You are on page 1of 4

o Ý nghĩa phương pháp luận :

 Mọi hoạt động đều phải xuất phát từ quy luật khách quan
 Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần tôn trọng sự
khách quan :
 Trong nghiên cứu, ta cần phải thiết kế thí nghiệm để
đưa ra các kết luận về hiện tượng
 Phát huy tính năng động chủ quan của mình, xuất phát từ
thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho
mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình :
 Mục đích, đường lối, chủ trương nghiên cứu đặt ra
không được xuất phát từ ý muốn chủ quan mà phải
xuất phát từ hiện tượng, phản ánh nhu cầu chín muồi
và tính tất yếu của kết quả nghiên cứu trong đời sống.
 Không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách,
không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và
sách lược cách mạng :
 Khi nghiên cứu một hiện tượng, thay vì mình áp dụng
dựa trên một định lí, kết luận khoa học mình đã biết,
thì ta cần phải dựa trên các định lí đảo và các ý kiến
phản biện về kết quả nghiên cứu.

 Phát huy tính năng động, tích cực của ý thức :

 Nhận thức và giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích, phải biết kết
hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Phát huy
tối đa vai trò tích cực của ý thức, vai trò tích cực của nhân tố con
người, nhận thức đúng quy luật khách quan :

 Phải tôn trọng tri thức khoa học, phải làm chủ tri thức
khoa học và truyền bá tri thức khoa học vào thực tế
để nó trở thành tri thức, niềm tin định hướng cho
quần chúng hành động.

 Dựa trên quy luật khách quan để xác định mục tiêu, kế hoạch :

 Khi xây dựng một mục tiêu, kế hoạch nghiên cứu, ta cần
phải có một tầm nhìn rộng về hướng nghiên cứu của bản
thân, cần ghi nhận và đánh giá mọi sự kiện có thể xảy ra
trong quá trình thực hiện nghiên cứu.

 Biết tìm ra và vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động hiệu
quả để đạt được mục tiêu để ra một cách tối ưu :

 Trong quá trình nghiên cứu, ta cần phải tìm tòi các phương
pháp thí nghiệm hiệu quả, cần luôn thay đổi nhận thức về
hiện tượng để có thể luôn tìm ra phương pháp nghiên cứu
hiệu quả cho bản thân.

 Khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ
tiêu cực, thụ động, ỷ lại ngồi chờ…

 Trong nghiên cứu khoa học, khắc phục các nhược điểm
như : ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác, mọi kết luận
của bản thân không được dựa trên kinh nghiệm cá nhân,
cần dựa trên các hiện tượng thí nghiệm.
  Phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa
tính tích cực, năng động, sáng tạo.

 Đòi hỏi chúng ta phải tôn trọng tri thức khoa học, tích
cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học
và truyền bá vào quần chúng => trở thành tri thức,
niềm tin của quần chúng.
 Phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện để hình thành, củng
cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm, nghị lực cách
mạng để có sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học
và tính nhân văn trong định hướng hành động.

 Để thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy
tính năng động chủ quan trong nhận thức và thực tiễn:

 Cần phải phòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí
bằng các hành động:

 Lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho
hiện thực :

 Cần dựa trên yêu cầu thực tế khi thực hiện


nghiên cứu, dựa trên các kinh nghiệm cá nhân để
thực hiện thí nghiệm hiệu quả, đưa ra kết luận
khoa học chất lượng.

 Lấy ý muốn chủ quan làm chính sách, lấy tình cảm làm
điểm xuất phát cho chiến lược, sách lược :
 Cần phải dựa trên kinh nghiệm bản thân để
nghiên cứu một cách hiệu quả, cần dựa trên sự
yêu thích của bản thân về hướng nghiên cứu để
đưa ra các kết luận phù hợp cho nghiên cứu.

 Đây là quá trình chống chủ nghĩa kinh nghiệm, xem


thường tri thức khoa học, xem thường lý luận, bảo thủ, trì
trệ, thụ động trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.

 Tránh hành động dựa trên kinh nghiệm cá nhân mà chưa tham
khảo qua các luồng ý kiến của mọi người, không được làm việc
phi khoa học, xem thường các đạo lí trong công việc, luôn bảo
thủ, trì trệ trong nghiên cứu, thụ động trong tư duy và cách thực
hiện thí nghiệm của bản thân.

You might also like