You are on page 1of 9

CASE 2

TIÊU CHẢY CẤP

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Mô tả được cấu trúc và chức năng cơ học của ruột.

2. Giải thích được sự phù hợp giữa cấu trúc với chức năng cơ học ở ruột.

3. Vận dụng kiến thức về cấu trúc, chức năng của hệ tiêu hóa để giải thích được
các biểu hiện thường gặp trong rối loạn chức năng ruột.

4. Vận dụng những đặc điểm của các tác nhân vi sinh vật gây tiêu chảy để giải
thích được cơ chế bệnh sinh của tiêu chảy.

5. Giải thích được cơ sở sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy cấp.

NỘI DUNG

Bệnh nhân nữ 38 tuổi, vào viện vì đau quặn bụng vùng hông trái và hố chậu trái
8 giờ trước, đi ngoài phân lỏng nhiều lần (15 lần kể từ lúc đau bụng), phân vàng kèm
theo có nhầy mũi và máu. Bệnh nhân sốt kèm lạnh run, có nôn 1 lần ra thức ăn, không
lẫn máu, đau giảm sau khi đi đại tiện.

Tình trạng lúc vào viện: bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt, môi khô, lưỡi bẩn. Mạch: 100
lần/phút, huyết áp 90/50 mmHg, nhiệt độ: 390C, nhịp thở 24 lần/phút. Dấu véo da (+).
Nhịp tim đều, tần số 100 lần/phút. Bụng chướng nhẹ, mềm, ấn đau hố chậu trái.

Bệnh nhân được thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng. Kết quả xét nghiệm
như sau:

1. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi

Chỉ số Kết quả Giá trị bình thường

WBC (109/L) 16,9 4 - 10

NE (%) 75,1 55 - 66

1
LY (%) 14,9 20 - 40

MO (%) 5 0.0 - 1.0

EO (%) 2 2.0 - 6.0

BA (%) 3 0.0 - 2.0

RBC (1012/L) 4,9 3,8 – 5,3

HGB (g/L) 150 120 - 170

HCT (%) 45 35 - 45

MCV (fL) 85 80 - 100

MCH (pg) 32 28 - 36

MCHC (g/L) 315 310 - 370

RDW-CV (%CV) 13,1 10,0-16,5

PLT (109/L) 280 120-380

PCT (%) 0,15 0,10-1,00

MPV (fL) 6,3 5,0-10,0

PDW (%) 16,1 12,0-18,0

2. Xét nghiệm sinh hóa máu

Chỉ số Kết quả Giá trị bình thường

Na+ (mmol/L) 135,1 132-145

K+ (mmol/L) 2,63 3,2-5,0

Cl- (mmol/L) 105,1 98-106

3. Xét nghiệm phân

Soi phân: Hồng cầu: +, Bạch cầu: +++, không thấy ký sinh trùng đường ruột.

Cấy phân: Shigellla dysenteriae.

2
Bệnh nhân được chẩn đoán lỵ trực khuẩn.

Bệnh nhân được điều trị như sau:

- Truyền tĩnh mạch dung dịch NaCl 0,9%


- Ciprofloxacin 500 mg x 10 viên
Uống ngày 02 lần, mỗi lần 01 viên.
- Kali clorid 600 mg x 03 viên/24 giờ
Uống ngày 03 lần, mỗi lần 01 viên, uống trong hoặc sau ăn.
Theo dõi nồng độ Kali trong máu của bệnh nhân.
- Oresol x 03 gói
Pha 01 gói vào đúng 1 lít nước đun sôi để nguội, uống theo nhu cầu trong 24 giờ.
- Paracetamol 500 mg x 02 viên
Uống khi sốt trên 38,50C, mỗi lần uống cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ.
- Panangin 300mg x 4viên, chia 2 lần uống

1. Chặng 1: (GP, SL)


TIÊU CHẢY CẤP (1)

Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Mô tả được cấu trúc đại thể và vi thể của ruột.

2. Vận dụng kiến thức về cấu trúc đại thể, vi thể của ruột để giải thích kết quả
cận lâm sàng (giải phẫu bệnh) thường gặp ở bệnh lý tiêu hóa.

Nội dung

Bệnh nhân nữ 38 tuổi, vào viện vì đau quặn bụng vùng hông trái và hố chậu trái
8 giờ trước, đi ngoài phân lỏng nhiều lần (15 lần kể từ lúc đau bụng), phân vàng kèm
theo có nhầy mũi và máu. Bệnh nhân sốt kèm lạnh run, có nôn 1 lần ra thức ăn, không
lẫn máu, đau giảm sau khi đi đại tiện.

3
Tình trạng lúc vào viện: bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt, môi khô, lưỡi bẩn. Mạch: 100
lần/phút, huyết áp 90/50 mmHg, nhiệt độ: 390C, nhịp thở 24 lần/phút. Dấu véo da (+).
Nhịp tim đều, tần số 100 lần/phút. Bụng chướng nhẹ, mềm, ấn đau hố chậu trái.

