You are on page 1of 6

BÀI KIỂM TRA

Họ và Tên : Cao Thị Thảo


Lớp : K15D-NNA.

Câu 1: Vi phạm pháp luật là gì? Phân tích yếu tố cấu thành của vi phạm
pháp luật?
Áp dụng để phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật trong các bài
tập sau đây:
a/Vi phạm pháp luật là hành vi hành vi trái pháp luật do chủ thể có năng lực
hành vi thực hiện, có lỗi và xâm hại đến quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
b/Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật:
Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm
pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật. Mỗi loại vi phạm pháp luật đều có
cơ cấu chủ thể riêng tùy thuộc vào mức độ xâm hại các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ
Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới. Tính chất của khách thể vi phạm
pháp luật cũng là một yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm trong hành vi trái pháp
luật. Là một trong những căn cứ để phân loại hành vi vi phạm pháp luật
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật gồm lỗi, động cơ, mục đích vi phạm
pháp luật:
Lỗi được chia thành hai loại: cố ý và vô ý
+ Lỗi cố ý gồm:
-Lỗi cố ý trực tiếp: là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật
nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của
hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
-Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp
luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của
hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
+ Lỗi vô ý gồm:
Lỗi vô ý do cẩu thả :là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã
hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu
quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.
Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có
thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không
xảy ra hoặc cỏ thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả
nguy hiểm cho xã hội.
*Mặt chủ quan
– Động cơ: là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
– Mục đích :là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm pháp luật mong đạt tới khi
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
– Hành vi trái pháp luật hay còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi
trái với các yêu cầu của pháp luật, nó gây ra hoặc đe dọa gây ra những hậu quả
nguy hiểm cho xã hội.
– Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là những thiệt hại về người và của hoặc
những thiệt hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.
– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội tức là
giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành vi đã chứa
đựng mầm gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó
phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu
của chính hành vi đó mà không phải là của một nguyên nhân khác.

