You are on page 1of 19

TRƢ Ọ Ọ T

S Ọ – CÔNG NGHỆ SINH HỌC


---o0o---

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN:


Ề TÀI
PHÁP LUẬT Ô Â VÀ Ì V ỆT NAM VỀ
KẾT Ô , ỀU KIỆN KẾT HÔN, HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI
PHÁP LUẬT. ƢỚNG HOÀN THIỆN.

NHÓM 9

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 12 năm 2021


TRƢ Ọ Ọ T
KHOA SINH Ọ – CÔNG NGHỆ SINH HỌC
---o0o---
Ề TÀI:
PHÁP LUẬT Ô Â VÀ Ì V ỆT NAM VỀ
KẾT Ô , ỀU KIỆN KẾT HÔN, HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI
PHÁP LUẬT. ƢỚNG HOÀN THIỆN.

Nhóm 9:
Trưởng nhóm: Trần Thị Kim Tuyền – 20150298
Thành viên:
1. Nguyễn Đỗ Xuân Mai - 20150189
2. Cao Thanh Mi - 20150193
3. Thái Hoàng Dương Ngọc - 20150218
4. Khấu Ý Nhi - 20150222
5. Nguyễn Lê Ngọc Trâm - 20150280
6. Văng Thị Mỹ Tú - 20150292
7. Nguyễn Thị Như Uyên - 20150302
8. Nguyễn Võ Ái Vy - 20150310
9. Vũ Thị Tường Vy - 20150311

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 12 năm 2021


L M
Chúng em xin cam đoan đề tài “Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về kết
hôn, điều kiện kết hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật. Hướng hoàn thiện” là do
nhóm 9 nghiên cứu và thực hiện.

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.

Kết quả làm bài của đề tài “Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về kết hôn,
điều kiện kết hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật. Hướng hoàn thiện” là trung thực
và không sao chép bất kỳ bài tập của nhóm khác.

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.

Nhóm 9 chúng em xin ký tên.


MỤC LỤC
L Ó ẦU 1
ƢƠ 1: PHÁP LUẬT Ô Â VÀ Ì V ỆT NAM
QUY ỊNH VỀ KẾT Ô , ỀU KIỆN KẾT HÔN, HỦY VIỆC KẾT
HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 2
1.1: Khái niệm kết hôn 2
1.2: Những nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân và gia đình 2
1.3: iều kiện kết hôn theo pháp luật 3
1.4: Kết hôn trái pháp luật 3
1.4.1: Những trường hợp kết hôn trái pháp luật 3
1.4.2: Cách xử lý đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật 4
1.5: ăng ký kết hôn 4
1.5.1: Thẩm quyền tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn 4
1.5.2: Thủ tục đăng ký kết hôn 5
1.6: Hủy việc kết hôn trái pháp luật 6
1.6.1: Căn cứ chung để xử lý hủy việc kết hôn trái pháp luật 6
1.6.2: Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật 7
1.6.3: Hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật 7
ƢƠ 2: ƢỚNG HOÀN THIỆN 8
2.1: Về điều kiện kết hôn 8
2.2: Về việc kết hôn trái pháp luật 9
2.3: Về hủy việc kết hôn trái pháp luật 10
PHẦN KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
L Ó ẦU
“Hôn nhân giống như một con thuyền lớn, lên thuyền phải cẩn trọng, cầm lái
phải chú tâm”. Hôn nhân chính là một bước ngoặt lớn trong cuộc sống của mỗi
người, hôn nhân đánh dấu sự trưởng thành của mỗi người. Thế giới ngày càng phát
triển song song đó con người càng mất niềm tin với nhau. Ngày trước, cái kết đẹp
nhất, quý giá nhất của tình yêu chính là hôn nhân, còn ngày nay hầu như giới trẻ
đều đang mất niềm tin vào cái được gọi là “hôn nhân” nên dần trở nên dễ dãi với
nó hơn. Vậy nên việc tìm hiểu về “Luật Hôn nhân và Gia đình” là một việc rất cấp
thiết và bổ ích cho mỗi chúng ta ngay từ bây giờ. Điều đó giúp cho giới trẻ ngày
nay tránh được những hiểu lầm không đáng có về “hôn nhân” và xây dựng nên một
nền tảng kiến thức vững chắc trước khi bước vào cuộc sống “hôn nhân”.

