You are on page 1of 14

Câu 19: Đối chiếu cấu trúc, vị trí của danh từ Việt-Anh

I. CẤU TRÚC, VỊ TRÍ DANH TỪ TRONG TIẾNG VIỆT

Câu 22: Đối chiếu giới từ và ngữ giới từ trong TA và TV về chức năng ngữ pháp

I. TRONG TIẾNG VIỆT


Định nghĩa: Giới từ là một loại hư từ có tác dụng kết nối các thành phần của cụm từ và thành
phần câu, biểu thị mối quan hệ chính phụ.
Giới từ hầu như không có khả năng đứng độc lập làm thành phần của cụm từ, của câu, mà đều
phải kết hợp với các từ khác để tạo thành ngữ giới từ.
Mô tả:
Trong loại đơn vị này, giới từ không có nghĩa riêng mà nó cùng với cả tổ hợp giữa một chức
năng cú pháp nhất định trong câu. Chính vì vậy, xét trên phương diện ngữ pháp , giới từ tiếng
Việt kết hợp với từ khác để tạo thành:
 Chủ ngữ: Trong cứng ngoài mềm
 Trạng ngữ: Vì mệt, tôi không đến trường được.
 Vị ngữ: Cái hộp này bằng vàng.
 Làm bổ ngữ: Tôi viết bằng bút bi xanh.
 Định ngữ: Bạn của tôi ở trường giúp tôi làm bài tập về nhà.
 Ngữ giới từ có vai trò làm trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu

II. TRONG TIẾNG ANH


Định nghĩa: [Tạm dịch từ tiếng Anh]Giới từ là từ thể hiện mối quan hệ giữa các từ trong 1
cụm từ hoặc trong 1 câu.
Định nghĩa ngữ giới từ: tổ hợp giới từ + các từ ngữ đi kèm (tương tự danh từ…) Giới từ
thường đứng trước danh từ hoặc đại từ để thể hiện mối quan hệ của danh từ hoặc đại từ đó với
những thành phần khác trong câu VD: The bowl in the kitchen is broken by a cat.

Mô tả:
 Làm trạng ngữ: Giới từ kết hợp với danh từ để tạo thành cụm từ có chức năng làm
trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, nhượng bộ.

VD: She sings in the garden. (chức năng: trạng ngữ chỉ nơi chốn)
He didn't answer for fear of hurting her. (chức năng: trạng ngữ chỉ nguyên nhân)
The plane arrived late in the morning. (chức năng: trạng ngữ chỉ thời gian)
We stopped for a rest. (chức năng: trạng ngữ chỉ mục đích)
In spite of what I said yesterday, I still love me. (chức năng: trạng ngữ chỉ nhượng bộ)
Cần phân biệt hai chức năng này. Cùng một cụm từ, có thể ở trường hợp này là ngữ trạng từ, ở
trường hợp khác lại là ngữ tính từ.

VD: He usually does his morning exercises in the open air.


(trạng ngữ) /(bổ nghĩa cho động từ “does”)
Exercises in the open air are healthy.
(tính ngữ)/ (bổ nghĩa cho danh từ “exercises”)
 Có thể nối hai hoặc nhiều cụm giới từ với nhau bằng liên từ.
VD: The resort is beside the mountain and by the lake.
You can usually find him in the steam room, on the exercise bike, or under the barbells.

 Làm định ngữ hạn định


 Làm thành phần của vị ngữ

III. ĐỐI CHIẾU


1. Giống nhau:
 Định nghĩa giới từ và ngữ giới từ tiếng Anh và tiếng Việt tương đối giống nhau.
 Giới từ trong hai ngôn ngữ hầu như đều không có khả năng đứng độc lập làm thành
phần của cụm từ, của câu, kể cả câu nói tắt, đều phải kết hợp với các từ khác để tạo
thành ngữ giới từ
VD: Không thể nói: “On” mà phải là “ On the table”
Không thể nói: “ Trên” mà phải là “ Trên bàn”
 Ngữ giới từ trong hai ngôn ngữ dùng để biểu thị mối quan hệ chính phụ, tức là nối kết
thành tố phụ và thành tố chính trong câu. Giới từ có xu hướng gắn với thành tố phụ hơn
thành tố chính.
VD: She sings in the garden She sings (thành tố chính) in the garden (thành tố phụ).
 Ngữ giới từ trong hai ngôn ngữ đều có thế đóng vai trò làm trạng ngữ trong câu.
VD: tiếng anh: She sings in the garden, tiếng việt: Con cún nằm trong góc nhà

