You are on page 1of 89

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


---------o0o--------

Công trình tham dự Cuộc thi


Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2014-2015

Tên công trình:


CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG TFP
Ở CÁC NƯỚC THU NHẬP TRUNG BÌNH THẤP
GIAI ĐOẠN 1992-2012 – VẬN DỤNG KẾT QUẢ CHO VIỆT NAM

Nhóm ngành: KD3

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2015


i

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................5
1. Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) ........................................................................5
1.1. Khái niệm .....................................................................................................5
1.2. Vai trò của TFP đối với sự phát triển kinh tế ..............................................6
2. Các nhân tố tác động đến TFP ............................................................................9
2.1. Trình độ khoa học công nghệ .......................................................................9
2.2. Vốn con người ............................................................................................10
2.3. Độ mở thương mại .....................................................................................12
2.4. Lạm phát.....................................................................................................13
2.5. Tốc độ tăng dân số .....................................................................................14
2.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài .......................................................................15
2.7. Hoạt động tín dụng ....................................................................................17
3. Mô hình nghiên cứu chung đề nghị ..................................................................18
CHƯƠNG 2: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................20
1. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................20
1.1. Xây dựng mô hình hồi quy .........................................................................20
1.2. Phương pháp xử lý số liệu .........................................................................23
1.3. Phương pháp hồi quy .................................................................................29
2. Thu thập số liệu .................................................................................................30
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................32
1. Mối quan hệ giữa từng biến độc lập với tốc độ tăng TFP.................................32
1.1. Mối quan hệ giữa chênh lệch khoa học công nghệ (DTF) và tốc độ tăng
TFP ....................................................................................................................32
1.2. Mối quan hệ giữa chỉ số vốn con người (HK) và tốc độ tăng TFP ...........34
1.3. Mỗi quan hệ giữa độ mở thương mại (TO) và tốc độ tăng TFP ................36
1.4. Mối quan hệ giữa lạm phát (INF) và tốc độ tăng TFP ..............................38
1.5. Mối quan hệ giữa tốc độ tăng dân số (POPG) và tốc độ tăng TFP ..........41
1.6. Mối quan hệ giữa tỷ lệ FDI trên GDP (FSY) và tốc độ tăng TFP .............43
1.7. Mối quan hệ giữa tín dụng tư nhân (PC) và tốc độ tăng TFP ...................45
2. Kết quả chạy mô hình GMM ............................................................................47
CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHO VIỆT NAM ............49
ii

1. Cơ sở vận dụng kết quả vào Việt Nam .............................................................49


2. Thực tiễn tại Việt Nam ......................................................................................49
2.1. Tốc độ tăng TFP ........................................................................................49
2.2. Thực trạng FDI ..........................................................................................50
2.3. Thực trạng năng suất lao động ..................................................................52
3. Các nhóm giải pháp kiến nghị...........................................................................56
3.1. Nhóm giải pháp liên quan tới dòng vốn FDI .............................................56
3.2. Nhóm giải pháp liên quan tới nâng cao năng suất lao động .....................61
4. Ưu điểm, nhược điểm và hướng mở của đề tài nghiên cứu ..............................67
KẾT LUẬN ...............................................................................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... a
PHỤ LỤC .................................................................................................................... f
iii

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ


Danh mục bảng
STT Số bảng Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1 Các phương pháp tính độ mở thương mại 26
2 Bảng 2.2 Bảng mô tả dữ liệu 30
3 Bảng 3.1 Tốc độ tăng TFP và TO của Indonesia giai đoạn 1992-2012 37

4 Bảng 3.2 Tốc độ tăng TFP và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1992- 40
2012
5 Bảng 3.3 Kết quả chạy mô hình GMM với biến phụ thuộc là ∆𝑙𝑛𝐴it 48
Cơ cấu lao động theo ngành, GDP bình quân một lao động
6 Bảng 4.1 theo khu vực kinh tế và theo thành phần kinh tế giai đoạn 54
2007-2013
Danh mục hình
STT Số hình Tên hình Trang
Tốc độ tăng TFP và GDP (trái), Tỷ lệ đóng góp của Lao động,
1 Hình 1.1 Vốn, TFP trong tốc độ tăng trưởng kinh tế (phải) của các quốc 9
gia Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Hồng Kông giai
đoạn 1992 - 2012
2 Hình 1.2 Mô hình các nhân tố tác động đến tốc độ tăng TFP 18
3 Hình 3.1 Mối quan hệ giữa DTF và Tốc độ tăng TFP 33
4 Hình 3.2 Mối quan hệ giữa HK và Tốc độ tăng TFP 35
5 Hình 3.3 Mối quan hệ giữa TO và tốc độ tăng TFP 37
6 Hình 3.5 Mối quan hệ giữa INF và tốc độ tăng TFP 39
7 Hình 3.6 Mối quan hệ giữa POPG và tốc độ tăng TFP 42
8 Hình 3.7 Mối quan hệ giữa FSY và tốc độ tăng TFP 44
9 Hình 3.8 Mối quan hệ giữa PC và tốc độ tăng TFP 46
10 Hình 4.1 Tốc độ tăng TFP và GDP của Việt Nam giai đoạn 1992 – 2012 50

11 Hình 4.2 Tỷ lệ đóng góp của Lao động, Vốn, TFP trong tốc độ tăng 50
trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1992 - 2012
12 Hình 4.3 FDI của Việt Nam giai đoạn 1992-2013 51

13 Hình 4.4 Tỷ lệ vốn FDI trên tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 1999- 52
2014
14 Hình 4.5 DTF của Việt Nam giai đoạn 1992 – 2012 53
iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

1 TFP Total Factor Productivity Năng suất tổng nhân tố

2 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

3 GMM General Method of Moment Moment tổng quát

4 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát


5 OECD
Cooperation and Development triển Kinh tế
Asia - Pacific Economic Hợp tác Kinh tế Châu Á –
6 APEC
Cooperation Thái Bình Dương

7 CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng

8 AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam, sau gần 30 năm đổi mới, đã từ nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc
hậu vươn lên gia nhập nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên,
Việt Nam đang đứng trước thách thức to lớn khi mà động lực cho phát triển của 30
năm trước – tài nguyên, lao động giá rẻ - đến nay đã gần hết dư địa, giảm tác động,
không còn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững nữa. Do đó,
một câu hỏi đặt ra hiện nay là: liệu Việt Nam sẽ sa lầy trong “Bẫy thu nhập trung
bình” như nhiều nước ở châu Mỹ Latinh (họ đã đạt được mức thu nhập trung bình
từ rất lâu nhưng sau đó là chuỗi ngày kinh tế phát triển trì trệ) hay có thể bước vào
quỹ đạo phát triển bền vững để trở thành nước có thu nhập cao?
Câu hỏi này đang khá được quan tâm bới các nhà kinh tế học trong và ngoài
nước. Theo như nhận định của PGS. TS. Giang Thanh Long1, “chúng ta mới bước
vào mức thu nhập trung bình thấp từ năm 2008, do đó thời gian chưa đủ dài để kết
luận Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình hay chưa”. Còn theo ông Kenechi
Ohno, chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu Chính sách quốc gia Nhật Bản2,
“Indonesia là nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, trong đó tăng trưởng
kinh tế đều không xuất phát từ năng suất mà từ “một số yếu tố khác”. Việt Nam có
tiếp bước Indonesia sau vài thập kỷ hay không phụ thuộc vào sự thay đổi chính
sách, và trên thực tế, bẫy thu nhập trung bình tại Việt Nam đã bắt đầu.” Còn theo
Wilson (2014), Việt Nam đang hiện là một “ứng cử viên gia nhập bẫy thu nhập
trung bình” do “nền kinh tế đang được nâng lên bởi bong bóng tín dụng, có quá
nhiều công ty thuộc sở hữu Nhà nước, cùng với đó là tỷ lệ lạm phát cao, lợi thế từ
“tỷ lệ dân số vàng” có dấu hiệu trôi đi nhanh chóng”. Nhìn chung, có thể nói rằng,
bẫy thu nhập trung bình đang là nguy cơ trước mắt của nền kinh tế Việt Nam và nên
hành động như thế nào ngay từ bây giờ đang là một câu hỏi cấp thiết.

1
Theo cuộc phỏng vấn của VTC News, số ra ngày 23/12/2014.
2
Theo ghi nhận của Thành Tâm tại Hội thảo Tiếp cận bẫy thu nhập trung bình và gợi ý chính sách công
nghiệp cho Việt Nam, tổ chức ngày 12/12/2014.
2

Cũng theo Wilson (2014), Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) hiện nay đang
là “dòng sữa mẹ” cứu cánh cho các nền kinh tế đang và sẽ có nguy cơ bị “sa bẫy”.
Ý kiến trên cũng nhận được sự đồng thuận cao từ các nhà kinh tế học trong và ngoài
nước vì năng suất nhân tố tổng hợp được cho là nhân tố của sự phát triển kinh tế
dài hạn và việc theo đuổi mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào
thay vì dựa vào tăng trưởng vốn và lao động để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiện
đang là hướng đi tất yếu cho tất cả quốc gia trên toàn thế giới. Nhận thức được điều
này, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Các nhân tố quyết định đến tốc độ tăng
TFP ở các nước thu nhập trung bình thấp giai đoạn 1992-2012 – Vận dụng kết
quả cho Việt Nam” với hy vọng sẽ đóng góp một cái nhìn mới mẻ về TFP và có thể
đưa ra các kiến nghị phù hợp giúp Việt Nam có thể đối phó kịp thời với vấn đề bẫy
thu nhập trung bình hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có khá nhiều nghiên cứu về TFP ở nhiều cấp độ khác nhau: từ các ngành
kinh tế cụ thể của một quốc gia cho đến nhận định chung về TFP của nhiều quốc gia
trên thé giới. Có thể kể ở đây một vài ví dụ như sau:
Nguyễn Xuân Thành (2002) đã sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng
kinh tế để tính toán đóng góp của vốn, lao động và TFP đến tốc độ tăng trưởng
GDP. Kết quả cho thấy: vốn là nhân tố đóng góp lớn nhất đến tăng trưởng GDP.
Một nghiên cứu trong nước khác phải kể đến ở đây là của Cù Chí Lợi
(2008), trong công trình nghiên cứu của mình, ông đã sử dụng hàm sản xuất Cobb-
Douglas để xem xét mối tương quan giữa sự gia tăng về vốn, lao động, TFP đến
tăng trưởng đầu ra. Kết quả cho thấy, vai trò của TFP là khá thấp, trong khi vốn và
lao động là các nhân tố chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Biatour và cộng sự (2011) trong công trình nghiên cứu các nhân tố tác động
đến TFP ở mức độ ngành kinh tế ở Bỉ trong giai đoạn 1988-2007 đã sử dụng
phương pháp “Dynamic Ordinary Least Squares” nhằm đánh giá tác động dài hạn
của các nhân tố. Kết quả cho thấy mối quan hệ cùng chiều mạnh mẽ giữa lượng đầu
tư nghiên cứu và phát triển tích lũy (R&D stocks) và TFP ở các ngành công nghệ
3

cao, trong khi không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy mối quan hệ giữa chúng ở
các ngành công nghệ thấp.
Một công trình khác phải kể đến ở đây là của Khan (2005), trong công trình
này ông đã sử dụng mô hình “Ordinary Least Squares” nhằm đánh giá tác động của
các nhân tố đến TFP ở Pakistan. Kết quả cho thấy, sự phát triển của khu vực tài
chính thật sự có tác động tích cực đến TFP. Tuy nhiên, cũng trong bài nghiên cứu
này, ông thừa nhận đã gặp “thách thức” khi mà kết quả cũng cho thấy tác động tiêu
cực giữa chi tiêu cho giáo dục tới TFP của nền kinh tế.
Ở cấp độ nhiều quốc gia, phải kể đến công trình của Baltabaev (2013). Ông
đã sử dụng phương pháp “General Method of Moments” để nghiên cứu tác động
của FDI và các nhân tố khác đến tốc độ tăng TFP của 46 quốc gia trong suốt giai
đoạn 1974-2008. Kết quả cho thấy: FDI thật sự có tác động dương đến tốc độ tăng
TFP và những quốc gia càng có sự chênh lệch lớn về khoa học công nghệ đối với
các nước tiên tiến thì càng có thể được lợi nhiều hơn từ nguồn vốn FDI.
Nhìn chung, các bài viết trong nước được liệt kê ở trên chỉ đưa ra đánh giá
về vai trò của TFP đối với tăng trưởng trong nước mà chưa thật sự tìm hiểu các
nhân tố tác động đến TFP; trong khi các bài nghiên cứu ở nước ngoài thì lại chỉ
nghiên cứu vấn đề TFP ở mức độ một quốc gia cụ thể hoặc quá rộng khi nghiên cứu
cho các quốc gia trên toàn thế giới, vì thế kết quả nghiên cứu của họ khó có thể áp
dụng tại Việt Nam. Chính vì vậy, việc sử dụng phương pháp ước lượng GMM để
nghiên cứu mối tương quan giữa các nhân tố vĩ mô tới tốc độ tăng TFP với các quốc
gia được lựa chọn nghiên cứu chỉ gói gọn ở các nước có thu nhập trung bình thấp
(cùng mức thu nhập với Việt Nam) chính là đóng góp mới của đề tài này. Tác giả
hy vọng có thể đưa ra cái nhìn sát hơn về TFP cho nhóm nước trên và việc áp dụng
kết quả cho Việt Nam sẽ trở nên khoa học hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là làm rõ sự ảnh hưởng của một số nhân
tố đến tốc độ tăng TFP ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, từ đó có kiến
nghị phù hợp cho chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay. Để đạt được
mục đích này, tác giả đề ra các mục tiêu sau:
4

− Tổng quan cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến tốc độ tăng TFP;
− Xác định rõ các nhân tố có tác động bền vững đến tốc độ tăng TFP ở các
quốc gia thu nhập trung bình thấp;
− Vận dụng kết quả nghiêm cứu cho chính sách phát triển kinh tế của Việt
Nam dựa trên những bằng chứng khoa học đáng tin.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác giả sẽ tập trung nghiên cứu mức độ tác động của của các nhân tố: Chênh
lệch khoa học công nghệ, Vốn con người, Độ mở thương mại, Lạm phát, Tốc độ
tăng dân số, tỷ lệ FDI trên GDP và Tín dụng tư nhân đến tốc độ tăng TFP.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các số liệu của 13 quốc
gia thuộc diện có thu nhập trung bình thấp, bao gồm: Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ,
Phillippines, Bolivia, Cameroon, Ai Cập, Ghana, Guatemala, Morocco, Pakistan,
Senegal, Sudan.
Phạm vi thời gian: trong đề tài này, tác giả chỉ nghiên cứu trong giai đoạn
1992-2012.
6. Kết cấu đề tài
Không kể phần mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, lời mở
đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài nghiên cứu này gồm 4
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu
Chương 4: Vận dụng kết quả nghiên cứu cho Việt Nam
5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP)
1.1. Khái niệm
Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) là một nhân tố vô cùng quan trọng cho sự
phát triển. Comin (2006) đã đưa ra định nghĩa: “Năng suất tổng nhân tố là phần của
sản lượng đầu ra mà không bao gồm các nhân tố đầu vào được sử dụng trong sản
xuất”. Còn Ark (2014) thì gọi TFP là “ phần dư nổi tiếng nhất trong kinh tế học” và
đưa ra định nghĩa: “Năng suất tổng nhân tố là sự tăng lên của sản lượng đầu ra sau
khi đã tính đến sự tăng lên của sản lượng đầu vào”. Còn theo định nghĩa của Viện
Năng suất Việt Nam, TFP “phản ánh sự đóng góp của các yếu tố vô hình như kiến
thức – kinh nghiệm – kỹ năng lao động, cơ cấu lại nền kinh tế hay hàng hóa – dịch
vụ, chất lượng vốn đầu tư mà chủ yếu là chất lượng thiết bị công nghệ, kỹ năng
quản lý,…”.
Như vậy có thể nói, TFP là một nhân tố đo lường mối quan hệ giữa sản
lượng đầu ra và sự kết hợp của tất cả sản lượng đầu vào, hay nói cách khác, TFP
phản ánh tất cả những yếu tố đóng góp vào sự tăng lên của sản lượng đầu ra mà
không tính đến sự đóng góp của các sản lượng đầu vào.
Về công thức tính, hầu hết các tài liệu đều thống nhất TFP là tỷ số của số
lượng tất cả các đầu ra với số lượng tất cả đầu vào:
𝑌
TFP =
𝑋

Với: Y là tổng các đầu ra và X là tổng có quyền số tất cả các đầu vào.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng phương pháp của The
Conference Board (2015) để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào
đến TFP. Cụ thể:
Giả định chúng ta xem xét hàm sản xuất Y = A.f(K, LQ) (1). Trong đó:
− Đầu ra Y chính là GDP;
− Nhân tố vốn (K) được tổng hợp từ 6 nhân tố: phần cứng máy tính, phần mềm
máy tính, thiết bị viễn thông, nhà xưởng, công trình xây dựng, thiết bị vận tải và
máy móc;
6

− Nhân tố lao động (LQ) là sự kết hợp giữa số lượng lao động (L) và chất lượng
lao động (Q);
Khi đó, hàm (1) có thể được viết lại:
ΔlnY = ΔlnA + vLΔlnL + vLΔlnQ + ∑6𝑖=1 𝑣𝐾𝑖 ΔlnKi (2)
Trong đó:
− ΔlnY, ΔlnA, ΔlnL, ΔlnQ, ΔlnKi lần lượt là tốc độ tăng của đầu ra, TFP, số
lượng lao động, chất lượng lao động và yếu tố vốn thứ i;
− 𝑣𝐿 , 𝑣𝐾𝑖 lần lượt là hệ số đóng góp của lao động và yếu tố vốn thứ i.
Như vậy, tốc độ tăng của kết quả sản xuất bằng tổng gia quyền các tốc độ
tăng của các yếu tố vốn, lao động và tốc độ tăng của TFP.
Dựa trên kết quả phân tích trên, trong phần tiếp theo, tác giả sẽ chỉ ra vai trò
quan trọng của TFP đối với sự phát triển kinh tế - chìa khóa để một quốc gia thoát
khỏi bẫy thu nhập trung bình.
1.2. Vai trò của TFP đối với sự phát triển kinh tế
Như đã nói, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào sự đóng góp của 3 nhân tố:
vốn, lao động và TFP. Trong đó, có nhiều lý do khiến TFP trở thành nhân tố có vai
trò quan trọng hàng đầu:
− TFP là yếu tố gần như vô hạn vì nó phản ánh sự đóng góp của các yếu tố vô
hình như kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Trong khi việc tăng vốn hay
tăng lao động là có giới hạn;
− Việc tăng vốn hay tăng số lượng lao động thường dẫn đến các hiệu ứng phụ
như bất ổn vĩ mô, lạm phát, vấn đề liên quan đến công ăn việc làm. Trong khi việc
tăng TFP gần như không gây hiệu ứng phụ;
− Tăng TFP là yếu tố quan trọng nhất để chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ số
lượng sang chất lượng, từ phát triển chiều rộng sang phát triển chiều sâu, tạo tiền đề
cho sự phát triển bền vững;
− Tăng tỷ trọng đóng góp của TFP sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh, góp
phần chuyển dịch nền kinh tế của một quốc gia lên vị thế mới trong quan hệ so sánh
với quốc tế.
7

Có khá nhiều các nghiên cứu cũng như các hiện tượng kinh tế thực tiễn đã
minh chứng cho vai trò quan trọng cũng như mối liên kết chặt chẽ giữa TFP và sự
phát triển của một nền kinh tế. Baier và các cộng sự (2002) đã kiểm tra tầm quan
trọng của sự tăng trưởng các yếu tố đầu vào và TFP đối với sự tăng trưởng kinh tế
với dữ liệu được thu thập của hơn 145 quốc gia qua hơn một trăm năm. Baier và các
cộng sự đã nhận thấy sự biến đổi trong tốc độ tăng trưởng các nhân tố đầu vào trên
đầu lao động (aggregate input growth per worker) chỉ ảnh hưởng khoảng 35% tới
sự biến đổi trong tốc độ tăng trưởng đầu ra trên đầu lao động (the growth of output
per worker). Trong khi đó con số này đối với tốc độ tăng trưởng TFP là đến 87%.
Trong một nghiên cứu khác, Sargent và cộng sự (2000) đã chứng minh được
rằng: trong dài hạn, tốc độ tăng của lượng vốn không thể nhanh hơn tốc độ tăng
TFP. Và họ đã kiến nghị: nếu một quốc gia mong muốn tăng trưởng trong dài hạn
thì nếu bắt buộc phải lựa chọn giữa TFP và năng suất lao động thì câu trả lời chính
là TFP.
Các số liệu kinh tế hiện nay cũng đang cho thấy vai trò quan trọng của TFP
trong nền kinh tế. Qua hình 1.1, ta thấy: (1) ở cả 4 quốc gia được xem xét, hình
dạng đồ thị của Tốc độ tăng TFP và hình dạng đồ thị của Tốc độ tăng GDP là rất
giống nhau, dự đoán sẽ có một mối liên hệ chặt chẽ giữa 2 chỉ tiêu này; (2) Trong
suốt giai đoạn 1992 – 2012, thời điểm mà GDP tăng nhanh nhất ở cả 4 quốc gia thì
TFP luôn chiếm tỷ trọng cao trong tỷ lệ đóng góp (đặc biệt như ở Hàn Quốc, vào
thời điểm năm 1999, khi mà tốc độ tăng GDP đạt đỉnh là 10,17% thì tốc độ tăng
TFP là 7,25% - đóng góp đến 71,23% cho sự tăng trưởng của GDP). Ngược lại, thời
điểm mà GDP tăng trưởng chậm nhất cũng là thời điểm mà TFP mang giá trị âm
sâu nhất.
Qua những bằng chứng cả trên nghiên cứu và những số liệu thực tế đã chứng
minh vai trò quan trọng của TFP đối với tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
Trong phần tiếp theo, tác giả sẽ đưa ra khung lý thuyết và các nghiên cứu trước đó
về các nhân tố được cho là có ảnh hưởng đến TFP.
8

Trung Quốc
20.00 100%
80%
15.00
60%
10.00
40%
5.00 20%
0%
0.00
1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 -20%
-5.00
-40%

-10.00 -60%

Tốc độ tăng TFP Tốc độ tăng GDP Lao động Vốn TFP

Hàn Quốc
12.00 100%
10.00
8.00
50%
6.00
4.00
2.00 0%
0.00
-2.00 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012
-50%
-4.00
-6.00
-8.00 -100%

Tốc độ tăng TFP Tốc độ tăng GDP Lao động Vốn TFP

Singapore
15.00 100%

10.00
50%
5.00
0%
0.00
1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012
-50%
-5.00