Đề tài gồm có hai phần:

- Chương 1: Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định về kết hôn,
điều kiện kết hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật.
- Chương 2: Hướng hoàn thiện.

Trong quá trình làm bài, không tránh khỏi những sai sót do hạn chế về mặt
kiến thức và thực tế của nhóm. Rất mong nhận được sự nhận xét của thầy/cô để
nhóm có một bài làm hoàn thiện hơn.

Nhóm 9 chúng em xin chân thành cảm ơn ạ.

1
ƢƠ 1: PHÁP LUẬT Ô Â VÀ Ì V ỆT NAM
QUY ỊNH VỀ KẾT Ô , ỀU KIỆN KẾT HÔN, HỦY VIỆC KẾT
HÔN TRÁI PHÁP LUẬT.

1.1: Khái niệm kết hôn

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định
của Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014 về điều kiện kết hôn và đăng
ký kết hôn. Từ đó sẽ hình thành nên “hôn nhân”.

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014, hôn nhân là quan hệ
giữa vợ và chồng sau khi thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn, nhằm
chung sống với nhau và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và
bền vững.

1.2: Những nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân và gia đình

Để đảm bảo quyền lợi của mọi người trong cuộc sống hôn nhân và gia đình,
theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014 quy định những nguyên tắc
cơ bản bao gồm:

- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người
theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người
không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn
trọng và được pháp luật bảo vệ.

- Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có
nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa
các con.

- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người
cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các
2
bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia
đình.

- Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam về hôn nhân và gia đình.

1.3: iều kiện kết hôn theo pháp luật

Điều kiện kết hôn là điều kiện do pháp luật quy định mà các bên nam, nữ cần
phải có mới có quyền được kết hôn. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các
điều kiện sau đây:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên


- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp kết hôn trái pháp luật.

Lưu ý: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

1.4: Kết hôn trái pháp luật


Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm quy định về điều kiện
kết hôn do pháp luật quy định.
1.4.1: Những trường hợp kết hôn trái pháp luật
 Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo
 Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
 Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng
với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung
sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
 Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng
máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời; giữa cha,
mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi,
3
cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của
vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

1.4.2: Cách xử lý đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật

1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận
quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết
hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ
chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
3. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao
và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

1.5: iều kiện đăng ký kết hôn

Đăng ký kết hôn là một nghi thức xác lập quan hệ hôn nhân được Nhà nước
thừa nhận. Để hôn nhân có giá trị pháp lý thì người kết hôn phải tuân thủ các quy
định của pháp luật về đăng ký kết hôn.

1.5.1: Thẩm quyền tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn

- Công dân là người Việt Nam kết hôn với nhau tại Việt Nam thì sẽ đăng ký
tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên
- Công dân là người Việt Nam kết hôn với nhau hoặc công dân là người Việt
Nam kết hôn với người nước ngoài sẽ có hai trường hợp là đăng ký ở nước
ngoài hoặc đăng ký tại Việt Nam. Nếu đăng ký ở nước ngoài thì sẽ đăng ký
tại Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự quán Việt Nam ở nước
ngoài. Và nếu đăng ký tại Việt Nam thì sẽ đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp

4
tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nơi cư trú của công dân là người
Việt Nam.

