You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
----o0o----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Đề bài:
Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi
ích kinh tế
Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ vai trò của nhà nước trong bảo đảm
hài hoà các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua.
Bạn hãy đề xuất những biện pháp xử lý hài hoà mỗi quan hệ: lợi ích cá nhân,
lợi ích nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Mã học phần: 23D1LAW51109602


LỜI NÓI ĐẦU 0
Giảng viên: Thầy Huỳnh Thiên Tứ
Người thực hiện: Nguyễn Thị Khánh Trâm
MSSV: 31221025441
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 03 năm 2023

CHƯƠNG 1 1

KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT CỦA TRIỀU ĐẠI HẬU LÊ VỀ VIỆC BẢO VỆ
QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ 1

1.1. Trong lĩnh vực Dân sự 1


1.1.1. Chế định về quyền sở hữu 1
1.1.2. Chế định về quyền thừa kế 2

1.2. Trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình 3


1.2.1. Chế định về quyền ly hôn 3
1.2.2. Chế định về quyền kết hôn hậu ly hôn 3

1.3. Trong việc bảo vệ tính mạng, danh dự, nhân phẩm 4
1.3.1. Bảo vệ tính mạng 4
1.3.2. Bảo vệ danh dự, nhân phẩm 5

1.4. Trong nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội khác 6

CHƯƠNG 2 8

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA PHÁP LUẬT NHÀ HẬU LÊ - NHÀ NGUYỄN, SỰ
KẾ THỪA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT TRONG VIỆC XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM 8

2.1.  Mối tương quan giữa pháp luật nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn trong việc bảo
vệ  quyền lợi của người phụ nữ 8
2.1.1. Trong lĩnh vực Dân sự 8
2.1.2. Trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình 9
2.1.3. Trong việc bảo vệ tính mạng, danh dự, nhân phẩm 9
2.1.4. Trong nhiều lĩnh vực khác 10

2.2. Sự kế thừa những giá trị tốt đẹp của Quốc Triều hình luật trong việc xây
dựng nhà nước Việt Nam 10
2.2.1. Trong Hiến pháp Việt Nam 11
2.2.2. Trong các văn bản luật khác 11
LỜI NÓI ĐẦU
Trên phương diện của sự đổi mới đất nước, thời đại công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đã mang đến nhiều phát triển thịnh vượng đối mỗi quốc gia nói chung và Việt
Nam nói riêng. Song song với sự hưng thịnh ấy, là quá trình trau dồi, bồi dưỡng, phát
triển và không ngừng đổi mới tư duy, sáng tạo để hoàn thiện hơn trong hệ thống lập
pháp của mỗi quốc gia. Và để làm nên sự trường tồn ấy thì đòi hỏi quá trình lập pháp
cùng với các nhà làm luật cần phải tiệm cận hơn với thực tiễn, luôn đặt sự công bằng,
nghiêm minh lên hàng đầu. 
Dựa trên những yếu tố khách quan, bởi sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo,
quá trình lập pháp cũng như các nhà làm luật cổ Việt Nam đã đi theo những lối mòn
của hệ tư tưởng phong kiến với quan niệm “ trọng nam khinh nữ ”, dẫn đến những
điều luật ban hành đã có sự hạn chế về mặt quyền lợi của người phụ nữ. Do đó, địa vị,
tiếng nói cũng như các quyền lợi khác của họ cơ bản là thấp kém, không có sự tôn
trọng, đề cao. Tuy nhiên, đó chỉ chiếm một phần trong lịch sử lập pháp của nước ta,
vẫn còn những bộ luật cổ Việt Nam, đã có một số quy định, chú trọng phần nào đến
quyền lợi và thân phận nhỏ bé của người phụ nữ. 
Pháp luật nhà Hậu Lê đã có những bước tiến mới, phát triển với lối tư duy lập
pháp hiện đại, ở một mức độ nào đó, quyền lợi và vai trò của người phụ nữ đã được đề
cao, tôn trọng, quan niệm “ trọng nam khinh nữ ” dần được loại bỏ ra khỏi quá trình
lập pháp. Điều đó, đã tạo nên một sự tiến bộ, mới lạ trong hệ thống pháp luật Việt
Nam mà dường như những Triều đại trước chưa thể thực hiện được. 
Kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của pháp luật dưới Triều đại Hậu Lê công
cuộc xây dựng, hội nhập của nhân loại đã được nâng lên một tầm cao mới, vai trò của
nữ giới cũng như nam giới đã được bình đẳng hoá trong hệ thống pháp luật đương
thời. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra, việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ được
pháp luật nhà Hậu Lê thực hiện như thế nào, với những giá trị nhân văn, tiến bộ ấy đã
được pháp luật đương thời lĩnh hội và định hướng ra sao trong các lĩnh vực đời sống
kinh tế xã hội, liệu rằng, quyền lợi, vai trò của người phụ nữ vẫn còn bị hạn chế hay đã
được nâng lên ở một vị thế cao hơn. Từ những vấn đề đặt ra, để có thể trả lời được, tôi
quyết định chọn đề tài: “Pháp luật nhà Hậu Lê với việc bảo vệ quyền lợi của người phụ
nữ” để thực hiện bài tiểu luận kết thúc học phần môn Cổ luật và Văn hoá pháp lý Việt
Nam.

