You are on page 1of 15

CÂU HỎI BÀI CHƯƠNG V – CÁC BỆNH HUYẾT HỌC - TỰ MIỄN

A - NỘI DUNG ÔN BÀI THÊM CHO CÁC MÔN SAU NÀY (DƯỢC LÝ -
DƯỢC LÂM SÀNG)
I. Thiếu máu (Anaemia - ∂ ’ni:mi∂ )
1. Định nghĩa thiếu máu?
thiếu máu (Anemia) là sự giảm số lượng hổng cầu hoặc giảm nồng độ huyết sắc tố
ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ
thể. Một người được coi là thiếu máu khi lượng huyết sắc tố thấp hơn mức độ của
một người khoe mạnh cùng giới, cùng tuổi và cùng sống trong một môi trường.
Hội chứng thiêu máu gồm nhiều triệu chứng do cơ chế sinh bệnh học của I thiêu
máu gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tói thiếu máu, do đó điều trị thiếu máu
khác nhau tùy thuộc từng nguyên nhân.
2. Nguyên nhân gây thiếu máu?
A. Do giảm sinh hồng cầu
+ Do thiếu nguyên liệu: thiếu sắt, thiếu vitamin B12.
+ Tủy xương giảm sinh: suy tủy, thiếu erythropoietin.
B. Do tan máu
- Vỡ hồng cầu do bản thăn hồng cầu:
+ Bất thường về màng hồng cầu, thường do bẩm sinh: bệnh hồng cầu hình tròn,
bệnh hồng cầu hình bầu dục, gây hồng cầu dễ võ.
+ Rối loạn cấu tạo hemoglobin: bệnh Thalasemia do rối loạn gen điêu hòa tổng
hợp hemoglobin tạo nên HbF. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do rối loạn
tổng hợp hemoglobin ở vị trí 6 của chuỗi p tạo ra HbS
+ Ròi loạn men hồng cầu: thiêu máu tan máu do thiếu hụt G6PD: bệnh di truyền
trên nhiễm sắc thể X (biểu hiện bằng cơn vỡ hồng cầu khi uống thuốc chống sốt
rét, PAS. sulíamid, vitamin C).
- Vỡ hồng cầu do nguyên nhân ngoài hồng cầu:
+Trong huyết tương có những yếu tố làm vỡ hồng cầu như kháng thể chống hồng
cầu, chất độc, nhiễm trùng, cường lách.
Những nguyên nhân thường gặp là:
+ Truyền nhầm nhóm máu. truyền nhóm máu 0 nguv hiếm.
+ Khác biệt yếu tô Rh mẹ - con.
+ Giảm hồng cầu do thuốc theo cơ chế tự miễn có sự tham gia của bổ thể. ~ Bệnh
thiêu máu tan máu tự miễn.
+Nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.
+Nhiễm độc các chất gây vỡ hồng cầu: phenol, benzen, quinin, sulíamid...
D. Do chảy máu
- Chay máu cấp tính trong chấn thương, phẫu thuật, xuất huyết nội tại nặng.
- Chảy máu mạn tính: lượng máu mất mỗi lần không nhiều nhưng kéo dài (tri. loét
dạ dày, nhiễm ký sinh trùng đưòng ruột).
E. Thiếu máu do thiếu sắt
F.thiếu máu do thiếu vitamin b12
G. Thiếu máu do thiếu acidfolic
H.thiếu máu tan máu tự nhiễm
I. Suy tuỷ
K. Thiếu máu trong các bệnh mãn tính

3. Các triệu chứng lâm sàng (hỏi và khám) của thiếu máu?
Một số triệu chứng có thể gợi ý nguyên nhân của thiếu máu. Ví dụ, phân đen, chảy máu
mũi, chảy máu trực tràng, nôn ra máu hoặc rong kinh cho thấy nguyên nhân do chảy máu.
Vàng da và nước tiểu sẫm màu, khi không có bệnh gan, cho thấy nguyên nhân do tan
máu. Sụt cân có thể nghĩ đến ung thư. Đau xương hoặc đau ngực dữ dội lan tỏa có thể gợi
ý bệnh hồng cầu hình liềm và dị cảm đeo găng tay có thể là thiếu vitamin B12.
Da xanh xao, niêm nhạt
Dễ ù tai, chóng mặt, hoa mắt, ngất…
Chán ăn, rối loạn tiêu hóa
Hồi hộp, nhịp tim nhanh, dễ mệt
Rối loạn nội tiết: nữ có thể vô kinh
4. Cận lâm sàng giúp chẩn đoán thiếu máu?
Công thức máu
Hb < 13 g/dl (130 g/l) ở nam giới
Hb < 12 g/dl (120 g/l) ở nữ giới
Hb < 11 g/dl (110 g/l) ở người lớn tuổi
      -Các xét ngiệm tìm nguyên nhân
      - Ferritin giảm trong thiếu sắt
      - Acid folic hoặc Vitamin B12 giảm
      -Tủy giảm sinh trong bệnh Suy tủy
5. Phân loại thiếu máu?

6. Phân mức độ thiếu máu?


       Đối với thiếu máu cấp, phân độ dựa vào tốc độ mất máu và sự thay đổi huyết động học. Mất
> 15% lượng máu(500ml) được xem là thiếu máu mức độ nặng
Đối với thiếu máu mạn, phân độ dựa vào số lượng Hemoglobin đo được trong máu

Mức Số lượng Huyết sắc tố


độ (Hb)
1 10 g/dl ≤ Hb < 12 g/dl
2 8 g/dl ≤ Hb < 10 g/dl
3 6 g/dl≤ Hb < 8 g/dl
4 Hb < 6 g/dl

7. Hướng điều trị?


Điều trị thiếu máu là điều trị nguyên nhân gây thiếu máu + nâng đỡ tổng trạng chung
- Thuốc:
Bổ sung sắt theo đường uống hoặc tĩnh mạch
Bổ sung chế phẩm acid folic: 5mg hàng ngày trong vòng 4-6 tháng; vitamin B12:
1mg tiêm bắp 3 lần/tuần, tổng liều 10mg; sau đó duy trì 1mg/tháng.
Thiếu máu do tan máu tự miễn:
Điều trị ức chế miễn dịch bằng corticoid: Điều trị bằng Methylprednisolone liều
thông thường hoặc liều cao.
Điều trị gamma globulin tĩnh mạch

