You are on page 1of 6

Dựa vào những phong tục, tập quán được dẫn ở trên, hãy trả lời các câu

hỏi sau:
a/ Những phong tục, tập quán nào không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật,
được thừa nhận để trở thành tập quán pháp?

Trả lời

 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật


- Nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân
- Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Nguyên tắc nhân đạo
- Nguyên tắc thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ pháp lý
- Nguyên tắc công bằng
- Nguyên tắc: “Được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm” đối với nhân dân
Nguyên tắc “Chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép” đối với nhà nước
 Tập quán pháp
- Là thói quen hình thành từ đời sống hay từ truyền thống văn hoá xã hội trong một thời
gian dài và được nhà nước thừa nhận, nâng lên thành pháp luật
 Điều kiện thừa nhận để trở thành tập quán pháp
- Tập quán phải rõ ràng để xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ
dân sự
- Tập quán phải là thói quen được hình thành, thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong đời
sống xã hội
- Tập quán được áp dụng trong trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật
không quy định
- Tập quán được áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
 Những phong tục, tập quán được thừa nhận để trở thành tập quán pháp
 Dân tộc Êđê
o “Chúng ta ai ai cũng có quyền đốt rẫy, bắt cá ở bất cứ nơi nào. / Ai ai cũng có
quyền trèo lên cây lấy mật ở bất cứ rừng thấp, bụi bờ nào”
- Điều này nói lên vấn đề sở hữu đối với tài nguyên thiên nhiên và các tài sản khác của
cộng đồng
- Nhìn chung luật tục của các bộ tộc người khẳng định quyền sở hữu công cộng của cộng
đồng làng buôn về đất canh tác, đất rừng, sông suối và các tài nguyên thuộc về “lãnh
thổ” của làng buôn ấy. Trong các bản luật tục đều ghi rõ cột mốc làm ranh giới phân chia
đất đai giữa các buôn làng.
- Đất đai và tài nguyên thuộc về sở hữu chung của buôn làng thì mọi người có quyền sử
dụng. Luật tục sẽ đảm bảo quyền của mỗi thành viên của cộng đồng được khai thác hợp
lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, như khai thác nguồn nước, đánh bắt tôm cá, săn
bắt thú rừng, khai thác gỗ để làm nhà và các vật dụng.
 Dân tộc Jrai
o “Nếu chồng nó chết/ Của cải của nó sẽ để lại cho ai/ Để lại của cải / Cho con trai,
con nuôi / Nếu cha mẹ qua đời”
- Đối với người Jrai mặc dù theo chế độ mẫu hệ nhưng con trai cũng có quyền thừa kế.
Tập tục đã thể hiện sự bình đẳng trong việc thừa hưởng tài sản.
- Vì điều này nói đến hàng thừa kế thứ nhất (conđẻ, con nuôi) theo Luật thừa kế tài sản
trong gia đình
- Phong tục tập quán này phù hợp và tương đồng với Luật thừa kế tài sản trong gia đình
Điều 676 Bộ Luật Dân sự 2005.
 Dân tộc M’Nông
o “Xét thấy vợ chồng không sống chung được nữa/ Chừng đó mới tách ra ở riêng”
- Phong tục đã đảm bảo quyền cá nhân đều bình đẳng, đề cao tinh thần trách nhiệm,
nghĩa vụ khi nên vợ chồng.
- Cuộc sống vợ chồng sẽ có xảy ra những cãi vã và xích mích, cả hai phải chịu trách nhiệm,
tha thứ và tìm hướng giải quyết với nhau.
- Thế nhưng khi cả hai đã hoàn toàn không thể tha thứ và bao dung cho đối phương, có
thể ly than, tách ra ở riêng và thậm chí ly hôn.
- Bên cạnh đó, phong tục còn phù hợp với đạo đức xã hội, góp phần giữ gìn hạnh phúc gia
đình.
- Điều 89 luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định “Toà án xem xét yêu cầu ly
hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của
hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn”.