Chương 1

KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT CỦA TRIỀU ĐẠI HẬU LÊ VỀ VIỆC BẢO
VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ

1.1. Trong lĩnh vực Dân sự


Theo quan niệm Nho giáo đương thời, quyền và lợi ích về tài sản của người phụ
nữ bị hạn chế rất lớn bởi họ cho rằng, việc giao tài sản thừa kế hay phần hương hoả
cho người con trai, cháu trai, thờ cúng ông bà, tổ tiên là truyền thống tốt đẹp để duy trì
nòi giống của mọi gia đình. 
Chính vì vậy, hầu hết các bộ luật cổ dựa trên tư tưởng Nho giáo đã không quy
định một cách rõ ràng về chế định: sở hữu, thừa kế, đối với nữ giới trong hệ thống
pháp luật. Đối với Quốc Triều hình luật, các chế định về quyền tài sản đã được các nhà
làm luật khái quát một cách cụ thể, mà cách ghi nhận đó đã khẳng định quyền và vai
trò của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, thể hiện được sự bình đẳng, công bằng
giữa mối quan hệ nam giới và nữ giới. 

1.1.1. Chế định về quyền sở hữu 


Khi khái quát về chế định sở hữu, quyền về tài sản của người phụ nữ được thể
hiện thông qua Điều 375, về phần tài sản của vợ, chồng khi không có con hoặc vợ,
chồng chết trước mà không có chúc thư được quy định: Đối với trường hợp điền sản
do cha mẹ để lại cho con, nếu người chồng chết trước thì phần điền sản được chia hai
phần, một phần thuộc về người thừa tự, một phần thuộc về người vợ, phần này để
phụng dưỡng một đời mà không được xác lập làm của riêng (quyền sở hữu). 
Ngược lại, nếu người vợ chết trước thì phần điền sản cũng được chia tương tự .
Nhưng, nếu điền sản là của chung, do vợ, chồng cùng làm thì được chia làm hai, mỗi
người một phần, phần của chồng được chia làm ba phần, hai phần cho vợ phụng
dưỡng, không xác lập làm của riêng và một phần cho việc tế tự, khi vợ chết trước cũng
được chia tương tự. Như vậy, có thể nhận thấy rằng, vốn dĩ với tư tưởng phong kiến
lạc hậu, quyền về tài sản của người phụ nữ sẽ không được công nhận, thậm chí họ còn
được xem là tầng lớp “vô sản”, là “tài sản” thuộc quyền sở hữu của chồng.

