You are on page 1of 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH

I. Khái niệm:
1. Khái niệm – đặc trưng của hôn nhân:
Khái niệm: HN là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn (Khoản 1, Điều 3)
Đặc trưng:  Khác giới
 Bình đẳng, tự nguyện
 Bền vững
 Pháp lý
2. Khái niệm – chức năng của gia đình:
Khái niệm: GĐ là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc
quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của
Luật.
Chức năng:
 Sinh đẻ
 Giáo dục
 Kinh tế: Mỗi chế độ xã hội khác nhau có nội dung khác nhau. Trong xh chiếm hữu
nô lệ và phong kiến thì mỗi gia đình phong kiến và chủ nô là một đơn vị kinh tế. Nhưng
trong xh chế độ công hữu thì gia đình không còn là đơn vị kinh tế nữa, chức năng kinh tế
của gia đình chủ yếu là tổ chức đời sống của mọi thành viên trong gia đình, thỏa mãn
những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình. Hiện tại, với nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, định hướng xhcn thì kinh tế
gia đình chiếm 1 tỉ trọng đáng kể và có vai trò quan trọng đối với đời sống gia đình. Vậy
nên, chức năng kinh tế là một trong những chức năng chủ yếu của gia đình.
3. Khái niệm Luật Hôn nhân & Gia đình:
Với ý nghĩa là một ngành luật trong hệ thống pháp luật VN, Luật HNGĐ VN là tổng hợp
các QPPL do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về thân
nhân và tài sản.
Với ý nghĩa là một môn học, Luật HNGĐ VN là hệ thống các khái niệm, quan điểm, nhận
thức, đánh giá mang tính chất lí luận về PL HN&GĐ.
Luật HNGĐ có phải là một bộ phận chuyên ngành của Luật Dân sự hay là một ngành luật
độc lập?
3.1. Đối tượng điều chỉnh: các quan hệ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về
những lợi ích nhân thân và tài sản.
Căn cứ làm phát sinh các quan hệ hôn nhân – gia đình là những sự kiện pháp lý đặc biệt, đó
là hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng.
Chủ thể của quan hệ hôn nhân – gia đình chỉ có thể là các thể nhân, không thể là các tổ
chức, cơ quan được.
Quyền và nghĩa vụ hôn nhân - gia đình gắn liền với nhân thân mỗi chủ thể, không thể
chuyển giao cho người khác được.
Quyền và nghĩa vụ tài sản trong quan hệ hôn nhân – gia đình không dựa trên cơ sở hàng hóa
– tiền tệ, không mang tính chất đền bù ngang giá.
Quyền và nghĩa vụ hôn nhân - gia đình bền vững, lâu dài.
3.2. Phương pháp điều chỉnh:
Trong quan hệ hôn nhân – gia đình thì quyền đồng thời là nghĩa vụ của các chủ thể.
Các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình phải xuất phát từ lợi ích chung của gia
đình.
Các chủ thể không được phép bằng sự thỏa thuận của mình để làm thay đổi những quyền và
nghĩa vụ mà PL đã quy định.
Các QPPL HN-GĐ gắn bó mật thiết với các quy phạm đạo đức, phong tục tập quán. Việc
thực hiện nghĩa vụ hôn nhân – gia đình được bảo đảm bởi tính cưỡng chế của nhà nước trên
tinh thần phát huy tính tự giác thông qua tính giáo dục, khuyến khích và hướng dẫn thực
hiện.
3.3. Các nguyên tắc:
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ,
Một vợ một chồng.
Bình đẳng vợ chồng, bình đẳng nam nữ, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch.
Bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và các con.
Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.

You might also like