You are on page 1of 78

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO TP.

HCM
KHOA ĐẠI CƯƠNG
MỤC TIÊU CHUNG (Common
Subject Objectives)

 Có thể sử dụng ngôn ngữ chuẩn


mực, vận dụng và so sánh với ngoại
ngữ mình đang học.
 Sinh viên sẽ phát huy kỹ năng tự
nghiên cứu, làm việc theo nhóm, thái
độ tích cực, chủ động để đáp ứng tốt
hơn cho công việc của mình.
MỤC TIÊU CHUNG (Common
Subject Objectives)

Sinh viên có những hiểu biết cơ bản


về nguồn gốc, bản chất, chức năng của
ngôn ngữ
 Có những kiến thức cơ bản về ngôn
ngữ học như: ngữ âm,từ vựng-ngữ
nghĩa, ngữ pháp, phong cách.
MỤC TIÊU CHUNG (Common
Subject Objectives)

 Có kiến thức về ngôn ngữ thế giới và


ngôn ngữ trong giao tiếp gắn với đặc
điểm văn hóa.
MỤC TIÊU (Subject Objectives)

Sau khi học tập học phần này, SV


cần đạt được những mục tiêu chính:
1. Về kiến thức:
Giúp cho người học có cái nhìn tổng
quan về ngôn ngữ: bản chất, chức
năng và nguồn gốc ngôn ngữ, quan hệ
ngôn ngữ - tư duy, phân loại ngôn
ngữ...
MỤC TIÊU (Subject Objectives)

 Hiểu rõ nội dung môn ngôn ngữ học


và tiếp thu các chuyên ngành ngữ âm
học (phonetics), từ vựng học
(lexicology), ngữ pháp học (grammar),
phong cách học (stylistics).
MỤC TIÊU (Subject Objectives)

2. Về kỹ năng:
 SV có thể nhận diện, mô tả và phân tích
tốt các đơn vị ngôn ngữ (âm, từ, cụm từ,
câu). Qua đó, góp phần phát triển tư duy và
hoàn thiện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.
 Bên cạnh đó, hình thành các kỹ năng làm
việc theo nhóm, thuyết trình, tự học và tự
nghiên cứu suốt đời.
MỤC TIÊU (Subject Objectives)

3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

SV tiếp thu kiến thức một cách chủ


động , tích cực tham dự bài giảng, tự
tìm và đọc tài liệu, cập nhật thông tin ở
thư viện và trên internet, chuẩn bị và
tham gia thảo luận, thuyết trình chuyên
đề.
MỤC TIÊU (Subject Objectives)

3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Sinh viên nâng cao ý thức gìn giữ sự


trong sáng của tiếng Việt và phát triển
các kỹ năng ngôn ngữ của bản thân
hoàn thiện hơn.
MỤC TIÊU (Subject Objectives)

- Có ý thức tiếp thu một cách


khoa học những vấn đề về việc
học tiếng mẹ đẻ và tiếng nước
ngoài.
- Tạo tiền đề cho việc học tốt
các HP tiếng Việt và tiếng nước
ngoài trong chương trình.
NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN

- Dự lớp đủ số giờ lí thuyết và thực hành


theo quy định;
- Nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham
khảo, chuẩn bị đề cương thảo luận hoặc
thuyết trình, làm bài tập trước khi lên lớp.
- Làm đủ các bài kiểm tra và thi học phần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu chính:


• Đinh Xuân Hảo (2021)– Ngôn ngữ học
đại cương– tài liệu nội bộ .
• Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn
Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết
( 2010): Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB
Giáo Dục, Việt Nam.
Tài liệu bổ sung: theo phiếu kèm theo.
CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH
Đề nghị chọn nhóm 2 (cả lớp 13 nhóm)
Chọn đề tài theo thứ tự.
SV ghi thông tin cá nhân:
1.Họ và tên 2. Nam / nữ 3. Ngày sinh 4.
Nơi sinh
5. Quê quán 6. Số điện thoại 7. Địa chỉ
email: vbu. 8. Tên đề tài
Gửi về: xuanhaovbu@gmail.com.
Điểm thuyết trình được cộng thêm vào điểm
kiểm tra 1 tiết và tính bình quân.
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO TP.HCM
KHOA ĐẠI CƯƠNG
NHÓM :