 Những phong tục, tập quán khác không được thừa nhận
 Dân tộc Êđê
o Điều 99, 100, 101 trong tục “Juê nuê”: khi chồng chết, người phụ nữ
có quyền đòi hỏi nhà chồng phải thế một người em trai chồng để làm chồng và
ngược lại.
- Điều này là loạn luân và đi ngược lại tiêu chuẩn đạo đức của con người, gây rối loạn trật
tự trong gia đình.
 Dân tộc Jrai
o “Trai còn tơ, gái còn son họ đến gặp gỡ nhau/ Có việc gì động chạm đến ai thì
mới sợ/ Chúng nó được phép bắt lấy nhau làm vợ chồng”
- Nếu theo chúng em hiểu trên mặt chữ, điều này cho phép yêu đương tự do.
- Nhưng không phải hôn nhân tự nguyện, khi có hành động “bắt” mang tính cưỡng ép.
- Hơn nữa vì phong tục này đề cập đến đối tượng ở giai đoạn trẻ tuổi, có thể sẽ xảy ra nạn
tảo hôn (kết hôn trước độ tuổi quy định).
 Dân tộc Ba-na và Jrai
o Nếu người mẹ chẳng may chết khi vượt cạn thì trẻ sơ sinh phải chết theo. Ngay
cả nhữngn đứa trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mà người mẹ qua đời thì cũng bị
chôn sống cùng hoặc bỏ mặc giữa rừng”.
- Điều này là phi nhân đạo, đi ngược lại nhân quyền.

b/ Tập quán pháp có ưu điểm, nhược điểm gì trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội?

Trả lời
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
Góp phần tạo nên pháp luật và nâng cao hiệu Tập quán pháp tồn tại dưới dạng bất thành văn
quả của pháp luật nên thường được hiểu một cách ước lệ, thường
Vì tập quán pháp xuất phát từ những thói có tính tản mạn, địa phương, khó bảo đảm có
quen, những quy tắc ứng xử từ lâu đời nên đã
thể được hiểu và thực hiện thốngnhất trong
ngấm sâu vào tiềm thức của nhân dân và
được nhân dân tự giác tuân thủ. phạm vi rộng.
Dễ dàng thực hiện, công tác tuyên truyền Ra đời từ rất lâu, trong điều kiện nền kinh tế-xã
hội nông nghiệp lạc hậu, thiếu cơ sở khoa học,
thuận lợi, góp phần bảo vệ thuần phong mỹ
không mang tính quy phạm phổ biến, do đó
tục. không thể tránh khỏi sự lạc hậu và đôi khi là sự
Vì tập quán bao hàm và cụ thể hóa các chuẩn xung đột với pháp luật của nhà nước, có ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ, đến tình cảm trong
mực về đạo đức, pháp lý xã hội, tạo nên các cộng đồng các dân tộc.
giá trị văn hóa, tinh thần, truyền thống của
dân tộc, không ngừng được củng cố.
Hỗ trợ cho việc thực hiện và áp dụng các quy Ảnh hưởng đến sự thống nhất của pháp chế,
định pháp luật, cho việc chi tiết hóa, cụ thể khó khăn thi muốn thay đổi điều chỉnh.
hóa pháp luật, lấp đầy các kẽ hở của văn bản
pháp luật trong pháp luật

c/ Phân tích mối quan hệ giữa phong tục tập quán và pháp luật?

Trả lời

 Khái niệm
o Phong tục tập quán: là những quy tắc xử sự chung hình thành từ thói quen xử sự
có tính chất lặp đi lặp lại hằng ngày trong một cộng đồng dân cư nào đó.
o Pháp luật: là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra, thừa nhận và bảo
đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích và định hướng
của nhà nước.
 Mối quan hệ giữa phong tục tập quán và pháp luật
- Pháp luật và phong tục tập quán đều là những quy tắc xử sự chung hay quy phạm xã hội
để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội. Nó là tiêu chuẩn để xác định giới
hạn và đánh giá hành vi của con người.
- Chúng được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể
mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh, được
thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống và đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã
hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội
 Phong tục tập quán và pháp luật có mối quan hệ gắn bó mật thiết, sâu sắc luôn bổ
sung, hoàn thiện lẫn nhau đồng thời bài trừ, hạn chế nhau.

