You are on page 1of 91

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên

Dương Thị Hương Quế


ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp chuyên ngành Khoa học cây trồng với đề tài
“Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây quinoa (Chenopodium
quinoa Willd.) tại Quảng Trị” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản
thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, bạn bè đồng nghiệp và
người thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ
tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với cô giáo TS. Phan Thị
Phương Nhi đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa
học cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Nông lâm Huế, khoa Nông
học đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Th.s Trần Thị Hân – Giám đốc Trung tâm ứng dụng
Khoa học và Công nghệ Quảng Trị và các cán bộ thuộc Trung tâm ứng dụng Khoa học
và Công nghệ Quảng Trị đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành
đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn
động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

TÁC GIẢ

Dương Thị Hương Quế


iii

TÓM TẮT

Quinoa (Chenopodium quinoa Willd.) là cây cho hạt có hàm lượng dinh dưỡng
rất phong phú và bổ dưỡng. Nhằm xác định thời gian gieo trồng thích hợp cho loại cây
mới nhập nội này và đánh giá sự sinh trưởng phát triển và năng suất cây Quinoa trên 2
chân đất khác nhau, tôi thực hiện thí nghiệm trong 2 vụ đông xuân: 2015-2016 và
2016-2017.
Thí nghiệm xác định thời gian gieo trồng thích hợp tại huyện Cam Lộ được
tiến hành trong vụ đông xuân 2015-2016, thí nghiệm bố trí có 3 thời điểm gieo trồng,
bố trí theo kiểu RCBD, mỗi công thức có 3 lần lặp lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy
thời gian gieo trồng không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hình thái của cây Quinoa,
nhưng có ảnh hưởng đến chiều cao cây, số lá trên cây, các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của cây Quinoa. Công thức TV1 (gieo ngày 15/12/2015) cho năng suất
thực thu đạt cao nhất là 0,56 tấn/ha.
Thí nghiệm nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây Quinoa trên
2 chân là đất xám bạc màu tại huyện Cam Lộ và đất cát ven biển tại huyện Vĩnh Linh,
tỉnh Quảng Trị trong vụ đông xuân 2016-2017, thí nghiệm được bố trí ngoài đồng
ruộng, không nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây Quinoa khi được gieo trồng ở
vùng đất xám bạc màu sinh trưởng phát triển tốt hơn, ít sâu bệnh và cho năng suất cao
hơn so với vùng đất cát ven biển.
iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i


LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
TÓM TẮT....................................................................................................................iii
MỤC LỤC.................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT.................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ix
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................1
1.2. MỤC TIÊU CHUNG CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................2
1.3. MỤC TIÊU CỤ THỂ..............................................................................................2
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI......................................2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................................2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................................3
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY QUINOA............................................................3
2.1.1. Đặc điểm thực vật của cây Quinoa.......................................................................3
2.1.2. Đặc điểm nông học cây Quinoa...........................................................................4
2.1.3. Giá trị dinh dưỡng cây Quinoa.............................................................................6
2.1.4. Giá trị kinh tế cây Quinoa....................................................................................8
2.1.5. Công dụng của cây Quinoa.................................................................................8
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU CÂY QUINOA TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM.........................................................................................................9
2.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Quinoa trên thế giới........................................9
2.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây Quinoa ở Việt Nam...............................15
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............17
3.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................17
v

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................17


3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................17
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................17
3.3.1. Bố trí thí nghiệm................................................................................................17
3.3.2. Điều kiện thí nghiệm..........................................................................................18
3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU.........................................23
3.5. DIỄN BIẾN THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU TRONG THỜI GIAN NGHIÊN
CỨU............................................................................................................................ 23
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................................25
4.1. ẢNH HƯỞNG THỜI GIAN GIEO TRỒNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY QUINOA........................................................25
4.1.1. Một số đặc điểm hình thái của cây Quinoa........................................................25
4.1.2. Ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
của cây Quinoa............................................................................................................26
4.1.3. Ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến khả năng sinh trưởng phát triển cây
Quinoa......................................................................................................................... 27
4.1.4. Ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất cây Quinoa...........................................................................................................31
4.1.5. Ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến sâu bệnh trên cây Quinoa vụ Đông
Xuân 2015-2016..........................................................................................................33
4.2. ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY
QUINOA TRÊN HAI VÙNG ĐẤT KHÁC NHAU TẬI TỈNH QUẢNG TRỊ............33
4.2.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây Quinoa.. 34
4.2.2. Tình hình sinh trưởng, phát triển của cây Quinoa tại 2 địa điểm trồng thử
nghiệm......................................................................................................................... 34
4.2.3. Tình hình sâu bệnh hại trên cây Quinoa.............................................................40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................................................48
1. KẾT LUẬN.............................................................................................................48
2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................49
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 53
vi
vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT

TT Viết tắt Cụm từ

1 BP Bộ phận

2 GĐ Giai đoạn

3 NS Năng suất

4 NSCT Năng suất cá thể

5 NSLT Năng suất lý thuyết

6 NSTT Năng suất thực thu

7 TB Trung bình

8 STPT Sinh trưởng phát triển

9 TV Thời vụ

10 P 1000 Khối lượng 1000 hạt


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các chất dinh dưỡng trong Quinoa và các loại ngũ cốc khác........................6
Bảng 2.2. Hàm lượng các amino acid có trong quinoa và các hạt ngũ cốc....................7
Bảng 2.3. Diện tích gieo trồng Quinoa hàng năm trên toàn thế giới và tại một số quốc
gia Nam Mỹ................................................................................................................... 9
Bảng 2.4. Năng suất Quinoa hàng năm trên toàn thế giới và tại một số quốc gia
Nam Mỹ....................................................................................................................... 10
Bảng 2.5. Sản lượng Quinoa hàng năm trên toàn thế giới và tại một số quốc gia
Nam Mỹ....................................................................................................................... 10
Bảng 3.1. Hàm lượng N, P2O5, K20 và chất hữu cơ trong đất thí nghiệm tại Quảng Trị
..................................................................................................................................... 19
Bảng 3.2. Mật độ sâu hại để tính mức độ nhiễm..........................................................21
Bảng 3.3. Tỷ lệ bệnh hại để tính mức độ nhiễm...........................................................22
Bảng 3.4. Diễn biến khí hậu thời tiết tại Quảng Trị trong thời gian nghiên cứu..........24
Bảng 4.1. Một số đặc điểm hình thái của cây Quinoa..................................................26
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của thời giai gieo trồng đến thời gian hoàn thành các giai đoạn
sinh trưởng, phát triển của cây Quinoa........................................................................26
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến sự ra lá trên cây vụ Đông xuân
2015-2016.................................................................................................................... 28
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến tăng trưởng chiều cao thân chính vụ
Đông xuân 2015-2016.................................................................................................29
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến chiều dài bông chính và số cành
hữu hiệu trên cây vụ Đông xuân 2015-2016................................................................30
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của cây Quinoa............................................................................................31
Bảng 4.7. Thời gian hoàn thành các giai đoạn ST-PT của cây Quinoa ở vụ Đông xuân
2016-2017.................................................................................................................... 34
Bảng 4.8. Tổng số lá trên cây Quinoa ở vụ Đông xuân 2016-2017.............................35
Bảng 4.9. Chiều cao thân chính của cây Quinoa ở vụ Đông xuân 2016-2017.............36
Bảng 4.10. Chiều dài chùm bông chính và số cành hữu hiệu của cây Quinoa ở vụ Đông
xuân 2016-2017...........................................................................................................38
ix

Bảng 4.11. Các yếu tố cấu thành năng suất của cây Quinoa ở vụ Đông xuân 2016-2017
..................................................................................................................................... 39
Bảng 4.12. Mật độ gây hại và mức độ phổ biến sâu tơ tại Quảng Trị..........................41
Bảng 4.13. Mật độ gây hại và mức độ phổ biến sâu khoang tại Quảng Trị..................42
Bảng 4.14. Tỷ lệ bệnh và mức độ nhiễm bệnh sương mai tại Quảng Trị.....................44
Bảng 4.15. Tỷ lệ bệnh và mức độ nhiễm bệnh sương mai tại Quảng Trị.....................45
x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Biểu đồ ảnh hưởng của thời vụ đến số lá trên cây vụ Đông xuân 2015-2016
..................................................................................................................................... 28
Hình 4.2. Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến chiều cao thân chính trên
cây Quinoa vụ Đông xuân 2015-2016.........................................................................30
Hình 4.3. Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến năng suất của cây Quinoa 32
Hình 4.4. Biểu đồ tổng số lá trên cây Quinoa ở vụ Đông xuân 2016-2017..................35
Hình 4.5. Biểu đồ chiều cao thân chính của cây Quinoa ở vụ Đông xuân 2016-2017. 37
Hình 4.6. Biều đồ năng suất của cây Quinoa ở vụ Đông xuân 2016-2017...................40
1

