You are on page 1of 5

1.

Tính dân tộc


Một trong những điểm nổi bật của Bộ luật hồng đức là tính dân tộc được thể hiện qua bộ luật này.
* Tính dân tộc: là những đặc điểm nổi bật của cộng đồng người có chung lãnh thổ, ngôn ngữ, phương thức và chế độ chính
trị trải qua một thời kì lịch sử lâu dài.
* Tính dân tộc trong quy định của BLHĐ được phản ánh, thể hiện rõ nét qua hai điểm chính sau:
- Phong tục tập quán là nguồn luật rất quan trọng của BLHĐ.
- Các hương ước là phong tục tập quán được Nhà nước thừa nhận và ghi nhận trong pháp luật thành văn.
* Trong pháp luật hình sự:
- Tội liên quan đến vương quyền: Điều 2, 411 => đề cao lòng trung thành với đất nước, nhấn mạnh việc giữ vững lòng trung
thành.
- Tội liên quan đến quan hệ HNGĐ: Tội bất hiếu Khoản 7 Điều 2 => đề cao tập quán hiếu kính ông bà, cha mẹ.
Tội bất nghĩa Khoản 9 Điều 2 => đề cao tôn sư trọng đạo, phụ nữ lấy chồng thì theo chồng.
- Tội liên quan dến xử án: Điều 6 => đề cao tương thân tương ái, cứu giúp người gặp khó khăn.
* Trong pháp luật Dân sự:
- Cấm buôn bán hàng hóa, giao kết giao dịch dân sự với người nước ngoài Điều 72 => bảo vệ nền kinh tế nông nghiệp trong
nước.
- Kế thừa truyền thống yêu thương giúp đỡ lẫn nhau: Điều 294 => thấm nhuần tư tưởng tương thân tương ái.
- Kế thừa quan điểm Nho giáo trên cơ sở phong tục tập quán dân tộc: Điều 388 => Không tranh giành gây mất đoàn kết, lá
lành đùm lá rách, đùm bọc lẫn nhau.
* Trong pháp luật HNGĐ:
- Quan hệ hôn nhân:
+ Các nghi lễ kết hôn gồm: Lễ nghị hôn; Lễ định thân; Lễ nạp trưng; Lễ thân nghinh. Dần trở thành phong tục cưới
hỏi của người dân VN và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
+ Thủ tục kết hôn: Điều 322 => đề cao giá trị phụ nữ, thể hiện sự tiến bộ.
+ Chấm dứt kết hôn: chồng ly hôn vợ Điều 310; vợ ly hôn chồng 333, 308 => đề cao giá trị người phụ nữ, sự công
bằng, tinh thần dân tộc VN.
- Quan hệ gia đình:
+ Coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, nghĩa vụ tang chế, cấm tranh giành hay hành vi bất hòa.
+ Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng: không phụng dưỡng thuộc Khoản 7 Điều 2 là Thập ác tội. Điều 5, 45, 7,38.
 Quan hệ HNGĐ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo nhưng có sự cân nhắc cho phù hợp với VN, thể hiện tính dân
tộc nhưng có sự tiến bộ, sáng tạo trong kĩ thuật lập pháp.
* Tổng kết: BLHĐ bảo lưu giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thừa nhận có chọn lộc các giá trị tích cực trong đời sống
tinh thần của dân tộc.
Tính dân tộc là công cụ thống trị của giai cấm cầm quyền; thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân thông qua
PTTQ truyền thống. Thể hiện sự tiến bộ, sáng tạo của nhà làm luật; sự thể hiện của quốc gia có chủ quyền.
2. Nho giáo
*Khái niệm
- Là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử thành lập và được phát triển với mục đích tạo dựng một xã hội
tốt đẹp với những con người có đạo đức và lễ nghi chuẩn mực từ đó tạo thành nền móng vững chắc để phát triển đất nước.