1.A và B rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi A và B mỗi người mang theo khẩu
súng săn tự chế. Hai người thoả thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước
khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ
chia tay mỗi người một ngả. Khi A đi được khoảng 200 mét, A nghe có tiếng
động, cách A khoảng 25 mét. A huýt sao 3 lần nhưng không nghe phản ứng
gì của P. A bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản
lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, A chạy đến thì phát hiện B đã bị
trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. A vội đưa B đến trạm xá địa phương để
cấp cứu, nhưng B đã chết trên đường đi.
Căn cứ vào tình huống đã cho thì A phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1
Điều 128 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): “Người
nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”
Phân tích dấu hiệu pháp lý (các yếu tố cấu thành) tội vô ý làm chết người
* Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội vô ý làm chết người là quyền nhân thân, đây là một trong
những khách thể quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền sống
quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Đối tượng của tội này là những chủ
thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng. Đó là những người đang
sống, những người đang tồn tại trong thế giới khách quan với tư cách là con
người– thực thể tự nhiên và xã hội. Như vậy, trong tình huống trên A tước đoạt
tính mạng của P, xâm phạm tới quan hệ nhân thân được luật hình sự bảo vệ.
* Mặt khách quan của tội phạm:
– Hành vi khách quan của tội phạm: Người phạm tội có hành vi vi phạm quy
tắc an toàn. Đó là những quy tắc nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe
cho con người. Những quy tắc đó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã
được quy phạm hóa hoặc có thể là những quy tắc xử sự xã hội thông thường đã
trở thành những tập quán sinh hoạt, mọi người đều biết và thừa nhận.
 Trong tình huống trên thì A và B rủ nhau đi săn thú rừng và hai người thỏa
thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần nếu không
thấy phản ứng gì thì sẽ bắn. Sau đó A lên phía đồi còn B xuống khe cạn. Và khi
A nghe thấy có tiếng động, đã A huýt sáo 3 lần nhưng không nghe thấy phản
ứng gì của P. A bật đèn soi về phìa có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản
lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, A xách súng chạy đến thì phát hiện là
B đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. A vội vã đưa B đi đến trạm xá địa
phương nhưng B đã chết trên đường đi cấp cứu. Như vậy, hành vi của A do
không cẩn thận xem xét kỹ lưỡng trong khi đi săn nên đã để đạn lạc vào người B
làm cho B chết.
– Hậu quả của tội phạm : Hành vi vi phạm nói trên phải đã gây ra hậu quả chết
người. Hậu quả này là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Trong tình huống trên thì
hành vi của A đã  gây ra hậu quả làm cho B chết.
– Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: QHNQ giữa hành
vi vi phạm và hậu quả đã xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của CTTP . Người có hành
vi vi phạm chỉ phải chịu TNHS về hậu quả chết người đã xảy ra , nếu hành vi vi
phạm của họ đã gây ra hậu quả này hay nói cách khác là giữa hành vi vi phạm
của họ và hậu quả chết người có QHNQ với nhau. Trong tình huống trên thì hậu
quả chết người của B là do hành vi của A gây ra. Đó là A nhằm bắn về phía con
thú nhưng đã bắn sang P, hậu quả là làm cho B chết, như vậy nguyên nhân B
chết là do hành vi bắn súng  của A vào người P.
* Mặt chủ quan của tội phạm:
Trong trường hợp này, A phạm tội vô ý làm chết người với lỗi vô ý vì quá tự tin.
Bởi vì A tuy thấy hành vi của mình có thể ra hậu quả làm chết người nhưng cho
rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả chết
người đó.
– Về lí trí: A nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình,
thể hiện ở chỗ thấy trước hậu quả làm chết người do hành vi của mình có thể
gây ra nhưng đồng thời lại cho rằng hậu quả đó không xảy ra. Như vậy, sự thấy
trước hậu quả làm chết người ở đây thực chất chỉ là sự cân nhắc đến khả năng
hậu quả đó xảy ra hay không và kết quả người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu
đó quả xảy ra.
– Về ý chí: A không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra cái chết cho P, nó
thể hiện ở chỗ, sự không mong muốn hậu quả của A gắn liền với việc A đã loại
trừ khả năng hậu quả xảy ra. A đã cân nhắc, tính toán trước khi hành động, thể
hiện ở chỗ A đã huýt sáo như thỏa thuận với B và chỉ đến khi không nghe thấy
phản ứng gì của P, A mới nhằm bắn về phía có ánh mắt con thú nhưng hậu quả
là đã bắn chết P. Và khi A xách súng chạy đến thì phát hiện B đã bị trúng đạn
nhưng chưa chết hẳn, A đã vội đưa B đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng
B đã chết trên đường đi. Điều này đã chứng tỏ A không mong muốn hậu quả
chết người xảy ra. Như vậy, hình thức lỗi của A trong trường hợp trên là lỗi vô ý
vi quá tự tin.
* Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường, là người có năng lực
TNHS và đạt độ tuổi luật định. Trong khuôn khổ của tình huống đã cho thì là
người có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định.
=> Từ những phân tích về dấu hiệu pháp lý (các yếu tố cấu thành tội phạm)
nêu trên, xét thấy có đủ cơ sở để kết luận A phạm tội vô ý làm chết người
theo khoản 1 Điều 128 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
 
2. Sống trong ngôi nhà của cha mẹ chồng qua đời để lại nhưng không được
sự hài lòng của một số chị em bên chồng nên vợ chồng anh Lương Văn A và
chị Nguyễn Thị B (Thành phố Nghi Xuân) luôn phải sống trong sự nhục mạ
của anh chị em. Trong đó có Mã Văn C- người sống như vợ chồng với chị
Thuý Kiều là em gái của anh Bá. Nhiều lần gây sự vẫn chưa đuổi được vợ
chồng anh Bá và chị B ra khỏi nhà. Trưa ngày 26/12/2018, C tìm tới gây sự,
đánh B. Tức nước vỡ bờ, B đã rút dao, đâm C 10 nhát vào ngực, trong đó
có 1 nhát dao trúng tim. C chết ngay sau đó. Chị Nguyễn Thị B, 34 tuổi, làm
nghề lao công. Ngày 29/5/ 2019, TAND tỉnh Bình Thuận đưa vụ án ra xét
xử, tuyên án chung thân đối với B về tội giết người.
-Căn cứ vào tình huống thì B vi phạm tội cố ý làm chết người Giết người theo
điều 123 Bộ luật Hình sự có khung hình phạt cao nhất là từ 12 năm đến 20 năm
tù, tù chung thân hoặc tử hình.
- Mặt khách quan :
+Hành vi: B cố ý gây thương tích ,giết người
+Địa điểm:ngôi nhà của chị B
+thời gian : 26/1/2018
+Công cụ : dao
+Hâụ quả: C chết ngay sau khi bị chị B đâm
-Chủ quan :lỗi cố ý gây thương tích và giết người trực tiếp.
-Chủ thể: Chị Nguyễn Thị B ,34 tuổi,nghề nghiệp :lao công
-Khách thể:Hành vi cô ý gây chết người

