You are on page 1of 35

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING



MÔN HỌC: QUẢN TRỊ GIÁ

Mã lớp học phần: 20211010811101

TIỂU LUẬN NHÓM

CHIẾN LƯỢC GIÁ CỦA MÌ ĂN LIỀN OMACHI


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thoa
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Đoàn Hồng Ngọc 1821003723

Võ Thị Ngọc 1821003726

Trần Nguyễn Anh Thư 1821003870

Nguyễn Thị Trúc Xuân 1821003973

Hồ Chí Minh, năm 2021


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Mức độ
STT Họ và Tên Phần công việc
hoàn thành
1 Nguyễn Đoàn Hồng Chương 1: 100%
Ngọc + Lĩnh vực kinh doanh
Chương 2:
+ Các yếu tố bên trong (Biến số chiêu
thị, chi phí sản xuất)
Chương 3:
+ Bảng giá các sản phẩm mì ăn liền
Omachi
+ Chiến lược giá (Chiến lược giá hiện
tại)
Chương 4: Cả nhóm cùng làm
2 Võ Thị Ngọc Chương 1: 100%
+ Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty
+ Thành tựu Công ty
Chương 2:
+ Các yếu tố bên ngoài (Đối thủ cạnh
tranh, chu kì sống sản phẩm, luật
pháp)
Chương 3:
+ Bảng giá các sản phẩm mì ăn liền
Omachi
+ Chiến lược giá (Chiến lược khi mới
bắt đầu)
Chương 4: Cả nhóm cùng làm
3 Trần Nguyễn Anh Thư Chương 1: 100%
+ Danh mục các sản phẩm mì ăn liền
Omachi
+ Chiến lược STP
Chương 2:
+ Các yếu tố bên ngoài (Loại thị
trường, mối liên hệ giữa giá cả và
lượng cầu, các yếu tố tâm lý của
khách hàng)
Chương 3:
+ Chiến thuật giá mà Công ty đang áp
dụng
Chương 4: Cả nhóm cùng làm
4 Nguyễn Thị Trúc Xuân Chương 1: 100%
+ Danh mục sản phẩm của các thương
hiệu tại Công ty
Chương 2:
+ Các yếu tố bên trong (Mục tiêu
marketing; các biến số sản phẩm, phân
phối)
Chương 3:
+ Chiến thuật giá mà Công ty đang áp
dụng
Chương 4: Cả nhóm cùng làm
MỤC LỤC

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC...............................................................................2


CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CÔNG TY VÀ SẢN PHẨM..............................................1
1.1 Giới thiệu công ty................................................................................................1

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................1


1.1.2 Thành tựu......................................................................................................3
1.1.3 Lĩnh vực kinh doanh.....................................................................................4
1.1.4 Danh mục sản phẩm của các thương hiệu tại Công ty................................5
1.2 Giới thiệu về dòng sản phẩm mì ăn liền Omachi..............................................5

1.2.1 Danh mục các sản phẩm của mì ăn liền Omachi trên thị trường....................6
1.2.2 Chiến lược STP..................................................................................................7
CHƯƠNG II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH GIÁ..................................11
2.1 Các yếu tố bên ngoài.........................................................................................11

2.2 Các yếu tố bên trong.........................................................................................15

CHƯƠNG III. CHIẾN LƯỢC - CHIẾN THUẬT GIÁ..............................................19


3.1 Bảng giá các sản phẩm mì ăn liền Omachi.....................................................19

3.2 Chiến lược giá...................................................................................................20

3.3 Chiến thuật giá mà công ty đang áp dụng.......................................................22

CHƯƠNG IV. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT..................................................................28


1. Nhận xét............................................................................................................. 28

2. Đề xuất...............................................................................................................29

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................31

1
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CÔNG TY VÀ SẢN PHẨM
1.1 Giới thiệu công ty

Masan Consumer có tên là Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan là công ty
chiếm vị trí thứ 7 trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016
và đứng vị trí thứ 2 trong ngành hàng tiêu dùng.

Masan Consumer sản xuất và phân phối một loạt các sản phẩm thực phẩm và
nước giải khát. Sản phẩm của nó bao gồm nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn
liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, và các đồ uống đóng chai. Công ty xuất khẩu
sản phẩm của mình tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Ba
Lan, Đức, Nhật Bản, Trung Đông, châu Á, Lào, và Campuchia. Nó hoạt động trong
ngành công nghệ bao bì, chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin và truyền thông,
xây dựng, đầu tư, và các ngành công nghiệp khai thác mỏ. Tổng công ty tiêu dùng
Masan mà trước đây gọi là Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan thay đổi tên của nó
vào tháng 8 năm 2011. Công ty được thành lập vào năm 2000 và có trụ sở tại Thành
phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. CTCP Hàng tiêu dùng Masan hoạt động như một
công ty con của Công ty TNHH Masan Consumer Holdings (MCH).

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Masan khởi đầu lĩnh vực thực phẩm vào năm 1996 khi thành lập CTCP Công
nghệ - Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến, chuyên về gia vị.

1
Năm 2000, thành lập công ty CTCP Công nghiệp và XNK Minh Việt, chuyên
hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu.

Năm 2002, sản phẩm đầu tiên của Masan được tung ra thị trường: Nước tương
Chin-su.

Năm 2003, sáp nhập công ty Việt Tiến và công ty Minh Việt, đổi tên thành
CTCP Công nghiệp - Thương mại Ma San. Trong năm này tung ra thị trường sản
phẩm nước mắm cao cấp Chin-su.

Trong năm 2007, công ty giới thiệu một loạt sản phẩm như nước tương Tam
Thái Tử, nước mắm Nam Ngư và mì ăn liền Omachi.

Năm 2008, CTCP Công nghiệp - Thương mại Masan đổi tên CTCP Thực
phẩm Masan (Masan Food).

Năm 2011, CTCP Thực phẩm Masan đổi tên thành CTCP Hàng tiêu dùng
Masan (Masan Consumer). Trong năm này, Masan Consumer đã thực hiện phát
hành riêng lẻ 10% cổ phần với giá 159 triệu USD cho quỹ đầu tư Kohlberg Kravis
Roberts & Co. của Mỹ, qua đó định giá công ty ở mức 1,6 tỷ USD.

Cuối năm 2011, Masan Consumer đã bỏ ra hơn 50 triệu USD để mua lại cổ
phần chi phối của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa. Đây là bước đi đánh dấu sự
mở rộng của công ty ra ngoài lĩnh vực thực phẩm.

Cuối năm 2015, Masan ký kết đối tác chiến lược với Singha Asia Holdings
Pte.,Ltd (Thái Lan), tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ
uống ra các nước ASEAN. Theo giao dịch giữa 2 bên, Masan sẽ nhận 1,1 tỷ USD,
còn Singha được sở hữu 25% cổ phần Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần
Masan Brewery. Cuối tháng 9/2016, chỉ trong vòng 9 tháng kể từ ngày hợp đồng
với Singha được ký, Masan tung sản phẩm nước mắm với tên gọi "Chin-Su Yod
Thong" cho thị trường Thái Lan.

Sự kiện tương ớt Chin-Su chính thức có mặt và nhập khẩu vào thị trường Nhật
Bản nằm trong khuôn khổ Ngày Hội ẩm thực Việt Nam "Vietnam Food Day" tại
thành phố Osaka do Tổng lãnh sự Việt Nam tổ chức sáng ngày 3 tháng 8 năm 2019.

2
Qua quá trình kiểm tra, công ty đánh giá tương ớt Chin-Su khá đậm đà. Việc nhập
khẩu nhằm cung ứng cho cộng đồng người Việt tại Nhật cũng như để cung cấp một
loại gia vị mới cho người Nhật trong các bữa ăn và chế biến thực phẩm.

