You are on page 1of 27

TRIỆU CHỨNG HUYẾT HỌC

Võ Hoài Nhân
HỘI CHỨNG THIẾU MÁU
THIẾU MÁU
Định nghĩa: Thiếu máu là “tình trạng giảm nồng độ
hemoglobin, số lượng hồng cầu, hoặc thể tích khối hồng cầu
dưới mức bình thường”.

Thiếu
Bình máu
thường
Bảng 1. Xác định thiếu máu dựa trên nồng độ hemoglobin theo WHO

Nhóm đối tượng Nồng độ hemoglobin

Trẻ 6-59 tháng (6th -<5 tuổi) <11,0g/dL

Trẻ 5-11 tuổi <11,5g/dL

Trẻ 12-14 tuổi <12,0g/dL

Phụ nữ không mang thai ( 15 tuổi) <12,0g/dL

Phụ nữ mang thai <11,0g/dL

Nam ( 15 tuổi) <13,0 g/dL


Triệu chứng lâm sàng

- Mức độ thiếu máu


- Diễn tiến
- Khả năng bù trừ của cơ thể
- Bệnh nền/Nguyên nhân gây thiếu máu
Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng thực thể
Triệu chứng thực thể
Triệu chứng liên quan đến nguyên nhân
Phân loại thiếu máu và các nguyên nhân thường gặp
• Theo diễn tiến thiếu máu
• Cấp
• Mạn tính
• Theo cơ chế bệnh sinh
• Thiếu máu có đáp ứng tạo máu
Xuất huyết
Tán huyết
• Thiếu máu do giảm sinh
Suy tủy
Xâm lấn tủy do bệnh ác tính
• Theo hình thái hồng cầu
• Đẳng bào (MCV bình thường)
• Nhỏ (MCV < 80fL)
• To (MCV > 100fL)
Chẩn đoán thiếu máu
4 câu hỏi:
1. Có TM không?
Biểu hiện thiếu oxy mô: xanh xao, chóng mặt, khó thở khi gắng sức…
2. Cấp hay mạn tính?
• Mạn tính:
• Thời gian (tương đối): trên 2 tuần
• Khả năng thích nghi: thiếu máu nhiều nhưng ít triệu chứng. VD: vẫn tỉnh táo, DHST bình
thường… dù thiếu máu nặng
• Cấp tính: ngược lại, khả năng thích nghi kém, lâm sàng rầm rộ.
3. Mức độ thiếu máu?
• Cơ năng: khả năng gắng sức
• Thực thể: màu sắc da niêm, tri giác, DHST, tiếng thổi tim
4. Nguyên nhân thiếu máu?
• Chảy máu cấp và mạn
• Tán huyết cấp và mạn
• Giảm sinh tủy: bệnh lý máu, thiếu vitamin B12/folate, thiếu sắt…
Ví dụ
• Bệnh sử: bệnh nhân nam 40 tuổi, làm ruộng, tiền sử trĩ nhiều năm, điều trị không liên tục. Thời gian
gần đây thấy xanh xao tăng dần, ăn kém ngon, đầy hơi, khó tiêu. Làm việc thấy mau mệt, cảm giác thiếu
hơi hơn trước, chỉ làm được nửa buổi sáng, nghỉ ngơi thấy đỡ mệt. Từ 1 tuần nay nghỉ không đi làm vì
chỉ đi lại trong nhà cũng thấy mệt và khó thở, kèm chóng mặt khi thay đổi tư thế. Có mua thuốc uống
không rõ loại nhưng không giảm.
• Khám: tỉnh táo, tiếp xúc tốt, M 95l/p, HA 115/56mmHg, NT 22l/p, T 370C. Da xanh xao, bàn tay trắng
bệch, niêm nhạt, lưỡi nhạt mất gai, móng tay và chân dẹt. Không dấu xuất huyết. Tim đều, T1 mạnh,
âm thổi tâm thu 2/6 ở mỏm không lan. Phổi trong. Bụng mềm, gan lách không sờ chạm.
• Câu hỏi:
1. Có thiếu máu?
2. Cấp hay mạn?
3. Mức độ?
4. Nguyên nhân của thiếu máu?
5. Xét nghiệm: mức Hb sẽ ở khoảng nào?
6. Công thức máu sẽ có gì thay đổi đặc biệt?
HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT
ĐỊNH NGHĨA

• Xuất huyết được xem như một sự phá vỡ cơ


chế cầm máu và đông máu.
• Sự thoát HC ra ngoài mạch máu.
TRIỆU CHỨNG
- Dạng xuất huyết được phân loại theo kích
thước của xuất huyết: chấm, nốt, và mảng (tụ
máu).
- Phân biệt xuất huyết với các tổn thương
da khác:
+ Nốt ruồi son
+ Muỗi cắn
+ Ban dị ứng
Đặc điểm Tiểu cầu Thành mạch Yếu tố đông máu

Khởi phát tự nhiên, sau va tự nhiên sau chấn thương,


chạm va chạm

Vị trí da, niêm mạc, đầu xa chi, thường gặp xuất


tạng thường 2 chi huyết cơ và khớp
dưới

Dạng chấm, nốt, mảng chấm, nốt mảng lớn, tụ máu

Băng ép cầm có hiệu quả có hiệu quả không hiệu quả


máu
NGUYÊN NHÂN
1. Xuất huyết do nguyên nhân thành mạch
 Viêm mạch máu: do nhiễm khuẩn, bệnh tạo keo, bệnh
TAKAYASU…
 Ban xuất huyết dị ứng: Henoch-Schönlein
2. Xuất huyết do nguyên nhân tiểu cầu
 Rối loạn số lượng tiểu cầu: suy tủy, cường lách…
 Rối loạn chất lượng tiểu cầu: Aspirin…
3. Xuất huyết do rối loạn quá trình đông máu
 Rối loạn đông máu bẩm sinh: hemophilia A, B…
 Rối loạn đông máu mắc phải: thiếu vitamin K, bệnh gan…
Cận lâm sàng
1. Các xét nghiệm khảo sát cầm máu ban đầu
2. Các xét nghiệm khảo sát giai đoạn đông máu
huyết tương
3. Các xét nghiệm khác giúp chẩn đoán nguyên
nhân
Ví dụ
• Bệnh sử: bệnh nhân nữ 20 tuổi, làm ruộng, tiền sử khỏe mạnh, 10 ngày thấy chấm đỏ trên da tự nhiên
rải rác ở tay chân, bụng, nhiều màu sắc đỏ, xanh, vàng; không xử trí gì. Sáng cùng ngày nhập viện thức
dậy chảy máu răng liên tục lượng vừa, khạc ra màu đỏ tươi nên nhập viện.
• Khám: tỉnh táo, tiếp xúc tốt, M 85l/p, HA 109/56mmHg, NT 18l/p, T 370C. Da niêm hồng hào. Nhiều
chấm đỏ trên da như đã mô tả, rịn máu chân răng số 12. Nhiều chấm đỏ trong vòm họng. Tim đều.
Phổi trong. Bụng mềm, gan lách không sờ chạm.
• Câu hỏi:
Có phải là xuất huyết?
XN nào sẽ bất thường (nhiều câu ĐÚNG)?
A. TC
B. aPTT
C. Tiểu cầu
D. PT
E. TS
F. Fibrinogen

You might also like