You are on page 1of 23

QUẢN LÝ NB CÓ ỐNG

DẪN LƯU
KHÁI NIỆM
Dẫn lưu (Drain):
• Là phương pháp đặt một ống vào trong cơ thể
để đưa các chất dịch, máu, khí ứ đọng trong các
khoang hoặc cơ quan trong cơ thể ra ngoài hoặc
từ cơ quan này sang cơ quan khác.
• Các chất dịch, khí có thể là sinh lý hoặc bệnh lý.
MỤC ĐÍCH ĐẶT DL
Điều trị: Lấy hết chất dịch, mủ, khí, giải áp…vì
nếu không thoát hết thì diễn tiến trầm trọng hơn
hoặc có thể dẫn đến tử vong
Phòng ngừa:
- Tránh nhiễm trùng các cơ quan xung
quanh.
- Tránh loét miệng vết thương.
- Đề phòng tụ dịch sau mổ.
- Theo dõi nguy cơ chảy máu sau mổ.
- Theo dõi xì bục đường khâu miệng nối.
- Giúp theo dõi diễn tiến nơi vừa can thiệp,
theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch mỗi
ngày.
CHỈ ĐỊNH:
 Thay băng cho tất cả các loại vết
thương có dẫn lưu khi thấm dịch hay
khi có y lệnh.
 Thay túi chứa mới
CÁC VỊ TRÍ ĐẶT ỐNG DẪN LƯU
• Dẫn lưu ổ bụng: dẫn lưu Douglas, dưới gan, hố
lách, ống mật chủ, túi mật.
• Dẫn lưu lồng ngực: trung thất, màng phỗi,
màng tim.
• Dẫn lưu tiết niệu: hố thận, bể thận, niệu đạo,
niệu quản.
• Dẫn lưu vết thương: Phần mềm, ổ áp xe.
• Dẫn lưu xương: ổ khớp.
• Dẫn lưu đầu: Shunt, dẫn lưu vết mổ dưới da
đầu, dẫn lưu giải áp não thất, dẫn lưu ổ áp xe
não…
ĐẶC ĐIỂM ỐNG DẪN LƯU

- Ít gây phản ứng cho cơ thể.


- Ống có vạch cản quang để dễ theo dõi
khi chụp X quang.
- Mềm mại, trơn láng không gây bám dính.
CÁC LOẠI DẪN LƯU
NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC DẪN LƯU
- Phải bảo đảm vô khuẩn tuyệt đối, kín và một
chiều
- Người bệnh nên nằm ở tư thế giúp dịch dẫn
lưu dễ dàng, thông tốt: nằm đầu cao (nếu NB
tỉnh,DSH ổn định), nghiêng về phía có DL
- Tránh tắc nghẽn, dây câu nối nên có đường
kính lớn hơn đường kính ống dẫn lưu, câu nối
phải đúng cách.
NGUYÊN TẮC (tiếp)

• Bình hứng luôn đặt thấp hơn vị trí dẫn lưu


khoảng 60cm.
• Ống DL phải được cố định sao cho không tụt
ra ngoài hoặc vào trong.
• Không được tự ý kẹp DL hoặc bơm rửa dung
dịch vào DL
• Rút DL ngay khi đạt được mục đích điều trị.
Không được tự ý rút dẫn lưu khi chưa có y
lệnh
RÚT ỐNG DL
+ Dịch ra ít hơn 30ml/ 24h và có màu vàng nhạt và
trong là dấu hiệu tốt để có thể rút ống dẫn lưu (nên
siêu âm ổ bụng kiểm tra trước khi rút)
+ Đối với dẫn lưu phòng ngừa: rút vào ngày hậu phẫu
thứ 5 nếu không ra dịch bất thường
+ Cho bệnh nhân nằm ngửa trên giường 1-2h sau rút
+ Một số DL khi rút nên xoay vặn ống và rút dần
vài cm cho đến khi hết.
BIẾN CHỨNG
• Gây dính các tạng quanh ống, nhất là các ống dẫn lưu
bằng cao su.
• Ống dẫn lưu cứng tổn thương cơ quan nội tạng.
• Nhiễm trùng tại chỗ đặt dẫn lưu hoặc nhiễm trùng
ngược dòng.
• Tắc ống dẫn lưu: đường kính ống dẫn lưu nhỏ hoặc do
cục máu đông
• Đứt ống dẫn lưu : thao tác rút không đúng kỹ thuật hoặc
do lỗi đặt dẫn lưu, hoặc cũng có thể do dẫn lưu để quá
lâu làm giảm sức bền của dẫn lưu.
NHẬN ĐỊNH
• Tên dẫn lưu.
• Dẫn lưu thuộc loại gì?
• Dẫn lưu đặt từ cơ quan nội tạng nào ra?
• Dẫn lưu đặt bao lâu rồi? (thời gian đặt dẫn lưu)
• Dẫn lưu thông hay tắc? (tình trạng lưu thông
dịch, khí)
NHẬN ĐỊNH