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Quinoa (Chenopodium quinoa Willd), thuộc họ Rau muối (Chenopodiaceae),
còn gọi là cây Hạt Vàng, cây Diêm Mạch, là loài thực vật vừa là thảo dược vừa là một
cây cho hạt dinh dưỡng hàng năm. Quinoa có nguồn gốc từ vùng Andes của Peru,
Bolivia, Ecuador và Colombia, được con người thuần hóa cách đây từ 3000 – 4000
năm trước, nhưng được giao dịch với khối lượng lớn trên thị trường quốc tế hơn 10
năm trở lại đây sau khi thế giới phát hiện những đặc điểm nổi trội của loại hạt này. Hạt
Quinoa trông giống như hạt kê nhưng có màu xám, chứa 9% nước, 70% glucid, 15%
protein và 2,3% lipit (omega 3), chất xơ và nhiều khoáng chất, sắt, đồng, kẽm,
phospho và vitamin B2 và vitamin C. Hạt Quinoa có hàm lượng protein cao nhất trong
các loại hạt, cũng là hạt có hàm lượng chất dinh dưỡng tổng thể rất phong phú. Hàm
lượng glucid trong hạt Quinoa gần giống ngũ cốc, nhưng đặc biệt là chứa tất cả các
acid amin thiết yếu tương đương với sữa. Đây là thực phẩm có nguồn gốc thực vật duy
nhất có đủ các axít amin cơ bản mà con người cần, giàu nguyên tố vi lượng cũng như
các vitamin, nhưng không chứa gluten và dễ tiêu (G.S. Ranhotra và cs, 1993).
Quinoa được xem như một loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về
tim mạch, cải thiện sức khỏe xương và răng. Nhiều nghiên cứu cho thấy hạt Quinoa
có chứa nhiều loại chất kháng viêm khác nhau. Hạt Quinoa chứa nhiều Riboflavin
(B2) là một loại vitamin nhóm B, loại vitamin này giúp tăng cường hấp thụ, tái tạo
năng lượng và tăng lượng oxy lên não cũng như các cơ giúp giảm các cơn đau đầu
hiệu quả. Bên cạnh đó hạt Quinoa cũng chứa nhiều chất chống oxi hóa giúp cơ thể
tăng sức đề kháng cao. Ngoài ra nó còn giúp tăng cường trí nhớ, chống lại bệnh thiếu
máu, chống ung thư…
Nhờ hạt Quinoa có nhiều công dụng và cây Quinoa có thể thích nghi với điều
kiện môi trường khác nhau, trồng được trên đất cằn cỗi nên Quinoa được xem là
“hạt gạo vàng của người Inca”, là một loại cây trồng đầy hứa hẹn ở nhiều nước trên
thế giới.
Tại Việt Nam, cây Quinoa được đưa vào nghiên cứu ở nước ta từ năm 1986, tuy
nhiên đến nay vẫn có ít các nghiên cứu, thử nghiệm sản xuất, cây Quinoa mới được
nghiên cứu và trồng thử nghiệm tại một số tỉnh miền Bắc và 2 tỉnh miền Trung là
Quảng Nam và Quảng Trị. Theo kết quả nghiên cứu của Trịnh Ngọc Đức, 2011; Đinh
Thái Hoàng, 2014 cho thấy, cây Quinoa có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu
tại Việt Nam và cho năng suất tương đối cao
Tỉnh Quảng Trị là vùng đất có điều kiện đất đai, khí hậu khắc nghiệt, việc phát
triển trồng trọt gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế không cao. Để phát triển kinh tế
2

tỉnh nhà, giúp bà con nông dân tìm được loại cây trồng vừa thích ứng với điều kiện khí
hậu khắc nghiệt vừa cho giá trị kinh tế cao thì cây Quinoa là loại cây hứa hẹn nhiều
triển vọng. Để đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây Quinoa
tại Quảng Trị và xác định được thời gian gieo trồng thích hợp, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây quinoa
(Chenopodium quinoa Willd.) tại Quảng Trị”
1.2. MỤC TIÊU CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây Quinoa trong điều
kiện trồng tại tỉnh Quảng Trị, nhằm đưa cây Quinoa vào sản xuất và là cơ sở đa dạng
hóa cây trồng tại địa phương.
1.3. MỤC TIÊU CỤ THỂ
- Đề xuất thời gian trồng quinoa phù hợp trong vụ Đông Xuân tại tỉnh Quảng Trị.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây quinoa ở
vùng đất huyện Cam Lộ và huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá sinh trưởng, phát triển cây trồng
mới – cây Quinoa.
- Là cơ sở khoa học cho việc khuyến cáo trồng cây Quinoa vào sản xuất thích
hợp với điều kiện sinh thái tại Quảng Trị.
- Làm tài liệu phục vụ nghiên cứu và đào tạo.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất được thời gian gieo trồng cây Quinoa phù hợp tại tỉnh Quảng Trị
nhằm đạt được năng suất cao nhất.
- Đánh giá được tình hình sinh trưởng, phát triển, năng suất và khả năng thích
nghi của cây Quinoa trên các chân đất khác nhau ở tỉnh Quảng Trị.
3

PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY QUINOA


2.1.1. Đặc điểm thực vật của cây Quinoa
Quinoa (Chenopodium quinoa Willd.) là một loài trong họ Rau muối
(Chenopodiaceae) thường được sử dụng như một loại ngũ cốc. Theo Johnson và cs.
(1993) có hơn 120 loài đã được tìm thấy trong chi Chenopodium (Johnson và cs, 1993).
Quinoa là cây trồng hàng năm, tùy theo từng giống mà cây có chiều cao từ 0,7-
3,0m, cây có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh. Lá Quinoa mọc xen kẽ, kế tiếp
nhau trên thân và nhánh. Nhìn chung các giống Quinoa có thời gian sinh trưởng từ
150-220 ngày.
+ Rễ: Rễ Quinoa là rễ cọc, phân nhiều nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3… độ ăn sâu
của rễ có liên quan chặt, tỷ lệ thuận với chiều cao của cây. Theo Gardarillas và
Lescano (1976) các giống có chiều cao cây từ 0,9-1,2m có rễ ăn sâu từ 0,7-0,8m. Cây
cao 1,7 đến 2m rễ ăn sâu 1,2-1,5 m. Ngoài ra, độ sâu của rễ còn phụ thuộc rất nhiều
vào đất và thời vụ gieo trồng. Quinoa gieo trồng tại Cambridge (Anh) rễ có phạm vi ăn
sâu tới 1,8m trên đất tốt có tầng canh tác dầy, chống chịu gió lớn trong tháng 9 và
tháng 10 rất tốt. Hầu hết rễ tập trung ở độ sâu từ 10-30cm . Các giống Quinoa có phạm
vi bán kính hoạt động của rễ từ 20-60cm (IDRC Reports, 1989).
+ Thân: Thân do nhiều đốt hợp thành, phần gốc có hình tròn, có góc cạnh ở
những nơi lá và nhánh xuất hiện. Thân có chiều dài từ 0,5-2m phụ thuộc vào giống và
môi trường. Thân thảo mềm và trương nước khi còn non, lúc chín khô và xốp (rỗng
ruột), thân Quinoa có nhiều màu sắc: xanh, vàng, đỏ, hồng, da cam hoặc có thể màu
xanh với nhiều sọc có màu khác nhau. Khi chín thân có màu vàng nhạt hoặc màu đỏ ở
một số giống.
+ Lá: Cuống lá Quinoa dài và hẹp nối liền phiến lá và thân. Cuống của lá mọc
từ thân dài hơn cuống lá mọc từ nhánh. Phiến lá Quinoa mỏng, trên bề mặt có hệ thống
gân lá nối liền với cuống. Hệ thống gân lá trên bề mặt phiến thường có nhiều dạng.
Những lá mọc trên thân thường có hệ thống gân lá phân chia đến nhánh cấp 3. Những
lá mọc trên nhánh thường có hệ thống gân lá phân chia đến cấp 2. Trên bề mặt lá non
thường có nhiều lông tơ nhỏ. Đa số các giống Quinoa có lá màu xanh, có một số giống
lá có màu tía, tía hồng… Một số giống không có lông tơ trên bề mặt phiến lá. Các
giống Quinoa lá thường có 3- 20 răng cưa ở rìa phiến lá. Số răng cưa trên rìa phiến lá
là đặc tính của giống. Khi chín lá chuyển màu vàng, đỏ hoặc hồng
+ Hoa: Cụm hoa có dạng hình chùy, trên trục chính có nhiều trục cấp 1, trên
trục cấp 1 có nhiều trục cấp 2 mang hoa. Chiều dài bông từ 15-70cm tùy thuộc giống,
4