- Không dùng thuốc:
truyền máu Chỉ truyền máu khi cơ thể không thể tự điều chỉnh bằng phương pháp
điều trị nguyên nhân(mất bù)
 Chế độ ăn giàu sắt: Rau xanh, bí ngô, nho, chuối, thịt nạc, thịt bò, lòng đỏ trứng.
8. Biến chứng có thể có?
Cơ thể bị suy nhược ở mức độ trầm trọng;
Thai kỳ gặp biến chứng, có thể gây sinh non;
Có thể gặp vấn đề tim mạch;
Bị thiếu máu não;
Suy tim và cuối cùng là tử vong.
9. Cách chẩn đoán của riêng mỗi biến chứng (nếu có)?
10. Hướng điều trị của riêng mỗi biến chứng (nếu có)?

II. Dị ứng (Allergy - ˈæl.ə.dʒi )


1. Định nghĩa Dị ứng?
Các bệnh dị ứng (Allergic Diseases) là những bệnh lý do phản ứng dị ứng gây ra, có thể
biểu hiện bệnh khu trú ở cơ quan hay toàn thân. Phản ứng dị ứng là tình trạng bệnh lý
của phản ứng miễn dịch với dị nguyên, gây ra tổn thương tổ chức và rối loạn chức năng
của các cơ quan. Dị ứng là thể bệnh lý miễn dịch hay gặp nhất của quá mẫn.
2. Nguyên nhân gây Dị ứng?
nhân gây dị ỏng là các loại dị nguyên. Dị nguyên là những chất có tính kháng nguyên, khi
chúng xâm nhập vào những cơ thể có yêu to cơ địa dị ỏng sẽ sinh ra các kháng thể và các
phan ỏng quá mẫn gây biểu hiện bênh lý ở một hay nhiều cơ quan.
DỊ nguyên được chia thành dị nguyên ngoại sinh và dị nguyên nội sinh
-Dị nguyên ngoại sinh bao gồm:
Bụi nhà, bụi giá sách, bụi đường phố, bọ bụi nhà (Dermatophagoides)
Tê bào biêu bì, vảy da, lông súc vật Phấn hoa
Thực phẩm
Thuốc và hóa chất
V i sinh vật (vi khuẩn, nấm, Yirus)
-DỊ nguyên nội sinh (còn gọi là tự dị nguyên) là những dị nguyên hình thành trong cờ thể:
thành phần của tê bc của cơ thể trong những điều kiện ảnh hưởng nhất định (nhiệt độ cao
hoặc thấp, hóa chất, tia phóng xa độc tố vi khuẩn,...) trở thành lạ vối cơ thế và có đầy đủ
đặc điểm của dị nguyên Khi xuất hiện tự dị nguyên, cơ thế tạo ra tự kháng thể và lympho
mẫn cảm chống l ạ i cơ thê gây ra tình trạng bệnh lý.
3. Các triệu chứng lâm sàng (hỏi và khám) của Dị ứng?
- Biểu hiện dị ứng thức ăn: nổi mề đay, ngứa; ngứa họng; chảy nước mắt; sưng môi, lưỡi,
mắt, mặt; biểu hiện khác của sốc phản vệ (bồn chồn, buồn nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy, khó
thở, đánh trống ngực, chóng mặt, cho đến hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, phù mạch, thở rít, tím tái,
ngất).
- Biểu hiện dị ứng với vết côn trùng đốt: sưng tại vết côn trùng chích; ngứa, nồi mề đay; ho, tức
ngực, khó thở, thở khò khè; các biểu hiện khác của sốc phản vệ.
- Biểu hiện dị ứng thuốc: ngứa, nổi mề đay; sưng mặt; thở khò khè, khó thở; đau bụng, tiêu chảy;
biểu hiện khác của sốc phản vệ.
- Biểu hiện dị ứng da: vị trí tiếp xúc ngứa dữ dội; nổi mề đay; sưng, nổi bọng nước, mụn mủ,
loét; có thể lan rộng sang vị trí khác.
Biểu hiện của bệnh tự miễn cũng khác nhau ở mỗi bệnh nhân, một số triệu chứng thường gặp
như:
- Mệt mỏi kéo dài
- Sốt tái phát
- Đau mỏi toàn thân
- Đau cơ bắp, đau khớp xương
- Sưng nóng, tấy đỏ khớp
- Tê và ngứa ran ở bàn tay, bàn chân
- Phát ban trên da.
4. Cận lâm sàng giúp chẩn đoán Dị ứng
+ Tổng phân tích máu: Đánh giá tỷ lệ bạch cầu ái toan 
+ Xét nghiệm IgE toàn phần.
+ Xét nghiệm IgE đặc hiệu dị nguyên (Panel dị nguyên): đo một sự đáp ứng với các dị nguyên
riêng biệt.
+ Xét nghiệm da
5. Phân loại Dị ứng?
Các bệnh dị ỏng được phân loại theo các cách khác nhau:
- Phân loại theo cơ chế các typ quá mẫn, liên quan đến sinh bệnh học Đây là cách phân
loại được ưa chuộng hơn cả, là cơ sở cho chẩn đoán và điều tri
- Phân loại bệnh dị ỏng theo hệ thông cơ quan bị tôn thương cách phân loại này bao
gồm cả cơ chê quá mẫn, có thê phân loại những bệnh dị ứng không rõ cơ chế theo typ
quá mẫn nào.
6. Phân mức độ Dị ứng?
Tùy theo mức độ diễn tiến của bệnh người ta phân thành hai loại là dị ứng cấp tính (diễn
ra khoảng 1 ngày hoặc < 6 tuần) và dị ứng mãn tính (diễn ra > 6 tuần).
7. Hướng điều trị?
Điều trị triệu chứng và loại trừ dị nguyên đặc hiệu là 2 nguyên tắc cơ bản trong xử lý các
bệnh dị ứng, áp dụng cụ thể tùy thuộc từng mức độ biểu hiện khác nhau.
o Không dùng Thuốc:Loại trừ tác động của dị nguyên
+ Tránh tiếp xúc với dị nguyên: thí dụ ngừng dùng những thuốc nghi là nguyên nhân
gây dị ỏng, thay đổi nơi ở, nơi làm việc hoặc nghề nghiệp nêu có những yêu tố là
nguồn gốc của dị nguyên, tránh những thức ăn đã được biết gây dị ỏng.
+ Giải mẫn cảm đặc hiệu: bằng cách đưa dị nguyên vào cơ thê nhiều lần vối liều nhỏ
tăng dần, làm hình thành trong cơ thế những kháng thể bao vây (IgG) để ngăn cản dị
nguyên kết hợp vói IgE, do đó bệnh dị ỏng không phát sinh hoặc ở mứcđộ nhẹ.
- Thuốc: Thuốc chỉ được coi là biện pháp điều trị không đặc hiệu đê làm giảm triệu
ihỏng chỏ không loại trừ được nguyên nhân gây bệnh dị ỏng.
+ Thuốc chống dị ứng: kháng histamin có tác dụng vô hiệu hóa các chất trung gian
hóa học hoặc làm bển vững màng tế bào mast, do đó hạn chế sự giải phóng chất trung
gian hóa học.
+ Corticoid được sử dụng điều trị triệu chứng trong hầu hết các loại dị ứng với tác
dụng chủ yếu làm giảm phản ứng viêm.
- Theophylin hoặc thuốc kích thích giao cảm dùng trong những trường hợp khó thở,
co thắt phê quản.
8. Biến chứng có thể có?
trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng có thể gây sốc phản vệ với những biểu hiện như khó thở,
chóng mặt và mất ý thức, thậm chí là gia tăng nguy cơ tử vong.
9. Cách chẩn đoán của riêng mỗi biến chứng (nếu có)?
10. Hướng điều trị của riêng mỗi biến chứng (nếu có)?