1
- Đề cao chữ Trung => đảm bảo quyền lực của Vua và sự phục tùng của mọi tầng lớp với Vua.
Coi trọng Lễ.
Đề cao chữ Hiếu.
* Ảnh hưởng của Nho giáo:
- Đề cao chữ Trung: Chú trọng việc buộc quan lại thực hiện đúng chức năng, tuyệt đối trung thành với Vua ở cương vị bề tôi:
+ Tôn kính Vua: Điều 102, 125, 126.
+ Làm tròn bổn phận, không vượt quá chức vụ Điều 121, 124…
+ Quy định nghiêm ngặt nghi thức lễ tế Điều 104, 105, 106, 108, 109.
+ Trừng phạt hành vi bất kính với Vua Điều 114, 135.
- Coi trọng lễ:
+ Lễ là nghi lễ, quy phạm đạo đức, là lẽ phải, bổn phận mà mọi người phải tuân theo
+ Mục đích của Lễ: tạo ra tôn ti trật tự trong gia đình, xã hội, quốc gia.
+ Điều 411, 412.
- Đề cao chủ nghĩa nhân đạo
+ Đây là cốt lõi, nền tảng cho đạo trị quốc.
+ Thể hiện thông qua các quy định mang tính khoan hồng:
Người phạm tội là người già, tàn tật, trẻ em: Điều 16, 17, 18, 19.
Người phạm tội là phụ nữ và phụ nữ có thai: Điều 1, 680.
- Đề cao triết lý nhân sinh, lấy con người là trung tâm của thế giới quan
+ Quy định bảo vệ quyền tự do của dân, chống lại sự vô lý của dân đinh: Điều 165, 365, 453
+ Xử phạt với những kẻ phạm tội không kể địa vị xã hội Điều 467, 470.
+ Bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người Điều 473.
* Kết luận
BLHĐ bảo lưu giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thừa nhận có chọn lộc các giá trị tích cực trong đời sống tinh thần của
dân tộc.
Ban hành trên cơ sở tư tưởng Nho giáo “nước lấy dân làm gốc” là nguyên tắc cơ bản
Thể hiện sự tiến bộ, sáng tạo của nhà làm luật; sự thể hiện của quốc gia có chủ quyền.
3. Bảo vệ người phụ nữ.
Đặc biệt phải kể đến bảo vệ quyền lợi phụ nữ. Đây là chính sách pháp luật rất tiến bộ, đậm tính nhân văn tính nhân văn, tiến
bộ và sự dũng cảm của nhà làm luật thời bấy giờ lại được lịch sử ghi nhận ở việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, không
chỉ trong HN GĐ mà còn trong nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội khác.
*Về quan hệ hình sự
- Áp dụng hình phạt: người phụ nữ được áp dụng nhẹ hơn. Về việc áp dụng hình phạt "ngũ hình", có sự phân biệt
giữa đàn ông và đàn bà, không áp dụng hình phạt "trượng" cho đàn bà và áp dụng riêng từng loại tội "đồ" cho đàn ông và đàn
bà. (ĐIỀU 1)
- Vì hình phạt quá hà khắt nặng nề nên pháp luật cũng cân nhắc từng loại hình phạt được áp dụng riêng cho đàn
ông và đàn bà để đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho người phụ nữ yếu đuối Điều 429, Điều 441.

2
- Quy định các hình phạt nghiêm khắc đối với các hành vi xâm hại tình dục, nhân phẩm tiết hạnh, nhất là đối với trẻ
em gái: Điều 403, 404.
*Trong quan hệ hôn nhân gia đình,
- Lần đầu tiên trong lịch sử người phụ nữ được pháp luật qui định quyền bỏ chồng tại Điều 308. Quy định này không
có trong bất kỳ bộ luật nào trước đấy, đây là một điểm rất tiến bộ quy định việc người chồng phải có nghĩa vụ sinh sống cùng
với vợ của mình, nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ này thì mất vợ và vợ cũ có thể đi tìm hạnh phúc mới, đảm bảo cuộc
sống hôn nhân của người phụ nữ.
- Nếu "con rể lăng mạ cha mẹ vợ, đem thưa quan, cho ly dị". Cho thấy vị thế của người vợ cũng tương đối bình
đẳng với người chồng. Quyền ly hôn của người phụ nữ là một trong những quyền quan trọng của họ và cũng là thước đo trình
độ văn minh, tự do của quốc gia. Có thể nói, bộ luật nhà Lê đã trao cho phụ nữ quyền ly hôn là một nét đặc sắc, đậm chất
nhân văn và dũng cảm.
- Người phụ nữ có quyền từ hôn trong trường hợp Điều 322. Pháp luật đã có sự bảo vệ quyền lợi của người con gái,
trường hợp mà con trai không thể thực hiện được vai trò trách nhiệm, không thể đảm bảo cuộc sống đầy đủ ấm no cho vợ thì
bên gái có quyền từ hôn => pháp luật vẫn coi trọng cuộc sống hôn nhân của người phụ nữ. Ngược lại Điều 323.
- Trong việc hưởng tài sản thừa kế, có sự bình đẳng tương đối về tài sản giữa người vợ và chồng trong khối tài sản
chung. Vợ được quyền có tài sản riêng. Pháp luật đã ghi nhận một cách bình đẳng sự đóng góp của người vợ trong tài sản
chung của vợ chồng và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản do hai vợ chồng làm ra.
- Trong thừa kế hương hỏa pháp luật phong kiến vẫn thừa nhận quyền thừa kế của con gái Điều 388. Đây là những
đặc quyền của phụ nữ Việt Nam thời phong kiến, không tìm thấy trong pháp luật Trung Hoa.
Việc bảo đảm quyền dân sự của phụ nữ dưới thời Lê là xuất phát từ văn hóa bản địa của người Việt thể hiện lòng tôn kính,
yêu thương, trân trọng vai trò của người mẹ, người phụ nữ của nhân dân ta. Trong xã hội cổ truyền Việt nam, phụ nữ có vai
trò rất quan trọng trong đời sống lao động, chiến đấu, bồi dưỡng các thế hệ sau.
Những quy định về bảo vệ quyền lợi phụ nữ của Luật Hồng Đức những quy định tiến bộ đi trước thời đại. Mỗi người dân đất
Việt có quyền tự hào và bổn phận kế thừa, phát huy các giá trị tiến bộ, nhân văn trong di sản pháp luật triều Lê đặc biệt là
Quốc Triều hình luật.

