You are on page 1of 6

Omega-3 và sức khỏe tim mạch

Omega-3 là acid béo không bão hòa và có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật.
Có rất nhiều loại omega-3, trong đó một số loại rất phổ biến như acid alpha linolenic (ALA) - được tìm thấy nhiều ở
đậu nành; acid docosahexaenoic (DHA) và acid eicosapentaenoic (EPA) - được tìm thấy nhiều ở cá và dầu cá.

Vào những năm 1980 đã có ba nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng những người tiêu thụ cá mỗi tuần thì tỉ lệ tử vong
do bệnh mạch vành (còn gọi là thiếu máu cơ tim) thấp hơn hẳn những người ít ăn cá. Nguyên nhân chính mang lại
kết quả khả quan này được cho là do tác động của omega-3, bao gồm các tác dụng: Chống loạn nhịp trực tiếp, giảm
triglycerides máu, giảm kết tập tiểu cầu và một phần nào đó là giảm huyết áp. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng
chống viêm mạch máu và giãn mạch do tăng tạo nitric oxide - chất có khả năng tác động làm giảm thiểu các mảng
bám trên thành động mạch do mỡ và các cholesterol xấu gây ra. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có trên 40 nghiên
cứu khảo sát mối liên hệ giữa việc tiêu thụ cá và vấn đề sức khỏe của tim mạch và một số nghiên cứu cho thấy sự
thoái triển của các mảng xơ vữa mạch máu ở nam giới khi dùng omega-3. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy các
tác dụng có lợi - tác dụng bảo vệ của omega-3 đối với hệ tim mạch, như trường hợp nghiên cứu ở các bệnh nhân đã
mổ bắt cầu nối chủ - vành cũng cho thấy omega-3 có tác động đến sự thoái triển của các mảng xơ vữa trên các cầu
nối này

Do các kết quả khách quan nêu trên, hiện nay ở các nước châu Âu, việc dùng omega-3 cho phòng ngừa thứ phát
các biến cố tim mạch sau nhồi máu cơ tim đã được tiến hành thường quy. Cục Quản lý Dược Hoa Kỳ (FDA) cũng đã
chấp thuận việc dùng omega-3 để điều trị cho các bệnh nhân có mức tăng triglycerides máu. BS Trần Lê Vũ chia sẻ
thêm: “Các liều lượng khi dùng Omega-3 ở dạng thuốc đều phải do bác sĩ chỉ định. Do đó, chúng ta không nên đợi
đến khi “được” bác sĩ chỉ định mà nên chủ động tăng cường chế độ ăn giàu omega-3 (cả nguồn gốc thực vật lẫn
động vật) và kết hợp với việc tập luyện thể thao đều đặn, ít nhất 150 phút mỗi tuần”.

Như vậy, ở một khía cạnh nào đó chúng ta chứng minh được sự liên kết giữa omega-3 và việc giảm thiểu các nguy
cơ tai biến tim mạch. Tuy nhiên, việc uống hay không uống omega-3, liều lượng mỗi ngày cũng như theo dõi tác
dụng phụ (có thể tăng men gan, tăng LDL - cholesterol) phải được chỉ định bởi bác sĩ. Cách tốt nhất để dung nạp
omega-3 là thông qua khẩu phần ăn hằng ngày của mình và duy trì chế độ vận động thể thao đều đặn.

NHỒI MÁU CƠ TIM


- thuật ngữ nhồi máu cơ tim cấp được khuyến nghị sử dụng khi có bằng chứng hoại tử cơ tim trong
tình huống lâm sàng phù hợp với thiếu máu cục bộ cơ tim cấp. Được xác định khi có một trong các
tiêu chuẩn sau:

- Có sự tăng hay giảm của chất chỉ điểm sinh học (khuyến cáo sử dụng men trôponin tim) với ít nhất
có một giá trị đạt mức 99% bác phân vị của giới hạn trên dựa theo tham chiếu, và kèm với ít nhất
một tiêu chuẩn kèm theo sau đây:

+ Có triệu chứng của thiếu máu cục bộ cơ tim.