III. Viêm khớp dạng thấp (RA – Rheumatoid Arthritis)


1. Định nghĩa RA?
Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis RA) là một bệnh tự miễn hệ hống gây viêm
khớp mạn tính ở người lớn, biểu hiện bằng viêm không đặc hiệu nàng hoạt dịch của nhiều
khớp, diễn biến kéo dài, tăng dần, cuối cùng dẫn tới dính và biến dạng khớp.
2. Nguyên nhân gây RA?
Hiện nay, RA được coi là một bệnh tự miễn hệ thống với sự tham gia của nhiều yếu tố
- Tác nhân khỏi phát chưa được xác minh chắc chắn, có giả thuyết cho rằng có thể là
virus.
- Yếu tố cơ địa: bệnh thường gặp ở nữ, khởi phát ở luaatuổi 25 - 55.
- Yếu tố di truyền: RA hay xảy ra những người có HLA-DRBl, HLA-DRl và HLA-
DR4. Bệnh có tính gia đình, những nguôi cùng huyết thống với bệnh nhân có tỷ lệ
mắc RA cao hơn và thường có các bệnh tự miễn khác.
3. Các triệu chứng lâm sàng (hỏi và khám) của RA?
A.Biểu hiện tại khớp
Khởi phát bằng viêm 1 khớp (khớp cổ tay, khớp bàn tay, khớp ngón tay, khớp gối, khớp
cố chân...) với tính chất sưng đau rõ, cỏng khớp buoi sang- keo dài vài tuần tới vài tháng,
sau đó chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Giai đoạn toàn phát biểu hiện viêm đa khớp, chú yếu là các khớp nhỏ và vừa
Vị trí khớp viêm: khớp bàn tay. khớp cổ tay, khớp ngón tay khớp gối khớp khuỵu, khớp
cố chân, khớp bàn chân và khớp ngón chân.
Tinh chất khớp viêm:
Đối xứng
Sưng đau, ít khi nóng đỏ.
Đau tăng nhiều vê đêm và gần sáng.
Vận động khó khăn, có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng.
Diễn biến : các khớp viêm tiên triển tăng dần và nặng dần, phát triển thành tình trạng
dính và biến dạng khớp với các di chứng:bàn tay gió thổi , ngón tay hình cổ cò, ngón tay
hình thoi, cổ tay hình lưng lạc đà khơp gói d h1 , 1
tư thê nửa co, ngón chân hình vuốt thú
B. Biểu hiện toàn thân và ngoài khớp
Những biểu hiện toàn thân và ngoài khớp rất đa dạng, bệnh nhân có thê có ít hoặc nhiều
những triệu chỏng sau:
Bệnh nhân gầy sút, mệt mỏi, ăn ngủ kém, da và niêm mạc xanh nhợt.
Xuất hiện hạt dưới da ở trên xương trụ (gần khớp khuỷu ), trên xương chày (gần khớp
gối), quanh các khớp cổ tay. Hạt có đường kính 5 15 mm, nôi lên mặt da, chắc, không
đau, không di động.
Ban đỏ gan bàn chân và lòng bàn tay do viêm mao mạch.
Rối loạn dinh dưỡng và vận mạch gây hoại tử vô khuẩn hoặc tắc mạch lốn gây loét vô
khuẩn.
Teo cơ liên quan đến khớp tổn thương do giảm vận động như: teo cơ liên cốt, teo cơ đùi,
cơ cang chân.
Viêm gân và bao gân quanh khớp.
Dây chằng khớp viêm co kéo hoặc giãn, gây lỏng lẻo khớp.
Bao khớp phình ra thành kén hoạt dịch.
Biểu hiện nội tạng (hiếm gặp): tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, lách to, xương
mất chất vôi và gãy tự nhiên.
Triệu chỏng khác: thiếu máu nhược sắc, rối loạn thần kinh thực vật, viêm giác mạc, viêm
mông mắt.
4. Cận lâm sàng giúp chẩn đoán RA?
1.Xét nghiệm miễn dịch
Tìm yếu tố dạng thấp: phản ỏng Waaler Rose (+) và test Latex (+). .
2 . Hội chứngviêm
Không có giá trị trong chẩn đoán nhưng có giá trị trong đánh giá mức độ vàtiến triển
của bệnh:
- Tóc độ máu lăng tăng, lượng sợi huyết tăng.
- Điện di huyết thanh: albumin giảm, globulin tăng.
- Protein C phản ứng (+).
3. Dịch khớp
- Dịch khớp tăng khối lượng, giảm độ nhốt, màu vàng nhạt, hơi đục.
- Lượng chất nhầy giảm.
- Tăng số lượng tế bào, đặc biệt bạch cầu đa nhân trung tính có nhũng hạt nhỏ trong bào
tướng (tế bào Ragocyte).
- Lượng bổ thế trong dịch khớp giảm.
- Phản ỏng Waaler Rose (+) và test Latex (+) cao và sòm hơn trong huyết tương.
4. Sinh thiết màng hoạt dịch
Chỉ làm ở khớp gối trong những trường hợp khó chẩn đoán:
- Tâng sinh số lượng các hình lông của màng hoạt dịch.
- Tăng sinh liên bào phủ hình lông.
- Hoại tử dạng tơ huyết.
- Nhiêu mạch máu tân tạo.
- Nhiêu tê bào viêm.
3.5. X-quang
- Loãng xương ở đầu xương cạnh khớp.
- Hình ánh bào mòn xương
- Hình hốc trong xương.
- Khe khớp hẹp.
- Dính và biên dạng khớp .
5. Tiêu chuẩn chẩn đoán RA
Tiêu chuẩn chẩn đoán RA theo Hội khớp học Hoa kỳ sửa đồi năm 1980::
