You are on page 1of 9

BUỔI 8, 9, 10

1. Trường hợp nào sau đây cần bắt đầu với thuốc ức chế men chuyển với liều 1/2 so với liều khởi đầu
thông thường?
Đái tháo đường
Người cao tuổi
Suy tim tâm thu
Bệnh nhân đang dùng thuốc celecoxib
Bệnh nhân đang dùng thuốc bisoprolol
2. Bệnh nhân nam, 72 tuổi, suy tim phân suất tống máu giảm 2 năm. Bệnh nhân nhập cấp cứu vì thấy
khó thở nhiều 3 ngày nay, tình trạng ngày càng nặng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị suy tim cấp với tình
trạng phù phổi cấp. BP = 136/85 mmHg. Thuốc nào sau đây có thể được sử dụng để giảm phù phổi ở
bệnh nhân này?
Milrinone IV
Torsemid 10mg IV
Furosemide 20 mg PO
Dobutamine IV
nitroprusside IV
3. Thông số cận lâm sàng nào sau đây dùng để chẩn đoán loại trừ suy tim ở bệnh nhân có triệu chứng
nghi ngờ suy tim?
Đo đa ký giấc ngủ
CK-MB
Siêu âm tim
NT - proBNP
cTn
4. Bệnh nhân nam, vừa được chẩn đoán HFrEF giai đoạn C. Bác sỹ kê toa thuốc gồm ramipril 1,25mg q
AM, bisoprolol 1,25mg mỗi tối. Để đạt hiệu quả điều trị suy tim, cần tăng liều ramipril và bisoprolol.
Thời gian sớm nhất bác sĩ hẹn bệnh nhân quay lại tái khám để chỉnh liều cả 2 thuốc là bao lâu kể từ khi
bắt đầu dùng thuốc?
3 ngày
2 tuần
4 tuần
6 tuần
5. Bệnh nhân nam, 72 tuổi, tiền sử tăng huyết áp 3 năm, nhồi máu cơ tim cách đây 2 năm, huyết áp trung
bình của bệnh nhân ở lần thăm khám này là 148/70 mmHg; nhịp tim 55 nhịp/ phút. Thuốc đang dùng là
metoprolol succinate 100mg OD, lisinopril 20mg OD, atorvastatine 40mg OD. Hướng điều trị tăng huyết
áp tiếp theo đối với bệnh nhân này là
Thêm diltiazem SR 120mg OD
Thêm chlorthalidone
Đạt HA mục tiêu --> không thay đổi
Thêm furosemide 20mg OD
Thêm felodipine
Thêm Adalat 10mg
6. Yếu tố nào sau đây là là nguy cơ thúc đẩy suy tim cấp ở bệnh nhân suy tim tâm thu
Caffein
Aspirin 100mg
Nhồi máu cơ tim ST không chênh lên
Verapamil
Đái tháo đường
7. Ưu tiên ACEI hoặc ARB cho điều trị tăng HA ở nhóm bệnh nhân này sau đây?
Tất cả các trường hợp tăng HA không có bệnh kèm
Tăng huyết áp ở bệnh nhân gốc Phi
Bệnh nhân đái tháo đường kèm giá trị xét nghiệm nước tiểu có Albumin/creatinin = 50 mg/g
Bệnh nhân bị suy tim có EF = 45%
Bệnh nhân có [K] = 5,5 mEq/L
Bệnh nhân đái tháo đường và đang dùng aliskiren
8. Các thông số cần theo dõi khi dùng thuốc metoprolol điều trị suy tim
K huyết
Cân nặng
Nhịp tim
AST, ALT
Điện tâm đồ
9. Thuốc/ Chế phẩm nào sau đây có thể làm tăng nặng suy tim có phân suất tống máu giảm (HFrEF)?
Rosiglitazone
Glycyrrhiza uralensis Fabaceae
Felodipine
Amiloride
Methylprednisolone
10. Thuốc nào sau đây là trị liệu bổ sung được ưu tiên hơn cho bệnh nhân tăng huyết áp với tiền sử nhồi
máu cơ tim 3 tháng trước? Biết rằng huyết áp đo tại nhà của bệnh nhân dao động trong khoảng SBP =
130 – 138 mmHg và DBP = 80 - 88 mmHg và bệnh nhân đang được điều trị với metoprolol succinate
200mg OD.