môi trường và thời vụ gieo trồng. Như các cây trong họ Chenopodiaceae, hoa Quinoa
là hoa chưa đầy đủ, không có cánh hoa. Hoa Quinoa là hoa lưỡng tính, trên bông có cả
hoa đực và hoa cái, tỷ lệ hoa đực và hoa cái phụ thuộc vào giống.
+ Hạt: Hạt có cấu tạo ngoài cùng là lớp vỏ, vỏ hạt có thể trắng, vàng, da cam,
hồng, đỏ, nâu, nâu đen. Phôi chứa 60% ngoại nhũ và 40% nội nhũ về mặt khối lượng.
Tỷ lệ tương đối cân đối giữa ngoại nhũ và nội nhũ theo nhiều tác giả là nguyên nhân
làm hạt có hàm lượng protein cao so với các loại ngũ cốc. Hạt có thể có hình nón, hình
trụ, hình elip. Đường kính hạt từ 1,8- 2,6mm. Vỏ hạt và phần ngoại nhũ chứa saponin
gây vị đắng. Saponin trong hạt chủ yếu nằm ở vỏ (80%) và có một tỷ lệ nhỏ nằm ở
ngoại nhũ (khoảng 10%). Vì thế, hạt thường được ngâm nước và đãi sạch trước khi
nấu ăn hoặc chế biến.
2.1.2. Đặc điểm nông học cây Quinoa
Quinoa được trồng trong những điều kiện khác nhau trong vùng Alpines trong
Andes (Nam Mỹ). Quinoa có thể trồng thành công trong độ cao 0 dến 4000m, trên
mực nước biển. Quinoa là cây trồng dễ thích nghi với nhiều vùng sinh thái. Quinoa có
thể được trồng ở các vùng ven biển, đồng bằng hay các vùng núi cao. Yêu cầu về sinh
thái cây Quinoa thể hiện như sau:
+ Yêu cầu về ánh sáng: Hầu hết các giống Quinoa để gieo trồng ở vĩ độ thấp vì
có nguồn gốc ở các nước Nam Mỹ nằm gần đường xích đạo. Thí nghiệm tiến hành tại
Ecuador: trồng Quinoa trong nhà lưới, chiếu sáng liên tục Quinoa không ra hoa. Tapia
(1979) và một số nhà khoa học cho rằng Quinoa cần ít nhất 15 ngày trong điều kiện
ánh sáng ngày ngắn để tiến hành phân hóa mầm hoa và cần số ngày ngắn nhiều hơn
nữa để xúc tiến việc chín hạt. Nhìn chung, Quinoa là cây có xuất xứ gần đường xích
đạo, cần lượng ngày ngắn nhất định trong quá trình sinh trưởng và phát triển (Sven –
Erik Jacobsen, 2000)
+ Yêu cầu về nhiệt độ: Quinoa là cây trồng có phạm vi thích ứng rộng với nhiệt
độ. Rea (1977) cho biết giống Quinoa SaJama và Kanccolla chịu được nhiệt độ tới 1 0C
khi gieo trồng ở vùng Aziruni, Puno, Bolivia. Sức chống lạnh trước ra hoa ở Quinoa
cao hơn sau ra hoa. Các giống Quinoa chịu lạnh hầu hết đều có thân màu đỏ. Nhìn
chung, Quinoa sinh trưởng và phát triển bình thường trong giới hạn nhiệt độ từ 7-350C
với sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 10-12 0C. Đa số các giống Quinoa chết
khi nhiệt độ xuống -150C (Progress Report of SUMAMAD Activities, 2011)
Cây Quinoa thích nghi với khí hậu khô, nóng sa mạc. Cây trồng này có thể mọc
ở độ ẩm tương đối từ 40% đến 88%, và sống được trong khoảng nhiệt từ -4 0C đến
380C. Quinoa có thể chống chịu ở đất có độ ẩm thấp, và có thể cho ra sản lượng có thể
chấp nhận được thậm chí với lượng mưa chỉ từ 100-300mm. Nhờ khả năng thích nghi
với các thời tiết và điều kiện đất đai bất lợi mà các cây trồng khác không thể sống
5

được. Chất lượng dinh dưỡng của Quinoa với hàm lượng amino axit thiết yếu cao, làm
cho nó trở thành một thực phẩm chức năng xuất sắc cho các sinh vật (Carlos Roberto
Spehar và cs, 2007).
+ Yêu cầu nước: Tại các nước Nam Mỹ, Quinoa được xem là cây trồng cho
những năm khô hạn. Là cây có khả năng chống chịu ánh sáng mạnh trong mùa hè và
sự bốc hơi nước cao, do đó Quinoa có thể gieo trồng trên đất có ẩm độ thấp, nhiệt độ
thấp về đêm. Khả năng chịu hạn của Quinoa vượt xa khoai tây, các loại rau họ thập tự,
lúa mạch, đậu và nhiều loại cây lấy hạt khác. Khả năng chịu hạn của Quinoa chủ yếu
là do khả năng phân nhánh của rễ cao, rễ ăn sâu, tỏa rộng. Ngoài ra, lá Quinoa có
nhiều lông tơ trên và dưới bề mặt phiến lá, trên lá còn chứa nhiều bọng, trong bọng
chứa nhiều tinh thể canxi có khả năng hút ẩm, điều tiết sự thoát hơi nước. Trong
những ngày nắng gắt, lá Quinoa có khả năng thu nhỏ bề mặt như các cây trồng họ Hòa
thảo, nhằm tránh sự thoát hơi nước với cường độ mạnh. Ở các nước Nam Mỹ, Quinoa
được xem là cây trồng cho những năm hạn hán và thường được gieo trồng ở những nơi
mà ngô không thể gieo trồng được.
+ Yêu cầu về đất: Do phạm vi thích ứng rộng, được gieo trồng trải dài trên
nhiều quốc gia thuộc Châu Mỹ và Châu Âu. Vì vậy, Quinoa là cây dễ trồng, không kén
đất, sinh trưởng và phát triển tốt trên hầu hết các loại đất: đất nghèo dinh dưỡng, đất
khô càn,đất nhiều sỏi đá, đất đồi gò, đất chua hoặc đất kiềm, đất mùn, đất cát ven biển,
đất phù sa, đất thung lũng… Tại Ecuador và Peru trên các vùng đất chua (pH = 4,8),
Quinoa vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
Đối diện với nhu cầu về lương thực trên toàn thế giới nhằm tạo ra nhiều thực
phẩm có chất lượng, Quinoa là một cây lương thực với tiềm năng lớn cả về các lợi ích
dinh dưỡng và sự đa dụng nông nghiệp để đóng góp cho an ninh lương thực ở các nơi
khác nhau trên thế giới, đặc biệt là ở những nước mà con người không thể tiếp cận
được với nguồn protein hoặc ở nơi có sự hạn chế về sản xuất lương thực, những nơi
phải nhập khẩu lương thực hoặc là cần sự hỗ trợ về mặt lương thực. Ở những nước
này, Quinoa đem lại cơ hội tự tạo ra nguồn lương thực. Vì thế, Quinoa rất được chú ý
ở nhiều nơi trên thế giới vì những khả năng thích nghi đáng kể của nó đối với các điều
kiện sinh thái cực đoan.
Năm 1996, Quinoa được FAO xếp hạng là một trong những cây lương thực hứa
hẹn nhất cho con người, không chỉ vì những thuộc tính đặc biệt và khả năng ứng dụng
đa dạng của nó mà còn là một lựa chọn để giải quyết vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng của
con người (FAO, 2011). Ngay cả NASA cũng đã sử dụng Quinoa trong hệ thống
CELSS của họ để trang bị cho các phi hành đoàn trên những chuyến đi không gian kéo
dài do nó có thành phần dinh dưỡng nổi trội, phù hợp để cung cấp nhu cầu protein. Có
6