• Chân DL: Có đỏ không? có nốt mẩn không? có


phù nề không? có lở loét không? có dịch chảy
ra không?
• Dịch ra qua DL như thế nào?(màu sắc, tính
chất, số lượng)
• Liên hệ với Bác sĩ đặt DL xem dẫn lưu đặt với
mục đích nào? (theo dõi hay điều trị)
Dụng cụ vô khuẩn:
** Trong khăn: ** Ngoài khăn:
• 2 kềm kelly, 1 kéo
• 1 bồn hạt đậu
• 2 chén chung:
1 đựng dung dịch rửa vết
• Dây câu nối và
thương. túi chứa
1 đựng dung dịch sát trùng da.
• Gòn viên.
• Gạc: 2 miếng gạc dày để che
chân dẫn lưu
• 5 6 gạc mỏng
Dụng cụ sạch
• 1 kiềm sạch
• Bồn hạt đậu sạch
• Băng keo
• Tấm lót
• Găng tay sạch
• Túi đựng băng dơ
THỰC HIỆN KỸ THUẬT
STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1 Báo và giải thích với người bệnh
2 Đặt người bệnh tư thế thuận tiện
3 Phơi bày vị trí đặt dẫn lưu
4 Đặt tấm lót dưới dẫn lưu

5 Đặt bồn hạt đậu sạch

6 Treo túi chứa mới, sát khuẩn tay nhanh

7 Mang găng sạch tháo băng dơ.


STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
8 Sát khuẩn tay nhanh, mang găng tay
9 Mở mâm đúng cách
Lấy kiềm vô khuẩn an toàn
10 Cắt gạc, sắp xếp lại dụng
cụ trong mâm
11 Rửa da xung quanh chân
dẫn lưu 5 cm
Rửa thân dẫn lưu
12 Lau khô
STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

13 Sát trùng

14 Đặt băng
Cố định đúng

15 Kẹp dẫn lưu bằng kiềm sạch

16 Mở bồn hạt đậu vô trùng

17 Tháo rời đầu dưới và dây câu nối


STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
18 Rửa DL từ chân ống dài lên dọc theo thân ống
Lau khô ống DL
Sát trùng từ chân ống dài lên dọc theo thân ống
19 Gắn hệ thống dây câu và túi chứa mới

20 Dọn dẹp dụng cụ.


Tháo găng dơ
21 Cho NB tiện nghi

22 Rửa tay. Ghi hồ sơ


NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
• Nếu chăm sóc chân ống dẫn lưu: thực
hiện từ bước 1,2,3,4,5, 7  14.
• Nếu chăm sóc ống dẫn lưu: thực hiện từ
bước 1  22
• Chăm sóc vết mổ trước, dẫn lưu sau.
• Chăm sóc dẫn lưu sạch trước, dẫn lưu
nhiễm sau.
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
- Khuyến khích người bệnh vận động sớm,
nhất là khi có dẫn lưu ổ bụng.
- Rút dẫn lưu đúng thời gian.
- Khi rút dẫn lưu vùng bụng nên xoay ống
ngoại trừ dẫn lưu Kehr.
- Hướng dẫn người bệnh cách xoay trở khi
có dẫn lưu.
- Báo bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu bất
thường

You might also like