You are on page 1of 9

Chương 1

VĂN HOÁ VÀ VĂN HÓA DOANH NHÂN


I. VĂN HÓA
1. Khái niệm Văn hóa
1.1. Tiếp cận từ Văn hóa phương Tây
- Theo cách tiếp cận của người phương Tây, văn hoá hình thành gồm ba lớp.
Thế giới quan, nhân sinh quan và niềm tin hình thành từ đó nằm ở hạt nhân.
Những giá trị này được thể hiện ra thành những ước mơ, hoài bão, triết lý,
nguyên tắc hành động
1.2. Tiếp cận từ văn hóa Phương Đông
- Trong tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao gồm:
+ Văn là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể
đạt được bằng sự tu dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà
cầm quyền.
+ Hoá trong văn hoá là việc đem cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm
hoá, giáo dục và hiện thực hoá trong thực tiễn, đời sống
Như vậy, văn hoá trong từ nguyên sơ của cả Phương Đông và Phương Tây
đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hoá, vun trồng nhân cách con người
(bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội loài người), cũng có nghĩa là làm cho con
người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Văn hóa của một quốc gia là tấm gương phản ảnh những hiểu biết, những
niềm tin và những tập tục cổ truyền của nước ấy. Đó là chìa khóa mở để cánh cửa
hiểu biết về dân tộc và các định chế của một nước
1.3. Văn hóa vật chất
1.4. Văn hóa tinh thần
1.5. Định nghĩa Văn hóa
2. Đặc trưng Văn hóa và Các yếu tố cấu thành văn hóa
2. 1. Đặc trưng tiêu biểu của văn hóa
2.1.1. Văn hóa mang tính tập quán
2.1.2. Văn hóa mang tính cộng đồng
2.1.3. Văn hóa mang tính dân tộc
2.1.4. Văn hóa mang tính chủ quan
2.1.5. Văn hóa mang tính khách quan
2.1.6. Văn hóa mang tính kế thừa
2.1.7. Văn hóa mang tính học hỏi
2.1.8. Văn hóa luôn tiến hóa
2.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa (hình vẽ (1.1 trang 15)
2.2.1. Ngôn ngữ
2.2.2. Tôn giáo và tín ngưỡng
2.2.3. Giá trị và thái độ
2.2.4. Phong tục và tập quán
2.2.5. Thói quen và cách ứng xử
2.2.6. Thẩm mỹ
2.2.7. Giáo dục
2.2.8. Khía cạnh vật chất của văn hóa
3. Chức năng và vai trò của văn hóa
3.1. Chức năng của văn hoá
3.1.1. Chức năng giáo dục
3.1.2. Chức năng nhận thức
3.1.3. Chức năng thẩm mỹ
3.1.4. Chức năng giải trí
3.2. Vai trò của văn hoá đối với sự phát triển xã hội
3.2.1. Văn hoá là mục tiêu của sự phát triển xã hội
Sự cân bằng giữa tự nhiên và con người, giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định
và phát triển hài hoà trình độ phát triển của các quốc gia không chỉ căn cứ vào sự
tăng trưởng hay phát triển kinh tế của nó, mà thước đo sự phát triển quốc gia còn
căn cứ vào mức độ phát triển con người (HDI-Human development index).
3.2.2. Văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội
Động lực của sự phát triển là thúc đẩy sự phát triển khi bản thân sự phát triển
đó đã có, đã nảy sinh. Muốn biết những động lực của sự phát triển xã hội cần phải
tìm ra những yếu tố gây nên, kích thích, thúc đẩy sự hoạt động của con người và
trước hết là của khối đông người. Một số lý do chính để văn hoá có vai trò tạo ra
sự kích thích, thúc đẩy và phát triển của các quốc gia và sự phát triển kinh tế - xã
hội nói chung như sau:
+ Thứ nhất: Văn hoá với hệ thống các thành tố của nó, bao gồm các giá trị
vật chất như máy móc dây chuyền công nghệ, công trình kiến trúc, sản phẩm hàng
hoá và dịch vụ… và các giá trị tinh thần như các phát minh sáng kiến, lối sống, tín
ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật âm thanh, lễ hội, sân khấu tuồng chèo
kịch, nghề thủ công ngôn ngữ, văn chương, nhiếp ảnh, điện ảnh… chính là “kiểu”
sống của một dân tộc nhất định;
+ Thứ hai: Văn hoá có thể trở thành một nguồn lực, sức mạnh tinh thần vô
hình nhưng vô cùng mạnh mẽ đối với sự phát triển của xã hội. Đây là nguồn lực
tồn tại tiềm ẩn trong mỗi cá nhân cũng như cộng đồng dân tộc. Nhưng tại thời
điểm đặc biệt - khi xuất hiện nguy cơ đối với sự tồn vong của quốc gia dân tộc -
nếu Nhà nước có một ý chí lớn và sự khôn ngoan biết đánh thức, khơi dậy và phát
huy sức mạnh văn hóa thì sẽ tạo ra được một động lực rất mạnh mẽ thúc cả đất
nước đi lên.
+ Thứ ba: Các loại hình văn hoá nghệ thuật, các sản phẩm văn hoá hữu hình