Ngoài tương ớt Chin-Su, công ty còn nhập thêm nước mắm Nam Ngư, cà phê
hòa tan Vinacafe Biên Hòa. Phó tổng giám đốc Masan Consumer - ông Phạm Hồng
Sơn nhìn nhận, Nhật Bản là thị trường tiềm năng. "Công ty đã mất một thời gian dài
để tìm hiểu và nghiên cứu sâu về ẩm thực cũng như đặc tính các món ăn, cách ăn và
khẩu vị của người Nhật. Sản phẩm lần này dành riêng cho thị trường Nhật, phù hợp
với khẩu vị và các tiêu chuẩn của Nhật Bản", ông Sơn nói. Theo mục tiêu của
Masan Consumer, đến năm 2030, tương ớt Chin-Su sẽ trở thành một trong 10
thương hiệu tương ớt mạnh nhất thế giới, góp phần đưa nông sản chế biến kỹ thuật
cao của Việt Nam ra quốc tế.

1.1.2 Thành tựu

1998: Huy Chương Vàng do Ban Tổ Chức Hội Chợ Quốc Tế Hàng Công
Nghiệp VN trao tặng cho sản phẩm Tương Ớt Rồng Việt, Sốt Cà Chua Rồng Việt.

1999: Huy Chương Vàng do Ban Tổ Chức Hội Chợ Quốc Tế Hàng Công
Nghiệp VN trao tặng cho sản phẩm Tàu Vị Yểu Rồng Việt 25 độ N.

2001: Đạt giải Vàng Chất Lượng Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm lần thứ 1 do
Cục Quản Lý Chất Lượng Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm trao tặng cho sản phẩm
Tàu Vị Yểu Rồng Việt 25 độ đạm, Tương Ớt Chua Ngọt Rồng Việt, Tương Ớt
Rồng Việt và Sốt Cà Chua Rồng Việt.

2002: Chứng Nhận là đơn vị đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng
Cao do người tiêu dùng bình chọn trên báo Sài Gòn Tiếp Thị.

2004:

 Chứng Nhận Thương Hiệu Ấn Tượng Năm 2004.

 Chứng Nhận Top 5 ngành hàng Gia Vị, được người tiêu dùng bình
chọn trên Báo SG Tiếp Thị ngành Gia Vị – Thực Phẩm Chế Biến.

3
2005:

 Chứng Nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao năm 2005 do người
tiêu dùng bình chọn trên báo Sài Gòn Tiếp Thị ngành Thực Phẩm Chế Biến –
Gia Vị.

 Chứng nhận quyền sử dụng dấu hiệu: Thực Phẩm Chất Lượng An
Toàn vì Sức Khỏe Cộng Đồng do Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm – Bộ Y
Tế cấp cho sản phẩm Nước Tương Chin-Su và Hạt Gia Vị từ Bào Ngư Chin-
su không bột ngọt.

 Cúp Vàng Thương Hiệu An Toàn vì Sức Khỏe Cộng Đồng do Cục An
Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm – Bộ Y tế trao tặng.

 Siêu cúp – Thương Hiệu Nổi Tiếng vì Sự Nghiệp Bảo Vệ Sức Khỏe
và Phát Triển Cộng Đồng do Cục VS ATTP – Bộ y Tế trao tặng.

2006:

 Thương hiệu mạnh do người tiêu dùng bình chọn cho sản phẩm nước
chấm Chin-su

 Chứng Nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao năm 2006 do người
tiêu dùng bình chọn trên báo SGTT cho ngành Nước Chấm – Gia vị, muối ăn

2007: Chứng nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng cao năm 2007 do người tiêu
dùng bình chọn qua cuộc điều tra do báo SGTT tổ chức. Ngành được bình chọn:
nước chấm, gia vị.

1.1.3 Lĩnh vực kinh doanh

Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm
thực phẩm, nước giải khát.

Các sản phẩm của công ty được xuất khẩu ra thị trường các nước: Hoa Kỳ,
Canada, Pháp, Liên Bang Nga, Ba Lan, Nhật Bản, Trung Quốc,…

4
1.1.4 Danh mục sản phẩm của các thương hiệu tại Công ty

Thực phẩm

Nước tương: Nước chấm Tam Thái Tử nhất ca, nước chấm Tam Thái Tử nhị
ca, nước tương Chinsu, nước tương Chinsu tỏi ớt.

Tương ớt: Tương ớt Rồng Việt, tương ớt Chinsu, tương cà Chinsu.

Nước mắm: Nước mắm Chinsu hương cá hồi, nước mắm Nam Ngư, nước
chấm Nam Ngư đệ nhị mới, nước chấm Nam Ngư siêu tiết kiệm, nước mắm Nam
Ngư Phú Quốc, nước mắm Nam Ngư Nhãn Vàng và Chin-su mặn mà.

Mỳ ăn liền: Omachi, Kokomi, Tiến Vua, Oh! Ngon.

Cháo: cháo Komi thịt bằm.

Hạt nêm: Hạt nêm Nam Ngư nêm ngon 3 vị.

Thức ăn nhanh: Xúc xích heo cao bồi, thịt viên heo cao bồi 3 phút

Đồ uống

Nước giải khát: Nước tăng lực Compact, nước uống Dodohaba, Hổ Vằn

Bia: Bia Sư Tử Trắng

Cà phê: Vinacafe

Bán lẻ

Thịt mát Meatdeli 

Nông nghiệp

Thức ăn chăn nuôi cao cấp Bio-zeem “Đỏ”, trung cấp Bio-zeem “Xanh”,
Anco, Vineco, Vissan.

1.2 Giới thiệu về dòng sản phẩm mì ăn liền Omachi

Omachi là thương hiệu mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam có sợi khoai tây thuộc
Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan.

5
1.2.1 Danh mục các sản phẩm của mì ăn liền Omachi trên thị trường

Mì khoai tây Omachi Tôm Chua Cay 5 Sao

Mì khoai tây Omachi Xốt Bò Hầm

Mì khoai tây Omachi Sườn Hầm Ngũ Quả

Mì khoai tây Omachi vị Tôm Càng Riêu Cua

Mì khoai tây Omachi Special Bò Hầm Xốt Vang

Mì trộn khoai tây Omachi Xốt Spaghetti

Mì trộn Omachi Xốt Tôm Phô Mai Trứng Muối

Mì Omachi Tôm Phun Núi Lửa 

Mì Omachi 102 bò nấu dưa chua

Mì nấu 4 phút Omachi vị Bò Hầm

Mì Omachi 102 Lẩu Hải Sản Cay  

Omachi không những có nhiều hương vị mì, mà còn có nhiều loại bao bì khác
nhau như gói, hộp, ly; mang lại nhiều lựa chọn cho mỗi mục đích sử dụng của
khách hàng, với những loại bao bì khác nhau thì khối lượng tịnh khác nhau, giá
thành khác nhau:

+ Đối với dạng ly của loại mì Omachi khoai tây Tôm Chua Cây 5 Sao, Bò Xốt
Vang, Sườn Hầm Ngũ Quả, Tôm Càng Riêu Cua có thêm cây thịt, tăng dinh dưỡng,
tiện lợi cho khách hàng. Ngoài ra những loại này còn có dạng hộp và gói (không có
cây thịt).

+ Mì trộn Omachi Xốt Tôm Phô Mai Trứng Muối chỉ có dạng hộp.

+ Mì trộn khoai tây Omachi Xốt Spaghetti ngoài dạng gói, còn có dạng hộp.

+ Trừ Mì trộn Omachi Xốt Tôm Phô Mai Trứng Muối ra thì tất cả các loại mì
của Omachi đều có bao bì dạng gói.

6
1.2.2 Chiến lược STP

 Phân đoạn thị trường

Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học:

Giới tính: Cả nữ và nam đều dùng, tuy nhiên Omachi sẽ được lòng nữ giới
nhiều hơn khi định vị mì ăn liền “không sợ nóng”.

Độ tuổi: là những đối tượng còn trẻ hoặc khá trẻ.

Nghề nghiệp: những người có công việc bận rộn, không có nhiều thời gian,
một số những ngành nghề như nhân viên văn phòng, kinh doanh, công nhân...; hay
những người có xu hướng lười biếng như học sinh, sinh viên.

Thu nhập: vì đây là sản phẩm thuộc tầm trung – cao, nên sẽ hướng đến những
người có thu nhập trung bình trở lên.

Phân đoạn thị trường theo tâm lý học:

Lối sống: Biết lo lắng cho sức khỏe nhưng lại khá bận rộn, không có nhiều
thời gian để chăm sóc bản thân hoặc có thể là những người không biết, không muốn
nấu ăn.