Tuy nhiên, khi quyền tài sản của nữ giới được quy định tại Quốc Triều hình luật, mặc
nhiên họ có tiếng nói, có quyền và vai trò trong xã hội. Điều đó đã được khẳng định
thông qua việc phân chia giữa tài chung, riêng của vợ chồng, người vợ có quyền định
đoạt tài sản cho của mình, hay sự phân chia ngang bằng, mỗi người một phần, đã thể
hiện được quyền sở hữu đối với tài sản riêng, độc lập của vợ, không phụ thuộc vào
người chồng.
1.1.2. Chế định về quyền thừa kế
Quốc Triều hình luật đã quy định rất chặt chẽ cả về nội dung lẫn công thức
phân chia tài sản giữa các thành viên trong gia đình, trong đó, vợ hoặc chồng đều có
quyền có tài sản chung, riêng, các con trong gia đình đều được hưởng một phần tài sản
do cha mẹ để lại mà không phân biệt con trai hay con gái. 
Điều đó đã được cụ thể hoá thông qua Điều 388: “Cha mẹ mất cả, có ruộng đất
chưa kịp để lại chúc thư, mà anh em chị em tự chia nhau, thì lấy một phần 20 số ruộng
đất làm phần hương hoả, giao cho người con trai trưởng giữ, còn thì phân chia nhau”,
Điều 391 quy định: “Người giữ hương hoả có con trai trưởng thì dùng con trai trưởng,
không có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng”
Nhìn chung, việc thừa hưởng phần ruộng đất do cha mẹ để lại không còn phân
biệt người nhận tài sản là con trai hay con gái, con trai nhiều phần hơn con gái, mà đã
chia đều cho tất cả các con. Ở một khía cạnh khác, việc giữ hương hỏa, thờ cúng cha
mẹ, tổ tiên đã không còn bắt buộc phải là người con trai trưởng thừa kế, nếu gia đình
không có con trai trưởng thì con gái trưởng sẽ nhận phần giữ hương hoả. 
Thông qua hai điều luật nêu trên, người thực hiện nhận thấy rằng, Quốc Triều
hình luật đã phát huy được những giá trị trong tư tưởng lập pháp tiến bộ, không còn đi
theo lối mòn của hệ tư tưởng phong kiến, kỹ năng lập pháp đã hoàn thiện hơn so với
các bộ luật đương thời. 
Với sự khai thác mang tính hiện đại trong kỹ thuật lập pháp, từ hệ tư tưởng Nho
giáo “trọng nam khinh nữ” mà nhà làm luật đã thay đổi, cải tiến, khiến cho quyền và
lợi ích của người phụ nữ trong xã hội cũ được tôn trọng, bình đẳng. Điều đó đã làm
cho nhiều nhà nghiên cứu sử học, cổ luật,.. “đi từ sự ngạc nhiên này đến sự ngạc nhiên
khác”1
1.2. Trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình     
Trong xã hội phong kiến đương thời, nền tảng đạo đức gia đình luôn được coi là
kim chỉ nam, bởi gia đình là nơi gắn bó, nuôi dưỡng đạo đức và dẫn dắt con người
trong

1
Phạm Văn Đồng, Văn hoá và đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr27
việc gìn giữ phong tục, tập quán cổ truyền. Chính vì vậy, dựa trên quan điểm Nho giáo
lạc hậu “tam tòng tứ đức” mà người phụ nữ trong xã hội cũ phải tuân theo những quy
tắc bất diệt “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Nguyên tắc khắc
nghiệt đó đã trói buộc, hạn chế đi quyền lợi của họ trong quan hệ Hôn nhân và Gia
đình.  
Ngoài những mặt hạn chế tất yếu của lịch sử phong kiến, Quốc Triều hình luật
không những bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ thông qua lĩnh vực Dân sự mà trong
quan hệ Hôn nhân và Gia đình, phụ nữ cũng chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng,
được hưởng một số quyền thiết thực, mà các Triều đại trước kia không quy định. 