và vô hình nếu được khai thác và phát triển hợp lý sẽ tạo ra sự giàu có về đời sống
vật chất và tinh thần của quốc gia, tạo động lực phát triển xã hội.
3.2.3. Văn hoá là linh hồn và hệ điều tiết của sự phát triển
II. VĂN HÓA DOANH NHÂN
1. DOANH NHÂN
1.1. Khái niệm doanh nhân
- Con người và con người doanh nhân;
- Doanh nhân là người làm kinh doanh;
- Doanh nhân xuất hiện cùng với nền kinh tế hàng hóa;
- Là người tham gia quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
> Doanh nhân là một cộng đồng xã hội gồm những người làm nghề kinh
doanh, gồm nhiều nhóm, nhiều người thuộc giai tầng xã hội khác nhau.
1.2. Doanh nhân là những người trực tiếp góp phần tạo sự phồn thịnh kinh
tế cho quốc gia
1.3.1. Lực lượng chủ yếu làm ra của cải vật chất và giải quyết công ăn việc
làm cho xã hội;
1.3.2. Kết hợp và sử dụng các nguồn lực tối ưu nhất;
1.3.3. Sáng tạo sản phẩm, dịch vụ, phương thức sản xuất mới;
1.3.4. Đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu
kinh tế văn hoá xã hội;
1.3.5. Giáo dục đào tạo cho những người dưới quyền, góp phần phát triển
nguồn nhân lực;
1.3.6. Tham mưu cho Nhà nước về đường lối sách lược và chiến lược kinh tế.
1.3. Doanh nhân tiêu biểu
2. VĂN HÓA DOANH NHÂN
2.1. Khái niệm văn hóa doanh nhân
2.1.1. Là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của
doanh nhân trong quán trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp;
2.1.2. Là văn hóa của người làm nghề kinh doanh, là văn hóa để làm người
lãnh đạo doanh nghiệp;
2.1.3. Là văn hóa của người đứng đầu doanh nhân, văn hóa của “thuyền
trưởng” con thuyền doanh nhân;
2.1.4. Là chuẩn mực của hệ thống giá trị hội đủ bốn yếu tố Tâm, Tài, Trí, Đức
2.2. Ảnh hưởng của văn hóa doanh nhân đến văn hóa doanh nghiệp
2.2.1. Văn hóa doanh nhân là hạt nhân, là bộ phận quan trọng nhất của văn
hóa doanh nghiệp;
2.2.2. Văn hóa doanh nghiệp là phản ánh văn hóa của người lãnh đạo doanh
nghiệp;
2.2.3. Doanh nhân là người tạo ra môi trường cho các cá nhân khác phát huy
tính sáng tạo, là người góp phần mang đến không gian tự do, bầu không khí ấm
cúng trong doanh nghiệp;
2.2.4. Doanh nhân có khả năng thay đổi hẳn văn hóa của doanh nghiệp và tạo
ra một sức sống mới, tạo bước nhảy vọt trong hoạt động của doanh nghiệp.
2.3. Các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nhân
2.3.1. Nhân tố văn hóa
a. Là cái nôi nuôi dưỡng văn hóa doanh nhân;
b. Là điều kiện để văn hoá doanh nhân tồn tại và phát triển đồng thời là động
lực thúc đẩy doanh nhân hoạt động kinh doanh;
c. Có vai trò như một hệ điều tiết quan trọng đối với lối sống và hành vi của
mỗi doanh nhân;
d. Tạo ra đặc trưng riêng biệt cho mỗi doanh nhân (do kết hợp văn hóa dân
tộc, văn hóa tổ chức, tính cách cá nhân).
2.3.2. Nhân tố kinh tế
a. Văn hoá của doanh nhân hình thành và phát triển phụ thuộc vào mức độ
phát triển của nền kinh tế và mang đặc thù của lĩnh vực mà doanh nhân hoạt động
kinh doanh;
b. Hoạt động của các hình thái đầu tư cũng là một trong những yếu tố kinh tế
quyết định đến văn hóa của đội ngũ doanh nhân;
c. Một nền kinh tế mở, thông thoáng từ bên trong và hội nhập với bên ngoài là
động lực cho doanh nhân hoạt động.
2.3.3. Nhân tố chính trị – pháp luật
a. Các thể chế chính trị - pháp luật cho phép lực lượng doanh nhân phát triển
hay không, được khuyến khích hay hạn chế phát triển.
b. Môi trường kinh doanh lành mạnh được bảo vệ bởi một hệ thống pháp lý rõ
ràng, công bằng.
3. CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH VĂN HÓA DOANH NHÂN
3.1. Năng lực của doanh nhân
3.1.1. Trình độ chuyên môn
a. Trình độ chuyên môn của doanh nhân bao gồm bằng cấp chuyên môn, kiến
thức xã hội, kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ;
b. Là tổng hoà những hiểu biết, nhận thức, kỹ năng và khả năng giải quyết vấn
đề của doanh nhân;
c. Là yếu tố quan trọng giúp doanh nhân giải quyết vấn đề trong điều hành
công việc, thích ứng và luôn tìm giải pháp hợp lý với những vướng mắc có thể
xảy ra;
d. Các doanh nhân luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
3.1.2. Năng lực lãnh đạo
a. Doanh nhân không chỉ đưa ra đường lối, mục tiêu mà còn biết cách chỉ dẫn những