1.5.2: Thủ tục đăng ký kết hôn

Thủ tục đăng ký kết hôn là trình tự các bước thực hiện việc đăng ký kết hôn
theo quy định của pháp luật. Khi muốn đăng ký kết hôn phải chuẩn bị đầy đủ các
loại giấy tờ như:

- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn hai bên nam nữ có thể khai cùng 1 tờ.
- Một trong các giấy tờ là hộ chiếu,chứng minh nhân dân, thẻ căn cước
công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ
quan có thẩm quyền cấp. Đối với người nước ngoài phải xuất trình bản
chính hộ chiếu để chứng minh về nhân thân; trường hợp người nước
ngoài không có hộ chiếu để xuất trình thì có thể xuất trình giấy tờ đi
lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền.
- Trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp công dân Việt Nam đăng
ký thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, đã được giải
quyết việc ly hôn, hủy việc kết hôn trước đó tại cơ quan có thẩm
quyền. Đối với người nước ngoài phải xuất trình giấy tờ chứng minh
tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền
của nước mà người đó là công dân cấp còn giá trị sử dụng, xác nhận
hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước
ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do
cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện
kết hôn theo pháp luật nước đó.

Thời hạn giải quyết hồ sơ:


5
- Đối với kết hôn trong nước: Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được
hồ sơ hợp lệ.
- Đối với kết hôn có yếu tố nước ngoài: Trong thời gian 15 ngày kể từ
khi nhận đầy đủ giấy tờ.

Lệ phí: Miễn phí đối với kết hôn trong nước và 1.500.000 đồng/ trường hợp
đối với kết hôn có yếu tố nước ngoài.

1.6: Hủy việc kết hôn trái pháp luật

Dựa theo quy định của Luật Hôn Nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014,
việc kết hôn không đảm bảo pháp luật sẽ không được tiếp nhận và bị xử hủy. Ta có
thể hiểu đơn giản về vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật như sau:

“Hủy việc kết hôn trái pháp luật là biện pháp chế tài được áp dụng đối với
trường hợp kết hôn trái pháp luật, thể hiện thái độ của Nhà nước về việc không
thừa nhận giá trị pháp lý của quan hệ hôn nhân.”

1.6.1: Căn cứ chung để xử lý hủy việc kết hôn trái pháp luật
Khi có yêu cầu xem xét hủy việc kết hôn trái phát luật, tòa án sẽ tiếp nhận và
tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật. Chủ yếu liên quan đến những căn cứ
sau đây:

- Nam, nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo luật nhà nước quy định
- Không đảm bảo tính tự nguyện của hai bên trong hôn nhân
- Kết hôn với người mất năng lực, hành vi dân sự
- Người cố tình kết hôn với người khác khi đang có vợ hoặc chồng
- Những người cùng huyết thống, trực hệ nằm trong phạm vi ba đời vẫn kết
hôn với nhau

6
- Cha mẹ kết hôn với con nuôi hoặc cha chồng với con dâu hoặc mẹ vợ với
con rể, cha dượng với con riêng của vợ hay mẹ kế với con riêng của chồng
nhưng lại kết hôn với nhau.
- Hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính

1.6.2: Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
Dựa theo quy định của luật tố tụng dân sự thì Tòa án là cơ quan có thẩm
quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật. Do đó, Tòa án chỉ giải quyết việc hủy hôn
trái pháp luật khi tiếp nhận đơn khởi kiện từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp
luật quy định có quyền khởi kiện đối với việc kết hôn trái pháp luật.

Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014 quy định, những người có
quyền yêu cầu khởi kiện bao gồm:

- Thứ nhất là: Những người bị cưỡng ép kết hôn hay bị lừa dối kết hôn
- Thứ hai là:
Vợ, chồng, cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp
luật của người kết hôn trái pháp luật
Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em
Hội liên hiệp phụ nữ
- Thứ ba là: Các cá nhân hay cơ quan, tổ chức có phát hiện hành vi kết hôn trái
pháp luật cũng có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án xem xét, xử lý.