Hydroclorothiazide
Losartan
Felodipine
Tất cả đều đúng
11. Các thông số cận lâm sàng cần xác định trước khi dùng thuốc ivabradine trong điều trị suy tim
Crsr
cTn
EF
Điện tâm đồ
huyết áp
ALT, AST, Bilirubin
12. Theo VNHA 2018, khởi đầu điều trị tăng huyết áp với 1 thuốc được khuyến cáo cho đối tượng bệnh
nhân nào sau đây?
HA trung bình của bệnh nhân tại phòng khám là 130 - 140/ 70 - 80 mmHg
Người cao tuổi (>=65 tuổi)
Bệnh nhân có HA phòng khám dao động khoảng 143-148/81 - 85 mmHg với nguy cơ tim mạch thấp
tăng HA độ I
Người già yếu (>=80 tuổi)
13. Bệnh nhân nữ bị HFrEF không kiểm soát được triệu chứng. Thuốc đang dùng gồm lisinopril 20mg
OD và carvedilol 25mg BID. Bác sĩ quyết định đổi sang sacubitril/ valsartan. Bác sĩ gọi dược tư vấn về
liều bắt đầu của sacubitril/valsartan. Tư vấn của dược sỹ sẽ là
Không thể chuyển sang sacubitril/valsartan vì tương tác với carvedilol đang dùng
Sacubitril/valsartan 97/103 mg/mg BID, sau khi ngưng lisinopril 36h
Sacubitril/valsartan 24/26 mg/mg BID, sau khi ngưng lisinopril 36h
Không thể chuyển sang sacubitril/valsartan vì bệnh nhân này đã dùng phác đồ điều trị suy tim tối ưu,
đổi thuốc không mang lại lợi ích
Sacubitril/valsartan 49/51 mg/mg BID, sau khi ngưng lisinopril 36h
14. Phát biểu nào sau đây là đúng về suy tim cấp?
Các nhóm thuốc đầu tay được sử dụng gồm ACEI/ARNI, BB, MRA và SGLT2i
Bệnh nhân có SpO2 < 90% nên được ưu tiên đặt nội khí quản để hạn chế thiếu O2 mô
Thuốc lợi tiểu quai là điều trị đầu tay ở bệnh nhân bị shock do tim
Bệnh nhân bị shock tim đều có biểu hiện lạnh với thay đổi cận lâm sàng/ lâm sàng như tăng lactate
huyết, thiểu niệu,...
Bệnh cảnh shock do tim là bệnh cảnh thường gặp nhất
15. Trị liệu nào sau đây là thích hợp nhất dành cho bệnh nhân gốc Phi bị HFrEF và bị phù mạch do
enalapril?
Thêm Hydralazine/isosorbide mononitrate
Thay enalapril bằng Hydralazine/isosorbide dinitrate
Thay enalapril bằng sacubitril/ valsartan
Thêm empagliflozine
Thay enalapril bằng empagliflozine
16. Bệnh nhân nam, 65 tuổi, vừa được chẩn đoán xác định tăng huyết áp với kết quả HA trung bình giữa
2 lần đo hôm nay là 142/86 mmHg. Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường typ 2 3 năm. Thuốc đang dùng
gồm metformin 1000mg BID. Cận lâm sàng với Crsr = 2 mg/dl; eGFR = 70 ml/ ph/ 1,73m2, xét nghiệm
nước tiểu với tỷ lệ nồng độ albumin/ creatinin = 25 mg/g. Các giá trị khác bình thường. Để bắt đầu điều
trị tăng huyết áp cho bệnh nhân này, nhóm thuốc điều trị ưu tiên có thể dùng là
CCB
thiazide
B-blocker
ARB
LT tiết kiệm K
17. Điều nào sau đây là đúng về việc dùng thuốc giãn động mạch (hydralazine hay minoxidil) trong điều
trị tăng huyết áp?