HỌ TÊN CÁC HỌC VIÊN

BÀI THUYẾT TRÌNH


NGÔN NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNG
TÊN ĐỀ TÀI:

Ngày thuyết trình:


(in kèm theo biên bản họp phân công tổ, mức độ đóng góp)
LƯU Ý
• Thực hiện theo TỔ
• Trên POWER POINT.
* GHI RÕ NGUỒNTÀI LIỆU THAM KHẢO (Họ tên tác
giả, năm xuất bản, tên tác phẩm, nhà xuất bản/
Địa chỉ trang web- tên tác giả- Tựa bài- ngày giờ
truy cập) (Theo Công ước Bern)
HÌNH ẢNH minh họa nên có chú thích, chỉ chọn hình
ảnh hợp đề tài, số lượng vừa phải.
FILE ÂM THANH (TIẾNG) đính kèm có thể gửi qua
email. Nếu dung lượng lớn, cần chia nhỏ ra hoặc
nén lại.

HẠN CHÓT nộp bài hoàn chỉnh qua email của cô để


chấm điểm: hạn chót trước khi thuyết trình 3
ngày đến 1 tuần) , gửi: xuanhaovbu@gmail.com
KỸ NĂNG - NGHỆ THUẬT THUYẾT TRÌNH
1. Chuẩn bị
“ Phải biết biển mới nói được sông”
- Xác định rõ mục tiêu để không nói lạc đề
- Chuẩn bị bằng Power Point / Viết ra giấy / ĐTDĐ những nội dung chính của bài
- Bài nói phải chứa đựng những thông tin mới
2. Thuyết trình
- Chuẩn bị ngôn ngữ ngoại hình chỉn chu
- Tư thế chững chạc, tự tin, ung dung, nhìn bao quát cử tọa, tạo mối giao lưu.
- Để micro cách miệng 20-25cm, phát âm vừa phải.
- Nhịp cầu ánh mắt
- Ngữ điệu của giọng nói:Phát âm chuẩn, chú ý thay đổi âm lượng, âm tần,âm sắc, âm
điệu phù hợp
- Theo Allan Pease (tác giả “Body Language”), 87% những điều chúng ta học được
qua nhìn, 11% thông qua nghe, còn lại thông qua 3 giác quan khác.
- Luyện trí nhớ (kết hợp trí nhớ tình huống, trí nhớ khái quát và trí nhớ trình tự)
ThS. ĐINH XUÂN HẢO
TỔNG QUAN
I. NGÔN NGỮ (Language) LÀ GÌ?
II. BẢN CHẤT CỦA NGÔN NGỮ
1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
2. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt
3. Ngôn ngữ có bản chất văn hóa
Phát biểu quan niệm về
ngôn ngữ (language) ,
hoạt động ngôn ngữ
(speech) và lời nói
(discourse).
A.NGÔN NGỮ (Language) LÀ GÌ?

- Laø tieáng noùi cuûa moät coäng ñoàng xaõ hoäi


nhaát ñònh, moät daân toäc nhaát ñònh.
- Ñöôïc theå hieän cuï theå baèng lôøi noùi.
- Ngoân ngöõ vaø lôøi noùi coù quan heä chaët
cheõ, gaén boù, naèm trong moät theå thoáng
nhaát, tuy khoâng ñoàng nhaát.
Lời nói không là dao
mà cắt lòng đau nhói!
Lời nói không là khói
mà mắt lại cay cay!
Lời nói không là mây
mà đưa ta xa mãi!
Sao không ngồi nghĩ lại
nói với nhau nhẹ nhàng!
NGOÂN NGÖÕ LÔØI NOÙI
Veà nguoàn Xaõ hoäi Caù nhaân
saùng taïo
Veà tính chaát Khaùi quaùt, chung Cuï theå, rieâng
Veà giaù trò Ôû phaïm vi roäng Ôû phaïm vi heïp
söû duïng
-Hoạt động sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
được gọi là hoạt động ngôn ngữ.
- Hoạt động ngôn ngữ tạo ra sản phẩm hoặc
ở dạng âm thanh (ngôn ngữ trực tiếp) hoặc
ở dạng chữ viết (ngôn ngữ gián tiếp).
(Nature of Language)
1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội

