You are on page 1of 61

BÀI 4.

NGÔN NGỮ LÀ MỘT HỆ THỐNG TÍN


HIỆU
Chuẩn bị bài 4
1. Thế nào là một tín hiệu? Điều kiện để hình
thành một tín hiệu?
2. Hệ thống là gì? Điều kiện để có một hệ thống?
3. Chứng minh ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu.
4. Trong các đơn vị ngôn ngữ, những đơn vị nào
là tín hiệu?
5. Đặc điểm riêng của hệ thống tín hiệu ngôn ngữ.
Tài liệu cần đọc
1. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nhập môn ngôn ngữ học
Đọc Chương II. Hệ thống, cấu trúc và tín hiệu ngôn ngữ
tr25-39
2. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Dẫn luận ngôn ngữ học.
Đọc Chương 3, Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt,
tr52-57.
3. Vũ Đức Nghiệu (chủ biên), Dẫn luận ngôn ngữ học.
Đọc Chương 2. Hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ, tr36-52.
*Bài tập (thực hiện sau khi học xong lí
thuyết)
1. Bằng ngữ liệu là những văn bản văn học,
chứng minh ngôn ngữ có tính đa trị.
2. Chứng minh rằng trong ngôn ngữ có hiện
tượng võ đoán tương đối.
3. Phân tích quan hệ lựa chọn (quan hệ dọc)
trong ngôn ngữ dựa trên ngữ liệu của các văn
bản văn học.
NỘI DUNG CHÍNH

1. KHÁI NIỆM VỀ TÍN HIỆU


2. ĐẶC TRƯNG CỦA TÍN HIỆU NGÔN NGỮ
3. HỆ THỐNG NGÔN NGỮ
1. KHÁI NIỆM VỀ TÍN HIỆU

1. Tín hiệu là gì? • Tín hiệu là một yếu tố


•Vd: tiếng chuông báo vật chất, kích thích vào
giờ học, giác quan của con
•biển vẽ trên đường người, làm cho người
giao thông, ta tri giác được, và
thông qua đó biết về
•tín hiệu hàng hải,
một cái gì khác ở
•kí hiệu trong toán học, ngoài vật đó.
hoá học, vật lý…
Vd.
Điều kiện để hình thành 1 tín hiệu
4 điều kiện:
(1)Phải là một dạng vật chất.
(2)Phải gợi ra một cái gì khác ngoài nó.

CÁI BIỂU ĐẠT TIẾNG CHUÔNG

CÁI ĐƯỢC
BIỂU ĐẠT GIỜ VÀO LỚP
Điều kiện 3

(3) Mối quan hệ giữa hai mặt phải được con người
nhận thức như là hai mặt của một tín hiệu, tức là
người ta phải liên hội được cái biểu đạt với một cái
gì đó.
VD: Cái liếc mắt của một cô gái.
Có phải tín hiệu không?
Điều kiện 4
(4) Một vật nào đó chỉ trở thành tín hiệu khi nó
nằm trong một hệ thống. Khi không nằm trong hệ
thống đó, vật ấy có thể không còn là tín hiệu nữa.
Cùng một vật có thể là tín hiệu ở nhiều hệ thống
khác nhau.
Trong mỗi hệ thống, nó có giá trị biểu đạt khác,
nghĩa là có cái được biểu đạt khác.
Vd.
VD: Các màu sắc xanh, đỏ, vàng