Thuốc có tác dụng giãn mạch, có lợi cho bệnh nhân bị đau ngực Prinzmetal
Minoxidil có thể gây nên chứng rậm lông
Thuốc có tác động bất lợi gây giữ nước --> dùng kèm B-blocker để hạn chế tác động bất lợi trên
Cả 2 thuốc đều có thể gây tăng HA dội ngược khi ngưng đột ngột
18. Thuốc nào sau đây được khuyến cáo điều trị cơn tăng huyết áp ở phụ nữ có thai theo khuyến cáo của
VNHA 2018?
Methyldopa
Phentolamine IV bolus
Labetalol IV
A, C đúng

19. Chọn phát biểu đúng về việc sử dụng b-blocker trong điều trị tăng huyết áp
Nguy cơ gây hạ đường huyết ở bn đang điều trị đái tháo đường
Propranolol là thuốc điều trị đầu tay ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm suy tim tâm thu
Chống chỉ định tuyệt đối ở bệnh nhân có bệnh kèm là COPD
Tránh dùng cho bệnh nhân hen suyễn
Ưu tiên dùng trong trường hợp có bệnh kèm là đau thắt ngực Prinzmetal
Bắt đầu dùng thuốc ở liều mục tiêu, giảm liều từ từ - không ngưng thuốc đột ngột
20. Cận lâm sàng nào sau đây là cần thiết để chẩn đoán xác định suy tim?
Điện tâm đồ
BNP, NT-pro BNP
Siêu âm tim
cTn
CHụp mạch vành
21. Bệnh nhân nữ, 67 tuổi, vừa được chẩn đoán HFpEF. Tiền sử bệnh gồm tăng huyết áp vô căn 5 năm
và đau thắt ngực 2 năm, COPD 6 năm. Thuốc đang dùng gồm Herbesser R100 OD, atorvastatin 40mg
OD. Hiện tình trạng đau thắt ngực kiểm soát tốt. Kết quả thăm khám gồm HA = 156/ 86 mmHg, HR = 65
bpm. Kế hoạch điều trị tiếp theo để kiểm soát tình trạng tăng huyết áp ở bệnh nhân này?
Thêm bisoprolol
Thay atorvastatin 40 mg OD bằng rosuvastatin 10mg OD
Thêm isosorbide mononitrate
Thêm carvedilol
Thêm perindopril
22. Thuốc điều trị tăng huyết áp nào sau đây tránh ngưng đột ngột sau 1 thời gian dài sử dụng vì nguy cơ
tăng huyết áp dội ngược?
Lisinopril
Methyldopa
clonidine
Isosorbide mononitrate
Bisoprolol
23. Bệnh nhân nam, đến phòng khám để tái khám theo lịch hẹn. Tiền sử bệnh gồm HFrEF giai đoạn C,
đau khớp gối Thuốc đang dùng gồm ramipril 5mg q AM, bisoprolol 5mg mỗi tối, paracetamol 650mg(khi
đau), diclofenac (khi đau), omeprazole 20mg qAM . Kết quả thăm khám gồm HA = 125/74 mmHg (L2:
126/74 mmHg); Srcr = 2,5 mg/dL; [K] = 5 mEq/L. Theo hướng dẫn của ESC 2021, hướng xử trí tiếp theo
đối với bệnh nhân này?
ngưng paracetamol
Bổ sung spironolactone
Giảm liều ramipril còn 2,5 mg OD
Ngưng diclofenac
Giảm liều bisoprolol
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG 1
Bn nam, 68 tuổi, có HA đo được là 150/110 mmHg ở lần thăm khám đầu tiên lúc ông ta đi khám sức
khỏe định kỳ, được ghi nhận bởi trợ lý y khoa. Bn ko có tiền sử tăng HA trước đó. Bệnh nhân được
phỏng vấn và kiểm tra thêm, và ko có dấu hiệu của tổn thương cơ quan đích liên quan đến tăng HA
cấp hay mạn. Bác sĩ đo lại HA cho ông ta lần nữa sau 20 phút và kết quả là 142/98 mmHg (140/100
mmHg lúc đo lặp lại). Lipid gần đây nhất của ông ta cho kết quả bình thường và nguy cơ ASCVD 10
năm của ông ta là 1,2%. Bn này được hướng dẫn theo dõi HA tại nhà 2 lần mỗi sáng. sau 2 tuần, HA
đo tại nhà trung bình của ông ta là 130/90 mmHg
Kế hoạch điều trị thích hợp với bn này ở hiện tại?