2. Khác nhau
 Trong câu tiếng Việt, ngữ giới từ có khả năng làm chủ ngữ, nhưng trong tiếng Anh thì
chỉ có hình thức đảo trạng ngữ để nhấn mạnh.
VD: Trong lớp có nhiều học sinh.
On the book are the flies. (The flies are on the book.)
 Trong câu tiếng Việt, ngữ giới từ có thể đóng vai trò làm vị ngữ nhưng trong câu tiếng
Anh ngữ giới từ không thể làm vị ngữ mà phải đi kèm các “linking verbs” như: be,
seem, taste, look...
VD: Quyển sách này trên giá.
Không thể xem “the girl in the house” như là một câu mà phải kết hợp
với các “linking verbs” => “the girl is in the house” thì lúc này mới là một câu.
 Trong tiếng Việt, trong một số trường hợp giới từ có thể đóng vai trò làm chủ ngữ
(nếu vị ngữ là động từ, tính từ) trong tiếng Anh thì không có hiện tượng này

VD: Trong cứng ngoài mềm/ Trên bảo dưới nghe

 Giới từ TV: CN, bổ ngữ - TA không

Câu 23: Đối chiếu giới từ và ngữ giới từ trong TA và TV về hoạt động trong lời nói

I. GIỚI TỪ VÀ NGỮ GIỚI TỪ TRONG TIẾNG VIỆT

1. Định nghĩa

 Giới từ là những hư từ có tác dụng kết nối các thành phần của cụm từ và thành phần câu,
biểu thị mối quan hệ chính phụ. Giới từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, nó phải kết
hợp với các từ khác tạo thành ngữ giới từ đóng vai trò trạng ngữ chỉ vị trí, thời gian,
nguyên nhân, cách thức…

VD: của, bằng, do, để,…


 Giới từ hầu như không có khả năng đứng độc lập làm thành phần của cụm từ, của câu, mà
đều phải kết hợp với các từ khác để tạo thành ngữ giới từ.

2. Vai trò

2.1. (Ngữ) giới từ làm trạng ngữ

 Đóng vai trò trạng ngữ chỉ nơi chốn.VD: Tại Hà Nội, nắng nóng vẫn tiếp tục kéo dài.
 Đóng vai trò trạng ngữ chỉ thời gian.VD: Vào buổi tối, tôi thường ở nhà học bài.
 Có chức năng trạng ngữ chỉ phương thức.VD: Cô ấy đi học bằng xe máy.
 Đóng vai trò trạng ngữ chỉ nguyên nhân.VD: Tôi đi học muộn vì tắc đường.
 Đóng vai trò trạng ngữ chỉ mục đích.VD: Tôi dậy sớm để chuẩn bị cho bài thuyết trình
buổi chiều.
 Đóng vai trò trạng ngữ hạn định VD: Qua câu chuyện được nghe, lòng tôi thấy bâng
khuâng khó tả.

2.2 Ngữ giới từ làm định ngữ cho danh từ

VD: Tôi không thể quen với những quy định của trường học mới.

2.3. Giới từ trong câu có ý nghĩa bị động.

VD: Cái bàn này (do) bố tôi làm ra.

I. GIỚI TỪ VÀ NGỮ GIỚI TỪ TRONG TIẾNG ANH


1. Định nghĩa
 Giới từ là một loại hư từ có tác dụng kết nối các thành phần của cụm từ và thành
 phần câu, biểu thị mối quan hệ chính phụ.
 Ngữ giới từ: tổ hợp giới từ + các từ ngữ đi kèm (tương tự danh từ…)
 Giới từ thường đứng trước danh từ hoặc đại từ để thể hiện mối quan hệ của danh từ hoặc
đại từ đó với những thành phần khác trong câu
VD: The bowl in the kitchen is broken by a cat.
2. Vai trò
2.1. Ngữ giới từ làm trạng ngữ trong câu:
Chỉ nơi chốn:
 Phương hướng VD: They went from Ha Noi to Da Nang.
 Vị trí VD: He is in his bed room.
Chỉ thời gian:
 Mốc thời gian VD: Yesterday, I woke up at 10 o’clock.
 Quan hệ thời gian VD: After lunch, they went to see a movie.
 Khoảng thời gian VD: He stayed there for three years.
Chỉ Cách thức: VD: I go to school by bike.
Nguyên nhân: VD: He died of lung cancer.
Mục đích VD: I will do it for you.
Điều kiện VD: Following my advice, you will gain your objective.
2.2. Ngữ giới từ làm hậu bổ ngữ cho danh từ
VD: I can’t get familiar with the regulations of the new school.
3. Giới từ trong câu bị động
VD: This table was made by my uncle.
III. ĐỐI CHIẾU
1. Giống nhau