+ Trong hệ thống giao


thông
+ Trong giao dịch chứng
khoán
+ Trong đại dịch covid
+ Trong chùm đèn trang
trí hoặc trong chùm đèn
nhấp nháy của sân khấu.
1.2. Phân loại tín hiệu
3 tiêu chí:
a.Căn cứ vào đặc điểm vật lí,
b.Căn cứ vào nguồn gốc,
c.Căn cứ vào tính chất của mối quan hệ giữa hai
mặt của một tín hiệu.
a. Căn cứ vào đặc điểm vật lí:
- tín hiệu thị giác (nhìn thấy được)
- tín hiệu thính giác (nghe thấy được)
- tín hiệu xúc giác (sờ thấy được)
- tín hiệu vị giác (nếm được)
- tín hiệu khứu giác (ngửi được)
b. Căn cứ vào nguồn gốc
Có hai loại:
-Tín hiệu tự nhiên:
Mối quan hệ giữa hai mặt không phải do con
người định ra.
Vd: Mây đen báo sắp có mưa.
-Tín hiệu nhân tạo:
CBĐ do con người tạo ra và quy ước dùng để biểu
đạt cho một cái gì đó.
Vd: Tấm bản đồ VN biểu hiện cho đất nước VN.
c. Căn cứ vào tính chất của mối quan
hệ giữa hai mặt của tín hiệu
• Có 3 loại:
Dấu hiệu, hình hiệu và ước hiệu
- Dấu hiệu:
CBĐ của nó là một bộ phận hoặc một thuộc tính
cấu thành của CĐBĐ.
Vd:
Vết chân người trên cát -> có người đi qua.
Tiếng chim kêu -> có con chim ở đâu đó.
- Các hình hiệu:
Thuộc tính vật chất của CBĐ và CĐBĐ về cơ bản
là khác nhau nhưng chúng có một hay một vài
thuộc tính nào đó trùng nhau, nhờ đó người ta
lấy cái nọ biểu đạt cho cái kia theo lối mô phỏng.
Vd: Bức vẽ chân dung một người nào đó và bản
thân người đó.
- Các ước hiệu:
Là các tín hiệu mà mối quan hệ giữa hai mặt hoàn
toàn là do con người quy ước, thoả thuận, chứ
không phải có quan hệ tất nhiên.
Vd:
Đèn đỏ báo hiệu dừng lại,
Tiếng chuông báo giờ vào lớp,
Pháo hiệu báo giờ tấn công,…
Tín hiệu ngôn ngữ thuộc loại nào?
a. Căn cứ vào đặc điểm vật lí:
• Tín hiệu thị giác, thính
(thị giác/ khứu giác/ xúc giác/
tính giác/ vị giác?) giác.
b. Căn cứ vào nguồn gốc:
• Tín hiệu nhân tạo
(tự nhiên? nhân tạo?)
c. Căn cứ vào tính chất mối
quan hệ giữa CBĐ – CĐBĐ:
• Là ước hiệu.
(dấu hiệu/ hình hiệu/ ước
hiệu?)
2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TÍN
HIỆU NGÔN NGỮ
Chứng minh ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu.
Dựa vào 4 điều kiện để hình thành tín hiệu.
2.1. Đặc trưng chung
Cũng như các loại tín hiệu khác, tín hiệu ngôn ngữ
có hai mặt: CBĐ và CĐBĐ.
CBĐ là gì?
Là các âm thanh mà con người có thể nghe được.
Còn CĐBĐ là gì?
Là nội dung nhận thức của con người.
Tín hiệu ngôn ngữ cơ bản: TỪ

CÁI BIỂU ĐẠT ÂM THANH

CÁI ĐƯỢC
BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA

Âm vị có phải là tín hiệu?