người làm theo cách của mình;
b. Doanh nhân là người đưa ra quyết định nên tập trung nguồn lực của công ty ở đâu,
đầu tư vào lĩnh vực nào thì đem lại lợi nhuận tối đa;
c. Doanh nhân là người chèo lái con thuyền doanh nghiệp của mình bằng cách tác
động tới nhân viên và thay đổi suy nghĩ của họ.
3.1.3. Trình độ quản lý
a. Trình độ quản lý kinh doanh giúp doanh nhân thực hiện đúng vai trò, chức năng,
nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp mình.
b. Hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nhân bao gồm năm chức năng chính:
- Chức năng lập kế hoạch;
- Chức năng ra quyết định;
- Chức năng tổ chức;
- Chức năng điều hành;
- Chức năng kiểm tra kiểm soát
3.2. Tố chất của doanh nhân
a. Tầm nhìn chiến lược
b. Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo;
c. Tính độc lập, quyết đoán, tự tin;
d. Năng lực quan hệ xã hội;
e. Có nhu cầu cao về sự thành đạt;
f. Say mê, yêu thích kinh doanh, chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc kinh doanh.
3.3. Đạo đức của doanh nhân
a. Đạo đức của một con người
b. Xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hoạt động;
c. Nỗ lực vì sự nghiệp chung;
d. Kết quả công việc và mức độ đóng góp cho xã hội.
3.4. Phong cách doanh nhân – Phong cách lãnh đạo
3.4.1. Những yếu tố làm nên phong cách doanh nhân
a. Văn hóa cá nhân;
b. Tâm lý cá nhân;
c. Kinh nghiệm cá nhân;
d. Nguồn gốc đào tạo;
e. Môi trường xã hội;
3.4.2. Những nguyên tắc định hình một phong cách tốt của doanh nhân
a. Luôn bị thôi thúc bởi sự hoàn hảo;
b. Vượt qua mọi rào cản để tim ra chân lý một cách nhanh chóng;
c. Vận dụng mọi khả năng và dồn mọi nỗ lực của mình cho công việc;
d. Biến công việc thành nhu cầu và sở thích của mọi người;
e. Hiểu được và biết dự liệu đến những tiểu tiết;
f. Không tự thoả mãn.
3.4.3. Phong cách lãnh đạo
3.4.3.1. Xây dựng phong cách lãnh đạo mang đậm bản sắc văn hoá doanh
nghiệp
a. Lãnh đạo
- Lãnh đạo là gì?
- Quản điểm lãnh đạo
b. Lãnh đạo và quản lý
- Giữa lãnh đạo và quản lý có mối liên hệ mật thiết. Tuy nhiên, lãnh đạo và
quản lý vẫn là hai khái niệm khác nhau
+ Lãnh đạo là năng lực định hướng và điều khiển người khác hành động để
thực hiện những mục đích nhất định
+ Quản lý là hành động phối hợp mọi người để cùng nhau hoàn thành những
mục đích nhất định bằng các sử dụng những nguồn lực hữu dụng một cách hữu ích
và hiệu quả
c. Năng lực lãnh đạo
- Quản lý bản thân:
+ Nhận thức: Cần hiểu rõ bản thân và hoàn cảnh của bạn. Biết được ưu điểm,
nhược điểm và những nhu cầu phát triển của chính mình
+ Có kế hoạch: Hãy tự hiểu rõ mình đang làm gì
+ Xây dựng các mối quan hệ: Hãy thể hiện bản thân nhiều hơn; Hãy dành thời
gian để hiểu thêm về sếp và cấp dưới
+ Phân bổ công việc: Hãy hoàn thành mọi thứ
+ Là người chính trực: Hãy giữ đúng những giá trị của bạn
- Lãnh đạo người khác:
Đòi hỏi phải phát huy được hết tiềm năng của họ, biết khơi dậy động lực ở họ
để đạt đến mục tiêu chung
Biết cách quản lý việc tiến hành công việc của từng người và của nhóm, hiểu rõ
động thái trong nhóm và biết cách xây dựng nhóm đoàn kết
Biết lắng nghe và giao tiếp tốt để thuyết phục người khác và xây dựng lòng tin
ở những người khác
Biết cách cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh của người khác, có khả năng hoá
giải những mâu thuẫn, xung đột theo cách thức được mọi người tôn trọng
d. Phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là một nhân tố rất quan trọng mà người quản lý có thể sử
dụng trong việc định hình và phát triển văn hoá công ty cho một tổ chức. Phong
cách lãnh đạo được quyết định bởi nhiều yếu tố như tính cách, năng lực chuyên
môn, kinh nghiệm, quan điểm và thái độ, đặc trưng kết cấu tổ chức (tính chất công
việc, cơ cấu quyền lực) và văn hoá tổ chức (mối quan hệ, truyền thống, triết lý tổ
chức)
- Phong cách chuyên quyền, độc đoán
- Phong cách quân phiệt
- Phong cách thủ lĩnh
- Phong cách hành chính, quan liêu
- Phong cách vì công việc
- Phong cách con người, định hướng mối quan hệ
- Phong cách đạo đức
- Phong cách dân chủ
- Phong cách phục vụ
- Phong cách tự chủ
- Phong cách chuyển hoá lãnh đạo
- Phong cách quản lý