Định nghĩa giới từ và ngữ giới từ tiếng Anh tiếng Việt tương đối giống nhau.

Giới từ tiếng Anh và tiếng Việt thường nối danh từ với danh từ, danh từ với đại từ, động từ với
danh từ… để tạo thành cụm giới từ (ngữ giới từ) đóng vai trò trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian,
nguyên nhân, mục đích, điều kiện, cách thức hay làm định ngữ trong câu.
o Ngữ giới từ đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ VD: In Hanoi, in Vietnam
nơi chốn.
Tại Hà Nội, ở Việt Nam

o Ngữ giới từ đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ VD: In the spring, in the morning
thời gian. (Vào) mùa xuân, vào buổi sáng

o Ngữ giới từ đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ VD: I went to school late because of traffic
nguyên nhân. jam.

Tôi đi học muộn vì tắc đường.

o Ngữ giới từ đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ VD: I got up early in order to prepare
mục đích. breakfast for my family.

Tôi dậy sớm để chuẩn bị bữa sáng cho


cả nhà.

o Có thể bỏ đi trong một số trường hợp mà VD: chính sách (về) kinh tế
không làm thay đổi ý nghĩa của từ hoặc câu. The lesson lasted (for) an hour.

2. Khác nhau:

 Để tạo thành cụm giới từ đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân,
cách thức thì
+ TA: danh từ phải kết hợp với giới từ

+ TV: không bắt buộc.

o Ngữ giới từ có chức năng làm trạng ngữ chỉ thời gian

The weather is hot in summer. / (Vào) mùa hè, thời tiết rất nóng.

o Ngữ giới từ có chức năng làm trạng ngữ chỉ nguyên nhân

He died in the battle./ Ông ấy chết (vì) trận.

o Ngữ giới từ có chức năng làm trạng ngữ chỉ nơi chốn

In Vietnam, summer is often very hot./ Tôi học (ở) Bách Khoa.

o Ngữ giới từ đóng vai trò trạng ngữ chỉ cách thức trong tiếng Anh nhưng được gọi là
trạng ngữ chỉ phương thức trong tiếng Việt.

VD: He writes by the left hand./ Cậu ấy viết (bằng) tay trái.

 Ngữ giới từ trong câu bị động: TA phải có giới từ “by”, trong TV giới từ “của, do” có thể
lược bỏ.

VD: This table was made by my father.

VD: Cái bàn này (do) bố tôi làm ra.

 TA có ngữ giới từ có chức năng làm trạng ngữ chỉ điều kiện. TV có cách gọi khác ngữ giới
từ đóng vai trò trạng ngữ hạn định.
VD: Following my advice, you will gain your objective.
Tôi đến anh ngay nếu trời tạnh mưa.

 Ngữ giới từ làm định ngữ cho danh từ trong tiếng Việt. Trong tiếng Anh làm hậu bổ ngữ

VD: Tất cả đều là sách của thư viện.

Look at the boat with the blue sail.

 Trong trường hợp ngữ giới từ làm hậu bổ ngữ (đối với Tiếng Anh), làm định ngữ (đối với
Tiếng Việt), giới từ “of” trong Tiếng Anh bắt buộc phải có còn trong tiếng Việt giới từ “của”
có thể có hoặc không.