Tính cách: thích sự tiện dùng, nhanh chóng hoặc lười biếng.

Tầng lớp xã hội: Mọi tầng lớp đều có thể dùng.

Niềm tin: Có niềm tin rằng việc ăn những sợi mì khoai tây ít nhất sẽ không
nóng như những sợi mì thông thường.

Phân đoạn thị trường theo hành vi sử dụng: Khách hàng mua mì ăn liền
Omachi để phục vụ nhu cầu ăn uống thiết yếu của bản thân, tuy nhiên với định vị
“không sợ nóng” sẽ mang lại cảm giác an tâm, mạnh dạn hơn khi dùng mì, đặc biệt
là đối với nữ giới, nhưng người rất quan tâm đến sức khỏe và nhan sắc của mình.

Phân đoạn thị trường theo địa lý: Với tầm giá khá cao thì ở thị trường thành
thị Omachi sẽ phù hợp hơn, nhưng hiện nay ở nhiều khu vực nông thôn mức sống

7
ngày càng tăng lên nên con người có xu hướng lựa chọn những sản phẩm tốt cho
sức khỏe nhiều hơn, Omachi chú trọng vào những đối tượng khách hàng này.

 Thị trường mục tiêu

Dựa vào phân đoạn thị trường ở trên cùng những đặc tính của sản phẩm, có
thể thấy được chân dung khách hàng mục tiêu của mì ăn liền Omachi:

+ Là những thanh thiếu niên, dao động tầm 18 tuổi – 35 tuổi.

+ Khu vực địa lý: Cả nông thôn và thành thị, nhưng sẽ chiếm ưu thế hơn ở
thành thị hơn vì đa số những sản phẩm của Omachi có giá thành khá cao nên sẽ phù
hợp mới mức sống cao ở thành thị hơn.

+ Lối sống: Họ là những người có cuộc sống bận rộn, ít thời gian dành cho
việc nấu nướng; còn có một bộ phận sẽ có lối sống hơi lười biếng; ngoài ra mì ăn
liền còn đặc biệt được ưa chuộng bởi những người sống một mình, có xu hướng ăn
uống tối giản.

+ Nghề nghiệp: Thường phù hợp với học sinh, sinh viên bận rộn học tập,làm
thêm, không có thời gian để nấu nướng; Ngoài ra còn phù hợp với những người bận
rộn như Nhân viên ngân hàng, văn phòng,…

Tiềm năng của thương hiệu trong thị trường mục tiêu:

Cuộc sống của con người ngày nay ngày càng bận rộn để giải quyết vấn đề về
tài chính, dẫn đến quỹ thời gian bị hạn hẹp lại, họ không thể chuẩn bị cho mình
những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất, do đó bắt buộc họ phải tìm đến những sản phẩm
để giải quyết vấn đề của mình, và mì ăn liền chính là một trong những sản phẩm
đảm bảo yếu tố nhanh, ngon. Đây là tiền đề để tăng doanh số của Omachi.

Sự phát triển của kinh tế kèm theo đó là mức sống của người dân Việt Nam
tăng lên rất nhiều nên việc lựa chọn những sản phẩm chất lượng, tốt cho sức khỏe
đang là vấn đề nhiều người quan tâm, điều này vô tình lại tạo ra cho Omachi một lợi
thế vô cùng lớn trong đoạn thị trường so với đối thủ cạnh tranh.

8
Về đối thủ cạnh tranh của Omachi, sau khi chạy theo con đường mà Omachi
đã tiên phong thì vẫn có những cái tên nổi tiếng, nhưng nhìn chung ở phân đoạn cao
cấp thì Omachi vẫn chiếm ưu thế vượt trội, năm 2020 vừa qua tăng trưởng 25%.
Ngoài ra, hiện nay, sự xuất hiện của những mì ăn liền ngoại nhập cao cấp sẽ là mối
lo trong tương lai gần của Omachi.

=> Thị trường mục tiêu mà Omachi chọn lựa trong tương lai có tiềm lực phát
triển rất lớn, bên cạnh đó thương hiệu còn có hẫu thuẫn tốt từ phía công ty bằng
việc cho ra những dòng sản phẩm mới đầy tiềm năng luôn bám sát định vị của
thương hiệu, đầu tư mạnh tay Marketing,... Đây chính là điều kiện rất tốt để Omachi
phát triển hơn nữa trong tương lai.

 Định vị thương hiệu

Định vị theo lợi ích mà sản phẩm mang lại:

Dòng sản phẩm Omachi với thông điệp rõ ràng: “Sợi mì làm từ khoai tây giúp
người tiêu dùng không sợ nóng”, đây chính là điểm khác biệt của thương hiệu. Mì
ăn liền là mặt hàng quen thuộc đối với hầu hết người dân Việt Nam, sở dĩ nó phổ
biến đến vậy là do sự tiện lợi mà nó mang lại kèm đó là hương vị thơm, ngon, dễ
ăn. Tuy nhiên bên cạnh đó, phần lớn người tiêu dùng vẫn rất lo lắng, e ngại về vấn
đề mì ăn liền có thể gây nóng trong cơ thể, và đây là mấu chốt đối với phân đoạn
trung cao mà Omachi lựa chọn, ở phân đoạn này sự quan tâm sức khỏe và rào cản
của đặc tính sản phẩm là thách thức lớn nhất cho các thương hiệu. Thấu hiểu khách
hàng và tìm giải pháp cho chính mình, Omachi đã quyết định làm sợi mì thuần từ
khoai tây để xóa bỏ đi nỗi lo ngại sợ nóng của người tiêu dùng, một sự khác biệt mà
chưa có một thương hiệu nào trên thị trường lúc bấy giờ làm được. Mặc dù để làm
ra sợi mì thuần từ khoai tây sẽ là thách thức cho nhà sản xuất về vấn đề chi phí sản
xuất, dẫn đến giá thành cao, nhưng sự thành công đáng ngạc nhiên của Omachi sau
khi ra mắt trong vòng hơn 6 tháng kể từ ngày ra mắt với khoảng 2% thị phần cho
toàn thị trường mì ăn liền ở thời điểm đó. Trong mắt người tiêu dùng hiện nay, khi
nhắc tới mì khoai tây chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Omachi.

Định vị theo chất lượng sản phẩm:

9
Thương hiệu Omachi với giá thành cao hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh,
trong nhiều năm liên tiếp đạt thị phần cao nhất ở phân khúc cao cấp. Đối với những
sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp thường người tiêu dùng sẽ chủ trọng nhất là chất
lượng, Omachi đã làm rất tốt công việc của mình khi mà đầu tư hệ thống máy móc
hiện đại, nguyên vật liệu có xuất xứ rõ ràng, chất lượng, tinh bột khoai tây trong mì
cũng được bộ an toàn thực phẩm công nhận là đạt chuẩn; đồng thời Omachi cũng
đầu tư cho thiết kế bao bì của mình không chỉ đẹp, sang trọng về hình thức mà còn
đảm bảo an toàn vệ sinh cho khách hàng.

Thương hiệu Omachi thuộc tập đoàn Masan Consumer, một trong những Công
ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam. Theo Bảng xếp hạng Brand Footprint của Kantar
năm 2019, ở hạng mục chủ sở hữu thương hiệu được chọn mua nhiều nhất: ở thành
thị Masan Consumer đứng thứ 3, ở nông thôn đứng thứ 2; qua đây có thể thấy được
sự tin tưởng về chất lượng của người dùng dành cho Công ty nhiều như thế nào.

=> Với định vị xuất sắc, cùng với điểm khác biết nổi bật giúp Omachi tạo ra vị
trí cạnh tranh hàng đầu khi mà trong nhiều năm vẫn dẫn đầu phân khúc cao cấp,
năm 2020 vừa qua tăng trưởng 25% nhờ vào việc liên tục giới thiệu các trải nghiệm
độc đáo của sản phẩm mì hộp, mì trộn.