-10.00 -100%

Tốc độ tăng TFP Tốc độ tăng GDP Lao động Vốn TFP
9

Hồng Kông
10.00 100%

5.00 50%

0.00 0%
1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012
-5.00 -50%

-10.00 -100%

Tốc độ tăng TFP Tốc độ tăng GDP Lao động Vốn TFP

Hình 1.1. Tốc độ tăng TFP và GDP (trái), Tỷ lệ đóng góp của Lao động, Vốn,
TFP trong tốc độ tăng trưởng kinh tế (phải) của các quốc gia Trung Quốc,
Hàn Quốc, Singapore và Hồng Kông giai đoạn 1992 - 2012
Nguồn: The Conference Board Total Economy Database (2014)
2. Các nhân tố tác động đến TFP
Trong phần này (cũng như trong cả đề tài này) các nhân tố được xem xét là:
Trình độ khoa học công nghệ, Vốn con người, Độ mở thương mại, Lạm phát, Tốc
độ gia tăng dân số, FDI và Hoạt động tín dụng. Cách đo lường cụ thể cũng như cơ
sở dữ liệu cho việc đo lường các biến này sẽ được tác giả trình bày chi tiết trong
chương II.
2.1. Trình độ khoa học công nghệ
Theo Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam (năm 2013):
Khoa học được hiểu là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát
triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không
kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Hoạt động khoa học công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên
cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ
khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát
triển khoa học và công nghệ
Ngày nay, vai trò của khoa học và công nghệ là rất rõ ràng. Khoa học và
công nghệ vừa tạo ra công cụ lao động mới, vừa tạo ra phương pháp sản xuất mới
10

góp phần mở ra khả năng mới về kết quả sản xuất, năng suất lao động: Các nguồn
lực sản xuất được phát hiện, khai thác có hiệu quả hơn; Cơ cấu lao động xã hội
chuyển sang sử dụng lao động bằng máy móc, có kỹ thuật nhờ đó nâng cao năng
suất lao động; Khả năng huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cũng
được nâng cao thông qua quá trình hiện đại hóa các tổ chức trung gian tài chính, hệ
thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải,…
Như vậy, việc phát triển khoa học công nghệ một cách hợp lý sẽ nâng cao
sản lượng đầu ra dựa trên cùng một lượng đầu vào và do đó, điều này có tác động
tích cực đến tăng trưởng TFP.
Có khá nhiều nghiên cứu bàn về vai trò của khoa học công nghệ: Madsen và
cộng sự (2010) đã chỉ ra rằng: nhân tố quan trọng cho sự phát triển của các quốc gia
OECD là các sáng chế khoa học, trong khi ở các nước đang phát triển thì đó lại là
việc tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ. Còn Gerschenkron (1962) thì viết
rằng: các quốc gia theo sau có thể bỏ qua một số giai đoạn trong quá trình phát triển
khoa học công nghệ thông qua việc nhập khẩu và khai thác các thành tựu khoa học
công nghệ trên thế giới, từ đó có thể đẩy nhanh tốc độ bắt kịp các nước đi trước.
Ông cũng nói rằng: các nước càng có sự chênh lệch lớn trong trình độ khoa học
công nghệ với các các nước tiên tiến thì tốc độ phát triển của họ để bắt kịp các nước
này sẽ càng nhanh.
2.2. Vốn con người
Bàn về ý nghĩa của vốn con người (human capital), Kwon (2009) đã đưa ra ý
kiến của mình như sau: “Vốn là những nhân tố của quá trình sản xuất được sử dụng
để tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Con người là chủ thể chịu trách nhiệm của tất cả các
hoạt động kinh tế như là sản xuất, tiêu dùng và kinh doanh. Do đó, Vốn con người
có thể được hiểu là một trong những nhân tố sản xuất mà có thể tạo ra giá trị gia
tăng cho sản phẩm nếu chúng ta thêm nó vào”. Còn theo Bùi Quang Bình (2009) thì
vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích lũy trong mỗi con
người qua quá trình học tập, rèn luyện và lao động được thể hiện trong quá trình sử
dụng trong sản xuất.
11

Như vậy có thể nói, vốn con người là tập hợp tất cả những giá trị vô hình của
con người có khả năng tạo ra giá trị gia tăng khi tham gia vào quá trình sản xuất.
Kneller (2005) đã nói rằng: “Một quốc gia có vốn con người đạt trình độ cao
sẽ có khả năng phát triển tốt trình độ khoa học công nghệ của họ, ngoài ra điều này
cũng cho phép họ có thể học hỏi, tiếp thu thành tựu khoa học ở thế giới bên ngoài”.
Do đó có thể nói, những quốc gia như vậy sẽ có thể tận dụng tốt các nguồn lực đầu
vào để nâng cao sản lượng đầu ra dẫn tới việc nâng cao vốn con người sẽ có tác
động tích cực đến TFP cũng như tăng trưởng kinh tế.
Thực tế phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới cũng đã khẳng định
điều này: Nhật Bản, một nước nghèo tài nguyên lại luôn phải hứng chịu thiên tai, đã
có những bước phát triển thần kỳ sau chiến tranh hay Tây Âu, cũng bị tàn phá nặng
nề sau thế chiến thứ 2 đã có những bước phát triển mạnh mẽ để trở thành một trong
những trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới. Sự phát triển của các quốc gia đó đã được
lịch sử khẳng định là dựa vào nguồn nhân lực chất lượng cao chứ không phải là dựa
vào tài nguyên. Trong khi đó, các nước đang phát triển ra sức thu hút thêm nhiều
nguồn vốn hữu hình từ bên ngoài nhưng lại không thể khai thác hiệu quả những
nguồn lực này do trình độ quản lý kém và thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao dẫn
đến tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm.
Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu khác nhau cũng khẳng định vai trò của
vốn con người: Lucas (1988) đã đưa yếu tố vốn con người vào công thức tính sản
lượng của một quốc gia:
Y = Kα(uH)1-α
Trong đó: Y là sản lượng quốc gia, K là vốn hữu hình, u là thời gian dành
cho sản xuất và H là vốn con người;
Còn Islam (1995) khi nghiên cứu về vốn con người, mặc dù ông không tìm
thấy tác động trực tiếp lên sản lượng đầu ra của vốn con người nhưng ông lại phát
hiện tác động gián tiếp thông qua TFP; Một nghiên cứu khác phải kể đến là nghiên
cứu của Miller và cộng sự (2002). Các tác giả đã tìm thấy tác động dương của Vốn
con người lên TFP ở mức ý nghĩa 10% cho những nhóm quốc gia có thu nhập trung
12

bình và thu nhập cao, tuy nhiên đối với các quốc gia có thu nhập thấp, tác động này
lại có dấu âm.
2.3. Độ mở thương mại
Hiện nay, định nghĩa thế nào là “độ mở” vẫn còn chưa rõ ràng. Pritchett
(1996) thì đưa ra định nghĩa đơn giản: “độ mở tức là cường độ thương mại (trade
intensity)”, trong khi Stensnes (2006) thì lại cho rằng: “nên định nghĩa độ mở liên
quan đến các rào cản thương mại quốc tế được ban hành bởi chính phủ”. Còn theo
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), độ mở thương mại là một chỉ số
được dùng để đo lường tầm quan trọng của các giao dịch quốc tế so với các giao
dịch nội địa. Chỉ số này được tính toán dựa trên tỷ lệ của tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu và GDP.
Như vậy, có thể nói độ mở thương mại là sự mở cửa của một quốc gia đối
với các quốc gia khác trên thế giới và được thể hiện qua hoạt động xuất nhập khẩu.
Vai trò của độ mở thương mại đến sự phát triển kinh tế là vô cùng lớn, đặc
biệt trong “thế giới phẳng” hiện nay. Việc mở cửa thương mại sẽ giúp một quốc gia
có thể thâm nhập dễ dàng hơn vào xu thế phát triển khoa học công nghệ của thế giới
từ đó có thể đẩy nhanh khả năng khai thác các nguồn tài nguyên hiện có ở nước
mình thông qua việc nhập khẩu thành tựu công nghệ từ bên ngoài. Ngoài ra, việc
mở cửa còn góp phần tăng TFP thông qua giảm chi phí đầu vào dưới áp lực cạnh
tranh thị trường, mở ra nhiều cơ hội với nhiều thị trường rộng lớn, …
Sự khác biệt trong tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia Châu Mỹ
Latinh và các quốc gia Đông Á đã phần nào minh chứng cho điều này: Thế kỷ 20 đã
chứng kiến những bước phát triển thần kỳ của các quốc gia Đông Á được đánh dấu
bởi chính sách “Xúc tiến xuất khẩu” của họ, trong khi đó, với chính sách “Thay thế
nhập khẩu”, các quốc gia ở Châu Mỹ Latinh đã phải trải qua tốc độ tăng trưởng
kinh tế thấp hơn nhiều. Vai trò của sự mở cửa thương mại của một quốc gia cũng
được khẳng định rộng rãi qua nhiều công trình nghiên cứu khác nhau:
Trong công trình nghiên cứu của mình, Miller và cộng sự (1997) đã tìm thấy
tác động dương của độ mở thương mại lên TFP ở mức ý nghĩa 1% (trong công trình
này, ông đo lường TFP bằng cách lấy Giá trị xuất khẩu chia cho GDP); Có kết quả
13

tương tự với Miller và cộng sự (1997), Osei-Yeboah và cộng sự (2012) đã tìm thấy
mối tương quan dương giữa độ mở thương mại (được đo lường bằng cách lấy tổng
Giá trị Xuất khẩu và Nhập khẩu chia cho GDP) và tăng trưởng kinh tế dựa trên
nghiên cứu trên 38 quốc gia Châu Phi trong giai đoạn 1980-2008. Chen và cộng sự
(2006) cũng ủng hộ rằng, việc tăng cường quy mô hoạt động thương mại sẽ giúp
cho nền kinh tế tăng trưởng không ngừng, và rằng độ mở thương mại lớn sẽ dẫn đến
sự tràn lấn kiến thức (knowledge spillovers), gia tăng sản xuất và cải thiện vốn con
người.
2.4. Lạm phát
Lạm phát là một khái niệm khá quen thuộc đối với kinh tế học vĩ mô.
Mankiw (2009) định nghĩa đơn giản: “Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung
còn Tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi trong mức giá chung”. Còn theo định
nghĩa của Nguyễn Như Ý và cộng sự (2013), Lạm phát là tình trạng mức giá chung
của nền kinh tế tăng lên liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, trái ngược
với Giảm phát là hiện tượng mức giá chung giảm liên tục trong một khoảng thời
gian nhất định.
Như vậy, có thể hiểu Lạm phát là sự tăng lên trong mức giá chung của nền
kinh trong một thời gian nhất định.
Cũng theo Nguyễn Như Ý và cộng sự (2013), chỉ số lạm phát được tính bởi
công thức:

𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑔𝑖á 𝑡ℎờ𝑖 𝑘ỳ 𝑇−𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑔𝑖á 𝑡ℎờ𝑖 𝑘ỳ (𝑇−1)


Chỉ số lạm phát thời kỳ T =
𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑔𝑖á 𝑡ℎờ𝑖 𝑘ỳ (𝑇−1)

Trong đó, chỉ số giá có thể là:


− Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để phản ánh tốc độ thay đổi giá của các mặt hàng
tiêu dùng chính như lương thực, thực phẩm, quần áo, …;
− Chỉ số điều chỉnh GDP (GDPdef) để phản ánh tốc độ thay đổi giá của tất cả
các loại hàng hóa được sản xuất trong nền kinh tế.
Nhìn chung, các nhà kinh tế học đều nhìn nhận mối quan hệ giữa lạm phát và
tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ sở tác động qua lại lẫn nhau: nếu muốn tăng trưởng
14

cao thì phải chấp nhận lạm phát, tuy nhiên đến một lúc nào đó, nếu lạm phát tiếp tục
tăng cao thì sẽ làm giảm tăng trưởng; Còn trong dài hạn, khi tăng trưởng đã đạt đến
mức tối ưu thì lạm phát không còn tác động đến tăng trưởng nữa mà lúc này, lạm
phát là hậu quả của việc tăng cung tiền quá mức vào nền kinh tế.
Tuy lạm phát có hai mặt nhưng nhiều bài nghiên cứu cho thấy, lạm phát hiện
tại ở các quốc gia đang có xu hướng bộc lộ mặt tiêu cực nhiều hơn. Cụ thể: dựa trên
nghiên cứu các quốc gia thành viên OECD và APEC giai đoạn 1961-1977, Max
Gillman và cộng sự (2004) đã chỉ ra được mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát và
tăng trưởng kinh tế. Ông cho rằng lạm phát sẽ khiến tỷ suất lợi nhuận giảm khiến
cho đầu tư giảm và sẽ dẫn đến tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Điều này
cũng được Gilman và cộng sự (2010) khẳng định một lần nữa trong bài nghiên cứu
với dữ liệu được thu thập từ 13 nền kinh tế chuyển đổi trong suốt giai đoạn 1990-
2003;
Xét riêng về TFP, lạm phát sẽ khiến cho giá cả biến động không ngừng từ đó
việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sẽ gặp nhiều rủi ro khiến cho nhiều nhà đầu tư dè
chừng khi sử dụng đồng tiền của mình. Điều này sẽ gây cản trở cho các hoạt động
phát minh, sáng chế và tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ từ bên ngoài từ đó
giảm tốc độ tăng TFP. Bitros và cộng sự (2001) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa
quy mô kinh tế, lạm phát và tiến bộ kĩ thuật đến TFP đã khẳng định điều này khi kết
luận: lạm phát đã làm giảm tốc độ tăng TFP của khu vực Công nghiệp tại Hy lạp
“một cách đáng kể”.
2.5. Tốc độ tăng dân số
Theo định nghĩa của Pháp lệnh số: 06/2003/PL – UBTVQH11: Dân số là tập
hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn
vị hành chính còn Quy mô dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực
vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định.
Nhìn chung, có hai nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động dân số:
− Biến động dân số tự nhiên do do tác động của sinh đẻ và tử vong. Trong đó,
tỷ lệ sinh và tử lại phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và mức độ thành công
của chính sách kiểm soát dân số;
15

− Biến động dân số cơ học do tác động của di dân. Ở đây, di dân nghĩa là sự di
chuyển của người dân theo lãnh thổ với những chuẩn mực về thời gian và không
gian hất định kèm thôi sự thay đổi nơi cư trú.
Bàn về vai trò của biến động dân số đến tăng trưởng kinh tế, có thể nói vai
trò này được thể hiện thông qua 2 yếu tố chính:
− Về độ tuổi: đây là yếu tố sẽ giúp xác định lượng cung lao động trong một xã
hội có đáp ứng đủ cho sự phát triển hay không. Nếu một quốc gia có cơ cấu dân số
trẻ, quốc gia đó sẽ có cơ hội tận dụng được lợi thế nguồn lao động dồi dào để phát
triển. Ngược lại, nếu một quốc gia có cơ cấu dân số già, quốc gia đó có thể sẽ phải
đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn lao động bên cạnh các vấn đề liên quan tới
tăng an sinh xã hội – điều này sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế;
− Về giới tính: đây là yếu tố giúp xác định đặc điểm lao động phù hợp với từng
ngành. Ví dụ, ngành da giầy thì cần chủ yếu là lao động nữ, trong khi ngành công
nghiệp nặng lại cần nhiều lao động nam. Việc phân bổ giới tính không phù hợp sẽ
có tác động tiêu cực đến sự phát triển và phát triển kinh tế.
Vai trò này cũng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khác nhau:
Trong mô hình tăng trưởng Solow (1956), Robert Solow và Trevor Swan đã
đi đến kết luận: cuối cùng thì tăng trưởng kinh tế sẽ hội tụ về một tốc độ nhất định ở
trạng thái bền vững và ở trạng thái đó, chỉ có công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao
động mới thay đổi được tốc độ tăng trưởng kinh tế. Họ cũng đi đến kết luận: tỷ lệ
tăng trưởng dân số càng cao thì tỷ lệ tăng trưởng tổng thu nhập càng cao;
Lý thuyết này đã được khẳng định qua nhiều công trình nghiên cứu thực
nghiệm khác nhau, trong đó phải kể đến công trình nghiên cứu của Kremer (2003):
ông đã tìm thấy bằng chứng của một mối quan hệ tích cực giữa tốc độ tăng dân số
và tiến bộ công nghệ thông qua các biến được quan sát trong dài hạn. Ngoài ra, ông
cũng chứng minh được: “những quốc gia đông dân hơn có tốc độ thay đổi công
nghệ nhanh hơn và tốc độ tăng trưởng dân số cũng nhanh hơn”.
2.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Định nghĩa về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong giáo trình của Vũ Chí
Lộc (2012) được hiểu là: FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư
16

của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước
khác nhằm dành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó.
Bàn về vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư, Vũ Chí Lộc (2012) cho
rằng việc xử dụng FDI có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực:
Tích cực:
− FDI góp phần bổ sung một lượng vốn lớn cho đầu tư, phát triển và góp phần
tạo điều kiện cho nguồn vốn nhà nước tập trung vào các vấn đề xã hội ưu tiên (cơ sở
hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội,…);
− FDI tạo điều kiện để công nghệ du nhập vào nước nhận đầu tư, góp phần đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
− FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực (thúc đẩy tỷ
trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh,…);
− FDI góp phần phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo cho
người lao động;
− Mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị
trường thế giới;
Tiêu cực:
− Vấn đề ô nhiễm môi trường;
− Nước nhận đầu tư có thể bị lệ thuộc vào kinh tế;
− Nhiều trường hợp, nước nhận đầu tư trở thành “Bãi rác công nghệ” – nhập
khẩu công nghệ lạc hậu của nước ngoài;
− Chèn ép các doanh nghiệp trong nước.
Những vấn đề tiêu cực của FDI là đáng suy ngẫm, tuy nhiên do lợi ích quá
lớn của nó nên nhiều quốc gia đang phát triển vẫn đang cố gắng thu hút nguồn vốn
này. Những lợi ích đó đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu khác
nhau:
Trong Học thuyết “Lợi nhuận cận biên vốn” được G.D.A MacDougall xây
dựng và được Murray C. Kemp kế thừa và phát triển, các tác giả đã chỉ ra rằng sự
tăng vốn FDI làm tăng tổng sản lượng đầu ra của cả nước đầu tư và nước nhận đầu
tư;
17

Còn trong công trình nghiên cứu của mình Baltabaev (2013) đã tìm thấy mối
quan hệ tích cực giữa FDI và tốc độ tăng TFP dựa trên nghiên cứu dữ liệu của 46
quốc gia trong suốt giai đoạn 1974-2008. Pessoa (2005) cũng khẳng định lại điều
này qua công trình nghiên cứu 16 quốc gia OECD. Ông cũng nói thêm: “Điều này
có thể là do FDI là một kênh mà qua đó công nghệ được chuyển giao trên toàn cầu”.
Một nghiên cứu khác có thể kể đến ở đây là Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công
Minh (2010). Các tác giả đã đưa ra kết luận rằng: có mối tương tác tích cực giữa
FDI và tốc độ tăng kinh tế dựa trên số liệu thu thập được của 64 tỉnh/ thành phố ở
Việt Nam giai đoạn 2003-2007. Điều này được khẳng định qua kết quả của cả ba
mô hình: OLS, TSLS và GMM.
2.7. Hoạt động tín dụng
Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Tổ chức tín dụng là doanh
nghiệp thực hiện một hoặc một số tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng
bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ
tín dụng tư nhân. Còn Hoạt đông ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng một hoặc
một số nghiệp vụ sau đây:
Nhận tiền gửi: là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức
tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ
tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có
hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận;
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền
hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân
hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác;
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện
thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy
nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách
hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
Định nghĩa hoạt động tín dụng trong bài nghiên cứu này được hiểu tương tự
với hoạt động cấp tín dụng.
18

Về mặt lý thuyết, vai trò của hoạt động tín dụng được thể hiện ở các mặt:
− Đáp ứng nhu cầu vốn để quá trình sản xuất được liên tục, từ đó thúc đẩy vật
tư hàng hóa tham gia vào quá trình sản xuất và đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật;
− Tín dụng là công cụ tài trợ cho cả những ngành kinh tế còn non kém cũng
như những ngành kinh tế mũi nhọn;
− Tín dụng trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế trên
thế giới lại với nhau;
− Tín dụng cũng góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn – tạo điều kiện để
các doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ, máy móc ở trình độ cao hơn từ đó nâng
cao năng suất lao động.
Vai trò của tín dụng cũng đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khác
nhau: Khan (2005) đã tìm thấy tác động dương có ý nghĩa của Sự phát triển của khu
vực tín dụng đến tốc độ tăng TFP. Có kết quả nghiên cứu tương tự, bài báo cáo của
tổ chức DFID (2004) “The importance of financial sector development for growth
and poverty reduction” đã phát hiện ra mối liên kết chặt chẽ giữa giữa Sự phát triển
của khu vực tín dụng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Nghiên cứu
này cũng chỉ ra mối liên hệ này là 2 chiều.
3. Mô hình nghiên cứu chung đề nghị
Mô hình nghiên cứu của đề tài này được tóm gọn trong hình sau:

Trình độ khoa học


công nghệ Tốc độ tăng dân số

Vốn con người


Tốc độ tăng
Hoạt động tín dụng
TFP
Lạm phát

Độ mở thương mại Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hình 1.2. Mô hình các nhân tố tác động đến tốc độ tăng TFP
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Tiểu kết chương 1: như vậy trong chương 1, tác giả đã giải thích vì sao TFP
lại là một nhân tố quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Bên
19

cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra khung lý thuyết về những nhân tố dự đoán sẽ có tác
động đến tốc độ tăng TFP. Các nhân tố này sẽ được làm rõ hơn về mặt đo lường
trong chương 2.
20

CHƯƠNG 2: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Trong chương này tác giả trước tiên sẽ tổng hợp một vài mô hình nghiên cứu
trước đó về các nhân tố tác động đến TFP, sau đó tác giả sẽ giải thích về mô hình
được sử dụng trong bài nghiên cứu này cùng với cách đo lường các nhân tố ở trong
chương trước.
1. Phương pháp nghiên cứu
1.1. Xây dựng mô hình hồi quy
1.1.1. Các mô hình nghiên cứu TFP trên thế giới
Có khá nhiều mô hình được các nhà kinh tế học trên thế giới sử dụng để
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến TFP. Trong đề tài này, mô hình nghiên cứu
đề xuất sẽ dựa trên các mô hình nghiên cứu của Baltabaev (2013) và Khan (2005).
Đầu tiên là mô hình nghiên cứu sự tác động của FDI lên TFP của Baltabaev
(2013). Trong công trình này, ông đã đề xuất mô hình:
∆𝑙𝑛𝐴it = α0 + α1lnDTFi,t-1 + α2FSYit + α3FSYit . lnDTFi,t-1 + α4FSYi,t-1 + α5lnRYit +
+ α6lnHKit + α7lnTOit + α8INFit + α9POPGit + Tt +µi + εit
Với:
− ∆𝑙𝑛𝐴it là tốc độ tăng TFP;
− DTFi là sự chênh lệch khoa học công nghệ giữa quốc gia i và Mỹ;
− FSY là tỷ lệ giữa FDI tích lũy và GDP;
− RY là tỷ lệ giữa chi phí Nghiên cứu và Phát triển (R&D) và GDP;
− HK là vốn con người;
− TO là độ mở thương mại;
− INF là tỷ lệ lạm phát;
− POPG là tốc độ tăng dân số;
− Tt là biến giả thời gian; µi là tác động không quan sát được cố định qua thời
gian và εit là sai số.
Có một vài điểm lưu ý trong mô hình nghiên cứu trên:
− Biến FSY được quan tâm đặc biệt khi nó vừa được khảo sát tại thời điểm t,
vừa khảo sát tại thời điểm t-1;
− Biến FSYt được cho là có sự tương tác với biến DTFt-1;
21