VD: a cup of tea = 1 tách trà


Câu 24: Đối chiếu giới từ và ngữ giới từ trong TA và TV về vị trí trong câu
I. VỊ TRÍ CỦA GIỚI TỪ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT
Định nghĩa:
 Giới từ là hư từ có tác dụng kết nối các thành phần của cụm từ và thành phần câu. Giới từ
không có nghĩa từ vựng chân thực, nó phải kết hợp với các từ khác để tạo thành ngữ giới
từ đóng vai trò chỉ địa điểm, thời gian, nguyên nhân, phương thức…

VD: Chúng tôi sẽ đi bằng máy bay. (phương thức), Tôi sẽ đi Đà Nẵng vào tháng sáu. (thời gian)

Vị trí của giới từ trong câu:


 Trước danh từ. VD: bàn luận về giới tính.
 Trước đại từ. VD: Tình yêu của tôi.
 Đứng đầu câu trong câu chỉ quan hệ, ý nghĩa, mục đích. VD: Để đỗ đại học, tôi phải
chăm chỉ hơn.
 Đứng sau động từ có bổ ngữ trực tiếp VD: treo đồng hồ lên tường
 Đứng cuối câu tỉnh lược. VD: Đứa bé kia không ai chơi cùng.
 Giới từ đứng trước danh từ tạo thành ngữ giới từ. VD: Cái chuông này bằng vàng
 Đứng trước động từ VD: Trên bảo….
 Đứng trước tính từ làm trạng ngữ chỉ NN: Vì mệt…..
II. Vị trí của giới từ trong câu tiếng Anh
Định nghĩa:
 Giới từ là loại từ thể hiện mối quan hệ giữa các từ trong 1 cụm từ hoặc trong 1 câu. Giới
từ thường đứng trước danh từ hoặc đại từ để thể hiện mối quan hệ của danh từ hoặc đại từ
đó với những thành phần khác trong câu.
 Ngữ giới từ: tổ hợp giới từ + các từ ngữ đi kèm (tương tự danh từ…)

VD: The cat sleeps on the sofa.


Vị trí của giới từ trong câu:
 Trước danh từ: He visits me on Saturdays.
 Trước đại từ phản thân: She lives by herself.
 Trước danh động từ: They succeeded in escaping.
 Sau động từ: He goes to school.
 Sau tính từ: I’m afraid of bugs.
 Sau danh từ: They passed the table with the two men.
 Đầu câu: To go on time, I have to wake up early.
 Cuối câu hỏi: What are you talking about?
 Cuối mệnh đề quan hệ: Is that the boy you go with?
 Đứng trước đại từ quan hệ: To whom am I speaking?
 Cuối câu cảm thán: What a terrible state she was in.
 Cuối câu bị động: The matter has not been dealt with.
 Sau động từ có tân ngữ trực tiếp: He sent a letter to his mother.
 Sau trạng từ: Her father was strongly against her trip.
III. ĐỐI CHIẾU
1. Giống nhau

 Định nghĩa giới từ và ngữ giới từ trong tiếng Anh và tiếng Việt tương đối giống nhau.
 Hầu như không thể đứng một mình, không có khả năng độc lập tạo thành câu.
 Luôn đứng trước danh từ, đại từ hoặc 1 từ mà nó chi phối.

VD: I walk to school./Tôi đi bộ đến trường.

 Có thể đứng đầu câu trong câu chỉ quan hệ ý nghĩa, mục đích.

VD: To get a good mark, I have to work hard./ Để đạt điểm cao, tôi phải học hành chăm chỉ.

 Có thể đứng ngay sau động từ, có bổ ngữ trực tiếp.

VD: Tôi đi mua đồ cho mẹ. / He sent a letter to his mother.

 Đứng cuối câu hỏi/ câu cảm thán

VD: Tao đi với. / What are u talking about?


2. Khác nhau

Giới từ trong tiếng Anh có thể đứng cuối câu VD: This is not the book I asked for.
trong mệnh đề quan hệ, câu bị động, tiếng Việt
thì không
Trong tiếng Anh, giới từ có thể đứng trước VD: He is good at calculating.
danh động từ, tiếng Việt thì không (tiếng Việt
không có hình thức danh động từ).
Giới từ tiếng Anh đứng sau trạng từ, còn tiếng VD: Her father was strongly against her trip.
Việt thì không.
Giới từ làm chủ ngữ nếu vị ngữ là tính từ, động VD: Trong cứng ngoài mềm, trên bảo dưới
từ hoặc danh từ. TA không có hiện tượng này. nghe..

