà CTHH.

2.3 Đường cầu và đường doanh thu cận biên.


- Đường cầu của hãng CTHH là đường cầu nằm ngang tại mức giá do thị trường
quyết định, trùng với đường doanh thu bình quân như đồ thị:
3
2.4 Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp CTHH trong ngắn hạn:
2.4.1 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận
- Điều kiện chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp: MR = MC
- Đối với hãng CTHH: đường cầu trùng với đường doanh thu cận biên: P = MR
- Kết hợp 2 điều kiện trên, suy ra điều kiện để hãng CTHH tối đa hóa lợi nhuận là
hãng lựa chọn mức sản lượng mà tại đó: P = MC

- Không phải tại mức sản lượng mà P = MC đều tối đa hóa lợi nhuận:

+ Lợi nhuận của hãng CTHH:


+ Điều kiện cần để tối đa hóa lợi nhuận:

+ Điều kiện đủ để tối đa hóa lợi nhuận:

4
- P > MC  muốn tăng lợi nhuận hãng cần tăng sản lượng
- P < MC  muốn tăng lợi nhuận hãng cần giảm sản lượng
- P = MC (khi MC có độ dốc dương)  lợi nhuận tối đa
2.4.2 Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp CTHH trong ngắn hạn:
Gồm các trường hợp:
TH1: P > ATCmin TH2: P = ATCmin

TH3: AVCmin < P < ATCmin TH4: P ≤ AVCmin

 Từ các trường hợp ta có thể nói ngắn gọn:


P > ATC: Có lãi
P = ATC: Điểm hòa vốn
P AVC: Điểm đóng cửa.
2.4.3 Đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn:
- Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo cho biết doanh nghiệp đó
sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm ở mỗi mức giá. Xét một doanh nghiệp cạnh tranh
hoàn hảo quyết định mức sản lượng cung ứng cho thị trường như thế nào. Vì
doanh nghiệp cạnh tranh là người chấp nhận giá
nên MR=P. Tại bất kỳ mức giá nào cho trước,
sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp
cạnh tranh hoàn hảo cũng được xác định bởi giao
điểm của đường giá cả và đường chi phí cận
biên.

2.4.4 Đường cung của ngành trong ngắn hạn:


- Chúng ta có thể thấy thị trường CTHH bao
gồm rất nhiều doanh nghiệp. Lượng cung của
thị trường là tổng lượng cung của tất cả doanh nghiệp tham gia thị trường. Do

5
đó, đường cung của thị trường là đường tổng hợp theo chiều ngang các đường
cung của tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường.

2.5 Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp CTHH trong dài hạn:
2.5.1 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận
 Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các đầu vào của mình, do đó
không có chi phí cố định trong dài hạn. Tổng chi phí biến đổi giờ đây cũng chính
là tổng chi phí của hãng. Để lựa chọn mức sản lượng tối ưu để sản xuất, các hãng
sẽ phải so sánh giữa tổng doanh thu có được từ việc bán toàn bộ sản phẩm sản
xuất ra và tổng chi phí để sản xuất ra mức sản lượng đó tương tự như điều kiện tối
đa hóa lợi nhuận của hãng trong ngắn hạn. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong
dài hạn: P = MR = LMC
Nếu P > LACmin  hãng có lợi nhuận kinh tế dương.
Nếu P = LACmin  hãng có lợi nhuận kinh tế bằng 0
Nếu P < LACmin  hãng có lợi nhuận kinh tế âm
 có động cơ rời bỏ ngành

2.5.2 Đường cung của ngành trong dài hạn:


Trong dài hạn, cung của ngành không được xác định
bằng cách cộng theo chiều ngang đường cung của các
hãng trong ngành. Hình dáng đường cung dài hạn của
ngành phụ thuộc vào ngành có chi phí không đổi hay chi phí tăng:
a. Ngành có chi phí không đổi

 Khi có các hãng mới gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành không làm thay đổi giá của
yếu tố đầu vào điều đó làm cho chi phí dài hạn không đổi.

