You are on page 1of 60

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM


KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI
--------

HCMUTE

CÔNG TY TNHH ELLY VIỆT NAM


MẶT HÀNG KINH DOANH: BÌNH GIỮ NHIỆT ĐA
NĂNG

GVHD: ThS. Lê Thị Tuyết Thanh


HỌC PHẦN: Quản trị Marketing
SVTH: MSSV
Huỳnh Thị Diệu Hiền 18126016
Nguyễn Ngọc Hiền 18126017
Nguyễn Trịnh Thế Phước 18126048
Bùi Phương Thảo 18126059
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2021
ĐIỂM SỐ

TIÊU CHÍ NỘI DUNG BỐ CỤC TRÌNH BÀY TỔNG

ĐIỂM

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TP.HCM, ngày… tháng… năm…
Chữ ký giáo viên
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM THAM GIA LÀM TIỂU LUẬN

THỨ KẾT
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KÝ TÊN
TỰ QUẢ

- Tìm kiếm nội dung


1 Huỳnh Thị Diệu Hiền 100%
- Thuyết trình

2 Nguyễn Ngọc Hiền - Tìm kiếm nội dung 100%


- Làm powerpoint

Nguyễn Trịnh Thế - Tìm kiếm nội dung


3 100%
Phước - Thuyết trình

- Tìm kiếm nội dung


4 Bùi Phương Thảo 100%
- Làm powerpoint
MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................................i
MỤC LỤC HÌNH ẢNH.................................................................................................iii
MỤC LỤC BẢNG BIỂU...............................................................................................iv
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................v
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG....................................................................1
1.1. Môi trường vĩ mô..................................................................................................1
1.1.1. Văn hóa...........................................................................................................1
1.1.2. Chính trị - Pháp luật.......................................................................................1
1.1.3. Kinh tế............................................................................................................2
1.1.4. Nhân khẩu.......................................................................................................6
1.1.5. Công nghệ.......................................................................................................7
1.1.6. Tự nhiên..........................................................................................................7
1.2. Môi trường vi mô................................................................................................10
1.2.1. Nhà cung ứng................................................................................................10
1.2.2. Đối thủ cạnh tranh........................................................................................12
1.2.3. Khách hàng...................................................................................................14
1.2.4. Trung gian marketing...................................................................................16
1.2.5. Công chúng...................................................................................................17
1.3. Môi trường nội vi................................................................................................18
1.3.1. Nhân lực.......................................................................................................18
1.3.2. Tài chính.......................................................................................................19
1.3.3. Nguyên nhiên vật liệu – Năng lượng............................................................19
1.3.4. Đặc quyền công nghệ...................................................................................20
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SWOT...............................................................................21
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH STP...................................................................................24
3.1. Phân tích S – Segmentation................................................................................24
3.2. Phân tích T – Targeting.......................................................................................24
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MARKETING MIX.........................................................26
4.1. Product (Sản phẩm).............................................................................................26

5
4.2. Price (Giá): Sản phẩm.........................................................................................31
4.2.1. Lựa chọn mục tiêu của giá............................................................................31
4.2.2. Định vị..........................................................................................................32
4.2.3. Giá thành 1 sản phẩm (Giá sàn)...................................................................32
4.2.4. Giá sẵn lòng chi trả của 1 khách hàng (Giá trần).........................................33
4.2.5. Giá của đối thủ cạnh tranh............................................................................33
4.2.6. Lựa chọn mức giá cuối cùng........................................................................34
4.3. Place (Địa điểm).................................................................................................35
4.4. Promotion (Quảng bá).........................................................................................36
4.4.1. Quảng bá trong quý 1...................................................................................36
4.4.2. Quảng bá trong quý 2 và quý 3....................................................................39
4.4.3. Quảng bá trong quý 4...................................................................................43
CHƯƠNG 5: BÁO CÁO TÀI CHÍNH.........................................................................46
5.1 Giá vốn hàng bán trung bình................................................................................46
5.2. Chi phí nhân sự...................................................................................................46
5.3. Dòng tiền vào......................................................................................................46
5.4. Dòng tiền ra.........................................................................................................47
5.5. Tổng kết dòng tiền..............................................................................................47
Chương 6: KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG...........................................................................49
6.1. Xác định rủi ro....................................................................................................49
6.2. Giải quyết vấn đề................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................51

6
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 .1. So sánh với các đối thủ................................................................................14
Hình 3. 1. Các yếu tố cần thiết để phân tích Targeting................................................25
Hình 4. 1. Minh họa sản phẩm......................................................................................27
Hình 4. 2. Hình minh họa sản phẩm.............................................................................28
Hình 4. 3. Hình minh họa sản phẩm.............................................................................29
Hình 4. 4. Hình minh họa sản phẩm.............................................................................30
Hình 4. 5. Hình minh họa sản phẩm.............................................................................30
Hình 4. 6. Hình minh họa sản phẩm.............................................................................31
Hình 4. 8. Minh họa giá trần thông qua khảo sát.........................................................33
Hình 4. 9. Cách lựa giá bán cuối cùng.........................................................................35
Hình 4. 10. Minh họa phân phối trực tiếp....................................................................35
Hình 4. 11. Minh họa phân phối gián tiếp....................................................................36
Hình 4. 12. Tổng quan promotion trong 1 năm............................................................36
Hình 4. 13. Sơ đồ gantt tháng 1....................................................................................38
Hình 4. 14. Sơ đồ gantt tháng 2....................................................................................38
Hình 4. 15. Sơ đồ gantt tháng 3....................................................................................39
Hình 4. 16. Sơ đồ gantt tháng 4....................................................................................40
Hình 4. 17. Sơ đồ gantt tháng 5....................................................................................41
Hình 4. 18. Sơ đồ gantt tháng 7....................................................................................42
Hình 4. 19. Sơ đồ gantt tháng 8....................................................................................42
Hình 4. 20. Sơ đồ gantt tháng 9....................................................................................43
Hình 4. 21. Sơ đồ gantt tháng 10..................................................................................44
Hình 4. 22. Sơ đồ gantt tháng 11..................................................................................44
Hình 4. 23. Sơ đồ gantt tháng 12..................................................................................45

Hình 5. 1. Giá vốn hàng bán 46

Hình 5. 2. Chi phí nhân sự hàng tháng.........................................................................46


Hình 5. 3. Dòng tiền vào...............................................................................................47
Hình 5. 4. Dòng tiền vào...............................................................................................47
Hình 5. 5. Dòng tiền ra.................................................................................................47

7
Hình 5. 6. Tổng kết dòng tiền........................................................................................47

MỤC LỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1. 1. Điều kiện kinh tế trong môi trường vĩ mô.....................................................2
Bảng 1. 2. Điều kiện tự nhiên và ưu nhược điểm của chúng..........................................7
Bảng 1. 3. Phân tích đối thủ.........................................................................................12
Bảng 2. 1. Phân tích SWOT..........................................................................................21
Bảng 3. 1. Phân tích Targeting.....................................................................................24
Bảng 4. 1. Bảng so sánh giá thành sản phẩm của công ty đối thủ cạnh tranh trên thị
trường Việt Nam............................................................................................................34

8
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu Nội dung
DN Doanh nghiệp
FDI Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm nội địa
GNI Thu nhập quốc dân
GNP Tổng sản lượng quốc gia
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh

9
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
1.1. Môi trường vĩ mô
1.1.1. Văn hóa
Từ xa xưa, người ta chỉ sử dụng những ống tre hoặc túi làm từ da, dạ dày động
vật để làm vật dụng chứa nước di động. Thời gian trôi qua, cùng với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, người ta sản xuất ra những chiếc bình chất lượng tốt bằng nhựa cao
cấp hoặc những chiếc bình hợp kim 2 đến 3 lớp có thể giữ nóng và giữ lạnh. Thật tuyệt
khi mùa lạnh có thể nhấm nháp ngụm trà ấm, mùa hè có thể thưởng thức cốc nước ép
mát lành, hay chỉ đơn giản là có thể uống thức uống ưa thích của mình bất cứ khi nào
bạn muốn.
Một lý do khác khiến mọi người chọn mang theo bình nước là tiết kiệm và bảo
vệ môi trường. Đơn giản, chúng ta luôn có quan niệm sau: trung bình 1 lít nước = 4
chai 250ml. Mỗi chai nước bình thường có giá khoảng 5 đến 10 nghìn đồng, nên để
uống được 1 lít nước thì bạn phải tốn ít nhất 20 nghìn. Nếu mang theo bình nước cá
nhân, bạn có thể tiết kiệm được khoản tiền này. Trường hợp nước đem theo đã dùng
hết, bạn có thể hứng trực tiếp tại các vòi nước công cộng mà không cần phải tốn bất kỳ
khoản phí nào. Không những vậy bạn còn giảm thiểu được một phần lượng rác thải
nhựa. Ước tính mỗi năm Việt Nam xả ra đại dương 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải
nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), đứng thứ 4 thế giới - đại diện Chương trình Môi trường
Liên Hợp Quốc công bố thông tin này tại hội thảo quốc tế tham vấn xây dựng kế
hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương sáng 10/12/2018.
Hiện tại, khi vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhiều người
muốn sử dụng bình giữ nhiệt cầm tay để bảo vệ môi trường thay vì dùng chai nhựa. Do
đó, nhu cầu về bình giữ nhiệt tăng cao và mức độ cạnh tranh gay gắt hơn về mẫu mã
lẫn chất lượng.
1.1.2. Chính trị - Pháp luật
Tình hình chính trị góp phần không nhỏ đến môi trường kinh doanh của DN.
Hiện nay, tình hình chính trị của nước ta tương đối ổn định, nhà nước quan tâm đổi
mới, khuyến khích người dân thuộc các thành phần kinh tế làm giàu chính đáng cho
mình và cho xã hội, đóng góp sức người, sức của vào công cuộc xây dựng đất nước.
Pháp luật Việt Nam ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện, Nhà nước đã ban hành nhiều
chính sách phù hợp với quá trình hội nhập toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
10
thu hút đầu tư. Chính phủ đã dần loại bỏ thế độc quyền trong sản xuất kinh doanh với
một số ngành nghề, tạo ra được sự bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Tuy vẫn còn
một số bất cập và hạn chế trong, đặc biệt là trong công tác chống hàng giả, hàng nhái
làm ảnh hương đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Tuy nhiên Nhà nước vẫn
đảm bảo quản lý chặt chẽ về môi trường, tính an toàn và chất lượng của các hoạt động
sản xuất.
1.1.3. Kinh tế
Bảng 1. 1. Điều kiện kinh tế trong môi trường vĩ mô
YẾU TỐ NHẬN ĐỊNH SỐ LIỆU CHỨNG NHẬN XÉT
MINH
Tổng sản GDP 9 tháng năm GDP 9 tháng năm 2020 Tuy ảnh hưởng của dịch
phẩm 2020 là mức tăng thấp tăng 2,12% (Quý I tăng bệnh nặng nề những số liệu
quốc nội nhất của 9 tháng các 3,68%; quý II tăng 0,39%; cho thấy nền công nghiệp
(GDP) năm trong giai đoạn quý III tăng 2,62%). nói riêng đang bước vào
2011-2020. trạng thái hoạt động trong
Công nghiệp và xây Trong cơ cấu GDP 9 tháng điều kiện bình thường mới
dựng chiếm tỷ trong năm 2020, công nghiệp và có nhiều sự khởi sắc và sớm
cao thứ nhì trong cơ xây dựng chiếm 33,16% có nhiều tăng trưởng trong
cấu GDP. trong 4.170 nghìn tỷ đồng. tương lai đặc biết đối với
ngành công nghiệp chế biến,
Dẫn đầu toàn ngành Trong sản xuất công chế tạo.
với mức tang trường nghiệp và xây dựng, ngành
cao là ngành công công nghiệp chế biến, chế
nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,6%, thấp hơn
tạo. mức tăng của cùng kỳ các
năm trong giai đoạn 2011-
2020.
Tổng sản GNP của năm 2019 GNP năm 2019 là 244.94 Số liệu cho thấy mức sống
phẩm tăng mạnh so với năm tỷ USD tăng 8,44% so với của người dân dần được
quốc dân 2018. năm 2018. nâng cao rõ rệt, cho thấy nhu
(GNP) cầu tiêu dùng và khả năng
Thu Mức thu nhập bình GNI năm 2019 ước tính đạt
11
nhập quân đầu người tại 2540 USD tăng khoảng chi trả của khách hàng là có
bình Việt Nam còn khá 7,63%. khả thi.
quân đầu thấp tuy nhiên có sự
người tang trưởng rõ rệt.
Việt
Nam
(GNI)
Thu Khu vực có mức thu Thu nhập bình quan đầu
nhập tại nhập cao so với cả người năm 2020 tại thành
khu vực nước. phố Hồ Chí Minh ước đạt
TP HCM 7.500 USD.
Lãi xuất Thanh khoản thị Tỷ giá hối đoái VND/USD Tính thanh khoản cao cho
và tỷ giá trường liên tiếp duy 23,200VND = 1 USD. thấy sự linh oạt và khá an
hối đoái trì ở mức cao. Thanh khoản thị trường toàn của thị trường tại Việt
trung bình khoảng 6.000 tỷ Nam.
đồng/phiên.
Vốn đầu Vốn đầu tư toàn xã 9 tháng năm 2020 tổng số Do ảnh hưởng của dịch bệnh
tư hội tăng trong 9 tháng vốn đầu tư toàn xã hội là nên khu vực FDI giảm rõ rệt,
năm 2020. 1.445,4 nghìn tỷ đồng tăng tuy nhiên các khu vực còn
4,8%. Trong đó: lại vẫn tăng cho thấy khả
Khu vực Nhà nước là 484,8 năng tăng hoặc duy trì năng
nghìn tỷ đồng tăng 13.4%. lực sản xuất là rất cao từ đây
Khu vực ngoài Nhà nước là có khả năng nâng cao hơn
641,5 nghìn tỷ đồng tang mức sống vật chất và tinh
2,8%. thần của toàn xã hội.
Khu vực FDI là 319,1
nghìn tỷ đồng giảm 2,5%.
Xuất Xuất siêu 16,99 tỷ Xuất khẩu 202,86 tỷ USD Xuất siêu là điều khá tích
nhập USD tăng 4,2%. cực giúp tăng dự trữ ngoại
khẩu Nhập khẩu 185,87 tỷ USD hối, tuy nhiên việc xuất siêu
hàng hóa giảm 0,8%. không xuất phát từ xuất khẩu
tang mà là do nhập khẩu
12
giảm như vậy đặt ra những
ảnh hưởng hạn chế trong
nhập khẩu và xuất khẩu
trong tương lai.