nhiều chế phẩm và sản phẩm từ Quinoa như chiết xuất tinh dầu Quinoa, tinh bột,
saponin, protein, sữa Quinoa, lá và hạt (Carlos Roberto Spehar và cs, 2007).
2.1.3. Giá trị dinh dưỡng cây Quinoa
Hạt Quinoa trông giống như hạt kê nhưng có màu xám, có hàm lượng protein
cao nhất trong các loại hạt, cũng là hạt có hàm lượng chất dinh dưỡng tổng thể rất
phong phú. Hạt Quinoa chứa 9% nước, 70% glucid, 15% protein và 2,3 % lipid
(oméga 3), chất xơ và nhiều khoáng chất, magiê, sắt, đồng, kẽm, phosphor và vitamin
B2 (riboflavin) và vitaminC. Hàm lượng glucid trong hạt Quinoa gần giống ngũ cốc,
nhưng đặc biệt là chứa tất cả các acid amin thiết yếu tương đương với sữa. Đây là thực
phẩm có nguồn gốc thực vật duy nhất có đủ các axít amin cơ bản mà con người cần,
giàu nguyên tố vi lượng cũng như các vitamin, nhưng không chứa gluten và dễ tiêu.
Theo Cơ quan nghiên cứu nông nghiệp Hoa Kì (USDA), chất dinh dưỡng trong
hạt Quinoa với một số ngũ cốc khác được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các chất dinh dưỡng trong Quinoa và các loại ngũ cốc khác

Quinoa Lúa mỳ Lúa mạch Lúa gạo Bắp


Độ ẩm 9,3 12,8 10,1 10,2 10,4
Năng lượng (kcal) 374 329 352 371 165
Protein (%) 13,1 15,4 9,9 6,8 9,4
Chất béo tổng số (%) 5,8 1,9 1,2 0,6 4,7
Ash (%) 2,9 1,9 1,1 0,8 1,2
Carbonhydrat (%) 69 68 78 82 74
Chất xơ tổng số (%) 5,9 12,2 15,6 1,7 -
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - USDA, 2005)
Theo kết quả nghiên cứu ở Colorado thì cây quinoa có hàm lượng protein từ 12
– 18% (Johson và Croisant, 1985). Quinoa có hàm lượng protein cao hơn các ngũ cốc
khác đặt biệt đáng quan tâm là hàm lượng dinh dưỡng aminoacid no có trong hạt. Các
hạt ngũ cốc được sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày là nguồn cung cấp protein lại
thiếu hụt một cách tương đối acid amin lyzine (bắp, lúa mỳ có hàm lượng lyzine thấp).
Trái ngược với các cây trồng khác, quinoa có hàm lượng lyzine cũng như hàm lượng
các acid amin no cao.
Hàm lượng amino acid có trong hạt Quinoa và một số hạt ngũ cốc được thể
hiện ở bảng 2.2.
7

Bảng 2.2. Hàm lượng các amino acid có trong quinoa và các hạt ngũ cốc

Hàm lượng amino acid (g/100g protein)


Hàm lượng khuyến cáo
Amino acid
cần thiết cho trẻ em Quinoa Ngô Gạo Lúa mì
3-10 tuổi
Isoleucine 3,0 4,9 4,0 4,1 4,2
Leucine 6,1 6,6 12,5 8,2 6,8
Lysine 4,8 6,0 2,9 3,8 2,6
Methionine 2,3 5,3 4,0 3,6 3,7
Phenylalanine 4,1 6,9 8,6 10,5 8,2
Threonine 2,5 3,7 3,8 3,8 2,8
Tryptophan 0,66 0,9 0,7 1,1 1,2
Valine 4,0 4,5 5,0 6,1 4,4
(Nguồn Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc-FAO, 2013)
Nhìn chung số lượng protein ở hạt quinoa hơn hầu hết các loại ngũ cốc, quinoa
được biết đến nhiều hơn do chất lượng protein của nó. Protein được tạo thành từ các
axit amin, trong đó 8 loại được coi là cần thiết cho cả trẻ em và người lớn. Theo số liệu
ở bảng 2.2, khi so sánh với mô hình cho thấy axit amin thiết yếu của FAO cho trẻ từ 3
đến 10 tuổi, quinoa vượt quá khuyến cáo cho cả 8 axit amin thiết yếu. Ngược lại với
quinoa, hầu hết ngũ cốc đều có lượng axit amin cần thiết thấp hơn.
Trong tất cả các thực phẩm nguồn gốc thực vật, chỉ có hạt Quinoa và Đậu nành
chứa tất cả các acid amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự sản xuất được. Đặc biệt,
Quinoa có chứa lysine với hàm lượng cao. Vì vậy, loại hạt này khá phổ biến trong các
thực đơn ăn chay để bổ sung dinh dưỡng... Bột Quinoa còn được sử dụng rất tốt cho
phụ nữ mang thai cũng như làm bột ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi do có nhiều chất
khoáng như canxi, photpho, đồng, kẽm đặc biệt là sắt. vì phụ nữ mang thai cần lượng
sắt cao gấp 2-3 lần người bình thường để hình thành tế bào hồng cầu của thai nhi, giúp
cho thai nhi sau này không bị dị tật, phát triển bình thường. Bột Quinoa không có tính
chất kết dính. Hương vị của hạt này cũng rất đặc biệt: thoang thoảng mùi hạt dẻ với
chút mùi lúa mạch và mùi ngô non. Quinoa được dùng để chế biến các món ngọt và
mặn, thay thế các loại hạt khác trong các công thức nấu ăn. Hạt Quinoa và mầm
Quinoa thích hợp với mọi người, từ người già, trẻ em, đến bà mẹ mang thai hay các
vận động viên... NASA đã sử dụng Quinoa làm thức ăn cho các phi công vũ trụ. Nhiều
ngôi sao Hollywood cũng thường dùng Quinoa trong các bữa ăn hàng ngày (Carlos
Roberto Spehar và cs, 2007)
8

2.1.4. Giá trị kinh tế cây Quinoa


Theo nghiên cứu của Proinpa Foundation (2005), năm 2004 giá được thanh toán
trên một tấn của quinoa hữu cơ ở Châu Âu và ở thị trường Hoa Kỳ cao gấp 5 lần so
với giá đậu tương trên thị trường quốc tế. Cây Quinoa có lợi thế kinh tế thuận lợi hơn
so với nhiều loại cây trồng khác, do đó mở ra cơ hội đáng kể để trở thành một chuỗi
sản xuất rất cạnh tranh và hiệu quả (Proinpa Foundation, 2005). Mặc dù trong 3 năm
trở lại đây, giá Quinoa có sụt giảm do năng suất và sản lượng ở các nước xuất khẩu
tăng nhưng Quinoa vẫn và loại cây cho giá trị kinh tế cao trong các loại ngũ cốc.
Năng suất trung bình 2 – 5 tấn/ha (1 – 1,5 tấn/ha tại Mỹ). Giống mới của Peru
có thể đạt đến 6 tấn/ha, 160 – 180 ngày. Có giống sớm 150 ngày với năng suất 3,1
tấn/ha. Năng suất bình quân 2,5 tấn/ha. Tại Việt Nam, cây Quinoa đang được các nhà
khoa học nghiên cứu và trồng thử nghiệm tại Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. Kết
quả bước đầu cho thấy, cây Quinoa có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu tại
Việt Nam và cho năng suất tương đối cao.
2.1.5. Công dụng của cây Quinoa
Với thành phần chứa nhiều canxi và sắt hơn gạo, lúa mì hay yến mạch, chứa
nhiều chất đạm và chất xơ hơn những loại hạt ngũ cốc khác, Quinoa được xem như
một loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, cải thiện sức khỏe
xương và răng. Các acid amin thiết yếu trong Quinoa có vai trò quan trọng trong quá
trình chuyển hóa, tham gia vào cơ chế sinh năng lượng của mọi tế bào, tham gia vào
sự tăng trưởng và tái tạo mô, sản xuất nội tiết tố và hình thành hồng cầu...Nhiều
nghiên cứu cho thấy hạt Quinoa có chứa nhiều loại chất kháng viêm khác nhau. Chất
saponin có trên lớp "màng đắng" ngoài cùng của hạt có khả năng gây cản trở sự hấp
thụ và sử dụng các dưỡng chất quan trọng của cơ thể. Vì vậy, người ta thường rửa sạch
lớp màng này trước khi chế biến hạt thành các món ăn. Hạt Quinoa chứa nhiều
Riboflavin (B2) là một loại vitamin nhóm B, loại vitamin này giúp tăng cường hấp thụ,
tái tạo năng lượng và tăng lượng oxy lên não cũng như các cơ giúp giảm các cơn đau
đầu hiệu quả. Bên cạnh đó hạt Quinoa cũng chứa nhiều chất chống oxi hóa giúp cơ thể
tăng sức đề kháng cao. Ngoài ra nó còn giúp tăng cường trí nhớ, chống lại bệnh thiếu
máu, chống ung thư…
Ngoài ra cây Quinoa còn có tác dụng bảo vệ môi trường. Cụ thể là các nhà khoa
học Peru và Brazil đã chế tạo một loại túi nhựa sinh học có khả năng tự hủy nhanh
chóng từ Quinoa. Đây là kết quả công trình kéo dài nhiều năm của nhóm nghiên cứu
thuộc Đại học Campinas ở bang Sao Paulo (Brazil). Loại bao bì mới này trong suốt
hoặc có màu vàng nhạt và chịu được trọng lượng tối đa là 500gram và có thể tự hủy
trong vòng 18 ngày (túi nhựa hóa dầu là 600 năm). Túi làm từ cây Quinoa có thể được
9