1.Cứng khớp buổi sáng trên 1 giò.
2. Viêm từ 3 khớp trơ lên có phù nê các mô mềm.
3. Viêm các khớp bàn tay (khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay)
4. Viêm khớp có tính chất đối xứng
5. Có hạt dạng thấp đuối da.
6. Yêu tô dạng thấp dương tính.
7. Tổn thương trên X-quang điển hình (bào mòn xương, mất chất khoáng thành
dải
6. Hướng điều trị?
Nguyên tắc:
- Sử dụng ngay từ đầu những thuốc có thê ngăn chặn sự hủy hoại xương, sụn.
- Điêu trị triệu chứng đồng thời với điều trị cơ bản.
- Các thuốc điều trị cơ bản bệnh được chỉ định duy trì lâu dai và có xu huống kết hợp nhiều
thuốc từ các nhóm khác nhau.
- Két hợp điều trị nội trú ngoại trú, điều dưỡng và tại nhà.
- Bệnh nhân và thầy thuốc phải kiên trì, thường xuyên theo dõi và kiểm tra.
a. Thuốc
- Thuốc diều trị cơ bản bệnh hay còn gọi là các thuốc chống thấp tác dụng chậm
(Slow acting anti rheumatic drugs - SAARDs) sử dụng: trong thời gian dài, nhiều
tháng, nhiều năm. Cơ chế tác dụng của các thuốc này hiện nay chưa rõ.
+ Chloroquin (và dẫn chất hydroxychloroquin) methotrexat là các thuốc được ưu
tiên sỏ dụng. Liều điểu trị chloroquin hydroxychloroquin 200-400 mg/24h, phát huy
tác dụng sau 3-6 tháng. Methoxitrate 7.5- 15 mg/tuần, phát huy tác dụng sau 2 4 tuần
điều trị. Cần theo dõi số lượng bạch cầu, men gan, chức năng hô hấp...
+ Muối vàng (Auranofin), sulfasalazin, penicillamin vẫn được sử dụng nhưng ít
hơn vì tác dụng phụ cao và hiệu quả điều trị kém hơn.
+ Các thuốc ức chế miễn dịch tế bào (chlorambucil, cyclophosphamide,
azathioprin, cyclosporin A) ít được sử dụng rộng rãi do tác dụng phụ nặng nề nên chỉ
dùng trong những trường hợp bệnh trầm trọng, không đáp ỏng với điều trị bằng
corticoid và SAARDs khác.
+ Thuốc ức chếcytokin mối được sử dụng gần đây như: thuốc ỏc chê TXFa
(adaliraumab, etanercept, iníliximab), thuốc ức chế interleukin-1 (anakinra) chỉ định
cho những trường hợp bệnh trầm trọng nhưng không đáp ứng hoặc không sử dụng
được SAARDs khác.
- Thuốc chống viêm, giảm đau
+ Thuốc chống viêm không steroid: mọi thuốc trong nhóm này (indomethacin,
diclofenac, piroxicam...) đều có thê sử dụng, nhưng do thuốc gây ra nhiều tác dụng
phụ nên phải tuân thủ các chỉ định và chống chỉ định. Lựa chọn thuốc tùy thuộc mức
độ bệnh và tính đáp ứng của bệnh nhân.
+ Corticoid: hiện nay thường có xu hướng chỉ định điều trị sớm và liều cao ngay
từ khi mới phát hiện bệnh, kết hợp với thuốc chống thấp tác dụng châm đến khi đạt
hiệu quả thì giảm liều
+ Giảm đau: tùy mức độ đau có thê sử dụng các thuốc giảm đau ngoại biên hay
thuốc giảm đau trung ương.
b. Không dùng thuốc
- Phục hồi chức năng
+ Vạn động liệu pháp: tăng cường vận động để chống dính khớp, chống biến dạng,
tăng cường dinh dưỡng khớp, phục hồi và duy trì chức năng vạn động
+ Vật lý trị liệu.
- Ngoại khoa
+ Mô cắt bó màng hoạt dịch.
+ Mô cắt xương, gọt đầu xương tạo hõm khớp, bóc tách xơ dính
+ Dính khớp chủ động ở tư thê chức năng.
+ Thay khớp nhân tạo.
- Những phương pháp đang dược thử nghiệm
+ Lọc huyết tương đế loại trừ phức hợp miễn dịch trong máu.
+ Lọc lympho trong máu, chiêu xạ TCD4.
+ Tái tạo màng hoạt dịch nội khoa bằng tiêm acid osmic và đồng vị phóng xạ
7. Biến chứng có thể có?
 Mất khả năng lao động: Hiện tượng cứng khớp dẫn đến hạn chế khả năng vận
động, giảm sức đề kháng cơ thể, đau đớn kéo dài ngày càng nghiêm trọng...
 Nguy cơ tàn phế: Viêm khớp dạng thấp lâu ngày có thể dẫn tới teo cơ, dính khớp, biến
dạng khớp, thậm chí gây ra tàn phế. Có khoảng 89% người bệnh gặp phải tình trạng
cứng khớp, bàn tay khó cầm nắm, khó đi lại sau 10 năm khởi phát bệnh.
 Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và xảy ra biến chứng tim mạch, đe dọa tử vong nếu
không được theo dõi chặt chẽ.
 Ảnh hưởng đến khả năng mang thai: Khoảng 25% phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp gặp
khó khăn trong việc thụ thai.
8. Cách chẩn đoán của riêng mỗi biến chứng (nếu có)?
9. Hướng điều trị của riêng mỗi biến chứng (nếu có)?