1.2.1. Chế định về quyền ly hôn


Đối với chế định về quyền ly hôn, pháp luật nhà Lê đã quy định một cách tường
tận về những trường hợp, mà người phụ nữ có quyền yêu cầu quan lại cho xin ly hôn.
Điều đó được thể hiện cụ thể thông qua Điều 308: “Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng
không đi lại (vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ” hay
Điều 333 quy định: “Nếu con rể lấy chuyện phi lý mà mắng nhiếc cha mẹ vợ, đem việc
thưa quan sẽ cho ly dị”. 
Như vậy, có thể thấy, so với những quy định khắc nghiệt trước kia thì người
phụ nữ dưới Triều nhà Lê đã được công nhận quyền ly hôn là quyền tất yếu, bình đẳng
giữa vợ và chồng, nếu người đàn ông phạm vào một trong hai điều nêu trên thì người
vợ được quyền yêu cầu quan lại xin ly hôn và người chồng không có quyền ngăn cản.
Điều đó cũng khẳng định rằng, quyền ly hôn của người phụ nữ còn được coi là thước
đo cho trình độ văn minh, kỹ thuật lập pháp hiện đại của một quốc gia, dân tộc và
những người tồn tại trong quốc gia đó. 
1.2.2. Chế định về quyền kết hôn hậu ly hôn
Ngoài ra, Quốc Triều hình luật còn quy định trường hợp sau khi ly hôn, người
vợ có quyền lấy người khác mà không bị ai ngăn cấm hoặc cản trở. Thể hiện thông qua
Điều 308: “Nếu đã bỏ vợ mà ngăn cản người khác lấy vợ thì phải tội biếm” Người đàn
ông sau khi ly hôn sẽ không có quyền ngăn cản người vợ có chồng mới, nếu làm trái
với luật sẽ bị xử theo tội biếm, với quy định trên, có thể nhìn thấy được tính tiến bộ và
nhân văn trong hệ thống pháp luật nhà Hậu Lê. 
Bộ luật Hồng Đức tuy được xây dựng dựa trên hệ tư tưởng Nho giáo, nhưng với
cách nhìn nhận và sự thấu hiểu của các nhà làm luật thì quyền lợi và vai trò của người
phụ nữ đã được nâng lên ở một vị thế mới. Trong quan hệ hôn nhân, đã xuất hiện sự
bình đẳng, công bằng giữa người phụ nữ và đàn ông, khi người phụ nữ được quyền
quyết định cuộc hôn nhân của mình, không phụ thuộc tất cả vào người chồng.
Có thể nói, sự tiến bộ và cách tân trong kỹ thuật lập pháp của nhà Hậu Lê phần
nào đã chứng minh được sự anh dũng và bản lĩnh nhân quyền của một vị vua Việt,
cùng với đó là một nét đặc sắc, đậm chất nhân văn và sự công bằng của hệ thống pháp
luật cổ Việt Nam mà chưa có một chế định phong kiến nào từ phương Đông đến
phương Tây dám đề cập, nhắc lại và nâng lên tầm pháp điển.

1.3. Trong việc bảo vệ tính mạng, danh dự, nhân phẩm
Dưới góc độ của hệ tư tưởng Nho giáo đương thời, vấn đề về bảo vệ tính mạng,
danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ vẫn được xem là hạn chế trong kỹ thuật lập
pháp, bởi khi nhìn nhận ở khía cạnh khách quan thì sự phân biệt, đối xử giữa nam giới
và nữ giới được cho không được công bằng, quyền lợi của người đàn ông được đặt lên
cao hơn người phụ nữ. 
Tuy nhiên, đến với Triều đại nhà Hậu Lê thì vai trò và quyền lợi của người phụ
nữ không còn được xem là thấp kém bởi, Quốc Triều hình luật đã dành ra những điều
luật riêng nhằm quy định về việc bảo vệ tính mạng, danh dự, và nhân phẩm của người
phụ nữ. 
1.3.1. Bảo vệ tính mạng
Với chế định về bảo vệ tính mạng, Điều 113 đã quy định: “Con gái tự bán mình
mà không có ai bảo lĩnh thì người mua cùng người viết văn khế, người làm chứng thảy
đều bị xử tội xuy, trượng như luật, đòi lại tiền trả cho người mua và huỷ bỏ văn khế”,
hay bộ luật Hồng Đức đã quy định các khung hình phạt, trách nhiệm pháp lý đối với
các quan lại khi họ phạm vào tội hiếp dâm, cưỡng bức, xâm hại đến thân thể những
người phụ nữ, con gái mới lớn. 
Điều đó đã được quy định cụ thể thông qua Điều 402: “Quyến rũ con gái chưa
chồng, thì xử như tội gian dâm thường và phải nộp tiền tạ, nhiều ít tính theo bậc sang
hèn, trả cho cha mẹ người con gái, người con gái bị quyến rũ không phải tội”, hay
Điều 403 quy định “Hiếp dâm thì xử tội lưu hay tội chết và phải nộp tiền tạ hơn tiền tạ
về tội gian dâm thường một bậc”. 
Trong trường hợp vi phạm những tội nêu trên mà làm cho người phụ nữ bị
thương thì xử tội nặng hơn tội đánh người bị thương một bậc, nếu làm người phụ nữ
chết thì tất cả điền sản của người có tội sẽ bị tịch thu để trả cho bên thiệt hại (bên gia
đình người con gái). Bên cạnh đó, Quốc Triều hình luật cũng đã quy định về việc xử
phạt nghiêm khắc đối những người có hành vi gian dâm với con gái dưới 12 tuổi được
quy định ở Điều 404, bộ luật này. 
Với những chế định nêu trên, các nhà làm luật đã có những khung hình phạt xác
đáng nhằm trừng trị những kẻ phạm tội. Song song với đó là sự tiến bộ, nhân văn trong
kỹ thuật lập pháp hiện đại, khi các nhà làm luật không những bảo vệ cho quyền lợi của
người phụ nữ phong kiến, mà ngay cả những bé gái khi ở độ tuổi chưa trưởng thành
cũng được bảo vệ một cách đặc biệt quan trọng. 

