You are on page 1of 14

Chương 1: Đại cương về chăm sóc dược

Giáo dục và tư vấn cho bệnh nhân trong chăm sóc dược
Trong SOAP,
Thông tin khách quan: O
Thông tin chủ quan: S: chất lượng của phần nào phụ thuộc vào quá trình giao tiếp
Đánh giá: A
Lập kế hoạch: P
Người bệnh Nguyễn T. L. (69 tuổi), đi khám do gần đây luôn thấy mệt mỏi, nặng đầu vài tuần nay làm
bà thấy lo lắng. Mọi sinh hoạt vẫn bình thường, nhưng mệt mỏi hơn trước, hay muốn nằm, khó ngủ.
Cách đây 10 tuần được chẩn đoán đái tháo đường nhập viện điều trị 2 tuần, ra viện đường huyết ổn
định 4-5 mmol/L. Huyết áp 130/85 mmHg. Nhịp tim 98 lần/phút. Mắt có dấu hiệu bệnh lý võng mạc
đái tháo đường.
Natri 138 mmol/L (134-146)
Kali 2,8 mmol/L (3,5-5)
Ure 10,6 mmol/L (3-8)
Creatinin huyết bình thường
Glucose đói 18 mmol/L.
Triệu chứng hiện tại của người bệnh là do :Tăng đường huyết
Vị trí thích hợp để tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh:Phòng riêng
Môi trường để tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh không cần đạt yêu cầu :Sang trọng
Yếu tố không là rào cản cơ học khi tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh:Bàn tư vấn
Trong giao tiếp tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh, ánh mắt của Dược sĩ nên hướng về người bệnh
bao nhiêu % cuộc trò chuyện: 60%
Khoảng cách ngồi phù hợp khi tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh:0,5 – 1,2m
Thái độ không cần thiết khi Dược sĩ tư vấn cho người bệnh:Vui vẻ, niềm nở
Có 3 loại câu hỏi cơ bản dùng trong tư vấn cho người bệnh
Đặc điểm không đúng của câu hỏi đóng: Dễ dàng đánh giá được người bệnh
Đặc điểm không đúng của câu hỏi mở: Đưa sẵn thông tin trong câu hỏi, để kiểm tra lại người bệnh
Để kiểm tra lại người bệnh, thường sử dụng loại câu hỏi :Dẫn dắt
Có 6 nội dung cơ bản trong chăm sóc dược
Người bệnh 65 tuổi đến bệnh viện để khám định kỳ. Có tiền sử bệnh là tăng huyết áp và đái tháo
đường typ 2. 2 tuần gần đây đường huyết là 11 đến 13 mmol/L. Thuốc đang sử dụng:
Perindopril 4mg/ngày
Metformin 500mg x 3 lần/ngày
Diamicron MR 30mg/ngày
Diamicron và metformin phối hợp điều trị đái tháo đường
Những thông tin không cần cung cấp cho bà L: Thông tin dược động học của thuốc
Diamicron MR là thuốc: Diamicron là Gliclazid
Đường huyết đói là đường huyết đo khi nhịn: Đói 8 giờ
Các biến chứng liên quan đến tăng huyết áp: Bệnh mạch vành
Biến chứng không liên quan đến đái tháo đường: Hen phế quản
Người bệnh nam giới, 23 tuổi, là công nhân xây dựng. 2 ngày trước bị ngã do vấp phải thanh gỗ và
xây xước, mưng mủ, sưng đỏ và đau. Anh chưa từng mắc bệnh và ít khi dùng thuốc. Những thông tin
gì cần thu thập thêm, chọn câu sai: Người bệnh có dùng kính áp tròng không
Chuẩn bị các thông tin liên quan đến thuốc, thông tin nào sau đây là đặc tính dược lực học: Cơ chế tác
dụng
Tư vấn cho Bác sĩ về dược động học của thuốc bao gồm 2 phần: Dựa trên thông tin sẵn có và dựa trên
việc định lượng nồng độ thuốc trong huyết tương
Bé gái 3 tuổi lên cơn khó thở cấp tính, có thể là hậu quả của nhiễm virus. Triệu chứng khó thở, cò cử,
môi tím tái, ho không nhiều, đờm trong quánh. Bác sĩ dự định kê đơn salbutamol, dạng thuốc nên
dùng trong trường hợp này : Đường tiêm
Người bệnh nam 56 tuổi, được chẩn đoán bị trầm cảm, trước đó chưa dùng thuốc. Bác sĩ kê đơn
amitriptylin 25mg 1 viên buổi tối. Sau 1 tuần xuất hiện các dấu hiệu khô miệng, nhìn mờ, bí tiểu, ngủ
gà…Nhận định của Dược sĩ lâm sàng: Những dấu hiệu này thường sẽ mất đi sau một thời gian sử
dụng.