1.1. Tính xã hội của ngôn ngữ


Trong các quan niệm về bản chất ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ phát triển theo quy luật tự nhiên;
- Ngôn ngữ đồng nhất với bản năng sinh vật ;
- Ngôn ngữ đồng nhất với đặc trưng chủng tộc, do
di truyền (bẩm sinh);
- Ngôn ngữ đồng nhất với tiếng kêu của động vật
trong lao động của L.Naure và K. Biukher
- Ngôn ngữ là của cá nhân.
- Thuyết do Thượng đế sinh ra;
- Thuyết ngôn ngữ cử chỉ của W.Wundt và Marr.
- Thuyết duy cảm do J.J. Rousseau và Humbolt đại
diện.
- Thuyết tượng thanh của Platon và Augustin.
- Thuyết do học tập trong cộng đồng
Thuyết nào hợp lí nhất?
Có phải hễ cha mẹ là người
dân tộc nào thì con cái đương
nhiên biết nói tiếng dân tộc ấy
không?
SV
thảo luận nhóm,
trình bày quan điểm của mình
về các giả thuyết
hình thành ngôn ngữ
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM SAI LẦM VỀ NGUỒN GỐC
CỦA NGÔN NGỮ

- Ngôn ngữ không phát triển theo quy luật của tự nhiên:
không nảy sinh,trưởng thành, hưng thịnh, suy tàn, diệt
vong.
Ngôn ngữ luôn kế thừa cái cũ, phát triển cái mới, không
bị hủy diệt hoàn toàn.
Tử ngữ: do dân tộc nói tiếng ấy bị hủy diệt
(VD: tiếng Tiên Li - Trung Quốc,…); do nó được thay
bằng ngôn ngữ khác.
- Thuyết đồng nhất với tiếng kêu của động vật:
Tiếng kêu động vật: phản xạ có điều kiện hay
không có điều kiện. I.P. Páplốp gọi những phản xạ
như vậy là hệ thống tín hiệu thứ nhất (có cả ở
người và động vật)
Tiếng nói của con người: hệ thống tín hiệu thứ hai,
là tín hiệu của những tín hiệu thứ nhất. Hệ thống
tín hiệu thứ hai gắn với tư duy trừu tượng, với việc
tạo ra các khái niệm chung và các từ.
- Thuyết ngôn ngữ cá nhân: cá nhân có thể vận
dụng ngôn ngữ khác nhau, nhưng nếu không cùng
sử dụng một ngôn ngữ thì con người làm sao có
thể hiểu nhau?
- Thuyết Thượng Đế: ngôn ngữ do đấng siêu
nhiên sinh ra, có trước con người (Thần thoại Nữ
Oa, Kinh Thánh) => không khoa học.
- Thuyết duy cảm: cảm xúc là nguồn gốc của
ngôn ngữ => thán từ có số lượng rất ít.
- Thuyết tượng thanh: ngôn ngữ bắt chước âm
thanh của tự nhiên (lốp bốp / paf flac / flic flac,
đùng đoàng / pif paf , răng rắc/ cricraguer, ầm ầm/
brun, đùng đùng/ pan, sột soạt/ frou frou, ò ó o/
cocorico …) => số lượng rất ít.
Mỗi ngôn ngữ có hệ thống tượng thanh
khác nhau khi mô tả cùng một hiện tượng tự
nhiên.
- Thuyết ngôn ngữ cử chỉ ( gật, lắc đầu, ngoắc,
khoát tay): chỉ có tác dụng bổ sung. Ngôn ngữ bao
giờ cũng là ngôn ngữ thành tiếng.
- Thuyết di truyền hay bẩm sinh: ngôn ngữ
không phải là hiện tượng sinh vật, nó không mang
tính bẩm sinh hay di truyền.
- Dẫn chứng:
+ Thí nghiệm của Hoàng đế Zêlan Utđin Acba (nuôi
trẻ cách ly trong 12 năm)
+ Hai bé gái trong hang sói (Ấn Độ,1920)
+ “Người rừng” Rơ Chăm H’Pnhiêng (J’rai – VN)
+ Ngôn ngữ trẻ con: vô nghĩa. VD: ma ma nghĩa là
mẹ (t Nga)/ bố (t Grudi); ba ba nghĩa là bà (t Nga)/
cô gái (t Thổ Nhĩ Kì)
- Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng cá
nhân
Quan điểm khoa học đúng đắn nhất:
Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên
mà là một hiện tượng xã hội. Nó chỉ nảy sinh , tồn
tại và phát triển trong xã hội loài người.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx, bản chất xã
hội của ngôn ngữ thể hiện ở chỗ:
1. Nó phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện
giao tiếp;
2. Nó thể hiện ý thức xã hội;
3. Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với
sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Tính xã hội của ngôn ngữ

