You are on page 1of 7

CA BỆNH RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ CARBONHYDRATE

Ca bệnh 1:
Một bệnh nhân nữ 20 tuổi được đưa đến khoa cấp cứu trong tình trạng hôn
mê. Bạn cùng phòng kể lại sinh viên này có biểu hiện buồn nôn từ sáng. Thăm
khám lâm sàng thấy bệnh nhân thở nhanh và sâu, hơi thở mùi hoa quả, da và niêm
mạc khô. Gia đình bệnh nhân đến và mẹ bệnh nhân cho biết bệnh nhân được chẩn
đoán ĐTĐ typ2, anh trai bệnh nhân bị ĐTĐ typ 1.
Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân:
Xét nghiệm máu Kết quả Khoảng tham chiếu
Na+ 128 mmol/L 135- 145
K+ 5.7 mmol/L 3.5- 5.0
Cl- 88 mmol/L 98- 106
HCO3- 9 mmol/L 22- 26
Urê 17.9 mmol/L 3.3- 6.7
Áp lực thẩm thấu máu 310 mOsm/kg 275- 295
pH 7.12 7.35- 7.45
pCO2 28 mmHg 35- 46
Glucose 41.3 mmol/L 2.8- 5.6 (lúc đói)
Aceton huyết thanh 3+ Âm tính
Hematocrit 53% 37- 48%
Hb 17.6 g/dL 12- 16 g/dL
Bạch cầu 12000/mm3 5000- 10000
Hồng cầu 6 triệu/ mm3 4.2- 5.9 triệu
Công thức bạch cầu Bình thường
Xét nghiệm nước tiểu
Glucose 4+ Âm tính
1. Xác định các xét nghiệm có kết quả bất thường.
2. Dựa trên bệnh sử, dấu hiệu lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh của bệnh nhân
là:
a. ĐTĐ typ1
b. ĐTĐ typ 2
c. Giảm dung nạp glucose
d. ĐTĐ thai nghén
3. Xét nghiệm nào có giá trị nhất trong chẩn đoán đái tháo đường nhiễm toan
ceton?
4. Ba thể ceton chính là gì?
a. Acetoacetat
b. beta-hydroxybutyrat
c. alpha-hydroxybutyrat
d. Aceton
e. Pyruvat
5. Phản ứng hoá học với nitroprussid có thể dùng để tìm thể ceton cho phản ứng
dương tính với chất nào?
a. acetoacetat
b. beta-hydroxybutyrat
c. alpha-hydroxybutyrat
d. aceton
e. pyruvat
6. Tại sao thể ceton tăng trong ĐTĐ?
7. Nồng độ insulin ở bệnh nhân này bình thường, tăng hay giảm ở bệnh nhân này?
Giải thích tác động của nó trên nồng độ glucose máu.
8. Xét nghiệm nào cho thấy tình trạng mất nước của bệnh nhân, tại sao mất nước
xảy ra?
9. Phân loại rối loạn thăng bằng acid- base ở bệnh nhân:
a. Nhiễm acid chuyển hoá
b. Nhiễm acid hô hấp
c. Nhiễm kiềm chuyển hoá
d. Nhiễm kiềm hô hấp
10. Giải thích tại sao HCO3- và pCO2 của bệnh nhân giảm.
11. Tại sao kali tăng ở bệnh nhân này?
12. Giải thích sự xuất hiện glucose niệu
13. Sự tăng nhẹ urê gặp trong cô đặc máu. Quá trình nào khác gây tăng urê ở bệnh
nhân ĐTĐ?
14. Bệnh nhân được chỉ định dùng insulin hàng ngày. Xét nghiệm nào có giá trị
nhất trong đánh giá kiểm soát glucose trong giai đoạn 2 tháng?
a. Glucose lúc đói
b. Glucose sau ăn 2h
c. Thử nghiệm dung nạp glucose
d. HbA1c
Ca bệnh 2:
Trong 3 quý liên tục, bệnh nhân được định lượng nồng độ glucose và
HbA1c. Kết quả như sau:
Xét nghiệm Quý 1 Quý 2 Quý 3
Glucose lúc đói 15.6 mmol/L 4.7 mmol/L 5.1 mmol/L
HbA1c 7.8 % 15.3% 8.5%

1. Trong quý nào bệnh nhân được kiểm soát glucose máu tốt nhất/ kém nhất?
2. Nồng độ glucose máu lúc đói và HbA1c có phù hợp với nhau không? Tại sao
có? Tại sao không?
3. Kể các phương pháp sử dụng để định lượng HbA1c.
CA BỆNH RỐI LOẠN KHÍ MÁU VÀ THĂNG BẰNG ACID- BASE

Ca bệnh 1
Bệnh nhân nam 50 tuổi vào khoa cấp cứu sau khi du lịch nước ngoài. Triệu
chứng bệnh tiêu chảy (3 ngày) và thở nhanh. Khí máu có kết quả như sau:
Xét nghiệm Kết quả bệnh nhân Khoảng tham chiếu
pH 7.21 7.35 – 7.45
pCO2 (mmHg) 19 35 - 45
pO2 (mmHg) 96 80 - 110
HCO3- (mmol/L) 7 22 - 26
sO2 (%) 96% >95%