Câu 25: Đối chiếu giới từ và ngữ giới từ trong TA và TV về cấu tạo

I. GIỚI TỪ VÀ NGỮ GIỚI TỪ TRONG TV VỀ CẤU TẠO


a.Định nghĩa
 Giới từ là một loại hư từ có tác dụng kết nối các thành phần của cụm từ và thành phần
câu. Giới từ không có nghĩa từ vựng chân thực, nó phải kết hợp với các từ khác để tạo
thành trạng ngữ chỉ vị trí, thời gian, nguyên nhân, cách thức...
 Giới từ không phải là một đơn vì định danh mà chỉ là một loại hư từ thể hiện mối quan hệ
cú pháp chính phụ.
b. Mô tả
Xét về mặt cấu tạo, giới từ gồm hai loại chính
- Giới từ đơn: là giới từ được cấu tạo từ 1 từ VD: của, bằng, do, để, ngoài,...
- Giới từ kép: là giới từ được cấu tạo bởi 2 từ VD. Theo như, đối với, bởi vì, ...
Song, trong TV giới từ ghép thương được giản lược thành giới từ đơn VD. Theo (như), (đối)
với,...
I. GIỚI TỪ VÀ NGỮ GIỚI TỪ TRONG TA VỀ CẤU TẠO
Định nghĩa:

 Giới từ là từ thể hiện mối quan hệ giữa các từ trong 1 cụm từ hoặc trong 1 câu, thường
đứng trước danh từ hoặc đại từ để thể hiện mối quan hệ của danh từ hoặc đại từ đó với
những thành phần khác trong câu.
 Ngữ giới từ: tổ hợp giới từ + các từ ngữ đi kèm (tương tự danh từ…)
Phân loại theo cấu tạo
Giới từ đơn (simple + Giới từ đơn chuyên dụng: by, on, in,..
prepositions): là giới từ
+ Giới từ đơn có nguồn gốc tính từ: less...
chỉ có một từ

+ Giới từ đơn có nguồn gốc động từ (tức là dạng động từ thêm đuôi -ing hoặc phân
từ 2 của động từ): regarding, including, provided…

+Giới từ trá hình: Đây là nhóm giới từ được ẩn trong hình thức khác
VD: At 7 o'clock (o' = of): Lúc 7 giờ, ‘cuz of, ‘bout.
Giới từ kép là những giới từ được tạo ra bằng cách kết hợp 2 giới từ đơn: into, upon...
(double preposition):
Giới từ ghép là các giới từ được tạo ra từ các tiền tố a hoặc be: about, among, against, behind,...
(compound
prepositions):
Giới từ phức (complex Là giới từ gồm tối thiểu một giới từ đơn, không thể phân chia về ngữ pháp hay ngữ
prepositions): nghĩa.

a) Giới từ/ Trạng từ + giới từ. VD: apart from, outside of...

b) Giới từ + Danh từ + giới từ. VD: in terms of...

c) Động từ/ Tính từ/ Liên từ + giới từ. VD: except for, together with, because of….

d) Giới từ + tính từ/ danh từ. VD: in general, by mistake….

e) Trạng từ + giới từ + trạng từ. VD: up to now….

III ĐỐI CHIẾU

1. Giống nhau:

 Định nghĩa giới từ và cụm giới từ trong Tiếng Anh và Tiếng Việt giống nhau.

 Cả tiếng Anh và tiếng Việt đều có giới từ đơn và giới từ kép

VD: Tiếng Anh: in, on, / Tiếng Việt: trên, dưới, ….

2. Khác nhau:

 Giới từ trong tiếng Anh về cấu tạo được chia làm 4 loại (giới từ đơn, phức, ghép, kép)
nhiều hơn tiếng Việt là 2 loại (giới từ đơn và ghép).
 Giới từ đơn trong tiếng Anh được chia làm 4 loại, tiếng Việt thì không phân chia giới từ
đơn.
 Tiếng Anh có giới từ ghép và giới từ trá hình còn tiếng Việt không có.

