You are on page 1of 3

Họ và tên: Võ Thị Tường Vy

Lớp: 18H2B

Nhóm: 18N45

MÔN TƯ TƯỞNG HCM

BÀI TẬP SỐ 2

Đề:

Phân tích sự khác biệt trong quan điểm của Hồ Chí Minh và quan điểm của Nho giáo về
bốn phạm trù: Trung, Hiếu, Cần, Kiệm. Sinh viên có thể làm gì để rèn luyện theo các chuẩn
mực đạo đức này của Hồ Chí Minh?

Bài làm:

* Phân tích sự khác biệt trong quan điểm của Hồ Chí Minh và quan điểm của Nho giáo về
bốn phạm trù: Trung, Hiếu, Cần, Kiệm

 Phạm trù Trung:


- Giống nhau: Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu,đều có
nghĩa là trung thành
- Khác nhau:
+ Quan điểm Nho giáo: trung là trung quân, là trung thành với vua; phản ánh bổn
phận của dân đối với vua, trung thành với vua cũng có nghĩa là trung thành với nước
vì vua với nước là một, vua là nước, nước là nước của vua.
+ Quan điểm Hồ Chí Minh: Tư tưởng trung với nước không những kế thừa giá trị
của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc mà còn vượt qua những hạn chế
của truyền thống đó. Trung với nước, nước ở đây là nước của dân, còn dân lại là
chủ nhân đất nước., trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Điểm mới:
• Mở rộng nghĩa vụ của cá nhân với cá nhân thành nghĩa vụ của cá nhân với xã hội;
• Yêu nước là giá trị đạo đức Việt Nam;
• Phải nêu cao tính chủ động sáng tạo không thụ động.
Cụ thể hơn, Trung với nước là:
• Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của
Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết.
• Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng.
• Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
 Phạm trù Hiếu :
- Giống nhau: Là chuẩn mực đạo đức, con cái hiếu thảo với cha mẹ
- Khác nhau:
+ Quan điểm Nho giáo: là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. (đối tượng là cha mẹ)
phải tuân thủ những lời của cha mẹ , chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình.
+ Quan điểm Hồ Chí Minh: Hiếu còn là Hiếu với dân, có nghĩa là không chỉ hiếu
thảo với cha mẹ mình, mà còn phải hiếu thảo với cha mẹ của người khác, hiếu thảo
với nhân dân, gắn bó với nhân dân, cán bộ phải tận hiếu vs nhân dân trên tinh thần
hết lòng, hết sức vì nhân dân (đối tượng là nhân dân). Nội dung của hiếu với dân là:
• Yêu dân, kính trọng nhân dân, tôn trọng nhân dân, lấy dân làm gốc.
• Khẳng định vai trò sức mạnh thật sự của nhân dân.
• Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức động viên nhân dân cùng thực hiện tốt
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
• Phải luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân, chăm lo cải thiện đời sống cho dân;
khi dân còn thiếu thì mình không có quyền đòi hỏi sung sướng cho riêng mình.
• Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao dân trí, để dân biết
và sử dụng được quyền làm chủ của mình.
 Phạm trù Cần:
- Giống nhau: Là cần cù, siêng năng trong lao động
- Khác nhau:
+ Quan điểm Nho giáo: Nhân dân cần cù, chăm chỉ, chịu khó phụng sự quyền lợi
cho phong kiến
+ Quan điểm Hồ Chí Minh: Cần cù, chăm chỉ, chịu khó đem lại hạnh phúc cho nhân
dân. Cần không chỉ là yêu lao động mà lao động phải có kỷ luật, có kỹ thuật, có chất
lượng, có năng suất,có sáng tạo
 Phạm trù Kiệm:
- Giống nhau: tiết kiệm thời gian , tài chính, công sức
- Khác nhau:
+ Quan điểm Nho giáo: Kiệm là hà tiện, căn cơ để làm giàu.Kiệm là tiết kiệm thời gian,
tài chính, công sức của mình
+ Quan điểm Hồ Chí Minh: Kiệm cho mình và cho người khác. Kiệm không phải là
bủn xỉn, hà tiện mà là chi tiêu thật hợp lý để làm lợi cho dân. Đặc biệt hơn nữa, Hồ Chí
Minh đã mở rộng tối đa nội dung của Kiệm là tiết kiệm của cải, vật chất ,thời gian,
kiệm sức dân, kiệm nhân tài, chất xám, kiệm xương máu của nhân dân

* Sinh viên rèn luyện các chuẩn mực đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh cần:
+ Học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

+ Học cần kiệm, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.

+ Học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng hết
sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu với con người.

+ Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử
thách, gian nguy để đạt được mục đích của cuộc sống.

You might also like