Thay đổi lối sống, tiếp tục theo dõi tại nhà và đánh giá lại HA trong 3 tháng.
Thay đổi lối sống, tiếp tục theo dõi HA tại nhà, bắt đầu dùng lisinopril và đánh giá lại sau 1 tháng
Thay đổi lối sống, tiếp tục theo dõi HA tại nhà, bắt đầu dùng HCTZ và đánh giá lại sau 1 tháng
Thay đổi lối sống, tiếp tục theo dõi HA tại nhà, bắt đầu dùng lisinopril và amlodipine, và đánh giá lại
sau 1 tháng
Phát biểu nào sau đây đánh giá đúng tình trạng hiện tại của bệnh nhân này?
Tăng HA áo choàng trắng
Tăng HA độ 1 theo AHA 2017
Tăng HA độ 2 theo AHA 2017
Tăng HA độ 2 theo VNHA 2018
Tăng HA độ 1 theo VNHA 2018

Theo VNHA 2018, HA mục tiêu ban đầu với bn này là?
<120/80 mmHg
<130/80 mmHg
<140/90 mmHg
<150/90 mmHg

TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG 2


Bn nam 55 tuổi với tiền sử tăng HA 10 năm nay. HA của bn ngày hôm nay đo được là 158/82 mmHg
(156/84 mmHg lần 2), nhịp tim = 70 nhịp/ph, Crsr = 1,2 mg/dL (106 µmol/L) (eGFR 58 mL/min/1,73
m2), và [K] = 4,3 mEq/L (mmol/L); TC = 250mg/dL, LDL-C = 160mg/dL; HDL-C = 40 mg/dL; TG =
180 mg/dL. Biết rằng kết quả xét nghiệm của bệnh nhân 3 tháng trước là Crsr = 1,2 mg/dL (106
µmol/L) (eGFR 58 mL/min/1,73 m2), và [K] = 4,5 mEq/L (mmol/L). Bn tuân thủ điều trị với
benazepril 40mg OD và amlodipine 10mg OD, bn nặng 93kg, cao 1,71m (BMI = 32 kg/m2), hút
thuốc 1 bao/ ngày, và thường uống khoảng 2- 3 đơn vị cồn mỗi tuần
Thuốc điều trị tăng HA nào sau đây là phù hợp nhất để bổ sung cho bn này?
Hydrochlorothiazide
Diltiazem
Bisoprolol
Losartan
Dựa vào bảng SCORE, tính nguy cơ tử vong do tim mạch trong 10 năm tới
6%
13%
9%
5%
8%
Phân loại nguy cơ tim mạch của bệnh nhân này
Thấp
Trung bình
Rất cao
Cao
Để tăng hiệu quả kiểm soát huyết áp. Điều trị không thuốc theo hướng dẫn của ACC/AHA 2017 đối
với bệnh nhân này
Giảm tiêu thụ Na khoảng 500 mg/ ngày
Giảm cân 5kg trong 3 - 6 tháng
Ngưng thuốc lá
Giảm uống rượu 50%
Để theo dõi hiệu quả điều trị thì thời gian tối thiểu có thể dặn bệnh nhân tái khám là bao lâu?
1 tuần
1 tháng
6 tháng
2-3 tháng
2-3 tuần
Theo VNHA 2020, giá trị LDL-C mục tiêu của bệnh nhân này là bao nhiêu?