B - NỘI DUNG MỞ RỘNG


I. Triệu chứng đau khớp
1. Định nghĩa
Đau khớp là cảm giác khó chịu, đau hoặc viêm phát sinh từ bất kỳ phần nào của khớp - bao gồm
sụn, xương, dây chằng, gân hoặc cơ bắp
2. Cơ chế
3. Một số bệnh lý có thể gây đau khớp
 Thoái hóa khớp.

 Thoát vị đĩa đệm cột sống.


 Đau thần kinh tọa.
 Viêm khớp dạng thấp.
 Bệnh gout.

 Viêm điểm bám gân.


 Loãng xương.
 Bệnh cơ xương khớp do chấn thương.

Mở rộng: a. Cách tiếp cận bệnh nhân đau khớp


b. Hướng điều trị triệu chứng đau khớp
Cần điều trị bệnh là nguyên nhân gây đau khớp. Sử dụng kháng sinh đường tĩnh
mạch thường được sử dụng ngay lập tức hoặc càng nhanh càng tốt trong trường
hợp nghi ngờ viêm khớp cấp tính do vi khuẩn.
Triệu chứng viêm khớp thường được điều trị bằng các thuốc chống viêm không
steroid (NSAID). Acetaminophen an toàn hơn trong điều trị triệu chứng đau
không do viêm. Các phương pháp điều trị hỗ trợ để giảm đau khớp như bất động
khớp bằng nẹp hoặc băng ép, nghiệm pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh. 
Vật lý trị liệu sau khi các triệu chứng cấp tính đã thuyên giảm rất hữu ích để tăng
cường hoặc duy trì vận động của khớp và sức mạnh của các cơ xung quanh.

Đối với những cơn đau khớp dạng nhẹ, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:
Uống thuốc giảm đau Ibuprofen (Advil, Motrin IB...) hoặc Naproxen sodium (Aleve)
Tránh làm những việc nặng
Chườm đá lên vùng khớp bị đau từ 15 - 20 phút vài lần mỗi ngày
Chườm khăn nóng, tắm nước nóng để cơ bắp được thư giãn và tăng lưu thông máu.

II. Triệu chứng vọp bẻ


1. Định nghĩ
Chuột rút (hay còn gọi là vọp bẻ) là cơn co mạnh và thắt chặt các cơ, gây đau đột ngột và dữ dội
ở một bắp thịt, khiến người bị chuột rút không tiếp tục cử động được.
2. Cơ chế
3. Một số bệnh lý có thể gây vọp bẻ
 như tiểu đường, Parkinson, đường huyết thấp, thiếu máu, tuyến giáp, thận đang lọc máu,
rối loạn tuần hoàn, giãn tĩnh mạch chi dưới
Mở rộng: Cách tiếp cận bệnh nhân vọp b