- Ngôn ngữ là của loài người.


- Ngôn ngữ là của một cộng đồng, nó chỉ
tồn tại trong xã hội.
- Không thể có ngôn ngữ do một người
sáng tạo và sử dụng.
Bác sĩ Zamenhof đã sáng tạo Esperanto
(Quốc tế ngữ) , nhưng cũng là dựa vào các
ngôn ngữ châu Âu ông đã biết.
- Tính xã hội của ngôn ngữ còn thể hiện ở
ý thức của con người trong việc sáng tạo,
học tập, sử dụng và phát triển nó để phục
vụ cuộc sống của chính con người.
1.2. Tính xã hội đặc biệt của ngôn ngữ

Vì sao nói
ngôn ngữ
có tính chất
xã hội đặc
biệt?
1.2. Tính xã hội đặc biệt của ngôn ngữ

Theo chủ nghĩa Marx, mọi hiện tượng xã


hội bao gồm:
- Cơ sở hạ tầng: toàn bộ quan hệ sản xuất
của xã hội ở một giai đoạn phát triển nào
đó.
- Kiến trúc thượng tầng: toàn bộ những
quan điểm chính trị, pháp quyền, tôn giáo,
nghệ thuật … của xã hội và các cơ quan
tương ứng với chúng.
Marx đồng nhất sự phát triển của ngôn
ngữ với sự phát triển của các hình thái
kinh tế.
- Ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng
tầng. Mỗi kiến trúc thượng tầng đều là sản
phẩm của một cơ sở hạ tầng.
Nhưng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp
của tập thể xã hội, không phải do cơ sở hạ
tầng nào sản sinh ra mà được hình thành
và phát triển qua các hình thái kinh tế xã
hội.
-Kiến trúc thượng tầng luôn phục vụ cho
một giai cấp nào đó. Nhưng ngôn ngữ
không mang tính giai cấp. Tất cả các giai
cấp trong một xã hội cùng sử dụng các
quy tắc phát âm, dùng từ, ngữ pháp của
ngôn ngữ . Có chăng tính giai cấp chỉ tồn
tại ở biệt ngữ giai cấp, tiếng lóng (là một
phần nhỏ trong ngôn ngữ ).
- Ngôn ngữ không thuộc hạ tầng, không thuộc
thượng tầng , cũng không phải là công cụ sản
xuất.
- Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt.
- Ngôn ngữ khác các hiện tượng xã hội khác: là
phương tiện giao tiếp, trao đổi ý kiến, thông hiểu
nhau giữa mọi người và cùng nhau tổ chức công
tác chung trên mọi lãnh vực hoạt động của con
người, cả trên lĩnh vực sản xuất lẫn quan hệ sản
xuất, cả trên lĩnh vực chính trị lẫn văn hóa, cả trên
lĩnh vực sinh hoạt xã hội lẫn sinh hoạt thường
ngày.
Tính xã hội đặc biệt
của ngôn ngữ