− Dữ liệu của các biến trong mô hình được tính toán theo trung bình 5 năm
(5-year averages) để hạn chế ảnh hưởng của các thành phần bất quy tắc;
− Mô hình trên được ước lượng bằng phương pháp GMM để xử lý vấn đề về
biến nội sinh, trong đó biến công cụ được sử dụng là:
+ Biến giả sự tồn tại của Cục Xúc tiến Đầu tư (Dummy of the exisrence of
Investment Promotion Agency – DIPA), biến này sẽ nhận giá trị là 1 nếu một quốc
gia có Cục Xúc tiến Đầu tư, 0 trong trường hợp còn lại (quan sát được thực hiện 5
năm 1 lần);
+ Thời gian tồn tại của Cục Xúc tiến Đầu tư (The length of the existence of
Investment Promotion Agency – CumDIPA), biến này sẽ nhận giá trị tương ứng với
số năm Cục Xúc tiến Đầu tư tồn tại trong khoảng thời gian 5 năm đang xét.
Công trình thứ hai mà tác giả muốn nhắc đến ở đây là công trình nghiên cứu
tác động của các nhân tố vĩ mô đến TFP ở Pakistan của Khan (2005). Trong bài
nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất mô hình:
TFP = α0 + α1 (Ổn định kinh tế)+ α2(Độ mở nền kinh tế) + α3(Phát triển con người)
+ + α4(Phát triển tài chính) + α5(Biến kiểm soát) + µt
Trong đó:
− Ổn định kinh tế (Macroeconomic Stability) được đo lường thông qua tỷ lệ
lạm phát;
− Độ mở nền kinh tế (Openness of Economy) được đo lường bằng tỷ lệ giữa
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và GDP;
− Phát triển con người (Human Sector Development) được đo lường thông qua
các chỉ số chi tiêu cho giáo dục;
− Phát triển tài chính (Financial Sector Development) được đo lường thông qua
các chỉ tiêu như Quy mô tín dụng tư nhân (The Size of Private Credit) hay tỷ lệ giữa
Cung tiền M2 và GDP;
− Biến kiểm soát (Control Variables) ở đây bao gồm: thâm hụt ngân sách, chi
tiêu chính phủ, dân số, đầu tư và các chỉ số về lao động.
Khan (2005) đã sử dụng phương pháp OLS để ước lượng mô hình này. Cụ
thể , tác giả cho chạy mô hình 3 lần:
22

Lần 1 gồm các biến độc lập: Lạm phát (inflation), Thâm hụt ngân sách
(Budget Deficit), Chi giáo dục (Education Expenditure), Độ mở thương mại
(Openness of Trade), Chiều sâu tài chính (Financial Depth) và Dân số
(Population);
Lần 2 gồm các biến độc lập: Lạm phát (inflation), Tín dụng tư nhân (Private
Credit), Đầu tư nội địa (Domestic Investment), Chi tiêu Chính phủ (Government
Consumption) và Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment);
Lần 3 bao gồm tất cả các biến độc lập trên.
Nhận xét phương pháp:
− Bằng việc chạy mô hình như trên, tác giả sẽ có được cái nhìn đúng đắn hơn
về tính bền vững của các biến được cho là có ý nghĩa, ngoài ra nó cũng cho phép tác
giả lựa chọn ra mô hình phù hợp nhất;
− Biến Lạm phát là biến được tác giả nhấn mạnh khi cho nó xuất hiện ở cả 3
lần chạy và đúng như dự đoán của tác giả: trong cả 3 lần, biến này luôn có ý nghĩa
thống kê (10%).
1.1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả là:
∆𝑙𝑛𝐴it = α0 + α1lnDTFi,t-1 + α2lnHKi,t-1 + α3lnTOit + α4INFi,t-1 + α5POPGit +
+ α6FSYit + α7INFit + α8PCit + α9FSYit . lnDTFi,t-1 + εit (*)
Trong đó, có 2 điểm đáng lưu ý:
Phương pháp xây dựng mô hình: mô hình được xây dựng dựa trên những
mô hình trước đó mà tác giả đã đề cập trong phần trước. Cụ thể tác giả bổ sung
thêm biến PC vào phương trình của Baltabaev (2013) để có thể rà soát tối đa các
nhóm biến liên quan tới: ổn định kinh tế, độ mở kinh tế, phát triển con người, phát
triển tài chính và biến kiểm soát như đề xuất của Khan (2005) và không đưa biến tỷ
lệ chi phí R&D và GDP vào mô hình vì trong khả năng của mình, tác giả chưa thể
tìm thấy nguồn số liệu đáng tin liên quan đến chỉ số này.
Trong phần tiếp theo, tác giả sẽ giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu
và trình bày về phương pháp xử lý số liệu.
23

1.2. Phương pháp xử lý số liệu


Số liệu của các quốc gia trên sẽ được lấy trong giai đoạn 1992-2012 và được
tác giả xử lý để cho ra bảng số liệu trung bình 3 năm (3-year averages) nhằm phản
ánh rõ hơn xu thế của các biến trong giai đoạn này, đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng
của việc thiếu dữ liệu của một vài năm.
Các biến và cách đo lường các biến trong mô hình:
1.2.1. Tốc độ tăng TFP (∆𝒍𝒏𝑨it)
Phương pháp để tính tốc độ tăng TFP trong bài nghiên cứu này dựa trên
phương trình (2) đã nói ở chương 1:
ΔlnY = ΔlnA + vLΔlnL + vLΔlnQ + ∑6𝑖=1 𝑣𝐾𝑖 ΔlnKi
Trong đó:
Số lượng lao động (L) được tính thông qua số lượng người lao động hoặc
tổng số giờ làm việc. Cụ thể:
− Số lượng lao động có thể được tính theo tư tưởng quốc dân (national
concept) tức là chỉ tính tất cả lao động làm việc trong và ngoài một nước với điều
kiện họ là người của nước đó; hoặc được tính theo tư tưởng quốc nội (domestic
concept) tức là chỉ tính tất cả lao động đang làm việc trong lãnh thổ một nước. Vì tư
tưởng quốc nội gần hơn với GDP nên nó thường được sử dụng hơn.
− Tính toán yếu tố lượng lao động dựa trên số lượng người lao động nhiều khi
không chính xác vì rất có thể một quốc gia sẽ có lượng lao động lớn hơn chỉ vì lao
động của họ làm việc nhiều giờ hơn. Vì lý do đó mà The Conference Board (2015)
còn đưa ra một yếu tố nữa để tính lượng lao động, đó là tổng số giờ làm việc. Chỉ
tiêu này sẽ phản ánh chính xác hơn nhưng nó có hạn chế là: rất khó trong việc thu
thập số liệu và thống nhất về phương pháp thu thập số liệu. Chính vì lẽ đó mà số
lượng người lao động và tổng số giờ làm việc vẫn được sử dụng song song hiện
nay.
Chất lượng lao động (Q) được tính dựa trên chỉ số chất lượng lao động (the
quality index) . Chỉ số này được tính bằng cách tính tổng có trọng số của phần trăm
lao động có kỹ năng thấp, kỹ năng trung bình và kỹ năng cao, với trọng số được
tính dựa trên mức lương trung bình tương ứng của ba nhóm lao động này. Chỉ số
24

chất lượng lao động dao động từ 1 đến 2,8 khi tính cho các quốc gia đang phát triển
và từ 1 đến 2,25 khi tính cho các nước phát triển.
Vốn (K) được chia thành hai nhóm chính: vốn phi công nghệ thông tin và
truyền thông (non-ICT capital) bao gồm nhà xưởng, công trình xây dựng, thiết bị
vận tải và máy móc và vốn công nghệ thông tin và truyền thông (ICT capital) bao
gồm phần cứng máy tính, phần mềm máy tính và thiết bị viễn thông. Vốn của mỗi
nhóm sẽ được tính theo công thức:
Ki,t = (1 – δi).Ki,t-1 + Ii,t
Với I là lượng đầu tư và bộ số δi là tỷ lệ khấu hao của các loại vốn và được
sử dụng chung cho tất cả các quốc gia.
Hệ số đóng góp của lao động (vL) được tính bằng cách lấy tổng lương,
thưởng, bảo hiểm của người lao động chia cho tổng giá trị tăng thêm mà họ làm ra.
Hệ số đóng góp của vốn (vK) được tính bằng cách lấy 1 trừ đi vL.
1.2.2. Chênh lệch khoa học công nghệ (DTF)
Để tính toán mức độ chênh lệch khoa học công nghệ (distance to technology
frontier) của một khu vực, Amable và cộng sự (2008) đã đưa ra các định nghĩa: biên
giới công nghệ (technology frontier) có nghĩa là công nghệ mang lại năng suất lớn
nhất trên thế giới trong một thời kỳ nhất định. Quốc gia (hoặc khu vực, hoặc ngành)
nào có năng suất lao động cao nhất thì được coi là người dẫn đầu công nghệ
(technology leader) và chênh lệch khoa học công nghệ của một quốc gia (khu vực,
ngành) sẽ được tính bằng cách lấy năng suất lao động của người dẫn đầu công nghệ
chia cho năng suất lao động của quốc gia (khu vực, ngành) đó.
Cũng theo Amble và cộng sự (2008), năng suất lao động được tính theo giá
trị tăng thêm trên mỗi giờ lao động được coi là thước đo chính trong phương pháp
đo chênh lệch khoa học công nghệ. Tuy nhiên, do khó khăn về mặt số liệu, nên
Baltabaev (2013) đề xuất sử dụng cách tính dựa trên số lượng người lao động (GDP
per worker) trong bài nghiên cứu của mình. Cụ thể, ông đề xuất DTF của quốc gia i
sẽ được tính bằng cách lấy năng suất lao động của Mỹ chia cho năng suất lao động
của quốc gia i. Trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng sẽ lựa chọn theo phương
pháp của Baltabaev (2013).
25

Do cần phải mất thời gian để một quốc gia có thể tận dụng công nghệ từ các
nước tiên tiến nên biến DTF sẽ đi vào mô hình với độ trễ là 1 năm.
1.2.3. Vốn con người (HK)
Trên thế giới, có khá nhiều phương pháp để đo lường mức vốn con người
của một quốc gia như tỷ lệ biết đọc, biết viết hoặc tỷ lệ nhập học các cấp. Các thước
đo này có khá nhiều hạn chế như: tỷ lệ biết đọc, biết viết chỉ là những kiến thức
khởi đầu ở cấp tiểu học và rất khó để sử dụng để đánh giá trình độ, kỹ năng của
người lao động, còn tỷ lệ nhập học một cấp bậc nào đó thì cũng chỉ là một trong các
nhân tố cấu thành vốn con người trong tương lai.
Gần đây, một chỉ số được sử dụng để đo lường vốn con người đang khá
thông dụng đó là số năm đi học bình quân (đây cũng là chỉ tiêu cấu thành nên chỉ số
HDI của UNDP). Chỉ số này theo Barro và Lee (2013) được dùng để tính cho dân
số có độ tuổi từ 15 trở lên và có công thức:
st = ∑𝐴a=1 𝑙𝑡𝑎 . 𝑠𝑡𝑎
Trong đó: 𝑙𝑡𝑎 là tỷ lệ số dân thuộc nhóm a và 𝑠𝑡𝑎 là số năm đi học của nhóm a
ở thời điểm t (a = 1: độ tuổi từ 15 đến 19, a = 2: độ tuổi từ 20 đến 24, … , a=13: độ
tuổi lớn hơn hoặc bằng 75).
Chỉ số vốn con người trong bài nghiên cứu này sẽ được tính theo cách tính
của The Penn World Table, dựa trên công thức của Barro và Lee (2013) và công
thức tính tý suất sinh lời của giáo dục theo Psacharopoulos (1994). Cụ thể, chỉ số
vốn con người ở quốc gia i, trong thời gian t sẽ tính theo công thức:
hcit = 𝑒 𝜙(𝑠𝑖𝑡)
Trong đó: sit là số năm đi học trung bình tính theo Barro và Lee (2013), ϕ(s)
được xây dựng dựa trên hàm tỷ suất sinh lợi của Psacharopoulos (1994):
0,134s nếu s ≤ 4
ϕ(s) = 0,134x4 + 0,101(s-4) nếu 4 < s <8
0,134x4 + 0,101x4 + 0,068(s-8) nếu s>8
Theo tác giả, vốn con người nên đi vào mô hình với độ trễ 1 năm vì lao động
hiện nay rất cần thời gian để có thể học việc, thích nghi môi trường mới cũng như
26

phải tính toán đến hiện tượng thất nghiệp tạm thời của lao động do chưa tìm được
việc làm phù hợp.
1.2.4. Độ mở thương mại (TO)
Hiện nay vì định nghĩa thế nào là độ mở thương mại vẫn chưa rõ ràng nên có
khá nhiều phương pháp tính cho chỉ tiêu này. Tác giả sẽ liệt kê bên dưới một vài
phương pháp thông dụng:
Bảng 2.1. Các phương pháp tính độ mở thương mại

Cách tính Định nghĩa


M/GDP Cường độ nhập khẩu (import trade intensity):
được đo lường bằng cách lấy kim ngạch nhập
khẩu chia cho GDP danh nghĩa
X/GDP Cường độ xuất khẩu (export trade intensity):
được đo lường bằng cách lấy kim ngạch xuất
khẩu chia cho GDP danh nghĩa
(X + M)/GDP Cường độ thương mại (trade intensity): được đo
lường bằng cách lấy tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu chia cho GDP danh nghĩa
1-[(X+M)/(2GDP)] x 100 Cường độ thương mại hiệu chỉnh (adjusted trade
intensity) được đề xuất bởi Frankel (2000)
M/GDP – (1 – GDP/∑𝑘𝑖=1 𝐺𝐷𝑃 i) Cường độ thương mại hiệu chỉnh (adjusted trade
intensity) được đề xuất bởi Li và cộng sự (2004)
(X + M)/rGDP Cường độ thương mại thực (real trade intensity):
GDP ở đây được tính theo phương pháp ngang
giá sức mua (PPP) theo đề xuất của Alcalá và
Ciccone (2004)
Nguồn: Squalli và cộng sự (2006)
Ở bảng 2.1, có ba phương pháp thông dụng nhất đó là cách tính M/GDP,
X/GDP và (X + M)/GDP; ngoài ra bảng cũng liệt kê một vài phương pháp tính toán
của các nhà kinh tế học trên thế giới. Mỗi cách tính mang lại một phương pháp để
27

xem xét lợi ích do mở cửa kinh tế mang lại, tuy nhiên, theo Squalli và cộng sự
(2006), “đơn giản mà nói, cường độ thương mại càng lớn, nền kinh tế càng mở để
thu được nhiều lợi ích hơn”.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng sẽ sử dụng cường độ thương mại để
làm biến đại diện cho độ mở thương mại.
1.2.5. Lạm phát (INF)
Như đã nói ở chương I, hiện nay có 2 chỉ tiêu cơ bản để đo lường lạm phát
đó là CPI (Consumer price index) và chỉ số khử lạm phát GDP (GDP deflator).
Đánh giá về 2 chỉ tiêu này, Nguyễn Trọng Hoài (2004) cho rằng: CPI không
thể đo lường một cách chính xác lạm phát bởi nó bị tác động bởi: sai lệch cơ cấu
(composition bias) và sai lệch thay thế (subsitution bias):
Sai lệch cơ cấu là do rổ hàng hóa chậm thay đổi vì nó không bao gồm những
hàng hóa tiêu dùng mới phát sinh nhưng được đa số người tiêu dùng sử dụng.
Sai lệch thay thế là do khi giá cả một hàng hóa nào đó trong rổ hàng hóa gia
tăng thì dân chúng sẽ chuyển sang tiêu dùng mặt hàng thay thế với giá rẻ hơn.
Từ những lý luận trên, Nguyễn Trọng Hoài (2004) kết luận: nếu tính lạm
phát từ CPI thì sẽ rất dễ dẫn đến một dự báo lạm phát quá mức. Ông cũng cho rằng
chỉ số khử lạm phát GDP sẽ tính chính xác hơn theo định nghĩa của lạm phát; tuy
nhiên nó có nhược điểm so với CPI là chỉ số khử lạm phát GDP chỉ tính được lạm
phát của một năm sau khi có báo cáo về GDP của năm đó, trong khi CPI có thể
dùng để tính lạm phát tại bất kỳ thời điểm nào.
Trong bài nghiên cứu này, chỉ số lạm phát được được sử dụng theo hàng năm
do đó, để phản ánh chính xác tình hình lạm phát của các quốc gia, tác giả sẽ sử dụng
chỉ số khử lạm phát GDP làm chỉ tiêu đo lường.
Ngoài ra, vì các nhà đầu tư thường đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô trước khi
quyết định đầu tư vào công nghệ, dây chuyền mới nên tác giả sẽ để biến INF tham
gia vào mô hình với độ trễ là 1 năm.
1.2.6. Tốc độ tăng dân số (POPG)
Tốc độ tăng dân số được tính bằng sự thay đổi phần trăm trong số dân của
các quốc gia hằng năm.
28

1.2.7. Tỷ lệ giữa FDI và GDP (FSY)


FDI hiện nay có thể được tính toán dưới hai dạng:
Dòng chảy FDI (FDI flow) là lượng FDI đổ vào một quốc gia được tính toán
cho từng năm;
FDI tích lũy (FDI stock) là dòng vốn FDI được tích lũy qua các năm.
Theo Baltabaev (2013), FDI tích lũy đánh giá chính xác hơn tác động của
FDI do “nó đo lường tác động của các doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hơn là
các công ty mới gia nhập”. Tuy nhiên, do khó khăn về mặt số liệu và nhận thấy các
công trình nghiên cứu khác vẫn sử dụng dòng chảy FDI như một biến đo lường hiệu
quả (ví dụ như Khan (2005) hay Nguyễn và cộng sự (2010)) nên tác giả vẫn sẽ lựa
chọn dòng chảy FDI cho đề tài này.
Bên cạnh đó, để đánh giá đúng tác động của FDI thông qua quy mô các nền
kinh tế khác nhau, tác giả sẽ để FDI sẽ đi vào mô hình dưới dạng biến FSY, tức là
được xây dựng dưới dạng FDI/GDP.
1.2.8. Tín dụng tư nhân (PC)
Độ sâu của khu vực tài chính (Financial sector depth) theo Khan (2005)
được thể hiện qua hai kênh: số lượng và chất lượng.
Kênh số lượng tức là có ý muốn nhấn mạnh tác động của khu vực tài chính
đến tốc độ tích lũy vốn mà theo ông là “tốc độ tích lũy vốn sẽ nhanh hơn nếu khu
vực tài chính có thể khiến người dân tiết kiệm nhiều hơn hoặc tham gia vào việc
mang lại công nghệ tiên tiến hơn”;
Kênh chất lượng thì lại chủ yếu nhấn mạnh vào tầm quan trọng của khu vực
tài chính trong việc tác động đến tốc độ đổi mới công nghệ. Ông cho rằng: “tốc độ
đổi mới và cải tiến công nghệ sẽ nhanh hơn nếu khu vực tài chính giúp người dân
hiểu được lợi ích khi tham gia vào quá trình này”.
Và để đo lường những kênh này, ông đã sử dụng 2 chỉ số đó là Tín dụng tư
nhân (Private credit) và tỷ số M2/GDP. Trong đó tín dụng tư nhân được hiểu như
giá trị các dự án đầu tư xuất phát từ các khoản vay từ các tổ chức tín dụng.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ chỉ dùng biến tín dụng tư nhân để đo
lường tác động của độ sâu của khu vực tài chính đến TFP với lý do: càng dễ dàng
29

tiếp cận với các khoản tín dụng, mức năng suất của các công ty cũng như tăng
trưởng kinh tế sẽ càng nâng cao, từ đó đóng góp vào TFP của toàn nền kinh tế (theo
Khan (2005)).
Bên cạnh đó, Djankov (2005) khi nghiên cứu về tín dụng tư nhân đã đưa
biến này vào mô hình định lượng của mình dưới dạng tỷ số tín dụng tư nhân trên
GDP để phản ánh đúng mức độ tín dụng tư nhân theo quy mô của từng nền kinh tế.
Đề tài này cũng nghiên cứu tín dụng tư nhân qua nhiều quốc gia khác nhau nên tác
giả cũng sẽ sử dụng tỷ lệ trên, với tín dụng tư nhân được hiểu là tổng nguồn lực tài
chính cung cấp cho khu vực tư nhân của các tổ chức tín dụng thông qua các khoản
vay nợ, chứng khoán,…(định nghĩa Tín dụng nội địa cho khu vực tư nhân (Domestic
Credit to Private Sector) theo World Bank).
1.3. Phương pháp hồi quy
Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu ở dạng bảng trung bình 3 năm (3-year
averages panel) nên tác giả sẽ tiếp cận bằng phương pháp ước lượng Moment tổng
quát (GMM) với lý do: phương pháp GMM được cho là phương pháp tổng quát của
rất nhiều phương pháp ước lượng phổ biến như OLS, GLS, MLE,… và ngay cả khi
có sự tương quan giữa các biến độc lập và sai số trong mô hình, phương pháp GMM
vẫn cho ra các ước lượng vững, không chệch, phân phối chuẩn và hiệu quả.
Trong mô hình này, tác giả sẽ sử dụng biến ∆𝑙𝑛𝐴 với độ trễ -2 làm biến công
cụ và để kiểm định tính hợp lý của công cụ được sử dụng, tác giả sẽ đánh giá thông
qua thống kê J và Arellano-Bond:
− Thống kê J sẽ xác định tính chất phù hợp của các biến công cụ trong mô hình
GMM – kiểm định về giới hạn nội sinh của mô hình. Giả thuyết H0 biến công cụ là
ngoại sinh (không tương quan với sai số của mô hình) được sử dụng, do đó giá trị p
của thống kê J càng lớn càng tốt;
− Kiểm định Arellano-Bond sẽ xác định hiện tượng tự tương quan của mô hình
với giả thuyết H0: không tự tương quan. Trong các nghiên cứu hiện nay, người ta
thường chỉ quan tâm đến kiểm định AR(2) vì nó kiểm tra tự tương quan ở các cấp
độ trong khi AR(1) lại thường bác bỏ giả thuyết H0.
30

Và để kiểm định tính bền vững của các biến khi đi vào mô hình nhằm tìm ra
nhân tố thật sự có tác động đến tốc độ tăng TFP, tác giả sẽ cho chạy mô hình 4 lần,
trong đó: lần 1 có đầy đủ các biến, lần 2, 3, 4 lần lượt bỏ đi từng biến ln(HK)it,
POPGit, và PC (chúng là những nhân tố có ít tác động nhất đến TFP khi quan sát sự
tương tác độc lập giữa từng nhân tố với tốc biến phụ thuộc ở chương 3).
2. Thu thập số liệu
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, dữ liệu trong bài sẽ được lấy từ 13
quốc gia thuộc diện có mức thu nhập trung bình thấp (theo kết quả công bố năm
2014 trên World Bank), bao gồm: Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Phillippines,
Bolivia, Cameroon, Ai Cập, Ghana, Guatemala, Morocco, Pakistan, Senegal,
Sudan. Một số quốc gia khác cũng có cùng nét tương đồng về kinh tế với Việt Nam
nhưng không được đưa vào nghiên cứu này là do: trong khả năng của mình, tác giả
chưa thể tìm đủ số liệu cần thiết cho việc chạy mô hình của các quốc gia đó.
Do sự đa dạng của các biến được sử dụng nên tác giả đã sử dụng khá nhiều
nguồn dữ liệu khác nhau. Cụ thể được nêu trong bảng sau:
Bảng 2.2. Bảng mô tả dữ liệu
Dấu kỳ
Tên biến Mô tả biến Đơn vị Nguồn dữ liệu
vọng
The Conference Board Total
∆𝐥𝐧𝐀it Tốc độ tăng TFP % Economy Database (tháng 1
năm 2014)
The Conference Board Total
Chênh lệch khoa
DTF % + Economy Database (tháng 1
học công nghệ
năm 2014)

HK Vốn con người + Penn World Table 8.0

TO Độ mở thương mại % + World Bank

INF Lạm phát % - World Bank


31

POPG Tốc độ tăng dân số % + World Bank

FSY Tỷ lệ FDI trên GDP % + World Bank

PC Tín dụng tư nhân % + World Bank

Nguồn: tác giả tổng hợp


Tiểu kết chương 2: như vậy, trong chương 2, tác giả đã lý giải về cơ sở để
đưa ra mô hình kinh tế lượng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã trình bày về phương
pháp xử lý số liệu và lý do sử dụng các phương pháp đó cũng như giải thích về
nguồn số liệu mà tác giả sử dụng trong đề tài này.
32

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


1. Mối quan hệ giữa từng biến độc lập với tốc độ tăng TFP
Trong phần này, tác giả sẽ xem xét mối tương quan của từng nhân tố đối với
tốc độ tăng TFP thông qua đồ thị trực quan (trong đó, trục tung bên trái biểu thị đơn
vị cho các nhân tố (ngoại trừ biến chỉ số vốn con người (HK) là không có đơn vị,
các chỉ số còn lại có đơn vị là %) và trục tung bên phải biểu thị đơn vị cho tốc độ
tăng TFP (đơn vị là %)) và đường hồi quy mẫu (chi tiết trong phụ lục). Kết quả định
lượng sẽ được tác giả nói ở phần 2.
1.1. Mối quan hệ giữa chênh lệch khoa học công nghệ (DTF) và tốc độ tăng TFP
Quan sát hình 3.1 và đường hồi quy mẫu của cặp biến này, mối quan hệ đồng
biến chỉ xuất hiện ở 4 quốc gia là: Việt Nam, Ai Cập, Ghana và Sudan; tất cả các
quốc gia còn lại đều cho thấy mối quan hệ nghịch biến (trong đó các quốc gia như
Guatemala và Bolivia mối tương quan âm xảy ra khá yếu).

