You are on page 1of 2

Đặng Quang Linh DH52B

PHẦN II: ĐỘNG VẬT ĐƠN BÀO Y HỌC – PROTOZOA


CHƯƠNG VI: LỚP TRÙNG LÔNG – CILIATA

 Trùng lông còn được gọi là mao trùng, chuyển động bằng lông,
 Có nhiều loại -> trùng lông Balantidium coli sống kí sinh và gây bệnh cho người

TRÙNG LÔNG ĐẠI TRÀNG – BALANTIDIUM COLI

1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỂ


 Thể hoạt động
- Có hình trứng, không đối xứng, đầu hơi nhọn, đuôi hơi tròn
- Kích thước: 30 – 200 × 30 – 65μm
- Toàn thân có màng bọc, có bào khẩu có lông để vơ vuốt thức ăn, có hậu môn phía đuôi để bài tiết
- Bào tương có 2 lớp, có 2 nhân lớn (dinh dưỡng) và nhỏ (sinh sản)
- Có không bào tiêu hóa và 2 không bào co bóp
- Di chuyển rất nhanh và vừa di chuyển vừa xoay mình như mũi khoan, uốn thân, biến dạng vượt qua vật cản dễ
dàng
 Thể kén
- Hình cầu, 50 - 60μm, có 2 lớp vỏ dày bên trong có 2 nhân to và bé và có không bào co bóp

2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC


- Sống hội sinh chủ yếu ở manh tràng, đôi khi ở đoạn cuối hồi tràng
- Ăn vi khuẩn, tinh bột chưa tiêu hóa hết và cả đồng loại
- Sinh sản bằng phân chia theo chiều ngang và sinh sản tiếp hợp (số lượng trùng lông không tăng nhưng là 2 cá thể
mới đã trẻ hóa và có sức sống mạnh hơn)
- Hình thành thể kén khi ở điều kiện bất lợi -> theo phân ra ngoài -> lại vào cơ thể qua tiêu hóa -> manh tràng ->
thành thể hoạt động

3. VAI TRÒ GÂY BỆNH


 Khi B. coli chuyển sang dạng sống kí sinh
- Gây hoại tử mô ở thành manh tràng -> tiếp tục sinh sản -> loét ngày càng rộng và sâu
- Có thể gây thủng ruột (hầu như chỉ xảy ra ở đại tràng)
 Biểu hiện lâm sàng
- Đau bụng, đi ngoài, mót rặn, phân có nhầy máu
- Không điều trị có thể tử vong do biến chứng thủng ruột, xuất huyết đường tiêu hóa

4. CHẨN ĐOÁN
 Lâm sàng: khó phân biệt với hội chứng lị do trực khuẩn hoặc do amip gây ra
 Cận lâm sàng: soi trực tràng thấy loét đặc trưng: loét thường rộng, sâu, đáy thường phủ mủ, mô bị hoại tử
- Xét nghiệm phân tìm B. coli

5. ĐIỀU TRỊ
 Thuốc đặc hiệu có hiệu lực tốt
- Các dẫn xuất của Emetin: emetin clohydrat, dehydroemetin,…
- Các dẫn xuất của iod: yatren, mixiod,…
- Các dẫn xuất của asen: carbason, bemarsal,…
- Metronidazol có biệt dược: flagyl, klion, entizol, orvagil,…

6. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC


- Mầm bệnh: cả thể hoạt động và thể kén
+ Thể hoạt động: sống lâu ở ngoại cảnh và có thể di chuyển vào bộ máy tiêu hóa mà không bị diệt
+ Thể kén: dưới ánh sáng mặt trời sống được 3h, dd phenol 5% diệt được kén sau 3h, formol 10% - sau 4h
- Nguồn bệnh: bệnh nhân cấp hoặc mạn tính, người lành mang bệnh
- Đường lây: qua tiêu hóa, do thức ăn, nước uống bị nhiễm B. coli
- Phòng chống: vệ sinh ăn uống, nguồn nước, quản lí nguồn phân,…

You might also like