Amitryptilin là thuốc : Chống trầm cảm 3 vòng
Thông tin không phải là đời sống xã hội của người bệnh: Tiền sử bệnh của gia đình
Khi có vấn đề xảy ra với người bệnh khi điều trị, xử trí của Dược sĩ lâm sàng, chọn câu sai: Đổi thuốc
cho người bệnh
Tư thế ngồi phù hợp của Dược sĩ khi làm tư vấn với người bệnh: Thân mật, chuyên nghiệp
Những dấu hiệu của người bệnh có thể thu được từ kỹ năng quan sát: Xanh xao
Khái niệm chăm sóc dược: Sự chuẩn bị cho điều trị liên quan đến thuốc nhằm mục đích đạt được hiệu
quả tốt nhất về chất lượng sống của người bệnh
Người bệnh Nguyễn T. L. (69 tuổi), đi khám do gần đây luôn thấy mệt mỏi, nặng đầu vài tuần nay làm
bà thấy lo lắng. Mọi sinh hoạt vẫn bình thường, nhưng mệt mỏi hơn trước, hay muốn nằm, khó ngủ.
Cách đây 10 tuần được chẩn đoán đái tháo đường nhập viện điều trị 2 tuần, ra viện đường huyết ổn
định 4-5 mmol/L. Tiền sử bệnh nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, gãy xương đùi.
Thuốc đang dùng gồm:
Gliclazid 5mg x 2 lần/ngày
Amlodipin 5mg 1 viên/ngày
Aspirin 100mg mỗi sáng
Ibuprofen 400mg x 2 lần/ngày
Phosphalugel 1 gói khi đầy bụng
Natri 138 mmol/L (134-146)
Kali 2,8 mmol/L (3,5-5)
Ure 10,6 mmol/L (3-8)
Creatinin huyết bình thường
Glucose đói 18 mmol/L.
Nhận định đúng về người bệnh: Chức năng thận bình thường
Gliclazid là thuốc điều trị: Đái tháo đường
Xác định những việc cần làm khi chăm sóc người bệnh ngoại trú không bao gồm: Hướng dẫn cách lấy
máu
Người bệnh nam giới, 36 tuổi, thiếu máu nhẹ do trĩ, nên điều trị như thế nào cho người bệnh: Chưa
cần điều trị thiếu máu do người bệnh có khả năng tự phục hồi
Kỹ năng quan sát giúp Dược sĩ có được một số thông tin về người bệnh : Vệ sinh cá nhân
Câu hỏi “Anh/chị có biết cách dùng thuốc này hay không?” được xếp loại câu hỏi : Đóng
Dùng diacerein cần thông báo trước với người bệnh về ADR: Nước tiểu đổi màu đỏ
Tư vấn cho Bác sĩ về dược động học của thuốc không bao gồm: Cơ chế tác động của thuốc
Nhiệm vụ của Dược sĩ lâm sàng trong công tác chăm sóc dược: Thu thập thông tin liên quan đến thuốc
Hoạt động chăm sóc dược phải lấy đối tượng nào làm trung tâm: người bệnh
Trong nội dung cơ bản của chăm sóc dược, tiêu chí Dược sĩ lâm sàng có thể đảm nhận một mình:
Không có tiêu chí nào
BN nam (36 tuổi), đi khám vì đi ngoài ra máu tươi, thấy qua phân, gần đây thấy mệt mỏi. Mấy tháng
gần đây đi ngoài thỉnh thoảng có máu, không nhiều, thấm vào giấy vệ sinh. Không ảnh hưởng nhiều,
chưa điều trị, không mắc bệnh nào khác. Xét nghiệm: RBC 3.600.000/mm3. Lâm sàng và nội soi bị trĩ.
Xác định mục tiêu điều trị hàng đầu của người bệnh: Điều trị trĩ
BN nam (36 tuổi), đi khám vì đi ngoài ra máu tươi, thấy qua phân, gần đây thấy mệt mỏi. Mấy tháng
gần đây đi ngoài thỉnh thoảng có máu, không nhiều, thấm vào giấy vệ sinh. Không ảnh hưởng nhiều,
chưa điều trị, không mắc bệnh nào khác. Xét nghiệm: RBC 3.600.000/mm3. Lâm sàng và nội soi bị trĩ.