Việt Nam Indonesia Ấn Độ


30 4 15 10 20 6
25 5 18
2 4
20 10 0 16
15 0 -5 2
14
10 5 -10 0
-2 12
5 -15
0 -4 0 -20 10 -2
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
1995
1992

1998
2001
2004
2007
2010

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

Philippines Bolivia Cameroon


12 6 12 4 20 6
11.5 4 11.5 19 4
2 2
11 11
2 18 0
10.5 10.5 0
0 10 17 -2
10 -4
-2 16
9.5 -2 9.5 -6
9 -4 9 -4 15 -8
1995
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

1992

1998
2001
2004
2007
2010
2007
1992
1995
1998
2001
2004

2010
33

Ai Cập Ghana Guatemala


6.4 8 25 15 6 4
6 23 10 3
6.2 5 5.5 2
4 21
0 1
6 2 19 5
-5 0
0 17 -10 4.5 -1
5.8 -2
-215 -15
4 -3

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
5.6 -4

2010
1992
1995
1998
2001
2004
2007
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

Morocco Pakistan Senegal


12 15 13 10 23 4
10 22.5 2
11 12 5
5 22
11 0 0
10 0 21.5
-2
-5 10 -5 21
9 -4
-10 20.5
9 -10
8 -15 20 -6
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

1995

2001

2007
1992

1998

2004

2010
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

Sudan
30 10
5
25
0
20
-5
15 -10

DTF TFP

Hình 3.1. Mối quan hệ giữa DTF và Tốc độ tăng TFP


Nguồn: Tác giả tính toán bằng Excel
Nhận xét về điều này, tác giả cho rằng xu hướng nghịch biến chung cho thấy:
càng thu hẹp năng suất lao động với các nước tiên tiến, các nước càng có khả năng
để tận dụng tốt các nguồn lực trong nước, từ đó nâng cao tốc độ tăng TFP. Vậy câu
hỏi đặt ra là cơ sở lý thuyết ban đầu của vấn đề này là: “các nước càng có sự chênh
lệch lớn về trình độ khoa học công nghệ với các nước tiên tiến thì tốc độ phát triển
của họ để bắt kịp các nước này sẽ càng nhanh” (Alexander Gerschenkron (1962))
34

còn đúng không? Tác giả cho rằng nó vẫn đúng (ít nhất là đối với 4 quốc gia kể
trên), tuy nhiên trong thời đại mới này, nó còn phải tùy thuộc vào mức độ phát triển
cũng như đặc thù của từng quốc gia; và thực tế hiển nhiên ở trên đã chứng minh
rằng: đúng là các nước đi sau thì có điều kiện để phát triển hơn nhưng nếu không có
nguồn nhân lực có năng suất lao động đủ mạnh thì cũng sẽ khó có thể để nâng cao
tốc độ tăng TFP.
1.2. Mối quan hệ giữa chỉ số vốn con người (HK) và tốc độ tăng TFP
Hình 3.2 thể hiện đồ thị của chỉ số vốn con người và tốc độ tăng TFP qua các
năm. Nhìn chung, chỉ số HK ở hầu hết các quốc gia gần như là tăng đều và không
thể hiện rõ mối quan hệ chặt chẽ nào đối với tốc độ tăng TFP. Khi quan sát đường
hồi quy mẫu thì tác giả cũng nhận thấy có đến 7 trong số 13 quốc gia được xét
không thể hiện rõ rệt một mối quan hệ nào giữa chúng.
Có thể thấy, các quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của vốn con
người và với sự đầu tư tích cực của mình, họ đã thúc đẩy chỉ số này tăng qua các
năm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là về mối tương quan giữa chỉ số vốn con
người và tốc độ tăng TFP, tại sao nó lại khá lu mờ như vậy? Lý giải về điều này, tác
giả cho rằng:

Việt Nam Indonesia Ấn Độ


2.5 4 2.5 10 2 6
2 2 2 4
0 1.8
1.5 1.5 2
0
1 1 -10 1.6
-2 0
0.5 0.5
1.4 -2
0 -4 0 -20
1998
1992
1995

2001
2004
2007
2010
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

Philippines Bolivia Cameroon


2.8 64 4 2.2 10
2.7 43 2 5
2.6 2 2
2 0 0
2.5 0 1.8
2.4 -21 -2 -5
2.3 -40 -4 1.6 -10
2007
1992
1995
1998
2001
2004

2010

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
35

Ai Cập Ghana Guatemala


3 8 2.5 15 2 4
2.5 6 2.4 10 1.9 3
2.3 5 2
2 4 1.8
2.2 0 1
1.5 2 2.1 -5 1.7 0
1 0 2 -10 -1
1.6 -2
0.5 -2 1.9 -15
1.5 -3

2001
1992
1995
1998

2004
2007
2010
0 -4

2007
1992
1995
1998
2001
2004

2010
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

Morocco Pakistan Senegal


2.5 15 2.5 10 2 4
2 10 2 1.9 2
5
5 1.5 1.8
1.5 0 0
0 1 1.7
1 -2
-5 -5 1.6
0.5 0.5 -4
-10 1.5
0 -10
0 -15 1.4 -6
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
Sudan
1.6 10
1.5 5
1.4 0
1.3 -5
1.2 -10
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

HK TFP

Hình 3.2. Mối quan hệ giữa HK và Tốc độ tăng TFP


Nguồn: Tác giả tính toán bằng Excel
Thứ nhất, ở các quốc gia đang phát triển, các ngành nghề đòi hỏi lao động có
học vấn còn hạn chế, do đó vai trò của giáo dục vẫn chưa được thể hiện rõ nét.
Thứ nhì, so với các yếu tố đầu vào khác (công nghệ, tích lũy vốn,…) có thể
tác động ngay tới hiệu quả sản xuất thì giáo dục vẫn được coi là một nhân tố tiền đề
cho sự phát triển dài hạn.
36

Thứ ba, điều này cũng rất có thể là do lao động có học vấn ở các quốc gia
đang phát triển đang trong tình trạng làm việc dưới kỹ năng hoặc thất nghiệp dẫn tới
vai trò của họ trong việc cải thiện năng suất quốc gia gặp nhiều hạn chế.
1.3. Mỗi quan hệ giữa độ mở thương mại (TO) và tốc độ tăng TFP
Quan sát hình 3.3, tác giả nhận thấy chiếu hướng biến thiên của TO và tốc độ
tăng TFP khá đa dạng: thể hiện sự đồng biến rõ ràng nhất là ở Phillipines,
Cameroon, Ghana; thể hiện sự đồng biến chỉ trong khoảng thời gian từ năm 2000
trở về sau như Indonesia, Bolivia, Ai Cập, Guatemala, Pakistan; trong khi một vài
quốc gia lại thể hiện sự nghịch biến ở một số thời điểm đặc biệt như ở Việt Nam,
Indonesia, Ấn Độ, Sudan.

Việt Nam Indonesia Ấn Độ


200 4 150 10 60 6
150 2 4
100 0 40
100 0 2
50 -10 20
50 -2 0
0 -20 0 -2
0 -4
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

1992
1996
2000
2004
2008
2012
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

Philippines Bolivia Cameroon


120 6100 4 60 6
100 4 80 50 4
2 2
80 40
2 60 0
60 0 30
0 40 -2
40 20 -4
-2
20 -2 20 10 -6
0 -4 0 -4 0 -8
1992
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

1995
1998
2001
2004
2007
2010
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

Ai Cập Ghana Guatemala


80 8 150 15 80 4
6 10 60 2
60
4 100 5
40 2 0 40 0
0 50 -5 20 -2
20
-2 -10
0 -4
0 -4 0 -15
2010
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2007
1992
1995
1998
2001
2004

2010

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
37

Morocco Pakistan Senegal


100 15 50 10 100 4
80 10 40 5 80 2
5 30 60 0
60 0
0 20
40 40 -2
-5 10 -5
20 -10 20 -4
0 -10
0 -15 0 -6

2007
1992
1995
1998
2001
2004

2010

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

Sudan
50 10
40 5
30
0
20
10 -5
0 -10

TO TFP

Hình 3.3. Mối quan hệ giữa TO và tốc độ tăng TFP


Nguồn: Tác giả tính toán bằng Excel
Bảng 3.2 mô tả dữ liệu của Indonesia, một trong các nước thể hiện sự tương
quan chặt chẽ giữa TO và tốc độ tăng TFP giai đoạn 2000 trở về sau (trong đó, màu
xanh thể hiện số liệu có sự tăng lên so với năm trước đó và màu đỏ thể hiện điều
ngược lại). Có thể thấy, sự giống nhau về chiều hướng biến thiên thể hiện rất rõ:
Bảng 3.1. Tốc độ tăng TFP và TO của Indonesia giai đoạn 1992-2012
Đơn vị: %

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006


TFP 2.74 0.56 1.54 1.64 1.78 2.2 1.16
TO 71.43688 69.79321 59.07946 53.61649 59.76129 63.98794 56.65713
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
TFP 0.49 0.89 -0.4 0.77 1.45 0.94
TO 54.82925 58.5614 45.51212 47.4851 51.31144 50.14898

Nguồn: Tác giả tổng hợp bằng Excel


38

Lý giải về các vấn đề trên, tác giả cho rằng:


Thứ nhất, thế giới càng về sau này càng “phẳng” hơn, do đó mức độ tác động
của độ mở cửa đến nền kinh tế sẽ được thể hiện rõ hơn về sau.
Thứ nhì, giai đoạn này chứng kiến các cuộc khủng hoảng mang tính châu lục
và toàn cầu như: khủng hoảng tài chính Châu Á (1998), khủng hoảng tài chính toàn
cầu (2008) hay khủng hoảng nợ công Châu Âu (2010-2011). Tất nhiên, bản thân các
cuộc khủng hoảng không nhất thiết sẽ tác động tiêu cực đến TFP, nhưng mà thông
qua các khó khăn mà nó mang lại bằng cách tác động xấu đến tình hình kinh doanh,
hệ thống tài chính,… của các doanh nghiệp, TFP vẫn có thể bị ảnh hưởng. Và tác
giả nhận thấy, thời điểm sự nghịch biến xảy ra ở một số quốc gia như đã nói ở trên
khá trùng khớp với thời điểm diễn ra các cuộc khủng hoảng, do đó tác giả lý giải
nguyên nhân cho hiện tượng nghịch biến trên là: một quốc gia có độ mở cửa càng
lớn trong những thời điểm khó khăn của nền kinh tế toàn cầu thì càng dễ bị ảnh
hưởng từ tác động tiêu cực của thế giới bên ngoài.
1.4. Mối quan hệ giữa lạm phát (INF) và tốc độ tăng TFP
Qua hình 3.4, ta thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát (với độ trễ 1 năm) và
tốc độ tăng TFP khá đa dạng giữa các quốc gia. Xem xét qua đường hồi quy mẫu
của cặp biến này, tác giả nhận thấy xuất hiện sự đồng biến rõ nhất ở 6 quốc gia:
Việt Nam, Ấn Độ, Bolivia, Cameroon, Ghana và Sudan; trong khi sự nghịch biến
xuất hiện chỉ xuất hiện ở 5 quốc gia: Indonesia, Philippines, Ai Cập, Guatemala,
Pakistan; các quốc gia còn lại không có biểu hiện rõ ràng.

Việt Nam Indonesia Ấn Độ


40 4 80 10 15 6
30 2 60 4
0 10
20 0 40 2
-10 5
10 -2 20 0
0 -4 0 -20
0 -2
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
39

Philippines Bolivia Cameroon


25 6 15 4 40 10
20 4 2 30
10 5
15 2
0 20
10 0 0
5 10
5 -2 -2
0 -5
0 -4 0 -4

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
-10 -10

Ai Cập Ghana Guatemala


20 8 80 15 15 4
6 10 3
15 60 2
4 5 10
40 0 1
10 2 -5 0
0 20 5 -1
5 -10
-2 0 -15 -2
0 -3
1998
1992
1995

2001
2004
2007
0 -4 2010

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

Morocco Pakistan Senegal


8 15 25 10 40 4
10 20
6 5 30 2
5 15
4 0 0 20 0
10
-5 -5
2 5 10 -2
-10
0 -10
0 -15 0 -4
2007
1992
1995
1998
2001
2004

2010
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

1992

2001

2010
1995
1998

2004
-10 2007 -6

Sudan
150 10
5
100
0
50
-5
0 -10
1998
1992
1995

2001
2004
2007
2010

INF TFP

Hình 3.4. Mối quan hệ giữa INF và tốc độ tăng TFP


Nguồn: Tác giả tính toán bằng Excel
40

Nhận định về vấn đề này, tác giả cho rằng:


Thứ nhất, sự tăng lên của lạm phát ở mức thấp là dấu hiệu cho thấy thị
trường đang có dấu hiệu của sự tăng trưởng trong tương lai (có thể thấy điều này ở
Ấn Độ, Bolivia và Cameroon), vì thế việc đẩy mạnh đầu tư, nâng cao năng suất sẽ
là sự lựa chọn tốt.
Thứ nhì, ở những thị trường giàu tiềm năm và đang tăng trưởng như Việt
Nam, lạm phát cao sẽ thể hiện tổng cầu của nền kinh tế đang có xu hướng gia tăng
vì thế đây cũng có thể coi là cơ hội cho các nhà đầu tư, trong khi lạm phát thấp có
thể khiến cho các nhà đầu tư nghĩ rằng nền kinh tế đang tăng trưởng dưới tiềm
năng, nguồn cầu của tiêu dùng yếu đi và sẽ e dè hơn trong các dự án đầu rư cải
thiện, nâng cấp của mình.
Bảng 3.2. Tốc độ tăng TFP và lạm phát tại Việt Nam 1992-2012
Đơn vị: %
Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998
TFP 3.47 1.29 0.8 1.08 0.69 -0.31 -2.33
INF 32.62918 17.41498 16.95232 17.04019 8.696769 6.597409 8.837861
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
TFP -2.78 -1.68 -0.7 -0.78 -0.74 -0.29 -0.49
INF 5.734699 11.59451 2.677083 4.942192 6.88845 9.232515 9.203934
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
TFP -0.81 -1.19 -2.68 -2.36 -1.14 -1.45 -2.7
INF 8.568948 9.630226 22.67332 6.215564 12.07436 21.2607 10.92599
Nguồn: Tác giả tổng hợp bằng Excel
Có thể thấy, ngay cả ở nước có mối tương quan dương rõ ràng nhất là Việt
Nam thì giai đoạn sau (từ năm 2006 đến 2012) cũng cho thấy dấu hiệu của sự
nghịch biến với tần suất cao.
Thứ ba, ở trường hợp Sudan, theo Abdulraman (2014): “dấu hiệu của sự
nghịch biến vẫn xuất hiện ở giai đoạn 1995-2000, tuy nhiên sau này, do sự ổn định
về kinh tế và chính trị cũng như nguồn lợi từ dầu mỏ, tốc độ tăng GDP bắt đầu tăng
mạnh (đặc biệt trong giai đoạn 2005-2008)”. Do đó, điều này khiến Sudan trở
thành thị trường giàu tiềm năng; và như đã nói ở trên, những thị trường này thông
thường sẽ thể hiện một sự đồng biến.
41

Thứ tư, ngoài các nguyên nhân trên, mối quan hệ đồng biến hay nghịch biến
còn phụ thuộc vào đặc thù của từng quốc gia (chính sách, các yếu tố nội tại khác
quyết định đến năng suất quốc gia, …), ngưỡng lạm phát, tình hình biến động kinh
tế thế giới (ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng),... Do đó trong khuôn khổ đề tài
này, tác giả không thể giải thích cặn kẽ cho từng quốc gia được.
1.5. Mối quan hệ giữa tốc độ tăng dân số (POPG) và tốc độ tăng TFP
Có thể thấy, tốc độ gia tăng dân số có chiều hướng giảm dần ở các quốc gia
Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Philippines, Bolivia, Pakistan, Cameroon; các quốc
gia còn lại không thể hiện rõ ràng điều này.

Việt Nam Indonesia Ấn Độ


2 4 2 10 2.5 6
5 2
1.5 2 1.5 4
0 1.5
1 0 1 -5 2
1
-10 0
0.5 -2 0.5 0.5
-15
0 -4 0 -20 0 -2

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

Phillippines Bolivia Cameroon


2.5 6 2.5 4 3 6
2 4 2 2.9 4
2 2.8 2
1.5 2 1.5 2.7 0
0 2.6 -2
1 0 1
-2 2.5 -4
0.5 -2 0.5 2.4 -6
0 -4 0 -4 2.3 -8
2007
1992
1995
1998
2001
2004

2010
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

Ai Cập Ghana Guatemala


1.8 10 3 20 2.6 4
1.7 10 2.5 2
5 2 2.4
1.6 0 0
0 2.3
1.5 1 -10 2.2 -2
1.4 -5 0 -20 2.1 -4
1998
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

1992
1995

2001
2004
2007
2010
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
42

Morocco Pakistan Senegal


2 20 3 10 4 4
1.5 10 5 3 2
2 0
1 0 0 2
-2
0.5 -10 1 1 -4
-5
0 -20 0 -10 0 -6
1992
1996
2000
2004
2008
2012

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
Sudan
6 10
4 5
0
2 -5
0 -10

POPG TFP

Hình 3.5. Mối quan hệ giữa POPG và tốc độ tăng TFP


Nguồn: Tác giả tính toán bằng Excel
Còn khi kiểm tra bằng đường hồi quy mẫu của cặp biến này của từng quốc
gia, tác giả nhận thấy: các nước châu Phi (ngoại trừ Sudan thể hiện mối quan hệ
đồng biến) và các nước châu Mỹ đều cho thấy tốc độ tăng dân số tác động tiêu cực
đến tốc độ tăng TFP; trong khi Việt Nam chứng kiến một sự đồng biến rõ nét nhất;
Indonesia, Ấn Độ và Pakistan không cho thấy một mối tương quan rõ ràng nào;
Philippines thì thể hiện một sự tương quan âm.
Giải thích về vấn đề này, tác giả cho rằng:
Thứ nhất, ở các quốc gia biểu hiện sự nghịch biến của hai chỉ số này, rất có
thể tỷ lệ dân số phụ thuộc (những người chưa đến hoặc đã qua độ tuổi lao động)
đang ở mức cao, vì thế một sự gia tăng trong tỷ lệ sinh sẽ dẫn đến áp lực cho những
người trong độ tuổi lao động từ đó, việc đầu tư cho sức khỏe và nâng cao trình độ sẽ
gặp nhiều hạn chế và cuối cùng sẽ đưa đến kết quả là năng suất quốc gia không có
đầy đủ điều kiện để có những bước tiến rõ rệt. (Điều này thể hiện khá rõ ở các nước
Châu Phi, theo You và cộng sự (2014) trong báo cáo của UNICEF, Châu Phi là
châu lục có tỷ lệ trẻ em phụ thuộc cao nhất thế giới, gần 47% dân số Châu Phi là
43

dưới 18 tuổi, và hầu hết các nước Châu Phi đều cho thấy tốc độ tăng dân số tác
động tiêu cực đến tốc độ tăng TFP).
Thứ nhì, các quốc gia như Indonesia, Ấn Độ và Pakistan không thể hiện rõ
ràng một mối quan hệ gì mặt dù tốc độ tăng dân số giảm dần qua các năm, điều này
có thể được lý giải là do năng suất lao động của họ đã tăng mạnh đủ để bù lại
khoảng trống này trong khi đó, ở Việt Nam, khi mà năng suất lao động không thể
bù đắp thì sự sụt giảm trong tốc độ tăng dân số sẽ kéo tốc độ tăng TFP giảm theo.
1.6. Mối quan hệ giữa tỷ lệ FDI trên GDP (FSY) và tốc độ tăng TFP
Thông qua đồ thị và đường hồi quy mẫu và hình 3.6, có thể thấy mối quan hệ
đồng biến giữa FSY và tốc độ tăng TFP thể hiện rõ nhất ở Việt Nam, Indonesia,
Cameroon. Mối quan hệ nghịch biến thể hiện rõ nhất ở Bolivia, trong khi ở các
quốc gia còn lại, sự tương quan là không đáng kể (trong đó có 3 quốc gia có khuynh
hướng thể hiện mối tương quan dương, 5 quốc gia có khuynh hướng thể hiện mối
tương quan âm và 2 quốc gia dường như cho thấy không có mối tương quan nào).