 Đối với ngành có chi phí không đổi: đường cung của ngành là 1 đường nằm ngang
ở mức giá bằng chi phí bình quân dài hạn tối thiểu:

6
b. Ngành có chi phí tăng:

 Khi các hãng mới tham gia vào ngành làm tăng giá của các yếu tố đầu vào làm chi
phí dài hạn tăng lên. Ví dụ, ngành sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ khi có nhiều
hãng tham gia sẽ phát sinh việc sử dụng lao động có tay nghề. Vì vậy, sẽ làm giá
thuê lao động có tay nghề tăng lên khi có nhiều hãng tham gia vào sản xuất mặt
hàng này.

c. Ngành có chi phí giảm:


 Khi các hãng mới tham gia vào ngành làm cho ngành có thể khai thác được lợi thế
theo quy mô của hãng cung ứng đầu vào hoặc ứng dụng công nghệ mới, dẫn đến
giảm giá của các yếu tố đầu vào làm chi phí dài hạn giảm xuống.

2.5.3 Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành:

7
 Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành là trạng thái mà các hãng không chỉ tối đa
được lợi nhuận của mình mà ở đó còn không có sự gia nhập hay rút lui khỏi thị
trường của các hãng (lợi nhuận kinh tế của hãng phải bằng 0).
 Giả sử ban đầu thị trường cân bằng tại E1 với mức giá thị trường là P1, xác định
được đường cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là D1. Ở mức giá P1, doanh nghiệp
cạnh tranh hoàn hảo thu được lợi nhuận kinh tế cao. Điều này sẽ kích thích các
hãng mới gia nhập ngành này.
 Khi đó cung thị trường tăng làm cho giá giảm. Khi giá giảm các hãng sẽ điều
chỉnh quy mô của mình để có thể đạt được lợi nhuận tối đa (sản lượng bán giảm
đi, theo luật cung do đường cung của hãng là LMC từ điểm đóng cửa đi lên).
- Khi các hãng tiếp tục gia nhập ngành nhiều, các hãng sẽ tiếp tục điều chỉnh sản
lượng của mình đến khi hãng tối đa hóa lợi nhuận với toàn bộ lợi nhuận kinh tế
bằng 0.
- Quá trình gia nhập của hãng sẽ dừng ở đường cung S’ và trạng thái cân bằng
mới được thiết lập tại mức giá P2. Vì tại mức giá P2 đã đạt được 2 điều kiện của
trạng thái cân bằng dài hạn là:
+ Hãng tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn: P = LMC
+ Hãng có lợi nhuận kinh tế bằng 0: P = LACmin

 Như vậy, trong trạng thái cân bằng dài hạn của ngành lợi nhuận kinh tế của
hãng trong dài hạn và ngắn hạn đều bằng 0 và chúng ta hoàn toàn chứng minh được
tại trạng thái cân bằng dài hạn P = LMC = LACmin = MC = ATCmin. Đây chính là điều
kiện quan trọng để xem xét ngành có đạt cân bằng dài hạn hay không.

PHẦN II. PHÂN TÍCH CÁCH THỨC HÃNG CTHH LỰA CHỌN SẢN
LƯỢNG VÀ LỢI NHUẬN TRONG NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN:

8
1. Giới thiệu tình huống nghiên cứu:
1.1. Giới thiệu hãng CTHH:

- Address: 10th Floor, Central Plaza, 17 Le Duan, Ben Nghe Ward, District 1, Ho Chi
Minh City, Viet Nam
- Hotline: (84) 28 6256 3862
- Fax: (84) 28 3827 4115
- Website: https://www.masanmeatlife.com.vn
► Công ty Masan MeatLife (Công ty thành viên thuộc Tập đoàn Masan)
- Là thương hiệu cung ứng thịt mát MeatDeli – thương hiệu thịt đầu tiên tại Việt
Nam được sản xuất theo công nghệ chế biến thịt mát châu Âu với hệ thống các trang
trại nuôi heo khép kín, các nhà máy chế biến, hệ thống phân phối đạt tiêu chuẩn
Global GAP.
- Các dòng sản phẩm: thịt, nạc, sườn, đuôi, giò, xương.
- Khách hàng: các cá nhân, hộ gia đình với nhu cầu sử dụng thịt heo thường
xuyên; các cơ sở sản xuất thực phẩm chế biến sẵn từ thịt heo; các doanh nghiệp...
- MeatDeli sở hữu hệ thống phân phối hơn 2700 điểm bán tại Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh và các vùng lân cận với tập khách hàng lên tới hàng triệu người.
1.2. Tình huống nghiên cứu:
- Trong bài thảo luận này, ta chỉ xét đến công ty hoạt động trong thị trường cung
cấp thịt lợn.
- Ta cũng giả sử thị trường này là thị trường CTHH với các đặc điểm sau:
+ Số lượng người mua và người bán là rất nhiều.
+ Không có rào cản trong việc gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường.
+ Các sản phẩm do hãng sản xuất ra không khác gì so với các hãng khác hoạt
động trên thị trường.