Đường dùng được ưu tiên cho người bệnh trên: Đặt trực tràng vì tác dụng nhanh, ít ảnh hưởng toàn
thân
Biện pháp không dùng để theo dõi hiệu quả khi điều trị trĩ cho người bệnh :Xét nghiệm thiếu máu
Vấn đề lâu dài không xảy ra đối với người bệnh :Bệnh lý chuyển hóa
Để thực hiện mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, cần có thêm vai trò của Dược sĩ lâm sàng, chọn câu sai:
Nhằm giảm thiếu chi phí điều trị cho người bệnh
Dược sĩ lâm sàng thu thập thông tin người bệnh nội trú không nhằm mục đích:Chẩn đoán bệnh
Thông tin không cần thiết khi trao đổi giữa Dược sĩ lâm sàng với người bệnh nội trú:Nhắc nhở thời
gian tái khám
Phân loại thông tin cần thu thập từ người bệnh :Thông tin hiện tại, thông tin tiền sử, thông tin về bản
thân và gia đình
Ông P, 43 tuổi, đái tháo đường phụ thuộc insulin 26 năm: Neutral – insulin 20 IU và 30 IU x 2
lần/ngày ổn định đường huyết. Gần đây có tăng huyết áp 150/90 mmHg, luyện tập ăn kiêng không
hiệu quả. Thông tin không cần thiết về người bệnh để quyết định việc dùng atenolol được không: Bị
Gout không
Tư vấn cho Bác sĩ về dược động học của thuốc là thông tin :Liều sử dụng cho đối tượng suy gan, suy
thận
Người bệnh bị Basedow khi sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp có thể gặp ADR giảm bạch cầu với
các biểu hiện:Đau họng, sốt, rét run
Thuốc làm nước tiểu đổi màu: Rifampicin
Nguyên nhân thất bại liên quan đến thuốc thuộc về thuốc được Bác sĩ kê: Phác đồ phức tạp khó tuân
thủ
Nguyên nhân thất bại liên quan đến thuốc thuộc về người bệnh:Người bệnh mắc thêm bệnh mới
Dược sĩ lâm sàng có 7 nhiệm vụ trong công tác chăm sóc dược
Chương 2: Theo dõi điều trị khi dùng thuốc cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan-thận
TDM là viết tắt của: Therapeutic Drug Monitoring
Chọn câu sai khi nói về TDM: Mọi loại thuốc đều cần được theo dõi nồng độ thuốc trong máu
Chọn câu sai, theo dõi nồng độ thuốc trong máu: Đáp ứng của bệnh nhân là như nhau với cùng một
nồng độ thuốc trong máu.
Theo dõi điều trị TDM: Giám sát hiệu quả điều trị qua dấu hiệu lâm sàng
Phải theo dõi điều trị khi sử dụng thuốc ở BN suy giảm chức năng gan, do: Giảm sản xuất protein
huyết tương
Phải theo dõi điều trị khi sử dụng thuốc ở BN suy giảm chức năng gan, do: Giảm sinh khả dụng, Tăng
sinh khả dụng của thuốc, Giảm khả năng chuyển hóa thuốc
Chọn câu sai về tổn thương chức năng gan làm thay đổi: Giảm thể tích phân bố
Ảnh hưởng của suy giảm chức năng gan đến lưu lượng dòng máu qua gan: Tùy trường hợp cụ thể
Hậu quả của suy giảm chức năng gan: Thay đổi clearance gan
Trong suy giảm chức năng gan, sản xuất protein huyết tương có thể :Albumin giảm và Alpha-
glycoprotein giảm
Trong suy giảm chức năng gan, thuốc bài xuất qua mật có clearance: Giảm xuống
Những thuốc có EH < 0.3, enzyme gan giảm thì clearance gan: Giảm xuống
Clearance của gan không liên quan đến: Clearance của thận
Những thuốc có EH >0.7 thì clearance gan phụ thuộc: Lưu lượng dòng máu qua gan
Chọn câu sai, nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc ở BN suy gan: Chọn thuốc bài xuất qua gan dạng
oxy hóa
Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc ở BN suy gan: Chọn thuốc bài xuất chủ yếu qua gan dạng liên
hợp glucuronic
Thuốc bài xuất chủ yếu qua gan khi tỷ lệ (%) bài xuất: >50
Có thể chọn thuốc nào sau đây cho bệnh nhân suy gan: Oxazepam
Mức độ liên kết với protein huyết tương cao, khi tỷ lệ (%) liên kết : >75