Việt Nam Indonesia Ấn Độ


15 4 4 10 4 6
2 5 3 4
10 2
0 2 2
0
5 0 -5 1 0
-2
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

-10
0 -4 -2 0 -2
-15
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
2007
1992
1995
1998
2001
2004

2010

-4 -20

Philippines Bolivia Cameroon


4 6 15 4 6 6
4 4
3
10 2 4 2
2
2 0
0 5 0 2
1 -2
-2
0 -2 0 -4
0 -4
-6
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
2010
1992
1995
1998
2001
2004
2007

-5 -4 -2 -8
44

Ai Cập Ghana Guatemala


10 8 10 15 4 4
8 10 3
8 6 3
5 2
6 4 6 1
0 2
4 0
4 2 -5
2 1 -1
-10 -2
2 0
0 -15 0 -3

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
0 -2

2004
1992
1995
1998
2001

2007
2010
2007
1992
1995
1998
2001
2004

2010
-2 -4

Morocco Pakistan Senegal


5 15 4 10 4 4
4 10
3 5 3 2
5
3 2 0
0 2 0
2
-5 1 -5
1 1 -2
-10
0 -10 0 -4
0 -15
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

1995
1992

1998
2001
2004
2007
2010
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

-1 -6

Sudan
10 10
8
5
6
4 0
2
-5
0
-2 -10

FSY TFP

Hình 3.6. Mối quan hệ giữa FSY và tốc độ tăng TFP


Nguồn: Tác giả tính toán bằng Excel

Nhận định về điều này, tác giả cho rằng:


Thứ nhất, để dòng vốn FDI thực sự tác động đến năng suất quốc gia thì cần
phải có nhiều điều kiện đi kèm, ví dụ như: vốn con người phải ở một ngưỡng nhất
định (như nhận định của Borensztenin và cộng sự (1998)), hệ thống ngân hàng phải
đủ phát triển (như nhận định của Alfaro và cộng sự (2002)) hay độ mở thương mại
45

phải trên 52% (như nhận định của Nina (2003)). Do đó, tùy vào điều kiện đặc thù
của từng quốc gia mà mức độ tác động là khác nhau.
Thứ nhì, xét riêng trường hợp Bolivia, theo Nina (2003) và tính toán của tác
giả từ dữ liệu của U.S. Department of State (2014), lượng vốn đổ vào khu vực sản
xuất (manufacturing sector) trong giai đoạn 1996-2001 chỉ có 8%, còn trong giai
đoạn 2006-2013 cũng chỉ đạt khoảng 12,5%, với tỷ lệ thấp như vậy thì theo Nina
(2003), “sẽ giới hạn khả năng để tận dụng lợi thế từ tràn lấn tiềm năng (potiential
spillovers)”, tức là không thể kéo theo các ngành công nghiệp địa phương phát triển
(ông đã đúc kết được điều này khi quan sát sự tràn lấn ở các nước Đông Á). Một
nguyên nhân khác cũng được cho là Bolivia đã không tận dụng tốt dòng vốn FDI
được Nina (2003) đưa ra là do tác động của dòng vốn FDI lên tổng đầu tư nội địa là
rất thấp hay nói cách khác, “nó đã không khuyến khích nhiều đầu tư địa phương”.
Những nguyên nhân này có thể giải thích phần nào về mối tương quan âm giữa FSY
và tốc độ tăng TFP như đã nói ở trên.
1.7. Mối quan hệ giữa tín dụng tư nhân (PC) và tốc độ tăng TFP
Dựa vào đồ thị và đường hồi quy mẫu của cặp biến này, có thể thấy mối
quan hệ đồng biến chỉ xảy ra ở 4 quốc gia: Ấn Độ, Philippines, Ghana, Pakistan;
trong khi 2 quốc gia Guatemala và Morocco cho thấy không có mối tương quan rõ
ràng nào; và có đến 8 quốc gia cho thấy mối quan hệ nghịch biến. Một nhận xét nữa
là đa số các quốc gia nhìn chung đều cho thấy một sự tăng trưởng trong nguồn lực
tài chính cho khu vực tư nhân.

Việt Nam Indonesia Ấn Độ


150 4 80 10 60 6
5
2 60 4
100 0 40
0 40 -5 2
50 -10 20
-2 20 0
-15
0 -4 0 -20 0 -2
2007
1992
1995
1998
2001
2004

2010
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

2004
1992
1995
1998
2001

2007
2010
46

Phillippines Bolivia Cameroon


60 6 80 4 15 6
50 4 4
60 2 2
40 10
2 0
30 40 0 -2
0 5
20 -4
-2 20 -2
10 -6
0 -4 0 -4 0 -8

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
2007
1992
1995
1998
2001
2004

2010

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
Ai Cập Ghana Guatemala
60 8 20 15 40 4
6 10
15 30 2
40 4 5
2 10 0 20 0
20 0 -5
5 10 -2
-2 -10
0 -4 0 -15 0 -4
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
2007
1992
1995
1998
2001
2004

2010

Morocco Pakistan Senegal


80 15 40 10 40 4
10 2
60 30 5 30
5
20 0 0
40 0 20
-2
-5 10 -5
20 10 -4
-10
0 -10
0 -15 0 -6
2007
1992
1995
1998
2001
2004

2010
1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010

1992
1995
1998
2001
2004
2007
2010
Sudan
15 10
5
10
0
5
-5
0 -10

PC TFP

Hình 3.7. Mối quan hệ giữa PC và tốc độ tăng TFP


Nguồn: Tác giả tính toán bằng Excel
47

Nhận xét về những hiện tượng trên, tác giả cho rằng:
Thứ nhất, đa số các quốc gia ở trên “đang trả giá bằng sự bất ổn của nền
kinh tế để đổi lấy sự tăng trưởng cao thông qua một khu vực tín dụng rộng lớn”
(theo Ranciére và cộng sự (2008)). Không phủ nhận vai trò của tín dụng đối với
tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên với mức độ tín dụng cao, rủi ro là không thể tránh
khỏi. Theo Loayza và cộng sự (2006), “mối quan hệ tiêu cực sẽ xảy ra đối với cặp
biến này trong ngắn hạn bởi tác động của khủng hoảng tài chính”; và khá trùng hợp
khi mà giai đoạn tác giả đang xét chứng kiến đến 3 khủng hoảng tài chính lớn ảnh
hưởng không nhỏ đến kinh tế thế giới: khủng hoảng tài chính Châu Á 1998, khủng
hoảng tài chính thế giới 2008 và khủng hoảng nợ công Châu Âu bùng nổ năm 2010.
Thứ nhì, một ý tưởng đến từ Tobin (1984) đó là sự phát triển của khu vực tín
dụng sẽ “dẫn đến một sự phân bổ nhân lực dưới mức cực thuận”. Tác giả cho rằng
mặc dù tư tưởng này đến từ những năm 80 của thế kỷ trước tuy nhiên cần xem xét
nó một cách nghiêm túc vì rất có thể một khu vực tín dụng phát triển sẽ thu hút
nhân tài từ các khu vực khác, đặc biệt là khu vực sản xuất khiến cho năng suất quốc
gia bị ảnh hưởng tiêu cực.
2. Kết quả chạy mô hình GMM
Bảng 3.3 tóm tắt kết quả nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM, biến công
cụ được sử dụng chung qua các lần chạy là ∆𝑙𝑛𝐴i,t-2:
Qua cả 4 lần chạy, thông qua thống kê J và kiểm định AR(2), ta thấy không
có hiện tượng nội sinh và tự tương quan. Ngoài ra, số biến công cụ trong mô hình là
13 bằng với số nhóm nên ước lượng đảm bảo được tính vững.
Từ kết quả, tác giả có một vài nhận xét sau:
− Mức ý nghĩa của biến FSY thể hiện tính bền vững qua các lần chạy chứng tỏ
biến này thực sự có tác động đến tốc độ tăng TFP (cụ thể là tác động dương);
− Tích FSY và ln(DTF) cũng cho thấy chúng thật sự có tác động đến tốc độ
tăng TFP (cụ thể là tác động âm mặc dù theo dự kiến ban đầu của tác giả thì cả FSY
và DTF đều có tác động dương). Lý giải về điều này, tác giả cho rằng: mặc dù DTF
càng lớn thì một quốc gia càng có khả năng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của mình;
tuy nhiên, khi để nó tác động với FSY thì lại là chuyện khác: nếu DTF càng nhỏ
48

(tức là càng thu hẹp được chênh lệch trình độ khoa học công nghệ) thì FDI sẽ nhiều
khả năng được sử dụng có hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của TFP;
− Các biến còn lại không thể hiện được tính vững qua các lần chạy chứng tỏ
chúng dễ bị tác động khi sử dụng để giải thích sự biến đổi của tốc độ tăng TFP.
Bảng 3.3. Kết quả chạy mô hình GMM với biến phụ thuộc là ∆𝒍𝒏𝑨it
Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4

ln(DTF)i,t-1 5,563 3,652 8,402** 5,874

ln(HK)it 11,061 - -26,884*** 4,411

ln(TO)it -5,268 -5,158* -5,454 -6,326**

(INF)i,t-1 -0,108** -0,087** -0,031 -0,115**

(POPG)it 13,240 10,850*** - 12,094

(FSY)it 3,619** 2,753* 4,043* 3,492*

PCit 0,021 -0,010 -0,084 -

FSYit.ln(DTF)i,t-1 -1,323** -1,053** -1,286* -1,284**

Số quan sát 65 65 65 65

J-statistic (p-value) 0,668 0,406 0,275 0,754

AR(2) (p-value) 0,473 0,406 0,160 0,601

***,**,* : có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5% và 10%


- : biến được loại bỏ khỏi mô hình khi chạy GMM

Nguồn: Tác giả tính toán bằng Eviews 8.0


Tiểu kết chương 3: trong chương này, tác giả đã trình bày kết quả nghiên
cứu của mình thông qua thống kê mô tả và phương pháp ước lượng GMM. Kết luận
cho thấy bản thân dòng vốn FDI đã có tác động tích cực đáng kể đến tốc độ tăng
TFP; bên cạnh đó, nếu năng suất lao động của nước ta được cải thiện thì tác động
của FDI sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa.
49

CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHO VIỆT NAM
Trong chương cuối này, tác giả sẽ phân tích những nhân tố có tác động bền
vững đến tốc độ tăng TFP (đã được nói ở chương trước) trong điều kiện thực tế tại
Việt Nam, từ đó đưa ra kiến nghị phù hợp. Tác giả cũng sẽ nhìn nhận về ưu điểm,
nhược điểm của đề tài này từ đó gợi mở hướng nghiên cứu sau này.
1. Cơ sở vận dụng kết quả vào Việt Nam
Tác giả cho rằng có thể vận dụng kết quả nghiên cứu ở chương 3 để gợi ý
chính sách cho Việt Nam bởi các lý do chính sau:
Thứ nhất, Việt Nam có nền kinh tế tương đồng với các quốc gia được chọn
nghiên cứu trong đề tài này (về thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế, trình
độ phát triển xã hội,…).
Thứ nhì, sự bền vững của các nhân tố liên quan tới FDI và năng suất lao
động khi tác động tới tốc độ tăng TFP đã nói lên rằng: điều này thực sự có ý nghĩa
với không chỉ tổng thể các quốc gia được xét mà còn có ý nghĩa với mỗi quốc gia
thành viên (trong đó có Việt Nam).
2. Thực tiễn tại Việt Nam
2.1. Tốc độ tăng TFP
TFP được xem như một nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của một
quốc gia trong dài hạn; tuy nhiên tại Việt Nam, nhân tố này có vẻ chưa thật sự được
đề cao. Điều này được thể hiện rõ qua việc phân tích tỷ lệ đóng góp của lao động,
vốn và TFP đến tốc độ tăng GDP giai đoạn 1992-2012:
Thứ nhất, tỷ lệ đóng góp của sự tăng trưởng vốn đến sự tăng trưởng GDP là
rất lớn (dao động từ 41,9% đến gần 129%). Có những thời điểm, mức độ đóng góp
này còn cao hơn cả bản thân tốc độ tăng trưởng GDP như trong các năm 1998 –
1999, 2008 – 2009, 2011 – 2012;
Thứ hai, tỷ lệ đóng góp của sự tăng trưởng lao động đến sự tăng trưởng
GDP là khá ổn định (dao động phần lớn từ 13% đến 28%, cá biệt năm 2000, tỷ lệ
đóng góp này lên tới 35%) so với vốn.
Thứ ba, đồ thị tăng trưởng của GDP và TFP thể hiện khá rõ sự đồng dạng;
điều này ám chỉ rằng: so với hai nhân tố còn lại, TFP và GDP phụ thuộc lẫn nhau
50

nhiều hơn cả. Cụ thể, vào các thời điểm năm 1998, 2008 và 2012 khi tốc độ tăng
TFP lần lượt lao dốc xuống các mức -2,78%, -2,68% và -2,7% thì đây cũng là thời
điểm tốc độ tăng GDP của nước ta cũng lần lượt bị kéo xuống các mức 4.66%,
5,51% và 5,11%. Và ngược lại, những giai đoạn liền sau đó đánh dấu cùng lúc sự
phục hồi của cả TFP và GDP.
10.00 10.00
8.00
8.00
6.00
6.00
4.00

4.00 2.00
0.00
2.00 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012
-2.00
0.00 -4.00
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
-2.00 Lao động Vốn

-4.00 TFP Tốc độ tăng GDP

Hình 4.1. Tốc độ tăng TFP và GDP Hình 4.2. Tỷ lệ đóng góp của Lao động,
của Việt Nam giai đoạn 1992 - 2012 Vốn, TFP trong tốc độ tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam giai đoạn 1992 - 2012
Nguồn: Tác giả xây dựng mô hình bằng Excel
Thứ tư, theo số liệu của The Conference Board (2015), tốc độ tăng TFP của
Việt Nam luôn âm (dao động từ -0,31 đến -2,78) trong giai đoạn 1997-2012. Đây là
một điều đáng báo động vì nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển dài hạn lại bị
xem nhẹ trong khi nền kinh tế của chúng ta hiện nay đang tăng trưởng chủ yếu dựa
vào vốn và lao động (những nhân tố mà đến một lúc nào đó tốc độ tăng của chúng
cũng sẽ chững lại).
2.2. Thực trạng FDI
Hình 4.3 thể hiện xu hướng biến động của dòng vốn FDI trong vòng 22 năm.
Dòng vốn FDI nhìn chung tăng mạnh trong giai đoạn này trong đó bước ngoặc của
sự tăng trưởng là thời điểm những năm 2006-2007, khi mà Việt Nam bắt đầu gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Trước thời điểm này, dòng vốn FDI vào nước
ta còn khá thấp và không có nhiều biến động mạnh. Từ năm 2007 trở đi, dòng vốn
FDI ở một mức cao hơn hẳn và cũng dễ biến động hơn trước tình hình kinh tế thế
51

giới. Cụ thể, thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 (bắt nguồn tại
Mỹ) kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng trong giá trị dòng vốn FDI đúng 1 năm sau
(FDI năm 2009 giảm đến 20,7% so với năm trước đó); giai đoạn 2010-2011 sau đó
cũng cùng lúc vừa ghi nhận Khủng hoảng nợ công Châu Âu vừa ghi nhận sự sụt
giảm của dòng vốn này, mặc dù ở mức độ nhẹ hơn (FDI năm 2011 giảm khoảng
7,13% so với năm 2010). Từ năm 2011 đến 2013, dòng vốn FDI tăng chậm và khá
ổn định.
12

10

8
Tỷ USD

0
1995
1996
1992
1993
1994

1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
FDI

Hình 4.3. FDI của Việt Nam giai đoạn 1992-2013


Nguồn: Tác giả tính toán bằng Excel
Về tiến độ giải ngân, theo Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2000-2005 chứng
kiến tỷ trọng giải ngân khá cao (69%); nguyên nhân được cho là do nguồn vốn FDI
trong thời kì này chủ yếu tập trung vào thương nghiệp và công nghiệp nhẹ, những
ngành có thể giải ngân nhanh. Giai đoạn 2006 – 2008 (như đã nói ở trên) là thời
điểm lượng vốn FDI dồi dào khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
và phần lớn trong số đó tập trung vào các ngành công nghiệp như xi măng, sắt thép,
những ngành cần thời gian triển khai dự án dài nên tốc độ giải ngân cũng chậm đi.
Tỷ trọng giải ngân trong giai đoạn này chỉ đạt 25%. Tốc độ giải ngân tiếp tục ở mức
khá thấp từ năm 2008 đến nay (chưa tới 50%) nguyên nhân được cho là do vấn đề
về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng (nguyên nhân bên trong) hay các vấn đề liên
52

quan tới cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, thay đổi trong danh mục đầu tư
(nguyên nhân bên ngoài).
Quan sát hình 4.4, ta thấy FDI hiện nay đã là một nguồn vốn quan trọng hỗ
trợ cho phát triển kinh tế tại Việt Nam, nếu như ở giai đoạn 1999-2006, tỷ trọng
đóng góp của dòng vốn này chỉ chiếm trung bình khoảng 16,5% thì từ năm 2007
đến nay, tỷ lệ này luôn dao động trong khoảng 21% đến 26%, cá biệt năm 2008
chứng kiến nguồn vốn này chiếm đến 30,9%.

2014 21.7
2013 22
2012 21.6
2011 24.5
2010 25.8
2009 25.6
2008 30.9
2007 24.3
2006 16.2
2005 14.9
2004 14.2
2003 16
2002 17.4
2001 17.6
2000 18
1999 17.3
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Vốn FDI Các nguồn vốn khác

Hình 4.4. Tỷ lệ vốn FDI trên tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 1999-2014
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Tổng cục Thống kê
2.3. Thực trạng năng suất lao động
Quan sát hình 4.5, trong giai đoạn 1992-2012, nhìn chung mức độ chênh lệch
khoa học công nghệ (mà cụ thể trong đề tài này được đo lường thông qua mức độ
chênh lệch năng suất lao động) giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang theo chiều hướng
giảm dần qua các năm. Theo tác giả, hiện tượng này có thể xuất phát từ các nguyên
nhân sau:
Thứ nhất, đây có thể được cho là kết quả của sự nỗ lực của Việt Nam trong
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sử dụng lao động ở các
53

khu vực công nghiệp và dịch vụ, tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, cơ
giới hóa, công nghệ hóa ở các doanh nghiệp, trình độ nghề nghiệp lao động được
nâng cao,…
Thứ nhất, đây có thể được cho là kết quả của sự nỗ lực của Việt Nam trong
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sử dụng lao động ở các
khu vực công nghiệp và dịch vụ, tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, cơ
giới hóa, công nghệ hóa ở các doanh nghiệp, trình độ nghề nghiệp lao động được
nâng cao,…

Đơn vị: %
30

25

20

15

10

Hình 4.5. DTF của Việt Nam giai đoạn 1992 – 2012
Nguồn: Tác giả tính toán bằng Excel
Thứ hai, điều này, tuy nhiên, lại có thể lý giải là do “các nước càng có sự
chênh lệch lớn về trình độ khoa học công nghệ với các nước tiên tiến thì tốc độ phát
triển của họ để bắt kịp các nước này sẽ càng nhanh” (Alexander Gerschenkron
(1962)). Sự thật thì đúng là năng suất lao động của Việt Nam đang nằm trong nhóm
thấp nhất Châu Á – Thái Bình Dương (theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc
tế (ILO) công bố vào tháng 6 năm 2014). Cụ thể, theo Tổ chức này, “năng suất của
người lao động Việt thấp hơn Singapore gần 15 lần, Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10
lần. So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao
54

động của Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái
Lan”.
Và một câu hỏi đặt ra trong phần này là tại sao năng suất lao động của người
Việt Nam lại thấp như vậy? Để làm rõ vấn đề, tác giả sẽ phân tích dưới hai góc
nhìn: cơ cấu lao động và kỹ năng.
Bảng 4.1. Cơ cấu lao động theo ngành, GDP bình quân một lao động theo
khu vực kinh tế và theo thành phần kinh tế giai đoạn 2007-2013
Đơn vị: %
2007 2010 2013
Cơ cấu lao động theo ngành 100 100 100 1
Nông nghiệp 52,94 49,50 46,81
Công nghiệp 18,95 20,95 21,18
Dịch vụ 28,12 29,55 32,00
GDP bình quân cho một lao động theo
27,6 44,0 68,7
ngành, giá hiện hành
Nông nghiệp 9,7 16,8 27,0
Công nghiệp 56,1 80,3 124,1
Dịch vụ 42,0 63,8 92,9
Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế 100 100 100
Kinh tế Nhà nước 11,0 10,4 10,2
Kinh tế ngoài Nhà nước 85,5 86,1 86,4
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 3,5 3,5 3,4
GDP bình quân cho một lao động theo
27,6 44,0 68,7
thành phần kinh tế, giá hiện hành
Nhà nước 88,3 141,4 216,5
Ngoài nhà nước 15,4 25,0 38,4
Có vốn ĐTNN 135,4 221,1 392,4
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Xét theo ngành kinh tế, tỷ trọng lao động ở khu vực nông nghiệp luôn chiếm
vị trí áp đảo so với hai khu vực còn lại (mặc dù có khuynh hướng giảm); tuy nhiên,
55

lao động ở khu vực này lại có năng suất thấp nhất (thấp hơn mặt bằng chung đến 2,5
lần vào năm 2013). Trong khi đó, năng suất lao động ở khu vực Công nghiệp là cao
nhất (cao hơn mặt bằng chung 1,8 lần vào năm 2013) nhưng khu vực này lại chỉ
chiếm 22,1% lao động toàn xã hội.
Còn nếu xét theo thành phần kinh tế thì ta vẫn sẽ bắt gặp một kịch bản tương
tự. Khu vực có năng suất lao động cao nhất là Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
(cao hơn gần 5,7 lần năng suất trung bình) nhưng lao động khu vực này lại chỉ
chiếm có 3,4% (năm 2013). Ngược lại, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước thể hiện sự
yếu kém khi năng suất lao động khu vực này thấp hơn năng suất trung bình 1,8 lần
nhưng lại sử dụng tới 86,4% lao động cả nước.
Qua hai nhận xét trên, ta có thể thấy một trong những nguyên nhân khiến
năng suất lao động bình quân nước ta thấp đó là: phân bổ lao động chưa hợp lý
(những khu vực có năng suất lao động kém lại chiếm dụng quá nhiều lao động và
ngược lại).
Tiếp theo tác giả sẽ phân tích một nguyên nhân nữa khiến năng suất lao động
Việt Nam lại tỏ ra thua kém với bạn bè trong khu vực đến như vậy, đó là vấn đề về
kỹ năng:
Theo số liệu của Điều tra Lao động-Việc làm, chất lượng lao động Việt Nam
còn thấp và chưa cho thấy có sự cải thiện đáng kể. Nếu năm 2007, tỷ lệ qua đào tạo
của lao động từ 15 tuổi trở lên là 17,4% thì cho đến năm 2013, con số này chỉ nhích
nhẹ lên 18,4%.
Theo Khảo sát của World Bank về mức độ đáp ứng các kỹ năng của sinh
viên tốt nghiệp Đại học so với yêu cầu nhà tuyển dụng tại 7 quốc gia Đông Á, trong
đó có Việt Nam thì sinh viên nước ta bị đánh giá ở mức thiếu hụt nghiêm trọng về
thái độ làm việc, mức thiếu hụt lớn ở các kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng công
nghệ thông tin, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Còn theo Khảo sát của ILSSA-Manpower năm 2013, tình hình cũng không
khả quan hơn: gần 30% doanh nghiệp FDI gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động
trực tiếp và nhân viên văn phòng vì các vấn đề về ý thức chất lượng, đúng giờ, đáng
tin cậy.
56