9
+ Thông tin trên thị trường hoàn hảo, cả người bán và người mua đều có thông
tin đầy đủ, rõ ràng về nhau.
- Để nghiên cứu được cách thức hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận trong
ngắn hạn và dài hạn, ta phải giả định trên thị trường có những sự thay đổi lớn về giá
cả sản phẩm. Khi đó, buộc hãng phải đưa ra sự lựa chọn sản lượng và lợi nhuận tối ưu
nhất để tối đa hóa lợi nhuận.
2. Cách thức hãng đưa ra quyết định lựa chọn sản lượng và lợi nhuận:
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào trước khi quyết định sản xuất kinh doanh mặt
hàng nào đó với số lượng là bao nhiêu cũng đều phải dựa trên mục tiêu duy nhất đó là
tối đa hóa được lợi nhuận trước sự thay đổi của giá cả thị trường.
Thế nên đối với hãng CTHH cũng vậy, khi giá cả thị trường về sản phẩm của
hãng thay đổi thì mức sản lượng tối ưu của hãng lựa chọn để tối đa hóa lợi nhuận cũng
thay đổi, và tất nhiên lợi nhuận kinh tế của hãng cũng khác trước.
Vậy nên tùy theo tình hình biến động giá cụ thể và dựa trên sự phân tích về lợi
nhuận của hãng khi đó mà hãng sẽ đưa ra sự lựa chọn mức sản lượng sẽ sản xuất của
mình cũng như quyết định có nên sản xuất hay đóng cửa.
Sau đây chúng tôi sẽ trình bày trong cả ngắn hạn và dài hạn với những tình
huống giả định về sự thay đổi của giá sản phẩm trên thị trường để thấy được cách thức
mà hãng đó lựa chọn như thế nào?
2.1 Sự lựa chọn sản lượng và lợi nhuận của hãng trong ngắn hạn
Giả định trong 3 tháng đầu năm hãng quyết định sản xuất với quy mô trong
ngắn hạn với hàm tổng chi phí là TC = Q2 + Q + 9
9
Chi phí bình quân : ATC = = Q + 1+ Q
Tổng chi phí cố định: TFC = 9
Tổng chi phí biến đổi: TVC = Q2 + Q

Chi phí biến đổi bình quân AVC = =Q+1


Chi phí cận biên: MC = 2Q + 1
 P hòa vốn = ATCmin

Mà ATCmin khi ATC = MC


 ATCmin = 7  Phòa vốn = ATCmin = 7
 Pđóng cửa ≤ AVCmin

Mà AVCmin khi AVC = MC


AVCmin = 1  Pđóng cửa ≤ AVCmin = 1

Và đường cầu của thị trường có dạng là: QD =


Với Q (đơn vị tấn); P (nghìn đô/tấn)
Trong ngắn hạn, hãng có yếu tố đầu vào cố định nên hãng sẽ có tổng chi phí cố
định là TFC.Phần chi phí này hãng sẽ vẫn phải chịu ngay cả khi không sản xuất bất kỳ
đơn vị sản phẩm nào.

10
Và ta phải khẳng định lại rằng hãng chỉ có thể tối đa hóa được lợi nhuận khi
hãng sản xuất ở mức sản lượng thỏa mãn điều kiện: P = MC
Vì vậy ta xét 4 trường hợp thay đổi của giá trên thi trường:
 P = 10 > ATCmin
 P = 7 = ATCmin
 AVCmin < P = 5 < ATCmin
 P = 1 ≤ AVCmin
Trường hợp 1: Giả sử trên thị trường giá thịt là P = 10 > ATCmin