10
CHƯƠNG II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH GIÁ
2.1 Các yếu tố bên ngoài

 Loại thị trường:

Mì ăn liền Omachi đang nằm ở thị thị trường cạnh tranh độc quyền vì:

Hiện nay, vì sự phổ biến của mì ăn liền mà có rất nhiều những thương hiệu mì
khác nhau cùng xâu xé nhiều phân đoạn thị trường, có thể sẽ làm bạn hoa mắt mỗi
khi đi siêu thị. Đối với phân khúc cao cấp như Omachi, có khá nhiều đối thủ cạnh
tranh, điển hình như sức ép từ những thương hiệu trong nước đến từ các ông lớn
như: Acecook, Micoem… và cả những đe dọa đến từ mì ăn liền ngoại nhập cao cấp,
dự tính trong tương lai vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến thị phần của những thương
hiệu trong nước rất nhiều, vì người dân Việt Nam thường có xu hướng yêu thích, tin
tưởng hàng của nước ngoài. Trong tương lai, để tiếp tục duy trì, phát triển, Omachi
sẽ phải cố gắng nhiều hơn nữa, có thể là ra mắt nhiều dòng sản phẩm mới thành
công, thực hiện nhiều hoạt động truyền thông hiệu quả để tăng giá trị thương hiệu
của mình.

Khác biệt hóa trong sản phẩm mì ăn liền của Omachi:

Ra đời năm 2007, lúc ấy thị trường mì ăn liền còn chưa đa dạng, sự ra đời của
Omachi như thổi một làn gió mới vào thị trường lúc bấy giờ, tiên phong cho phân
khúc cao cấp, với định vị đầy ấn tượng, mới lạ : “Sợi mì làm từ khoai tây giúp
người tiêu dùng không sợ nóng”, Omachi đã thấu hiểu và đánh trúng tâm lý của
khách hàng về vấn đề sức khỏe, đây chính là một trong những lý do mặc dù định giá
cao nhưng Omachi vẫn đạt thành công đáng ngưỡng mộ khi mà trong vòng hơn 6
tháng kể từ ngày ra mắt đạt được khoảng 2% thị phần cho toàn thị trường mì ăn liền
ở thời điểm đó. Đến nay, đã 14 năm, sự nổi tiếng và thị phần của Omachi vẫn luôn
là điều mà nhiều công ty khác mơ ước. Với định vị khác biệt, đột phá “không sợ
nóng” kèm theo là chất lượng thuyết phục của sản phẩm mì khoai tây mà giờ đây ở
phân khúc cao cấp, vẫn chưa có thương hiệu nào vượt qua được Omachi.

11
=> Mặc dù ở trong thị trường cạnh tranh độc quyền, nhưng với sự khác biệt
của mình, Omachi đã định giá thành công và lấy được sự trung thành của một nhóm
khách hàng. Tạo nên được lợi thế cạnh tranh lâu dài cho thương hiệu.

 Mối liên hệ giữa giá cả và lượng cầu:

Nhu cầu sử dụng mì ăn liền ngày càng tăng cao:

Do sức ép về thời gian và công việc trong xã hội này ngày càng lớn nên người
tiêu dùng rất ưa chuộng sử dụng những loại mì ăn liền để tối giản thời gian cho việc
ăn uống, vừa ngon lại vừa rẻ, dù có là loại mì ăn liền cao cấp thì so với một bữa ăn
mua bên ngoài vẫn rẻ hơn.

Đối với một số lượng lớn người sử dụng mì, họ vẫn lo lắng, quan tâm đến sức
khỏe của mình, bởi vì họ luôn lo sợ dùng mì ăn liền sẽ gây nóng trong người, dùng
nhiều sẽ hại cho sức khỏe. Thấy được vấn đề này, Masan Group đã cho ra mắt mì
khoai tây Omachi “không sợ nóng” như là giải pháp cho nhóm khách hàng mục tiêu
này, ăn mì nhưng không lo bị nóng, lại đảm bảo yếu tố ngon, chất lượng.

Độ co giãn của cầu theo giá:

Với mong muốn dùng mì ăn liền mà không bị nóng trong người, vẫn bảo đảm
được sức khỏe nên một bộ phận lớn người dùng rất sẵn sàng chi trả mức giá cao
hơn để đạt được mong muốn này. Điển hình đó là sự thành công của Omachi trong
phân khúc cao cấp, định giá cao hơn đối thủ nhiều ở thời điểm mới ra mắt nhưng
doanh số vẫn cao.

 Các yếu tố tâm lý của khách hàng:

Sự nổi tiếng, uy tín của Masan Group đã hỗ trợ cho sự thành công của Omachi
rất nhiều khi đa số tâm lý chung của khách hàng sẽ dễ chấp nhận và tin tưởng
những sản phẩm của công ty quen thuộc hơn. Tin tưởng vào chất lượng sản phẩm
và những hứa hẹn của thương hiệu, thế nên khi Omachi định vị mới lạ “không sợ
nóng”, ngay thời điểm ra mắt đã rất được đón nhận mặc dù mức giá thành cao và
thậm chí là khách hàng cũng không biết giá trị thật sự có được như hứa hẹn hay
không.

12
Người tiêu dùng thường có tâm lý chung “tiền nào của nấy”, cảm nhận sản
phẩm giá cao hơn thì chất lượng sẽ tốt hơn. Đặc biệt đối với Omachi, hãng đã hứa
hẹn nhiều về chất lượng: không gây nóng trong người, sợi mì từ khoai tây; nếu vậy
định giá thấp chắc chắn sẽ không phù hợp, sẽ gây cho người tiêu dùng sự nghi hoặc.
Vì vậy chiến lược định giá cao của Omachi là hoàn toàn hợp lý.

 Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, ở Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền, sản lượng
đạt khoảng 5 tỷ gói/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 15-20%. Trong con
mắt các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn và tiềm
năng. Vì thế đã và đang diễn ra một “cuộc chiến” khốc liệt quanh mì gói để dành thị
phần. Chính vì vậy, Omachi đang phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ để dành thị
phần trên thị trường

Điểm khác biệt của Omachi nổi bật và thành công so với các đối thủ chính là
khẳng định mì Omachi là 100% khoai tây nguyên chất, điều này vô cùng khác với
các loại mì gọi thông thường. Khi Masan tung ra dòng sản phẩm mì Omachi quả là
một bước đột phá trong công nghệ “lăng xê” mì gói. Việc lựa chọn phân khúc giá
cao với chuyển tải thông điệp một cách thiết thực “không sợ nóng” là một chiến
lược xuất sắc của Masan. Thông điệp của Omachi đánh trúng mục tiêu mong đợi
của người tiêu dùng và thể hiện bằng một ngôn ngữ rõ ràng, đơn giản, dễ đón nhận
“không sợ nóng”. Chính vì sự khác biệt này so với đối thủ, Masan đã sử dụng chiến
lược định giá cao cho Omachi ngay từ khi mới ra thị trường.

Đối thủ cạnh tranh của mì Omachi là các dòng sản phẩm cùng phân khúc giá cao
như: mì Lẩu Thái, mì Aone, mì Đệ Nhất, miến Phú Hưng… của vina Acecook và một số
thương hiệu nước ngoài khác nhưng không đáng kể.

Mì Lẩu Thái Mì Đệ Nhất Mì Aone Miến Phú Hưng

5,200đ 5,500đ 5,400đ 8,200đ

 Chu kì sống của sản phẩm:

13
Chủng loại sản phẩm mì ăn liền đang nằm ở giai đoạn “trưởng thành”. Hiện
nay, tại Việt Nam, số người biết tới mì ăn liền có thể nói gần 100%, doanh số của
sản phẩm này rất lớn, tuy không tăng trưởng quá nhiều, nhưng rất ổn định qua các
năm, giữ một vị trí vững chắc trong suy nghĩ của khách hàng. Theo một khảo sát,
mỗi khi con người muốn tối giản bữa ăn của mình, món ăn họ nghĩ tới đầu tiên
chiếm phần trăm cao nhất là mì ăn liền.