Câu hỏi:
1. Tình trạng thăng bằng acid-base của bệnh nhân thế nào?
2. Tại sao HCO3- lại thấp?
3. Tại sao bệnh nhân thở nhanh
Ca bệnh 2
Bệnh nhân nữ 80 tuổi bị ngã gẫy xương đùi. Sau vài giờ bệnh nhân được
chuyển đến phòng cấp cứu trong tình trạng lo lắng, đau và kêu đau tức ngực
mạnh, khó thở. Khám mạch nhanh, nhịp thở nhanh. Khí máu có kết quả như
sau:
Xét nghiệm Kết quả bệnh nhân Khoảng tham chiếu
pH 7.31 7.35 – 7.45
pCO2 (mmHg) 27 35 - 45
pO2 (mmHg) 62 80 - 110
HCO3- (mmol/L) 12 22 - 26
sO2 (%) 78% >95%
Câu hỏi:
1. Tình trạng thăng bằng acid-base của bệnh nhân thế nào?
2. Tại sao HCO3- lại thấp?
3. Nguyên nhân của rối loạn thăng bằng acid-base của bệnh nhân là gì?
Ca bệnh 3
Nam sinh viên 24 tuổi được đưa đến khoa cấp cứu trong tình trạng hôn mê.
Người ta thấy một lọ secobarbital trên giường của anh ta. Bệnh nhân không đáp
ứng với kích thích gây đau, thở yếu, mạch yếu. Kết quả khí máu như sau:
Xét nghiệm Kết quả bệnh nhân Khoảng tham chiếu
pH 7.1 7.35 – 7.45
pCO2 (mmHg) 70 35 - 45
pO2 (mmHg) 58 80 - 110
HCO3- (mmol/L) 20 22 - 26
sO2 (%) 80% >95%

Câu hỏi:
1. Tình trạng thăng bằng acid-base của bệnh nhân thế nào?
2.Nguyên nhân của giảm thông khí là gì?
3. Khi hô hấp bệnh nhân trở về bình thường, tình trạng thăng bằng acid- base của
bệnh nhân là gì?

CA BỆNH RỐI LOẠN NƯỚC- ĐIỆN GIẢI

Ca bệnh 1:
Phụ nữ 32 tuổi vào viện vì nôn nhiều hơn 2 ngày nay. Trước đó, bệnh nhân hoàn
toàn khoẻ mạnh. Khám thấy bệnh nhân có giảm sức căng da, khô niêm mạc.
Kết quả xét nghiệm: Huyết thanh:
Na+ : 129 mmol/L (bình thường: 136-145 mmol/L)
K+ : 5 mmol/L
Cl- : 77 mmol/L (bình thường: 98- 107 mmol/L)
HCO3 - : 9 mmol/L
Áp suất thẩm thấu: 265 mOsm/kg (Bình thường: 275-295 mOsm/kg)
Nước tiểu:
Na+ : 8 mmol/24h (Bình thường:
Ceton: dạng vết
Câu hỏi:
1. Nguyên nhân gây kết quả bất thường của các xét nghiệm điện giải?
2. Giải thích ý nghĩa của kết quả xét nghiệm natri nước tiểu?
3. Tại sao ceton niệu dương tính?

Ca bệnh 2:
Bệnh nhân nữ 15 tuổi hôn mê được bố mẹ chuyển đến phòng cấp cứu. Bệnh nhân
bị đái đường phụ thuộc insulin 7 năm. Bố mẹ cô kể rằng có một vài lần cô bị giảm
glucose máu và nhiễm toan ceton trong quá khứ và cô thường không tiêm insulin
đầy đủ. Các kết quả xét nghiệm khi nhập viện như sau:
Kết quả xét nghiệm Khoảng tham chiếu
Máu tĩnh mạch
Na+ 145 mmol/L 136-145
K+ 5,8 mmol/L 3.4- 5.0
Cl- 87 mmol/L 98- 107
HCO3- 8 mmol/L 22- 29
Glucose 1050 mg/dl 70- 110
BUN 35 mg/dl 7- 18
Creatinin 1,3 mg/dL 0,5- 1,3
Lactat 5 mmol/L 0,5- 2,2
ALTT 385 mOsmol/kg 275- 295
Máu động mạch
pH 7,11 7,35 - 7,45
pO2 98 83 - 100
pCO2 20 35 - 45
Nước tiểu
Glucose 4+ Âm tính
Thể ceton 4+ Âm tính

1.Chẩn đoán bệnh là gì?


2.Tính khoảng trống anion? Nguyên nhân của kết quả khoảng trống anion ở bệnh
nhân này?
3.Tại sao HCO3- và Cl- giảm? Ý nghĩa của kali máu tăng
4.Ý nghĩa của ALTT huyết tương?

You might also like