P = 10, khi đó P = MC  2Q + 1 = 10  Q = 4,5


 Mức sản lượng Q* của hãng = 4,5
Tổng doanh thu: TR = P.Q* = 10.4,5 = 45
Tổng chi phí: TC = Q2 + Q + 9 = 33,75
 Phần lợi nhuận của hãng là :  = TR – TC = 45 – 33,75 = 11,25
Khi ở trường hợp này hãng muốn tối đa hóa lợi nhuận thì hãng cần phải lựa
chọn ở mức sản lượng mà chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên hay chính bằng
giá của sản phẩm (trong thị trường CTHH thì chi phí cận biên bằng giá của sản
phẩm).Tại mức sản lượng này hãng đã thu được lợi nhuận kinh tế dương(đồng thời là
mức lợi nhuận tối đa) là phần diện tích hình ABEP0.
Trường hợp 2: Khi giá thịt trên thị trường P = 7 = ATCmin

Khi P = 7, mức sản lượng Q* xác định tại P = MC  2Q + 1 = 7  Q = 3


 Mức sản lượng Q* của hãng = 3
Tổng doanh thu là: TR = P.Q* = 7.3 = 21
Tổng chi phí là : TC = Q2 + Q + 9 = 32 + 3 + 9 = 21
 Phần lợi nhuận của hãng  = TR – TC = 0
Lúc này, giá thị trường thay đổi P=ATCmin hãng vẫn theo đuổi mục tiêu tối đa
hóa lợi nhuận lựa chọn ở mức sản lượng tối ưu Q*. Doanh thu hãng thu được là phần
diện tích hình P0EQ*O=phần tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm của hãng nên lúc này lợi
nhuận của hãng bằng không, hãng sẽ hòa vốn. Điểm E được gọi là điểm hòa vốn.Vì
điểm hòa vốn xảy ra tại điểm cực tiểu của ATC (đường chi phí cận biên MC luôn cắt
đường tổng chi phí ATC của hãng tại điểm ATC min) vậy nên lúc này hãng có 2 cách để
xác định mức sản lượng hòa vốn là giải phương trình MC = ATC hoặc ATC ’ (Q) = 0.Sau
11
khi xác định được mức sản lượng hòa vốn,chúng ta thay vào hàm ATC hoặc hàm MC sẽ
tìm được mức giá hoà vốn.
Trường hợp 3: Giá thị trường nằm giữa ATCmin và AVCmin (AVCmin<P=5<ATCmin)
Nếu giá giảm xuống dưới đường tổng chi phí bình quân P < ATC min hãng sẽ
không thể tránh khỏi thua lỗ trong ngắn hạn, cho dù hãng có lựa chọn sản xuất ở bất
kỳ sản lượng nào. Mặc dù vậy nhưng thua lỗ trong trường hợp này được tối thiểu hóa
bằng việc sản xuất mức sản lượng ở đó giá thị trường bằng chi phí cận biên P=MC
chừng nào giá không giảm xuống dưới chi phí biến đổi bình quân (tức là chừng nào
mà P ≥ AVCMIN)
Khi P = 5, xét P = MC  2Q + 1=5  Q = 2
Mức sản lượng Q* của hãng = 2
Khi đó tổng doanh thu bằng : TR = P.Q* = 5.2 = 10
Tổng chi phí TC= Q2 + Q + 9 = 15
Phần lợi nhuận hãng thu được là :
 = TR – TC = -5
Trong đó tổng chi phí cố định TFC = 9,
tổng chi phí biến đổi TVC = 6
Ta thấy TR > TVC
Thật vậy, trong trường hợp này hãng CTHH đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc
tiếp tục sản xuất ở mức sản lượng tối ưu Q* hoặc đóng cửa (ngừng) sản xuất. Hãng
vẫn có thể sản xuất và chịu lỗ trong ngắn hạn vì doanh nghiệp hy vọng rằng sẽ kiếm
được lợi nhuận trong tương lai, khi giá thành sản phẩm tăng hoặc chi phí sản xuất sẽ
giảm xuống. Trong hai phương án trên thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án nào có
lợi hơn, thu nhiều lợi nhuận hơn.
Giả sử hãng lựa chọn phương án tiếp tục sản xuất. Vì hãng vẫn theo đuổi mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên hãng sẽ quyết định sản xuất ở mức sản lượng thỏa mãn
điều kiện P = MC. Lúc này phần diện tích S APEB chính là phần biểu thị tổng thua lỗ mà
hãng sẽ phải chịu khi đã lựa chọn sản xuất ở mức sản lượng Q*  mức sản lượng tối
ưu để tối đa hóa lợi nhuận (xem hình)
Nhưng nếu doanh nghiệp lựa chọn sẽ đóng cửa ngừng sản xuất, vì ta đang xét
hãng sản xuất trong ngắn hạn nên dù không sản xuất ra bất kỳ một đơn vị sản lượng
nào nhưng hãng vẫn sẽ phải chịu toàn bộ khoản chi phí cố định là phần diện tích SABMN
(xem hình)
Rõ ràng cho dù hãng có lựa chọn phương án nào đi chăng nữa thì việc bị thua
lỗ vẫn không thể tránh khỏi. Nhưng nếu ta so sánh phần diện tích mà hãng bị thua lỗ ở
hai trường hợp thì ở trường hợp hãng tiếp tục sản xuất sẽ bị thua lỗ ít hơn. Do hãng
vừa bù đắp được toàn bộ chi phí biến đổi lại vừa được một phần chi phí cố định. Như
vậy, dù chi phí cố định không liên quan đến việc lựa chọn sản lượng của hãng, nhưng
lại là yếu tố quyết định đối với việc xem xét có nên rời khỏi ngành trong ngắn hạn hay
không.
Tóm lại trong trường hợp này, quyết định khôn ngoan của hãng là nên tiếp tục
sản xuất tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận để tối thiểu hóa lỗ.

