You are on page 1of 2

1.

Người đại diện của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm
Sai. Vì căn cứ theo Đ271 thì người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng
cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm
giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người khác là nguyên đơn trong vụ án dân sự
Sai. Căn cứ theo K4Đ187
3. Quan hệ giữa đương sự với đương sự là quan hệ pháp luật TTDS
Sai. Trong TH này liên quan đến đương sự và đương sự thì đối tượng điều chỉnh phải
bao gồm tòa án, nếu không có tòa án thì không phát sinh QHTTDS
4. Trong mọi trường hợp hội thẩm nhân dân không được tham gia TTDS với tư
cách người bảo vệ quyền lợi cho đương sự
Sai. Vì nếu trong TH quy định tại điểm d khoản 2 Điều 75, là công dân có năng lực
HVDS đầy đủ. Thì theo Đ52, họ không thể trở thành người tiến hành TT.
5. Tất cả cá nhân đều có thể trở thành người làm chứng trong vụ án dân sự
Sai. Căn cứ theo Đ77 thì chỉ những người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung
vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người
làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng
6. Trong mọi TH, người dưới 18 tuổi đều không được tham gia với tư cách là
người đại diện cho đương sự
Sai. Căn cứ theo Đ69
7. Xét xử kín là xét xử không công khai
Sai. Căn cứ K2Đ31 và K3Đ103 HP 2013 thì xét xử kín là không phải tất cả mọi người
đều có quyền tham dự phiên tòa như trường hợp xét xử công khai, nhưng phải tuyên
án công khai
8. Người phiên dịch là người biết ngoại ngữ khác ngoài Tiếng Việt
Sai. Căn cứ theo K2Đ81 BLTTDS thì người phiên dịch là người biết chữ của người
khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe,
nói cũng được coi là người phiên dịch. Như vậy, người phiên dịch không nhất thiết
phải là người biết ngoại ngữ khác ngoài tiếng Việt.
9. Khi đương sự yêu cầu thì VKS phải tham gia phiên tòa
Sai. Căn cứ theo K1Đ21 thì Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố
tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của
pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.
Viện kiểm sát chỉ tham gia các phiên tòa được quy định tại K2Đ21 BLTTDS: tham
gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ
án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công,
lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này.
10. Khi tham gia phiên tòa thì đại diện VKS có quyền tranh luận
Sai. Căn cứ theo K1Đ21 việc tham gia phiên tòa là nghĩa vụ của VKS
Căn cứ K1Đ232
Căn cứ Đ260 thì VKS không có quyền tranh luận
Căn cứ theo Đ262 thì VKS chỉ phát biểu sau khi các đương sự tranh luận xong

You might also like