4. Bảo vệ Người yếu thế


* Chưa có định nghĩa chính thức nhưng ta có thể hiểu là những người không có được vị thế tương xứng trong
cuộc sống, sống phụ thuộc, không tự định đoạt được cuộc sống, quyền cơ bản bị đe dọa.
* Đặc điểm: dễ bị tổn thương, ít có khả năng bảo vệ mình khi bị xâm hại
địa vị thấp kém, không có nhiều quyền lợi, ít tiếng nói
* Quan điểm của nhà Lê: giảm nhẹ hình phạt khi phạm . Dành nhiều ưu thế trong cuộc sống.
* Nội dung:
- Với người già, trẻ em:
+Hạn chế sử dụng hình phạt: Điều 16
+Được áp dụng nguyên tắc hồi tố đặc biệt: Điều 17
+Nghiêm cấm áp dụng hình thức tra khảo với một số đối tượng và vấn đề liên quan đến người làm chứng: Điều 665.
+Công nhận, bảo vệ các quyền về tính mạng, thân thể và tài sản của trẻ em: Điều 377. Quy định này nhằm bảo vệ quyền
lợi của đứa con khi chưa đến tuổi trưởng thành, phải sống lệ thuộc vào người lớn Vì đây là những đối tượng chưa hoàn thiện
về thể chất, và tinh thần, không có khả năng tự bảo vệ quyền lợi cho mình.
=> thể hiện tính nhân đạo, nghiêm minh của pháp luật, phù hợp truyền thống kính già yêu trẻ.
- Với phụ nữ:
+Được ly hôn trong 2 trường hợp: Điều 308 và 333.
+Quyền có tài sản riêng: Điều 376.
3
+Trong thừa kế hương hỏa: thừa nhận quyền thừa kế của con gái mà không phân biệt đã xuất giá hay chưa Điều 391.
- Với người tàn tật, cô quả không nơi nương tựa: Quan chức địa phương phải có trách nhiệm giúp đỡ họ Điều 294 ,
295. Pháp luật gắn quyền lợi của họ với trách nhiệm cụ thể của quan lại địa phương.
- Với dân tộc thiểu số: có số dân ít, chiếm tỉ lệ thấp trong dân số cả nước. Nhà làm luật tôn trọng tập quán, miễn
giảm hình phạt và trừng trị quan lại cậy quyền thế: Điều 40, 451.
- Với người phạm tội: áp dụng nguyên tắc Vô luật bất hình Điều 17, 665, 669, 697. (chép hết ra)