VD: Giới từ ghép trong TA: among, behind, …/ Giới từ trá hình trong TA: at 5
o’clock (o’=of), @ (at)

 Giới từ kép trong tiếng Anh viết liền hai giới từ thành một từ, còn trong tiếng Việt thì viết
hai từ riêng biệt. Trong tiếng Việt, giới từ kép thường được giản lược hay thay thế bằng
các giới từ đơn tương ứng còn tiếng Anh thì không thay thế được. VD: into, upon. TV:
Theo (như), (đối) với

 Trong tiếng Anh có giới từ phức, tiếng Việt không có giới từ phức. VD: apart from, in
terms of

 Tiếng Anh có giới từ dạng “ing”, tiếng Việt không có loại này. Trong tiếng Anh, có giới
từ có nguồn gốc động từ nhưng tiếng Việt không có. VD: regarding, in general,…

 Giới từ TA có thể kết hợp từ khác tạo thành từ ghép, TV k có loại này.VD: breakthrough,
start-up

 Giới từ đơn trong tiếng Việt có thể làm thành phần câu nếu vị ngữ là động từ, tính từ,
tiếng Anh không có hiện tượng này.

VD: Cái thìa này bằng vàng. Trong cứng ngoài mềm..

Câu 29: Đối chiếu các thành phần câu Việt – Anh (chủ ngữ,) về chức năng, vị trí cấu tạo.

I. Trong tiếng Việt


Định nghĩa: Chủ ngữ là bộ phận nòng cốt câu, nêu lên người hay sự vật làm chủ thể sự việc,
hành động trong câu. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật
gì? Không quyết định việc chia động từ đi kèm với nó (về ngôi và số).
Vị trí:
 Chủ ngữ thường đứng đầu câu, trước vị ngữ VD: Tôi ăn cơm. Cái hộp có màu đỏ.
 Chủ ngữ có thể đứng cuối câu (chuyển chủ ngữ ra sau vị ngữ) nhằm nhấn mạnh ý mô tả
hoặc sử dụng như biện pháp nghệ thuật. VD: Trước mắt anh hiện ra cả bầu trời. Bỗng từ
đằng xa bay tới một đàn chim.
 Trong câu cảm thán, mệnh lệnh, chủ ngữ có thể bị lược bỏ. VD: Hay thật! Vui ghê! Ngồi
xuống!
Cấu tạo chủ ngữ trong tiếng Việt
 Chủ ngữ là một đại từ VD: Họ là những học sinh giỏi.
 Chủ ngữ là một danh từ/ cụm danh từ. VD: Công nhân đang làm việc.
 Chủ ngữ là một động từ, ngữ động từ. VD: Chạy là một môn thể thao.
 Chủ ngữ là một tính từ, cụm tính từ VD: Chăm chỉ là một đức tính đáng quý.
 Chủ ngữ là cụm giới từ VD: Ngoài kia rất ồn ào.
 Chủ ngữ là cụm chủ vị VD: CM tháng Tám thành công giúp cho nước nhà thống nhất.
 Chủ ngữ hình thức (Trong văn nói). VD: Nó đâm vào người bây giờ! Đi gọn vào con.
 Tiếng Việt có chủ ngữ phức. VD: Việt Nam và Lào là hai nước có quan hệ mật thiết.
II . Trong tiếng Anh
Định nghĩa: Chủ ngữ (subject) là bộ phận nòng cốt câu, thành phần của cấu trúc chủ vị, là chủ
thể của hành động trong câu, thường đứng ở đầu câu và trước động từ (verb).
Ví dụ: I want to watch this film.
Vị trí
 Chủ ngữ trong tiếng Anh thường đứng đầu câu, trước vị ngữ trong câu trần thuật và ngay
sau trợ động từ trong câu nghi vấn
Ví dụ: I like her. Do you like her?
 Chủ ngữ trong tiếng Anh còn đứng ngay sau trợ động từ trong câu cảm thán, câu đảo
ngữ...
Ví dụ: How hard did she try! - Hardly had he watched TV when he came home.
 Có thể đảo chủ ngữ trong câu cảm thán, câu điều kiện, so sánh kép, với từ phủ định.
Ví dụ: How excellent did she complete that task!
 Chủ ngữ trong câu chủ động khi được chuyển sang câu bị động sẽ đứng sau “by”
Ví dụ: Mrs. Hoa teaches Lan English. (active voice). Lan is taught English by
Mrs. Hoa. (passive voice)
Cấu tạo
Chủ ngữ là một đại từ VD: She is my sister.
Chủ ngữ là một danh từ/ cụm danh từ VD: Water freezes at 0oC.
VD: The book my teacher lent me last week is
very useful.
Chủ ngữ là một danh động từ VD: Travelling by bus makes him nauseous
Chủ ngữ là một động từ nguyên thể có “to” VD: To love means to care for someone.
Chủ ngữ là một mệnh đề danh ngữ (bắt đầu VD: That he loves her is a secret that
bằng that, what, why…) everybody knows
Tiếng Anh có chủ ngữ phức VD: John and the rest of the class agrees on the
answer.