Cán cân Cán cân thanh toán Cán cân vãng lai -323 triệu Số liệu cho thấy kết quả của
thanh đang ở vị thế tương USD. hoạt động trao đổi đối ngoại
toán đối mạnh. Cán cân vốn 0 . của Việt Nam với các nước
Cán cân tài chính 309 triệu khác khá tốt.
USD.
Lỗi và sai sót 2.019.
Cán cân tổng thể 2.005.
Dự trữ và các hạng mục
liên quan -2.005.

Ngân Ngân sách nhà nước Theo công bố công khai dự Tình hình ngân sách nhà
sách nhà năm 2020 có tổng thu toán ngân sách Nhà nước nước cơ bản sẽ hoàn thành
nước và chi dự kiến tăng so năm 2020 của bộ Tài toàn diện tất cả các chỉ tiêu,
với năm 2019. chính: nhiệm vụ.
Tổng thu ngân sách Nhà
nước 1.512.300 tỷ đồng,
trong đó thu từ khu vực DN
nhà nước là 177.815 tỷ
đồng, DN có vốn đầu tư
nước ngoài là 228.276 tỷ
đồng. Ngoài ra tổng thu
Ngân sách nhà nước vùng
Đông Nam Bộ là
612.861.000 tỷ đồng.
Tổng chi ngân sách Nhà
nước: 1.747.100 tỷ đồng
trong đó chi đầu tư phát
13
triển là 220.000 tỷ đồng;
chi các hoạt động kinh tế là
41.231 tỷ đồng. Ngoài ra
chi Ngân sách địa phương
vùng Đông Nam Bộ là
165.112.009 tỷ đồng.

Chu kỳ Sự biến động của GDP Việt Nam liên tục Cho thấy nền kinh tế đang
kinh tế GDP Việt Nam đang tăng từ năm 1989. trên đà hung thịnh, chưa xuất
trên pha hưng thịnh. hiện đủ các dấu hiệu của
việc suy thoái (nên cũng
chưa có phục hồi).
Thuế Mức thuế ổn định tuy Mức thuế suất TNDN áp Nghị quyết của Quốc hội có
nhiên trong năm 2020 dụng là 20%. tác động tích cực đến tình
có sự thay đổi. Ngày 19/06/2020 Quốc hội hình hiện tại của các DN do
ban hành Nghị quyết số dịch covid, tuy nhiên trong
116/2020/QH14, nội dung tương lai Nghị định sẽ hết
bao gồm việc giảm 30% số hiệu lực hoặc thay đổi.
thuế thu nhập DN phải nộp
của năm 2020 đối với
trường hợp DN có tổng
doanh thu năm 2020 không
quá 200 tỷ đồng.
Chỉ số Chỉ số giá tiêu dùng 9 103,85% so bình quân 9 Cho thấy mức độ thay đổi
giá tiêu tháng 2020 tăng so tháng năm 2020 với bình tương đối của giá hàng tiêu
dùng với cùng kỳ năm quân 9 tháng năm 2019. dung khá nhanh.
ngoái.
Tỷ giá thương mại hàng Phản ánh giá xuất khẩu hàng
hóa bình quân 9 tháng giảm hóa của Việt Nam ra nước
0,72% so với cùng kỳ năm ngoài không thuận lợi so với
2019. giá nhập khẩu hàng hóa từ

14
nước ngoài về Việt Nam.
Lạm Giảm so với tháng 8, Giảm 0.02% so tháng Tỉ lệ tăng giảm lạm phát khá
phát cơ và tăng khi so bình 9/2020 với tháng 8/2020. vừa phải tuy nhiên so với
bản quân 9 tháng năm 2,59% so bình quân 9 cùng kỳ 9 tháng thì tăng khá
2020 với 9 tháng năm tháng năm 2020 với bình nhiều.
2019. quân 9 tháng 2019.
Tình DN đăng ký thành lập DN đăng ký thành lập mới Do ảnh hưởng của dịch
hình và tạm ngừng kinh giảm 1112,2 nghìn DN, bệnh, tỷ lệ DN tạm ngừng
đăng ký doanh giảm, DN quay giảm 2,9%. kinh doanh khá cao mở ra cơ
kinh trở lại hoạt động và DN quay trở lại hoat động hội về đối thủ cạnh tranh.
doanh giải thể tăng. là 37,7 nghìn DN, tăng
8,2%.
DN tạm dừng kinh doanh
có thời hạn là 41,8 nghìn
DN, giảm 58,7%
DN giải thể 13,5 nghìn DN,
tăng 0,1 %.
1.1.4. Nhân khẩu
- Tổng số dân của Việt Nam là 96.208.984 người, trong đó, dân số nam là
47.881.061 người, chiếm 49,8% và dân số nữ là 48.327.923 người, chiếm 50,2%. Việt
Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và
Phillipin) và thứ 15 trên thế giới (tính đến 01/04/2019). Dân số đông góp phần thúc
đẩy nhu cầu tiêu dùng và sử dụng thiết bị gia dụng cá nhân tăng lên.
- Dân số thành thị là 33.122.548 người, chiếm 34,4% tổng dân số cả nước; dân số
nông thôn là 63.086.436 người, chiếm 65,6%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu
vực thành thị giai đoạn 2009 - 2019 là 2,64%/năm, gấp hơn hai lần tỷ lệ tăng dân số
bình quân năm của cả nước và gấp sáu lần so với tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu
vực nông thôn cùng giai đoạn.
- Đông Nam Bộ có tỷ lệ dân số thành thị cao nhất cả nước (62,8%), Trung du và
miền núi phía Bắc có tỷ lệ dân số thành thị thấp nhất (18,2%). Các tỉnh có tỷ lệ dân số
thành thị cao nhất gồm Đà Nẵng, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh (tương ứng
là 87,2%, 79,9%, 79,2%). Dân số thành thị tăng nhanh, nhất là ở khu vực Bình Dương
15
và thành phố Hồ Chí Minh là một thuận lợi bởi đó thị trường lao động và thị trường
mục tiêu mà công ty hướng đến.
- Điều kiện ở và sinh hoạt của hộ dân cư cũng được cải thiện rõ rệt, có 99,4% hộ sử
dụng điện lưới thắp sáng, tăng 3,3 điểm phần trăm so với năm 2009. Tỷ lệ hộ dân sử
dụng nguồn nước hợp vệ sinh là 97,4%, trong đó 52,2% hộ sử dụng nguồn nước máy.
Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 99,6%, ở khu vực nông thôn là 96,3%. Điện nước đầy
đủ, điều kiện sống của người dân ngày một nâng cao là yếu tố thuận lợi cho việc phát
triển đồ gia dụng.
1.1.5. Công nghệ
Ngày nay, công nghệ ra đời và phát triển với tốc độ chóng mặt, điều đó mang lại
cho các ngành công nghiệp không ít cơ hội và thách thức, cụ thể:
- Công nghệ tạo sơi, dệt sợi và tráng màng của Áo (năm 1993).
- Máy thổi HDPE, máy ép phun, máy tạo sợi và dệt sợi PP, máy thổi chai 3 – 4 lớp,
máy thổi màng mỏng của Đài Loan (năm 2020), máy thổi JBP650 của Nhật Bản (năm
2009).
- Máy tráng màng mỏng, máy giả da PVC, ép đùn, ép phun,… từ nhiều nước trên
thế giới.
- Ngoài ra còn có hệ thống công nghệ thông tin: mạng wifi, internet, smartphone,…
Công nghệ hiện đại góp phần tạo nên những sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng cao để
đáp ứng được nhu cầu sử dụng vừa có tính thẩm mĩ, vừa đảm bảo chất lượng cho
người tiêu dùng. Để có thể cạnh tranh trên thị trường, nhiều DN đã hướng tới việc đổi
mới công nghệ. Công nghệ càng tân tiến thì năng suất càng cao và khả năng cạnh tranh
ngày càng mạnh.
Phát triển là vậy nhưng đồng thời công nghệ cũng mang lại những thách thức và đe
dọa đối với công ty vì công ty nào sở hữu được công nghệ thì ưu thế chắc chắn sẽ
thuộc về công ty đó.
1.1.6. Tự nhiên
Bảng 1. 2. Điều kiện tự nhiên và ưu nhược điểm của chúng
YẾU ĐẶC ĐIÊM THUẬN LỢI KHÓ KHĂN
TỐ