Trên thị trường hiện nay, thương hiệu Mì Omachi chiếm được vị thế vững
chắc trong lòng khách hàng, cực kì thành công, nổi tiếng tại phân khúc cao cấp,
những sản phẩm đã ở giai đoạn “Trưởng Thành” như Mì khoai tây Omachi Sườn
Hầm Ngũ Quả, Xốt Bò Hầm... Một số sản phẩm đó đã trải qua giai đoạn phát triển
nóng nhất. Giờ nó đã tạo dựng chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng, doanh
số ổn định, tăng vừa phải qua các năm.

+ Chi phí đầu tư: Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong giai đoạn này là thấp
nhất.

+ Doanh thu: Trong giai đoạn này, doanh thu của sản phẩm đạt ở mức đỉnh
điểm. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng doanh thu lại không tăng nhiều như giai đoạn
trước.

+ Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của sản phẩm bắt rất nhiều. Doanh
nghiệp đã nghĩ đến phương án khác biệt hóa thương hiệu, đa dạng hóa tính năng để
giữ vững vị thế cạnh tranh.

+ Giá thành sản phẩm: Sản phẩm có giá thành tương đối ổn định, ở mức tương
đương với giai đoạn trước.

=> Đây là giai đoạn ổn định nhất của sản phẩm. Tăng trưởng dù không quá
nóng, nhưng vẫn đem lại cho doanh nghiệp khoản doanh thu lớn từ sản phẩm.
Nhưng sự cạnh tranh ngày một gay gắt, doanh nghiệp cần có phương án phòng thủ
nhất định.

Bên cạnh đó những sản phẩm mới ra mắt của Omachi, đang ở trong giai đoạn
“phát triển”, cố gắng vươn lên thông qua các kế hoạch truyền thông nhằm đến gần
với khách hàng, tạo một ví thế vững chắc hơn trong tương lai ví dụ như: Omachi
14
Tôm Phun Lửa, Mì bò nấu dưa chua Omachi, Mì nấu 4 phút Omachi vị Bò Hầm…
Ở giai đoạn này, các sản phẩm được Omachi đầu tư chiến lược Marketing nhiều,
thường xuyên cải tiến sản phẩm, hệ thống phân phối đang được mở rộng.

 Luật pháp

Công ty Masan Food với chỉ tiêu “vì lợi ích và sức khỏe người tiêu dùng” đã
áp dụng các phương pháp sản xuất, chế biến theo các điều luật có ở

Luật vệ sinh và an toàn thực phẩm ATVSTP


Luật doanh nghiệp: Hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000

Nhà nước có vai trò điều tiết, quản lý giá. Một mặt, Nhà nước muốn bảo vệ
cho các doanh nghiệp Masan, mặt khác Nhà nước cũng muốn bảo vệ cho người tiêu
dùng. Tuỳ từng điều kiện mà Nhà nước can thiệp trực tiếp hoặc can thiệp gián tiếp
để điều tiết giá của sản phẩm. Khi can thiệp trực tiếp, Nhà nước đặt ra mức giá trần
(là mức giá cao nhất mà doanh nghiệp được bán) nhằm bảo vệ cho người mua; và
giá sàn (là mức giá thấp nhất doanh nghiệp được mua) nhằm bảo vệ cho người bán.
Khi can thiệp gián tiếp, Nhà nước thường tác động đến cung cầu của hàng hoá, qua
đó sẽ tác động đến giá. Ví dụ, Nhà nước điều chỉnh mức thuế của các mặt hàng xuất
nhập khẩu, và như vậy ảnh hưởng gián tiếp đến giá cả hàng hoá xuất nhập
khẩu. Đối với sản phẩm mì Omachi của Masan, công ty cũng phải chấp hành đúng
theo chính sách về mức giá trần và giá sàn mà Nhà nước quy định.

2.2 Các yếu tố bên trong 

 Mục tiêu Marketing

Omachi đã đặt mục tiêu dẫn đầu về chất lượng làm mục tiêu Marketing cho
doanh nghiệp. Omachi chủ yếu tập trung vào sức khỏe người tiêu dùng với “Sợi mì
làm từ khoai tây” hướng vào chất lượng sản phẩm. Điều này tạo ra sự khác biệt đối
với các thương hiệu khác và đem đến lòng tin của người tiêu dùng. Do đó, Omachi
luôn định giá các sản phẩm của mình cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Trong tương lai, Omachi mong muốn thương hiệu sẽ ngày càng mạnh hơn
nữa, những sản phẩm mới được người tiêu dùng yêu thích, những sản phẩm cũ đã

15
có tên tuổi vẫn sẽ giữ vững phong độ, độ bao phủ thị trường của Omachi sẽ rộng
hơn nữa, thị phần của thương hiệu sẽ tăng đều qua các năm.

 Các biến số Marketing Mix


Sản phẩm

Omachi đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị giúp khách hàng có nhiều
sự lựa chọn phù hợp với những khẩu vị khác nhau tạo nên lợi thế cạnh tranh cho
Omachi.

Omachi cũng khẳng định sản phẩm của mình là “Sợi mì làm từ khoai tây giúp
người tiêu dùng không sợ nóng”, hãng muốn lan tỏa thông điệp của hãng đến khách
hàng nhằm khẳng định sản phẩm của mình chất lượng, đảm bảo sức khỏe người tiêu
dùng. Thông thường, người tiêu dùng họ luôn quan niệm “tiền nào của đó”, vì vậy,
để khẳng định giá trị của mình, Omachi đưa ra mức giá cao là rất phù hợp.

Tuy chưa có những bước đi mạnh mẽ ở phân khúc tầm trung nhưng Omachi
cũng đã thử một vài lần, mới nhất là sản phẩm mì Tôm Phun Lửa có mức giá khá
mềm khoảng 4.300 đồng (mua tại Bách Hóa Xanh); nếu so với những sản phẩm
trước của Omachi thì sản phẩm này có giá rất rẻ, tuy nhiên nếu so với những sản
phẩm cũng thuộc phân khúc tầm trung khác như Hảo Hảo, Gấu Đỏ… thì giá của mì
Tôm Phun Lửa đắt hơn. Có thể đây là dụng ý của hãng, sản phẩm theo phân khúc
bình dân nhưng vẫn có giá cao hơn đối thủ nhằm khẳng định lại định vị cao cấp của
hãng.

=> Là một thương hiệu định giá cao cho sản phẩm của mình và được người
tiêu dùng rất yêu thích nên chất lượng của sản phẩm là yếu tố mà thương hiệu đặt
lên hàng đầu, để chứng minh cho người tiêu dùng thấy sự lựa chọn của họ dành cho
Omachi là không sai lầm.

16
Phân phối

Omachi hiện có một hệ thống kênh phân phối rộng khắp toàn quốc, hãng đã sử
dụng kênh phân phối nhiều cấp để đưa sản phẩm tới nhiều thị trường khác nhau trên
toàn quốc, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Hiện tại, Omachi đang được phân
phối trực tiếp đến hơn 58.000 cửa hàng, siêu thị, tiệm tạp hóa và hàng trăm mối bán
buôn trên toàn quốc.

Mì Omachi phải qua nhiều trung gian phân phối mới tới tay khách hàng, do đó
giá mà khách hàng phải bỏ ra để có sản phẩm sẽ được nâng lên vì họ phải gánh phí
chiết khấu từ nhà sản xuất cho các trung gian. Bên cạnh đó, sự khác biệt về giá ở
từng điểm bán lẻ là vấn đề gây ra mâu thuẫn cho nội bộ kênh, khiến khách hàng khó
chịu khi mua phải nơi có giá đắt hơn; vấn đề này hãng vẫn chưa giải quyết được.

Chiêu thị

Omachi liên tiếp tung ra hàng loạt các TVC quảng cáo cho các dòng sản phẩm
mì ăn liền với slogan “Sức hấp dẫn không thể chối từ”. Thời gian được ấn định vào
các “khung giờ vàng” trên các kênh nổi tiếng như VTV, HTV.

Tại các chuỗi siêu thị và hệ thống bán lẻ, Omachi liên tục tung ra các chương
trình khuyến mãi như: Mua 2 tặng 1, giảm giá trực tiếp 10% cho các sản phẩm mới,

Omachi còn tung ra các chương trình như bốc thăm trúng thưởng trực tiếp tại
website, tham gia trả lời câu hỏi được phần quà là mì ăn liền Omachi,...

