You are on page 1of 9

Trạm 1: Đọc công thức máu

Câu 1: Đọc kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu sau:
Thông số Kết quả GIÁ TRỊ BÌNH
THƯỜNG

RBC 2,76 (M/ µL) 3,8-5,4 (M/µL)

HGB 8,9 (g/dL) 12-16 (g/dL)

Hct 23,1 (%) 35-48(%)

MCV 68,6 (fL) 78-100(fL)


MCH 24,5 (pg) 27-32(pg)
MCHC 29,8 (g/dL) 32-36(g/dL)
RDW 22,3 (%) 11,5-14,5(%)

WBC 7,2 (K/µL) 4,1-10,9(K/µL)

NEU 4,5 (K/µL) 2,0-7,8(K/µL)


50-75(%)
62,5 (%)
LYMP 1,9 (K/µL) 0,6-4,1(K/µL)
20-40(%)
26,4 (%)
MONO 0,7 (K/µL) 0,0-0,9(K/µL)
0,0-9(%)
9,7 (%)
EOS 0,09 (K/µL) 0,0-0,7(K/µL)
0,0-6(%)
1,25 (%)
BASO 0,01 (K/µL) 0,0-0,2(K/µL)
0-2(%)
0,1 (%)
PLT 185 (K/µL) 130-400(K/µL)
Câu 2: Nếu bệnh nhân ăn quá nhiều chất béo trong khoảng 12 giờ trước khi lấy
máu, nguyên nhân gây sai lệch trong kết quả xét nghiệm máu?

A. Tiểu cầu dễ bị tụ lại thành khối

B. Hồng cầu bị biến dạng

C. Huyết tương bị mờ đục

D. Cả A, B và C đều đúng

E. Cả A, B và C đều sai

Câu 3: Bạch cầu lympho tăng trong trường hợp:


A. Dị ứng cấp
B. Sốt phát ban

C. Thương hàn nặng


D. Sởi

E. Viêm ruột thừa


Trạm 2: HCT, xác định nhóm máu.
Câu 1: Cho nghiệm pháp hồng cầu sau, trả lời câu hỏi:

a. Bệnh nhân thuộc nhóm máu nào?


b. Bệnh nhân cần truyền máu nhưng ngân hàng máu không còn nhóm
máu này, vậy nên chọn loại máu nào sau đây để truyền:
A. Máu toàn phần A, Rh D (+)
B. Hồng cầu lắng A, Rh D (+)
C. Máu toàn phần O, Rh D (+)
D. Hồng cầu lắng O, Rh D (+)
Câu 2: Các thành phần máu được tách ra từ đơn vị máu toàn phần, chọn câu
đúng:

A. Khối hồng cầu


B. Khối tiểu cầu
C. Huyết tương tươi đông lạnh
D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Nguyên tắc cơ bản của truyền máu hiện đại:

A. Truyền máu toàn phần


B. Có thể truyền thành phần thiếu hoặc truyền máu toàn phần
C. Chỉ truyền thành phần thiếu
D. Tất cả đều đúng
Trạm 3: Độ lọc cầu thận.
Câu 1: Bệnh nhân nam 48 tuổi, chiều cao 1,55m và cân nặng 60kg. Nồng độ
creatinin huyết tương đo được là 2 mg/ml, creatinin nước tiểu: 72 mg/ml. Thể tích
nước tiểu 2 lít /24h. Tính:
a. Độ lọc cầu thận của bệnh nhân này theo creatinine nước tiểu 24h và hiệu
chỉnh theo diện tích da.
b. Bệnh nhân này ở mức độ suy thận nào? Có cần chạy thận nhân tạo không?

Câu 2: Công thức tính lưu lượng huyết tương của thận:
A. RPF = (Ux x V)/(RAx-RVx)
B. RPF = (Ux x V)/(RVx-RAx)
C. RPF = (RVx-RAx)/(Ux x V)
D. RPF= (RAx-RVx)/(Ux x V)
E. Tất cả đều sai
Câu 3: Nêu 3 cách ước đoán GFR trên thực tế hiện nay và nêu công thức mỗi cách.
Trạm 4: Lý thuyết điện tâm đồ.
Câu 1: Cách tính tần số tim trong 2 trường hợp nhịp đều và nhịp không đều ?
Câu 2: Trên lâm sàng, xác định nhanh trục điện tim thuộc góc phần tư thứ 3 (-90o –
-180o ) khi:
A. DI (+) và aVF (+)
B. DI (-) và aVF (-)
C. DI (-) và aVF (+)
D. DI (+) và aVF (-)
E. Tất cả đều sai.
Câu 3: Sóng T là giai đoạn:
A. Khử cực nhĩ
B. Khử cực thất
C. Tái cực thất sớm
D. Tái cực thất muộn
E. Thời gian thu tâm điện học của thất
Trạm 5: Đọc điện tim.
Câu 1: Bệnh nhân nam 52 tuổi, vào viện vì cơn đau thắt ngực khi gắng sức,
tiền sử bị nhồi máu cơ tim 6 tháng trước, được tiến hành đo ECG với hình
ảnh sau:

a. Tần số tim ? Có nhịp xoang không ? Có đều không?


b. Phân tích các chỉ số sau của phức bộ QRS :
+Chuyển đạo ngoại biên : biên độ (lớn bất thường ở đâu, ghi rõ vị
trí), thờigian, trục điện tim, hình thái (có hình dạng đặc biệt ở chuyển
đạo nào)?
+Chuyển đạo trước ngực: biên độ, hình thái, vùng chuyển tiếp ?
Câu 2: Hình ảnh ECG sau thể hiện rối loạn gì? Đặc điểm giúp nhận biết rối
loạn đó trên ECG thường qui? Cho biết hai chuyển đạo trong hình ở tại DII và
DIII.

You might also like