Vị trí Thành phố Hồ Chí Minh - Là đầu mối giao - Là đầu mối giao
địa lí thuộc miền Nam được chọn thông nối liền các thông nối liền các

16
là nơi kinh doanh. tỉnh trong vùng và là tỉnh trong vùng và là
cửa ngõ quốc tế. Với cửa ngõ quốc tế. Với
hệ thống cảng và sân hệ thống cảng và sân
bay lớn nhất cả nước, bay lớn nhất cả
cảng Sài Gòn với nước, cảng Sài Gòn
năng lực hoạt động với năng lực hoạt
10 triệu tấn /năm. động 10 triệu tấn
Sân bay quốc tế Tân /năm. Sân bay quốc
Sơn Nhất với hàng tế Tân Sơn Nhất với
chục đường bay chỉ hàng chục đường
cách trung tâm thành bay chỉ cách trung
phố 7km. tâm thành phố 7km.

Khí - Đặc điểm chung của - Khí hậu đa dạng, -Mùa mưa thường
hậu khí hậu là nhiệt độ cao đều nhìn chung thuận lợi ngập lụt gây ảnh
trong năm và có hai mùa cho các công tác hoạt hưởng không ít đến
mưa – khô. động DN. hoạt động của DN.
- Lượng bức xạ dồi dào. - Ít thiên tai, về cơ - Nắng to gây ảnh
Số giờ nắng trung bản Thành phố Hồ hưởng tới tâm trạng
bình/tháng 160-270 giờ. Chí Minh thuộc vùng đi làm của người lao
Nhiệt độ không khí trung không có gió bão. động.
bình 270C. Nhiệt độ cao
tuyệt đối 400C, nhiệt độ
thấp tuyệt đối 13,80C.
Tháng có nhiệt độ trung
bình cao nhất là tháng 4
(28,80C), tháng có nhiệt độ
trung bình thấp nhất là
khoảng giữa tháng 12 và
tháng 1 (25,70C).

Cảnh -Có ba hệ sinh thái thảm Cảnh quan đô thị Thiếu cảnh quan
quan thực vật rừng tiêu biểu: thích hợp thuê các xanh sạch trong các
rừng nhiệt đới ẩm mưa văn phòng. khu đô thị ảnh hưởng
mùa, rừng úng phèn và tiêu cực đến không
rừng ngập mặn. khí giá tiếp ảnh
-Các thảm thực vật rừng hưởng đến chất
nguyên sinh, hiện tại hầu lượng sức khỏe và
như không còn. tinh thần của người
-Cảnh quan đô thị bao lao động.
gồm khu đô thị, khu dân cư
mới cũng như khu công
nghiệp, khu công nghệ - kỹ
thuật cao...
-Là chiều thẳng đứng
của các công trình cao ốc
đang không ngừng mọc lên
17
ở nhiều nơi trên địa bàn
thành phố: từ khu vực trung
tâm (tập trung quận 1, quận
3), ra đến một số quận mới
(quận 7, quận 9…), hay xen
cài trong một số quận nội
thành cũ (quận 4, quận Phú
Nhuận, Bình Thạnh…).
-Tồn tại nhiều công trình
kiến trúc cổ lâu đời, bao
gồm danh mục 108 đối
tượng bảo tồn cảnh quan
kiến trúc trên địa bàn thành
phố.
-Theo bộ xây dựng, giai
đoạn 2021 – 2030 Hồ Chí
Minh sẽ chuyển đổi không
gian đô thị thành phố theo
hướng bổ sung không gian
công cộng, cây xanh, hạ
tầng cây xanh và tiếp cận
bờ sông, khôi phục cảnh
quan song đồng thời chống
bê tông hoá quá mức bề
mặt đô thị đồng thời phát
triển các trung tâm mới
trong chùm đô thị gắn với
nền tảng TOD (giao thông
công cộng).

Các - Nằm ở vùng hạ lưu hệ - Hệ thống sông - Hầu hết các


nguồn thống sông Ðồng Nai - Sài ngòi thuận lợi cho
khoáng sản ở Việt
tài Gòn, thành phố Hồ Chí các hoạt động
nguyê minh có mạng lưới sông logistic. Nam có trữ lượng
n ngòi kênh rạch rất phát
không lớn và phân bố
triển.
- Ðại bộ phận khu vực tản mạn, không tập
nội thành cũ có nguồn nước trung. Trữ lượng dầu
ngầm rất đáng kể, nhưng
chất lượng nước không tốt khí của Việt Nam
lắm. Tuy nhiên, trong khu cũng không nhiều.
vực này, nước ngầm vẫn
thường được khai thác ở ba - Than ở đất liền
tầng chủ yếu: 0-20m, 60-
cũng đã cạn kiệt dần.
90m và 170-200m.
Việt Nam đang và sẽ
phải nhập than từ
18
nước ngoài để bảo
đảm nhu cầu tiêu thụ
trong nước.
- Chất lượng nước
không đảm bảo ảnh
hưởng đến sức khỏe
của người lao động.
1.2. Môi trường vi mô
1.2.1. Nhà cung ứng
Công ty TNHH ELLY Việt Nam với đầu tư nhà xưởng hiện đại và làm chủ công
nghệ độc quyền tiên tiến sẽ tự gia công, sản xuất khép kín sản phẩm mà không cần một
đơn vị gia công thuê ngoài nào. Tuy nhiên sản phẩm bình giữ nhiệt bổ sung thêm chức
năng đo/ hiển thị nhiệt độ nước bằng nhiệt kế cảm ứng kết hợp công dụng đun sôi, làm
lạnh bằng dây cắm điện có thể tháo rời là một sản phẩm chưa từng có trên thị trường.
Nên việc tìm được nhà cung ứng các nguyên vật liệu cao cấp, uy tín cho sản xuất là
việc không hề dễ dàng, cần rất nhiều thời gian để tìm kiếm và khảo sát. Dưới đây là
một số đơn vị sản xuất có uy tín tại địa bàn TP.HCM có tìm năng trở thành đối tác sản
xuất/ cung ứng nguyên vật cho công ty ELLY.
Inox Châu Á Châu - Công Ty TNHH Châu Á Châu
Địa chỉ: 66/132 Bình Thành, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân,Tp. Hồ Chí Minh (TPHCM)
Điện thoại: (028) 54256276
Số Fax: (028) 54256276
Là một trong những công ty hàng đầu cung cấp mặt hàng inox thép không gỉ tại Việt
Nam. Chúng tôi nhập khẩu trực tiếp INOX từ các nước trên thế giới như: Nhật Bản,
Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Pháp, Bỉ,.. Các sản phẩm được sản xuất từ các nhà máy lớn
như: JFE , Nippon Steel, Outokumpu, Acerinox, Posco..
Sản phẩm:
- Inox dạng Tấm - Băng - Cuộn, chủng loại: 430, 304, 316, 201,..
- Inox trang trí: titan vàng - trắng - hoa văn – HL.
- Inox công nghiệp, phụ kiện công nghiệp,v.v..
Hạt Nhựa Màu Masterbatches - Công Ty TNHH Masterbatches Việt Nam.
Địa chỉ: VPĐD: B101, Tòa Nhà Biconsi, Hiệp Thành 3, TP. Thủ Dầu Một, Bình
Dương, Việt Nam.
19
Điện thoại: (0274) 3678028, 0974 988 894
Fax: (0274) 3678036
Masterbatches Việt Nam là Công ty liên doanh với Đức về mảng hạt nhựa màu và phụ
gia trong ngành nhựa, được phát triển với công nghệ của Đức.
- Hạt nguyên sinh sử dụng được trên tất cả các nền nhựa như PP, PE, PET, PA,
PMMA, ABS, SAN,..
- Màu sắc: Trắng, xanh lá, xanh dương, hồng, tím, đỏ, đen, vàng,..
- Ứng dụng: Sản phẩm chai, nắp, lọ, bao bì, điện - điện tử, trang thiết bị cho nhà
cửa, nông nghiệp, xây dựng,..
Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi đã phát triển nhiều dòng sản phẩm
masterbatches cung cấp cho các ngành công nghiệp nhựa với nhiều ứng dụng đa dạng.
Masterbatches Việt Nam là một trong những công ty tiên phong trong sản xuất
masterbatches ở Việt Nam, không ngừng cải tiến kỷ thuật và công nghệ nhằm cung
cấp cho khách hàng những sản phẩm masterbatches có chất lượng cao,…Là nhà cung
cấp nguyên liệu hạt màu uy tín cho những nhà sản xuất lớn như Lix, Unilever, P&G,
Sanyo, Aqua, Ikea,…
Công ty TNHH Vật tư linh kiện Cơ Điện - Nhiệt Lạnh Vina Engineer
Trụ sở chính: Số 8 đường 18 Khu Biệt Thự Khang Điền, Dương Đình Hội, Q.9, TP.
HCM.
Văn phòng giao dịch: 1331/15/158 Lê Đức Thọ, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM.
Điện thoại: 08 6250 9751 - 08 6257 0536- 0909 153 175
Vật tư, linh kiện là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng sản
phẩm. Vina Engineer cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, vật tư, linh kiện ngành điện
lạnh đạt tiêu chuẩn quốc tế với hiệu suất ổn định, độ bền cao, chính hãng, nguồn gốc
tin cậy,… đảm bảo cung cấp cho khách hàng, đối tác những sản phẩmtốt nhất trong
lĩnh vực cơ điện nhiệt lạnh gia dụng.
Công Ty TNHH Thiết Kế In Ấn Hợp Thanh
Địa chỉ: 124 Đường TCH36, Khu Phố 2, P. Tân Chánh Hiệp, Q. 12, Tp. Hồ Chí Minh
(TPHCM).
Điện thoại: (08) 62575746
Hotline: 0909905091