Thuốc không có tỷ lệ liên kết protein huyết tương cao:Methotrexat
Thuốc có tỷ lệ liên kết protein huyết tương cao:Dicoumarol
Thuốc có tỷ lệ liên kết protein huyết tương cao: Diazepam
Thuốc có tỷ lệ liên kết protein huyết tương cao: Ceftriazon
Thuốc có tỷ lệ liên kết protein huyết tương cao: Aspirin
Thuốc bị ảnh hưởng bởi lưu lượng tuần hoàn qua gan khi bị khử hoạt (%) ở vòng tuần hoàn đầu: >70
Encephalopathy là Bệnh não-gan
INR là Hệ số quốc tế thông thường
Không phải là chỉ tiêu đánh giá trong phân loại Child-Pugh : Clearance creatinin
Không phải chỉ tiêu đánh giá trong phân loại Child-Pugh: Dấu hiệu lâm sàng của bệnh gan
Có 5 chỉ tiêu đánh giá trong phân loại Child-Pugh
Phân độ bệnh não – gan gồm bao nhiêu mức độ : 4
Đánh giá lâm sàng mức độ xơ gan theo Child-Pugh chia ra bao nhiêu loại: 3
Theo Child-Pugh, từ 5-6 điểm thì đánh giá lâm sàng: Nhẹ, còn bù
Theo Child-Pugh, từ 7-9 điểm thì đánh giá lâm sàng là: Nặng, mất bù
Theo Child-Pugh, từ 10-15 điểm thì đánh giá lâm sàng là rất nặng, mất bù: Rất nặng, mất bù
Thuốc bị khử hoạt mạnh ở vòng tuần hoàn đầu qua gan có EH>0.7
Ở người có Clcr là 40 ml/ph ceftazidim dùng 1g/12 giờ. Khi chức năng thận người này còn khoảng 20
ml/ph thì có thể hiệu chỉnh : 500 mg/12 giờ
Ở người có Clcr là 30 ml/ph ceftazidim dùng 1g/24 giờ. Khi chức năng thận người này còn khoảng 15
ml/ph thì có thể hiệu chỉnh :1g/48 giờ
Child-Pugh A (điểm): 5-6
Child-Pugh C (điểm):10-15
Child-Pugh B (điểm):7-9
Chọn câu sai, bệnh nhân suy thận cần phải quan tâm: Thuốc chuyển hóa qua gan phần lớn thành dạng
bất hoạt
Clearance creatinine theo phương trình của Cockcroft & Gault: Clcr-nữ = Clcr nam x 0.85
Theo phương trình của Cockcroft & Gault, đơn vị creatinin huyết thanh là Mg/dl
Theo phương trình của Cockcroft & Gault Clcr= (140-tuổi) x thể trọng/(CrHT x 0.88), thì đơn vị của CrHT
: µmol/L
Đơn vị của ClCr theo phương trình của Cockcroft & Gault: Ml/phút
Phân loại suy thận theo tốc độ lọc cầu thận (GFR) chia làm 6 (mức)
GFR khoảng 30-44 (ml/ph/1.73 m2), mức độ suy thận : IIIb
GFR khoảng 15-29 (ml/ph/1.73 m2), mức độ suy thận: IV
GFR khoảng 60-89 (ml/ph/1.73 m2), mức độ suy thận: II
GFR khoảng 45-59 (ml/ph/1.73 m2), mức độ suy thận: IIIa
Công đánh giá chức năng thận, MDRD là viết tắt của :Modification Diet of Renal Diseases
Đơn vị của GFR dùng trong phân loại suy thận theo tốc độ lọc cầu thận: ml/ph/1.73 m2
Bệnh nhân có tốc độ lọc cầu thận là 55 (đơn vị của GFR), mức độ suy thận của bệnh nhân là: 3
Bệnh nhân có tốc độ lọc cầu thận là 25 (đơn vị của GFR), mức độ suy thận của bệnh nhân : 4
Công thức MDRD để đánh giá tốc độ lọc cầu thận, nếu là bệnh nhân là nữ thì : Nhân 0.742
So với công thức Cockcroft Gault, công thức MDRD: Không chính xác bằng
Chương 3: Tương tác thuốc
Có 8 nguyên tắc cơ bản để giảm thiểu tương tác thuốc bất lợi trong kê đơn điều trị
Chọn câu sai, để giảm thiểu tương tác thuốc cần đảm bảo: Lưu ý đơn thuốc của mọi bệnh nhân
Chọn câu sai, để giảm thiểu tương tác thuốc cần đảm bảo: Đơn thuốc của những bệnh nhân dễ theo dõi
Mức độ gây tương tác thuốc do ức chế Cytocrom P450 của nhóm kháng histamine H2: Cimetidin>
Ranitidine>Famotidin=Nizatidine
Kháng sinh nhóm Fluoroquinolon không gây tương tác trên P450: Ofloxacin
Chọn câu sai, nếu cần sử dụng nhiều thuốc : Nếu tương tác xảy ra ở giai đoạn phân bố thì chú ý giờ
uống thuốc
Cần chỉnh lại giờ uống thuốc nếu tương tác xảy ra ở giai đoạn: Hấp thu