Bên cạnh đó, Masan Consumer là Công ty của Omachi còn thường xuyên
đóng góp, hỗ trợ cho các chương trình thiện nguyện, quyên góp cho bão lũ… giúp
cho hình ảnh của thương hiệu gia tăng, còn thể hiện được trách nghiệm của hãng
với xã hội.

 Chi phí sản xuất

Chi phí nguyên vật liệu

Khác với những loại mì ăn liền khác, Omachi là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên
tại Việt Nam được làm từ sợi khoai tây, vì thế chí phi phí cho nguyên vật liệu sẽ khá
17
cao. Kết hợp với đó là bộ gia vị hoàn toàn chiết xuất từ nguyên liệu rau, củ, quả tự
nhiên. Theo đó, các nguyên liệu được lựa chọn kĩ càng, có nguồn gốc rõ ràng từ các
nhà cung cấp có uy tín và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu vệ sinh thực phẩm theo quy
định.

Ngoài ra, bao bì đóng gói sản phẩm cũng được chọn lựa kĩ càng và đảm bảo
an toàn đối với cả người sử dụng và môi trường.

Chi phí công nghệ - máy móc

Để đảm bảo nguyên liệu và thành phẩm làm ra được đảm bảo nhất, Omachi
đầu tư nhập khẩu một số máy móc công nghệ cao để kiểm tra, kiểm soát chất lượng
căn cứ theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt.

Ngoài ra, Omachi còn sở hữu trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm MRD
(Masan Research & Development Center) hiện đại bậc nhất Việt Nam để nghiên
cứu và phát triển những công nghệ cũng như sản phẩm mì ăn liền mới.

Chi phí thuê nhân công

Để sản xuất ra một sản phẩm mì ăn liền thì ngoài công nghệ máy móc được
vận hành tự động, Omachi cũng tốn chi phí thuê và đào tạo nhân công để đảm bảo
khả năng vận hành tự động hóa. Ngoài ra còn có các vị trí khác như đóng gói sản
phẩm, quản lý kho bãi,...

=> Nhìn chung, giá cả của Omachi được định giá cao vì chi phí sản xuất ra
một sản phẩm khá cao.

18
CHƯƠNG III. CHIẾN LƯỢC - CHIẾN THUẬT GIÁ
3.1 Bảng giá các sản phẩm mì ăn liền Omachi

19
Loại mì Omachi Cơ Giá mì gói Giá mì ly Giá mì Giá lốc Giá thùng

bản hộp dạng gói dạng gói


(VNĐ) (VNĐ)
(VNĐ) (VNĐ) (VNĐ)

Mì Khoai Tây Omachi 7.500 17.600 11.900 37.000 205.000


Xốt Bò Hầm (80g) (113g) (93g)

Mì Khoai Tây Omachi 7.500 17.600 11.900 37.000 205.000


Tôm Chua Cay 5 Sao (78g) (112g) (90g)

Mì Khoai Tây Omachi 7500 17.600 11.900 37.000 205.000


Sườn Hầm Ngũ Quả (80g) (113g) (92g)

Mì Khoai Tây Omachi 8.000 17.600 11.900 37.500 205.000


Vị Tôm Càng Riêu (85g) (117g) (98g)
Cua

Mì trộn Omachi Xốt 8.000 14.600 40.000 227.000


Spaghetti (91g) (105g)

Mì Khoai Tây Omachi 8.000 227.000


Special Bò Hầm Xốt (92g)
Vang

Mì trộn Omachi Xốt 13.800 157.000


Tôm Phô Mai Trứng (105g)
Muối

Mì Omachi Tôm Phun 4.100 115.000


Núi Lửa (77g)

Mì Omachi 102 bò nấu 12.300 340.000


dưa chua
(120g)

Mì Nấu 4 phút Omachi 12.300 20 78.500 283.000


vị Bò Hầm
(100g)
3.2 Chiến lược giá

Chiến lược giá khi mới ra mắt

MaSan khi tung ra sản phẩm mì Omachi - một sản phẩm hoàn toàn mới trên
thị trường có nhiều lợi ích bổ sung - nhưng nhà sản xuất vẫn dùng chiến lược định
giá thâm nhập để cho ra một cái giá thật cạnh tranh để giành khách hàng và chiếm
lĩnh thị trường, tăng độ nhận biết với thương hiệu. Tất cả các hương vị của mì
Omachi đều có giá 3000 VND/ gói gồm (năm 2007):

+ Mì Sườn Hầm Ngũ Quả/ Giá: 3.000 VND

+ Mì Nghêu hấp thái/ Giá: 3.000 VND

+ Mì Lẩu Hàn Quốc /Giá: 3.000 VND

+ Mì Cá Hồi Nấu Măng /Giá: 3.000 VND

Các phương pháp định giá: mì Omachi được định giá bằng cách cộng thêm
vào chi phí vì đây là cách định giá đơn giản nhất thường áp dụng cho các sản phẩm
mới là hàng thông dụng.

Chiến lược định giá cho sản phẩm mới nhất

Masan cũng đã tung ra các sản phẩm mới và vẫn áp dụng chiến lược định giá
thâm nhập cho các sản phẩm mới này cụ thể như sau:

+ Mì Omachi Nutrition Thần Đồng - Tôm xốt phô mai/ Giá: 5.000 VND

+ Mì Omachi Nutrition Thần Đồng - Heo hầm rau củ/ Giá: 5.000 VND

+ Mì Omachi Nutrition Thần Đồng - Gà Hầm Sữa/ Giá: 5.000 VND

Mặc dù sản phẩm mì Omachi Nutrition Thần Đồng là sản phẩm hoàn toàn mới
với nhiều lợi ích bổ sung cho trẻ em nhờ có chứa DHA trong sợi mì nhưng giá của
nó 5000 VND/ gói cao hơn nhiều so với loại mì hiện đang có mặt trên thị trường
hiện lúc đó như là Hảo Hảo có giá 3500 VND/ gói, Hello có giá 3500 VND/ gói, mì
A-One có giá 5400 VND/ gói và Mì Đệ nhất Mì Gia 5500 VND, Cốc ngon mì ca ri
gà 60g 6000 VND. Nhưng chiến lược định giá này vẫn là định giá thâm nhập thị

21
trường không phải chiến lược định giá hớt váng vì mì gói là sản phẩm thông dụng,
không phải là hàng cao cấp hay quý hiếm.

Chiến lược giá hiện tại

Sau khi thành công thâm nhập thị trường, Omachi đã áp dụng chiến lược định
giá cao cấp để nâng cao giá trị sản phẩm của mình và muốn khách hàng nhớ đến họ
như một thương hiệu có sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo an toàn.

Để khách hàng cảm thấy số tiền bỏ ra tương xứng với giá trị nhận được,
Omachi đã nâng cao chất lượng hình ảnh thương hiệu lẫn chất lượng sản phẩm. Về
chất lượng hình ảnh thương hiệu, Omachi đã thay đổi thiết kế bao bì để sản phẩm
trở nên bắt mắt, thu hút khách hàng hơn. Về chất lượng sản phẩm, Omachi liên tục
thay đổi công nghệ sản xuất cũng như áp dụng công nghệ làm sợi mì từ khoai tây để
mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng hơn cho khách hàng.

Ví dụ: Hình ảnh bao bì của mì Omachi khi mới ra mắt và hiện tại.

=> Hiện tại, Omachi vẫn đang áp dụng chiến lược định giá cao cho sản phẩm của
mình cho tương lai lâu dài, ngoài ra hãng sẽ tiếp tục cho ra mắt những sản phẩm
mới giá cao.

3.3 Chiến thuật giá mà công ty đang áp dụng

 Chiến thuật định giá trọn gói:

22
Omachi hiện nay đang bày bán rất nhiều những chủng loại sản phẩm khác
nhau, nhiều loại hương vị khác nhau cho khách hàng cho thể lựa chọn. Không chỉ
bày bán lẻ từng gói ở các đại lý mà Omachi còn bán sỉ theo thùng mỗi thùng có 30
gói, ngoài ra còn có dạng combo 5 gói cho một bịch lớn. Khi mua như vậy khách
hàng sẽ nhận được giá trên từng sản phẩm rẻ hơn, tiết kiệm hơn, đồng thời còn tiện
lợi cho khách hàng không cần phải đi mua nhiều lần, khi có nhu cầu thì vẫn có đồ
để sẵn dùng.