+ Biến đổi ST-T mới hoặc tái xuất hiện hoặc có sự biểu hiện của block nhánh trái mới.

+ Xuất hiện sóng Q bệnh lý trên ECG.

+ Bằng chứng hình ảnh học ghi nhận sự mới mất cơ tim hoặc rối loạn vận động vùng.

+ Xác định huyết khối mạch vành qua chụp mạch vành hay mổ tử thi.
- Đột tử với triệu chứng hướng tới thiếu máu cuc bộ cơ tim, có dấu hiệu thiếu máu cục bộ cơ tim
mới trên ECG hoặc block nhánh trái mới, nhưng tử vong xảy ra trước khi lấy được mẫu chất chỉ
điểm sinh học, hoặc trước khi giá trị chất chỉ điểm tăng.

- Nhồi máu do can thiệp mạch vành qua da (PCI) được định nghĩa khi tăng giá trị của cTn (> 5 lần
99% bách phân vị của giới hạn trên) ở các bệnh nhân có giá trị nền bình thường (<= 99% bách
phân vị giới hạn trên) hoặc có sự gia tăng của cTn > 20% nếu giá trị nền đã tăng, ổn định hoặc đang
giảm.

- ngoài ra còn phải có một trong các điều kiện sau:

+ triệu chứng thiếu máu cục bộ

+ ECG thiếu máu cục bộ

+ chụp mạch vành phù hợp tai biến thủ thuật

+ hình ảnh học cho thấy tổn thương mất cơ tim hoặc rối loạn vận động vùng.

- Nhồi máu cơ tim do huyết khối trong stent khi xác định bằng chụp động mạch vành hoặc mổ tử thi
trọng bệnh cảnh thiếu máu cục bộ cơ tim kèm theo tăng hay giảm chất chỉ điểm sinh học với ít nhất
giá trị trên 99% bách phân vị của giới hạn trên.

- Nhồi máu cơ tim do bắc cầu động mạch vành được định nghĩa bằng sư đồng thuận tăng giá trị của
cTn ở các bện nhân có mức giá trị bình thường. Ngoài ra kèm theo một trong ác dấu hiệu sau:

+ sóng Q hoặc block nhánh trái mới xuất hiện;

+ chụp mạch vành cho thấy tắc nghẽn cầu nối;

+ hình ảnh học tổn thương cơ tim hoặc rối loạn vận động vùng.

Rối loạn lipid máu


nồng độ Cholesterol cao là nguyên nhân của 56% bệnh thiếu máu cơ tim, gây nên tử vong của
khoảng 4,4 triệu người chết mỗi năm Tăng LDL, tăng cholesterol, tăng nguy cơ mắc bệnh và tử
vong do bệnh mạch vành, người có nồng độ cholesterone > 200 mg% cao gấp 6 lần người có nồng
độ không đạt mức đó. Giảm HDL gây gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch

Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch, là nguyên nhân khiến cho 7
triệu người chết mỗi năm trên toàn thế giới, 49% các trường hợp bệnh mạch vành được quy cho là
do tăng huyết áp. Mặc dù tăng huyết áp được định nghĩa khi huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg,
nhưng Lawes và cộng sự nghiên cứu thấy có tới 50% gánh nặng bệnh tim mạch khi huyết áp tâm
thu ở mức dưới 145 mmHg. Huyết áp càng tăng thì nguy cơ bệnh mạch vành càng cao
BỆNH TIM MẠCH VÀNH
Bệnh tim mạch vành (BTMV) là tên gọi cho một số bệnh tim do mạch máu vành tim bị nghẽn đưa
đến tình trạng cơ tim bị thiếudưỡng khí. Các tên gọi khác của bênh này là bệnh mạch vành, bệnh
động mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch,bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Triệu chứng

Đau thắt ngực (ĐTN) là triệu chứng thường gặp và điển hình của bệnh mạch vành.

- Tính chất đau: cảm giác như bó chặt hoặc đè nặng, hoặc ngược lại như nhói châm, ran, có khi là
cảm giác nóng rát. Bệnh nhân hay mô tả là nhiệt hoặc hỏa bốc lên từ chính giữa ngực lên nghẹn ở
cổ, hoặc bóp nghẹt lấy cổ gây cảm giác khó thở hoặc ngộp thở.