Tương tác thuốc có lợi: Vitamin C và sắt khoáng chất
Phối hợp aminosid và furosemide là loại tương tác: Độc tính trên cùng cơ quan
Phối hợp aminosid và furosemide gây độc tính trên: Thính giác
Phối hợp 2 NSAID làm tăng nguy cơ: Loét dạ dày – tá tràng
Giảm bạch cầu trung tính do phối hợp Zidovudin với: Sulfadiazin
Giảm bạch cầu trung tính do phối hợp Zidovudin với: Interferon-alpha
Giảm bạch cầu trung tính do phối hợp Zidovudin với: Ganciclovir
Nguy cơ tương tác thuốc cao ở bệnh nhân suy gan là do: Phối hợp thuốc cùng có tỷ lệ liên kết protein
huyết tương cao
Tương tác thuốc dễ xảy ra ở bệnh nhân suy gan do: Cạnh tranh liên kết với protein huyết tương
Không phải thuốc có khoảng trị liệu hẹp: Erythromycin
Không phải thuốc có khoảng trị liệu hẹp: Erythromycin
Thuốc làm tăng nguy cơ độc tính trên bệnh nhân suy thận: Aminoglycosid
Ở bệnh nhân giảm protein huyết tương, nguy cơ tương tác ít gặp đối với: Isoniazid
Thuốc làm tăng nguy cơ độc tính trên bệnh nhân suy thận: Amphotericin B
Không thuộc nhóm đối tượng bệnh nhân khó theo dõi: Bệnh nhân nội trú
Để hạn chế tương tác thuốc ở bệnh nhân khó theo dõi nên: Cung cấp kiến thức cơ bản và lợi ích của
việc tuân thủ điều trị
Phối hợp flouroquinolon và antacid gây: Giảm hấp thu fluoroquinolon
Phối hợp ketoconazol và antacid gây: Giảm sinh khả dụng ketoconazole
Phối hợp flouroquinolon và sucralfat gây: Giảm hấp thu fluoroquinolon
Phối hợp flouroquinolon và dianosin gây: Giảm hấp thu fluoroquinolon
Phối hợp kháng sinh nhóm azol và dianosin gây: Giảm hấp thu kháng sinh
Phối hợp ketoconazol và dianosin gây: Giảm sinh khả dụng ketoconazole
Nhận định sai về việc nâng cao kiến thức tương tác thuốc cho nhân viên y tế: Yêu cầu mọi nhân viên y
tế nhớ tất cả các tương tác trên y văn
Chọn câu sai, về biện pháp hạn chế tương tác thuốc : Hạn chế đưa thông tin về thuốc cho bệnh nhận
Chọn câu sai, về tiêu chí chung cho phần mềm duyệt tương tác: Ưu tiên phù hợp với dược sĩ lâm sàng
Thông tin tương tác thuốc- xét nghiệm có thể tìm thấy ở: Martindale
Theo phân loại của Martindale, tương tác thuốc chia làm bao nhiêu mức độ: 3
Thông tin về tương tác trong Martindale được chia bao nhiêu mục: 5
Nhận định đúng về phần mềm Martindale: Tương tác thuốc chỉ là một trong các chức năng của phần
mềm
Theo phân loại của MIMS, tương tác thuốc chia làm bao nhiêu mức độ: 5
Nhận định đúng về phần mềm MIMS: Có thể tra cứu tương tác xảy ra với một thuốc hoặc trong 1 đơn
Nhận định sai về phần mềm MIMS: Chia tương tác thuốc làm 3 mức độ
Nhận định sai về phần mềm MIMS: Được xây dựng hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Nhận định sai về phần mềm MIMS: Tương tác thuốc chia làm mức 1 đến 5
Theo phân loại của drugs.com, tương tác thuốc chia làm bao nhiêu mức độ: 3
Thông tin drugs.com không cung cấp: Thông tin tài liệu tham khảo
Drugs.com không cung cấp thông tin về tương tác:Thuốc- bệnh lý
Phần mềm không cung cấp thông tin tài liệu tham khảo khi tra cứu tương tác thuốc:Drugs. com
Nhận định sai về trang Drugs. Com: Chủ yếu cung cấp thông tin về tương tác thuốc
Nhận định đúng về trang Drugs.com: Chủ yếu cung cấp thông tin thuốc
Nhận định đúng về trang Drugs.com:Tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng được xếp vào nhóm nặng
và trung bình
Nhận định sai về trang Mescape.com:Chủ yếu cung cấp thông tin về tương tác thuốc
Không phải là cơ sở dữ liệu của Drugs. Com: Medical Network Inc.