CÁC HIỆN TƯỢNG


XÃ HỘI

THƯỢNG TẦNG KIẾN


CƠ SỞ HẠ TẦNG TRÚC

NGÔN NGỮ
2. Ngôn ngữ là một hệ thống tín
hiệu/kí hiệu đặc biệt

2.1. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu /


kí hiệu
2.1.1. Khái niệm tín hiệu
Tín hiệu là một yếu tố vật chất kích thích vào
giác quan của con người, làm cho người ta
tri giác được và thông qua đó biết về một cái
gì khác ở ngoài vật đó.
2.1.2. Đặc điểm của tín hiệu:
+ Là vật chất cụ thể, có thể nhận biết
trực tiếp.
+ Mang một nội dung thông tin nhất
định.
+ Có tính hệ thống.
Tín hiệu có hai mặt:
nội dung thông báo

cái dùng để thông báo


Khi nào một cái khăn,
một cái áo, một cái
vẫy tay trở thành tín
hiệu?
Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được
biểu hiện có tính võ đoán và có tính quy
ước xã hội.
Ferdinand De Saussure: “ Tín hiệu ngôn ngữ
là võ đoán”.
(võ đoán = quy ước = không có lí do)
Có võ đoán tuyệt đối (xe, đạp, nhà, lá)
và võ đoán tương đối (xe đạp, nhà lá)
2.1.3. Phân loại tín hiệu
* Căn cứ vào đặc điểm vật lý của cái biểu
đạt:
- tín hiệu thị giác

- tín hiệu thính giác

- tín hiệu xúc giác


- tín hiệu vị giác
• Căn cứ vào nguồn gốc :
- tín hiệu tự nhiên
- tín hiệu nhân tạo
-Căn cứ vào tính chất của mối quan
hệ giữa hai mặt của tín hiệu :
+ Các dấu hiệu, chỉ hiệu: là các tín
hiệu mà cái biểu đạt của nó thực
chất chính là một bộ phận hoặc một
thuộc tính cấu thành của cái được
biểu đạt.
VD:
+Các hình hiệu: là các tín hiệu mà
thuộc tính vật chất của cái biểu đạt và
cái được biểu đạt về cơ bản là khác
nhau, nhưng chúng có một hay vài
thuộc tính nào đó trùng nhau.
VD: ảnh chân dung => người .
+ Các ước hiệu: mối quan hệ giữa hai
mặt là do con người quy ước, thoả
thuận.
VD: đèn đỏ => dừng lại,
ném thẻ bài => cẩu đầu trảm.
ngôn ngữ => ý nghĩa
(võn, khị, nỏm ... Không phải là tiếng
Việt vì không có nghĩa)
2.1.4. Ngôn ngữ cũng là một hệ thống tín
hiệu vì tín hiệu ngôn ngữ có đầy đủ những
đặc điểm:
- Do con người tạo ra, ngôn ngữ có thể
chất cụ thể: âm thanh;
- Mang một nội dung nhất định trong quy
ước xã hội;
- Ngôn ngữ có tính khái quát;
- Ngôn ngữ có tính hệ thống.
2.2. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt:
2.2.1.Tính phức tạp, nhiều tầng bậc: Ngôn ngữ là
một hệ thống tín hiệu phức tạp, bao gồm nhiều hệ
thống:
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách.
Các hệ thống trên bao gồm nhiều đơn vị.
2.2.2.Toàn bộ ngôn ngữ là tín hiệu (có tính quy ước
cao), chủ yếu là ước hiệu => Tính võ đoán (tính
không lí do , tuyệt đối hay tương đối)
Nó gồm hai mặt:
+ ý nghĩa ( cái được biểu đạt)
+ âm thanh / chữ viết (cái biểu đạt).
2.2.3. Ngôn ngữ có tính hình tuyến của cái biểu đạt.