- Đôi khi bệnh nhân chỉ thấy hồi hộp, hẫng, hụt hơi và mệt ở ngực mà thôi, kèm theo đó có thể là
chóng mặt, hoảng hốt, đau nhẹ ở tim (đau ngực, đau nhói ở ngực...)

- Đau thường lan tỏa: lan xuyên lồng ngực, ra phía sau, lên phía hai vai, có khi dọc từ cánh tay
xuống cẳng tay...

Nguyên nhân

Bệnh chủ yếu là sự tích tụ mảng xơ vữa động mạch bên trong thành động mạch cung cấp máu đến
cơ tim. Thông thường cơn đau thắt ngực có thể xảy ra khi động mạch vành bị hẹp trên 50% khẩu
kính của lòng mạch. Khi hoạt động thể lực, cơ thể cần nhiều oxy hơn nên cơ tim phải làm việc nhiều
hơn. Nếu một nhánh của động mạch bị hẹp, sự cung cấp máu cho vùng cơ tim tương ứng trở lên
không đầy đủ. Cơ tim bị thiếu máu và thiếu oxy gây đau thắt ngực.

Bệnh động mạch vành không nhất thiết phải xảy ra một cách từ từ. Nếu mảng xơ vữa bị vỡ ra có
thể gây tắc mạch đột ngột hay tạo thành cục huyết khối (máu đông) gây tắc mạch. Lúc này động
mạch bị tắc hoàn toàn gây ra nhồi máu cơ tim.

Diễn biến

Bệnh có thể diễn tiến hàng thập kỉ trước khi có biểu hiện lâm sàng. Sau nhiều thập kỉ tiến triển, một
số mảng xơ vữa có thể gây hẹp hoặc vỡ và (cùng với sự kích hoạt hệ thống đông máu) bắt đầu giới
hạn lưu lượng máu đến cơ tim. Hiện nay có quan điểm cho rằng quá trình viêm nội mô động mạch
thúc đẩy tiến triển của bệnh, mặc dù chi tiết chưa được biết rõ.

Tùy theo độ nghẽn của mạch vành, người bệnh có thể có nhiều triệu chứng khác nhau như đau thắt
ngực hay biến chứng nhồi máu cơ tim và chết.

RỐI LOẠN MỠ MÁU


Rối loạn mỡ máu (tiếng Anh: Dyslipidemia) là tên gọi một số bệnh do xáo trộn các chất mỡ trong
máu: hoặc quá nhiều hoặc quá ít các chất lipoprotein. Bệnh thường biểu hiện qua độ
tăng cholesterol, tăng loại lipoprotein "xấu" (LDL), tăng loại triglyceride hoặc thiếu loại lipoprotein
"tốt" (HDL)

Cholesterol
Cholesterol là một chất mềm, bóng như sáp, tìm thấy trong các loại mỡ trong máu. Mỗi ngày cơ thể
con người (nhất là gan) chế tạo ra khoảng 1g cholesterol. Phần lớn, cholesterol được đem vào cơ
thể qua thức ăn như tròng đỏ trứng, thịt, cá, đồ biển, sữa nguyên chất. Trái cây, rau cải, đậu, hạt
không có cholesterol.

Cholesterol là một phần quan trọng của cơ thể, được dùng trong cấu tạo của màng tế bào, của một
số hormone và một số các công dụng khác trong cơ thể. Nhưng có quá nhiều cholesterol trong máu
là một nguy cơ lớn, có khả năng gây bệnh về tim mạch, nhất là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch
máu não.

Vì là chất mỡ, không hòa tan trong nước được, cholesterol và các chất mỡ như triglycerides, phải
kết hợp với những khối tạp dễ tan trong nước là lipoprotein để dễ di chuyển trong máu. Vì thế, khi
xét nghiệm lượng mỡ trong máu, ngoài tổng số cholesterol, người ta còn phân tích cholesterol theo
các loại lipoprotein trong máu.