5. Nhân đạo
*Khái niệm Nhân đạo là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, được trao truyền từ đời này qua đời khác.
là đạo đức thể hiện sự yêu thương, quý trọng và bảo vệ con người; là sự trợ giúp đầy tình người cho
những người kém may mắn trong XH
- Người phụ nữ:
+ Người phụ nữ có quyền được ly hôn Điều 308 và Điều 333, được hủy hôn Điều 320.
+ Quyền có tài sản riêng Điều 376.
+ Trong thừa kế hương hỏa công nhận quyền thừa kế của con gái không phân biệt đã xuất giá hay chưa Điều 391.
Đây có thể xem như một bước đột phá trong truyền thống pháp luật phong kiến nơi phụ nữ vốn “vô sản” thậm chí bản thân
còn bị coi là "tài sản" của chồng.
+ Các hành vi xâm hại tình dục, nhân phẩm tiết hạnh với phụ nữ: xử rất nặng Điều 403.
+ Liên quan đến kiện tụng, bị tội thì được giảm nhẹ
- người già, trẻ em, tàn tật: áp dụng nguyên tắc hồi tố đặc biệt, quy định tại Điều 17.
+ Các hành vi xâm hại tình dục, nhân phẩm tiết hạnh với trẻ em: xử rất nặng Điều 404.
Các đối tượng này vẫn phải chịu TNPL về hành vi của mình nhưng được xử tội theo hướng có lợi nhất. Quy định tại Điều 16.
Chính sách khoan hồng của pháp luật thể hiện tính nhân đạo, giáo dục, cảm hóa lòng người của vua Lê.
- Đối với người phạm tội: Nguyên tắc vô luật bất hình Điều 16, 17, 665, 669, 707.
+ Nghiêm cấm việc đối xử bạo ngược, Điều 707.
+ Nghiêm cấm áp dụng hình thức tra khảo: Điều 665.
+ Xét tính có lỗi trong hành vi trái PL. Điều 41, 47.
+ Ân xá cho người phạm tội: những người bị kết tội Đồ, Lưu; đương đi đường mà gặp dịp ân xá cũng được ân xá.
- người gặp hoàn cảnh khó khăn thì quan chức địa phương phải có trách nhiệm giúp đỡ họ Điều 294 , 295, 437.
- Dân tộc thiểu số là một trong những đối tượng thuộc nhóm người yếu thế Điều 40, 451.
- người thuộc tầng lớp Nô tỳ: Điều 363, 365, 291, 490.
- người tâm thần: Điều 435.
6. Kết hợp Đức trị, Pháp trị
*Khái niệm
- Đức trị:
+ Là học thuyết quân tử mẫu người, kì vọng vào khả năng gánh vác sứ mệnh thời đại.
+ Dùng tư cách đạo đức của nhà cầm quyền cảm hóa dân chúng, dùng tài đức đạo đức của người chỉ huy để quản trị
quốc gia.

4
+ Là yếu tố quyết định hành động so với vận mệnh quốc gia; người chỉ huy cần kết hợp cái tâm + đức + tài để cảm
hóa, tạo lòng tin cho nhân dân.
- Pháp trị:
+ Là chế độ pháp luật của người thống trị, cai trị bằng pháp luật, chủ yếu phục vụ lợi ích tầng lớp cai trị.
+ Pháp luật được tuân thủ tuyệt đối nhưng phản ánh sự độc đoán của giới cầm quyền.
+ Có mối quan hệ lâu dài với dân chủ, là cơ sở hình thành và bảo vệ NN pháp quyền.
*Ưu & Nhược điểm của sự kết hợp
- ƯU điểm:
+ PT cai trị cứng, ĐT cai trị mềm => việc cai trị dễ dàng, lâu dài, người dân dễ tuân phục, giảm bạo lực.
+ Bổ sung, hoàn thiện nhau, hợp lý, hợp tình, hiệu quả trong việc quản lý đất nước
- NHƯỢC điểm:
+ Phụ thuộc nhiều vào tư tưởng và tài năng của nhà cầm quyền
+ Trong quy định: Đức trị chiếm ưu thế => thiếu tính răn đe, nghiêm minh.
Pháp trị chiếm ưu thế => hà khắc, gây ra nỗi sợ trong nhân dân.
*Trong quy định của BLHĐ
- Quy định 10 tội ác (Thập ác tội): Bảo vệ địa vị của Vua, quyền nhân thân con người, chuẩn mực đạo đức;
+ Quy định hình phạt, không được ân xá, giảm nhẹ Điều 18
+ Điều 130: sự kết hợp: nếu ai phạm chữ Hiếu sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật.
+ Điều 475: gia đình là tế bào xã hội => cần phải bảo vệ sự giá trị gia đình. Sự kết hợp: ai lăng mạ, hành hạ, đánh
chết thì chịu sự trừng trị của pháp luật.
- Quy định hình phạt mang tính trừng trị, răn đe để giữ gìn lễ nghi, PTTQ dân tộc:
+ Điều 126: sự kết hợp: ai phạm lễ nghi thì bị trừng phạt
+ Điều 108: Lễ hội là giá trị tinh thần của dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ….
- Chứa đựng sự khoan hồng, chiếu cố:
+ Với người già, trẻ em, người tàn tật: Điều 16, 17.
+ Người vô ý phạm tội: Ngộ sát thì không phải tội: Điều 486
Đã cố gắng không để xảy ra HVVP, lý do BKK thì không phải tội: Điều 182, 622, 634
Phạm tội do không biết thì không phải tội: Điều 54, 517.
Cho phép lấy công chuộc tội: Điều 650.
*Kết luận:
BLHĐ bảo lưu giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thừa nhận có chọn lộc các giá trị tích cực trong đời sống tinh thần của
dân tộc.
Việc kết hợp 2 tư tưởng là điều không dễ nhưng vua LTT đã làm được đem đến những điểm vượt bậc, dấu án trong việc lập
pháp và hành pháp thời bấy giờ.
Thể hiện sự tiến bộ, sáng tạo của nhà làm luật; sự thể hiện của quốc gia có chủ quyền.

You might also like