You are on page 1of 1

CÂU HỎI THẢO LUẬN LẦN II

Giảng viên giảng dạy: Trần Quang Trung


Nhóm: 02- Lớp HC45B(1)
( Nhóm trưởng: 4184- Lê Hoàng Nhi)
Đề: Điều gì làm cho thương nghiệp giai đoạn nhà Lê phát triển (đặc biệt là vào thời vua
Lê Thánh Tông).
Bài làm
Lịch sử ta đã trải qua các triều đại khác nhau, mỗi triều đại thì có một sự phát triển trên lĩnh
vực kinh tế nói chung và thương mại nói riêng, tuy nhiên sự phát triển đó vẫn chưa để lại
nhiều dấu ấn. Đến vương triều Lê sơ, nền kinh tế đặt biệt là về lĩnh vực thương mại đã có sự
phát triển vược bậc và để lại nhiều thành tựu to lớn.
Vua Lê Thánh Tông chủ trương trọng nông nghiệp, đẩy mạnh các chính sách phát triển kinh
tế. Hoạt động nội thương thời Lê Thánh Tông chủ yếu là hình thức trao đổi sản phẩm giữa các
địa phương. Đông Kinh là trung tâm buôn bán lớn nhất và sầm uất nhất. Ngoài Đông Kinh và
một vài thị trấn là trung tâm buôn bán, hầu hết là các chợ nằm ở các địa phương. Mỗi xã có
một chợ hoặc một vài xã lân cận có một chợ chung. Chợ họp hàng ngày hoặc theo những ngày
nhất định trong tháng gọi là ngày phiên chợ. Họp chợ là dịp để những người trong địa phương
và các lái buôn từ xa tới buôn bán trao đổi sản phẩm - chủ yếu là trao đổi giữa nông phẩm và
sản phẩm thủ công. Để tạo thuận tiện cho việc mua bán Lê Thánh Tông đã từng khuyến dụ các
quan ngoài ra vua còn quy định về việc chia chợ. Theo đó, các quan phủ, huyện, châu phải
xem xét thực trạng, nếu việc chia chợ là thuận tiện cho việc buôn bán của dân thì làm bản tâu
lên xin phép triều đình.
Đối với ngoại thương, Lê Thánh Tông thực hiện chính sách ức chế nghiêm ngặt. Trên cửa
khẩu dọc biên giới miền duyên hải, triều đình lập cơ quan kiểm soát ngoại thương rất khắt
khe. Những nhà buôn ngoại quốc đến Đại Việt buôn bán chỉ được ra vào hạn chế tại một số
địa điểm quy định, chủ yếu là Vân Đồn. Tại các cửa biển có các quan Sát hải sứ kiểm soát tàu
bè, các An phủ ty và Đề Bạc ty kiểm soát buôn bán và đi lại. Nhân dân và quan lại vùng duyên
hải tự ý mua hàng hoá của người nước ngoài hoặc đón tiếp các thuyền buôn thì sẽ bị nghiêm
trị, phạt tiền rất nặng, từ 50 quan đến 200 quan.
Nhờ đất nước đôc lập thống nhất, quyền lực tập trung vào tay vua, nhà vua đưa ra các chính
sách hợp lý mà Lê Thánh Tông lúc nào cũng gốc rễ là từ nhân dân luôn lo lắng, quan tâm đến
đời sống của nhân dân đưa ra các chính sách, khuyến khích người dân thúc đẩy làm ăn làm
cho nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển kéo theo đó là đẩy nhanh sự phát triển thương
nghiệp giúp nền kinh tế Đại Việt nhanh chóng được phục hồi nâng cao đời sống của nhân dân,
dân số ngày càng tăng lên, củng cố nền phát triển dân tộc và đưa đất nước phát triển rực rỡ
nhất trong mọi lĩnh vực đăc biệt là thương nghiệp lúc nào cũng sầm uất, nhộn nhịp trong giao
lưu buôn bán mà các đời vua trước đó không làm được. Lê Thánh Tông đã đưa Đại Việt trở
thành quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.

You might also like