QUAN HỆ PHÁP LUẬT -> TẬP QUÁN TẬP QUÁN -> PHÁP LUẬT
BỔ SUNG, Pháp luật có thể góp phần củng cố, phát huy - Tập quán là nguồn nội dung, hỗ trợ bổ sung
HOÀN THIỆN vai trò, tác dụng thực tế của các tập quán của pháp luật, những tập quán trái với ý chí
LẪN NHAU khi chúng phù hợp với ý chí của nhà nước và của nhà nước sẽ trở thành tiền đề để hình
được thừa nhận trong pháp luật, bảo vệ thành nên những quy phạm thay thế chúng.
những phong tục tập quán tiến, gìn giữ Tập quán xác định họ hoặc xác định dân tộc
những nét đẹp, bản sắc riêng của dân tộc. cho con
Các phong tục ăn Tết cổ truyền, Giỗ Tổ Hùng Tập quán sản xuất pháo và đốt pháo, phong
Vương khi được Nhà nước thừa nhận thì sẽ tục thách cưới…
được Nhà nước bảo đảm thực hiện, tạo điều
kiện cho các phong tục đó được củng cố,
phát huy vai trò, tác dụng trong thực tế
thông qua việc cho phép người lao động,
giáo viên, học sinh, sinh viên được nghỉ để
- Những tập quán phù hợp với ý chí của nhà
ăn Tết, ăn Giỗ, tổ chức các nghi lễ quốc gia
nước, được thừa nhận trong pháp luật sẽ góp
để kỷ niệm những ngày này.
phần làm cho pháp luật được thực hiện một
cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn, bởi vì các tập
quán đó đã ngấm sâu vào tiềm thức của nhân
dân thành thói quen xử sự của họ.
Pháp luật cũng có thể góp phần loại trừ, Những phong tục, tập quán trái với ý chí của

HẠN CHẾ, BÀI thanh toán dần các tập quán trái với ý chí nhà nước sẽ cản trở việc thực hiện pháp luật
TRỪ NHAU của nhà nước, lạc hậu, không phù hợp với trong thực tế.
tiến trình phát triển của xã hội. Tảo hôn, cướp dâu, ...
Phong tục thách cưới, tập quán coi quan hệ
hôn nhân là một quan hệ gả bán…trái với ý
chí của Nhà nước ta nên được pháp luật loại
trừ, thanh toán dần bằng quy định: Hôn
nhân là tự nguyện, trên cơ sở tình yêu giữa
nam và nữ, cấm yêu sách của cải trong việc
cưới hỏi.

Tài liệu tham khảo:


https://luatminhkhue.vn/nguyen-tac-phap-luat-la-gi---tim-hieu-quy-dinh-ve-nguyen-tac-
phap-luat.aspx
https://accgroup.vn/tap-quan-phap-la-gi/
https://kiemsat.vn/quyen-con-nguoi-trong-luat-tuc-cac-dan-toc-thieu-so-o-tay-nguyen-
55867.html#:~:text=Lu%E1%BA%ADt%20t%E1%BB%A5c%20%C3%8A%C4%91%C3%AA
%20ghi%20r%C3%B5,%E1%BB%9F%20b%E1%BA%A5t%20c%E1%BB%A9%20n%C6%A1i
%20n%C3%A0o.&text=%C4%90%E1%BB%91i%20v%E1%BB%9Bi%20c%C3%A1c%20t
%E1%BB%99c%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di,quy%E1%BB%81n%20s%E1%BB%AD%20d
%E1%BB%A5ng%20c%E1%BB%A7a%20h%E1%BB%8D.
https://tailieu.vn/doc/tuc-jue-nue-trong-hon-nhan-cua-nguoi-ede-92951.html
https://vovworld.vn/vi-VN/sac-mau-cac-dan-toc-viet-nam/tuc-jue-nue-trong-hon-nhan-
cua-nguoi-ede-579452.vov

You might also like