Trường hợp 4: Khi giá thị trường P = 1 ≤ AVCmin.


Nhưng ở đây ta xét cụ thể P = AVCmin.

12
Khi P = 1, mức sản lượng Q* xác định tại
P = MC  2Q + 1 = 1  Q = 0
Mức sản lượng Q* của hãng = 0
Tổng doanh thu: TR = P.Q* = 1.0 = 0
Tổng chi phí: TC = 9
Lúc này lợi nhuận của hãng là  = -TFC = -9

Nếu hãng sản xuất, hãng sẽ sản xuất ở mức sản lượng tối ưu Q* và sẽ bị thua lỗ
là toàn bộ phần chi phí cố định TFC của hãng là phần diện tích hình chữ nhật P0ABE
Còn nếu hãng quyết định đóng cửa ngừng sản xuất, hãng cũng sẽ bị mất toàn bộ phần
chi phí cố định là diện tích như trên.
Trong trường hợp này, hãng CTHH sẽ bị bàng quan giữa sản xuất và không sản
xuất, chúng ta sẽ giả định những nhà quản lý sẽ lựa chọn tiếp tục sản xuất thay vì
đóng cửa khi P đúng bằng AVCmin.
Nếu giá thấp hơn AVCmin tại mức sản lượng ở đó P=MC rồi, thì hãng nên đóng
cửa ngừng sản xuất. Khi hãng đóng cửa, hãng phải chịu chi phí cố định của hãng
( = TFC), nhưng đây là khoản lỗ tối thiểu có thể khi giá thấp hơn chi phí biến đổi
bình quân .
Do hãng đóng cửa khi giá giảm xuống dưới AVC min nên điểm tối thiểu trên
đường AVC là điểm đóng cửa của hãng, và mức giá này là giá đóng cửa của hãng.
2.2 Sự lựa chọn sản lượng và lợi nhuận của hãng trong dài hạn
Giả định trong 6 tháng tới thị trường có sự biến động, hãng CTHH quyết định
sản xuất với quy mô trong dài hạn với hàm tổng chi phí :
LTC = Q3 - 2Q2 + 8Q
Chi phí biến đổi bình quân là LAC = Q2 – 2Q + 8
Chi phí cận biên trong dài hạn là LMC = 3Q2 - 4Q + 8
Với Q (đơn vị tấn) ; P (chục nghìn đô/chục tấn)
LACmin ⟺ LACmin = LMC
⟺ Q2 – 2Q + 8 = 3Q2 - 4Q + 8 ⟺Q=1 ⟺ LACmin = 7
Trong dài hạn, hãng không còn yếu tố đầu vào cố định, mọi yếu tố đầu vào của
hãng đều biến đổi nên hãng không còn phải chịu chi phí cố định nữa. Và chỉ khi sản
xuất hãng mới chịu phần chi phí biến đổi đó. Hãng có thể thay đổi tất cả các đầu vào,
bao gồm cả quy mô sản xuất của nhà máy. Do trong dài hạn không có bất cứ rào cản
nào trong việc gia nhập hay rút lui của khỏi ngành, nên hãng có thể tự do bắt đầu sản
xuất (nghĩa là gia nhập ngành) hay đóng cửa sản xuất (nghĩa là rút khỏi ngành). Và ta
phải khẳng định lại rằng hãng chỉ có thể tối đa hóa được lợi nhuận khi hãng sản xuất ở
mức sản lượng thỏa mãn điều kiện : P = MC
Vì vậy, trong dài hạn ta chỉ xét 3 trường hợp thay đổi của giá trên thị trường:
 Khi P = 12 > LACmin
 Khi P = 7 = LACmin
 Khi P = 6,75 < LACmin