sử dụng để đựng các loại đồ ngọt thực phẩm hoặc dùng để che chắn cho các loại cây
nhỏ trong vườn thực vật. Mẫu túi đầu tiên ra đời vào khoảng năm 2000 và hiện vẫn
được sử dụng tốt. Tuy nhiên, các nhà phát minh vẫn tiếp tục tìm cách tăng độ bền của
loại túi này để nâng cao giá trị sử dụng.
Sự thích ứng của Quinoa với khí hậu lạnh, khô, việc chế biến hạt Quinoa tương
tự hạt lúa, và chất lượng dinh dưỡng hạt hoàn hảo là các yếu tố giúp Quinoa trở thành
một loại cây trồng có giá trị đáng kể cho vùng cao trên toàn thế giới. Thời gian gần
đây Quinoa được ưa chuộng trên khắp thế giới do bởi khả năng di thực mạnh và hàm
lượng dinh dưỡng nổi trội. Quinoa được FAO chọn là một trong những cây lương thực
hướng đến đảm bảo an toàn lương thực trong thế kỷ tới đặc biệt là trong bối cảnh biến
đổi khí hậu (Su Chuen Ng, 2003).
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU CÂY QUINOA TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Quinoa trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình sản xuất Quinoa trên thế giới
Do Quinoa là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và sử dụng cao, phạm vi thích ứng
rộng, không kén đất nên Quinoa hiện được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Các nước
sản xuất Quinoa lớn trong vùng Andes là Bolivia, Peru và Ecuador.Tại đây thì Quinoa
được trồng tập trung trên những cánh đồng lớn (từ 5 ha trở lên).
Bảng 2.3. Diện tích gieo trồng Quinoa hàng năm trên toàn thế giới
và tại một số quốc gia Nam Mỹ
Đơn vị tính: ha
Nước 2000 2005 2010 2011 2012 2013 2014
Bolivia 36.847 39.302 58.496 63.307 68.495 74.205 123.080
Peru 28.889 28.632 35.313 35.475 38.498 44.868 68.140
Ecuador 1.300 929 1.176 1.277 1.250 1.250 4.122
Toàn thế giới 67.036 68.863 95.843 101.169 172.392 195.142 195.342
Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO, 2017)
Qua bảng 2.3 có thể thấy diện tích trồng Quinoa trên thế giới qua các năm không
ngừng tăng. Bolivia luôn là nước đứng đầu thế giới về diện tích trồng Quinoa, nhiều
nhất vào năm 2014 đạt 123.080 ha. Tiếp theo là Peru với 68.140 ha. Xếp thứ 3 là
Ecuador với 4.122 ha.
Bảng 2.4. Năng suất Quinoa hàng năm trên toàn thế giới
và tại một số quốc gia Nam Mỹ
10

Đơn vị tính: tạ/ha

Nước 2000 2005 2010 2011 2012 2013 2014


Bolivia 64,55 64,12 62,78 64,67 66,84 68,04 66,43
Peru 97,58 113,82 116,33 116,09 114,84 116,18 168,37
Ecuador 50,00 70,18 76,28 63,09 64,00 64,00 90,03
Toàn thế giới 78,50 84,87 82,89 83,12 56,41 60,41 98,71
Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO, 2017)
Kết quả trong bảng 2.3 và 2.4 cho thấy: Peru có diện tích trồng đứng thứ 2 về
tổng diện tích trồng nhưng về năng suất lại đứng đầu, đạt 168,37 tạ/ha, năng suất tăng
dần qua các năm. Năm 2013, Ecuador đứng thứ 3 cả về tổng diện tích trồng lẫn năng
suất, đạt 64,00 tạ/ha, nhưng năng suất tăng cao vào năm 2014 với 90,03 tạ/ha. Bolivia
có tổng diện tích trồng lớn nhất nhưng năng suất lại đứng thứ 2 năm 2013 đạt 68,04
tạ/ha, năm 2014 giảm xuống còn 66,43 tạ/ha.
Bảng 2.5. Sản lượng Quinoa hàng năm trên toàn thế giới
và tại một số quốc gia Nam Mỹ
Đơn vị tính:tấn

Nước 2000 2005 2010 2011 2012 2013 2014


Bolivia 23.785 25.201 36.724 40.943 45.782 50.489 74.382
Peru 28.191 32.590 41.097 41.182 44.213 52.129 114.725
Ecuador 650 625 897 816 800 800 3.711
Toàn thế giới 52.626 58.443 79.447 84.087 97.386 117.881 192.818
Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO, 2017)
Quốc gia có sản lượng Quinoa lớn nhất thế giới là Peru với 28.191 tấn năm
2000 và tăng nhanh đến năm 2014 lên tới 114.725 tấn. Bolivia mặc dù có diện tích
trồng Quinoa lớn nhất thế giới nhưng do năng suất thấp hơn Peru nên sản lượng đứng
thứ 2 thế giới với 23.785 tấn năm 2000 và lên tới 74.382 tấn năm 2014. Xếp thứ 3 là
Ecuador với 3.711 tấn.
Sản lượng Diêm mạch toàn thế giới năm tăng mạnh qua các năm, nhất là năm
2014. Năm 2010 sản lượng Quinioa toàm thế giới là 79.447 tấn nhưng đến năm 2014
đã lên tới 192.818 tấn. Có thể thấy giá trị của cây Quinoa ngày càng được nâng cao và
đang phát triển về cả quy mô lẫn giá trị của nó.
11