< 70 mg/dL
< 80 mg/dL
< 100 mg/dL
< 55 mg/dL
Với thuốc điều trị bổ sung để kiểm soát huyết áp đã chọn ở ca lâm sàng này. Các thông số nào sau
đây cần theo dõi để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị?
lipid huyết
Điện giải
Nhịp tim
Huyết áp
Chức năng thận
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG 3
Bệnh nhân nữ, 65 tuổi, tìm đến phòng khám vì bị mệt nhiều trong 1 tháng trở lại, tăng cân nhanh, cảm
thấy nặng chân. Tiền sử bệnh gồm tăng huyết áp 5 năm, đái tháo đường typ 2 . Huyết áp hiện tại là
130/78 mmHg (132/76 mmHg khi đo lại) và nhịp tim là 60 nhịp/ phút. Hiện, thăm khám bệnh nhân có
tiếng tim S3, ral phổi; kết quả siêu âm có thất trái giãn, mỏm tim lệch trái, LVEF = 37%. Thuốc bệnh
nhân đang dùng gồm Herbesser R100 100mg OD; Glucophage 850mg BID. Bệnh nhân được chẩn đoán
HFrEF sung huyết, tăng huyết áp vô căn, đái tháo đường typ 2.
1. Hướng xử trí tiếp theo nào sau đây là thích hợp với bệnh nhân này?
Ngưng Herbesser R100
Thêm carvedilol 6,25mg BID
Thêm furosemide 20mg qAM
Thêm empagliflozine 10mg OD
Thêm lisinopril 5mg OD
Trước khi bắt đầu điều trị HFrEF với các thuốc đã chọn ở câu 1. Các thông số cận lâm sàng nào sau đây
cần được xác định?
Cân nặng
Đường huyết
Nhịp tim
Chức năng thận
cTn
Điện giải (Na, K, Mg)
2. Sau 1 tuần điều trị, tình trạng sung huyết của bệnh nhân giảm rõ rệt, bệnh nhân hết khó thở và phù.
Huyết động ổn định với huyết áp 148/80 mmHg (lần 2: 146/80 mmHg), nhịp tim 64 bpm. Hướng xử trí
tiếp theo với bệnh nhân này là gì?
Thêm Digoxin
Tăng liều lisinopril lên 40mg OD
Thêm spironolactone 25mg OD
Bắt đầu lại với Hesrbesser R100 để kiểm soát huyết áp
Thêm bisoprolol 1,25mg OD
Sau khi bắt đầu tiếp cận với phác đồ ở câu 2. Để theo dõi tính an toàn của thuốc được điều chỉnh/ thêm
vào ở câu 2, thông số cận lâm sàng nào sau đây cần được theo dõi?
HR
Cân nặng
K, Na huyết
Srcr, BUN
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG 4
Bệnh nhân nữ, 69 tuổi, đến phòng khám để tái khám định kỳ.
- Tiền sử bệnh gồm: tăng huyết áp 2 năm, đái tháo đường týp 2 2 năm.
- Thuốc đang dùng gồm: hydrochlorothiazide (HCTZ) 25mg OD và bisoprolol 10mg OD.
- Tiền sử dị ứng: phù mạch do lisinopril (2 năm trước)
- Xét nghiệm:
• Sinh hóa: Crsr = 1,2 mg/dL (eGFR=57 mL/ph/1,73 m2), [K] = 4,5 mEq/L
• Xét nghiệm nước tiểu: [albumin]/[creatinine] = 350 mg/g.
Hôm nay, huyết áp của bệnh nhân này là 138/82 mmHg (138/84 mmHg khi đo lặp lại) và nhịp tim = 54
nhịp/ phút. Cân nặng 80 kg, chiều cao 1,65 m (BMI = 29,3 kg/m2)
Bệnh nhân than bị ợ nóng, ho khan, táo bón và mệt nhiều và hay chóng mặt đặc biệt khi bệnh nhân cố
gắng tập thể dục. Bệnh nhân thường tập thể dục 3 lần/ tuần, nhưng không thể thực hiện kể từ lần khám
trước và đang theo chế độ ăn dành cho bệnh nhân tăng huyết áp (DASH).
Điều chỉnh nào sau đây là phù hợp nhất với phác đồ của bệnh nhân này?