Hình vị, cụm từ cố định, câu, đoạn văn, văn bản?
2.2. Đặc trưng riêng
• Tính võ đoán
• Tính hình tuyến
• Tính phân đoạn đôi,
• Tính năng sản
• Tính đa trị.
2.2.1. Tính võ đoán
• Tính võ đoán
= tính quy ước,
= không có lí do.
Vd: hoạt động di chuyển
trên mặt đất bằng hai
chân với tốc độ bình
thường
-> ĐI
• F.de Saussure:
“Nó không có nguyên do, nghĩa là nó võ đoán đối
với CĐBĐ, vì trong thực tế nó không có mối liên
quan tự nhiên nào với cái đó”.
Tín hiệu ngôn ngữ thuộc ƯỚC HIỆU.
Thế giới khách quan là giống nhau, nhưng con
người gọi tên thế giới ấy bằng những từ khác
nhau, tùy theo từng ngôn ngữ nhất định.
Cùng cái được biểu đạt:
• Tiếng Việt: Nhà
• Tiếng Anh: house
• Tiếng Pháp: maison
• Tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ chia 2 loại:
võ đoán tuyệt đối và võ đoán tương đối.
a. Võ đoán tuyệt đối:
Quan hệ giữa âm thanh và ý nghĩa của tín hiệu
hoàn toàn không có lý do.
b. Võ đoán tương đối:
Quan hệ giữa âm thanh và ý nghĩa của tín hiệu có
một phần lí do nào đó.
Vd về võ đoán tương đối
• Từ tượng thanh: róc rách, đùng đoàng, mèo, bò…
• Thán từ: ôi, a, ối, ái…
• Các từ phái sinh: xe đạp, xe máy,…
• Các nghĩa phái sinh: lá
+ chỉ bộ phận của cây,
+ thường ở ngọn hoặc cành cây,
+ có dáng mỏng và dẹt,
+ thường có màu xanh.
-> lá gan, lá thư, lá phổi,…
Quả: quả đồi, quả núi, quả tim, quả thận,…
Vì sao nguyên lí về tính võ đoán
vẫn không bị phá vỡ?
• Các từ tượng thanh, các thán từ:
+ số lượng ít;
+ không phải là có lí do một cách tuyệt đối.
• Các từ phái sinh và các nghĩa phái sinh:
+ chỉ có lí do ở mức độ nhất định.
• Hiện tượng đồng âm và các từ nhiều nghĩa.
• Hiện tượng nhiều ngôn ngữ cùng tồn tại trên thế
giới.
2.2.2. Tính hình tuyến
• “Trái với những cái biểu hiện thấy được (tín hiệu hàng
hải…), vốn có thể có những kiểu kết hợp cùng một lúc
trên nhiều chiều, những cái biểu hiện nghe được chỉ sử
dụng tuyến thời gian mà thôi; những yếu tố của nó hiện ra
lần lượt cái này tiếp theo cái kia, làm thành một chuỗi”.
(F. de Saussure, tr126)
• Tín hiệu ngôn ngữ phải lần lượt kế tiếp nhau mà không
thể xuất hiện đồng thời.
• Khi nói… Khi viết….
Vd
• Anh là con sóng vỗ
Em là chiếc thuyền con
Khi nào anh thấy nhớ
Anh cho lật thuyền luôn.
(Người chơi Ai là triệu phú)
• Các loại tín hiệu khác có thể đồng thời xuất hiện:
Vd: cùng một lúc có thể bắn những phát pháo hiệu màu
sắc khác nhau lên bầu trời để báo hiệu một điều gì đó.
• So sánh: 1 bức tranh – 1 văn bản viết.
Hệ quả của tính hình tuyến
• Trật tự sắp xếp các tín hiệu đóng vai trò quan trọng.
Vd:
• người mình yêu/ người yêu mình;
• Anh ấy yêu tôi/ Tôi yêu anh ấy;
• yêu em rất nhiều / yêu rất nhiều em,…
• Sắp xếp: không, thầy, mày, đố, nên, làm.
2.2.3. Tính phân đoạn đôi
(duality)
• Còn được gọi là tính có cấu trúc hai bậc.
• Điều này thể hiện ở chỗ:
+ 1 bậc của ngôn ngữ gồm những đơn vị tự thân không
mang nghĩa, có số lượng rất hữu hạn: âm vị.
+ Bậc còn lại gồm những đơn vị mang nghĩa, do chính
những đơn vị tự thân không mang nghĩa đó kết hợp lại
với nhau.
Đến lượt mình, những đơn vị mang nghĩa đó lại kết hợp