2.2.1.2. Tình hình nghiên cứu Quinoa trên thế giới


Trên thế giới, Quinoa được nghiên cứu từ rất lâu với nhiều hướng nghiên cứu
khác nhau, sau đây là một số công trình nghiên cứu gần đây tập trung vào các
hướng sau:
* Nông học và di thực
Nghiên cứu về nông học và di thực cây Quinoa là nội dung được các nhà khoa
học thế giới nghiên cứu nhiều và sâu. Một vài công trình tiêu biểu như sau :
Năm 2005, Tổ chức Proinpa Foundation (Bolivia) nghiên cứu về sản xuất bền
vững cây Quinoa bao gồm rất nhiều sản phẩm khoa học về cây Quinoa: (1) Bộ ngân
hàng gen của hạt cây Quinoa, (2) Thông tin tế bào chất của Quinoa về sinh học phân
tử, nông học và hình thái, (3) Chiến lược bảo tồn cây Quinoa ở vùng Southern
Altiplano, (4) Cải thiện hệ gen và sản xuất hạt Quinoa, (5) Chiến lược Phát triển
Chương trình lai tạo, duy trì và phân phối các giống cây trồng chọn lọc, (6) Phát triển
các phương pháp quản lý tổng hợp ngăn ngừa sâu bệnh cho cây Quinoa, (7) Biện pháp
kháng các nhân tố phi sinh vật bất lợi, (8) Các công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch
của cây Quinoa, (8) Đặc điểm kinh tế xã hội và nhu cầu nông nghiệp gắn với cây
Quinoa cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
Nghiên cứu về mật độ gieo trồng được tiến hành trong mùa khô vào năm 2007
tại Fazenda Dom Bosco, Cristalina, GO, Brazil do Carlos Roberto Spehar và Juliana
Evangelista da Silva Rocha thực hiện với hạt Diêm mạch có genotype 4.5 có thời gian
sinh trưởng là 120 ngày cho kết quả: khi tăng mật độ trồng từ 100.000 đến 600.000
cây trên ha thì cho kết quả sinh khối, năng suất hạt (khoảng 2,5 tấn/ha), thời gian thu
hoạch và trọng lượng hạt là khác nhau không có ý nghĩa; chiều cao cây giảm so với
việc tăng mật độ (Carlos Roberto Spehar và cs., 2007).
Sam Geerts (Bỉ) (2008) đã nghiên cứu mô hình mùa vụ có năng suất về nước
bằng cách sử dụng cây Quinoa trong chiến lược tưới tiêu thiếu hụt để thích ứng với
vùng thiếu nước ở Bolivia Altiplano. Nghiên cứu cũng phân tích rõ những thuận lợi và
bất lợi của chiến lược tưới tiêu thâm hụt. Đây là một nghiên cứu rất chi tiết và có nhiều
hướng dẫn phục vụ cho việc trồng cây Quinoa ở vùng sinh thái nông nghiệp thiếu
nước (Sam Geerts, 2008).
Cũng trong năm 2008, Lene Sigsgaard và cs. ở Đan Mạch đã nghiên cứu về các
loại côn trùng gây hại lên cây Quinoa gồm có Bướm đêm (Scrobipalpa atriplicella), Bọ
rùa cánh cứng (Cassida nebulosa). Tác giả đưa ra những thời điểm các loài côn trùng
này gây hại nghiêm trọng lên vụ mùa Quinoa ở Đan Mạch, đồng thời kiến nghị cần
nghiên cứu sâu hơn về côn trùng gây hại lên Quinoa (Lene Sigsgaard và cs., 2008).
12

Michala Juncurova và cs. (2009) (Cộng hòa Slovak) nghiên cứu việc di thực
cây Quinoa vào nước Cộng hòa Slovak.
Cũng trong năm 2009, tại Bỉ, Sam Geerts và cs. đã nghiên cứu mô hình đáp
ứng sản lượng của Quinoa đối với Nước có sẵn bằng mô hình AquaCrop. Thông qua
mô hình trên thực địa kéo dài trong 3 năm, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình sản
lượng đáp ứng của Quinoa trong nhiều điều kiện tưới nước khác nhau dựa trên so
sánh sản lượng, sinh khối, tán lá, hàm lượng nước trong đất ở các cánh đồng ở các
địa điểm khác nhau. Mô hình có ý nghĩa trong việc giả lập các điều kiện môi trường
khác nhau ở các địa điểm khác nhau và các giống cây Quinoa khác nhau để xác định
bước đầu về mức độ thích nghi của cây Quinoa với địa điểm dự định di thực (Sam
Geerts và cs., 2008).
Sven-Erik Jacobsen (năm 2000) ở Trung tâm Potato Quốc tế (CIP) (Kenya)
nghiên cứu khả năng thích ứng của Quinoa với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất
như sương giá, đất mặn, đất khô cằn.
Fatemeh Razzaghi (Đan Mạch) (năm 2011) nghiên cứu về di thực cây Quinoa
và những biểu hiện nông học của Quinoa đối với độ mặn, hạn hán và các áp lực phi
sinh vật liên quan đến đất. Nghiên cứu thiết kế các độ mặn khác nhau (từ mức 0 đến 40
dS m-1), độ hạn tăng dần trên ba loại đất cát khác nhau (đất cát, đất cát mùn và mùn
cát) để tìm hiểu cơ chế thích ứng với các điều kiện trồng khắc nghiệt của cây Quinoa.
Nghiên cứu chỉ ra rằng cây Quinoa thích nghi với điều kiện mặn khi mức mặn nằm
trong khoảng 20-40 dS m-1. Quinoa còn thể hiện không bị giảm về sản lượng hoặc
lượng dinh dưỡng, bất chấp loại đất và hàm lượng ẩm bị thiếu hụt của đất (Fatemeh
Razzaghi, 2011).
Tại Ai Cập, Amr Shams đã nghiên cứu và trồng 13 giống Quinoa trên các loại
đất khô cằn để so sánh và rút ra kết luận rằng cây Quinoa cho năng suất tốt hơn nếu
được cung cấp một hệ thống tươi tiêu bổ sung (Amr Shams, 2011).
Cũng trong năm 2011, UNESCO đã triển khai dự án “Quản lý bền vững hệ
thống sản xuất Quinoa mới thông qua quản lý hệ thống nông trại và lồng ghép thị
trường” tại Bilovia. Mục đích của dự án là phát triển kiến thức và kỹ năng thực hành
đối với việc sử dụng chiến lược tưới tiêu thiếu hụt trong trồng cây Quinoa ở những
vùng đất khô (Progress Report of SUMAMAD Activities, 2011).
* Những nghiên cứu về hóa sinh Quinoa
Tại Mỹ, Su Chuen Ng (2003) nghiên cứu hàm lượng lipid trong hạt Quinoa và
kết luận lipid trong Quinoa là ổn định và có khả năng oxy hóa.
Nienke Lindeboom (2005) tại Canada đã có nghiên cứu về sinh tổng hợp và cô
lập tinh bột và protein từ Quinoa (Chenopodium quinoa Willd). Nghiên cứu chỉ ra
13

những đặc điểm hóa sinh của cây Quinoa và tập trung vào việc lọc tinh bột và protein
từ quá trình tổng hợp Quinoa.
Tại Argentina, Juan A. González và cs. (2009) đã có nghiên cứu về những đáp
ứng sinh thái của Quinoa (Chenopodium quinoa Willd) đối với hạn hán và các áp lực
về úng nước. Nghiên cứu so sánh khối lượng của rễ và thân khô (DW), tỉ lệ trọng
lượng rễ (RWR), diện tích lá (LA), diện tích lá cụ thể (SLA) của cây Quinoa trong các
điều kiện hạn hán và úng nước. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong các điều kiện trên, số
lượng lá và chiều cao của cây vẫn không thay đổi. Ngoài ra, còn có thêm kết luận là
không có sự khác biệt nào về hàm lượng tinh bột và fructose. Hàm lượng đường hòa
tan và glucose ở điều kiện hạn hán là cao hơn ở điều kiện được tưới nước nhiều.
Nhưng số lượng đường hòa tan và tinh bột của cây Quinoa lại cao nhất trong điều kiện
úng nước. Do đó, có những mối liên hệ giữa hàm lượng nước trong đất và tăng trưởng
cây Quinoa (Juan A. González và cs., 2009).
Tại Phần Lan, Krzysztof Gesinski và Krystian Nowak (2011) đã có nghiên cứu
so sánh về giá trị sinh học của protein của Chenopodium quinoa Willd và
Chenopodium album L. Nghiên cứu đi đến kết luận rằng Chenopodium quinoa Willd
có hàm lượng amino acid chính yếu cao hơn cả về số lượng và hàm lượng các amino
acid nội sinh và ngoại sinh so với cây Chenopodium album L..
Yael Brend cs. (2012) tại Iseael đã có bài báo về hàm lượng phenol tổng số và
hoạt động oxy hóa của cây Quinoa Đỏ và Vàng (Chenopodium quinoa Willd), những
tác động do điều kiện nấu ăn lên hàm lượng dinh dưỡng của cây Quinoa. Nghiên cứu
chỉ ra Quinoa Đỏ chứa hàm lượng phenol tổng và các chất oxy hóa nhiều hơn Quinoa
Vàng. Hơn nữa, nấu và nướng hạt Quinoa sẽ đem lại kết quả bảo lưu các chất chống
oxy hóa này tốt hơn. Do đó, Quinoa Đỏ được xem là đóng góp nhiều vào quản lý và
ngăn chặn các bệnh về lão hóa.
* Những nghiên cứu về tác động môi trường, xã hội và toàn cầu hóa của Quinoa
Năm 1989, IDRC (Canada) đã có báo cáo về sự trở lại của cây Quinoa ở vùng
đất Nam Mỹ và đưa ra một số vấn đề tồn tại của việc phát triển cây Quinoa ở khu vực
này (IDRC Reports, 1989).
Tại Đức, tổ chức Fairtrade Labelling Organization International (FLO) (2003)
đã có nghiên cứu về tính khả thi của công bằng thương mại hóa Quinoa ở Ecuado,
Peru và Bolivia. Nghiên cứu nói về vai trò của hiệp hội những người sản xuất Quinoa
trong chuỗi giá trị thực phẩm toàn cầu. Hiện nay ở các nước này có rất nhiều tổ chức,
như CECAOT, ANAPQUI, PPQS, APROAL, APAAL, những tổ chức này hiện đang
gặp nhiều khó khăn và cần nhiều hỗ trợ bên ngoài thì mới đảm bảo được vai trò đưa
cây Quinoa ở các nước này trở thành một loại nông sản đem lại cùng một lúc các giá
trị về môi trường, kinh tế và xã hội.
14