III. ĐỐI CHIẾU


1. Giống nhau
a. Về chức năng
 Đều là một thành phần chính trong câu, là nòng cốt câu VD: Tôi là sinh viên/ I am a
student
 Đều là chủ thể của hành động, sự việc VD. Tôi đọc sách /I read books
b. Về cấu tạo
Chủ ngữ đều có thể là
+ Đại từ. VD. Tôi là học sinh/ Lam is a student,
+ Danh từ: VD. Đường phố rất đông đúc. The streets are crowded.
+ Cụm danh từ: Hai cô gái xinh đẹp đang hát /Two beautiful girls are singing
+ Mệnh đề (hoặc Cụm chủ vị)
VD: Đội trưởng khuôn mặt chữ điền di chuyển nhanh về phía địch.
John, a student, goes to school every day.
+ Tiếng Việt và tiếng Anh đều có chủ ngữ phức
VD: Việt Nam và Lào là hai nước có quan hệ mật thiết.
Viet Nam and Laos have a strong relationship.
+ ĐT, cụm ĐT
VD: Tập thể dục buổi sáng rất tốt cho sức khỏe.
Playing badminton is my favorite sport.
c. Về vị trí
- Chủ ngữ đều có thể đứng đầu câu trần thuật hoặc cuối câu để nhấn mạnh.
VD: Đầu câu: Tôi không thể quên được./I never forget.
Cuối câu: Bỗng từ đằng xa bay tới một đàn chim./ Out of the woods came a bear.
- TA và TV đều có thể lược bỏ chủ ngữ trong câu mệnh lệnh. VD: Ra ngoài! / Get out!

2. Khác nhau
a. Về cấu tạo
Chủ ngữ trong câu tiếng Anh quyết định việc chia VD: I read books/She reads books
động từ đi kèm với nó về ngôi và số, chủ ngữ
trong câu tiếng Việt không có chức năng này
Chủ ngữ tiếng Anh có thể là một danh động từ, VD: To live means to fight. /Playing
một động từ nguyên thể có “to” còn chủ ngữ tiếng badminton is my favorite hobby in my free
Việt có thể là một động từ nói chung. time.
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
Chủ ngữ tiếng Việt có thể là một tính từ, cụm tính VD: Lười biếng là một thói xấu.
từ, chủ ngữ tiếng Anh không thể. Cụm giới từ Đoàn kết, cần cù là những đức tính quý
trong câu có thể làm CN trong câu, TA không thể giá của người Việt Nam.
mà được sử dụng như 1 đảo ngữ có tác dụng nhấn Trong lớp có 25 học sinh. // Never in
mạnh. his life had he been more frightened.
Giới từ có thể làm CN trong các câu có VN là VD: Trong cứng ngoài mềm.
động từ, tính từ, TA không có hiện tượng này.
Trong tiếng Anh, mệnh đề làm chủ ngữ phải là
mệnh đề danh ngữ thường có what, that, ... đứng
đầu, trong tiếng Việt thì không cần.
Tiếng Anh có chủ ngữ giả ( It, there,...) , tiếng
Việt chủ ngữ hình thức (Nó)

b. Về vị trí
- Tùy từng loại câu mà chủ ngữ có vị trí cụ thể khác nhau
- Chủ ngữ trong tiếng Việt luôn đứng đầu câu, muốn chuyển ra sau phải đáp ứng một số điều
kiện còn chủ ngữ tiếng Anh có thể đứng sau trợ động từ trong câu nghi vấn
VD: what does she do? / Về độ chính xác, nó xứng đáng được 10 điểm.
- Tiếng Anh có hiện tượng đảo ngữ với các từ phủ định, cảm thán VD: What a beautiful girl I
see!

You might also like