với nhau -> đơn vị mang nghĩa có cấu trúc phức tạp hơn.
• Số lượng các âm trong ngôn ngữ rất hữu hạn. Chúng
được dùng lặp đi lặp lại theo những quy tắc kết hợp để
tạo nên các đơn vị mang nghĩa.
• Vd: ô , i, t, y, ê, u, e, m
• -> t+ ô + i = tôi
• y + ê + u = yêu
• e + m = em
• yêu + em = yêu em (cụm động từ);
• tôi + yêu + em = Tôi yêu em (1 câu)
• Khi chúng ta phân đoạn các ngôn bản, có thể phân theo 2
“bậc”. Kết quả:
câu, cụm từ (ngữ đoạn), từ, hình vị, âm vị.
• Dựa vào đặc tính phân đoạn đôi này, -> phân xuất, xác
định các đơn vị ngôn ngữ.
• Luyện tập: Phân xuất các đơn vị ngôn ngữ trong câu sau:
• Người bi quan phàn nàn về cơn gió, người lạc quan chờ
đợi nó đổi chiều, người thực tế điều chỉnh lại cánh buồm.
• 2.2.4. Tính năng sản (productivity)
• Từ một số lượng hữu hạn những đơn vị, yếu tố đã có,
dựa vào những nguyên tắc đã được xác định, có thể tạo
sinh và hiểu được rất nhiều đơn vị, yếu tố mới (những từ
ngữ mới lạ), tạo sinh và hiểu được một số lượng gần như
vô hạn định những câu mới mà trước đó họ có thể chưa
từng nói ra hoặc chưa từng nghe thấy bao giờ.
Cụ thể:
• Từ số lượng rất hữu hạn các âm vị (khoảng hàng
chục), có thể kết hợp chúng với nhau -> hàng
nghìn các hình vị.
• Từ hàng nghìn hình vị, kết hợp để tạo thành một
số lượng khổng lồ những từ ngữ khác nhau.
Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê 2017:
41.806 mục từ
• Từ số lượng lớn các từ ngữ đó -> kết hợp chúng
với nhau -> tạo nên một số lượng không thể hạn
định các câu khác nhau.
• Vd: Với hai âm vị a và m, cùng 6 thanh điệu, ta có thể tạo
thành:
• a + m -> am, àm, ảm, ãm, ạm, ám
• m + a -> ma, mà, mả, mã, mạ, má
Với 5 từ: sao, bảo, nó, không, đến
Có thể kết hợp được thành bao nhiêu câu?
Sao nó bảo không đến?
Sao bảo nó không đến?
Không đến, nó bảo sao?
Đến sao không bảo nó?...
Tổng số câu: Tính giai thừa trong toán học: 120 câu?
2.2.5. Tính đa trị
• Mối quan hệ giữa mặt biểu hiện với mặt được biểu hiện
của tín hiệu ngôn ngữ là võ đoán, cho nên, hệ quả là có
thể chuyển hướng hoặc mở rộng quan hệ, khiến cho một
vỏ âm thanh đang biểu hiện nội dung này có thể biểu
thêm nội dung khác.
• Vd:
+ Cổ: bộ phận cơ thể người/ động vật -> cổ chai, cổ áo.
+ Chân -> chân bàn, chân ghế, chân núi
+ Mắt -> mắt tre, mắt mía, mắt dứa, mắt na, mắt lưới, mắt
võng, mắt rổ, mắt cáo, mắt xích 
+ Người phụ nữ có con có thể biểu hiện bằng các từ: u,
mẹ, bầm, đẻ, má,…
Lưu ý:
• Tương quan giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện
không phải là 1-1.
• Đây là cơ sở để có những từ đồng âm, đồng nghĩa và đa
nghĩa.
• Chính điều này làm phong phú thêm năng lực biểu hiện
của ngôn ngữ.
• Vd: Bà già đi chợ Cầu Đông/ Xem một quẻ bói lấy chồng
lợi chăng? Thầy bói gieo quẻ nói rằng/ Lợi thì có lợi
nhưng răng chẳng còn.
-> Hiện tượng đồng âm, khác nghĩa.
• Hiện tượng đồng nghĩa: CHẾT
tử vong, tự sát, tự tử, tự vẫn, từ trần, qua đời, mất, tiêu đời,
đi đứt, đứt bóng, khuất, khuất núi, khuất bóng, nhắm mắt,
nhắm mắt xuôi tay, tắt thở, đi, toi, ngủm củ tỏi, chầu trời,
thăng thiên, đi gặp ông bà ông vải, gặp Diêm vương, gặp