Đánh giá tập trung vào việc phát hiện những gì có thể điều trị được. Trong nhiều trường hợp,
bệnh lý gây chuột rút đã được chẩn đoán hoặc gây ra các triệu chứng khác khó chịu hơn nhiều so
với chuột rút.
Chuột rút phải được phân biệt với đau cách hồi và loạn trương lực cơ; thông thường chỉ cần đánh
giá lâm sàng là đủ. 
Lịch sử
Bệnh sử hiện tại cần mô tả chi tiết triệu chứng chuột rút, bao gồm thời gian, tần suất, vị trí, các
yếu tố khởi phát và các triệu chứng liên quan. Các triệu chứng liên quan đến bệnh lý thần kinh cơ
có thể bao gồm cứng cơ, liệt, đau, và mất cảm giác. Cần chú ý tới các yếu tố có thể góp phần làm
mất nước hoặc rối loạn điện giải hoặc dịch trong cơ thể (nôn mửa, tiêu chảy, tập luyện và đổ mồ
hôi quá nhiều, mới lọc máu, sử dụng lợi tiểu, mang thai).
Đánh giá toàn diện nhằm tìm kiếm các triệu chứng của các bệnh lý căn nguyên, bao gồm:
Vô kinh hoặc kinh nguyệt không đều: Chuột rút liên quan thai nghén
Không chịu được lạnh kèm theo tăng cân và thay đổi da: Suy giáp
Liệt không hoàn toàn: Rối loạn thần kinh
Đau hoặc mất cảm giác: Bệnh thần kinh ngoại vihoặc là bệnh lý rễ thần kinh
Tiền sử cần phát hiện bất kỳ bệnh lý nào có thể gây chuột rút. Khai thác đầy đủ các loại thuốc đã
dùng, bao gồm cả sử dụng rượu.
Khám thực thể
Khám toàn thân bao gồm da, dấu hiệu của nghiện rượu, phù cứng hoặc rụng lông mày (gợi ý suy
giáp), thay đổi độ ẩm da hoặc rụng tóc. Tiến hành khám thần kinh, bao gồm các phản xạ gân sâu.
Mạch và huyết áp được đo ở tất cả các chi. Mạch yếu hoặc tỷ số huyết áp cổ chân: cánh tay thấp
tại chi bị bệnh có thể gợi ý tình trạng thiếu máu chi.
Các dấu hiệu cảnh báo
Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:
Chuột rút tại chi trên hoặc cơ thân mình 
Tăng phản xạ hoặc giảm phản xạ
Yếu cơ 
Giật bó cơ 
Dấu hiệu nghiện rượu 
Giảm thể tích máu 
Đau hoặc mất cảm giác trong khu vực chi phối của một dây thần kinh ngoại vi, một đám rối thần
kinh, hoặc một rễ thần kinh
Giải thích các dấu hiệu
Các cơn chuột rút khu trú gợi ý chẩn đoán chuột rút chân nguyên phát lành tính, chuột rút cơ liên
quan tập luyện, các bất thường hệ cơ xương khớp, các nguyên nhân thuộc hệ thần kinh ngoại vi,
hoặc bệnh lý thoái hóa sớm có thể không đối xứng, chẳng hạn như bệnh lý nơ-ron vận động.
Giảm phản xạ khu trú gợi ý một bệnh lý thần kinh ngoại vi, bệnh lý đám rối hoặc bệnh rễ thần
kinh. 
Ở những bệnh nhân bị chuột rút lan tỏa (đặc biệt là những người hay run), tăng phản xạ gợi ý
nguyên nhân toàn thân (ví dụ, hạ can xi ion máu, đôi khi do nghiện rượu, bệnh lý nơ ron vận
động, hoặc do thuốc, mặc dù ảnh hưởng trên phản xạ gân sâu có thể khác nhau tùy theo thuốc).
Giảm phản xạ lan tỏa có thể gợi ý suy giáp, đôi khi là nghiện rượu hoặc là một triệu chứng bình
thường, đặc biệt là ở người cao tuổi. 
Khám thông thường và bệnh sử tương thích sẽ gợi ý chứng chuột rút chân nguyên phát lành tính
hoặc chuột rút cơ bắp liên quan luyện tập. 
Xét nghiệm
Xét nghiệm được chỉ định dựa vào các triệu chứng lâm sàng bất thường. Không có xét nghiệm
nào được thực hiện thường quy. 
Xét nghiệm glucose máu, chức năng thận, và điện giải đồ, kể cả canxi và magiê, nếu bệnh nhân
bị chuột rút lan tỏa không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu có hiện tượng tăng phản xạ.
Đo canxi ion hóa và khí máu động mạch (ABG) để xác định nhiễm kiềm hô hấp nếu bệnh nhân
có cơn tetany.
Điện cơ được thực hiện nếu liệt các cơ bị chuột rút.
MRI não và tủy sống thường được thực hiện nếu yếu cơ hoặc các dấu hiệu thần kinh.

Hướng điều trị triệu chứng vọp bẻ


Kéo giãn
Điều trị các bệnh lý căn nguyên nếu chẩn đoán xác định được.
Nếu xuất hiện chuột rút, kéo giãn các cơ bị ảnh hưởng thường làm giảm bớt chuột rút. Ví dụ, để
làm giảm co cứng cơ bắp chân, bệnh nhân có thể sử dụng bàn tay của họ để kéo các ngón chân
và chân lên phía trên (gập chân về phía mu bàn chân).
Chườm nóng (ví dụ: sử dụng khăn ấm hoặc đệm sưởi, tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen) hoặc
chườm lạnh (ví dụ, xoa bóp vùng cơ bị ảnh hưởng bằng nước đá) có thể giúp giảm đau.

III. Triệu chứng móng sọc dọc, móng sọc ngang, móng trắng
1. Cơ chế
2. Các yếu tố tác động gây cơ chế
Mở rộng: Cách tiếp cận bệnh nhân
Hướng điều trị triệu chứng

IV. Triệu chứng mất gai lưỡi


1. Định nghĩa
2. Cơ chế
3. Một số bệnh lý có thể
Mở rộng: Cách tiếp cận bệnh nhân
Hướng điều trị triệu chứng

V. Triệu chứng tê tay chân


1. Định nghĩa
Tê bì chân tay hiểu đơn giản là cảm giác bị tê ở tay hoặc ở chân do các dây thần kinh đang bị
chèn ép. Hầu hết các trường hợp đều cảm thấy tê nhiều ở các ngón giữa và ngón trỏ.Khi mắc
bệnh lý này, người bệnh thường có cảm giác ngón tay, ngón chân như bị kim đâm hoặc kiến bò.
Thậm chí, có người còn mất cảm giác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt
thường ngày khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, việc vận động cũng khó khăn hơn.
2. Cơ chế
 do chất nhầy ở đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí của nó và chèn vào các dây thần kinh cột sống
khiến chân tay bị tê bì liên tục. 
3. Các yếu tố tác động gây cơ chế
Mở rộng: Cách tiếp cận bệnh nhân
Hướng điều trị triệu chứng

VI. Shock phản vệ


1. Định nghĩa
2. Cơ chế
3. Các yếu tố tác động gây cơ chế gây sốc phản vệ
Mở rộng: Cách tiếp cận bệnh nhân sốc phản vệ
Hướng điều trị triệu chứng sốc phản vệ

VII. Hội chứng Cushing (xem tài liệu ngoài: Bộ Y tế hoặc Harrison’s tiếng Việt hay Anh hoặc
Sách triệu chứng học nội khoa, Sách bệnh học nội tiết,….)
1. Định nghĩa
2. Cơ chế
3. Các triệu chứng thường gặp của hội chứng Cushing: cơ năng và thực thể
4. Một số bệnh lý có thể gây hội chứng Cushing
5. Cách chẩn đoán hội chứng Cushing
Mở rộng: Cách tiếp cận bệnh nhân hội chứng Cushing
Hướng điều trị hội chứng Cushing
Tư vấn cho bệnh nhân có hội chứng Cushing khi cần sử dụng thuốc nhóm
corticoid hoặc cai corticoid