Theo phân loại của mescape.com, tương tác thuốc chia làm 3 mức độ
Phần lớn tương tác thuốc được chia làm 3 mức độ trên các trang web tra cứu tương tác thuốc.
Tương tác thuốc mức độ nặng, tiếng Anh là: Major
Tương tác thuốc mức độ trung bình, tiếng Anh là: Moderate
Tương tác thuốc mức độ nặng, tiếng Anh là Severe
Tương tác thuốc mức độ nhẹ, tiếng Anh là Minor
Tương tác thuốc mức độ nhẹ, tiếng Anh là Mild
Chương 4: Chăm sóc dược cho bệnh nhân hen phế quản
Mục tiêu điều trị hen không bao gồm: Dự phòng kịp thời cơn hen cấp
Mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong điều trị cơn hen: Cắt cơn
Thành công trong quản lý hen phế quản phụ thuộc vào: Thuốc phù hợp với mỗi cá thể
Thuốc dùng trong hen phế quản được chia thành 2 loại
Theophylin Là thuốc dãn phế quản dùng để cắt cơn
Thuốc cắt cơn trong điều trị hen phế quản :Là các chất làm dãn cơ trơn đường dẫn khí
Nguyên nhân thất bại có thể gặp trong điều trị cơn hen cấp không thuộc về người bệnh:Thuốc hết hạn
Nhóm thuốc dùng để dự phòng hen phế quản: Các corticoid
Nhóm thuốc dùng để dự phòng hen phế quản: Cromoglycate sodium
Thuốc không dùng để cắt cơn: Cromoglycate sodium
Khi kiểm tra lượng thuốc trong bình xịt cắt cơn hen, ống thuốc nằm nghiêng là thuốc:Sắp hết
Khi kiểm tra lượng thuốc trong bình xịt cắt cơn hen, ống thuốc nổi lềnh bềnh là thuốc: Hết hẳn
Khi kiểm tra lượng thuốc trong bình xịt cắt cơn hen, ống thuốc thẳng đứng, ló một tí trên mặt nước là
thuốc: Còn nhiều
Khi kiểm tra lượng thuốc trong bình xịt cắt cơn hen, ống thuốc chìm hẳn là thuốc: Còn đầy
Tác nhân không khởi phát hen do dị ứng: Khói thuốc lá
Tác nhân khởi phát hen do dị ứng:Lông chó mèo
Tác nhân khởi phát hen do dị ứng:Bụi nhà
Tác nhân khởi phát hen do dị ứng: Phấn hoa
Tác nhân khởi phát hen do dị ứng:Lông chó mèo
Hen không thuộc dạng dị ứng có thể bị khởi phát bởi tác nhân: Khói đốt gỗ
Tác nhân khởi phát hen do dị ứng:Mùi sơn mới
Hen không thuộc dạng dị ứng không phải do: bụi nhà
Không phải tác nhân gây khởi phát hen không thuộc dạng dị ứng :Phấn hoa
Không phải tác nhân gây khởi phát hen không thuộc dạng dị ứng :Phấn hoa
Không phải tác nhân gây khởi phát hen không thuộc dạng dị ứng :Lông chó mèo
Hen do vận động thể lực dễ xuất hiện khi vận động ngoài trời vào mùa: Đông
Ở người bị hen, triệu chứng trở nên nặng vào khoảng (giờ sáng): 2- 4
Người bị hồi lưu dạ dày-thực quản có tần suất bị hen suyễn gấp 3 lần người bình thường
Không phải là nguyên nhân gây khởi phát hen về đêm: Mức corticoid tăng
Không phải là nguyên nhân gây khởi phát hen về đêm: Mức adrenalin tăng
Nhóm thuốc gây nguy cơ cơn hen cao:NSAID
Thuốc gây nguy cơ hen có tỷ lệ gặp nhiều: Aspirin
Có 3 mức độ kiểm soát hen theo GINA
Có 6 tiêu chí kiểm soát được áp dụng trong phân loại hen theo mức độ kiểm soát hen được GINA sử
dụng
Tiêu chí kiểm soát dùng để phân loại hen theo mức độ kiểm soát của GINA:Triệu chứng ban ngày
Tiêu chí kiểm soát dùng để phân loại hen theo mức độ kiểm soát của GINA:Nhu cầu dùng thuốc cắt
cơn
Tiêu chí kiểm soát dùng để phân loại hen theo mức độ kiểm soát của GINA: PEF/FEV1 so với trị số
tốt nhất lúc không hen