Phong cách quản lý là phong cách lãnh đạo thể hiện trong hoạt động điều hành,
thông qua phương pháp và công cụ quản lý.
Phong cách quản lý=Phong cách lãnh đạo +Phương pháp quản lý

- Phong cách lãnh đạo mang triết lý văn hoá có thể được định nghĩa bằng công
thức sau:
Phong cách lãnh đạo mang bản sắc văn hoá =Năng lực lãnh đạo + Phương
châm hành động Văn hoá doanh nghiệp
3.4.3.2. Phát triển tố chất doanh nhân và phong cách lãnh đạo
a. Tố chất lãnh đạo hình thành từ chính những trải nghiệm cuộc sống
b. Tự nhận thức và hiểu chính bản thân mình
c. Luôn luôn khẳng định các giá trị và nguyên tắc của bạn
d. Cân bằng các động cơ bên trong và bên ngoài của bạn
e. Xây dựng đội ngũ luôn hỗ trợ bạn
f. Hài hoà trong cuộc sống
g. Trao quyền cho cấp dưới
3.4.3.3. Phát huy vai trò lãnh đạo trong quản lý
a. Quản lý nhóm
- Cần phải làm gì để nhóm làm việc đạt hiệu quả cao?
- Cần phải làm gì để tạo mối liên kết trong nhóm?
b. Ngợi khen - tạo động lực
c. Truyền đạt giá trị
d. Tôn trọng cách làm việc
e. Cân bằng giữa sáng tạo và nguyên tắc
III. HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA DOANH NHÂN
1. Tiêu chuẩn về sức khỏe
a. Thể chất không bệnh tật;
b. Tinh thần không bệnh hoạn;
c. Trí tuệ không tăm tối;
d. Tình cảm không cực đoan;
e. Lối sống không sa đoạ.
2. Tiêu chuẩn về đạo đức
a. Tính trung thực;
b. Tính nguyên tắc;
c. Tính khiêm tốn;
d. Lòng dũng cảm.
3. Tiêu chuẩn về trình độ và năng lực
a. Hoạch định >Lập kế hoạch>Tổ chức >Ra quyết định>Điều hành>Kiểm tra
4. Tiêu chuẩn về phong cách
a. Đối với tinh thần làm việc;
b. Trong quan hệ giao tiếp ứng xử;
c. Trong việc đánh giá và giải quyết vấn đề.
5. Tiêu chuẩn về thực hiện trách nhiệm xã hội
a. Các nghĩa vụ về kinh tế;
b. Các nghĩa vụ về pháp lý;
c. Nghĩa vụ đạo đức;
d. Nghĩa vụ nhân văn.