1.3.2. Bảo vệ danh dự, nhân phẩm


Theo điều 315: “Nếu người hỏi trước không lấy nữa thì phải bồi thường đồ sính
lễ gấp hai”, “Nhà trai đã có sính lễ rồi, mà không lấy nữa, thì phải phạt 80 trượng và
mất đồ sính lễ”. Như vậy, nếu trong trường hợp nhà gái đã nhận sính lễ mà nhà trai
thay đổi không muốn lấy nữa thì chủ hôn bên nhà trai phải bị phạt 80 trượng và mất đồ
sính lễ. 
Ngoài ra, trong trường hợp người gái đã hứa gả chồng mà chưa thành hôn, nếu
phát hiện người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tan gia sản thì người con gái
có quyền yêu cầu trả lễ và huỷ hôn, nhưng nếu trường hợp người con gái bị ác tật hoặc
phạm tội thì không phải trả đồ lễ (Điều 323, Bộ luật Hồng Đức)
Dựa vào các điều luật nêu trên, có thể nhận thấy quyền lợi người của người con
gái trong việc thoái hôn và từ hôn cao hơn người con trai. Nhà Lê đã có một khung
hình phạt xác đáng đối với những kẻ không tôn trọng đến danh dự của phụ nữ trong
việc cưới hỏi, khung hình phạt ấy nhằm an ủi, bảo vệ quyền lợi, danh dự, nhân phẩm
của người con gái. 
Điều đó lại càng khẳng định, quyền lợi của người con gái ở bất cứ lĩnh vực nào,
đặc biệt trong hôn nhân luôn được các nhà làm luật chú trọng và bảo vệ, bởi họ là một
trong những nhóm xã hội đặc biệt, dễ bị tổn thương và mềm yếu. 

1.4. Trong nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội khác    


Bên cạnh những lĩnh vực tất yếu của đời sống, quyền lợi của người phụ nữ còn
được các nhà làm luật ghi nhận trong quan hệ xã hội khác, điển hình như biện pháp ưu
đãi trong việc xử lí vi phạm mà hầu như các nhà làm luật trước chưa thể thực hiện.
Theo đó, khi xử phạt tội đồ và lưu, nam phạm nhân bao giờ cũng bị phạt thêm một
trượng trong khi nữ phạm nhân chỉ phải chịu thêm năm mươi roi thay thế. 
Ngoài ra, khi người phụ nữ đang mang thai mà phải tội tử hình thì Quốc Triều
hình luật đã có sự khoan hồng, cụ thể tại Điều 680: “Đàn bà phải tội tử hình trở xuống,
nếu đang có thai thì phải để sau 100 ngày mới đem hành hình”, trường hợp hành hình
người phụ nữ chưa sinh thì ngục quan bị xử biếm hai tư, ngục lại bị tội đồ làm bản cục
đinh, dù sinh rồi nhưng chưa đủ 100 ngày mà hành hình thì ngục quan, ngục lại đều bị
giảm hai bậc tội. Trường hợp nếu chưa sinh mà xử tội xuy thì ngục quan bị phạt tiền
20 quan, còn ngục lại thì bị phạt 80 trượng. Nếu sau khi sinh chưa đủ 100 ngày mà
đem thi hành xuy hình thì chiếu theo tội lúc chưa sinh mà giảm một bậc tội. Tuy nhiên,
nếu vì đánh roi mà làm bị thương hoặc dẫn đến chết thì ngục quan, ngục lại bị khép
vào tội lầm lỡ giết người hoặc bị thương. 
Song song với đó quy định ở Điều 22, pháp luật nhà Lê cho phép “đàn bà phạm
tội được chuộc tội bằng tiền như đàn ông phạm tội” hay ở các Điều 429, 446, 450,
người phụ nữ phạm vào các tội như cắp, lấy trộm lợn, gà, lúa sẽ được giảm nhẹ tội hơn
người đàn ông. Như vậy, so với các quan niệm Nho giáo đương thời thì tất yếu người
phụ nữ không thoát khỏi những điểm tiêu cực. Tuy nhiên, luật Hồng Đức đã vượt lên
trên những quan niệm khắc nghiệt của Nho giáo, mang đầy tính nhân văn, tiến bộ và
sự dũng cảm trong pháp luật để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội phong
kiến đương thời.   