Tiêu chí kiểm soát dùng để phân loại hen theo mức độ kiểm soát của GINA: Số đợt hen kịch phát
Tiêu chí kiểm soát dùng để phân loại hen theo mức độ kiểm soát của GINA: Triệu chứng ± thức giấc
ban đêm
Tiêu chí kiểm soát dùng để phân loại hen theo mức độ kiểm soát của GINA: Giới hạn hoạt động
Không phải tiêu chí kiểm soát dùng để phân loại hen theo mức độ kiểm soát của GINA: FEV1/PEF so
với trị số tốt nhất lúc không hen
Không phải tiêu chí kiểm soát dùng để phân loại hen theo mức độ kiểm soát của GINA: Nhu cầu dùng
thuốc dự phòng
Không phải tiêu chí kiểm soát dùng để phân loại hen theo mức độ kiểm soát của GINA:Thời gian ngủ
ban đêm
Không phải tiêu chí kiểm soát dùng để phân loại hen theo mức độ kiểm soát của GINA:FEV1/PEF so
với trị số tốt nhất lúc không hen
Theo GINA, mức độ kiểm soát hen được gọi là triệt để khi: Kiểm soát được tất cả các tiêu chí theo qui
định
Theo GINA, mức độ kiểm soát hen được gọi là một phần khi số đợt kịch phát hen là: 1 lần/ năm
Theo GINA, mức độ kiểm soát hen được gọi là không kiểm soát được khi số đợt kịch phát hen là: 1
lần/ tuần
Mức độ kiểm soát hen là triệt để khi PEF/FEV1 (%) so với trị số tốt nhất lúc không hen :≥ 80
Mức độ kiểm soát hen là một phần khi PEF/FEV1 (%) so với trị số tốt nhất lúc không hen :<80
Mức độ kiểm soát hen là không kiểm soát khi PEF/FEV1 (%) so với trị số tốt nhất lúc không hen :<80
Số đợt hen kịch phát cho phép đối với hen kiểm soát 1 phần là:1 lần/năm
Số đợt hen kịch phát cho phép đối với hen không kiểm soát là 1 lần/tuần
Phế dung kế đo được: FEV1
Lưu lượng đỉnh kế đo được : PEF
Lưu lượng đỉnh kế giúp đánh giá: Mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí
Chọn câu sai, về phế dung kế : Giúp đánh giá mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí
Chọn câu sai, về việc giáo dục bệnh nhân hen có thể giúp bệnh nhân: Tự chỉnh liều thuốc khi cần thiết
Chương 5: Chăm sóc dược cho bệnh nhân đái tháo đường
Insuslin mix thường là Regular/NPH: 30/70
Insulin tác dụng nhanh: Lispro
Insulin tác dụng ngắn: Regular
Trong điều trị đái tháo đường typ 2, BMI cần duy trì 25 kg/m2 đối với nam
Trong điều trị đái tháo đường typ 2, BMI cần duy trì 24 kg/m2 đối với nữ
Đặc điểm của insulin trong thai kỳ: Qua nhau thai nhờ kháng thể
Nhu cầu insulin của phụ nữa có thai: Tăng nửa sau thai kỳ
Biến chứng chủ yếu gây tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường:Tim mạch
Bệnh lý không phải biến chứng tim mạch của đái tháo đường:Thuyên tắc phổ
Đặc điểm không phải của insulin: Insulin bò giống người nhiều hơn insulin lợn
So với người, insulin bò có nhánh A, vị trí số 10 được thay bằng:Valin
Thuốc thuộc nhóm chủ vận GLP-1: Liraglutide
Thuốc thuộc nhóm ức chế DPP-4: Exenatide
Đường huyết dung nạp glucose bao nhiêu (mmol/L) thì chẩn đoán là đái tháo đường≥ 11,1
Khuyến cáo điều trị đái tháo đường của ADA
Thuốc không phải là thuốc điều trị đái tháo đường :Zileuton
Nhận định không đúng về đái tháo đường typ 2: Có kèm bệnh tự miễn
Đặc điểm của Insulin đường hô hấp :Gây tổn thương nhu mô phổi
Đánh giá hiệu quả điều trị đái tháo đường typ 2 sau bao lâu thì hợp lý: 3 tháng
Đường dùng của Mixtard 30 Novolet: SC