1.6.3: Hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật
- Hậu quả đầu tiên của việc hủy hôn nhân trái phép này là hậu quả về mặt nhân
thân. Từ những quy định trong luật Hôn nhân và Gia đình, hôn nhân của họ
sẽ không còn được công nhận và bảo vệ dưới quyền của nhà nước nữa, như
vậy coi như từ khi bắt đầu chung sống đến lúc kết thúc việc hủy bỏ hôn nhân

7
trái pháp luật giữa họ không được coi là quan hệ vợ chồng hợp pháp. Cũng
như sẽ chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ đã và đang làm.
- Hậu quả về tài sản: Căn cứ theo những điều được ghi chép trong luật về hôn
nhân thì mọi tài sản trước đó sẽ được giải quyết theo thỏa thuận đôi bên, nếu
không có có quyết định thỏa thuận sẽ dựa vào những quy định của Bộ luật
hình sự cũng như các quy định khác có liên quan để giải quyết sao cho quyền
lợi ích đôi bên được bảo đảm đặc biệt là phía phụ nữ và con cái. Tất nhiên
vấn đề trợ cấp sẽ không được đề cập vì giữa họ không phải là quan hệ hôn
nhân hợp pháp.
- Hậu quả về quan hệ cha mẹ đối với con cái: Theo như pháp luật quy định dù
cuộc hôn nhân là trái pháp luật nhưng hai bên vợ chồng vẫn phải đảm bảo
quyền lợi cho con cái theo đúng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, nhằm giúp
những quyền lợi của đứa trẻ vẫn được đảm bảo một cách toàn diện nhất.

ƢƠ 2: ƢỚNG HOÀN THIỆN.


Pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam đã và đang được hoàn thiện từng ngày
nhằm đảm bảo quyền lợi của vợ chồng, gia đình và mọi người trong hôn nhân gia
đình ở Việt Nam. Tuy vậy vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được
giải quyết bằng cách đưa vào Luật những quy định cụ thể, chi tiết hơn để có thể bảo
vệ tối đa quyền lợi của mọi người và hòa nhập với quốc tế trong bối cảnh hiện nay.

2.1: Về điều kiện kết hôn

Điều kiện kết hôn đã được quy định cụ thể trong khoản 1 Điều 8 Luật hôn
nhân gia đình Việt Nam 2014 nhưng vẫn còn gặp nhiều vướng mắc khi áp dụng
vào thực tiễn:

Về tuổi kết hôn: Tại Điều 8 đã quy định nữ phải từ đủ 18 tuổi và nam từ đủ
20 tuổi mới được đăng ký kết hôn nhưng ở những dân tộc ít người còn xảy ra tình
trạng tảo hôn, hay những đôi nam nữ chung sống như vợ chồng dù chưa đủ tuổi và

8
người chưa đủ 18 tuổi vẫn được đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú bởi được
Pháp luật về Hộ tịch thừa nhận. Ngoài ra, hiện nay cuộc sống của mọi người đã trở
nên “toàn cầu hóa” hơn nên sẽ khó khăn trong việc áp dụng Luật này đối với hôn
nhân có yếu tố liên quan đến người nước ngoài. Vì vậy cần phải tăng cường vận
động, giáo dục để người dân hiểu biết hơn và tuân thủ pháp luật. Bên cạnh đó cần
đề cập rõ việc có áp dụng Luật hôn nhân gia đình Việt Nam đối với trường hợp có
yếu tố nước ngoài và luật nước ngoài đối với trường hợp này hay không? Cần xem
xét có nên giảm độ tuổi kết hôn bởi tâm sinh lý của những người trẻ hiện nay đã rất
khác so với những thế hệ trước.