Trường hợp 1: Giả sử mức giá P > LAC min, để tối đa hóa lợi nhuận hãng sẽ
phải lựa chọn sản xuất ở mức sản lượng tối ưu Q*
13
Khi P = 12 thì mức sản lượng Q1 xác định tại P = LMC
⇔ 3Q2 - 4Q + 8 = 12 ⇔Q=2
Mức sản lượng Q* của hãng = 2
Tổng doanh thu là : TR = P.Q* = 12.2 = 24
Tổng chi phi dài hạn là:
LTC= Q3 - 2Q2 + 8Q = 23 – 2.22 + 8.2 = 16
⇒ Phần lợi nhuận thu được là : π = TR – LTC = 24 – 16 = 8
Lợi nhuận thu được dương nên hãng kinh doanh có lãi. Hãng sẽ tiếp tục sản xuất tại
mức sản lượng Q* = 2 này để tối đa hóa lợi nhuận.

Trường hợp 2: Khi giá thị trường giảm xuống còn P = LACmin thì phần lợi
nhuận của hãng sẽ giảm xuống bằng 0.

Khi P = 7 thì mức sản lượng Q* xác định tại P = LMC


⇔3Q2 – 4Q + 8 = 7 ⇔Q=1
Mức sản lượng Q* của hãng = 1
Tổng doanh thu là : TR = P.Q2 = 7
Tổng chi phi dài hạn là: LTC= Q3- 2Q2 + 8Q = 7
⇒ Phần lợi nhuận thu được là : π = TR – LTC = 0
Hãng sẽ lựa chọn sản xuất ở mức sản lượng Q* = 1 vì đây là mức sản lượng tối
ưu (thỏa mãn P = MC) để tối đa hóa lợi nhuận. Tại mức sản lượng này, doanh thu cận
biên bằng tổng chi phí bình quân của hãng nên lợi nhuận hãng thu được bằng 0. Trong
trường hợp này hãng có tiếp tục sản xuất hay đóng cửa ngừng thì cũng như nhau. Cả
hai trường hợp hãng đều thu được lợi nhuận kinh tế bằng 0.

Trường hợp 3: Khi giá thị trường tiếp tục giảm xuống tới P < LAC min, phần lợi
nhuận của hãng bị âm cho dù hãng có lựa chọn ở mức sản lượng tối ưu.

Khi P = 6,75 nếu sản xuất thì hãng sẽ sản


xuất ở mức sản lượng Q3 xác định tại P = LMC
⇔3Q2 – 4Q + 8 = 6,75 ⇔ Q = 0,5
Mức sản lượng Q* của hãng = 0,5
Tổng doanh thu là : TR = P.Q* = 3,375
Tổng chi phi dài hạn là:
LTC= Q3 – 2Q2 + 8Q = 7,625
⇒ Phần lợi nhuận thu được là : π = TR – LTC = - 4,25
Phần lợi nhuận của hãng bị âm nên hãng buộc phải ngừng sản xuất và rời khỏi ngành
nếu như không muốn bị thua lỗ.