VIII. Thoái hoá khớp (tài liệu tham khảo: Bộ Y tế, Sách bệnh học nội khoa của các trường, Tài
liệu internet của các hội thấp khớp học Việt Nam – có thể tìm trên mạng, Sách bệnh học nội
khoa của nước ngoài như: Harrison’s)
1. Định nghĩa Thoái hoá khớp?
Thoái hóa khớp là bệnh khớp mạn tính có đặc điểm là nứt vỡ và mất sụn khớp cùng với những
thay đổi khác của khớp, bao gồm phì đại xương (hình thành gai xương).
2. Nguyên nhân gây Thoái hoá khớp?
Nguyên nhân nguyên phát
Thoái hóa khớp xảy ra liên quan đến độ tuổi. Hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần
theo tuổi tác, điều này là hàm lượng và chất lượng Protid trong sụn giảm dẫn đến việc sụn
khớp bắt đầu thoái hóa. Vận động trong thời gian dài khiến phần sụn này bị tổn thương,
gây nên tình trạng nứt, bong thậm chí là tiêu biến sụn, gia tăng ma sát giữ khớp gây nên
đau và thoái hóa.
Nguyên nhân thứ phát
Di truyền: Tình trạng này xảy ra ở một số đối tượng có khiếm khuyết di truyền ở những
gen có chức năng hình thành sụn. Việc này dẫn đến hao hụt ở sụn khớp, đẩy nhanh tình
trạng thoái hóa.
Béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ thoái hóa ở khớp gối, hông và cột sống. Vì vậy việc
duy trì chỉ số cơ thể hoặc giảm cân để về trọng lượng lý tưởng giúp ngăn ngừa hiện tượng
thoái hóa cũng như làm giảm tốc độ tiến triển khi bệnh bắt đầu hình thành.
Chấn thương:  Đây được xem là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tình trạng viêm
khớp thoái hóa.
Sử dụng khớp quá nhiều với tần suất cao: Lạm dụng một số khớp nhất định làm tăng
nguy cơ phát triển viêm xương khớp. Ví dụ, với những người thường xuyên làm việc
nặng nhọc về tay chân như bốc vác, làm việc thủ công đòi có nguy cơ phát triển thoái hóa
khớp cổ tay, cổ chân cao hơn.
Ảnh hưởng bởi những bệnh xương khớp khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp có
nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Ngoài ra, một số tình trạng hiếm gặp, chẳng hạn như
thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, làm tăng cơ hội phát triển bệnh.
3. Các triệu chứng lâm sàng (hỏi và khám) của thoái hoá khớp?
Thoái hoá khớp thường bắt đầu từ từ, thường bắt đầu với một hoặc vài khớp.  
Đau là triệu chứng sớm nhất của thoái hóa khớp, đôi khi được mô tả là nhức nhối sâu bên
trong. Đau thường tăng lên ở những tư thế chịu trọng lực và giảm khi nghỉ ngơi nhưng cuối
cùng có thể đau liên tục. 
Cứng khớp sau khi ngủ dậy hoặc không hoạt động nhưng kéo dài < 30 phút và giảm đi khi vận
động. Khi thoái hóa khớp tiến triển, cử động của khớp bị hạn chế, ấn đau và cảm giác lạo xạo
hoặc cảm giác tiếng kèn kẹt phát sinh. 
Phì đại sụn giai đoạn đầu, sau đó là phản ứng xương, dây chằng, gân, bao khớp và hoạt dịch
đáng kể, cùng với lượng tràn dịch khớp không viêm thay đổi, cuối cùng dẫn đến đặc điểm phì
đại khớp của thoái hóa khớp. 
Có thể bị co rút ở tư thế gấp. Viêm màng hoạt dịch cấp tính hoặc nặng rất hiếm gặp.
4. Cận lâm sàng giúp chẩn đoán thoái hoá khớp?
- X-Quang
5. Nêu tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp gối, thoái hoá khớp háng, thoái hoá cột sống?
6. Hướng điều trị?
- Thuốc: Liệu pháp dùng thuốc là một phần bổ sung cho chương trình thể chất.
Acetaminophen với liều lượng lên đến 1 g, uống 4 lần/ngày có thể làm giảm đau và
thường an toàn khi không có bệnh gan hoặc không có uống nhiều rượu. Có thể cần
dùng thuốc giảm đau mạnh hơn, chẳng hạn như tramadol hoặc hiếm khi là opioid; tuy
nhiên, những loại thuốc này có thể gây lú lẫn ở bệnh nhân cao tuổi và thường tránh
dùng. Duloxetine, một thuốc ức chế tái hấp thu serotonin norepinephrine, có thể có
tác dụng giảm đau nhẹ do thoái hóa khớp. Capsaicin tại chỗ có tác dụng giảm đau ở
các khớp nông bằng cách làm gián đoạn sự truyền đau.
+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), bao gồm thuốc ức chế chọn lọc
cyclooxygenase-2 (COX-2) hoặc coxib, có thể được cân nhắc dùng nếu bệnh nhân
bị đau dai dẳng hoặc có dấu hiệu viêm (ví dụ: đỏ, nóng). NSAID có thể được sử
dụng đồng thời với các thuốc giảm đau khác (ví dụ: tramadol, hiếm khi là opioid)
để làm giảm triệu chứng hiệu quả hơn. Thuốc NSAID tại chỗ có thể có giá trị cho
các khớp nông, như bàn tay và đầu gối. NSAID tại chỗ có thể có giá trị đặc biệt ở
bệnh nhân cao tuổi, vì tiếp xúc NSAID toàn thân giảm, giảm thiểu nguy cơ bị tác
dụng bất lợi của thuốc. Bảo vệ dạ dày nên được xem xét khi sử dụng NSAID
thường xuyên ở bệnh nhân lớn tuổi.
+Thuốc giãn cơ chẳng hạn như cyclobenzaprine, metaxalone và methocarbamol
(thường ở mức liều thấp) đôi khi làm giảm đau do cơ bị căng do cố gắng hỗ trợ
các khớp bị thoái hóa khớp, tuy nhiên vẫn còn thiếu bằng chứng rõ ràng trừ khi
đồng thời có nhạy cảm ở trung tâm. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân cao tuổi, các
thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng bất lợi hơn là tác dụng giảm nhẹ.
+ Corticosteroid uống không nên dùng kéo dài. Corticosteroid nội khớp có thể
giúp giảm đau trong thời gian ngắn và tăng tính linh hoạt khớp ở một số bệnh
nhân; tuy nhiên, hiệu quả giả dược mạnh đã được thể hiện trong các thử nghiệm
lâm sàng. Thường xuyên tiêm corticosteroid vào khớp làm tăng nguy cơ mất sụn
(2).
+ Các dạng axit hyaluronic có thể được tiêm nội khớp gối và giảm đau phần nào ở
một số bệnh nhân trong thời gian kéo dài. Không nên được sử dụng thường xuyên
hơn mỗi 6 tháng. Điều trị là một liệu trình từ 1 đến 5 lần tiêm hàng tuần. Tuy
nhiên, hiệu quả của các phác đồ này ở bệnh nhân có bằng chứng X-quang về thoái
hóa khớp gối rất hạn chế, và do đó chúng không được khuyến cáo trừ khi tất cả
các lựa chọn khác không mang lại lợi ích. Phác đồ axit hyaluronic không được
khuyến cáo trong thoái hóa khớp háng hoặc khớp vai (3). Ở một số bệnh nhân,
tiêm tại chỗ có thể gây viêm bao hoạt dịch nghiêm trọng. Các nghiên cứu lâm
sàng về các loại thuốc này đã cho thấy tác dụng giả dược mạnh mẽ của việc tiêm
trong khớp. Những mũi tiêm này đã được chứng minh là không có tác dụng điều
chỉnh bệnh.
+ Glucosamine sulfate 1500 mg 1 lần/ngày đường uống đã được đề xuất để giảm
đau và giảm sự thoái hoá khớp; chondroitin sulfate 1200 mg một lần/ngày cũng
đã được đề xuất để giảm đau. Các nghiên cứu cho đến nay đã cho thấy hiệu quả
giảm đau hỗn hợp, với thời gian bắt đầu giảm đau thường bị trì hoãn và không có
tác dụng mạnh trong việc bảo tồn sụn.
- Không dùng thuốc: Liệu pháp không dùng thuốc (ví dụ: giáo dục, giảm cân thích hợp,
các biện pháp phục hồi chức năng và hỗ trợ)