Về việc tự nguyện giữa nam và nữ: điều kiện này đưa ra làm cơ sở để hướng
đến một cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền vững. Nhưng thực tế thì chỉ biết được hai
người có tự nguyện kết hôn hay không thông qua ý chí của người mong muốn kêt
hôn mà không biết rõ tình cảm, nguyện vọng của họ là gì, cũng như xác định hành
vi này có phải là lừa dối hay không. Chẳng hạn như họ muốn kết hôn để được bảo
lãnh sang nước ngoài. Đây cũng là tự nguyện nhưng lại trái với tiêu chí mà Luật
muốn hướng đến. Hoặc các hành vi vi phạm sự tự nguyên trong hôn nhân mà điển
hình là tục “cướp vợ” của một số dân tộc ít người đáng bị lên án gần đây.Vì thế
việc nêu rõ các tiêu chí để đánh giá về hành vi lừa dối là gì, để từ đó việc thẩm định
sự tự nguyện một cách chính xác hơn và cần có những chế định rõ ràng để hạn chế
tối đa những vi phạm xuất phát từ các phong tục, tập quán có từ lâu đời.

2.2: Về việc kết hôn trái pháp luật

Mặc dù quy định về các trường hợp cấm kết hôn được nêu tương đối rõ trong
Khoản 2, Điều 5 Luật hôn nhân gia đình Việt Nam 2014 nhưng vẫn còn rất nhiều
điểm chưa được làm sáng tỏ khi áp dụng vào đời sống thực tiễn.

Trong Khoản 2, Điều 5 quy định “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn
hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà

9
kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ” là bị cấm
nhưng điều này lại không phù hợp với những trường hợp ngoại tình với người cùng
giới tính bởi nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới nên
họ có thể dễ dàng tìm ra kẽ hở và vi phạm. Do đó, pháp luật Việt Nam cần công
nhận hôn nhân đồng giới để giải quyết được các tình huống mang tính chất gay gắt
xảy ra ngày càng nhiều trong thực tiễn nhằm tiếp cận với xu hướng phát triển của
xã hội.

Việc không thể xác định chính xác tình trạng hôn nhân của các đối tượng
mong muốn được kết hôn là một hiện trạng gây bối rối cho các cơ quan có thẩm
quyền khi chấp nhận yêu cầu đăng ký kết hôn. Theo tác giả Phạm Thu Hà trong
“Điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và thực tiễn
thi hành”: “Cần có quy định thủ tục rõ ràng xác minh quan hệ nhân thân của các
bên kết hôn. Công tác đăng kí và quản lý hộ tịch cần quy định rõ thủ tục xác minh
quan hệ nhân thân của người kết hôn, kết quả phải được thể hiện bằng văn bản”.

2.3: Về hủy việc kết hôn trái pháp luật

Do những phong tục, truyền thống và quan niệm của người Việt Nam từ lâu
rất xem trọng việc kết hôn đối với những người mang danh nghĩa là gia đình, vì vậy
cần bổ sung, sửa đổi một cách cụ thể về những quy định về vấn đề kết hôn giữa con
đẻ với con nuôi, hay giữa con riêng của vợ và chồng với nhau nhằm tránh những sự
bất đồng, định kiến hay dẫn đến mâu thuẫn khiến sự bền vững của gia đình bị phá
vỡ.

