You are on page 1of 3

CÂU HỎI THẢO LUẬN LẦN II

Giảng viên giảng dạy: Trần Quang Trung


Nhóm: 02
Đề: Điều gì làm cho thương nghiệp giai đoạn nhà Lê phát triển (đặc biệt là vào
thời vua Lê Thánh Tông).
Bài làm
Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ
nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước được thể hiện trong
các triều đại, rõ nét nhất là ở nhà Lê Sơ được thành lập từ kết quả thắng lợi của khởi
nghĩa Lam Sơn kéo dài 10 năm chống lại sự đô hộ của nhà Minh do Lê Lợi lãnh đạo,
từ đó tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới. Chính quyền phong kiến được hoàn
thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông hoàn chỉnh nhất. Đặc biệt ở giai đoạn này
thương nghiêp của nhà Lê rất phát triển.
Nếu như các triều đại trước quản lý thương nghiệp có sự phát triển từng bước qua các
thời đại như: Nhà Ngô do tình hình chính trị bất ổn, triều đại chỉ tồn tại được 26 năm
nên nền kinh tế còn chưa kịp phát triển. Thương nghiệp chưa đạt được thành tựu gì thì
qua đến nhà Đinh nhà nước cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước. Nhiều trung
tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành. Còn nhà Tiền Lê thì quan hệ bang giao
Việt – Tống được thiết lập, nhân dân miền biên giới hai nước trao đổi hàng hóa với
nhau.Với nhà Lý thì buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng, hệ thống chợ được
xây dựng. Vân Đồn là nơi buôn bán tập nập, thu hút nhiều thuyền buôn của các nước
đến trao đổi, buôn bán.
Đến Nhà Trần và nhà Hồ thì đã có sự phát triển cả nội thương và Ngoại thương. Ở
nhà Trần nội thương thì buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên ở nhiều nơi. Xuất hiện một
số thương nhân, thường tập trung ở các đô thị, thương cảng. Thăng Long là trung tâm
kinh tế khá sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ công, nhiều chợ lớn thu hút
người buôn bán các nơi. Còn ngoại thương việc buôn bán với thương nhân nước ngoài
được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn. Với Nhà Hồ có chính sách đánh thuế khá cao nhằm
hạn chế buôn bán định giá tiền giấy để trao đổi. Ở mặt nội thương kinh đô Thăng Long
là trung tâm buôn bán lớn nhất và sầm uất nhất. Ở các địa phương mỗi xã có một chợ
hoặc và xã lân cận có chung một chợ và họp theo những ngày nhất định. Còn Ngoại
thương: kiểm soát ngoại thương rất khắc khe. Những nhà buôn ngoại quốc đến Đại
Việt buôn bán phải vào những nơi quy định, không được tự ý vào các trấn. Nhân dân
và quan lại vùng duyên hải tự ý mua hàng hoá của người nước ngoài hoặc đón tiếp các
thuyền buôn thì sẽ bị nghiêm trị, phạt tiền rất nặng.
Nhưng đến thời nhà Lê nhất là vua Lê Thánh Tông thì vua Lê Thánh Tông chủ
trương trọng nông nghiệp, đẩy mạnh các chính sách phát triển kinh tế. Hoạt động nội
thương thời Lê Thánh Tông chủ yếu là hình thức trao đổi sản phẩm giữa các địa
phương. Đông Kinh là trung tâm buôn bán lớn nhất và sầm uất nhất. Ngoài Đông Kinh
và một vài thị trấn là trung tâm buôn bán, hầu hết là các chợ nằm ở các địa phương.
Mỗi xã có một chợ hoặc một vài xã lân cận có một chợ chung. Chợ họp hàng ngày
hoặc theo những ngày nhất định trong tháng gọi là ngày phiên chợ. Họp chợ là dịp để
những người trong địa phương và các lái buôn từ xa tới buôn bán trao đổi sản phẩm -
chủ yếu là trao đổi giữa nông phẩm và sản phẩm thủ công. Để tạo thuận tiện cho việc
mua bán Lê Thánh Tông đã từng khuyến dụ các quan rằng: “Trong dân gian hễ có dân
là có chợ để lưu thông hàng hóa, mở đường giao dịch cho dân. Các xã chưa có chợ có
thể lập thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không được trùng hay trước ngày họp
chợ cũ để tránh tình trạng tranh giành khách hàng của nhau”
Do dân cư ngày càng đông đúc và nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng lớn,
năm 1477, Lê Thánh Tông ra quy định về việc chia chợ. Theo đó, các quan phủ, huyện,
châu phải xem xét thực trạng, nếu việc chia chợ là thuận tiện cho việc buôn bán của
dân thì làm bản tâu lên xin phép triều đình. Luật Hồng Đức có quy định cấm những
hành động sách nhiễu và thu thuế quá cao đối với các chợ. Điều 186 chương Vi
chế ghi: “Những người coi chợ trong kinh thành mà sách nhiễu tiền lều chợ thì xử tội
xung, đánh 50 roi, biếm 1 tư; lấy thuế chợ quá nặng biếm 2 tư, mất chức coi chợ và
bồi thường tiền gấp đôi trả cho dân, tiền phạt trả cho người cáo giác. Nếu lấy thuế chợ
không đúng luật thì đánh 80 trượng và dẫn đi rao trong chợ 3 ngày”
Đối với ngoại thương, Lê Thánh Tông thực hiện chính sách ức chế nghiêm ngặt.
Trên cửa khẩu dọc biên giới miền duyên hải, triều đình lập cơ quan kiểm soát ngoại
thương rất khắt khe. Những nhà buôn ngoại quốc đến Đại Việt buôn bán chỉ được ra
vào hạn chế tại một số địa điểm quy định, chủ yếu là Vân Đồn. Tại các cửa biển có các
quan Sát hải sứ kiểm soát tàu bè, các An phủ ty và Đề Bạc ty kiểm soát buôn bán và đi
lại. Nhân dân và quan lại vùng duyên hải tự ý mua hàng hoá của người nước ngoài
hoặc đón tiếp các thuyền buôn thì sẽ bị nghiêm trị, phạt tiền rất nặng, từ 50 quan đến
200 quan.
Nhờ đất nước đôc lập thống nhất, quyền lực tập trung vào tay vua, nhà vua đưa ra
các chính sách hợp lý mà Lê Thánh Tông lúc nào cũng gốc rễ là từ nhân dân luôn lo
lắng, quan tâm đến đời sống của nhân dân đưa ra các chính sách, khuyến khích người
dân thúc đẩy làm ăn làm cho nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển kéo theo đó là
đẩy nhanh sự phát triển thương nghiệp giúp nền kinh tế Đại Việt nhanh chóng được
phục hồi nâng cao đời sống của nhân dân, dân số ngày càng tăng lên, củng cố nền phát
triển dân tộc và đưa đất nước phát triển rực rỡ nhất trong mọi lĩnh vực đăc biệt là
thương nghiệp lúc nào cũng sầm uất, nhộn nhịp trong giao lưu buôn bán mà các đời
vua trước đó không làm được. Lê Thánh Tông đã đưa Đại Việt trở thành quốc gia
cường thịnh nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.

You might also like