Qua những đánh giá trong và ngoài nước trên, phần nào tác giả đã cho thấy
thật sự kỹ năng đang là một vấn đề còn tồn tại đối với lao động Việt Nam, và điều
này chắc chắn sẽ là rào cản không nhỏ đối với năng suất lao động nước ta.
3. Các nhóm giải pháp kiến nghị
3.1. Nhóm giải pháp liên quan tới dòng vốn FDI
Hiện nay, Việt Nam cùng các đối tác trên trường quốc tế đang thể hiện nỗ
lực gỡ bỏ dần các rào cản về thương mại và đầu tư thông qua đàm phán các Hiệp
định như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam – EU
hay việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015. Những
điều này bên cạnh việc mở ra triển vọng thu hút thêm nhiều nguồn vốn FDI thì cũng
đặt ra nhiều thách thức mới đòi hỏi các quốc gia phải thích ứng nhanh. Trong phần
dưới, tác giả sẽ đưa ra và phân tích các giải pháp của mình về vấn đề này, trong đó
giải pháp thứ nhất và giải pháp thứ tư có mục đích chính là nâng cao hiệu quả sử
dụng dòng vốn FDI; giải pháp thứ hai và giải pháp thứ ba có mục đích chính là thu
hút dòng vốn FDI. Cụ thể:
Giải pháp thứ nhất: xây dựng chiến lược thu hút FDI khoa học, hợp lý, phù
hợp từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
Trong thời gian qua, mức độ thu hút vốn FDI ở nước ta khá ấn tượng (đặc
biệt là từ sau năm 2007). Tuy nhiên các mục tiêu đi kèm liên quan tới việc thu hút
vốn FDI vẫn chưa thực sự hiệu quả như vấn đề tạo công ăn, việc làm (thống kê năm
2013 cho thấy chỉ có 3,4% lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài), vấn đề chuyển giao công nghệ (Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh và công
nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam công bố ngày 03/11/2014, phần lớn chỉ
có doanh nghiệp nội địa chuyển giao với nhau (chiếm 66%), còn theo Trung tâm
Thông tin và Dự báo Kinh tế- Xã hội Quốc gia (NCEIF), trên 80% doanh nghiệp
FDI sử dụng công nghệ trung bình của thế giới, chỉ có khoảng 6% sử dụng công
nghệ cao và 14% ở mức thấp, lạc hậu). Còn trong thời gian tới, với việc tham gia
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 và tiến hành đàm phán FTA
với các các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới, nước ta sẽ trở thành một trong
57

những mắt xích quan trọng trong mạng lưới giao thương và đầu tư quốc tế. Đây là
một trong những yếu tố căn bản giúp Việt Nam thu hút mạnh mẽ đầu tư FDI.
Những vấn đề phát sinh trong quá khứ cũng như những viễn cảnh trong
tương lai đòi hỏi cần phải có một chiến lược rõ ràng đảm bảo các mục tiêu lợi ích xã
hội đạt được cũng như hướng tới sự phát triển bền vững của dòng vốn FDI. Cụ thể,
chiến lược ấy phải mang tính dài hạn với các mục tiêu rõ ràng, xác định được những
loại hình doanh nghiệp FDI nào phù hợp với các mục tiêu trên cũng như xây dựng
thước đo để đánh giá hiệu quả xã hội do doanh nghiệp FDI mang lại. Cụ thể:
− Về mục tiêu: cần xác định rõ yêu cầu về mức độ công ăn, việc làm mà các
doanh nghiệp này mang lại, mức độ chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp
FDI và doanh nghiệp nội địa và mức độ giá trị trong chuỗi giá trị gia tăng mà doanh
nghiệp đặt tại Việt Nam;
− Về những loại hình doanh nghiệp được ưu tiên: tác giả cho rằng chúng ta nên
định hướng thu hút FDI từ các quốc gia có công nghệ nguồn như Mỹ, Châu Âu,
Nhật Bản để có thể đi tắt đón đầu trong một số lĩnh vực. Công nghệ của các công ty
đến từ các cường quốc kinh tế này có thể không phải là mới nhất so với họ nhưng ít
nhất chúng vẫn ở trên mức trung bình và ít gây ô nhiễm môi trường; Bên cạnh đó,
các tập đoàn hùng mạnh này đòi hỏi rất cao ở chất lượng nguồn lao động nên họ
cũng sẽ tham gia vào công tác đào tạo, tập huấn từ đó gián tiếp nâng cao hiệu suất
làm việc của người Việt Nam;
− Về xây dựng thước đo các doanh nghiệp FDI: tác giả cho rằng nên đưa các
mục tiêu đã nói ở trên, cộng với các chỉ tiêu liên quan đến Trách nhiệm Xã hội của
doanh nghiệp (như chỉ tiêu môi trường, bình đẳng giới, quyền lợi người lao
động,…) để lập thành một thước đo chung thống nhất. “Yêu cầu tối thiểu” cho loại
thước đo này có thể khác biệt tùy thuộc vào từng ngành, từng lĩnh vực. Tuy nhiên,
những doanh nghiệp FDI có sự thể hiện dưới mức “yêu cầu tối thiểu” thì tác giả
kiến nghị nên bắt họ phải cam kết trước chính quyền về một sự cải thiện trong
tương lai nếu không sẽ có các hình thức chế tài phù hợp dành cho họ.
Giải pháp thứ hai: tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các
doanh nghiệp FDI.
58

Vừa qua, cùng với vụ việc giàn khoan Hải Dương 981, các doanh nghiệp
Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông đã bị đe dọa bởi chính các công nhân của họ.
Tác giả cho rằng, yếu tố ổn định chính trị, xã hội là một trong những thế mạnh của
Việt Nam so với các quốc gia trên thế giới vì thế, chúng ta cần hạn chế những hành
động tương tự như vậy bằng cách tuyên truyền, giáo dục ý thức công nhân qua các
phương tiện thông tin đại chúng như Ti-vi, radio, … nhằm giữ hình ảnh tốt đẹp mà
bấy lâu nay chúng ta gầy dựng.
Tiếp theo vấn đề môi trường chính trị là vấn đề về môi trường pháp luật. Các
doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam dưới 2 dạng là: Đầu tư mới và Mua lại và
sáp nhập thì cả hai đều phải thông qua những thủ tục hết sức rườm rà cùng với thời
gian giải quyết kéo dài, điều kiện liên quan tới hoạt động xuất nhập cảnh, tuyển
dụng và sử dụng lao động phù hợp với quy định còn gặp nhiều khó khăn; Thủ tục
thuế và hải quan tốn nhiều thời gian do có nhiều quy định khác nhau, trong đó có
nhiều văn bản quy phạm còn chồng chéo lẫn nhau hoặc chưa rõ ràng,… (những ý
kiến trên được tóm lược và lấy từ Buổi Đối thoại giữa 200 đại biểu đến từ 12 hiệp
hội doanh nghiệp nước ngoài với Bí thư Thành Ủy TPHCM Lê Thanh Hải). Ngoài
ra, một vấn đề nữa cũng phải nhắc tới là vấn đề về Chuyển nhượng dự án. Đơn cử
như trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xây dựng nhà ở và đất đai, thủ tục
chuyển nhượng tương tự thủ tục xin phê duyệt dự án bất động sản mới: bên mua và
bên bán đều phải trải qua các bước với cơ quan cấp phép đầu tư, xin ý kiến thẩm
định của từng sở, ban ngành địa phương,…
Trong thời gian tới, nhiều chuyên gia dự báo làn sóng M&A thứ hai sẽ đổ bộ
vào Việt Nam, và việc chúng ta cần sớm hoàn thiện khung pháp lý để chờ đón cơ
hội này là rất cần thiết. Cụ thể, tác giả kiến nghị các nhà làm luật nên tiếp thu ý kiến
đóng góp về thủ tục hành chính của các doanh nghiệp FDI, đồng thời tham khảo
khung pháp lý của các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Malaysia – những nước
được nhìn nhận là khá thành công trong việc thu hút FDI theo hướng “chọn lọc” -
tập trung vào các ngành công nghệ cao.
Vấn đề cuối cùng liên quan tới môi trường đầu tư mà tác giả muốn đề cập là
vấn đề liên quan tới hệ thống ngân hàng. Trong năm 2014, ngành Tài chính – Ngân
59

hàng của Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp: thị trường vàng, USD ổn định, dự
trữ ngoại hối ở mức rất cao, số liệu nợ xấu giảm nhanh, dự phòng rủi ro tăng vọt,…
hứa hẹn sẽ còn chuyển biến tích cực trong thời gian tới. Tuy nhiên, tác giả nhận
thấy tình hình trong ngành này sẽ có khá nhiều biến động trong năm 2015 với sự
thành lập AEC với một trong những mục tiêu được đề ra là thực thi hệ thống ngân
hàng mở (cụ thể, các quốc gia sẽ phải gỡ bỏ mọi rào cản về sỡ hữu nước ngoài đối
với hệ thống ngân hàng nội địa của mình). Sự gia nhập của các ngân hàng nước
ngoài hứa hẹn sẽ giúp cho việc phục vụ nhu cầu tài chính cho hoạt động đầu tư của
các doanh nghiệp FDI được dễ dàng hơn nhưng cũng dự báo một cuộc cạnh tranh
khốc liệt hơn sẽ nổ ra giữa các ngân hàng nội và các ngân hàng ngoại. Để giải quyết
vấn đề này, tác giả kiến nghị Việt Nam nên chủ động dỡ bỏ giới hạn sở hữu nước
ngoài theo một lộ trình thích hợp để tránh gây sốc cho hệ thống ngân hàng, bên
cạnh đó, Việt Nam cũng cần hoàn chỉnh khung pháp lý về hoạt động M&A. Tác giả
dự kiến trong năm 2015, sẽ có khá nhiều vụ M&A đến từ ngân hàng nước ngoài (vì
thị trường ngân hàng Việt Nam hiện tại đang khá hấp dẫn) cũng như các ngân hàng
trong nước với nhau (để đối phó với làn sóng xâm nhập ồ ạt mới này). Vì thế việc
“dọn đường” trước cho hoạt động này sẽ góp phần hỗ trợ cho ngành Tài chính-
Ngân hàng Việt Nam, từ đó không những không hạn chế mà còn là động lực tài
chính cho cả các doanh nghiệp nội địa lẫn doanh nghiệp FDI.
Giải pháp thứ ba: có chính sách chủ động tranh thủ nguồn vốn FDI trong
lĩnh vực R&D.
Vai trò của hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) là không thể chối cãi.
Các phát kiến do hoạt động này đem lại không chỉ tạo lợi thế cạnh tranh cho các
doanh nghiệp mà còn đem lại lợi nhuận cho họ thông qua các khoản tiền bản quyền
từ bằng sáng chế. Trong thời gian gần đây, hoạt động R&D của các doanh nghiệp
FDI tại Việt Nam đã cho thấy các tín hiệu tích cực: đầu tiên là Dự án Trung tâm
nghiên cứu R&D của Tập đoàn HP với tổng vốn đầu tư là 10 triệu USD; tiếp đó là
Dự án nhà máy điện thoại di động của Nokia ở Bắc Ninh với cam kết của ông Juha
Putkiranta – Phó chủ tịch cấp cao của Nokia là sẽ “đưa vào và phát triển các bí
quyết sản xuất công nghệ cao và hệ thống sản xuất thân thiện với môi trường tại thị
60

trường Việt Nam”; gần đây nhất thì phải kể đến Viện R&D của tập đoàn Samsung
đảm nhận nhiệm việc nghiên cứu về các thiết bị LTE và xu hướng phát triển 4G tại
Việt Nam, … Đây là các tín hiệu cho thấy các công ty xuyên quốc gia đang dần
nhận ra Việt Nam ngày càng đáp ứng tốt các yêu cầu về thị trường, sự ủng hộ của
chính quyền và nguồn lao động chất lượng cao để trở thành một mắt xích trong
chuỗi giá trị toàn cầu của họ - mắt xích R&D. Cộng hưởng với các yếu tố khách
quan khác như sự thành lập AEC, đàm phán ký kết các hiệp định FTA với các trung
tâm kinh tế lớn, nhiều khả năng, xu hướng sắp tới của dòng vốn FDI đổ vào Việt
Nam sẽ bao gồm cả các đợt sóng R&D – góp phần tạo đà cho sự phát triển khoa học
công nghệ ở nước ta.
Để có thể tranh thủ được đợt sóng này, tác giả kiến nghị:
− Các Viện R&D cấp trung ương ở nước ta nên chủ động đề nghị liên kết, hợp
tác nghiên cứu với các trung tâm R&D của các doanh nghiệp FDI. Đây không chỉ là
cơ hội rất tốt để chúng ta tiếp thu được thành khoa học công nghệ của thế giới mà
còn tạo tiền lệ cho hoạt động hợp tác R&D sau này;
− Các viện nghiên cứu ở nước ta nên chủ động thu mua các sáng chế của các
doanh nghiệp FDI nếu thấy có khả năng ứng dụng cao. Việc này sẽ giúp cho chúng
ta có cơ hội đi tắt đón đầu một vài ngành công nghệ, đồng thời tạo điều kiện để các
doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận với các sáng chế này, từ đó thúc đẩy họ có
những sáng chế của riêng mình;
− Tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI trong công tác đào tạo nhân
lực. Cụ thể cho phép họ, nếu có nguyện vọng, có thể tham gia vào hệ thống giáo
dục theo mô hình doanh nghiệp – trường học: tức là doanh nghiệp có thể tuyển sinh
để đào tạo nên nguồn nhân lực trong tương lai cho chính họ (tương tự như cái cách
mà FPT đang thực hiện).
Giải pháp thứ tư: xử lý các vấn đề chuyển giá có liên quan tới các doanh
nghiệp FDI, từ đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp.
Vấn đề đang nổi cộm nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp FDI là vấn đề
Chuyển giá. Theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ông Trần Văn Phu cho biết:
trong năm 2014, số doanh nghiệp nghi ngờ có dấu hiệu chuyển giá và doanh nghiệp
61

có hoạt động liên kết tăng 80% so với năm 2013. Các doanh nghiệp này đã chuyển
giá với rất nhiều hình thức khác nhau:
− Góp vốn vào doanh nghiệp trong nước bằng máy móc, thiết bị công nghệ lạc
hậu hoặc đã khấu hao hết nhưng được định giá rất cao so với giá trị thực gây ra tình
trạng thua lỗ triền miên, ảnh hưởng bất lợi đến doanh nghiệp liên doanh;
− Bán hàng hóa, nguyên vật liệu cho các bên có quan hệ liên kết (phần lớn là ở
nước ngoài) với giá thấp hơn nhiều so với các bên không có quan hệ liên kết. Từ đó
có thể chuyển lợi nhuận thành công ra nước ngoài;
− Các công ty mẹ bao tiêu sản phẩm của các công ty con với giá bán hoặc giá
gia công thấp hơn giá vốn gây thua lỗ truyền miên cho các công ty con. Sau đó các
công ty mẹ sẽ hỗ trợ vốn hoặc cho vay không tính lãi để “duy trì hoạt động” của các
công ty con này.
Để đối phó vấn đề này, tác giả kiến nghị chúng ta cần xây dựng đội ngũ
“công an kinh tế” có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cao để sớm nhận diện các thủ
đoạn của các tập đoàn kinh tế lớn (ngay từ khi nó manh múng xuất hiện ở nước
ngoài), từ đó có biện pháp đối phó sớm để tránh bị động. Bên cạnh công tác thanh
tra, chúng ta cần hợp tác sâu rộng thêm với các quốc gia có trình độ công nghệ cao
như Nhật Bản, Mỹ, Australia để đào tạo nguồn nhân lực cũng như triển khai mạng
lưới cơ sở dữ liệu về giá để định giá các tài sản công nghệ nói riêng, các tài sản vô
hình nói chung, từ đó góp phần minh bạch hóa thông tin các loại tài sản này.
Giải pháp cuối cùng mà tác giả muốn kiến nghị liên quan tới “thương mại
điện tử”. Việc phát triển thị trường B2B và B2C trên nền tảng cơ sở dữ liệu điện tử
sẽ khiến cho thông tin trở nên minh bạch và rõ ràng; từ đó tạo cơ sở để xác định các
“mức giá hợp lý” của nguyên, vật liệu cũng như thành phẩm, bán thành phẩm trên
thị trường. Nếu làm được điều này, hoạt động chuyển giá sẽ bị cản trở đáng kể.
3.2. Nhóm giải pháp liên quan tới nâng cao năng suất lao động
Như đã nói ở chương trước, các quốc gia có thu nhập trung bình thấp nói
chung, Việt Nam nói riêng có thể tận dụng tốt hơn lợi thế từ nguồn vốn FDI trong
việc cải thiện tốc độ tăng TFP thông qua thu hẹp chênh lệch năng suất lao động với
các nước tiên tiến. Trong phần dưới tác giả sẽ đưa ra hai giải pháp, trong đó, giải
62

pháp thứ nhất nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động thông qua phân bổ lại
lực lượng lao động hợp lý; giải pháp thứ hai nhằm nâng cao năng suất lao động
thông qua năng lực của họ. Cả hai giải pháp này đều nên thực hiện ngay. Cụ thể:
Giải pháp thứ nhất: chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, hiện
đại.
Trong những năm gần đây, cơ cấu lao động nước ta chuyển dịch theo hướng
tích cực mặc dù tốc độ còn chậm (năm 2007, khu vực nông nghiệp chiếm 52,9%
tổng số lao động và con số này năm 2013 mặc dù có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao
là 46,8%). Sự tích cực này rất có thể sẽ được tiếp thêm động lực khi AEC được
thành lập vào cuối năm nay. Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và
Ngân hàng phát triển Châu Á – Thái Bình Dương (ADB), Việt Nam sẽ đón nhận
thêm hàng triệu việc làm mới góp phần đẩy mạnh xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao
động hiện đại. Cụ thể, tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp dự báo sẽ tăng lên
mức 23,5% vào năm 2025; tỷ trọng lao động trong khu vực dịch vụ sẽ vươn lên dẫn
đầu, chiếm 41,3% tổng việc làm do dự báo về sự mở rộng của ngành mậu dịch và
vận tải hàng hóa; trong khi đó, tỷ trọng việc làm trong ngành nông nghiệp dự báo sẽ
giảm xuống còn 35,2% vào năm 2025. Rõ ràng, đây là một xu hướng khá tích cực,
tuy nhiên tác giả cho rằng chúng ta cũng không nên quá phụ thuộc vào các nguồn
lực bên ngoài mà bản thân cũng nên có những bước thay đổi phù hợp để tận dụng
tối đa những lợi ích này:
Việt Nam nên tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ cho hoạt
động nông nghiệp. Điều này sẽ giúp cho năng suất lao động ngành nông nghiệp
tăng cao, góp phần vừa bảo đảm an ninh lương thực vừa giải phóng lao động. Bên
cạnh đó, lao động có thể chuyển từ khu vực nông nghiệp sang hoạt động tại chính
các nhà máy này mà không cần phải đi đôi với một sự dịch chuyển về mặt địa lý (vì
thông thường người lao động thường phải di chuyển đến các khu vực kinh tế phát
triển như đô thị để kiếm việc làm khác); bên cạnh đó, đây cũng là một ngành mà sự
gia nhập ngành là không quá khó khăn, do đó, chúng ta cần tận dụng “mảnh đất”
này trước khi các công ty nước ngoài (đặc biệt là từ ASEAN) nhảy vào tranh giành.
63

Vấn đề thứ hai liên quan tới các ngành xây dựng, thương mại và vận tải. Đây
là các ngành được dự báo sẽ mang lại năng suất lao động gấp đôi so với năng suất
của ngành nông nghiệp nhưng việc làm trong những ngành này sẽ lại chủ yếu là phi
chính thức. Trong thời gian tới, với việc tự do luân chuyển lao động lành nghề giữa
các quốc gia ASEAN, việc để lao động phi chính thức với số lượng lớn như vậy tồn
tại sẽ khiến cho thị trường lao động trở nên bất ổn, quyền lợi chính đáng của người
lao động về pháp luật và an sinh xã hội sẽ không được đảm bảo, bên cạnh đó sẽ tạo
ra tiền lệ không tốt và sẽ rất khó quản lý sau này khi lực lượng lao động tăng vọt.
Tác giả kiến nghị chúng ta nên rà soát ngay bây giờ lực lượng lao động chính thức,
mạnh tay xử phạt các doanh nghiệp sử dụng lao động không chính thức nhằm trốn
tránh trách nhiệm bảo hiểm và cuối cùng là nâng cao nhận thức người lao động về
lợi ích khi ký hợp đồng chính thức với doanh nghiệp.
Vấn đề cuối cùng liên quan tới việc chuyển dịch cơ cấu lao động mà tác giả
muốn đề cập đó là về chuyển dịch lao động giữa các thành phần kinh tế với nhau.
Như đã nói ở phần trước, tỷ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là
rất thấp (khoảng 3,4% năm 2013) tuy nhiên năng suất lao động khu vực này lại rất
cao (gấp gần 5,7 lần mức năng suất lao động trung bình năm 2013). Tình hình này
có thể được cải thiện trong thời gian tới vì ảnh hưởng của AEC khi mà các doanh
nghiệp FDI có nhiều cơ hội thuận lợi hơn để xâm nhập vào thị trường Việt Nam và
lao động lành nghề cũng sẽ được tự do luân chuyển giữa các nước ASEAN với
nhau, những việc này sẽ dẫn đến lượng lao động làm việc trong các khu vực có vốn
ngoài nhà nước sẽ tăng lên rõ rệt. Đến đây, một câu hỏi sẽ phát sinh: liệu hiện tượng
“chảy máu chất xám” sẽ xảy ra với cường độ lớn hơn hay không và Chính phủ có
nên can thiệp để kiểm soát hiện tượng này hay không? Theo ý kiến tác giả, với sự tự
do lưu chuyển lao động có tay nghề, việc lực lượng lao động ở nước ta có xu hướng
chuyển sang các quốc gia mang lại thu nhập cao hơn cho họ là điều hoàn toàn có
khả năng xảy ra và điều này sẽ khiến lượng chất xám chảy ra nước ngoài cũng vì
thế mà lớn hơn. Tuy nhiên, thực tế chỉ có 8 ngành nghề hiện nay được phép tự do
lưu chuyển là: kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và du
lịch, và lực lượng lao động trong các ngành này chỉ chiếm số lượng rất nhỏ so với
64

tổng lực lượng lao động, do đó, nếu có những hành động phù hợp, rất có thể đây sẽ
là cơ hội cho Việt Nam.
Cụ thể, tác giả kiến nghị, Chính phủ nên tạo môi trường đầu tư thông thoáng
cho các lĩnh vực nêu trên. Việc này sẽ khiến cho các doanh nghiệp FDI nhận thấy
tiềm năng và sẽ tích cực khai thác “mảnh đất” này. Điều này rất có thể sẽ dẫn tới
lượng chất xám từ nước ngoài sẽ đổ về Việt Nam do lực lượng lao động nước ta
trong các ngành này, như đã nói ở trên, còn khá mỏng. Bên cạnh đó, môi trường
làm việc cạnh tranh, năng động, đa quốc gia với nhiều sự lựa chọn tất yếu sẽ tạo áp
lực buộc các doanh nghiệp phải chi trả nhiều hơn cho người lao động và khi mức
lương ở mức tương đối so với các nước trong khu vực thì “thị trường chất xám” sẽ
tự trở nên ổn định.
Giải pháp thứ hai: có các biện pháp nâng cao trình độ tay nghề và kỹ năng
người lao động.
Trong phần thực trạng, tác giả đã chỉ ra rằng trình độ và kỹ năng của người
lao động Việt Nam đang ở mức rất thấp và do đó, rất khó để người lao động có thể
tận dụng được những cơ hội mà AEC mang lại. Cụ thể, người lao động nếu không
cải thiện trình độ và kỹ năng của mình thì rất có thể sẽ bỏ qua những lợi ích sau:
− Nhu cầu đối với việc làm cần kỹ năng trung bình trong giai đoạn 2010 –
2015, theo báo cáo của ILO, dự kiến sẽ tăng nhanh nhất, ở mức 28%. Nếu người lao
động không có kỹ năng và trình độ phù hợp thì sẽ không thể nắm bắt được cơ hội
này;
− Một số ngành kinh tế sẽ có nhiều điều kiện để phát triển trong khi một số
ngành khác lại gặp khó khăn, buộc phải cắt giảm lao động để tồn tại. Nếu lực lượng
lao động không đủ khả năng thích ứng trong tình hình mới thì họ sẽ phải đối mặt
với những vấn đề như: các công việc lương cao, phù hợp với nhu cầu thị trường sẽ
rơi vào tay lao động nước ngoài trong khi lao động trong nước với điểm yếu về
trình độ và kỹ năng sẽ đối mặt với tình trạng thất nghiệp, hoặc phải chấp nhận làm
các công việc chất lượng thấp, dễ bị tổn thương như lao động tự làm, lao động hộ
gia đình, …;
65

