You are on page 1of 10

NHÓM 5

Thành viên nhóm:


Trần Thị Thu Trang
Cao Tùng Lâm
Đỗ Đức Hiếu
Lê Xuân Vũ
Ngô Duy Thành
Lại Tiến Thành
Ca lâm sàng
Bệnh nhân nữ 62 tuổi được chuẩn đoán đái tháo đường type 2 từ một năm nay.
Mới đây, bệnh nhân xuất hiện đau đầu chóng mặt mệt mỏi huyết áp tâm thu
thường xuyên trên 140mmHg. Xét nghiệm máu: G:11,5 mmMol/L, LDL:7,3 mmol/L
HDL:0,42 mmol/L ( bình thường trong máu giá trị G:3,9-5,5 mmol/L ; LDL: 3,4
mmol/L và HDL: 0,9mmol/L). Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTD type 2, xơ vữa ĐM.
Anh/chị hãy:
1. Phân tích cơ chế gây xơ vữa ĐM trên BN này.
2. Giải thích cơ chế gây tăng huyết áp trên bệnh nhân.
Biểu hiện lâm sàng
bệnh nhân xuất hiện đau đầu
chóng mặt mệt mỏi huyết áp
tăng
Các chỉ số bất thường
trên bệnh nhân
-G tăng cao
-LDL tăng cao
-HDL giảm
Cơ chế gây xơ vữa ĐM trên bệnh nhân
-Do BN bị đái tháo đường dẫn đến tế bào không có đường làm năng lượng nên tăng thoái
hóa lipid để lấy năng lượng cung cấp cho tế bào hoạt động nên mỡ máu tăng -> rối loạn
chuyển hóa lipid máu
-Vai trò của LDL-C và HDL-C
·HDL-C được biết đến là một loại “cholesterol tốt” vì chúng có thể mang cholesterol từ
các bộ phận của cơ thể trở lại gan để gan phân hủy và loại bỏ.
·LDL-C là những lipoprotein chứa nhiều cholesterol và giữ nhiệm vụ cung cấp
cholesterol đến các tế bào khi cần thiết. Nếu hàm lượng cholesterol LDL tăng cao có
thể dẫn đến xơ vữa động mạch.
-> LDL-C tăng Khi nồng độ cholesterol đặc biệt là cholesterolTD có nhiều trong thành
phần của LDL tỉ trọng thấp sẽ làm giảm tính lỏng của thành mạch. Nhóm -OH ở C3 của
cholesterolTD gây tổn thường tế bào nội mạc của thành mạch. Các yếu tố khác như hồng
cầu, bạch cầu, tiểu cầu đi qua sẽ bị bám dính lại và hình thành mạc xơ vữa khiến chi lòng
mạch bị hẹp lại
Cơ chế gây tăng huyết áp trên
bệnh nhân
-Do các mảng xơ vữa -> giảm độ chun giãn của thành mạch -> hẹp lòng mạch-> xơ vữa lan ra
nhiều động mạch, lan ra các động mạch nhỏ, đưa đến giảm khả năng đàn hồi thành mạch và
làm tăng sức cản ngoại vi ->tim muốn lưu thông thì phải bóp với áp lực lớn để đẩy máu vào động
mạch -> tăng huyết áp
-Do phù: Đái tháo đường dẫn đến glycosyl hóa các protein góp phần tiến triển của thân: bị thoát
protein ra ngoài nước tiểu -> giảm áp lực keo huyết tương -> nước trong thành mạch thoát ra
ngoài gian bao nhiều -> gây ứ ở các chi, ứ dịch trong cơ thể -> chèn ép lên mạch máu -> tăng áp
lực máu lên thành mạch -> tăng huyết áp
-Ảnh hưởng của kháng insulin lên tăng huyết áp: tái hấp thu natri, ở nồng độ sinh lý insulin kích
thích tái hấp thu natriowr thận bằng tác động trực tiếp lên ống thận qua thụ thể đặc hiệu. Tăng
insulin huyết làm tăng natri ở ống thận -> tích tụ dịch ở ngoại bào -> tăng huyết áp
Hệ thần kinh giao cảm: tăng insulin huyết làm tăng hoạt tính giao cảm -> tăng sức cảm ngoại vi
-> tăng huyết áp

You might also like