Bệnh nhân được thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng. Kết quả xét nghiệm
như sau:

1. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi

Chỉ số Kết quả Giá trị bình thường

WBC (109/L) 16,9 4 - 10

NE (%) 75,1 55 - 66

LY (%) 14,9 20 - 40

MO (%) 5 0.0 - 1.0

EO (%) 2 2.0 - 6.0

BA (%) 3 0.0 - 2.0

RBC (1012/L) 4,9 3,8 – 5,3

HGB (g/L) 150 120 - 170

HCT (%) 45 35 - 45

MCV (fL) 85 80 - 100

MCH (pg) 32 28 - 36

MCHC (g/L) 315 310 - 370

RDW-CV (%CV) 13,1 10,0-16,5

PLT (109/L) 280 120-380

PCT (%) 0,15 0,10-1,00

MPV (fL) 6,3 5,0-10,0

PDW (%) 16,1 12,0-18,0

4
2. Xét nghiệm sinh hóa máu

Chỉ số Kết quả Giá trị bình thường

Na+ (mmol/L) 135,1 132-145

K+ (mmol/L) 2,63 3,2-5,0

Cl- (mmol/L) 105,1 98-106

3. Xét nghiệm phân

Soi phân: Hồng cầu: +, Bạch cầu: +++, không thấy ký sinh trùng đường ruột.

Cấy phân: Shigellla dysenteriae.

Bệnh nhân được chẩn đoán lỵ trực khuẩn.

Câu hỏi

Giải phẫu

1. Vùng hông trái tương ứng với vùng nào theo phân khu ổ bụng? Bệnh nhân có triệu
chứng đau quặn bụng vùng hông trái và hố chậu trái. Có thể nghĩ đến bệnh lý của
những cơ quan nào?

2. Vị trí sắp xếp của các quai ruột non- ruột già trong ổ bụng như thế nào? So sánh ruột
non- ruột già (Hình thể, vị trí, mạch máu)
Sinh lý

1. Dựa vào chức năng của bộ máy tiêu hóa hãy giải thích triệu chứng đi ngoài, phân
lỏng nhiều lần?
2. Giải thích dấu hiệu đau quặn bụng của bệnh nhân?
3. Giải thích dấu hiệu mất nước (dấu hiệu véo da +)

Chặng 2: VS-KST
TIÊU CHẢY CẤP (2)

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

5
1. Mô tả được vai trò của hệ vi khuẩn đường ruột và các tác nhân gây bệnh
đường ruột thường gặp.

2. Mô tả được phương pháp phòng các bệnh do các tác nhân trên gây ra.

3. Giải thích được cơ chế gây tiêu chảy của trực khuẩn lỵ, phảy khuẩn tả, Rota
virus?

Nội dung

Bệnh nhân nữ 38 tuổi, vào viện vì đau quặn bụng vùng hông trái và hố chậu trái
8 giờ trước, đi ngoài phân lỏng nhiều lần (15 lần kể từ lúc đau bụng), phân vàng kèm
theo có nhầy mũi và máu. Bệnh nhân sốt kèm lạnh run, có nôn 1 lần ra thức ăn, không
lẫn máu, đau giảm sau khi đi đại tiện.

Tình trạng lúc vào viện: bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt, môi khô, lưỡi bẩn. Mạch: 100
lần/phút, huyết áp 90/50 mmHg, nhiệt độ: 390C, nhịp thở 24 lần/phút. Dấu véo da (+).
Nhịp tim đều, tần số 100 lần/phút. Bụng chướng nhẹ, mềm, ấn đau hố chậu trái.

Bệnh nhân được thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng. Kết quả xét nghiệm
như sau:

Xét nghiệm phân

Soi phân: Hồng cầu: +, Bạch cầu: +++, không thấy ký sinh trùng đường ruột.

Cấy phân: Shigellla dysenteriae.

Bệnh nhân được chẩn đoán lỵ trực khuẩn.

Câu hỏi

1. Dựa vào những hiểu biết của mình về khả năng gây bệnh của vi khuẩn Shigella (lỵ
trực khuẩn), hãy giải thích những biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân?
2. Hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng (loạn khuẩn đường ruột) cũng là một trong
những nguyên nhân gây tiêu chảy, hãy nêu vai trò của hệ vi khuẩn  đường ruột?
Những nguyên nhân nào có thể gây loạn khuẩn đường ruột và cách khắc phục?
3. Hãy kể tên các tác nhân vi sinh vật gây tiêu chảy và cơ chế gây tiêu chảy của
chúng? Hãy nêu các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy?