− Một vấn đề nữa mà tác giả muốn đề cập là vấn đề về trình độ quản lý của các
doanh nghiệp nội địa hiện nay. Với sự tự do luân chuyển lao động có tay nghề, như
đã nói ở trên, đây là cơ hội tuyệt vời để thu hút “chất xám”. Tuy nhiên, với trình độ
quản lý yếu kém, rất có thể các doanh nghiệp trong nước sẽ thất thế trong việc thu
hút nguồn lực to lớn này và cũng rất có thể sẽ gián tiếp góp phần đẩy “chất xám”
trong nước ra nước ngoài, gây bất ổn cho thị trường lao động. Điều này cho thấy,
bên cạnh các giải pháp cải thiện kỹ năng, trình độ người lao động thì việc cải thiện
trình độ quản lý của các doanh nghiệp cũng là vấn đề cần xem xét kỹ.
Qua các phân tích trên, tác giả đã chỉ ra rằng việc cải thiện trình độ, kỹ năng
cho lực lượng lao động là rất cần thiết đối với Việt Nam hiện nay.
Trong phần còn lại, tác giả xin kiến nghị một số giải pháp sau:
Một là, tạo điều kiện để người lao động trong khu vực nông nghiệp có thể
làm việc ở các khu vực mang lại năng suất lao động cao hơn. Trong điều kiện số
lượng lao động trong khu vực nông nghiệp lớn như hiện nay và xu hướng tăng tỷ
trọng lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ, việc nâng cao trình độ, kỹ năng
cho lực lượng lao động khu vực nông nghiệp trở nên vô cùng quan trọng. Tác giả
kiến nghị nên mở các lớp đào tạo nghề miễn phí cho lao động khu vực nông nghiệp
để họ có khả năng tham gia vào các khu vực khác, bên cạnh đó nên tạo điều kiện
thông thoáng để các doanh nghiệp FDI hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp,
dịch vụ đầu tư vào khu vực nông thôn, tham gia đào tạo lao động địa phương, từ đó
góp phần thay đổi trình độ người lao động theo hướng năng suất lao động cao hơn.
Hai là, có các biện pháp cải thiện trình độ quản lý của doanh nghiệp nội địa.
Theo tác giả, nếu để nền kinh tế tự vận hành theo những quy luật của riêng nó thì
theo thời gian, trình độ quản lý của doanh nghiệp cũng sẽ tăng. Điều này là do: sự
tự do luân chuyển lao động lành nghề sẽ tạo điều kiện để các lao động có kỹ năng
quản lý cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực này có điều kiện để tham gia thị
trường lao động Việt Nam; bên cạnh đó, khi lực lượng lao động nội địa tham gia
vào khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, họ cũng sẽ có cơ hội được tiếp thu kiến thức
mới, kinh nghiệm mới và cả kỹ năng quản lý mới và sau này, nếu họ làm việc trong
các doanh nghiệp nội địa, họ sẽ chính là các nhân tố góp phần thay đổi “văn hóa
66

quản lý” của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy, Chính phủ vẫn có
thể có các hành động hỗ trợ để tạo hành lang thuận lợi cho tiến trình đó xảy ra tốt
hơn.
Cụ thể, tác giả kiến nghị, Việt Nam nên tiến hành khảo sát nhu cầu lao động
của các doanh nghiệp nội địa và cả các doanh nghiệp FDI, tiếp thu ý kiến cải cách
của họ về công tác đào tạo nguồn nhân lực, từ đó có cơ sở để cải cách giáo dục theo
hướng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Khi những điều này được thực hiện, người
lao động sẽ được trang bị tốt hơn những kỹ năng để tiếp thu kiến thức tiên tiến từ
bên ngoài. Bên cạnh đó, tác giả cũng kiến nghị Việt Nam nên có các chính sách thu
hút các giảng viên có chuyên môn cao từ các nước tiên tiến trong khu vực tham gia
vào hệ thống giáo dục công lập, đặc biệt là hệ thống các trường đại học. Nếu làm
như vậy, sinh viên bên cạnh được tiếp thu kiến thức mới, văn hóa mới, kỹ năng
mới, họ còn có cơ hội và cả áp lực để trau dồi vốn tiếng anh của mình, từ đó dễ
dàng tham gia vào thị trường lao động quốc tế hơn. Cuối cùng, tác giả kiến nghị
Chính phủ nên thành lập và đẩy mạnh hoạt động của các “Trung tâm Hỗ trợ Hoạt
động Liên doanh”. Tác giả cho rằng các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp thu kỹ
năng quản lý tiên tiến thông qua hình thức liên doanh, tuy nhiên, các doanh nghiệp
Việt Nam thường phải chịu thiệt thòi do thiếu kiến thức về định giá tài sản vốn góp.
Do đó, việc thành lập những trung tâm như vậy sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt
Nam tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động này, từ đó đẩy nhanh quá trình hội
nhập của các doanh nghiệp nội địa.
Và một giải pháp nữa liên quan tới việc nâng cao trình độ, kỹ năng của lao
động nước ta mà tác giả kiến nghị đó là: tạo điều kiện thuận lợi, môi trường đầu tư
thông thoáng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất vào các
trang thiết bị, máy móc công nghệ cao. Điều này sẽ có hai lợi ích: thứ nhất, khi các
doanh nghiệp đầu tư vào các ngành này, lao động trong nước sẽ có cơ hội được đào
tạo để tham gia vào quá trình tạo ra giá trị cho sản phẩm của họ, từ đó trình độ lao
động sẽ được nâng cao; thứ nhì, bản thân các trang thiết bị, máy móc này khi tham
gia vào quá trình sản xuất cũng sẽ yêu cầu rất cao về kỹ năng sử dụng, sửa chữa, …
nên nếu các doanh nghiệp nội địa muốn nâng cao năng suất thông qua việc sử dụng
67

các loại máy này, họ bắt buộc phải thuê hoặc đào tạo những người lao động có kỹ
năng, trình độ phù hợp, từ đó thúc đẩy trình độ người lao động nâng cao.
4. Ưu điểm, nhược điểm và hướng mở của đề tài nghiên cứu
Về ưu điểm, tác giả đã sử dụng phương pháp ước lượng GMM hiện đang
được nhiều nhà kinh tế học lựa chọn bởi tính ưu việt của nó khi xử lý dữ liệu bảng
(kết hợp được rất nhiều phương pháp phổ biến như OLS, GLS, MLE, … và có thể
cho ra kết quả ước lượng vững, không chệch, phân phối chuẩn và hiệu quả). Do đó
kết quả thu được có thể nói là có cơ sở khoa học vững chắc.
Về nhược điểm, tác giả cũng phải thừa nhận đề tài này còn tồn tại những vấn
đề sau:
Thứ nhất, tác giả đã bỏ qua một nhân tố khá quan trọng khi xây dựng mô
hình đó là chi phí cho hoạt động R&D. Đây có thể coi là một thiếu sót lớn của đề tài
vì các công trình nghiên cứu hiện nay đều khẳng định mối tương quan dương mạnh
mẽ giữa hoạt động R&D và TFP. Sở dĩ tác giả không thể đưa biến này vào mô hình
do trong khả năng hạn chế của mình, tác giả chưa thể tiếp cận được nguồn số liệu
liên quan đến chỉ tiêu này
Thứ hai, sử dụng kết quả nghiên cứu của 13 quốc gia để áp dụng cho Việt
Nam có thể xuất hiện nhiều sai lệch vì cho dù các nước này có nét tương đồng về
kinh tế nhưng vẫn tồn tại nhiều đặc thù riêng.
Thứ ba, nguồn dữ liệu của các biến trong bài khá đa dạng và với mỗi nguồn
lại có số liệu khá khác nhau (điển hình như về tốc độ tăng TFP, trong quá trình
nghiên cứu bộ dữ liệu này, tác giả nhận thấy mỗi tổ chức lại đưa ra một bộ dữ liệu
khác nhau.) vì thế việc lựa chọn một tổ chức nào đó để thu thập dữ liệu nhiều khi
khiến cho các lý luận trong bài trở nên phiến diện.
Với những phát hiện mới của bài nghiên cứu cũng như hạn chế trình bày ở
trên, tác giả đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo: (1) thu thập dữ liệu của các
nhân tố đã được công nhận rộng rãi là có tác động mạnh mẽ đến TFP (chẳng hạn
như chi phí cho hoạt động R&D); (2) mở rộng đối tượng các quốc gia được nghiên
cứu để kết quả nghiên cứu đáng tin cậy hơn hoặc chỉ tập trung nghiên cứu cho Việt
Nam nhưng bộ dữ liệu có thể thu thập theo từng ngành kinh tế; (3) nếu có sự sai
68

khác lớn giữa các bộ dữ liệu của các tổ chức khác nhau thì nên tìm hiểu nguyên
nhân của sự sai khác, từ đó có thể đưa ra các lý luận mang tính khách quan hơn.
Tiểu kết chương 4: trong chương 4, tác giả đã cùng lúc vừa nêu thực trạng,
vừa kiến nghị giải pháp đối với việc làm thế nào để tận dụng có hiệu quả dòng vốn
FDI và nâng cao năng suất lao động Việt Nam, góp phần cải thiện tốc độ tăng TFP
của nước ta hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh AEC được thành lập và triển vọng các
hiệp định FTA giữa nước ta và các khu vực kinh tế phát triển được ký kết. Bên cạnh
đó tác giả đã đưa ra ưu và nhược của đề tài nghiên cứu, từ đó gợi mở hướng nghiên
cứu cho các công trình sau này.
69

KẾT LUẬN
Với mục đích nghiên cứu là làm rõ sự ảnh hưởng của một số nhân tố vĩ mô
đến tốc độ tăng TFP ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, tác giả đã xây dựng
mô hình định lượng dựa trên các công trình nghiên cứu trước đó, với cơ sở dữ liệu
được lấy của 13 quốc gia trong giai đoạn 1992-2012 và phương pháp ước lượng
được sử dụng là phương pháp GMM đi kèm với các kiểm định Arellano-Bond và
thống kê J. Tác giả đã thu được một vài kết quả sau:
Thứ nhất, mô hình mà tác giả sử dụng đã thể hiện được tính vững qua các lần
chạy (tác giả có thể khẳng định điều này là do: (1) số biến công cụ bằng với số
nhóm; (2) giá trị p của thống kê J và kiểm định Arellano-Bond luôn lớn hơn 0.1).
Kết quả từ mô hình cho thấy: (1) Dòng vốn FDI thực sự có tác động tích cực đến
tốc độ tăng TFP. Điều này khá phù hợp với lý thuyết mà tác giả sử dụng; (2) Chênh
lệch khoa học công nghệ khi tương tác với dòng vốn FDI sẽ có mối quan hệ nghịch
biến với tốc độ tăng TFP. Điều này khá mâu thuẩn với nhận định ban đầu của tác
giả, tuy nhiên, tác giả cũng đã nhìn nhận nghiêm túc vấn đề này dưới góc độ đặc thù
của từng quốc gia qua từng giai đoạn phát triển.
Thứ nhì, dựa trên kết quả nghiên cứu cùng với sự tương đồng về kinh tế của
Việt Nam với các quốc gia trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đã nhận thấy những
nhân tố mà Việt Nam nên dành ưu tiên phát triển để thoát khỏi tình trạng trì trệ của
tốc độ tăng TFP như hiện nay. Cụ thể, tác giả đã nêu ra được 4 nhóm giải pháp
nhằm tận dụng tốt hơn dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam và 2 nhóm giải pháp nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng lao động.
Do hạn chế về qui mô nghiên cứu của sinh viên, khó khăn trong việc tìm
kiếm dữ liệu và bản thân TFP là một vấn đề khá phức tạp ở Việt Nam nên đề tài khó
tránh khỏi thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được những nhận xét và đánh giá từ
các thầy cô, các nhà khoa học, nghiên cứu để đề tài có thể được hoàn thiện hơn. Bên
cạnh đó, tác giả cũng hy vọng, đề tài này cũng sẽ mở ra những hướng nghiên cứu
tiếp theo mang tính khoa học và chính xác hơn.
a

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Bùi Quang Bình (2009), “Vốn con người và đầu tư vào vốn con người”, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 2(31).2009.
2. Cù Chí Lợi (2008), “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Nghiên
cứu kinh tế, 336, 3-9.
3. Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Nhung, Trần Bá Thọ, Lâm Mạnh Hà (2013), Kinh
tế vĩ mô, Nhà xuất bản Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Phú Tụ, Huỳnh Công Minh (2010), Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp
nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và
Công nghệ lần thứ I, Đại học Kỹ thuật và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Trọng Hoài (2004), “Ổn định lạm phát: cái giá phải trả”, Tạp chí Phát
triển Kinh tế, 170.
6. Nguyễn Xuân Thành (2003), Kinh tế phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á,
Chương trình kinh tế giảng dạy Fullbright.
7. Quốc hội (2013), Luật khoa học và công nghệ số 29/2013/GH13.
8. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.
9. Vũ Chí Lộc (2012), Giáo trình đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
11. Viện năng suất Việt Nam, http://vnpi.vn.
Tài liệu tham khảo tiếng anh
12. Adbulrahman (2014), “Inflation and economic performance in Sudan: An
analysis study”, Researchjournal’s Journal of Economic, 2(3), có sẵn online
trên http://www.researchjournali.com/pdf/448.pdf.
13. Alcalá, F. và Ciccone, A. (2004), “Trade and productivity”, Quarterly Journal
of Economics, 119(2), 613-646.
14. Amable, B., Demmou, L. và Lezdema, I. (2008), Competion, innovation and
distance to frontier, CEPREMAP Working Paper.
b

15. Alfaro, L., Chanda, A., Kalemli-Ozcan, S. và Sayek, S. (2002), FDI and
economic growth: The role of local financial market, Báo cáo tại hội nghị “The
FDI Race: Who gets the prize? Is it worth the effort?”, Washington, DC.
16. Ark, B. V. (2014), Total factor productivity: lesson from the past and directions
for the future, National Bank of Belgium, Bỉ.
17. Baier, S. L., Gerald P. Dwyer Jr. và Tamura, R. (2002), How important are
capital and total factor productivity for economic growth?, Federal Reserve
Bank of Atlanta.
18. Bitros, G. C. và Panas, E. E. (2001), “Is there an inflation-productivity trade-
off?Some evidence from the manufacturing sector in Greece”, Applied
Economics, 33(15), 1961-1969.
19. Baltabaev, B. (2013), FDI and total factor productivity growth: new macro
evidance, Nhà xuất bản Canberra, Australia.
20. Barro, R. J. và Lee, J. W. (2013), “A new data set of educational attainment in
the world, 2950-2010”, Journal of Development Economics 104(C), 184-198.
21. Borensztein, E., Gregorio, J. D. và Lee, J-W (1998), “How does foreign direct
investment affect economic growth”, Journal of International Economics, 45,
115-135.
22. Comin, D. (2006), Total factor productivity, NBER.
23. Chen, P. và Gupta, R. (2006), An investigation of openness and economic
growth using panel estimation, University of Pretoria, Working Paper 2006-22.
24. Djankov, S., McLiesh, A. và Ahleifer, A. (2005), Private credit in 129
countries, NBER Working Paper số 11078.
25. Frankel, J. A. (2000), Assessing the efficiency gains from further liberalization,
Harvard KSG Faculty Research Working Paper số RWP01-030.
26. Gerschenkron A. (1962), Economic backwardness in historical perspective,
Harvard University Press.
27. Gillman, M., Harris, M. N. và Mátyás, L. (2004), “Inflation and growth:
Explaining a negative effect”, Empirical Economics, 29(1), 149-167.
c

28. Gilman, M. và Harris, M. N. (2010), “The effect of inflation on growth”,


Economics of Transition, 17(4), 697-714.
29. Islam, N. (1995), “Growth empirics: A panel data approach”, The Quarterly
Journal of Economics, 110(4), 1127-1170
30. Kwon, D. B. (2009), Human capital and its measurement, OECD, Hàn Quốc.
31. Kneller, R. (2005), “Frontier technology, absoptive capacity and distance”,
Oxford Bulletin of Development Economics and Statistics, 67(1), 1-23.
32. Kremer, M. (2003), “Population growth and technological change: one million
B.C to 1990”, Quarterly Journal of Economics, 108(3), 681-716.
33. Khan, S. U. K. (2005), “Macro determinants of total factor productivity in
Pakistan”, SBP Research Bulletin, 2(2), 383-401.
34. Lucas, R. E. (1988), “On the mechanics of economic development”, Journal of
Monetary Economics, 22(1), 3-42.
35. Li, K., Morck, R., Yang, F. và Yeung, B. (2004), “Firm-specific variation and
openness in emerging markets”, The Review of Economics and Statictis, 86(3),
658-669.
36. Loayza, N. và Ranciere, R. (2006), “Financial development, financial fragility,
and growth”, Journal of Money, Credit and Banking, 38(4), 1051-1076.
37. Madsen, J., Islam, M. R. và Ang, J. (2010), Catching up to the technology
frontier: The dichotomy between innovation and imitation, Munich Personal
RePEc Archive.
38. Miller, S. M. và Upadhyay, M. P. (2002), Total factor productivity, Human
capital and Outward orientation: differences by stage of development and
geographic regions, University of Connecticut, Department of Economics
Working Paper 2002-33.
39. Mankiw, N. G. (2009), Macroecomics, Worth Publishers, Hoa Kỳ.
40. Miller, S. M. và Upadhyay, M. P. (1997), The effects of trade orientation and
human capital on total factor productivity, University of Connecticut,
Department of Economics Working Paper 1997-07.
d

41. Nina, O. và Velve, D. W. (2003), Foreign direct investment and development:


The case of Bolivia, Overseas Development Institute, London.
42. Nhóm phụ trách mảng tài chính (2004), The importance of financial sector
development for growth and poverty reduction, Policy Division, Department for
International Development, Anh.
43. Osei-Yeboah, Naanwaab, C., Saleem, S. và Akuffo, A. (2012), Effects of trade
openness on economic growth: The case of African Countries, Bài báo cáo tại
Southern Agricultural Economics Association Annual Meeting, 4-7 tháng 2
năm 2012.
44. OECD, www.oecd-ilibrary.org.
45. Pritchett, L. (1996), “Measuring outward orientation in the LDCs: Can it be
done?”, Journal of Development Economics, 49(2), 307-335.
46. Pessoa, A. (2005), Foreign direct investment and total factor productivity in
OECD countries: evidence from aggregate data, FEP Working Paper số 188.
47. Psacharopoulos, G. (1994), “Returns to investment in education: a global
update”, World Development, 22(9), 1325-1343.
48. Ranciére, R., Tornel, A. và Westermann, F. (2008), “Systemic crises and
growth”, Quarterly Journal of Economics, 123(1), 359-406.
49. Sargent, T. C. và Rodriguez, E. R. (2000), Labour and toatal factor
productivity: Do we need to choose?, Department of Finance, Canada.
50. Squalli, J. và Wilson, K. (2006), “New approach to measuring trade openness”,
The World Economy, 34(10), 1745-1770.
51. Stensnes, K. (2006), Trade openness and Economic growth, do institutions
matter?, Norsk Utenrikspotitisk Institutt working paper 702.
52. Tobin, J. (1984), “On the efficiency of the financial system”, Lloyds Bank
Review, 153, 1-15.
53. The Conference Board (2015), The Conference Board Total Economy Database
Methodological, The Conference Board, Hoa Kỳ.
54. U.S. Department of State (2014), 2014 investment climate statement, U.S.
Department of State, Bolivia.
e

55. Wilson, W. T. (2014), Beating the middle-income trap in Southeast Asia, The
Heritage Foundation Special Report số 156.
56. World Bank, www.worldbank.org.
57. You, D., Hug, L. và Anthory, D. (2014), Generation 2030 Africa, UNICEF,
New York.
f

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Cơ sở dữ liệu………………………………………………………….. g


Phụ lục 2: Thống kê mô tả các biến...…………………………………………… j
Phụ lục 3: Đường hồi quy mẫu.…….……………………………………………… k
g