KẾT LUẬN
Trong xã hội phong kiến đương thời, vai trò và quyền lợi của người phụ nữ mặc
nhiên được coi là không quan trọng, tất yếu bởi mọi người đề cao tư tưởng Nho giáo,
đi theo lối mòn với quan niệm “ trọng nam khinh nữ ”. Điều đó, phần nào đã dẫn đến
quá trình lập pháp của các Triều đại phong kiến trước mang đậm lối tư duy lệch lạc,
không tiến bộ, vị thế của người phụ nữ dường như không được đề cao trong giai cấp
xã hội. 
Tuy nhiên, đến với Triều đại Hậu Lê, Quốc Triều hình luật đã vượt lên trên bờ
cõi của những hạn chế về học thuyết Nho giáo, với chế độ phong kiến đương thời, đã
mang đến nhiều sự tiến bộ, hiện đại, tính nhân văn sâu sắc trong từng lĩnh vực đời
sống xã hội: dân sự, hôn nhân, gia đình, tư pháp, cùng với các quan hệ xã hội khác.
Quốc Triều hình luật đã được xem như một bộ luật điển hình, hoàn thiện nhất trong
lịch sử nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam bởi sự tiếp cận, lĩnh hội với lối tư
duy lập pháp hiện đại, quy định rõ, tường tận về những điều lệ, bảo vệ quyền lợi của
người phụ nữ trong xã hội cũ. 
Chương 2

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA PHÁP LUẬT NHÀ HẬU LÊ - NHÀ


NGUYỄN, SỰ KẾ THỪA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT TRONG VIỆC
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

2.1.  Mối tương quan giữa pháp luật nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn trong việc
bảo vệ  quyền lợi của người phụ nữ
Tồn tại ở một thời đại mà tư tưởng về đạo đức Nho giáo luôn được xem là
chuẩn mực, thước đo cho mọi hành vi của con người, với những quan niệm khắt khe,
sự bất bình đẳng trong gia đình, xã hội giữa nam giới và nữ giới đã khiến cho địa vị
của người phụ nữ dần được đánh giá là thấp kém hơn cả. Tuy nhiên, khi Quốc Triều
hình luật ra đời, đã đánh dấu cột mốc to lớn đối với quyền lợi của người phụ nữ, họ
được tôn trọng hơn và được pháp bảo vệ trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. 
Thế nhưng, câu hỏi được đặt ra, liệu rằng khi Triều đại nhà Lê suy yếu thì
quyền lợi và vai trò của người phụ nữ có còn được pháp luật bảo vệ? Để trả lời được
câu hỏi trên, trước hết cần phải hiểu rõ các Triều đại đi sau, cụ thể là pháp luật nhà
Nguyễn đã kế thừa pháp luật nhà Lê như thế nào trong việc bảo vệ quyền lợi của người
phụ nữ. 
2.1.1. Trong lĩnh vực Dân sự
Đối với chế định về quyền tài sản, Hoàng Việt Luật Lệ đã quy định rõ các điều
luật thể hiện quyền thừa kế đối với tài sản của người phụ nữ, cụ thể là Điều 83: “Khi
phân chia gia tài, điền sản thì không phân biệt con của thê, thiếp, nô tì sinh ra mà phải
chia đều cho số con”, “Tài sản của hộ mà đồng tông quả là không có người thừa kế thì
giao cho con gái họ nhận lãnh”. 
Như vậy, có thể nhận thấy rằng, trong chế định về quyền tài sản Quốc Triều
hình luật và Hoàng Việt Luật Lệ đã không có sự phân biệt giữa người thừa kế là con
trai hay con gái. Tuy nhiên, đối với Quốc Triều hình luật, quyền thừa hưởng tài sản
của “con vợ lẽ, nàng hầu thì phải kém hơn” (Điều 388), “Điền sản vợ chồng làm ra thì
chia làm hai, vợ chồng mỗi người một phần” (Điều 375), đối với Bộ luật Gia Long thì
không có sự phân biệt giữa con của thê, thiếp hay nàng hầu, tất cả đều được phân chia
bằng nhau. Điều đó đã trở thành một điểm tiêu biểu, tiến bộ trong hệ thống pháp luật
nhà Nguyễn. Thế nhưng, bởi chịu sự ảnh hưởng to lớn của hệ tư tưởng Nho giáo, nên
hệ thống pháp luật nhà Nguyễn đã không quy định một cách cụ thể như Quốc Triều
hình luật, quyền lợi về tài sản của người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc và dưới sự quản
lý của người chồng. 

