You are on page 1of 15

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

CHU KỲ PHÁT TRIỂN


VÀ KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
CỦA GIUN KIM
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIUN KIM
1. Giun trưởng thành:
 Giun kim màu trắng ngà, hình trụ, có đầu ba môi bao quanh
miệng.
 Đoạn gần cuối thực quản hơi giãn nở trước khi phình to thành
một ụ tròn giống củ hành, tiếp giáp với ruột.
 Lớp biểu bì 2 bên thân dày lên ở phần đầu tạo thành 2 cánh,
sau đó hẹp dần thành 2 đường gờ chạy suốt chiều dài thân.
Đây là đặc điểm nhận dạng của giun kim trưởng thành trên
các mẫu mô giải phẫu bệnh cắt ngang.
 Kích thước giun cái khoảng 8-13mm x 0.3-0.5mm, với phần
đuôi nhọn và thẳng, chiếm gần 1/3 chiều dài của thân.
 Giun đực nhỏ hơn ( 2-5mm x 0.2mm) với đuôi cong về phía
bụng, chứa 1 giai giao hợp.
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIUN KIM

2. Trứng giun.
 Trứng giun kim hình bầu dục, lép 1 bên, kích thước
khoảng 50-60m x20-30m. Vỏ trong suốt, tương đối
dày, gồm lớp albumin nhày, dính bên ngoài, kế đến là 2
lớp chitine và 1 màng lipid trong cùng.
CHU KÌ PHÁT TRIỂN CỦA GIUN KIM
CHU KÌ PHÁT TRIỂN CỦA GIUN KIM
(1) Trong điều kiện hiếu khí và nhiệt độ thích hợp (35-42độ), Trứng
trên nếp gấp quanh hậu môn của người nhiễm giun kim sẽ phát triển
thành trứng chứa ấu trùng lây nhiễm. Trứng từ rìa hậu môn hoặc
dính trên tay người bệnh do gãi hậu môn sẽ phát tán khắp nơi.
(2) Trứng trong không gian sinh hoạt của người bệnh lây nhiễm cho
những người xung quanh do nuốt phải trứng giun.
(3) Khi người nhiễm trứng giun, ấu trùng được phóng thích ở tá tràng,
lột xác 2 lần thành giun non.
(4) Giun non di chuyển xuống manh tràng thành giun trưởng thành. Sau
giao hợp, giun đực chết ngay, giun cái mang bụng đầy trứng di
chuyển xuống đại tràng.
(5) Trứng giun cần oxi để phát triển nên giun cái đẻ trứng ngoài rìa hậu
môn vào ban đêm và chết sau khi đẻ trứng.
KHẢ NĂNG
GÂY BỆNH
DỊCH TỄ HỌC
- Không phụ thuộc thời tiết, khí hậu
- Phụ thuộc vệ sinh địa phương, cá nhân
- Trẻ em dễ mắc hơn người lớn, nữ lớn
hơn nam
- Bệnh dễ lây, dễ tái nhiễm
YẾU TỐ NGUY CƠ
- Phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi
- Dễ lây lan trong gia đình, trường học
- Sống trong không gian đông đúc làm
tang nguy cơ
PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN
- Qua đường ăn uống
- Đường truyền nhiễm khác theo chu kỳ
ngược dòng: HIẾM GẶP
BỆNH HỌC GIUN KIM
1. RỐI LOẠN TIÊU HÓA
- Ngứa hậu môn: thường xuất hiện vào buổi
tối và lúc lên giường đi ngủ
- Rìa hậu môn tấy đỏ, sung huyết.
BỆNH HỌC GIUN KIM
1. RỐI LOẠN TIÊU HÓA
- Phân nát hoặc lỏng,
đôi khi có máu hoặc
chất nhày, thỉnh
thoảng tiêu chảy.
- Trẻ chán ăn hoặc ăn
không tiêu, suy dinh
dưỡng
- Buồn nôn hoặc nôn,
đau bụng âm ỉ.
BỆNH HỌC GIUN KIM
2. TRIỆU CHỨNG THẦN KINH
- Trẻ bứt rứt, khó chịu, suy nhược thần kinh/thần
kinh bị kích thích gây khó ngủ, dễ khóc đêm.
- Mắc giun kim là một trong những nguyên nhân gây
đái dầm ở trẻ
BỆNH HỌC GIUN KIM
3. BIẾN CHỨNG KHÁC

- Người lớn: di tinh (nam giới), viêm âm đạo


ở phụ nữ, rối loạn kinh nguyệt
- Viêm phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung.
- Viêm ruột thừa, làm thủng ruột…

You might also like