20
Công Ty Hợp Thanh là nhà cung cấp chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế, in ấn với
đội ngũ nhân viên là nhóm kỹ thuật trẻ – Năng động – Sáng tạo – Giàu ý tưởng làm
việc lâu năm trong ngành in ấn.
Hợp Thanh chuyên cung cấp trọn gói các dịch vụ thiết kế, in ấn, gia công sau in, sản
phẩm chất lượng cao – đa dạng về hình thức – sâu sắc về nội dung, bao gồm:
In ấn phẩm quảng cáo: In catalogue, brochure, tờ rơi, tờ gấp, poster,…
In bao bì giấy: Túi giấy, hộp giấy, thùng giấy,…
In ấn phẩm khác: Thẻ xe, phiếu thu – chi –xuất – nhập, tem, nhãn decal, bao thư, tiêu
đề, danh thiếp,…
1.2.2. Đối thủ cạnh tranh
• Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
Những DN đã và đang hoạt động trong ngành, có ảnh hưởng mạnh đến tình hình
kinh doanh của DN.
Các DN cạnh tranh và có chỗ đứng nhất định trong ngành: Lock&Lock,
Luminarc, Komax, Đại Đồng Tiến, Tân Lập Thành,…
Bảng 1. 3. Phân tích đối thủ
BẢNG PHÂN TÍCH CÁC ĐỐI THỦ
Tên đối thủ Điểm mạnh Điểm yếu
Các công ty nước - Nguồn lực tài chính của - Chưa đến tay được phần
ngoài (đa số là các công ty dồi dào, chi phí đầu tư đông người tiêu dùng VN do
công ty Hàn Quốc sản xuất tại Việt Nam khá cao giá thành sản phẩm quá cáo so
như:Lock&Lock, - Sản phẩm của công ty là với điều kiện kinh tế của thị
Komax,…) thương hiệu nổi tiếng được trường Việt Nam.
người tiêu dùng trên thế giới - Nguồn nguyên liệu sản xuất
biết đến. của công ty hiện nay phụ
- Là thế mạnh của công ty – thuộc hoàn toàn vào các nhà
sản xuất sản phẩm nhựa gia cung cấp nước ngoài nên giá
dụng. thành cao và dẫn đến nguy cơ
- Đồng nhất về chất lượng khủng hoảng nguồn nguyên
theo tiểu chuẩn quốc tế và liệu sản xuất.
kiểu dáng. - Kênh phân phối chỉ tập
- Công tác quảng bá thương trung ở các vùng trung tâm,
21
hiệu bằng các hoạt động xã thành phố lớn, còn ngoại
hội khá hiệu quả. thành nông thôn chưa xây
- Hệ thống phân phối sản dựng được hệ thống phân
phẩm khá quy mô. phối, cửa hàng bán lẻ.
- Thị trường sản phẩm thường
ở phân khúc cao cấp.
- Sự cạnh tranh gay gắt của
các thương Việt cùng với sự
xuất hiện của nhà đầu tư nước
ngoài.
- Giá cả phù hợp với điều kiện - Mẫu mã chưa đa dạng.
kinh tế của người dân. - Chưa tìm được nhiều dữ
- Sản xuất với dây chuyền liệu.
khép kín, máy móc hiện đại
Các công ty trong
nhập khẩu từ các thương hiệu
nước (Đại Đồng
lớn tại Nhật Bản, Đài Loan,…
Tiến, Tân Lập
- Chất lượng sản phẩm đạt
Thành,…)
tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001.
- Gần gũi với người tiêu dùng
Việt Nam hơn.

22
Hình 1 .1. So sánh với các đối thủ
• Gián tiếp:
Các DN chuyên sản xuất các sản phẩm thay thế như thức uống đóng chai ở các
siêu thị, cửa hàng tiện lợi: pepsi, cocacola, aquafina,… tiện lợi, sử dụng 1 lần hoặc
nhiều lần.
1.2.3. Khách hàng
Khách hàng là đối tượng phục vụ của DN và là nhân tố chính tạo nên thị trường.
Khách hàng có vai trò rất quan trọng vì từ nhu cầu của khách hàng mà DN mới hoạch
định chiến lược marketing của mình để thoả mãn nhu cầu của khách hàng và tìm kiếm
lợi nhuận.
- Nhu cầu về sản phẩm:

23
+ Chức năng: Khách hàng cần sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể hoạt động
theo cách họ mong muốn để giải quyết các vấn đề của họ
 Bình giữ nhiệt đa năng vẫn mang chức năng chính là đựng nước và giữ nhiệt nhưng
có thêm nhiều tính năng mới: xem nhiệt độ và một số chất độc hại, đun sôi và làm
nguội nước.
+ Giá cả
 Dù tích hợp nhiều tính năng trong cùng sản phẩm nhưng giá cả vẫn phải chăng dưới
1 triệu đồng (đã tham khảo mức giá của hộp cơm hấp điện).
+ Thuận tiện
+ Thiết kế
+ Độ tin cậy
 Vật liệu sản xuất là inox với ít phần trăm sắt tạo độ an toàn hơn cho người dùng.
+ Hiệu suất
 Hiệu suất cao do sản phẩm có độ chính xác cao, thực hiện vai trò nhanh.
+ Hiệu quả
 “Sản phẩm hoặc dịch vụ cần phải có tính hiệu quả cho khách hàng bằng cách có thể
rút ngắn một quá trình mà thường thì sẽ tốn nhiều thời gian”. Khi dùng loại bình này,
bạn sẽ tối giản được việc hâm nóng đồ uống bằng một sản phẩm khác như bình siêu
tốc, siêu nước,…
+ Khả năng tương thích
 Sử dụng năng lượng mặt trời ở phần nắp giúp tiết kiệm điện năng và phíc cắm 2
chấu dễ dàng tương thích với đa số ổ điện.
- Nhu cầu về dịch vụ:
+ Đồng cảm
Chính bởi sự đồng cảm với khách hàng (mất nhiều thời gian châm lại nước nóng và
diệt khuẩn nước) mà loại bình này được ra đời.
+ Minh bạch
 Giá cả và chất lượng luôn được công khai trong quá trình marketing sản phẩm.
+ Công bằng
 Công ty đưa ra mức giá phải chăng và luôn lắng nghe ý kiến khách hàng.
+ Kiểm soát

24
 Khách hàng cảm thấy như họ đang kiểm soát sự tương tác kinh doanh từ đầu đến
cuối và hơn thế nữa, và việc trao quyền cho khách hàng không nên kết thúc bằng việc
bán hàng. Giúp họ dễ dàng trả lại sản phẩm, thay đổi đăng ký, điều chỉnh các điều
khoản,…
+ Tùy chọn
 Công ty cho ra nhiều loại màu sắc, kích cỡ cho khách hàng lựa chọn.
+ Thông tin
 Thông tin chi tiết về sản phẩm (số lô, thành phần, cách bảo quản,…) luôn được ghi
trên hộp đựng sản phẩm.
+ Khả năng tiếp cận
 Sản phẩm sẽ được marketing trên cả phương diện online lẫn offline, tạo điều kiện
cho khách hàng tiếp cận sản phẩm.
1.2.4. Trung gian marketing
a. Các trung gian phân phối
- Phân phối offline tại các hệ thống chuỗi cửa hàng tại TP. HCM
+ VINCOM ĐỒNG KHỞI: Tầng B2-05, 72 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Q.1
+ VINCOM THẢO ĐIỀN: Tầng 1, 161 Xa lộ Hà Nội, P. Thảo Điền, Q.2
+ VINCOM LANDMARK: Tầng B1–07, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Vinhomes, Q. Bình
Thạnh
+ VINCOM PHAN VĂN TRỊ: Tầng 3, 12 Phan Văn Trị, P.7, Q. Gò Vấp
+ AEON MALL BÌNH TÂN: Tầng 2, Số 1, Đường 17A, KP11, P. Bình Trị Đông B,
Q. Bình Tân
+ AEON MALL TÂN PHÚ: Tầng 2 , Số 30 Bờ Bao Tân Thắng, Phường Sơn Kỳ,
Quận Tân Phú
+ GIGAMALL: Tầng 2, 240-242 Kha Vạn Cân, Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức
+ VẠN HẠNH MALL: Tầng 4 , Số 11 Vạn Hạnh Mall , Phường 12 , Quận 10
- Các kênh phân phối online: Tiki, Shoppee, Lazada,…
- Kênh mua sắm trực tuyến Homeshopping Vietnam
Ưu điểm: Chiến lược phân phối chọn lọc nhằm giành thị phần ở thành phố Hồ Chí
Minh với sự kiểm soát chặt chẽ.
Nhược điểm: Nhiều đối thủ cạnh tranh tại các trung gian, lượng tồn kho không lớn.
b. Các trung gian hỗ trợ phân phối (Vận chuyển)
25
- Kho bãi: SEC Warehouse: 34 – Đường Đào Trí – P. Phú Nhuận, Quân 7
- Vận chuyển: Giaohangtietkiem, GHN, Viettel Post,…
c. Các trung gian tài chính
- Vay ngân hàng (Ngắn và dài hạn)
- Các khoản vay của 1 bên thứ 3 khác
- Đầu tư liên doanh, liên kết
- Chứng khoán (Lãi cổ phiếu, lãi trái phiếu, thu lãi tiền gửi và cổ tức)
d. Các cơ sở dịch vụ marketing
- Đơn vị quảng cáo:
+ Taxi Media: Đơn vị từng hợp tác quản cáo cho Lock & Lock
- Đơn vị truyền thông:
+ kết hợp với đài HTV
- Các tổ chức xã hội:
+ Các chương trình hướng lối sống xanh – hiện đại
+ Đơn vị tổ chứ sự kiện: RI Events
1.2.5. Công chúng
Định nghĩa: Là một nhóm bất kỳ tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm
đến DN, có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của DN.
- Công chúng tài chính: các tổ chức tài chính, ngân hàng, nhà đầu tư, công ty chứng
khoán, công ty bảo hiểm ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DN.
 Sáng tạo không ngừng để tạo sản phẩm có tính khác biệt với thị trường cùng với
việc chi tiêu nguồn vốn hợp lí nhằm thu hút các nhà đầu tư và đạt được niềm tin từ các
ngân hàng.
- Công luận: DN phải gieo được lòng tin của các tổ chức công luận, đặc biệt là báo
chí, tạp chí, truyền thanh, truyền hình.
 Lập chiến lược marketing đa dạng, bao gồm mkt truyền thống và mkt số sao cho
tiếp cận được nhiều khách hàng mà vẫn nằm trong nguồn vốn đầu tư.
- Công chúng chính quyền: DN cần chú ý đến những ý kiến của chính quyền khi
hình thành kế hoạch marketing như quảng cáo đúng sự thật, sản xuất an toàn, các luật
lệ chống cạnh tranh
 Công ty cam kết quảng bá đúng sự thật về sản phẩm và tuân theo pháp luật.