KẾT LUẬN

14
Qua việc nghiên cứu và phân tích về một hãng CTHH xem cách thức hãng này
lựa chọn sản lượng và lợi nhuận như thế nào khi giá cả trên thị trường thay đổi trong
ngắn hạn và dài hạn chúng em đi đến một số kết luận sau: Nếu quyết định sản xuất thì
hãng CTHH luôn phải lựa chọn sản xuất ở mức sản lượng tối ưu thoả mãn điều kiện
doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên (P=MC). Hơn nữa dù là trong ngắn hạn hay
dài hạn thì việc lựa chọn mức sản lượng định sản xuất bao nhiêu cũng như đưa ra
quyết định có tiếp tục sản xuất hay không của hãng CTHH cũng phải phụ thuộc vào
vào mức giá cả thực tế của sản phẩm và dựa trên cơ sở phân tích về lợi nhuận có thể
thu được khi đã lựa chọn ở mức sản lượng tối ưu rồi. Riêng trong ngắn hạn, do hãng
CTHH có phần tổng chi phí cố định và biến đổi nên khi có trường hợp mặc dù là hãng
bị thua lỗ những hãng vẫn phải lựa chọn phương án tiếp tục sản xuất.
Bên cạnh đó thị trường thịt mát MeatDeli là một thị trường đầy tiềm năng cho
các doanh nghiệp tham gia, khai thác và phát triển. Bài thảo luận của nhóm chúng em
cũng phần nào cung cấp được những thực trạng của thị trường cung ứng thịt trong giai
đoạn hiện nay. Nhóm đã phân tích về hành vi của doanh nghiệp cạnh tranh mặt hàng
thịt MeatDeli đồng thời tìm cách lựa chọn tối đa hoá sản lượng và lợi nhuận trong
ngắn hạn và dài hạn. Và chúng ta cũng đã biết được rằng khi mua hàng hoá của một
doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh, ta có thể tin chắc rằng giá mà chúng ta phải
trả gần với chi phí sản xuất ra hàng hóa đó. Đặc biệt nếu các doanh nghiệp cạnh tranh
với nhau và tìm cách tối đa hóa lơi nhuận, giá hàng hóa sẽ bằng chi phí cận biên để
sản xuất ra hàng hóa đó.
Bài thảo luận của nhóm cũng đã vận dụng các cơ sở lý thuyết về thị trường
cạnh tranh hoàn hảo trong học phần Kinh tế vi mô 1, cũng như tình hình thực tế thị
trường thịt MeatDeli trong thời điểm hiện tại để làm căn cứ phân tích, cũng như đánh
giá đúng những nguyên nhân khiến cho thị trường thịt lợn của chúng ta phát triển hay
ứ đọng, từ đó đưa ra các giải pháp của nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh
nghiệp. Và nói một cách tổng quát thì mỗi loại cấu trúc thị trường đều có những ưu và
nhược điểm nhất định đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trên đó vận dụng đúng quy
luật thì mới đem lại lợi ích cao cho cộng đồng. Đồng thời Nhà nước nên có những
biện pháp để kiểm soát đảm bảo các thị trường hoạt động hài hoà và có hiệu quả.

15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Phan Thế Công (Chủ biên), Giáo trình Kinh tế Vi mô 1 – Trường
Đại học Thương Mại.
2. Bài giảng Kinh tế vi mô 1 – TS. Hà Thị Cẩm Vân.
3. http://eldata10.topica.edu.vn/ECO101/Giao%20trinh/
07_ECO101_Bai5_v2.3014106226.pdf?
fbclid=IwAR3sjBESzAW9sna6cwsPRYMLOAtJeUDHIA8gPeAs_dJphlDb_
YK9JqoU_Eo
4.

16
Lời cảm ơn

Quá trình trưởng thành của mỗi người luôn gắn liền với những sự giúp đỡ hỗ trợ dù
ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt khoảng thời gian từ
khi bước chân đầu tiên vào giảng đường đại học đến nay, chúng em đã luôn nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc, chúng em xin được gửi lời cảm ơn đến thầy giáo đã giành
tâm huyết, tri thức của mình để truyền đạt kiến thức cho chúng em, giúp đỡ chúng em
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bài thảo luận này. Chúng em cũng
xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên động viên, tạo động lực cho
chúng em cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Do vốn kiến thức hạn hẹp, trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn
chế, bài làm của chúng em khó tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, chúng em rất hy vọng
nhận được nhiều những ý kiến đánh giá, nhận xét từ thầy và các bạn để bài thảo luận
của nhóm được hoàn thiện hơn.

Nhóm 10 xin chân thành cảm ơn!

You might also like