(phát âm lần lượt các âm vị, các âm tiết)

2.2.4. Ngôn ngữ có tính đa trị: từ đa nghĩa, từ đồng


âm; ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu cảm của từ…
2.2.5. Ngôn ngữ có tính năng sản, tính vạn năng và
vô hạn:
-Tính năng sản:Khác với các loại tín hiệu, tín hiệu
ngôn ngữ có thể tạo ra các tín hiệu mới cho hệ
thống của mình từ các tín hiệu đã có.
VD: đầu -> đầu tàu, đầu máy, đầu hồi v.v.
- Tính vạn năng và vô hạn: Khả năng thông tin của

ngôn ngữ vô cùng to lớn.


Ngôn ngữ được dùng trong mọi lãnh vực của
cuộc sống.(Khác với các hệ thống kí hiệu khác)
2.2.6. Tính độc lập của tín hiệu ngôn ngữ :
Tín hiệu ngôn ngữ có tính chất xã hội, có quy luật phát
triển nội tại, không lệ thuộc vào ý muốn cá nhân. Ngôn
ngữ tồn tại với tư cách thực thể độc lập từ phương
thức sản xuất này qua phương thức sản xuất khác, từ
chế độ xã hội này qua chế độ xã hội khác. Tuy nhiên
với những chính sách ngôn ngữ cụ thể, hợp với quy
luật phát triển của ngôn ngữ,con người có thể tạo điều
kiện cho ngôn ngữ phát triển theo những hướng nhất
định.=> Ngôn ngữ có tính độc lập tương đối.
Vì sao nói ngôn ngữ
có bản chất văn hóa?
3. Ngôn ngữ có bản chất văn hóa
3.1. Ngôn ngữ là cơ sở của văn hóa dân tộc.
3.2. Ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc.
3.3. Ngôn ngữ phản ánh sự giao thoa giữa các nền văn
hóa.
3.4. Đặc điểm của ngôn từ tiếng Việt, tiếng Anh… và sự
phản ánh văn hóa của người Việt Nam, người Anh, Mỹ.
3.1. Ngôn ngữ là cơ sở của văn hoá
“ Nếu có một thứ gì đó có thể được xem là yếu tố
cơ sở, căn bản nhất của văn hóa, thì thứ đó ắt phải
là ngôn ngữ.” (Michel C. Howard) Nhận định của
Michel C. Howard là đúng vì:
1.Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất
nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời
sống vật chất và tinh thần của con người, là tổng thể
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra trong quá trình lịch sử. Một bộ phận quan trọng
hình thành nên văn hóa là ngôn ngữ.
“ Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất để
chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa có thể
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ngôn ngữ cũng là nền tảng cho trí tưởng tượng
của con người do nó được liên kết bởi các ký
hiệu một cách gần như vô hạn. Điều đó giúp
cho con người có khả năng thay thế được
những nhận thức thông thường về thế giới tạo
tiền đề cho sự sáng tạo.
“...Ngôn ngữ quan trọng đến mức Edward Sapir
và học trò của ông là Benjamin Whorf đã đưa
ra giả thuyết (gọi là Giả thuyết Sapir-Whorf)
rằng con người có thể khái niệm hóa thế giới
chỉ thông qua ngôn ngữ nên ngôn ngữ đi trước
suy nghĩ. Ngôn ngữ ảnh hưởng đến những cảm
nhận, suy nghĩ của con người về thế giới đồng
thời truyền đạt cho cá nhân những chuẩn tắc,
giá trị, sự chấp nhận quan trọng nhất của một
nền văn hóa.”
Đấy là xét theo tổng thể.
Ở góc độ thực tiễn, việc sử dụng ngôn ngữ
cũng thể hiện trình độ văn hóa của chủ thể
sáng tạo, sử dụng và tạo ra những hệ quả nhất
định.
- Ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành quan trọng
của văn hóa. Mỗi hệ thống ngôn ngữ đều mang
đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng người bản
ngữ.
- Chính vì vậy, muốn sử dụng một ngôn ngữ,
không chỉ phải biết ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
mà còn phải nắm vững cái dấu ấn văn hóa được
thể hiện trong ngôn ngữ đó nữa. Giữ gìn và phát
triển một ngôn ngữ cũng chính là giữ gìn và phát
triển một nền văn hóa.
VD: mụ: Nam: khinh ghét, Trung: kính trọng
-“Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất để
chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa có thể
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.”
3.2. Ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc
- Ngôn ngữ luôn được bổ sung và hoàn thiện dần trong lịch
sử tiến hóa của nhân loại, theo những trào lưu và các xu
hướng tiếp xúc văn hóa.
- Ngôn ngữ chỉ có được trong một môi trường giao tiếp cụ
thể và ngôn ngữ “có tính văn hóa”.
VD: Ngôn ngữ của các bậc tu hành luôn thể hiện văn hóa của
đạo Phật: khiêm cung, từ tốn, nhân ái...
VD: Ở VN, đạo Phật là một tôn giáo lớn và được nhiều người
theo. Do đó, những từ ngữ nói về đạo Phật rất nhiều và phổ
biến: đi chùa, đi tu, thiền định, xuất gia, chư tôn đức, đại đức,
hòa thượng, cúng dường, đảnh lễ, từ thiện, kinh sách, ngũ
giới cấm, hồi hướng công đức v.v.
Nền văn minh lúa nước VN hình thành từ rất sớm, kéo theo
một hệ thống từ vựng phong phú diễn tả đời sống nông
nghiệp nói chung:cày, bừa, gặt, sạ, gieo, giần, sàng, thúng ,
mủng, lễ xuống đồng...