2.1.2. Trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình


Bên cạnh sự kế thừa những giá trị tiến bộ của Quốc Triều hình luật, Hoàng Việt
Luật Lệ còn bổ sung thêm những quy định nhằm đề cao quyền lợi của người phụ nữ
trong xã hội cũ. Điều đó đã được các nhà làm luật thời Nguyễn chú trọng và thể hiện
trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình, cụ thể tại Điều 15 quy định: “Phàm người vợ ở
trong điều kiện không được bỏ và đối với chồng chưa tuyệt nghĩa mà kẻ nào tự tiện bỏ
vợ thì bị phạt đánh 80 trượng”. Ngoài ra, pháp luật nhà Nguyễn còn quy định những
trường hợp mà người phụ nữ có thể ly hôn và cải giá, Điều 108 quy định: “Nếu người
chồng mất tích hoặc bỏ trốn 3 năm không về, người vợ được phép trình quan xin cải
giá và không phải hoàn trả đồ sính lễ”.
Nhìn chung, trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình, cả hai bộ luật đều đã thể hiện
được quyền lợi của người phụ nữ đối với chế định về quyền ly hôn và kết hôn sau ly
hôn. Tuy nhiên, với sự kế thừa tính nhân văn sâu sắc của Bộ luật Hồng Đức, thì Hoàng
Việt Luật Lệ đã có thêm những quy định đổi mới nhằm tiếp tục phát huy những quyền
lợi của người phụ nữ. Cụ thể, tại Điều 15, Bộ luật Gia Long đã khẳng định trách nhiệm
của người chồng đối người phụ nữ, người chồng không có quyền tự ý bỏ vợ khi người
vợ không phạm vào điều cấm. Điều đó đã thể hiện được sự lo xa cho đời sống của
người phụ nữ khi phải ly dị chồng của các nhà làm luật dưới Triều Nguyễn. 

2.1.3. Trong việc bảo vệ tính mạng, danh dự, nhân phẩm
 Mặc dù, hệ thống pháp luật của Triều đại nhà Nguyễn được xây dựng dựa trên
cơ sở tư tưởng chính trị - đạo đức Nho giáo, thế nhưng, các nhà làm luật vẫn luôn đề
cao tính mạng, danh dự và nhân phẩm của người phụ nữ phong kiến. Điển hình tại
Điều 94 quy định: “tuy đã nộp đồ sính lễ nhưng chưa đến ngày nghinh hôn mà nhà trai
đến cưỡng bách đón dâu thì chủ hôn nhà trai bị phạt 50 roi”, hay quyền lợi của người
phụ nữ được thể hiện ở chỗ, dù nhà trai hay nhà gái bội ước thì đều bị xử phạt như
nhau, không có sự phân biệt giữa nhà trai và nhà gái. Ngoài ra, Hoàng Việt Luật Lệ xử
phạt rất nghiêm khắc đối với những kẻ thực hiện hành vi xâm phạm thân thể, cưỡng
đoạt, ức hiếp trẻ em và phụ nữ, trường hợp vi phạm sẽ bị xử “thắt cổ” theo Điều 105.
Như vậy, so với Quốc Triều hình luật, Bộ luật Gia Long đã có những khung
hình phạt nặng và khắc nghiệt hơn đối với những kẻ phạm vào điều cưỡng bức, chiếm
đoạt. Tuy nhiên, đối với chế định bảo vệ danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ trong
hôn nhân thì Quốc Triều hình luật đã có cái nhìn rộng hơn và xác đáng hơn trong việc
xử phạt cũng như bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. 