Ví dụ: Nếu mua lẻ một gói mì khoai tây


Omachi vị Tôm Chua Cay 5 Sao tại
Bách Hóa Xanh sẽ có giá là 7.500 đồng.
Nếu mua theo một lốc 5 gói thì sẽ có giá
37.000 đồng, thì một gói chỉ còn 7.400
đồng, ta lợi được mỗi gói 100 đồng,
không quá nhiều. Còn nếu mua luôn một
thùng 30 gói sẽ có giá 205.000 đồng,
chia ra thì một gói sẽ có giá khoảng
6.833 đồng, tính ra ta lợi được mỗi gói
gần 700 đồng. Qua đây ta thấy được
rằng khi mua số lượng càng nhiều thì sẽ
được giá tốt hơn, chiến thuật này đánh
vào những người thường xuyên dùng mì gói, gia đình đông người và đặc biệt người
là nhạy cảm về giá; họ mua với sô lượng lớn để được giá tốt, tiết kiệm

=> Chiến thuật này rất hợp lí khi mà vừa thuận tiện cho khách hàng còn vừa giúp
công ty bán được nhiều sản phẩm hơn, hiện nay hầu hết các công ty mì ăn đều áp
dụng theo chiến thuật này, tuy nhiên Omachi còn bịch 5 gói.

 Chiến thuật định giá khuyến mãi:

Hiện nay, trên thị trường số lượng khách hàng nhạy cảm về giá phải nói là
chiếm đa số, họ luôn thích được mua hàng với giá rẻ hơn bình thường, hiểu được
tâm lý khách hàng nên các công ty đã thực hiện những chương trình khuyến mãi

23
như một phương thức để làm thỏa mãn sở thích của khách hàng, làm cho họ cảm
thấy mình được “lời”. Có nhiều những cách thức khuyến mãi khác nhau, tuy nhiên
thường khách hàng sẽ thích hình thức giảm giá trực tiếp trên sản phẩm nhất.

Omachi cũng là một thương hiệu thường xuyên áp dụng các chương trình
khuyến mãi tại các điểm bán lẻ, đại lý phân phối của mình; chương trình khuyến
mãi có thể là tặng quà, mua với một số lượng nhất định sẽ được tặng thêm mì, hoặc
giảm giá trên mỗi gói mì…

Ví dụ: Gần đây, tại đại lý lẻ của Omachi là VinMart có áp dụng chương trình
khuyến mãi các loại mì Omachi như: Mì Omachi Special Bò Hầm Xốt Vang, mì
trộn Omachi Xốt Spaghetti…

=> Việc áp dụng những chương trình khuyến mãi giúp thỏa mãn mong muốn của
khách hàng, còn tăng khả năng tiếp cận với khách hàng mới, ngoài ra có thể làm
tăng doanh số đáng kể cho thương hiệu.

 Chiến thuật định giá phân biệt:

Thương hiệu mì Omachi cực kì nổi


tiếng ở thị trường mì ăn liền Việt Nam, là
thương hiệu hiện nay đang dẫn đầu tại phân
khúc cao cấp trong nhiều năm qua, có lẽ vì
thế mà mọi người đa số đều không nhớ đến
những sản phẩm có mức giá tầm trung kém

24
nổi bật của hãng. Thực ra, Omachi có nhiều chủng loại mì khác nhau, hầu hết ở
phân khúc cao cấp, nhưng vẫn có một vài sản phẩm đến từ phân khúc tầm trung, ví
dụ như: Mì Omachi Tôm Phun Lửa mới đây, và Mì Omachi Lovemi trong quá khứ.

+ Mì Omachi Tôm Phun Lửa là một sản phẩm mới ra mắt cách đây không lâu
của Omachi, được bày bán khá rộng rãi tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tạp hóa…
có mức giá bình dân tầm trên dưới 4.000 đồng tùy vào mỗi điểm bán lẻ khác nhau.

+ Đối với mì Omachi Lovemi là một sản phẩm đã ra mắt khá lâu của Omachi,
thời điểm đó được quảng cáo khá nhiều trên các phương tiện truyền thông tuy nhiên
lại không nhận được nhiều sự yêu thích như là các sản phẩm đi trước, có mức giá
dao động khoảng 3.000 đồng – 4.000 đồng, hiện nay thì hầu như không còn thấy sự
xuất hiện của sản phẩm này trên thị trường.

Bên cạnh đó ở
những dòng sản
phẩm ở phân khúc
cao cấp của Omachi
vẫn có sự khác biệt
về giá. Ví dụ như Mì
Omachi Special Bò
Hầm xốt Vang có
mức giá cao hơn Mì
Omachi Xốt Bò Hầm, mức giá lần lượt là 8.000 đồng và 7.500 đồng; tùy khác biệt
không nhiều nhưng cũng cho khách hàng có cái nhìn chung, sự so sánh về yếu tố
bên trong của sản phẩm. Hai sản phẩm này được đánh giá là khá giống nhau, tuy
nhiên ở Mì Omachi Special Bò Hầm xốt Vang có miếng thịt bò, đậm vi bò hơn, tạo
cảm giác khi ăn ngon miệng hơn.

=> Thương hiệu Omachi sử dụng chiến thuật giá phân biệt cho các sản phẩm của
mình, mục đích là giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan về giá trị từng sản phẩm,
ngoài ra còn đa dạng hóa phân khúc thị trường của mình.

 Chiến thuật định giá đồng giá:

25
Mì Omachi có rất nhiều chủng
loại sản phẩm khác nhau, trong số đó
được người tiêu dùng xem như là
dòng nguyên bản của Omachi bao
gồm: Mì khoai tây Omachi vị Xốt Bò
Hầm, mì khoai tây Omachi vị Tôm
Chua Cay 5 Sao, mì khoai tây
Omachi vị Sườn Hầm Ngũ Quả, mì
khoai tây Omachi vị Tôm Càng Riêu
Cua; những loại mì này có mức giá
bán ra bằng nhau ở tất cả các dạng
gói, ly, hộp:

Dạng gói 7.500 đồng

Dạng ly 17.600 đồng

Dạng hộp 11.900 đồng

=> Một số sản phẩm của Omachi được định giá đồng giá như vậy là để cho người
tiêu dùng biết những sản phẩm này là cùng một dòng, có cùng công nghệ sản xuất,
nguyên vật liệu giống nhau, chỉ khác nhau về hương vị mà thôi.

 Chiến thuật định giá tâm lý:

Được xem như dòng nguyên bản của Omachi bao gồm: Mì khoai tây Omachi
vị Xốt Bò Hầm, mì khoai tây Omachi vị Tôm Chua Cay 5 Sao, mì khoai tây
Omachi vị Sườn Hầm Ngũ Quả, mì khoai tây Omachi vị Tôm Càng Riêu Cua; với
bao bì được thiết kế có nét tương đồng với nhau, cùng mức giá bằng nhau cho dạng
gói là 7.500 đồng. Tuy nhiên 4 loại mì này, mỗi loại có một khối lượng tịnh khác
nhau: Mì Tôm Chua Cay 5 Sao có 78 gam, mì Xốt Bò Hầm có 80 gam, mì Sườn
Hầm Ngũ Quả có 80 gam, mì Tôm Càng Riêu Cua có 85 gam. Sự khác nhau này
chắc chắn không phải là ngẫu nhiên, nếu phân tích kĩ sẽ thấy:

26
+ Mì Tôm Chua Cay 5 Sao là loại bán chạy nhất trong 4 loại, đồng thời nó
cũng có khối lượng tịnh nhỏ nhất là 78 gam.

+ Tiếp theo là mì Xốt Bò Hầm và Sườn Hầm Ngũ Quả có cùng khối lượng
tịnh, lớn hơn loại nhỏ nhất 2 gam, là 80 gam.