7. Biến chứng có thể có?


Gút
Gút cũng là một trong những biến chứng do thoái hóa khớp gây ra. Thoái hóa khớp có thể làm
thay đổi sụn, dẫn đến các tinh thể urat natri hình thành trong khớp, gây ra bệnh gút và đau cấp
tính. Gút thường xuất hiện ở ngón chân cái.
Tăng cân
Đau và cứng khớp có thể làm bạn ngại vận động. Bạn có thể không muốn tham gia những hoạt
động mà trước đây mình rất thích.
Viêm khớp có thể làm giảm khả năng tập thể dục, thậm chí là đi bộ. Việc không vận động sẽ làm
bạn mất đi một niềm vui trong cuộc sống cũng như khiến bạn tăng cân không mong muốn. Tăng
cân có thể làm nặng thêm các triệu chứng của thoái hóa khớp cũng như làm tăng nguy cơ mắc
các biến chứng khác như:
Tiểu đường
Tăng huyết áp
Bệnh tim mạch
Rối loạn giấc ngủ
Đau và nhức khớp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, nếu không ngủ đủ giấc, mức độ
đau của bạn dường như sẽ tăng lên. Cứng khớp và chuyển động bị hạn chế cũng làm bạn không
được thoải mái khi ngủ.
Lo âu và trầm cảm
Theo một nghiên cứu về mối liên quan giữa lo âu, trầm cảm với thoái hóa khớp, các cơn đau của
thoái hóa khớp thường ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần. Hơn 40% người tham gia
nghiên cứu này đều có dấu hiệu lo lắng và trầm cảm tăng lên do các triệu chứng của thoái hóa
khớp.
Giảm năng suất làm việc
Chứng vôi hóa sụn khớp
Thoái hóa khớp có thể làm hình thành các tinh thể canxi trong sụn, thường là ở đầu gối.
Vôi hóa khớp có thể làm cho các triệu chứng thoái hóa khớp nghiêm trọng hơn. Đôi khi, các tinh
thể canxi chuyển động, gây ra các cơn đau cấp tính.
Nhiều người thường phải nghỉ phép vài ngày trong năm do cơn đau mạn tính. Viêm khớp cũng
có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn như:
Công việc nhà
Nấu ăn
Mặc đồ
Nhìn chung, bạn vẫn có thể sinh hoạt bình thường nếu được điều trị. Tuy nhiên, những người bị
thoái hóa khớp vẫn cần hỗ trợ cho những công việc nhỏ hàng ngày.
Các biến chứng do thoái hóa khớp khác
Các biến chứng thoái hóa khớp khác gồm:
Hoại tử xương.
Gãy xương do áp lực
Chảy máu hoặc nhiễm trùng trong khớp.
Tổn thương gân và dây chằng xung quanh khớp.
Dây thần kinh bị chèn ép trong cột sống do thoái hóa khớp ở cột sống.

IX. Một số bệnh có thể tham khảo thêm:


- Bệnh gout,…
- Thoát vị đĩa đệm cột sống,…
- Đau thần kinh toạ,…
- Viêm điểm bám gân,…
- Loãng xương,…
- Bệnh cơ xương khớp do chấn thương,….

You might also like