6
4. Kể tên các tác nhân KST có thể gây tiêu chảy. Dựa vào đặc điểm sinh học của các
KST đó giải thích tác hại chính do chúng gây ra?
5. Trình bày các xét nghiệm phát hiện KST đường tiêu hóa. Đồng thời phân tích các
yếu tố làm tăng khả năng nhiễm bệnh KST đường tiêu hóa.
6. Đưa ra nguyên tắc phòng các bệnh KST đường tiêu hóa và phân tích các biện pháp
cụ thể?

3. Chặng 3: Dược-SLB
TIÊU CHẢY CẤP (3)

Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Mô tả được các chức năng của ruột.

2. Giải thích được sự phù hợp giữa cấu trúc với chức năng của ruột.

3. Vận dụng kiến thức về cấu trúc, chức năng của ruột để giải thích được các
biểu hiện thường gặp trong rối loạn chức năng ruột.

Nội dung

Bệnh nhân nữ 38 tuổi, vào viện vì đau quặn bụng vùng hông trái và hố chậu trái
8 giờ trước, đi ngoài phân lỏng nhiều lần (15 lần kể từ lúc đau bụng), phân vàng kèm
theo có nhầy mũi và máu. Bệnh nhân sốt kèm lạnh run, có nôn 1 lần ra thức ăn, không
lẫn máu, đau giảm sau khi đi đại tiện.

Tình trạng lúc vào viện: bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt, môi khô, lưỡi bẩn. Mạch: 100
lần/phút, huyết áp 90/50 mmHg, nhiệt độ: 390C, nhịp thở 24 lần/phút. Dấu véo da (+).
Nhịp tim đều, tần số 100 lần/phút. Bụng chướng nhẹ, mềm, ấn đau hố chậu trái.

Bệnh nhân được thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng. Kết quả xét nghiệm
như sau:

1. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi

Chỉ số Kết quả Giá trị bình thường

7
WBC (109/L) 16,9 4 - 10

NE (%) 75,1 55 - 66

LY (%) 14,9 20 - 40

MO (%) 5 0.0 - 1.0

EO (%) 2 2.0 - 6.0

BA (%) 3 0.0 - 2.0

RBC (1012/L) 4,9 3,8 – 5,3

HGB (g/L) 150 120 - 170

HCT (%) 45 35 - 45

MCV (fL) 85 80 - 100

MCH (pg) 32 28 - 36

MCHC (g/L) 315 310 - 370

RDW-CV (%CV) 13,1 10,0-16,5

PLT (109/L) 280 120-380

PCT (%) 0,15 0,10-1,00

MPV (fL) 6,3 5,0-10,0

PDW (%) 16,1 12,0-18,0

2. Xét nghiệm sinh hóa máu

Chỉ số Kết quả Giá trị bình thường

Na+ (mmol/L) 135,1 132-145

K+ (mmol/L) 2,63 3,2-5,0

Cl- (mmol/L) 105,1 98-106

3. Xét nghiệm phân

8
Soi phân: Hồng cầu: +, Bạch cầu: +++, không thấy ký sinh trùng đường ruột.

Cấy phân: Shigellla dysenteriae.

Bệnh nhân được chẩn đoán lỵ trực khuẩn.

Bệnh nhân đã được điều trị như sau:

- Truyền tĩnh mạch dung dịch NaCl 0,9%


- Ciprofloxacin 500 mg x 10 viên
Uống ngày 02 lần, mỗi lần 01 viên.
- Kali clorid 600 mg x 03 viên/24 giờ
Uống ngày 03 lần, mỗi lần 01 viên, uống trong hoặc sau ăn.
Theo dõi nồng độ Kali trong máu của bệnh nhân.
- Oresol x 03 gói
Pha 01 gói vào đúng 1 lít nước đun sôi để nguội, uống theo nhu cầu trong 24 giờ.
- Paracetamol 500 mg x 02 viên
Uống khi sốt trên 38,50C, mỗi lần uống cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ.
- Panangin 300mg x 4viên, chia 2 lần uống
Câu hỏi
1. Nhận định và giải thích sự thay đổi các chỉ số nhịp tim, HA và nhịp thở của bệnh
nhân?
2. Phân tích công thức máu của bệnh nhân?
3. Hãy cho biết chỉ số kali máu phù hợp với dấu hiệu nào trên bệnh nhân và giải thích?
4. Giải thích lý do sử dụng, hướng dẫn sử dụng Oresol?
5. Giải thích lý do sử dụng ciprofloxacin trên bệnh nhân. Trình bày cơ chế tác dụng
(vẽ sơ đồ), dược động học, tác dụng không mong muốn của ciprofloxacin?
6. Ngoài oresol, còn có nhóm thuốc nào hỗ trợ điều trị tiêu chảy? Trình bày đặc điểm
tác dụng của các nhóm thuốc này?

You might also like