26
- Giới hoạt động xã hội: các hoạt động marketing của DN có thể bị các tổ chức
người tiêu dùng, tổ chức môi trường và các tổ chức khác chất vấn.
 Sản phẩm sử dụng nguyên nhiên vật liệu và năng lượng thuộc phạm vi cho phép
của nhà nước, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực môi trường đến mức tối đa (phần nắp đậy
dùng pin năng lượng mặt trời để đo nhiệt độ và đọc chất độc, thân bình được làm từ
inox chứa ít sắt và bảo đảm an toàn về chất lượng).
- Công chúng địa phương: mọi DN đều phải giao tiếp với giới địa phương như các
tổ chức ở địa phương, những người láng giềng.
 Khách hàng thích hỗ trợ những DN địa phương vì điều đó giúp cải thiện nên kinh tế
địa phương. Là chủ DN nhỏ, có thể giao tiếp với giới địa phương thông qua hoạt động
giao thương xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh dành cho các DN, hợp tác xã ở
địa phương (đặc biệt ở những vùng có nguồn nước không sạch hoàn toàn như Thủ Đức
– đa số nguồn nước đều lấy từ nghĩa địa), hội chợ hay tài trợ cho hoạt động của tổ
chức phi chính phủ (trong đợt lũ vừa rồi có nhiều tổ chức ủng hộ quyên góp tới đồng
bào miền Trung, những hộ dân khó khăn ở Tây Bắc,…)
- Công chúng nội bộ: bao gồm số công nhân lao động và làm việc trí óc, các nhà
quản trị và hội đồng quản trị. Khi người nhân viên cảm thấy thoải mái với DN của họ,
thì thái độ tích cực này sẽ lan sang cả các giới bên ngoài DN.
 Công ty hoạt động với phương hương “Làm nhân viên hài lòng trước rồi đến hài
lòng khách hàng” bởi nhân viên phải thực sự hiểu và yêu thích sản phẩm thì khi
marketing họ mới chinh phục được khách hàng. Tuy vậy, công ty sẽ không phải lúc
nào cũng đề cao sản phẩm của mình, xem sản phẩm của mình là nhất mà vẫn nghe góp
ý để tạo sản phẩm mới cải tiến hơn. Ngoài ra, DN phải đảm bảo nhân viên được làm
việc theo luật lao động, không được tồn tại các vi phạm trong công ty (bóc lột nhân
viên, lừa đảo,…)
1.3. Môi trường nội vi
1.3.1. Nhân lực
Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một nhân tố đóng vai trò quan trọng trong
quá trình thực hiện chiến lược và quyết định sự thành bại của một công ty và hiện nay
khi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vấn đề con người càng trở nên quan trọng, có
thể nói là vai trò quyết định trong quá trình quản trị chiến lược.

27
- Công ty với ban quản trị hoàn toàn có đủ năng lực và khả năng tổ chức, lãnh đạo,
quản lý và huy động vốn cho các hoạt động đầu tư sản xuất và quảng bá kinh doanh.
- Đội ngũ nhân sự cốt cán có đủ kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để
góp phần xây dựng, ổn định cơ cấu và đồng hành lâu dài với công ty.
- Đội ngũ kỹ thuật là những kỹ sư điện – điện tử giỏi tốt nghiệp từ trường
ĐH.SPKT và ĐH Bách Khoa TP.HCM.
- Ngoài ra còn có đội ngũ những thực tập sinh là nguồn nhân lực dự trữ, nếu được
đào tạo bài bản hứa hẹn sẽ là một nguồn lực vững mạnh đảm bảo cho sự phát triển và
ổn định lâu dài của công ty.
- Lao động phổ thông là những nhân lực trẻ trên, có đủ sức khoẻ, tay nghề và trình
độ văn hoá 12/12.
1.3.2. Tài chính
Kêu gọi và huy động vốn: Trình bày ý tưởng, tham gia cuộc thi khởi nghiệp do
VinGroup tổ chức và thành công , kêu gọi được với số vốn đầu tư ban đầu là 12 tỉ.
Nguồn lực tài chính: Nguồn lực tài chính là một trong những nguồn lực quan trọng
thực hiện chiến lược công ty. Trong những năm gần đây, mặc dù kinh tế thế giới cũng
như trong nước có nhiều biến động nhưng tình hình tài chính của tập đoàn VinGroup
luôn ổn định. Với số vốn đầu tư ban đầu cùng sự giúp đỡ của Vin đã giúp cho công ty
có một bước khởi đầu khá thuận lợi.
Tài sản cố định:
- Cơ sở nhà xưởng – văn phòng: 1 Nhà xưởng sản xuất với diện tích 1250 m2, 1
kho dự trữ và chứa các nguyên liệu – vật tư, hàng hoá với diện tích chiến 1000m2; hệ
thống văn phòng và cửa hàng trưng bày sản phẩm có diện tích 100 m2; các công trình
cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất và quản lý chung với diện tích 980 m2.
- Máy móc thiết bị công nghệ: Các thiết bị của Công ty hầu hết được đầu tư mới, là
loại thiết bị chuyên dùng, có trình độ công nghệ phù hợp với yêu cầu sản xuất hiện tại.
Chất lượng cuả thiết bị còn có khả năng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất hiện tại và trong
khoảng 10 năm tới.
1.3.3. Nguyên nhiên vật liệu – Năng lượng
- Nguyên liệu, vật liệu (NVL) chính: Là loại NVL khi tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh sẽ cấu thành nên thực thể sản phẩm, toàn bộ giá trị NVL được chuyển
vào giá trị sản xuất kinh doanh trong kỳ.
28
- Vật liệu phụ: Là loại NVL được sử dụng trong sản xuất để làm tăng chất lượng sản
phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất,… Các loại
NVL này không cấu thành nên thực thể sản phẩm.
- Nhiên liệu: Là những loại có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản
xuất kinh doanh, phục vụ cho công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải, công tác quản
lý,…Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng như xăng, dầu ; ở thể rắn như than, củi, ở thể
khí như gas.
- Phụ tùng thay thế: Là những loại NVL dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết
bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ,…
- Thiết bị xây dựng cơ bản: Là những NVL được sử dụng cho công việc xây dựng
cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp và thiết bị không
cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho công trình xây dựng cơ bản.
- Phế liệu: Là các loại NVL được thải ra từ quá trình sản xuất kinh doanh của DN,
phế liệu có thể sử dụng vào những công việc khác hay bán ra ngoài.
1.3.4. Đặc quyền công nghệ
Độc quyền ông nghệ 2HTP đột phá trong sản xuất bình nước giữ nhiệt kết hợp
tính năng hiển thị nhiệt độ nước và làm nóng lạnh theo nhiệt độ tùy chỉnh. Hiện đang
là công nghệ độc quyền của DN, giúp tạo được bước nhảy vọt về công nghệ so với các
đối thủ cùng ngành.

29
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SWOT
Bảng 2. 1. Phân tích SWOT
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
- Sản phẩm có tính mới mẻ, đột - Chưa định vị được thương
phá. hiệu và uy tín của công ty.
- Kỹ thuật hiện đại, công nghệ - Nguồn vốn còn hạn chế
độc quyền. - Năng lực cạnh tranh chưa cao
- Nguyên liệu chất lượng, an - Phòng nghiên cứu chưa được
toàn. phát triển.
- Nguồn lao động giá rẻ, sẵn có - Thị trường tiêu thụ sản phẩm
trên địa bàn. tại Việt Nam còn chậm.
- Giá cả của sản phẩm còn khá
cao.
- Hệ thống kênh phân phối sản
phẩm còn hạn chế.

Cơ hội (O) - S1,2 - O1,2,3: Chiến lược -O1,2,3 – W1,2,3,4,6: Chiến


- Nhu cầu sử dụng bình định vị sản phẩm: Tạo cho sản lược gọi vốn đầu tư: Đầu tư
giữ nhiệt cá nhân ngày phẩm có một vị trí đặc biệt phát triển các phòng nghiên
càng cao. trong trí nhớ của người mua và cứu tạo tiền đề cho sự phát
- Xu hướng phát triển khách hàng tương lai, tạo sự triển cộng nghệ từ đó tiến hành
tích hợp các công nghệ khác biệt với các sản phẩm các cuộc huy động nguồn lực
trên sản phẩm. cạnh tranh. vốn từ các cổ đông trong và
- Thị trường chưa ai - S3 - O3,4: Chiến lược xanh: ngoài nước nhằm nâng cao chất
phục vụ sản phẩm bình cải tiến sản phẩm, sử dụng lượng sản phẩm phù hợp với
nước cá nhân tiện lợi nguyên nhiên vật liệu sạch ít giá cũng như phần nào định vị
đa năng. gây ô nhiễm, xây dựng nâng được vị thế và uy tín của mình
- Lối sống tự nâng cao cấp hệ thống sản xuất xử lý trên thị trường.
chất lượng cuộc sống nước thải, tăng cường các hoạt -O1,2,3,4 – W1,3,5,6,7: Chiến
của khách hàng. động “xanh=>sản phẩm thân lược thâm nhập thị trường:
thiện với môi trường. Triển khai các chiến lược kinh
- S1,2,3 - O1,2,4: Chiến lược doanh online kết hợp quá trình
30
thích ứng sản phẩm: Trong quá logistics hiệu quả; đẩy mạnh
trình tồn tại sản phẩm trên thị các cộng cụ truyền thông rộng
trường, DN cần quan tâm đến rãi cho thương hiệu tiếp cận
việc nâng cao chất lượng sản các khách hàng đồng thời phối
phẩm và hạ giá thành cũng như hợp mở rộng các kênh phân
đáp ứng sự mong đợi của khách phối thông qua các đối tác độc
hàng. Để nâng cao chất lượng quyền, các hệ thống bán lẻ, sỉ
sản phẩm cần quan tâm đến dựa trên nền tảng tiếp thị liên
việc cải tiến công nghệ, tay kết.
nghề, nguyên vật liệu, kiểm tra
chặt chẽ chất lượng sản phẩm.
- S1,2,4 - O1,3,4: Chiến lược
phát triển lâu dài: Mở rộng thị
trường, mở rộng quy mô sản
xuất.

Thách thức (T) -S1,2,3 – T1,2: Giải pháp nâng -W1, 2 – T1: Chiến lược sản
- Thu nhập bình quân cao chất lượng sản phẩm: thu phẩm: độc quyền. Việc độc
đầu người chưa cao, sp hút và tạo dựng niềm tin của quyền sản phẩm giúp DN tạo
lại thuộc hàng cao cấp khách hàng bằng sản phẩm chất sự khác biệt với các DN còn
nên phạm vi khách lượng, bền, đáng tin cậy và lại, dễ thu hút được khách
hàng bị thu hẹp. mang tính thẩm mỹ. hàng.
- Thị trường VN đang -S1,2 – T2,4: Chiến lược khác -W2,3,6 – T2,4: Chiến lược
có nhiều đối thủ cạnh biệt hoá sản phẩm: sở hữu công cạnh tranh tập trung: sự khác
tranh. nghệ độc quyền, sản phẩm biệt nhắm đến 1 phân khúc thị
- Khó khăn trong việc mang tính đột phá bắt kịp xu trường nhưng thay vì giảm giá
tìm nguồn cung, nhà hướng công nghệ tạo nên sự thì DN cung cấp 1 thứ hàng
sx,.... khác biệt với các sản phẩm hóa mà đối thủ không ddurr
- Xu hướng trong cùng ngành. chuyên môn thực hiện. Điều
ngành thay đổi liên tục. -S1,3 – T1: Giải pháp phân này giúp DN vẫn bán với giá
dòng sản phẩm: Công ty luôn cao mà vẫn có khách hàng.
đặt chất lượng sản phẩm lên
31
hàng đầu. Tuy nhiên, tại thị -W2,4,5,7 – T2,3: Chiến lược
trường VN, bình nước cá nhân marketing địa phương: chiến
bán tại các chợ và các cửa hàng lược này tập trung các nỗ lực
bán lẻ vẫn đang chiếm thị phần. vào vùng thị trường ngay sát
Bình nước cá nhân trước bị cạnh thị trường mình đang hoạt
chiếm lĩnh bởi hàng xuất xử từ động nhằm duy trì quyền kiểm
TQ hoặc hàng nhựa trong nước soát các hoạt động kinh doanh.
không rõ nguồn gốc, nhưng Thực thi chiến lược này DN sẽ
hiện nay những bình nước có có hy vọng đạt được thành
thương hiệu lại đang nhận được công trong ngắn hạn nhưng
sự tin dùng của người dân. cuối cùng sẽ phải mở rộng kinh
Muốn thúc đẩy phát triển cần doanh sang những khu vực
đòi hỏi cty có biện pháp để khác.
phân hoá dòng sản phẩm với
mức giá cả khác nhau nhằm
thoả mãn tất cả phân khúc của
thị trường VN.
-S2,4 – T4: Nâng cao trình độ
nhân viên: mở rộng chương
trình đào tạo, nâng cao văn hoá
DN để nhân viên có thể bắt kịp
với kỹ thuật công nghệ hiện
đại.
-S3 – T3: Tìm kiếm nguồn
cung nguyên vật liệu đảm bảo
chất lượng tương ứng với mức
chi phí thấp hơn.