+ Còn mì Tôm Càng Riêu Cua là sản phẩm có khối lượng tịnh lớn nhất trong
cả ba là 85 gam, cũng là mới nhất trong 4 loại, lượng khách hàng trung thành với
loại mì này ít hơn 3 loại còn lại.

=> Qua đây, ta có thể thấy được cùng một mức giá bằng nhau nhưng đối với những
sản phẩm đã có khả năng mua tốt sẽ có khối lượng nhỏ hơn tức là giá thật sẽ đắt
hơn những loại khác, còn sản phẩm chưa có lượng mua nhiều thì sẽ có khối lượng
lớn hơn, giá thật sẽ rẻ hơn những loại khác. Đây là chiến thuật định giá tâm lý,
nhắm vào tâm lý chung của con người là “thích nhiều, thích lời”, nhằm mục đích có
thể tăng sức mua cho những sản phẩm yếu thế, nhưng đồng thời cũng không ảnh
hưởng quá nhiều đến những sản phẩm khác vì mức chênh lệch của khối lượng tịnh
không nhiều.

27
CHƯƠNG IV. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT
1. Nhận xét

 Ưu điểm

Việc áp dụng hai chiến lược định giá trên được cho là phù hợp với hoàn cảnh,
thời điểm và chiến lược định vị mà Masan đề ra cho Omachi khi công ty định vị
chất lượng sản phẩm ở mức cao, khác biệt so với các đối thủ trên thị trường. Khi
mới ra mắt trên thị trường, Omachi sử dụng chiến lược giá thâm nhập nhằm thu hút
khách hàng dùng thử để “cảm nhận” sự khác biệt từ sợi mì khoai tây mà Omachi
mang lại. Về sau thì Omachi thay đổi chiến lược giá từ chiến lược giá thâm nhập
sang giá cao để phù hợp với mục tiêu, định vị ban đầu mà công ty đặt ra.

Áp dụng nhiều chiến thuật giá khác nhau: chiến thuật định giá khuyến mãi,
chiến thuật định giá phân biệt, chiến thuật định giá dẫn dụ; áp dụng chúng một cách
linh hoạt tạo ra sự đa dạng trong việc lựa chọn sản phẩm của khách hàng.

Thương hiệu nhiều mẫu mã, hương vị sản phẩm khác nhau với mức giá khác
nhau giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn theo mong muốn, phù hợp với nhu cầu
của bản thân hơn về mức giá cả và hương vị mà mình yêu thích.

Công ty nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường, tổ chức các chương trình
khuyến mãi vào những thời điểm hợp lí, nhận được sự thỏa mãn, hài lòng của khách
hàng.

 Nhược điểm

Đối với một số sản phẩm của Omachi ở mức giá tầm trung như: Mì Omachi
Tôm Phun Lửa và mì Omachi Lovemi có thể thành công, chiếm được vị thế ở thị
trường là một điều hết sức khó khăn, bởi trong tâm trí người tiêu dùng luôn định vị
Omachi là thương hiệu cao cấp, luôn có mức giá cao phù hợp với chất lượng sản
phẩm, vì thế sự xuất hiện của một loại mì mang thương hiệu Omachi giá thấp sẽ
làm người tiêu dùng hoang mang, đôi khi còn có những người nghĩ đó là mì đạo
nhái, không tin tưởng. Đồng thời nó còn gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng là ảnh
hưởng đến phân khúc cao cấp của hãng, khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào

28
chất lượng của sản phẩm, cũng như giảm vị thế cao cấp trong lòng người tiêu dùng
bấy lâu nay.

Omachi đã định giá phân biệt giữa hai sản phẩm có hương vị tương tự, không
khác biệt nhau mấy. Điều này gây cho khách hàng sự thất vọng khi mua sản phẩm
với mức giá cao hơn nhưng lại không cảm nhận được sự khác biệt xứng đáng với số
tiền mà họ bỏ ra.

Ở những siêu thị, cửa hàng bán lẻ giá sản phẩm của Omachi thường có sự
chênh lệch khá cao, do đó người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những cửa hàng
có giá rẻ để mua, điều này gây xung đột giữa các nhà phân phối của Omachi, đồng
thời cũng làm cho khách hàng mất niềm tin, khó chịu khi bị mua hàng ở những nơi
có giá đắt đỏ hơn.

2. Đề xuất

Tiếp tục áp dụng chiến lược định giá cao như hiện tại vì chiến lược này đã và
đang được khách hàng chấp nhận, phản ứng tích cực, người tiêu dùng rất hài lòng
về chất lượng sản phẩm cũng như họ đã rất thỏa mãn khi bỏ ra số tiền đó để trải
nghiệm giá trị mà sản phẩm mang lại.

Sản phẩm có hương vị tương tự nhau nên được củng cố, Công ty nên tiến hành
suy nghĩ đưa ra những giải pháp cải tiến để tạo ra điểm khác biệt rõ rệt hơn cho
từng sản phẩm bằng đặc điểm mới lạ (ví dụ như có thịt thật, tinh bột khoai tây cao
cấp hơn, nhiều rau củ hơn…), để tránh tình trạng thất vọng khi mua sản phẩm đắt
hơn, đồng thời gây mất uy tín của thương hiệu.

Quản lý chặt chẽ về hệ thống kênh phân phối nói chung và giá nói riêng, tránh
tình trạng chênh lệch giá quá nhiều ở các điểm bán lẻ và đưa ra mức giá tối đa mà
các nhà phân phối, đại lý cũng như các nhà bán lẻ có thể áp dụng. Thường xuyên
cho nhân viên đến kiểm tra giá bán ở các cửa hàng bán lẻ và các nhà phân phối, đại
lý lớn để đảm bảo quyền lợi về giá cho người tiêu dùng.

Trong tương lai để làm tốt hơn trong phân khúc giá tầm trung, Omachi nên có
những định vị hợp lý, nêu rõ điểm khác biệt của sản phẩm tầm trung với cao cấp để
khách hàng có cái nhìn đúng đắn về sản phẩm, tạo ra giá trị cạnh tranh riêng cho
29
mỗi sản phẩm, truyền thông những thông điệp của mình thật hiệu quả để khách
hàng có thể nắm bắt và thấu hiểu. Ví dụ như sản phẩm tầm trung sẽ có giá mềm
nhưng sợi mì chất lượng, có tinh bột khoai tây 26g/kg; còn sản phẩm cao cấp sẽ có
thịt thật, sợi mì làm từ tinh bột khoai tây 20/kg.

Tình hình Covid – 19 đang diễn biến phức tạp, sẽ có những tác động ảnh
hưởng ít nhiều đến kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của Omachi nói
riêng. Vì thế, để phát triển trong tình hình kinh tế bất ổn như hiện nay, hãng nên có
những chiến thuật riêng cho mình: nên áp dụng chiến thuật định giá khuyến mãi
trong mỗi đợt dịch “cách li xã hội”, tổ chức chương trình khuyến mãi của mình như
một đòn đánh tâm lý, lấy cảm tình của khách hàng; giúp tăng lòng trung thành của
khách hàng dành cho thương hiệu mà còn kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm
nhiều hơn.

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình Quản Trị Giá Trong Doanh Nghiệp – Chủ Biên: PGS.TS Vũ Minh
Đức – Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

[2] https://news.timviec.com.vn/masan-group-la-gi-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-
trien-cua-masan-63284.html

[3]https://vi.wikipedia.org/wiki/Masan_Consumer#:~:text=Masan%20Consumer
%20c%C3%B3%20t%C3%AAn%20l%C3%A0,ph%E1%BA%A9m%20v
%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20gi%E1%BA%A3i%20kh%C3%A1t.

[4] https://www.masanconsumer.com/

[5] https://isaac.vn/phan-phoi-cac-san-pham-cua-masan/

[6] https://theleader.vn/qua-ngot-tu-chien-luoc-cao-cap-hoa-san-pham-cua-masan-
consumer-1612154373963.htm

[7] https://text.123docz.net/document/3173412-marketing-mix-mi-an-lien-
machi.htm

[8] https://www.bachhoaxanh.com/mi-omachi#trang-2

31

You might also like