hà bá, về cõi tây phương, sang thế giới bên kia, ra đi
ngàn thu, về cõi vĩnh hằng, từ giã cõi đời, xong một kiếp
người, ngoẻo,…
-> Đồng nghĩa không hoàn toàn.
Đồng nghĩa hoàn toàn: u, bầm, má, mẹ, / bố, ba,…
Tóm lại,
• Ngôn ngữ được tổ chức theo nguyên tắc tín hiệu:
dùng âm thanh (chữ viết) để biểu đạt những nội
dung nhận thức về thế giới khách quan, biểu đạt
những tư tưởng, tình cảm của con người.
• Tín hiệu ngôn ngữ có 2 đặc trưng cơ bản là tính
võ đoán và tính hình tuyến. Ngoài ra, còn có tính
phân đoạn đôi, tính năng sản và tính đa trị.
• Có rất nhiều loại tín hiệu mà con người sử dụng
trong cuộc sống. Song tín hiệu ngôn ngữ vẫn là
loại tín hiệu phổ biến nhất và điển hình nhất.
3. NGÔN NGỮ LÀ MỘT HỆ
THỐNG
3.1. Khái niệm hệ thống • Hệ thống là một tổng
3.1.1. Định nghĩa thể bao gồm các yếu tố
có quan hệ qua lại với
Vd: hệ thống mặt trời,
nhau và quy định lẫn
hệ thống giao thông, nhau.
hệ thống thuỷ lợi,
hệ thống tổ chức,
hệ thống tuần hoàn,…
(b) Điều kiện để có một hệ thống:
2 điều kiện
(1) Hệ thống phải được tạo thành từ các yếu tố, ít
nhất là hai.
(2) Các yếu tố phải có liên hệ qua lại với nhau và
quy định lẫn nhau.
•Vd:
Một đám đông người ngoài phố: ?
Một lớp học?
Một đoàn quân?
Những người trong gia đình?
(c) Tính tầng bậc của hệ thống
Trong hệ thống, yếu tố là những phần tử tạo nên hệ thống.
Có những hệ thống bao gồm nhiều yếu tố.
Trong hệ thống lớn lại có thể có những hệ thống nhỏ.
Mỗi hệ thống nhỏ là một yếu tố trực tiếp để tạo nên hệ
thống lớn.
Vd: Hệ thống tổ chức hành chính: quốc gia – tỉnh – huyện
– xã - thôn – xóm.
Trong đó, đơn vị huyện:
+ yếu tố tạo nên hệ thống cấp tỉnh,
+ một hệ thống bao gồm các đơn vị cấp thấp hơn (cấp xã).
(d) Quan hệ giữa các yếu tố
trong một hệ thống
(d) Quan hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống tạo thành
cấu trúc của hệ thống.
+ Cấu trúc này luôn luôn tồn tại trong hệ thống và là cấu
trúc của một hệ thống nhất định.
+ thường được biểu hiện bằng các sơ đồ, bảng biểu hoặc
mô hình.
+ Các sơ đồ, bảng biểu, mô hình phản ánh mối tương
quan của các yếu tố, các bộ phận tạo nên hệ thống.
Vd: Sơ đồ thiết kế một ngôi nhà phản ánh cấu trúc (các mối
tương quan của các bộ phận) của ngôi nhà.
(e) Giá trị của các yếu tố trong hệ
thống
• Nằm trong một hệ thống, các yếu tố luôn có một
giá trị nhất định.
• Giá trị của mỗi yếu tố được xác định trong một hệ
thống nhất định và là giá trị trong hệ thống ấy.
• Nếu cũng yếu tố đó nhưng nằm trong hệ thống
khác thì sẽ có giá trị khác.
• SV lấy vd.
• Vd: Cùng một người, trong gia đình thì là con út,
nhưng trong lớp học là lớp trưởng, trong chi đoàn
là phó bí thư.
Giá trị của các yếu tố được xác định
như thế nào?
• Xác định bởi những thuộc tính của bản thân yếu tố đó,
• Xác định bởi mối tương quan với các yếu tố khác trong
cùng hệ thống.
Giá trị của mỗi yếu tố có thể thay đổi ngay cả khi bản
thân yếu tố đó không thay đổi mà có sự thay đổi ở yếu tố
khác trong cùng hệ thống.
 Trong một gia đình:
+ khi chỉ mới có một đứa con…
+ khi có thêm một đứa con nữa…