10
PHẦN KẾT LUẬN
Kết hôn là quyền lợi tự nhiên của con người đã được pháp luật thừa nhận và
bảo vệ. Vì ý nghĩa đó nên việc điều chỉnh pháp luật về việc kết hôn sẽ mang lại
nhiều giá trị tích cực đối với đời sống nhân nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Việc chúng ta hướng tới một mối quan hệ hôn nhân bình đẳng, tự nguyện và tiến bộ
dựa trên cơ sở của pháp luật sẽ góp phần làm thay đổi rất nhiều điều về đời sống
hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay cũng như góp phần xây dựng gia đình
Việt Nam phồn thịnh, xây dựng một đất nước ấm no, hạnh phúc hơn. Nhưng việc
kết hôn hiện nay ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, còn nhiều nhược điểm đặc biệt
là ở các vùng có điều kiện sống khắc nghiệt, điều kiện an sinh xã hội chưa được tốt
cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng gia đình ấm no và hạnh phúc của Việt Nam
hiện nay. Vậy nên việc tìm hiểu và tuyên truyền pháp luật về Luật Hôn nhân và Gia
đình là điều vô cùng cấp thiết để có thể xây dựng gia đình Việt Nam ngày càng
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc hơn.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014
2. Bùi Tường Vũ (2019), Xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hôn nhân và
Gia đình được hướng dẫn bởi Điều 38, Điều 39 và Chương IV Nghị định
82/2020/NĐ-CP, truy cập ngày 18/12/2021, từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-
dan-su/Luat-Hon-nhan-va-gia-dinh-2014-238640.aspx
3. Cổng Dịch vụ Công Quốc gia, (2021),Thủ tục đăng ký kết hôn, truy cập
17/12/2021, từ https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-chi-tiet-thu-tuc-hanh-
chinh.html?ma_thu_tuc=1.000894
4. Lê Minh Trường, (2021), Phân tích những nguyên tắc cơ bản của luật hôn
nhân gia đình, truy cập ngày 19/12/2021, từ https://luatminhkhue.vn/phan-
tich-nhung-nguyen-tac-co-ban-cua-luat-hon-nhan-gia-dinh--.aspx
5. Lê Minh Trường, (2021), Đăng ký kết hôn là gì? Phân tích đăng ký kết kết
hôn theo pháp luật hôn nhân gia đình, truy cập 17/12/202, từ
https://luatminhkhue.vn/dang-ky-ket-hon-la-gi---khai-niem-ve-dang-ky-ket-
hon.aspx
6. Nguyễn Huyền Trang, (2012), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn
trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay, từ
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5552/1/00050001440.pdf
7. Phan Phương, (2019), Hoàn thiện chế độ pháp lý về hôn nhân và gia đình
theo hướng nhân văn hơn, truy cập 18/12/2021, https://baotintuc.vn/thoi-
su/hoan-thien-che-do-phap-ly-ve-hon-nhan-va-gia-dinh-theo-huong-nhan-
van-hon-20190730123003065.htm
8. Phạm Thu Hà, (2019), Điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014 và thực tiễn thi hành, truy cập 18/12/2021,
https://vkssonla.gov.vn/index.php?module=tinhoatdong&act=view&id=740
&cat=40
9. Phạm Thị Ngọc Loan, (2021),Tư vấn luật hôn nhân, truy cập ngày
18/12/2020, từ https://luatminhkhue.vn/huy-viec-ket-hon-trai-phap-luat-la-
gi--.aspx

12
Phụ lục. Biên bản họp nhóm

Ộ Õ XÃ Ộ Ủ Ĩ V ỆT M
ộc lập – Tự do – ạnh phúc

B BẢ ỌP ÓM
(V/v Phân công công việc /Đánh giá hoàn thành)
1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
1.1. Thời gian: 19 giờ, ngày 21 tháng 12 năm 2021
1.2. Địa điểm: phòng Zoom
1.3. Thành phần tham dự:
+ Chủ trì: Trần Thị Kim Tuyền
+ Tham dự: các thành viên trong nhóm tham dự đầy đủ.
+ Vắng: 0
2. ội dung cuộc họp
2.1. Nhóm trưởng đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho các thành viên
như sau:
ọ tên STT hiệm vụ ánh giá Ghi chú
hoàn thành
Nguyễn Đỗ Xuân Mai 58 Làm mục 1.1 Rất tốt

Cao Thanh Mi 62 Làm mục 1.5 Rất tốt


Thái Hoàng Dương Ngọc 78 Làm mục Hướng Rất tốt
hoàn thiện
Khấu Ý Nhi 80 Làm mục 1.4 Rất tốt Tất cả mọi
người đều
Nguyễn Lê Ngọc Trâm 113 Làm mục 1.5 Rất tốt nộp bài đúng
Văng Thị Mỹ Tú 121 Làm mục 1.2, tổng Rất tốt hạn, hoàn
hợp word thành đúng
Trần Thị Kim Tuyền 126 Làm phần mở đầu, Rất tốt yêu cầu được
phần kết luận, mục giao.
1.4, tổng hợp word
Nguyễn Thị Như Uyên 129 Làm mục 1.3 Rất tốt
Nguyễn Võ Ái Vy 135 Làm mục 1.6 Rất tốt
Vũ Thị Tường Vy 136 Làm mục 1.6 Rất tốt