Loại insulin đục: NPH
Để phân biệt hiện tượng bình minh và phản ứng Somogyi: Đo đường huyết 2-3 giờ sáng
Chỉ số không dùng để theo dõi điều trị định kỳ đái tháo đường typ 2:Ceton huyết
Mục tiêu đường huyết đói cho người bị đái tháo đường typ 2 theo ADA:70 – 130 mg/dL
Nhận định không đúng về peptid C: Tăng cao trong đái tháo đường typ 1
Insulin không được dùng đường:Uống
ADR của nhóm ức chế alpha - glucosidase trong điều trị đái tháo đường:Đầy bụng, rối loạn tiêu hóa
Phác đồ tiêm insulin giống với bài tiết sinh lý ở người bình thường nhất: Phác đồ nền – thêm vào
Xử trí khi bị hạ đường huyết ở người đang điều trị đái tháo đường: Bù đường bằng đường uống hoặc
tiêm tĩnh mạch
Tiêu chí không phải để chọn lựa thuốc điều trị đái tháo đường hiệu quả:Khả năng lạm dụng thuốc
Đặc điểm không phải của metformin trong điều trị đái tháo đường typ 2:Gây tăng cân
Trong điều trị đái tháo đường typ 2, huyết áp bệnh nhân cần duy trì bao nhiêu mmHg:< 130/80
Chọn câu sai dụng cụ truyền dưới da insulin liên tục:Đòi hỏi chích nhiều lần trong ngày
Cách xử trí phản ứng Somogyi khi điều trị đái tháo đường:Giảm liều insulin trước khi đi ngủ
Cách bảo quản insulin không phù hợp :Để ở ngăn đá tủ lạnh
Insulin lợn khác insulin người ở acid aminl: Alanin/nhánh B
Yếu tố không làm hạ đường huyết của bệnh nhân:Dị ứng thuốc
Điều trị đái tháo đường thai kỳ:Insulin là lựa chọn ưu tiên khi điều trị bằng thuốc
Chọn câu sai về đái tháo đường typ 2:Có kháng thể kháng tiểu đảo Langerhans
Chọn câu sai về Actrapid Novolet: Chỉ có thể tiêm dưới da SC
Dấu hiệu không phải hạ đường huyết: Buồn nôn
Chọn câu đúng về chỉ số đánh giá thực phẩm cho người đái tháo đường:Tải lượng đường huyết (GL)
phản ánh chính xác hơn về nguy cơ tăng đường huyết của thực phẩm
Tiêm insulin dưới da cần dặn bệnh nhân thường xuyên đổi vị trí tiêm nhắm tránh ADR: Loạn dưỡng
mô mỡ dưới da
Đầu ngón tay thường hay được dùng để đo đường huyết mao mạch do: Vì nhạy cảm nhât với sự
thay đổi glucose
Thời điểm dùng Metformin trong điều trị đái tháo đường typ 2:Vào bữa ăn
Chọn câu đúng về đái tháo đường typ 1:triệu chứng khởi phát rầm rộ
Trong điều trị đái tháo đường, mixtard 30 Novolet thuộc nhóm:Insulin hỗn hợp
Tiêm bắp ít áp dụng khi tiêm insulin do: Dễ bị hạ đường huyết
Hoạt chất của Glucophage: Metformin
Yếu tố làm giảm tác dụng của insulin:Nhiễm khuẩn
Yếu tố làm tăng nhạy cảm với insulin:Vận động
Không nên phối hợp thuốc nào trong điều trị đái tháo đường: Sulfonylure và glinid
Thuốc điều trị đái tháo đường không gây tăng cân: Metformin
ADR không phải của insulin: Nhiễm toan acid lactic
Để tránh ADR teo hoặc phì đại mô mỡ dưới da khi dùng insulin cần:Thường xuyên đổi vị trí tiêm
Thao tác sai khi đo đường huyết mao mạch: Nặn máu đầu ngón tay
So sánh đường huyết mao mạch và tĩnh mạch: Đường huyết tĩnh mạch thường cao hơn mao mạch
10 – 15%
Kết quả đo đường huyết mao mạch không bị sai lệch bởi yếu tố: số lượng hồng cầu tăng làm kết quả
đo tăng
Vị trí đo đường huyết mao mạch chính xác nhất: Đầu ngón tay
Loại insulin được dùng trong cấp cứu hôn mê đái tháo đường: Insulin ngắn

You might also like