32
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH STP
3.1. Phân tích S – Segmentation
- Theo độ tuổi: dưới 18, từ 18 – dưới 25 tuổi, từ 25 – dưới 35 tuổi, từ 35 – dưới 45
tuổi, trên 45 tuổi.
- Theo nghề nghiệp: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, công nhân, quản lí/
giám sát cấp cao.
- Theo thu nhập: dưới 3 triệu, từ 3 – <10 triệu, từ 10 - <20 triệu, trên 20 triệu.
Kết luận: Theo kết quả khảo sát và phân tích thì khách hàng mục tiêu mà sản phẩm của
nhóm có thể hướng đến là sinh viên và nhân viên văn phòng trong độ tuổi từ 18-35 với
múc thu nhập trung bình từ 3-10 triệu.
3.2. Phân tích T – Targeting

Lock&lock Đại đồng tiến Life Komax ELLY


(tụi em)

Chất lượng x x X

Thẩm mĩ x x

Gọn nhẹ x x

Cao cấp x x X

Đa năng X

Giá rẻ x x

Bảng 3. 1. Phân tích Targeting

33
Hình 3. 1. Các yếu tố cần thiết để phân tích Targeting

34
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MARKETING MIX
4P ảnh hưởng được quyết định mua hàng bao gồm:
4.1. Product (Sản phẩm)
Đặc điểm: Là sản phẩm bình giữ nhiệt được tích hợp thêm nhiều tính năng hữu
ích.
Khác biệt: Không chỉ là chiếc bình giữ nhiệt thông thường, bình nước đa năng của
ELLY còn bao gồm chức năng đo hiểm thị nhiệt độ nước bằng công nghệ nhiệt kế cảm
ứng hiện đại kết hợp thêm công nghệ độc quyền thu nhỏ, chuyển hoá nguyên lý hoạt
động của bình nóng lạnh để tích hợp vào bình giữ nhiệt cung cấp thêm chức năng cắm
điện là có thể đun nóng hoặc làm lạnh nước trong bình theo nhiệt độ tuỳ chỉnh.
Mẫu mã:
Gồm 2 dòng sản phẩm về cả thiết kế và size đều là 500ml:
- Bình nắp vặn cổ điển, với thiết kế phần nắp có nhiệt kế màn hình Led, bạn chỉ
cần chạm vào nắp, màn hình sẽ hiển thị nhiệt độ thực tế của nước trong bình.
Bên cạnh đó còn có chức năng cảm ứng tự động sáng để nhắc nhở bạn bổ sung
nước cho cơ thể mỗi giờ.

35
Hình 4. 1. Minh họa sản phẩm

- Nắp bật linh hoạt, cá tính hiện đại, không có thiết kế Nhiệt kế cảm ứng đo
nhiệt độ trên nắp như loại bình nắp vặn.

36
Hình 4. 2. Hình minh họa sản phẩm

37
Hình 4. 3. Hình minh họa sản phẩm
Mọi thiết kế bình của ELLY đều có lưới lọc thép không gỉ có thể tháo rời và
chức năng cắm điện đun nóng hoặc làm lạnh nước theo nhiệt độ tuỳ chọn với nút điều
chỉnh và hiển thị nhiệt độ tuỳ chỉnh trên thân bình cùng dây cắm điện có thể tháo rời,
gọn nhẹ, đủ độ dài tiện mang theo và sử dụng. Bình có dung tích 500ml với các màu
sắc đa dạng cho bạn tuỳ chọn theo sở thích.

38
Hình 4. 4. Hình minh họa sản phẩm

Hình 4. 5. Hình minh họa sản phẩm

39
Hình 4. 6. Hình minh họa sản phẩm
Sản phẩm bình đa năng ELLY được sản xuất từ những nguyên vật liệu cao cấp, chất
lượng, chịu nhiệt giữ nhiệt tốt, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng và
không có chất gây hại khi thải ra môi trường.
4.2. Price (Giá): Sản phẩm
4.2.1. Lựa chọn mục tiêu của giá
Hầu hết các công ty, DN khi tấn công ra thị trường thế giới đều gặp phải những
sức ép về mặt chi phí như: thiết lập các kênh phân phối, xây dựng trụ sở, nhân công....
Đặc biệt là đối với những ngành sản xuất hàng tiêu dùng hay công nghiệp là những
ngành sử dụng chính sách giá làm vũ khí cho việc cạnh tranh. Để có thể hoạt động
trong ngành nhựa gia dụng, ELLY hiện đang chịu sức ép về chi phí khá cao khi có rất
nhiều ông lớn hoạt động trong ngành tính tới thời điểm bây giờ. Trước những sức ép
từ thị trường, buộc ELLY phải đưa ra những chiến lược về giá để phù hợp với xu
hướng toàn cầu.

40
Khó khăn của ELLY hiện nay cũng là khó khăn chung của các công ty trong thời kì
kinh tế trì trệ, vật giá ngày càng tăng, sức mua của người tiêu dùng ngày càng giảm.
Và đặc biệt giá nguyên liệu đầu vào tăng đang là mối trở ngại lớn cho các nhà sản
xuất. Dù vậy, để có thể tồn tại và có chỗ đứng trong ngành, ELLY đã không ngừng
nghiên cứu, cải tiến công nghệ để tung ra dòng sản phẩm mới, chưa có trên thị trường,
đầy đủ các tính năng và tiện lợi để người tiêu dùng và có thể tiết kiệm chi phí. Đặc
biệt, công ty chấp nhận giảm lợi nhuận để tăng số lượng hàng bán tối đa giúp khách
hàng có thể mua được sản phẩm với giá phù hợp và tiết kiệm nhất, tuy nhiên nếu so
với các đối thủ trong nước và nước ngoài thì giá của ELLY là một mức giá cạnh tranh
với một chiếc bình đa năng, điều này làm ELLY tăng được thị phần so với các đối thủ.
4.2.2. Định vị
Bình giữ nhiệt đa năng vẫn mang chức năng chính là đựng nước và giữ nhiệt
nhưng có thêm nhiều tính năng mới: xem nhiệt độ, đun sôi và làm lạnh nước. Sản
phẩm sử dụng công nghệ độc quyền tạo ra các tính năng tích hợp trong một bình nước
có khả năng làm thoả mãn sự hài lòng về nhu cầu của một khách hàng. Dù tích hợp
nhiều tính năng trong cùng sản phẩm nhưng giá cả vẫn phải chăng dưới 1 triệu đồng.
Với mục đích mang thương hiệu ELLY sánh ngang với các ông lớn đã có chỗ đứng
trong ngành như Lock&Lock, Komax, Đại Đồng Tiến,… thì ELLY định vị cho mình ở
phân khúc cao cấp trong sản xuất bình nước cá nhân cho người tiêu dùng. Qua đó, tạo
dựng lòng tin trong lòng khách hàng về uy tín và chất lượng của sản phẩm. Hướng đến
mục tiêu giành được thị phần số 1 trong thị trường Việt Nam, ELLY luôn nỗ lực
nghiên cứu thị trường Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt, và đồng
thời luôn đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu là động lực cho ELLY cố gắng
phấn đấu và phát triển.
4.2.3. Giá thành 1 sản phẩm (Giá sàn)
 Định phí:
Chi phí nguyên vật liệu: 80.000 đồng
Tiền lương cố định: Tổng lương 1 năm/Tổng sản phẩm sản xuất 1 năm
= 2.266.000.000/48.600= 46.600 đồng
Chi phí marketing cố định: Tổng tiền chi phí marketing cố định/ Tổng sản phẩm sản
xuất 1 năm = (200.000.000*12)/48.600 = 49.400 đồng
Điện nước: 960.000.000/48.600= 19.800 đồng
41
Khấu hao đường thẳng tài sản: 120.000.000/48600=2.500 đồng
Bao bì: 2.000 đồng
 Định phí = 80.000 + 46.600 + 49.400 +19.800 + 2.500 + 2.000 = 200.300 đồng
 Biến phí:
Chi phí Marketing biến đổi: (4.731.150.000 – 200.000.000*12)/ 48.600 = 48.000 đồng
Chi phí khác: 480.000.000/48.600 = 9.900 đồng
Phí xây dựng: 100.000.000/48.600 = 2.000 đồng
 Biến phí = 48.000 + 9.900 + 2.000 = 59.900 đồng
 Giá thành: Định phí + Biến phí = 200.300 + 59.900 = 260.200 đồng
Dựa trên bảng BCTC, giá sàn của của 1 đơn vị sản phẩm là khoảng 260.000đ.
4.2.4. Giá sẵn lòng chi trả của 1 khách hàng (Giá trần)
Dữ liệu thu thập từ bảng khảo sát cho thấy, mức giá một chiếc bình cá nhân đa
năng mà khách hàng có thể chấp nhận được là: 300.000 đồng – 399.000 đồng. Và đây
cũng là mức giá trần để xác định chiến lược giá phù hợp.

Hình 4. 7. Minh họa giá trần thông qua khảo sát


4.2.5. Giá của đối thủ cạnh tranh
Khoảng thời gian hơn 5 năm trước, các sản phẩm nhựa gia dụng trên thị trường
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, khi làn sóng tẩy chay hàng
Trung Quốc lan rộng do những lo ngại về chất lượng không đảm bảo sức khỏe, người
tiêu dùng đã bắt đầu chuyển qua dùng sản phẩm Việt Nam. Nắm lấy cơ hội này, hầu
hết các DN sản xuất trong nước đều đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển để tung ra những
dòng sản phẩm đẹp, chất lượng và giá thành hợp lý.