F.de Saussure
• Giá trị của một yếu tố được xác định dựa vào mối quan
hệ của nó với các yếu tố khác trong một hệ thống nhất
định chứ không phải dựa vào chất liệu làm nên nó.
• Vd về bàn cờ:
+ giá trị của một con mã không phải được quy định bởi
chất liệu làm nên nó (bằng gỗ / bằng sừng),
+ mà được quy định bởi sự phân biệt của nó với các quân
cờ khác (quân xe / quân tượng).
+ Nếu ta đánh mất quân mã, ta có thể thay vào vị trí của nó
một viên sỏi, nó vẫn mang giá trị của một quân mã trên
bàn cờ.
Cần xác định đúng giá trị của mình
trong mỗi hệ thống nhất định
• Thật bực mình, trong canh có tóc, dù là tóc của
người yêu đi chăng nữa.
• Bài thơ HẠT THÓC – Lê Duy Phương
Trong bát cơm, hạt thóc là hạt sạn
Trong thúng thóc, hạt thóc là hạt vàng mười
Đừng nghĩ quý rồi thì ở đâu cũng được
Dẫu cho dù là hạt thóc, em ơi!
3.2. HỆ THỐNG NGÔN NGỮ
3.2.1. Ngôn ngữ là một hệ thống
Chứng minh ngôn ngữ là một hệ thống.
+ Là một tổng thể bao gồm nhiều yếu tố
+ Các yếu tố có quan hệ qua lại với nhau.
Các yếu tố ngôn ngữ: thường được coi là một loại
đơn vị ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là một hệ thống điển hình.
Hệ thống các đơn vị ngôn ngữ bao
gồm:
*Nhắc lại tên các đơn vị ngôn ngữ.
•Âm vị – Cấp độ ngữ âm.
•Hình vị – Cấp độ hình vị.
•Từ – Cấp độ từ.
•Câu – Cấp độ câu.
•Đoạn văn và văn bản – Cấp độ trên câu.
• Trong ngôn ngữ, số lượng các yếu tố là rất lớn, thuộc
nhiều loại khác nhau, có chức năng khác nhau.
• Cùng một yếu tố ngôn ngữ có thể tham gia vào nhiều hệ
thống bộ phận khác nhau.
Vd: từ “nhanh”
Về từ loại:
Về cấu tạo:
Về nguồn gốc:
Về phong cách:
=> Ngôn ngữ là hệ thống của các hệ thống.
3.2.2. Các quan hệ của các yếu tố
trong hệ thống ngôn ngữ
• Có 3 loại quan hệ: quan hệ cấp độ, quan hệ ngữ đoạn, qhệ
liên tưởng.
• Quan hệ cấp độ (cấp bậc, tầng bậc)
• Các yếu tố ngôn ngữ nằm ở các cấp độ khác nhau.
• Thể hiện:
+ Yếu tố thuộc cấp độ cao hơn luôn bao hàm yếu tố thuộc
cấp độ thấp hơn
+ Các yếu tố thuộc cấp độ thấp hơn nằm trong thành phần
của yếu tố thuộc cấp độ cao hơn và là thành tố cấu tạo nên
yếu tố ở cấp độ cao hơn.
• Âm vị tạo nên các hình vị, các hình vị tạo nên các từ, các
từ tạo nên các cụm từ và câu…
• Tuy nhiên, vẫn có trường hợp, một đơn vị ở cấp độ trên
chỉ bao gồm một đơn vị của cấp độ dưới.
Vd: Mưa.
• Đơn vị ở cấp độ dưới đã thực hiện được chức năng của
đơn vị ở cấp độ trên.
Quan hệ ngữ đoạn
(quan hệ hàng ngang, tuyến tính)
• Là quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ khi kết hợp với
nhau thành một chuỗi.
• Hình thành trên cơ sở tính hình tuyến của ngôn ngữ.
• Các yếu tố ngôn ngữ khi kế tiếp nhau trong chuỗi hình
tuyến thì nằm trong quan hệ ngữ đoạn với nhau.
=> Quan hệ ngữ đoạn là quan hệ giữa các yếu tố kế cận,
cùng hiện diện trong một đơn vị ngôn ngữ hay trong một
chuỗi lời nói.
• Các yếu tố có quan hệ ngữ đoạn với nhau luôn thuộc
cùng một cấp độ và trực tiếp kết hợp với nhau để tạo nên
những đơn vị ở cấp độ cao hơn.
Vd. Phân tích quan hệ hàng ngang của
các yếu tố trong câu sau:
Những quyển sách này rất thú vị.