13
2.2. Ý kiến của các thành viên:

Ý kiến của các bạn Về bài tiểu Về nhóm và các Về sự công bằng
luận của thành viên trong trong công việc
Thành viên nhóm nhóm
20150189-Nguyễn Đỗ Xuân Cảm thấy bài Không có ý kiến gì Các bạn được chọn
Mai tiểu luận đã đặc biệt. Các bạn nội dung các bạn
tốt rồi làm việc nhóm rất muốn làm nên
tốt không có sự bất
công nào

20150193-Cao Thanh Mi Bài tiểu luận Không có ý kiến gì Không thấy có sự


ổn, không có đặc biệt. Rất hài bất công nào trong
vấn đề gì lòng về nhóm và công việc
các thành viên

20150218-Thái Hoàng Dương Tốt Teamwork rất tốt Công bằng


Ngọc
20150222-Khấu Ý Nhi Tốt Các bạn rất hăng Rất công bằng
hái trong công việc,
hoàn thành nội
dung được giao
đúng thời hạn

20150280-Nguyễn Lê Ngọc Hoàn thành Làm tốt nhiệm vụ Không có sự bất


Trâm tốt của mình và tham công nào
gia tích cực
20150292-Văng Thị Mỹ Tú Bài tiểu luận Cảm thấy nhóm Không hề có sự bất
hoàn thành tốt làm việc rất tốt và công nào
hơn cả mong các thành viên đều
đợi rất năng nổ, tích
cực
20150298-Trần Thị Kim Bài tiểu luận Nhóm rất vui vẻ, Không có sự bất
Tuyền hoàn thành hòa đồng. Các bạn công
sớm hơn đều tích cực trong
mong đợi và công việc và rất
rất tốt trách nhiệm với
nhóm

2
20150302-Nguyễn Thị Như Chuẩn bị tốt Có đóng góp ý Không cảm thấy có
Uyên kiến, hoàn thành sự bất công nào
đúng thời hạn được
giao
20150310-Nguyễn Võ Ái Vy Tốt Rất hài lòng với Không có
cách làm việc nhóm

20150311-Vũ Thị Tường Vy Mọi người Ai cũng dễ thương Không có sự bất


hoàn thành tốt và hoàn thành công công nào
việc rất tốt

2.3. Kết luận cuộc họp:

Nội dung chính là đánh giá về mức độ hoàn thành công việc của các thành viên
trong nhóm và để các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến về bài tiểu luận của nhóm. Tất
cả các bạn đều cảm thấy bài tiểu luận của nhóm tốt và đạt được hiệu quả như các bạn
mong đợi, các bạn cũng đã đóng góp ý kiến rất nhiều cho bài tiểu luận được tốt hơn và
hoàn chỉnh hơn. Nhận xét về nhóm, trưởng nhóm và cách làm việc của nhóm thì các bạn
đều cảm thấy nhóm làm việc rất tốt, hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn,
trưởng nhóm làm tốt vai trò của mình và thích cách điều hành công việc của trưởng
nhóm, teamwork của nhóm rất tốt.
Ý kiến của trưởng nhóm về các thành viên: Các bạn đều hoàn thành tốt công việc
của mình, rất năng nổ và tích cực cho bài tiểu luận. Các bạn rất hòa đồng và rất hợp tác để
có thể giúp công việc hoàn thành sớm hơn mong đợi.

Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc lúc 21 giờ 00 phút cùng ngày.

Thƣ ký hủ trì
( ý và ghi rõ họ tên) ( ý và ghi rõ họ tên)

Văng Thị Mỹ Tú Trần Thị Kim Tuyền

You might also like