PHỤ LỤC 1: CƠ SỞ DỮ LIỆU


Trong phần này, tác giả sẽ tổng hợp cơ sở dữ liệu được sử dụng trong đề tài
dưới dạng bảng trung bình 3 năm (3-year averages panel).
TFP DTF FSY HK TO INF POPG PC
1992-1994 1.853333 25.36114 0.079137 1.779112 72.42079 22.33216 1.730033 22.33216
1995-1997 0.486667 21.95639 0.088623 1.828963 87.25717 10.77812 1.599961 10.77812
1998-2000 -2.26333 21.07927 0.049727 1.887565 101.011 8.722357 1.458724 8.722357
Việt Nam 2001-2003 -0.74 20.00432 0.03589 1.958567 108.8782 4.835908 1.196634 4.835908
2004-2006 -0.53 18.51182 0.03419 2.036899 130.4299 9.001799 1.158001 9.001799
2007-2009 -2.07667 16.94403 0.08496 2.112945 148.4112 12.8397 1.067778 12.8397
2010-2012 -1.76333 16.22132 0.059183 2.172245 157.2286 14.75368 1.049092 14.75368
1992-1994 1.943333 11.37073 0.012463 1.766591 51.75006 7.340266 1.662997 7.340266
1995-1997 1.093333 10.13479 0.023477 1.814816 54.07241 10.37606 1.528256 10.37606
1998-2000 -5.63 12.30178 -0.01448 1.875271 76.85566 36.62664 1.449044 36.62664
Indonesia 2001-2003 1.246667 12.01003 -0.00679 1.928848 60.82972 8.559733 1.437397 8.559733
2004-2006 1.713333 11.29031 0.01668 1.980329 60.13545 12.32331 1.43031 12.32331
2007-2009 0.326667 10.54094 0.014447 2.039498 52.96759 12.56103 1.401345 12.56103
2010-2012 1.053333 9.941179 0.023367 2.089592 49.64851 6.904381 1.290864 6.904381
1992-1994 2.206667 19.07382 0.001933 1.632499 19.05345 9.602327 1.904062 9.602327
1995-1997 2.103333 17.56391 0.006793 1.682638 22.08481 7.704664 1.797911 7.704664
1998-2000 1.713333 16.95292 0.006097 1.732426 24.70541 4.907845 1.699293 4.907845
Ấn Độ 2001-2003 0.74 16.97263 0.0096 1.780924 28.20351 3.599699 1.608422 3.599699
2004-2006 2.94 15.61201 0.012593 1.833298 41.15348 5.461641 1.475458 5.461641
2007-2009 2.486667 13.19317 0.027287 1.890347 47.54088 6.828245 1.338661 6.828245
2010-2012 1.823333 11.28317 0.01612 1.932977 52.37287 8.232028 1.278883 8.232028
1992-1994 -1.02667 10.83576 0.017307 2.493992 69.42799 8.252044 2.319521 8.252044
1995-1997 1.873333 10.76396 0.017713 2.556812 92.86293 7.145433 2.239979 7.145433
1998-2000 -0.33 11.0924 0.024807 2.595856 99.43387 11.55886 2.15938 11.55886
Philippines 2001-2003 0.003333 11.57206 0.009113 2.632257 101.0644 4.304348 2.061033 4.304348
2004-2006 2.076667 11.26474 0.01527 2.668689 98.48729 5.431308 1.868213 5.431308
2007-2009 0.3 10.60426 0.01317 2.70549 76.16402 4.470877 1.681343 4.470877
2010-2012 2.01 10.44268 0.009067 2.737167 67.92643 3.386849 1.704344 3.386849
Bollivia 1992-1994 0.493333 9.419335 0.01995 2.451877 48.47961 9.487414 2.345022 9.487414
h

1995-1997 1.886667 9.599695 0.07161 2.529596 50.02131 9.109048 2.223067 9.109048


1998-2000 -0.43333 10.00697 0.107077 2.592803 47.34906 4.813658 2.091887 4.813658
2001-2003 -0.08333 10.71522 0.065577 2.687639 48.84864 1.951729 1.985947 1.951729
2004-2006 1.8 11.27271 0.002323 2.799826 66.54802 4.705387 1.801104 4.705387
2007-2009 1.54 10.91372 0.027667 2.866362 75.852 8.685342 1.62681 8.685342
2010-2012 0.766667 11.05656 0.035577 2.913167 81.04863 5.633611 1.63653 5.633611
1992-1994 -5.09 16.54009 0.000653 1.836357 36.21058 10.62395 2.86737 10.62395
1995-1997 2.456667 17.36348 0.006393 1.900911 40.97669 5.926665 2.744241 5.926665
1998-2000 1.136667 17.72138 0.012657 1.954761 40.23932 2.089896 2.652401 2.089896
Cameroon 2001-2003 0.756667 18.01764 0.029203 1.999365 41.97803 2.625786 2.606708 2.625786
2004-2006 -0.71333 19.02021 0.00782 2.04143 41.70495 2.454922 2.584712 2.454922
2007-2009 -0.88333 19.21335 0.013933 2.097814 45.98097 3.100942 2.570431 3.100942
2010-2012 -0.21667 19.78039 0.022387 2.144948 43.54111 2.385863 2.545973 2.385863
1992-1994 2.463333 6.192273 0.015277 1.850728 55.28875 11.29381 1.612448 11.29381
1995-1997 2.163333 6.076937 0.010233 1.935445 46.9773 9.18498 1.547508 9.18498
1998-2000 1.303333 6.17442 0.012317 2.037378 39.76903 3.21196 1.569846 3.21196
Ai Cập 2001-2003 0.8 6.184755 0.005147 2.126216 42.32571 3.171591 1.621086 3.171591
2004-2006 1.103333 6.341668 0.056293 2.206414 60.7637 7.928181 1.665935 7.928181
2007-2009 0.676667 6.16778 0.0609 2.267618 64.43731 13.1331 1.684886 13.1331
2010-2012 -1.02333 6.033291 0.012597 2.35079 45.33668 9.479089 1.671007 9.479089
1992-1994 -1.62667 21.80379 0.02241 2.090044 54.89462 19.96207 2.755187 19.96207
1995-1997 -1.96 21.36974 0.015243 2.12608 71.67662 44.63593 2.41778 44.63593
1998-2000 0.616667 21.58576 0.02908 2.19254 92.78435 17.40869 2.302742 17.40869
Ghana 2001-2003 2.583333 21.16087 0.014773 2.236267 101.6074 24.79887 2.517212 24.79887
2004-2006 0.326667 20.9261 0.020107 2.271877 87.92154 12.88598 2.598734 12.88598
2007-2009 -0.75333 19.92251 0.080653 2.332688 68.82049 15.50186 2.548393 15.50186
2010-2012 -0.83667 18.20663 0.079613 2.383811 90.12357 9.531728 2.277006 9.531728
1992-1994 0.096667 4.398134 0.008857 1.651147 43.83736 10.90698 2.32671 10.90698
1995-1997 1.4 4.458209 0.004913 1.689416 42.21144 9.567079 2.288129 9.567079
1998-2000 1.063333 4.696027 0.01836 1.722213 46.64328 5.934883 2.324002 5.934883
Guatemala
2001-2003 -0.25667 4.994756 0.0119 1.722007 67.17871 7.007327 2.461401 7.007327
2004-2006 0.466667 5.341464 0.01773 1.719692 67.31493 7.749375 2.48214 7.749375
2007-2009 0.436667 5.364201 0.02094 1.80495 63.04322 6.678827 2.4559 6.678827
i

2010-2012 1.15 5.619149 0.023133 1.884284 62.3605 4.619117 2.509554 4.619117


1992-1994 -1.62667 9.046544 0.01521 1.542664 51.05404 5.355011 1.672851 5.355011
1995-1997 -1.96 9.797578 0.001477 1.6072 51.91416 3.382863 1.493843 3.382863
1998-2000 0.616667 10.17898 0.002113 1.665349 56.60439 1.77751 1.275455 1.77751
Morocco 2001-2003 2.583333 9.783225 0.01738 1.726416 61.30783 1.527719 1.002772 1.527719
2004-2006 0.326667 9.913775 0.026453 1.782101 69.26794 1.920283 0.898279 1.920283
2007-2009 -0.75333 9.222895 0.029027 1.847527 79.11866 2.248076 0.952925 2.248076
2010-2012 -0.83667 8.763945 0.02289 1.899697 82.26255 1.062819 1.300712 1.062819
1992-1994 0.353333 10.71548 0.007267 1.531325 37.32075 10.61697 2.587902 10.61697
1995-1997 0.466667 10.51358 0.01265 1.590117 37.10505 11.36429 2.632924 11.36429
1998-2000 0.95 11.38998 0.006917 1.657682 31.4871 4.912435 2.460486 4.912435
Pakistan 2001-2003 -0.01 11.39961 0.007697 1.76076 31.25122 3.11758 1.933122 3.11758
2004-2006 1.56 11.40415 0.020877 1.870279 33.74505 8.143012 1.805979 8.143012
2007-2009 -2.04333 11.3903 0.027537 1.945861 33.55216 13.84419 1.851072 13.84419
2010-2012 -0.21333 11.8898 0.00712 2.000936 32.87145 11.82765 1.730955 11.82765
1992-1994 -2.17667 21.07962 0.00689 1.639419 57.84932 10.53243 2.985634 10.53243
1995-1997 0.29 20.944 0.015293 1.689408 62.93647 4.123827 2.602573 4.123827
1998-2000 0.79 21.17464 0.019077 1.733172 63.4038 0.905338 2.445607 0.905338
Senegal 2001-2003 -1.80333 21.46027 0.00961 1.777168 66.45467 1.758402 2.637029 1.758402
2004-2006 -2.91333 21.44661 0.019957 1.825915 68.35756 1.441949 2.72549 1.441949
2007-2009 -4.25333 21.37727 0.03026 1.886796 72.44545 3.524092 2.770625 3.524092
2010-2012 -4.08 22.3122 0.02121 1.935243 66.19294 2.017632 2.888086 2.017632
1992-1994 2.976667 28.2193 0.00258 1.373339 15.24885 111.4677 4.261753 111.4677
1995-1997 3.826667 26.9859 0.003097 1.412347 18.6124 82.61644 2.987319 82.61644
1998-2000 3.73 26.11693 0.03323 1.44754 25.33125 13.71096 2.27072 13.71096
Sudan 2001-2003 4.116667 23.52284 0.056067 1.476732 29.19578 6.971992 2.594069 6.971992
2004-2006 1.69 21.98406 0.060183 1.503552 43.70508 8.043826 2.591757 8.043826
2007-2009 0.453333 20.54677 0.03183 1.53448 41.40172 11.17703 2.435399 11.17703
2010-2012 -4.31667 21.17515 0.034093 1.560169 32.25318 24.25029 2.16798 24.25029
j

PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN


Dưới đây là bảng tổng kết số liệu thống kê các biến trong mô hình:

TFP DTF HK TO INF POPG PC


Số quan sát 91 91 91 91 91 91 91

Trung bình 0.2966 14.201 1.9867 59.656 10.557 2.0273 10.557

Trung vị 0.4867 11.404 1.8997 54.895 7.7494 1.9859 7.7494

Cực đại 4.1167 28.219 2.9132 157.23 111.47 4.2618 111.47

Cực tiểu -5.63 4.3981 1.3733 15.249 0.9053 0.8983 0.9053

Độ lệch chuẩn 1.9068 6.1505 0.3629 26.631 14.935 0.5959 14.935


k

PHỤ LỤC 3: ĐƯỜNG HỒI QUY MẪU


Chênh lệch khoa khọc công nghệ (DTF) và tốc độ tăng TFP
26 13.0 11.8 11.6
20
11.6
12.5
24 11.2
18 11.4
12.0
22 11.2 10.8
11.5 16

DTF(-1)

DTF(-1)

DTF(-1)
DTF(-1)

11.0

DTF(-1)
20 10.4
11.0 10.8
14
18 10.6 10.0
10.5
10.4
12 9.6
16 10.0
10.2

14 9.5 10 10.0 9.2


-3 -2 -1 0 1 2 3 4 -20 -15 -10 -5 0 5 10 -1 0 1 2 3 4 5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 -3 -2 -1 0 1 2 3 4

TFP TFP TFP TFP TFP

Việt Nam Indonesia Ấn Độ Philippines Bolivia


20.5 6.4
22 5.8
10.50
20.0
5.6
6.3 10.25
21
19.5
5.4 10.00
19.0 6.2
20 5.2 9.75
DTF(-1)
DTF(-1)

DTF(-1)

DTF(-1)

DTF(-1)
18.5 5.0 9.50
6.1
18.0 19
4.8 9.25

17.5 4.6
6.0 9.00
18
17.0 4.4 8.75

16.5 5.9 17 4.2 8.50


-8 -6 -4 -2 0 2 4 6 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 -10.0 -7.5 -5.0 -2.5 0.0 2.5 5.0 7.5 10.0 -2 -1 0 1 2 3 -10.0 -7.5 -5.0 -2.5 0.0 2.5 5.0 7.5 10.0

TFP TFP TFP TFP TFP

Cameroon Ai Cập Ghana Guatemala Morocco


12.4 22.50 30

12.0 22.25 28

22.00
11.6 26

21.75
DTF(-1)

DTF(-1)
DTF(-1)

11.2 24
21.50
10.8 22
21.25

10.4 20
21.00

10.0 20.75 18
-6 -4 -2 0 2 4 6 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 -12 -8 -4 0 4 8

TFP TFP TFP

Pakistan Senegal Sudan

Vốn con người (HK) và tốc độ tăng TFP


1.95
2.2 2.12 2.76
3.0
2.08 1.90
2.72
2.1 2.9
2.04
1.85
2.68
2.00 2.8
2.0 1.80 2.64
HK(-1)

1.96
HK(-1)

HK(-1)
HK(-1)

HK(-1)

2.7
1.92 1.75 2.60
1.9
1.88 2.6
1.70 2.56
1.8 1.84
1.65 2.52 2.5
1.80

1.7 1.76 1.60 2.48 2.4


-3 -2 -1 0 1 2 3 4 -20 -15 -10 -5 0 5 10 -1 0 1 2 3 4 5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 -3 -2 -1 0 1 2 3 4

TFP TFP TFP TFP TFP

Việt Nam Indonesia Ấn Độ Philippines Bolivia

1.92
1.92
2.20 2.5 2.45 1.88
1.88
2.15 2.4 2.40 1.84

2.10 2.35 1.84 1.80


2.3
1.76
2.05 2.30 1.80
HK(-1)
HK(-1)

2.2 1.72
HK(-1)

HK(-1)

HK(-1)

2.00 2.25
1.76 1.68
2.1
1.95 2.20
1.64
2.0
1.72
1.90 2.15 1.60
1.9 1.68
1.85 2.10 1.56

1.80 1.8 2.05 1.64 1.52


-8 -6 -4 -2 0 2 4 6 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 -10.0 -7.5 -5.0 -2.5 0.0 2.5 5.0 7.5 10.0 -2 -1 0 1 2 3 -10.0 -7.5 -5.0 -2.5 0.0 2.5 5.0 7.5 10.0

TFP TFP TFP TFP TFP

Cameroon Ai Cập Ghana Guatemala Morocco


l

2.1 1.60
1.95

2.0 1.90 1.56

1.9 1.85 1.52

1.80
HK(-1)

HK(-1)
HK(-1)
1.8 1.48
1.75
1.7 1.44
1.70

1.6 1.40
1.65

1.5 1.60 1.36


-6 -4 -2 0 2 4 6 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 -12 -8 -4 0 4 8

TFP TFP TFP

Pakistan Senegal Sudan


Độ mở thương mại (TO) và tốc độ tăng TFP
100 56 110
180 90
52
90
160 48 100
80
44
80
140
40 90
70

TO
TO

TO
70 36
TO

TO
120
32 80 60
100 60
28

24 70 50
80 50
20

60 40 16 60 40
-3 -2 -1 0 1 2 3 4 -20 -15 -10 -5 0 5 10 -1 0 1 2 3 4 5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 -3 -2 -1 0 1 2 3 4

TFP TFP TFP TFP TFP

Việt Nam Indonesia Ấn Độ Philippines Bolivia

56 72 120 70 90

68 110
52
65
80
64
100
48
60 60
90 70
44 56

TO
TO

TO

TO

TO

80 55
40 52
60
70
48 50
36
60
44 50
45
32 50
40

28 36 40 40 40
-8 -6 -4 -2 0 2 4 6 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 -10.0 -7.5 -5.0 -2.5 0.0 2.5 5.0 7.5 10.0 -2 -1 0 1 2 3 -10.0 -7.5 -5.0 -2.5 0.0 2.5 5.0 7.5 10.0

TFP TFP TFP TFP TFP

Cameroon Ai Cập Ghana Guatemala Morocco

50
40 80

45
76
38
40
72
36 35
68
TO

30
TO

TO

34 64

60 25
32
56 20

30
52 15

28 48 10
-6 -4 -2 0 2 4 6 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 -12 -8 -4 0 4 8

TFP TFP TFP

Pakistan Senegal Sudan


m

Lạm phát (INF) và tốc độ tăng TFP


35 80 11 24 16

30 70 10 14
20
60 9 12
25
16
50 8 10
20
INF(-1)

INF(-1)

INF(-1)

INF(-1)

INF(-1)
40 7 12 8
15
30 6 6
8
10
20 5 4

5 4
10 4 2

0 0 3 0 0
-3 -2 -1 0 1 2 3 4 -20 -15 -10 -5 0 5 10 -1 0 1 2 3 4 5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 -3 -2 -1 0 1 2 3 4

TFP TFP TFP TFP TFP

Việt Nam Indonesia Ấn Độ Philippines Bolivia

60
40 20 12 7

50 6
10
30 16

40 5
8
20 12
INF(-1)
4
INF(-1)

INF(-1)

INF(-1)

INF(-1)
30 6
3
10 8
20 4
2
0 4 10 2
1

-10 0 0 0 0
-8 -6 -4 -2 0 2 4 6 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 -10.0 -7.5 -5.0 -2.5 0.0 2.5 5.0 7.5 10.0 -2 -1 0 1 2 3 -10.0 -7.5 -5.0 -2.5 0.0 2.5 5.0 7.5 10.0

TFP TFP TFP TFP TFP

Cameroon Ai Cập Ghana Guatemala Morocco

140
24 35

30 120
20
25 100
16
20
80
INF(-1)
INF(-1)

INF(-1)

12 15
60
10
8
40
5
4 20
0

0 -5 0
-6 -4 -2 0 2 4 6 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 -12 -8 -4 0 4 8

TFP TFP TFP

Pakistan Senegal Sudan


Tốc độ tăng dân số (POPG) và tốc độ tăng TFP
2.4
1.8 1.8 2.0 2.4

2.3
1.7 1.9 2.3
1.7
2.2
1.6 1.8 2.2
1.6 2.1
1.5 1.7 2.1
POPG
POPG

POPG

POPG
POPG

1.4 1.5 1.6 2.0 2.0

1.3 1.5 1.9 1.9


1.4
1.2 1.4 1.8 1.8

1.3
1.1 1.3 1.7 1.7

1.0 1.2 1.2 1.6 1.6


-3 -2 -1 0 1 2 3 4 -20 -15 -10 -5 0 5 10 -1 0 1 2 3 4 5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 -3 -2 -1 0 1 2 3 4

TFP TFP TFP TFP TFP

Việt Nam Indonesia Ấn Độ Philippines Bolivia

2.92 12 2.9 2.55 1.8


2.88
2.8
10 2.50
2.84 1.6
2.7
2.80
8 2.45
2.6
2.76 1.4
POPG

POPG

POPG

POPG

POPG

2.72 6 2.5 2.40

2.68 1.2
2.4
4 2.35
2.64
2.3
2.60 1.0
2 2.30
2.56
2.2

2.52 0 2.1 2.25 0.8


-8 -6 -4 -2 0 2 4 6 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 -10.0 -7.5 -5.0 -2.5 0.0 2.5 5.0 7.5 10.0 -2 -1 0 1 2 3 -10.0 -7.5 -5.0 -2.5 0.0 2.5 5.0 7.5 10.0

TFP TFP TFP TFP TFP

Cameroon Ai Cập Ghana Guatemala Morocco


n

2.8
3.1 4.4

2.6 3.0
4.0

2.9
2.4 3.6

2.8
POPG

POPG

POPG
2.2 3.2
2.7
2.0 2.8
2.6

1.8 2.4
2.5

1.6 2.4 2.0


-6 -4 -2 0 2 4 6 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 -12 -8 -4 0 4 8

TFP TFP TFP

Pakistan Senegal Sudan


Tỷ lệ GDI trên GDP (FSY) và tốc độ tăng TFP
12 3 3.6 3.2 14

11 3.2 2.8 12
2
10 2.8 10
2.4
9 1 2.4 8
2.0
8 2.0 6

FSY
FSY

FSY
FSY

FSY

0 1.6
7 1.6 4
1.2
6 -1 1.2 2
0.8
5 0.8 0
-2
4 0.4 0.4 -2

3 -3 0.0 0.0 -4
-3 -2 -1 0 1 2 3 4 -20 -15 -10 -5 0 5 10 -1 0 1 2 3 4 5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 -3 -2 -1 0 1 2 3 4

TFP TFP TFP TFP TFP

Việt Nam Indonesia Ấn Độ Philippines Bolivia

6 10 10 3.6 5

3.2
5
8 4
8
2.8
4
6
2.4 3
6
3

FSY
FSY
FSY
FSY

FSY

4 2.0
2 2
4
1.6
2
1
1.2
2 1
0
0 0.8

-1 -2 0 0.4 0
-8 -6 -4 -2 0 2 4 6 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 -10.0 -7.5 -5.0 -2.5 0.0 2.5 5.0 7.5 10.0 -2 -1 0 1 2 3 -10.0 -7.5 -5.0 -2.5 0.0 2.5 5.0 7.5 10.0

TFP TFP TFP TFP TFP

Cameroon Ai Cập Ghana Guatemala Morocco

4.0 4.0 8

3.5 3.5 7

3.0 6
3.0
2.5 5
2.5
2.0 4
FSY
FSY

FSY

2.0
1.5 3
1.5
1.0 2
1.0
0.5 1
0.5 0.0 0

0.0 -0.5 -1
-6 -4 -2 0 2 4 6 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 -12 -8 -4 0 4 8

TFP TFP TFP

Pakistan Senegal Sudan


o

Tín dụng tư nhân (PC) và tốc độ tăng TFP


120 52 60
70
65
48 55
100 60 60
44 50

80 50 55
40 45

50

PC

PC
36 40
PC

60

PC
40

PC
32 35 45
40 30
28 30 40

20 20
24 25 35

0 10 20 20 30
-3 -2 -1 0 1 2 3 4 -20 -15 -10 -5 0 5 10 -1 0 1 2 3 4 5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 -3 -2 -1 0 1 2 3 4

TFP TFP TFP TFP TFP

Việt Nam Indonesia Ấn Độ Philippines Bolivia

15 56 16 32 80

14 52
14 70
13 48 28

12 44 12 60
24
11 40
PC

PC

PC
PC

PC
10 50
10 36
20
9 32 8 40

8 28 16
6 30
7 24

6 20 4 12 20
-8 -6 -4 -2 0 2 4 6 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 -10.0 -7.5 -5.0 -2.5 0.0 2.5 5.0 7.5 10.0 -2 -1 0 1 2 3 -10.0 -7.5 -5.0 -2.5 0.0 2.5 5.0 7.5 10.0

TFP TFP TFP TFP TFP

Cameroon Ai Cập Ghana Guatemala Morocco

30 30 16

28 28 14

26 12
26
24 10
24
PC

PC

PC

22 8
22
20 6
20
18 4

18 16 2

16 14 0
-6 -4 -2 0 2 4 6 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 -12 -8 -4 0 4 8

TFP TFP TFP

Pakistan Senegal Sudan

You might also like