Và con nhớ mãi những ngày tháng qua.

Tôi nói với anh ta bằng tiếng Việt rất nhanh rằng tôi không
đến vì bận.
Quan hệ liên tưởng
(quan hệ hàng dọc, hệ hình)
• Là quan hệ giữa các yếu tố không cùng hiện diện với
nhau nhưng có những thuộc tính nào đó giống nhau, do
đó dễ gợi ra những sự liên tưởng đối với nhau, và về
nguyên tắc, chúng có thể thay thế cho nhau được ở cùng
một vị trí trong chuỗi hình tuyến của ngôn ngữ.
• Các yếu tố có quan hệ ngữ đoạn với nhau có thể được
biểu diễn trên trục ngang,
• Các yếu tố có quan hệ liên tưởng được biểu diễn trên trục
dọc.
Quan hệ liên tưởng

Những quyển sách này rất thú vị

Các bộ phim ấy hơi hấp dẫn

Mọi cuốn truyện kia quá nhạt nhẽo


Đặc điểm của quan hệ liên tưởng
• Các yếu tố có thể thay thế cho nhau và thuộc về cùng
một loại, một hệ thống nhỏ.
=> Là cơ sở cho sự lựa chọn yếu tố khi sử dụng,
• thể hiện trình độ của người viết,
• tạo nên cái hay, cái đẹp của văn chương.
VD1: Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ
Có thể thay “xua” bằng từ nào?
quét, gội, đuổi…
VD2: Con nai vàng ngơ ngác / Đạp trên lá vàng khô
Ở vị trí của từ đạp có thể thay bằng giẫm, đi, chạy…
Tóm lại
Với tư cách là một hệ thống, ngôn ngữ bao gồm:
•Nhiều yếu tố
•Thuộc nhiều loại khác nhau, nhiều cấp độ khác nhau.
•Có mối quan hệ qua lại với nhau.
NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ
HỎI ĐÁP
1. Điều kiện để hình 1. a. Phải là 1 yếu tố
thành 1 tín hiệu vật chất.
2. Điều kiện để có 1 b. Phải gợi ra 1 cái khác
hệ thống c. Phải được nhận thức
3. Ngôn ngữ là một hệ là 1 tín hiệu
thống tín hiệu d. Phải nằm trong 1 hệ
thống.
3. Vì nó đáp ứng cả yêu
cầu của TÍN HIỆU và
HỆ THỐNG.

You might also like