Liên hệ bệnh tim mạch

Tăng mức cholesterol, hay đúng hơn, tăng LDL-cholesterol (LDL-c) là nguyên nhân chính của
chứng xơ vữa làm nghẽn mạch vành tim đem đến chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, chết bất
ngờ, và suy tim. Hiện nay, khoa học khẳng định hoàn toàn rằng giảm lượng LDL-c trong máu sẽ
đem đến giảm cơ hội bệnh mạch vành tim.

Ngoài ra, nếu số Triglycerides cao và HDL-c thấp sẽ làm tăng độ nguy hại của LDL-c, do đó hai chất
này phải được lưu ý.

Triglycerides
Khi Triglycerides (TG) tăng sẽ có biểu hiện tăng Very-Low-Density-Lipoprotein-Cholesterol (VLDL-
c). Do đó, hai chất này có thể được coi như đồng dạng. Khi TG tăng đến 4 mmol/L, cơ hội bệnh tim
lên đến 25% (Nhưng khi tăng quá 4 mmol/L cơ hội cũng chỉ nằm ở 25%).

Tăng TG có thể là do:

1. bệnh mỡ máu di truyền (familial combined hyperlipoproteinaemia),


2. chứng cao mỡ loại 3 (type 3 hyperlipoproteinemia - chứng này do tăng Intermediate-Density-
Lipoprotein-Cholesterol (IDL-c), dạng mỡ trước khi chuyển hóa thành LDL-c)

Một chứng bệnh hiếm là tăng chất thải của chylomicron cũng làm tăng cơ hội bệnh vành tim, nhưng
không rõ tỉ lệ là bao nhiêu.
HDL-c
Khi HDL-c tụt thấp sẽ làm tăng cơ hội bệnh vành tim, nhưng ngược lại, không có cuộc nghiên cứu
nào khẳng định được rằng điều trị gây tăng HDL-c sẽ làm bệnh khả quan hơn. Tuy nhiên, trong
cuộc khảo cứu Apo A1 Milano cho thấy chuyền HDL-c apoproprotein vào máu đem đến thuyên giảm
của xơ vữa trong động mạch.

HDL-c là một yếu tố liên hệ tim mạch quan trọng nhất là khi bị giảm xuống dưới 1.0 mmol/L. Ở hai
bệnh nhân có cùng lượng LDL-c và TG, bệnh nhân có HDL-c mức 0.5 mmol/L có cơ hội bệnh tim
mạch gấp 3 lần bệnh nhân có HDL-c ở mức 1.2 mmol/L.

Ngay cả khi LDL-c nằm ở mức tốt (<2.5 mmol/L), giảm HDL-c vẫn làm tăng cơ hội bệnh tim mạch.

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (ĐỘT QUỴ)


Tai biến mạch máu não còn gọi là Đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một
phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ.

Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não (do tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch).
Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch
máu não xảy ra, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần
kinh phổ biến nhất hiện nay.

Bệnh căn

 Gây tắc mạch máu não: cục máu đông tại chỗ của động mạch não, thuyên tắc do xơ vỡ động
mạch (chẳng hạn xuất phát từ động mạch cảnh), huyết tắc do bệnh tim (thí dụ rung nhĩ, nhồi
máu cơ tim).
 Gây vỡ mạch máu não: tăng huyết áp, chấn thương, vỡ phình động mạch não.
 Nguyên nhân ít gặp: giảm huyết áp (tụt huyết áp đột ngột hơn 40 mm Hg), viêm động mạch,
viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc xoang tĩnh mạch. Ở người trẻ: bệnh tiểu cầu, chảy máu dưới
màng nhện, dị dạng động mạch cảnh.

Yếu tố nguy cơ

Tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường, một số bệnh tim (bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, rung
nhĩ), bệnh mạch máu ngoại biên, tiền căn thiếu máu cục bộ thoáng qua, tăng thể tích hồng cầu, phụ
nữ vừa hút thuốc lá vừa dùng thuốc tránh thai nội tiết tố, tăng chất béo trong máu, lạm dụng thức
uống có cồn (rượu, bia), rối loạn chức năng đông máu.

You might also like