- Lịch sử ngôn ngữ và chiều sâu văn hóa của một dân tộc có
mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.
3.2. Ngôn ngữ phản ánh sự giao thoa giữa các
nền văn hóa
-Tiếng Việt cũng như tiếng Anh gồm ba thành phần chất liệu
cơ bản:
+ chất liệu vốn có,
+ chất liệu tiếp nhận của tiếng Hán/ tiếng nước khác khi bị
xâm lược,
+ chất liệu tiếp nhận của các ngôn ngữ Ấn – Âu/ tiếng nước
khác tiếp nhận qua giao thương. Điều này cũng do sự giao
thoa văn hóa trong lịch sử.
3.3. Đặc điểm của ngôn từ và sự phản ánh văn hóa
Theo Ô Trần Ngọc Thêm, có hai loại hình văn hóa:
- Văn hóa trọng động (gốc du mục): du cư, chăn nuôi,
trọng tài, trọng võ, trọng cá nhân...(Anh, Mỹ)
- Văn hóa trọng tĩnh (gốc nông nghiệp)
(Việt Nam và các nước Đông Nam Á) có các đặc trưng
cơ bản: định cư, trồng trọt, tôn trọng, hòa hợp với thiên
nhiên, trọng tình, trọng đức, trọng văn...
SV tự vẽ sơ đồ
Graph để hệ thống
hóa kiến thức.
BẢN CHẤT CỦA NGÔN NGỮ
Hãy phân tích
Bản chất xã hội của ngôn ngữ.
Chuẩn bị: SV tự nghiên cứu về
Chức năng của ngôn ngữ
"To wake at dawn with a winged heart 
   and give thanks for another day of loving.” 
             Kahlil Gibran (nhà thơ Liban, sống ở Mỹ)

“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy


Ta có thêm ngày nữa để yêu thương.”
(Nguyễn Nhật Ánh dịch)
                             

You might also like