Tiểu kết
- Văn hóa doanh nhân là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan
niệm và hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.
- Văn hóa doanh nhân là hạt nhân, là bộ phận quan trọng nhất của văn hóa
doanh nghiệp.
- Có 3 nhân tố tác động đến văn hóa doanh nhân: nhân tố văn hóa, nhân tố kinh
tế, nhân tố chính trị - pháp lý.
- Văn hóa doanh nhân được cấu thành bởi 4 bộ phận chính: Năng lực, tố chất,
đạo đức, phong cách của doanh nhân.
- Có 6 yếu tố làm thành hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân.
TÌNH HUỐNG
Doanh nhân Phạm Nhật Vượng
Hiện nay ông đang là Chủ tịch HĐQT Vingroup, là tỷ phú đô la đầu tiên của
Việt Nam được tạp chí Forbes vinh danh ở vị trí 231thế giới với 7,6 tỷ USD
(23/12/2019). Để có được thành công như ngày hôm nay ông đã phải trải qua rất
nhiều khó khăn để tích lũy được vốn kinh nghiệm quý giá cho bản thân. Khi đứng
trước mọi khó khăn thì ông không bao giờ bỏ cuộc. Chân dung ông được khắc họa
là một lãnh đạo hòa đồng. Ngoài ra, "tấn công luôn tốt hơn là phòng thủ" là nguyên
tắc được ông áp dụng cho mọi việc làm của mình. Là một trong những tỷ phú kín
tiếng nhất làng doanh nhân Việt, ông ít khi xuất hiện trước công luận, và cũng
chưa bao giờ tiết lộ con số thực về tài sản của mình...
1. Hãy phân tích và bình luận các nhân tố cấu thành văn hóa doanh nhân
Phạm Nhật Vượng.
a. Năng lực: Kỹ năng giải quyết các vấn đề, điều hành công việc, tìm giải pháp
hợp lý. Tập trung nguồn lực công ty vào lĩnh vực nào. Luôn đưa ra những kế
hoạch cụ thể và chi tiết…
b. Tố chất: Có đầu óc kinh doanh, nhạy cảm và linh hoạt, quyết đoán.
c. Đạo đức: Kinh doanh góp phần thay đổi bộ mặt đất nước.
d. Phong Cách: Giản dị, điềm đạm, hòa đồng, kín tiếng.
2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ sự thành công trong kinh doanh của ông
cho các doanh nhân Việt Nam là gì?
a. Luôn trau dồi, nâng cao năng lực quản lý;
b. Khát vọng lớn đi cùng giải pháp khả thi;
c. Hài hòa.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Khả năng gây ảnh hưởng, định hướng và điều khiển người khác thực
hiện theo mục đích của mình thuộc về… của doanh nhân:
A. trình độ chuyên môn.
B. năng lực lãnh đạo.
C. tố chất.
D. trình độ quản lý kinh doanh.
Trả lời
• Đáp án đúng là B. năng lực lãnh đạo.
• Giải thích: Đây là những yếu tố chứng minh năng lực lãnh đạo, không chứng
minh cho 3 yếu tố còn lại.

2. Tố chất của doanh nhân KHÔNG bao gồm:


A. Tầm nhìn.
B. Quyết đoán.
C. Trình độ chuyên môn.
D. Chấp nhận mạo hiểm.
Trả lời
• Đáp án đúng là C. Trình độ chuyên môn.
• Giải thích: Trình độ chuyên môn thuộc về năng lực của doanh nhân chứ
không thuộc về tố chất của doanh nhân.

You might also like