Ngưng HCTZ và bắt đầu với spironolactone và felodipine.
Giảm bisoprolol thành 5mg OD và thêm irbesartan.
Ngưng bisoprolol và bắt đầu với valsartan
Giảm bisoprolol thành 5mg OD và thêm diltiazem 100mg OD
Giảm bisoprolol thành 5mg OD và thêm amlodipine 5mg OD
Than phiền nào sau đây có khả năng cao nhất từ thuốc điều trị tăng huyết áp bệnh nhân đang dùng?
Táo bón
Chóng mặt
Ợ nóng
Ho khan
Mệt mỏi
 Do Bisoprolol
Bệnh nhân báo có đang dùng vài thuốc không kê đơn gồm aspirin 81mg OD, 1 viên multivitamin OD,
acetaminophen, và loratadine. Bệnh nhân hỏi liệu các thuốc không kê đơn này có dùng được không vì
bệnh nhân đang bị tăng huyết áp. Trả lời nào sau đây là phù hợp nhất?
Acetaminophen có thể làm tăng huyết áp, bạn nên dùng naproxen thay thế.
Những thuốc này nhìn chung an toàn với bệnh nhân bị tăng huyết áp, thậm chí ở bệnh nhân tăng huyết
áp không kiểm soát được
Bạn nên ngưng dùng các thuốc này đến khi bạn có bàn luận với bác sĩ của bạn.
Aspirin là NSAID gây tăng huyết áp, tránh dùng cho bệnh nhân này
Loratadine có thể làm tăng huyết áp của bạn, bạn nên dùng pseudoephedrine nếu cần.
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG 5
Bn nữ, 70 tuổi được đánh giá suy tim tiến triển bn có tiền sử suy tim 10 năm. Gần đây bn bị khó thở khi
gắng sức - leo 1 lầu cầu thang mà trong 2 tháng trước bệnh nhân vẫn có thể leo cầu thang mà ko bị thở
nhanh. Tiền sử bệnh cho thấy bn có tăng huyết áp và thuốc đang dùng gồm lisinopril 20mg OD,
carvedilol 50mg BID, furosemide 40mg OD, digoxin 25mg OD , spironolactone 25mg OD.
Thăm khám lâm sàng:
HA = 134/72 mm Hg; P = 68/min; BMI = 35.
- Tĩnh mạch cảnh nổi (JVD); phù chân.
- Các kết quả thăm khám khác không có gì đáng chú ý.
Cận lâm sàng:
- Điện giải: bình thường
- Crsr = 1,5 mg/dL
- ECG: nhịp xoang bình thường, khoảng QRS = 112 ms, ST-T thay đổi ko đáng kể
-Siêu âm tim: LVEF = 38% và có hở van 2 lá nhẹ.
Tình trạng nào sau đây là giải thích phù hợp nhất với dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân này?
Suy tim tâm thu
Suy tim tâm trương
Suy tim phải
Suy tim trái
Suy tim độ III (NYHA)
Hướng xử trí tiếp theo với tình trạng của bệnh nhân này là?
Đổi lisinopril sang sacubitril/valsartan
Thay lisinopril bằng hydralazine/ isosorbid dinitrate
Tăng liều furosemide 40mg BID
Thêm ivabradine
Tăng liều digoxin
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG 6
Bệnh nhân nữ, 56 tuổi, được chẩn đoán suy tim tâm thu và chỉ định dùng thuốc lisinopril 5mg OD,
bisoprolol 1,25mg OD, spironolactone 12,5mg OD.
Sau bao lâu thì có thể cân nhắc tăng liều spironolactone ở bệnh nhân này?
3 tháng
4 tuần
2 tuần
1 tuần
THông số cận lâm sàng nào sau đây cần được theo dõi trước khi sử dụng phác đồ trên?
Huyết áp
Mạch (pulse rate)
Scr
K huyết
Chức năng tuyến giáp
K huyết nên được kiểm tra khi nào sau khi bắt đầu dùng phác đồ trên
2 - 4 tuần
1 - 2 tuần
3 - 7 ngày
1-3 tháng

You might also like