Tổ chức Alberta Agriculture, Food and Rural Development (AAFRD) của Mỹ,
năm 2005 đã có xuất bản ấn phẩm về cây Quinoa với tiêu đề: “Quinoa. The next
Cinderella Crop for Alberta?” về điều tra tính khả thi về kinh tế, nông học, kỹ thuật và
thị trường của việc sản xuất Quinoa ở vùng Alberta.
Tổ chức Global Facilitation Unit for Underutilized Species (GFU) của Đức
trong năm 2007 đã có một xuất bản khá thú vị nói về việc sử dụng không đúng mức
các cây trồng rất có giá trị cả về dinh dưỡng và kinh tế. Bài viết nói về tất cả các nông
sản có giá trị trên thế giới, trong đó có nói về cây Quinoa và những công dụng kỳ diệu
của nó ở vùng núi Andean (Nam Mỹ). Bài viết nói về những nguyên nhân khiến cây
Quinoa bị lãng quên một thời gian dài ở vùng các nước như Peru, Bolivia, trong đó có
lý do về các kỹ thuật thủ công cực nhọc không đủ sức lôi cuốn sự chú ý của phụ nữ
các nước này với việc trồng Quinoa. Với việc cho ra đời máy hỗ trợ chế biến Quinoa,
nhân dân các nước này có thể chế biến ra 12kg Quinoa chỉ trong 7 phút thay vì cần tới
6 tiếng đồng hồ như trước đây.
Tại Bolivia, Juan Cristóbal Birbuet và Carlos Gustavo Machicado (2008) đã có
bài báo về phát triển công nghệ trong lĩnh vực chế biến Quinoa và những tác động của
phát triển này lên năng suất của các công ty cũng như nhu cầu hình thành một chương
trình phát triển thương mại Quinoa ở Bolivia (Juan Cristóbal Birbuet và Carlos
Gustavo Machicado, 2008)
Rosero O.L và cs. (2010) đã có bài báo về xác định các năng lực của nông dân
để chấp nhận sử dụng Quinoa làm một thức ăn gia súc tiềm năng. Bài báo xác định
những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận Quinoa của nông dân dựa vào mức
độ tiêu thụ, sử dụng làm thức ăn gia súc, lợi nhuận và những mong đợi với cải tiến của
Quinoa. Bài báo nói về khía cạnh xã hội và phân tích những nguyên nhân khiến nông
dân có thể chấp nhận trồng Quinoa cao hơn.
Năm 2011, Văn phòng của FAO ở Châu Mỹ Latin và Carribean đã in tài liệu
báo cáo kỹ thuật về cây Quinoa và nêu lên đóng góp của cây Quinoa cho an ninh
lương thực thế giới. Báo cáo nhấn mạnh khả năng thích nghi đặc biệt của cây Quinoa
trong nhiều vùng sinh thái khí hậu khác nhau trên thế giới. Báo cáo nêu rõ cây Quinoa
là cây có khả năng chịu đựng và kháng lại sự thiếu ẩm, và có thể tạo ra sản lượng tốt
với lượng mưa chỉ từ 100 đến 200mm (Proinpa Foundation, 2005).
Tại Mỹ, Katherine Antonio (2011) ở Đại học Duke đã có nghiên cứu về những
thách thức của phát triển một ngành nông nghiệp bền vững ở Bolivia, trường hợp
nghiên cứu ở thị trường Quinoa. Nghiên cứu nêu lên nhiều thách thức về mặt môi
trường mà một nước bùng nổ về Quinoa như Bolivia phải đối diện. Nghiên cứu đưa ra
nhiều kiến nghị về những giải pháp thay thế có hiệu quả môi trường và kinh tế hơn,
đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của chính phủ và các tổ chức trong việc đáp ứng các
nhu cầu về phát triển trồng trọt Quinoa ở quy mô công nghiệp.
15

* Nghiên cứu những ứng dụng đặc biệt của Quinoa


Những ứng dụng đặc biệt của Quinoa đã được nghiên cứu ngay từ những năm
1990. Vào năm 1993, Greg Schlick và David L. Bubenheim (Mỹ) ở Trung tâm NASA
đã có bài báo về những tiềm năng trồng và sử dụng của Quinoa trong môi trường chân
không trên các trạm vũ trụ. Ngoài những đặc điểm như cây không cao lắm, khả năng
thích nghi cao trong môi trường có kiểm soát ở các trạm vũ trụ thì những giá trị dinh
dưỡng nổi bật là lý do chính mà Quinoa được lựa chọn.
Atul Bhargave và cs. (2005) công bố các ứng dụng của Quinoa trong công
nghiệp ở Ấn Độ. Các tác giả đã dẫn ra tiềm năng kinh tế của cây Quinoa đối với ngành
công nghiệp của Ấn Độ.
Sam Geerts và Richard Santos Mamani (2006) đã có những nghiên cứu về phản
ứng của cây Quinoa đối với phân hóa áp lực về hạn hán ở vùng núi Bolivia và hướng
đến chiến lược tưới tiêu trong vùng thiếu nước. Nghiên cứu chỉ ra rằng cây Quinoa là
chiến lược duy nhất ở những vùng thiếu hụt nước.
Jason Morales A. (2011) đã có nghiên cứu về khả năng chịu mặn của cây
Quinoa trong điều kiện giả định là đất bị nhiễm mặn do nước biển dâng. Kết quả
nghiên cứu chứng minh được cây Quinoa có khả năng chịu mặn còn tốt hơn cả cây ưa
mặn điển hình. Nghiên cứu chỉ ra khả năng chịu mặn cao của cây Quinoa là nhờ vào
sự có mặt của chất trigonellin trong khí khổng của lá cây Quinoa.
Eisa S. và Hussin S. (2012) tại Ai Cập đã nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn
lên thành phần hóa học của Quinoa như là một giống chịu mặn tiềm năng. Nghiên cứu
trồng thử nghiệm cây Quinoa ở nhiều nồng độ NaCl khác nhau (0, 100, 200, 300, 400
và 500 nM NaCl, tương đương với nồng độ muối trong nước biển lần lượt là 0, 20, 40,
60, 80 và 1000/00 độ mặn nước biển). Nghiên cứu chỉ ra rằng Quinoa là một cây chịu
mặn tốt và cho năng suất ở vùng đất thấp có độ muối lên tới 40%.
Katherine A. Sanchez (2012) nghiên cứu về mối liên hệ giữa tiêu thụ các loại
hạt ở Peru với bệnh đái tháo đường loại 2. Nghiên cứu chỉ ra hạt Quinoa có thể dùng
để ngăn chặn bệnh đái tháo đường nếu được sử dụng thường xuyên hơn.
Margarita Miranda và cs. (2013) công bố ảnh hưởng của môi trường lên thành
phần dinh dưỡng và đặc tính chức năng của hai giống Quinoa khác nhau là Quinoa đất
thấp và Quinoa đất ven biển trong điều kiện môi trường khô và lạnh tại Chilê. Các tác
giả kết luận là cây Quinoa đất thấp trồng trong điều kiện khô đem lại giá trị dinh
dưỡng và chức năng tốt hơn giống Quinoa đất ven biển.
2.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây Quinoa ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây Quinoa là loại cây khá mới mẻ ít người biết đến, việc nghiên
cứu về Quinoa mới chỉ là bước đầu, những nghiên cứu này cho đến nay vẫn chưa được
16