2.1.4. Trong nhiều lĩnh vực khác 


Bên cạnh những lĩnh vực tất yếu của đời sống xã hội, Hoàng Việt Luật Lệ cũng
đã xây dựng một chế định nhằm ưu đãi đối với việc xử phạt người phụ nữ phạm tử tội
nhưng có thai. Điều đó đã được khẳng định thông qua việc, “nếu người phụ nữ đang
mang thai phạm tử tội thì cho phép mụ bà vào nơi cấm chăm sóc”, hay “cho phép sau
sinh nở 100 ngày mới hành hình”(Điều 12). 
Nhìn chung, so với Quốc Triều hình luật, Hoàng Việt Luật Lệ đã có sự nhân
đạo hơn trong việc xử phạt người phụ nữ phạm tội khi có thai, việc cho phép mụ bà
vào nơi cấm chăm sóc phần nào đã thể hiện được sự tiến bộ trong tư duy lập pháp của
Triều Nguyễn. Tuy nhiên, khung hình phạt dành cho ngục quan, ngục lại khi gây cho
người phụ nữ bị thương hoặc chết cao hơn so với Quốc Triều hình luật 120 trượng.
Điều đó có thể thấy rằng, trong xử phạt, Bộ luật Gia Long đã có cái nhìn khách quan,
nhân đạo hơn đối với việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. 

2.2. Sự kế thừa những giá trị tốt đẹp của Quốc Triều hình luật trong việc
xây dựng nhà nước Việt Nam
Quốc Triều hình luật và Hoàng Việt Luật Lệ đều đã mang lại những giá trị nhân
văn sâu sắc trong việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Tuy nhiên, khi soi rọi trên
hệ trục tư tưởng Nho giáo, Bộ luật nhà Lê đã thực sự cho chúng ta biết rõ về những
gạch nối giữa: quá khứ - hiện tại - tương lai, các quy định về quyền lợi của người phụ
nữ là thông điệp nhân văn, tiến bộ, tân kỳ mà Quốc Triều hình luật đã để lại cho nhà
nước ta ngày hôm nay. Nhiều chế định giải quyết các mối quan hệ về hôn nhân, gia
đình, dân sự, tư pháp,... trong việc xây dựng nhà nước Việt Nam phần nào đã kế thừa
những giá trị tốt đẹp của Quốc Triều hình luật. 

2.2.1. Trong Hiến pháp Việt Nam


Điển hình, trong bản Hiến pháp năm 1946 đã quy định: “Đàn bà ngang quyền
với đàn ông về mọi phương diện. Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không
phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử”, hay tại Điều 26, Hiến pháp năm 2013: “ Công
dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội
bình đẳng giới”. Như vậy, có thể thấy rằng, với sự kế thừa truyền thống lập pháp của
nhà Lê, nước ta ngày hôm nay đã khẳng định được vai trò và quyền lợi của người phụ
nữ ngang bằng với người đàn ông, họ có quyền bầu cử và bình đẳng về mọi mặt. Với
sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội, đã mang lại nhiều sự thay đổi trong cách tư
duy cũng như lối lập pháp về vấn đề giới và phụ nữ. 

2.2.2. Trong các văn bản luật khác 


Bên cạnh bản Hiến pháp Việt Nam, các nhà làm luật cũng đã xây dựng một bộ
luật riêng về vấn đề bình đẳng giới - Luật bình đẳng giới năm 2006, với mục tiêu đề
cao vai trò của người phụ nữ ngang tầm với đàn ông, bảo đảm những quyền lợi, bình
đẳng về việc phát triển kinh tế - xã hội trong mọi lĩnh vực đời sống, gia đình. Ngoài ra,
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng đã ghi nhận về việc “vợ chồng bình đẳng
với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau” (Điều 17). 
Nhìn chung, pháp luật Việt Nam đã thực hiện rất tốt việc thừa kế những giá trị
nhân văn của Quốc Triều hình luật trong việc xây dựng nhà nước với những chế định
tiến bộ, hiện đại bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. 

KẾT LUẬN

You might also like