42
Bên cạnh đó, việc lấn sân của các DN nước ngoài như: Thái Lan, Indonesia... đầu
tư vào ngành sản xuất các mặt hàng nhựa gia dụng cao cấp với giá cả cạnh tranh cũng
đã gây ra nhiều áp lực về giá đối với các sản phẩm cùng ngành. Chính vì lẽ đó, muốn
tạo vị thế vững chắc trên thương trường đồng thời mở rộng thị trường Việt Nam đòi
hỏi công ty phải nghiên cứu thị trường giá của các đối thủ cạnh tranh và đề ra một
chiến lược giá phù hợp với từng dòng sản phẩm của công ty.
Đơn vị tính: ngàn đồng
Bảng 4. 1. Bảng so sánh giá thành sản phẩm của công ty đối thủ cạnh tranh trên
thị trường Việt Nam

Mức giá trung bình 1 số dòng sản phẩm cùng loại


Nhà sản xuất
Bình đựng nước Bình giữ nhiệt

Đại Đồng Tiến 68 120

Tân Lập Thành 60 -

Lock&Lock 150 400

Komax 57 145

Nguồn: Tự tổng hợp


4.2.6. Lựa chọn mức giá cuối cùng
Để có thể đưa ra một mức giá bán tối ưu cuối cùng là 399.000 đồng, ELLY đã dựa
trên giá sàn và giá mà khách hàng sẵn lòng chi trả và so với giá của đối thủ cạnh tranh,
đồng thời ELLY cũng đã cân nhắc trên các cơ sở yếu tố phụ như sau:
- Đánh vào tâm lý khách hàng: Sự yêu thích con số bên trái, xuất phát từ tâm lý
người mua hàng, sẽ nhìn và ghi nhớ con số bên trái đầu tiên; nên ELLY đã lợi
dụng điều này để đưa ra chiến lược giá hấp dẫn khách hàng đó chính là 399.000
đồng mà không phải 400.000 đồng.
- Chiến thuật “neo” giá (Hiệu ứng mỏ neo) kết hợp quy luật 100: Thường gặp
trên nhiều trang web thương mại điện tử hoặc trong siêu thị, sản phẩm luôn có
một mức giá "trước khi giảm" được gạch đi để tạo một cảm giác "hời" trong
tâm trí người dùng. Mỏ neo còn được nhấn mạnh hơn khi "% hời" được làm

43
đậm và tô đỏ, nhằm tăng mức độ hấp dẫn của từng món hàng. Và ELLY cũng
như vậy.

Hình 4. 8. Cách lựa giá bán cuối cùng


4.3. Place (Địa điểm)
 Hình thức phân phối:
Phân phối độc quyền: là phương thức ngược với phân phối rộng rãi. Trên mỗi khu vực
thị trường, nhà sản xuất chỉ bán sản phẩm qua một trung gian thương mại duy nhất.
Phương thức phân phối này có ưu điểm là giúp nhà sản xuất dễ dàng kiểm soát chính
sách của các nhà trung gian về việc định giá bán, tín dụng, quảng cáo và các dịch vụ
khác. Tuy nhiên, nó lại có nhược điểm là làm cho việc mua sắm của khách hàng khá
khó khăn nên cho nên, phương thức phân phối này thường chỉ được áp dụng cho các
sản phẩm có những đặc tính khác biệt được khách hàng đánh giá cao.
 Cách thức phân phối:
 Phân phối trực tiếp

Hình 4. 9. Minh họa phân phối trực tiếp


Công ty bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống đại lý và
website của công ty.
 Phân phối gián tiếp qua kênh trung gian
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử: Thành lập cửa hàng (Mall) trên các sàn thương
mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam hiện nay như Tiki, Shopee, Lazada

44
Bán hàng qua kênh trung gian 1 cấp:

Hình 4. 10. Minh họa phân phối gián tiếp

Trong kênh phân phối có sử dụng trung gian, các nhà bán lẻ chủ yếu có quy mô kinh
doanh nhỏ nên công ty chú trọng phân phối thông qua các chuỗi hệ thống bán lẻ lớn,
phổ biến và có uy tín như các Trung tâm thương mại, BigC, VinCom, CoopSmart,...
Hệ thống bán lẻ có số lượng đông đảo với nhiều hình thức kinh doanh nhưng rất phân
tán, đã đáp ứng được nhu cầu của đa số người tiêu dùng trên khắp mọi địa bàn giúp
người dùng dễ dàng tiếp cận sản phẩm của công ty.
4.4. Promotion (Quảng bá)
Trong kế hoạch quảng bá thương hiệu, ELLY dự định chi khoảng 4.702.150.000đ
nhằm thực hiện những mục tiêu cơ bản như: cung cấp thông tin, phát triển thái độ tích
cực và khuyến khích, duy trình sự mong ước.

Hình 4. 11. Tổng quan promotion trong 1 năm


4.4.1. Quảng bá trong quý 1
Với mục tiêu đề ra trong quý I là cung cấp thông tin về thương hiệu ELLY cho
các khách hàng cụ thể bao gồm tạo sự chú ý, thông báo cho các khách hàng quan tâm,
giúp khách
hàng nhận biết thương hiệu và cung cấp kiến thức thương hiệu, ELLY sử dụng 2 công
cụ chính là quảng cáo thông báo và chiến dịch Activation trải nghiệm sản phẩm thực
tế.

45
Trong công cụ quảng cáo thông báo sử dụng các kênh chính và tổ chức sự kiện ra mắt
sản phẩm được tổ chức vào lúc 18h ngày 7/2/2021 tại Hội trường lớn ở Lotus Center,
Quận , với nội dung ý tưởng tổ chức lấy sản phẩm làm trung tâm, thiết kế theo công
dụng giữ nhiệt và thể hiện nhiệt độ của bình nước với mục tiêu hướng đến các nhà bán
lẻ, đối tác cùng một số người nổi tiếng để hợp tác và đồng thời thực hiện mục tiêu gây
sự chú ý đồng thời phổ cập kiến thức về sản phẩm cho họ. Để thực hiện được điều này
ELLY trước lúc tiến hành ra mắt sản phẩm có tổ chức công tác truyền thông qua báo
ngày ví dụ như VnEpress, Baomoi, Zingnews, Kenh14. Đây là những kệnh có lượng
truy cập hàng ngày có độ tuổi phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng mà ELLY
muốn hướng tới. Đồng thời thông qua các trang mạng xã hội chính thức của DN cùng
gửi thiệp mời và sản phẩm dùng thử đến 10 người nổi tiếng trên instagram và youtube
về lĩnh vực lối sống, công nghệ ví dụ như Helly Tống, Quang Đại, Dinology, Giang
Ơi, Hana Giang Anh, Khánh Vy, Tinhte,... Thông qua đây có thể coi các kênh mạng xã
hội và cổng thông tin để ELLY tiếp xúc, tương tác, tiếp thu ý kiến của khách hàng
đồng thời là kênh giúp phổ cập những kiến thức về sản phẩm cho các khách hàng tiềm
năng qua các bài đăng, những videos, những bài review chia sẻ kiến thức từ những
khách hàng và người nổi tiếng mà ELLY hợp tác.
Ngoài ra trong quý I, ELLY còn tổ chức chiến dịch Activation tại Top 10 trường
Đại học đắt đỏ nhất TP. HCM như Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, Đại học Kinh tế
tài chính TP. Hồ Chí Minh, Đại học Việt – Đức, Đại học Quốc tế Sài Gòn, Đại học
FPT, Đại học Hoa Sen, Đại học Quốc Tế TP. Hồ Chí Minh, Đại học Công nghệ
TPHCM – HUTECH. Trong khoảng thời gian tổ chức từ ngày 19/05 đến 19/06, các
bạn sinh viên có cơ hội tham gia chương trình “ELLY Không giới hạn” với nội dung
cụ thể bao gồm 3 phần chính: đầu tiên người tham gia nhập thông tin cá nhân của
mình, sau đó sẽ được phát 1 bộ đồ dính và thực hiện thử thách làm sticker người thật
trên chiếc bình ELLY khủng lồ có mức độ, cuối cùng là người chơi chụp check-in và
được nhận phần Voucher giảm giá 10% ELLY. Tại đây nhân viên PG sẽ cung cấp
thêm kiến thức thêm về sản phẩm. Đồng thời khi di chuyển qua lại giữa những trường
đại học này sẽ có 2 chuyến xe tải được trang trí sặc sở với tâm điểm là chiếc bình giữ
nhiệu ELLY khổng lồ.

46
Hình 4. 12. Sơ đồ gantt tháng 1

Hình 4. 13. Sơ đồ gantt tháng 2

47
Hình 4. 14. Sơ đồ gantt tháng 3

4.4.2. Quảng bá trong quý 2 và quý 3


Trong 2 quý tiếp theo, ELLY mong muốn hướng đến mục tiêu phát triển thái độ
tích cực cho thương hiệu cụ thể là thiết lập hình ảnh liên tưởng Tiếp tục sử dụng các
kênh bào ngày và mạng xã hội để thực hiện mục tiêu thiết lập hình ảnh liên tưởng, tạo
sự khác biệt và gây dựng niềm tin. Tiếp tục sử dụng các kênh báo và mạng xã hội
trong công cụ quảng cáo thuyết phục nhằm hướng tới lối sống uống đủ nước mỗi ngày
và nâng cao ý thức trách sử dụng các loại nhựa không đảm bảo. Ngoài a ELLy còn đặc
biệt tổ chức 2 chiến dịch lớn là chiến dịch “Nói không với nhựa PETE cho bình nước
cá nhân” và chiến dịch “99 triệu lít nước sạch cho đồng bào khó khan”. Với chiến dịch
“Nói không với nhựa PETE cho bình nước cá nhân”, ELLY muốn hướng tới đối tượng
sinh viên, nhân viên văn phòng hoặc người thường xuyên mua sắm, được tổ chức
trong khoảng thời gian 19/05 đến 19/06 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, các Trạm xe Bus,
TTTM SaiGon Centre, Crescent Mall, Aeon Mall, Vincom Đồng Khởi, Diamon Plaza
Shopping Centre. Nội dung chiến dịch yêu cầu người tham gia sẽ bỏ chai nhựa loại
PETE hoặc các bình nước cá nhân của mình mà loại nhựa sử dụng không đảm bảo vào
chiếc bình ELLY khổng lồ đặt ngay các trung tâm thương mại, sau khi thực hiện xong

48
và điền thông tin cá nhân của mình là người tham gia đã đóng góp trong nổ lực cung
cấp 3000 bình ELLY cho trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Và đến khoảng thời
gian từ ngày 07/07 đến ngày 09/09 chiến dịch “99 triệu lít nước sạch cho đồng bào khó
khăn” được bắt đầu, nhằm hướng đến nhóm đối tượng sinh viên và những ngời thường
xuyên dùng mạng xã hội có thói quen thường xuyên chia sẻ. Nội dung chiến dịch giúp
người tham gia cùng nhau chia sẻ những đoạn tin nhắn nhắc nhở nhau uống nước mỗi
ngày với Hashtag #UongNuocMoiNgay với mỗi Hashtag để đóng góp 1 lít nước cho
đồng bào các tỉnh đang bị thiếu nước sạch, cụ thể ở các tỉnh thiếu nước sạch do ngập
mặn ở miền Tây và các tỉnh miền Trung bị bão lũ và các tỉnh có thiệt hại về sạt lỡ.

