You are on page 1of 3

CHUYỆN NGHỀ NHÂN VIÊN TƯ VẤN KHÁCH

HÀNG
Đây là những người giải đáp thắc mắc, đưa ra lời khuyên và phương án
giải quyết tốt nhất đến khách hàng, họ luôn theo sát khách hàng trong suốt
quá trình mua sản phẩm. Tuy nhiên công việc này chỉ dừng lại ở việc tư
vấn khách hàng chứ không phải đưa ra quyết định, bởi quyết định mua
hàng hay không là tùy vào khách hàng.

Mặc dù chỉ đơn giản là tư vấn, nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến quyết định
mua sản phẩm, dịch vụ. Bởi lẽ tư vấn chính là hình thức tương tác giữa
người mua và người bán chỉ khi quá trình này diễn ra thuận lợi và thuyết
phục được khách mua hàng. Bởi vậy mà hiện nay các công ty, cửa hàng
đầu đầu tư và nâng cấp dịch vụ ở khâu tư vấn và hỗ trợ khách hàng.

Nhân viên tư vấn thường có tính cách cởi mở, hòa đồng và luôn thân thiện
với khách hàng. Không chỉ họ mà mỗi chúng ta cũng đều có hoài bão, nỗ
lực để đạt được vị trí cao hơn và xây dựng mối quan hệ cho mình. Tuy
nhiên thế vẫn chưa đủ, tính trung thực và trách nhiệm với công việc là một
tính cách không thể thiếu với một nhân viên tư vấn giỏi.

Tư vấn viên là người cung cấp lời khuyên chuyên môn trong lĩnh vực khoa
học, kỹ thuật hoặc kinh doanh cụ thể cho các tổ chức hoặc cá nhân. Vì
không có quy định pháp lý nào dành cho chức danh "Tư vấn viên" nên về
lý thuyết, bất kỳ ai cũng có thể trở thành một "Tư vấn viên" nếu có kiến
thức nền và sẵn sàng học hỏi, tham gia đào tạo để làm công việc này. Có 3
đặc điểm phân biệt một Tư vấn viên với các nghề khác:

Thứ nhất, Tư vấn viên cung cấp kiến thức chuyên môn mà khách hàng
thiếu hoặc hỗ trợ xử lý những công việc, thao tác mà khách hàng không thể
tự hoàn thiện được, sau đó, khách hàng sẽ phải trả phí cho Tư vấn viên.
Thứ hai, Tư vấn viên hoạt động độc lập với khách hàng, nghĩa là Tư vấn
viên không có xung đột lợi ích giữa vấn đề của khách hàng và dịch vụ. Cuối
cùng, Tư vấn viên hoạt động theo phương thức chuyên nghiệp, bằng trình
độ chuyên môn phù hợp để đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho
khách hàng.

Khách hàng tìm đến Tư vấn viên vì Tư vấn viên có lợi thế về kiến thức.
Trong phần lớn các trường hợp thì đó là lý do chính. Các Tư vấn viên cung
cấp nhiều sự trợ giúp cho khách hàng, đưa ra cái nhìn khách quan về tình
huống khách hàng gặp phải và đưa ra các giải pháp khả thi để khách hàng
lựa chọn.
Tư vấn viên có thể làm việc tại các công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn
hoặc hoạt động dưới vai trò Tư vấn viên nội bộ cho các doanh nghiệp, hỗ
trợ khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó.

Các chứng chỉ hành nghề về chăm sóc khách hàng không còn là lợi thế mà
nó là điều cần thiết trong công việc hằng ngày ở chúng ta, ngoài ra cần phải
kết hợp với kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp cũng như có phẩm chất đạo
đức tốt, cho dù bạn là sinh viên kiến tập, thực tập sinh, mới đi làm hoặc đã
làm được lâu năm. Nếu giữa hai người đi xin việc được phỏng vấn, một
người có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nhưng thái độ, đạo đức hành nghề
chưa tốt và một người có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở mức khá nhưng
lại có phẩm chất đạo đức rất tốt, thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ tin cậy, lựa
chọn người thứ hai hơn vì doanh nghiệp có thể dễ dàng đào tạo hướng dẫn
cho họ tăng cường kỹ năng chuyên môn hơn, chứ không một doanh nghiệp
nào lại đào tạo người có phẩm chất đạo đức được tốt hơn. 

Một người khi đã rèn giũa cho chính bản thân mình là một con người luôn
trong sạch, có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp đúng đắn chắc
chắn sẽ được mọi người xung quanh tin tưởng, ủng hộ, dễ dàng được thăng
tiến. Dù họ có vô tình làm sai thì vẫn được những người khác nhắc nhở, chỉ
ra điểm sai của mình để mình có thể khắc phục chúng, còn hơn là việc làm
sai mà cứ gian dối, khai man số liệu sẽ làm ảnh hưởng đến rất nhiều mọi
người xung quanh và cả công ty, lúc đó chúng ta dễ rơi vào tình trạng cắt
rứt lương tâm. Cho dù bạn có gặp những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc
sống thì vẫn được mọi người xung quanh giúp đỡ hết mình, tạo động lực
cho bạn làm việc tốt hơn để đem lại các giá trị có lợi cho cả công ty.

Chúng ta nên sửa chữa lại những sai phạm đó, vì lương tâm nghề nghiệp
cũng là sự trải nghiệm trong cuộc sống kết hợp với trong công việc, từ động
lực, quan điểm những người thân trong gia đình, cho đến ngoài xã hội. Như
thế mới thể hiện được niềm tin, quan điểm, giá trị cốt lõi của chính mình.
Cảm thấy trong lòng mình nhẹ nhàng, thanh thản hơn, giữ vững về nhân
phẩm tốt hơn, làm việc một cách đầy tự tin và hiệu quả hơn, cũng như chịu
được mọi áp lực trong công việc, nhưng với mọi tố chất đạo đức tốt của
người làm kế toán thì mọi tình huống dù khó khăn cỡ nào cũng có thể giải
quyết được.

You might also like