3. Giữa Viên và vợ là chị L.T.T.N xảy ra mâu thuẫn trước tết Nguyên đán
Nhâm Dần. Sau đó, chị N. bỏ về nhà cha mẹ ruột (ở cùng xóm), sau tết chị
vào TP.HCM làm công nhân may.Thời gian gần đây, Viên thường xuyên
điện thoại cho vợ nhưng chị N. không nghe máy.Lúc 19 giờ 30 ngày 16.2,
Viên uống rượu say và đến nhà cha mẹ vợ để nói chuyện về việc ly dị vì
nghi ngờ chị N. ngoại tình. Trong lúc nói chuyện, Viên nảy sinh ý định giết
con gái ruột (bé V., đang ở nhà ông bà ngoại).Sau đó, Viên bồng bé V. từ
nhà mẹ vợ xuống bến đò Tam Hải rồi ra cầu ông Hiển, ném bé xuống
sông.Sau khi gây án, Viên về nhà mẹ ruột cho biết mình đã giết con gái.
Cha mẹ Viên liền thông báo cho người dân trong xóm huy động người tìm
kiếm cháu bé và báo chính quyền địa phương. Viên bị lực lượng công an
khống chế ngay sau đó.Đến khoảng 1 giờ ngày 17.2, thi thể cháu V. nổi trên
sông cách vị trí nghi phạm ra tay khoảng 100 m.
- Mặt khách quan :
+Hành vi: cố ý giết con ruột của mình
+Địa điểm : cầu ông Hiển
+thời gian : 19h30 ngày 16/2
+Công cụ : Tay =>ném đứa con xuống sông
+Hâụ quả: thi thể V nổi trên sông cách vị tỷis nghi phạm ra tay khoảng
100m=>cháu V chết
-Chủ quan :lỗi cố ý giết người trực tiếp.
-Chủ thể:Anh Viên
-Khách thể:Hành vi cô ý gây chết người

Câu 2: Phân tích các hình thức thực hiện pháp luật? lấy ví dụ và phân tích đặc
điểm của hình thức thực hiện pháp luật đó trong ví dụ.
 Yêu cầu: Lấy ví dụ cụ thể, TH thực tế/ tương đương đối với từng hình
thức thực hiện pháp luật (không lấy ví dụ chung chung)

Có 4 hình thức thực hiện pháp luật:


 Tuân thủ pháp luật: Không làm những điều pháp luật cấm
Ví dụ:  Pháp luật cấm vượt đèn đỏ là không được vượt =>là tuân thủ pháp luật
 Thi hành pháp luật: Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chủ động làm những
gì pháp luật yêu cầu
Ví dụ:  Pháp luật quy định đến tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự là đi nghĩa
vụ => thi hành pháp luật
 Sử dụng pháp luật : Cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền của mình, làm
những gì pháp luật cho phép.
Ví dụ :  Pháp luật quy định công dân có quyền kết hôn là đi đăng ký kết hôn=>
sử dụng pháp luật
 Áp dụng pháp luật: Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền căn cứ quy định
pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các
quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức
Ví dụ: : Công dân đến UBND để đăng ký kết hôn à cán bộ UBND xem xét cấp
giấy chứng nhận đăng ký kết hôn => áp dụng pháp luật

You might also like