Hình 4. 15. Sơ đồ gantt tháng 4

49
Hình 4. 16. Sơ đồ gantt tháng 5

50
Hình 4. 17. Sơ đồ gantt tháng 7

Hình 4. 18. Sơ đồ gantt tháng 8

51
Hình 4. 19. Sơ đồ gantt tháng 9
4.4.3. Quảng bá trong quý 4
Sau khi phát triển thái độ tích cực của khách hàng về thương hiệu, ELLY tiếp
tục thực hiện mục tiêu khuyến khích và duy trì mong muốn của khách hàng bằng công
cụ quảng cáo nhắc nhở. ELLY chú trọng cho việc giúp khách hàng nảy sinh hành vi
mua hàng bằng các sự kiện “Ưu đãi đặc biệt tri ân khách hàng cuối năm” được tổ chức
thay phiên xuyên suốt từ ngày 11/11 đến ngày 12/12 tại TTTM SaiGon Centre,
Crescent Mall, Aeon Mall, Vincom Đồng Khởi, Diamon Plaza Shopping Centre. Hơn
hết tập trung vô nhóm khách hàng thân thiết, khách hàng tiềm năng có cơ hội nhận
những quà tặng bao gồm bộ sản phẩm bảo vệ môi trường va khuyến mãi 50% cho các
sản phẩm, đồng thời có hàng loạt mã code từ các ngươi nổi tiếng trên instagram giảm
5 đến 10%. Ngoài ra ELLY nổ lực quảng bá hình ảnh của mình đến khách hàng tiềm
năng qua những nơi mà họ thường xuyên lưu tới như trạm dừng xe Bus, hay trên chính
những chiếc xe này, trong những thang máy tại những khu tòa nhà chung cư, khu mua
sắm hoặc văn phòng làm việc. Củng cố niềm tin và có thái độ tích cực hơn thông qua
hội thảo của Helly Tống về chủ đề “Lối sống cho người hiện đại”.

52
Hình 4. 20. Sơ đồ gantt tháng 10

Hình 4. 21. Sơ đồ gantt tháng 11

53
Hình 4. 22. Sơ đồ gantt tháng 12

54
CHƯƠNG 5: BÁO CÁO TÀI CHÍNH
5.1 Giá vốn hàng bán trung bình
Bình nước đa năng ELLY có chi phí trung bình (bao gồm giá vốn hàng bán, bao
bì, quà tặng) chiếm 23,06% trong tổng giá bán trung bình, mức giá bán trung bình là
399.000đ.

Hình 5. 1. Giá vốn hàng bán

5.2. Chi phí nhân sự


Gồm 24 nhân sự phân bổ từ nhà xưởng đến văn phòng. Với mức lượng ở từng vị
trí cụ thể như bảng sau:

Hình 5. 2. Chi phí nhân sự hàng tháng

5.3. Dòng tiền vào


Với mức dự đoán dòng tiền vào 2021 với mức doanh thu từ 921.000đ đến
1.535.000đ từ tháng 1 đến tháng 12, mức tổng doanh thu cho năm 2021 ước tính đạt
17.459.700đ.

55
Sản lượng cho mỗi tháng nhận thấy tăng dần từ 3000 sản phẩm từ tháng 1 đến
Hình 5. 3. Dòng tiền vào

5000 sản phẩm ở tháng 12


Hình 5. 4. Dòng tiền vào
5.4. Dòng tiền ra
Bao gồm các khoản chi phí cụ thể như bảng sau
Nhận thấy ra chi phí ELLY tập trung cho các hoạt động marketing chiếm khoản
27.1% tương ứng với 4.731.500.000đ và chi phí nhân sự 12.98% tương ứng

Hình 5. 5. Dòng tiền ra

2.266.000.000đ. Với tổng dòng tiền ra ước tính trong năm 2021 là: 17.170.756.000đ.
5.5. Tổng kết dòng tiền

Hình 5. 6. Tổng kết dòng tiền


Từ bảng trên cho thấy ước tính trong năm 2021 tổng số dòng tiền ra và doanh
thu lần lượt là: 17.170.756.000 đồng và 17.459.700 đồng. Cho thấy mức lợi nhuận cả
năm là 288.944.000đ, với mức sinh lời bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 10. Đồng thời
cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên 1 đồng vốn 29% và tỷ suất lợi nhuận sản phẩm là 2%
cho thấy hệ số này đã lớn hơn 0.2 nên được coi là khá hợp lý cho việc cung cấp đánh
giá về kha năng đảm bao cho tất cả đối tác hợp tác vào công ty. Đặc biệt NPV của dự

56
án là số dương 332.099 với tỷ số tăng trưởng 149.2% cho thấy dự án đáng giá đầu tư
thực hiện vì khoản đầu tư có lời bởi giá trị của dòng tiền mặt sau khi khấu hao đã cao
hơn mức đầu tư ban đầu.

Chương 6: KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG


6.1. Xác định rủi ro
Rủi ro trong kinh doanh rất đa dạng và thường xuyên “biến hóa” theo sự thay đổi
của môi trường kinh doanh. Dựa vào lĩnh vực kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, chức
năng, đối tượng tác động,… có thể dự đoán những loại rủi ro có thể gặp sau:

57
- Thị trường không chấp nhận sản phẩm: DN mới thành lập, chỉ kinh doanh 1 loại
hình sản phẩm duy nhất và đó là sản phẩm chưa từng xuất hiện trước đây. Do đó,
trường hợp sản phẩm không được thị trường chấp nhận có thể xảy ra. Nguyên nhân dễ
thấy do tâm lí người tiêu dùng: theo họ, sự tiện nghi đồng nghĩa với sự quen thuộc. Họ
đánh giá cao các lợi ích của sản phẩm mà họ đã từng sử dụng một cách hợp lý. Họ
ghét việc thay đổi hành vi đã trở thành thói quen của mình để chuyển sang sử dụng
một sản phẩm mới, cũng như việc học cách sử dụng một phần mềm mới để chỉnh sửa
ảnh kỹ thuật số chẳng hạn. Vì vậy, họ thường phớt lờ những lời mời chào của những
sản phẩm mới, nhìn nhận một cách khách quan thì có chất lượng cao hơn hẳn thứ mà
họ đang sử dụng.
- Không thể hòa vốn: tình huống này xảy ra khi DN gặp rủi ro to lớn về kinh tế, tài
chính và quản lí. Một số nguyên nhân phổ biến như sử dụng quá lớn chi phí, đặc biệt
là chi phí cá nhân. Bên cạnh đó, việc bị khách hàng nợ quá nhiều hoặc vay quá nhiều
do chính sách công ty lỏng lẻo, đặt niềm tin sai chỗ vào khách hàng, đối tác, cũng là
những nguyên nhân phổ biến đối với DN mới thành lập.
6.2. Giải quyết vấn đề
- Khi thị trường không chấp nhận sản phẩm, DN phải nhận ra đây chưa phải thời
điểm thích hợp để khách hàng đón nhận sản phẩm. Nên tách sản phẩm ra để tương
thích với cảm nhận khách hàng cũng như giảm đến mức tối thiểu hành vi chống đối
khách hàng. Cụ thể, thay vì kinh doanh một loại sản phẩm đa năng duy nhất, DN nên
kinh doanh làm 2 loại sản phẩm, 1 loại bình giữ nhiệt hiển thị được nhiệt độ, một loại
bình giữ nhiệt có chức năng làm nóng/ lạnh theo nhiệt độ tùy chỉnh. Vì gần đây trên thị
trường đã xuất hiện những sản phẩm tương tự nên khách hàng đã có thời gian làm
quen với chúng, họ không còn tâm lí phớt lờ mà chuyển sang trạng thái dần chấp nhận.
Ngoài ra, làm như vậy giúp giá thành sản phẩm giảm và cũng mở rộng được phạm vi
khách hàng vì không tích hợp quá nhiều công nghệ.
- Khi DN không đạt được trạng thái hòa vốn, việc đầu tiên đó là cắt giảm những chi
phí dư thừa, không hợp lí bằng những công cụ quản lí chất lượng, giảm chi phí như
Lean (sản xuất tinh gọn), JIT (Just In Time), Kaizen, 5S, Kanban, Gemba,… Đồng
thời, nên điều chỉnh lại giá bán vì phần lớn các mô hình kinh doanh dù hoạt động ở
lĩnh vực nào thì phần lợi nhuận thu vào cũng bắt nguồn từ các sản phẩm. Vì thế, giá
thành sản phẩm là yếu tố cực kì quan trọng. Trong trường hợp kinh doanh thua lỗ, việc
58
điều chỉnh lại giá cả nên được cân nhắc thực hiện đầu tiên. Chắc chắn, khi điều chỉnh
mức giá thấp hơn sẽ thu hút được khách hàng mua nhiều hơn. Hay để mức giá cao hơn
giá ban đầu để có thể thu về cả vốn lẫn lợi nhuận, dẫu sao thì sản phẩm kinh doanh
cũng là sản phẩm cao cấp, làm vậy sẽ không bị mất khách hàng mục tiêu. Tùy vào
chiến lược và tình hình thực tế của DN khi đó mà điều chỉnh giá để mang lại hiệu quả
cao nhất. Một hướng giải quyết khác đó là tìm mọi cách để kêu gọi đầu tư. Các nhà
đầu tư là những nhân vật có tầm nhìn vĩ mô, chính vì thế, khi DN có bản dự thảo kế
hoạch khả thi và sáng tạo thì nhà đầu tư sẽ nhận ra ngay. Tuy nhiên, khi được đầu tư
cũng cùng nghĩa bạn không còn là chủ nhân duy nhất của DN mình.
- Trường hợp xấu nhất khi DN buộc bị ngừng đầu tư sản xuất, kinh doanh (phá sản
hoặc lỗ quá không muốn làm nữa) thì phương án cuối cùng là bán lại thương hiệu, nhà
xưởng và thanh lý máy móc, thiết bị,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Các bước lập kế hoạch kinh doanh, sapo.vn, < https://www.sapo.vn/blog/cac-
buoc-lap-ke-hoach-kinh-doanh/ >.
2. Tham khảo các mẫu lập kế hoạc kinh doanh cho doanh nghiệp, acabiz.vn,
59
<https://acabiz.vn/blog/tham-khao-mau-ke-hoach-kinh-doanh-chuan-cho-doanh-
nghiep >.
3. Huynhtrungbk (2019), Mô hình chiến lược stp là gì? Chuỗi cung ứng cho digital
marketing, atpsoftware.vn, <https://kinhdoanhthantoc.com/mo-hinh-chien-luoc-
stp-la-gi-ung-dung-cho-digital-marketing/ >.
4. Ái Lê (2019), Lean là gì, vietquality.vn, < https://vietquality.vn/lean-la-gi-cau-
tra-loi-lean-nhat/ >.

60

You might also like