rõ về kết quả và năng lực khai thác của thị trường Việt Nam đối với loại hạt đầy tiềm
năng cả về dinh dưỡng lẫn khả năng di thực.
Nghiên cứu đầu tiên về Quinoa là của tác giả Trịnh Ngọc Đức (2001) của Đại
học Nông nghiệp I Hà Nội. Nghiên cứu có tên là “Nghiên cứu phát triển cây hạt vàng
(Chenopodium quinoa Willd) tại Miền Bắc Việt Nam”. Tác giả nghiên cứu sự sinh
trưởng và phát triển của cây Quinoa trong điều kiện vụ đông và vụ xuân tại miền Bắc
Việt Nam và đưa ra kết luận: thời gian gieo trồng thích hợp nhất là trong tháng 10, thời
vụ gieo trồng tối ưu từ 10-25/10; năng suất thu hoạch từ 15-25 tạ/ha; gieo vãi cho
năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn gieo theo hàng trên luống; lượng phân bón cho
hiệu quả cao trên 1 ha với gieo hàng là 10 tấn phân chuồng + 60-80kg N + 60-80kg
P2O5 + 30-40kg K2O, với gieo vãi là 10 tấn phân chuồng + 80-100kg N + 8-100kg
P2O5 + 40-50kg K2O (Trịnh Ngọc Đức, 2001)
Năm 2013, Học viên Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với Viện Nghiên cứu
Nông nghiệp Chile (INIA) để trồng cây Quinoa ở vùng núi tỉnh Hà Giang, nơi được
cho là cây Quinoa có khả năng thích nghi cao, với diện tích là 2 ha trong vụ Đông-
Xuân. Mục tiêu của dự án này là hỗ trợ kỹ thuật để trồng thử nghiệm hai giống Quinoa
của Chile. Trong trường hợp cho kết quả tốt thì sẽ đưa vào trồng trên diện rộng tại các
địa phương miền núi Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều lý do chủ quan, dự án hiện chưa
được triển khai .Trước khi xây dựng dự án tại Hà Giang, các nhà khoa học đã nghiên
cứu và trồng thử nghiệm tại Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. Kết quả bước đầu cho
thấy, cây Quinoa có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu tại Việt Nam và cho
năng suất tương đối cao.
Năm 2014, nhóm tác giả Đinh Thái Hoàng, Nguyễn Tất Cảnh, Nguyễn Việt
Long thuộc Học viện nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm
bón đến sinh trưởng và năng suất của một số giống Quinoa nhập nội. Thí nghiệm đã
đưa ra kết luận: Mức đạm bón 90 kg N/ha thích hợp cho sinh trưởng, phát triển và
năng suất của cả hai giống Quinoa đem thí nghiệm trong cả 2 thời vụ trồng; Vụ đông
xuân là thời vụ thích hợp cho hai giống Quinoa sinh trưởng, phát triển và đạt năng suất
cao (Đinh Thái Hoàng, Nguyễn Tất Cảnh, Nguyễn Việt Long, 2014).
Năm 2015, Viện nghiên cứu khoa học công nghệ miền Trung tiến hành đề tài:
“Đánh giá khả năng di thực của cây Quinoa (Chenopodium quinoa Willd.) phục vụ
chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu tại Quảng Nam và Quảng
Trị”, do Trung tâm ứng dụng Khoa học và Công nghệ Quảng Trị và Trung tâm ứng
dụng Khoa học và Công nghệ Quảng Nam tiến hành trong 3 năm từ 2015 đến 2017 tại
2 tỉnh Quảng Trị và Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy tiềm năng di
thực cây Quinoa vào miền Trung Việt Nam là khá lớn và hứa hẹn mở ra hướng phát
triển kinh tế mới với đầu ra sản phẩm là hạt Quinoa.
17

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây Quinoa (Chenopodium quinoa Willd.). Giống Green Quinoa được cung cấp
bởi tiến sĩ Kathya Cordora Pozo – điều phối viên của Dự án South Group
Cochabamba, Bolivia.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện trong vụ Đông Xuân 2015-2016 (thời gian từ tháng 12/2015
đến 04/2016 và vụ Đông Xuân 2016-2017 (thời gian từ 12/2016 đến 04/2017) tại 2 địa
điểm là:
- Khu phố Thượng Viên - thị trấn Cam Lộ- huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị.
- Thôn Thuỷ Tú 2 - xã Vĩnh Tú – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu ảnh hưởng thời gian gieo trồng đến sự sinh trưởng, phát triển và
năng suất của cây Quinoa.
- Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây Quinoa trên các chân
đất khác nhau.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Bố trí thí nghiệm
3.3.1.1. Thí nghiệm 1: Xác định thời gian gieo trồng thích hợp của cây quinoa
- Địa điểm nghiên cứu: huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
- Thí nghiệm bố trí sơ đồ khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh RCBD.
- Thí nghiệm được bố trí với 3 lần lặp lại, mỗi lần cách nhau 7 ngày.
+ Công thức 1 (TV1): ngày gieo hạt 15/12/2015
+ Công thức 2 (TV2): ngày gieo hạt 22/12/2015
+ Công thức 3 (TV3): ngày gieo hạt 29/12/2015
18

* Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Lần 1 TV3a TV2a TV1a

Lần 2 TV1b TV3b TV2b 3m

Lần 3 TV2c TV1c TV3c

10 m

Ghi chú: TV1, TV2, TV3 là các công thức; a,b,c là các lần lặp lại.
Diện tích ô thí nghiệm là 30 m2 (3 m  10 m)

Tổng diện tích toàn bộ thí nghiệm: 30 m2 * 9 = 270 m2 (chưa tính diện tích bảo vệ)
3.3.1.2. Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của
cây quinoa trên chân đất khác nhau
- Địa điểm nghiên cứu: Tại 2 huyện Cam Lộ và Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
- Thí nghiệm bố trí ngoài đồng ruộng, không nhắc lại, diện tích gieo trồng ở
mỗi điểm là 500 m2 (chưa tính diện tích bảo vệ).
Thời gian gieo hạt ở các 2 vùng đất là như nhau, căn cứ vào kết quả của thí
nghiệm 1 về xác định thời gian gieo trồng thích hợp để gieo trồng ở thí nghiệm 2.
3.3.2. Điều kiện thí nghiệm
3.3.2.1. Đất thí nghiệm
- Nghiên cứu được tiến hành trên 2 chân đất là đất xám bạc màu tại thị trấn
Cam Lộ, huyện Cam Lộ, và đất cát ven biển tại xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh
Quảng Trị.
Trước khi tiến hành bố trí thí nghiệm, chúng tôi đã lấy mẫu đất tại 2 vùng đất
thí nghiệm gửi phân tích hàm lượng chất dinh dưỡng chủ yếu tại Trung tâm kiểm định
chất lượng, đo lường tỉnh Quảng Trị, kết quả phân tích đất thể hiện ở bảng 3.1.
19

Bảng 3.1. Hàm lượng N, P2O5, K20 và chất hữu cơ trong đất thí nghiệm tại Quảng Trị

Chỉ tiêu
Địa điểm Nitơ tổng số P dễ tiêu K2O dễ tiêu Chất hữu cơ
(mg/g) (mg/kg) (mg/kg) (%)
Cam Lộ 3,34 138,71 52,46 1,54
Vĩnh Linh 3,59 43,23 44,07 0,16
(Nguồn: Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị,2015)
Dựa vào số liệu ở bảng 3.1 thấy rằng hàm lượng đạm tổng số trong đất trước khi
trồng khá cao, Cam Lộ là 3,34mg/g (0,334%), Vĩnh Linh là 3,59mg/g (0,359%), vượt
quá khoảng giá trị chỉ thị của Nitơ tổng số của nhóm đất xám bạc màu và đất cát ven
biển. Nguyên nhân có thể do 2 khu đất canh tác này vụ trước trồng lạc vừa tiến hành thu
hoạch. Như chúng ta đã biết lạc là cây trồng có tác dụng cải tạo đất rất tốt, nó cung cấp 1
hàm lượng N lớn cho đất, đặc biệt sau khi cây lạc hình thành nốt sần trên rễ.
Hàm lượng lân dễ tiêu: Cam Lộ có hàm lượng lân dễ tiêu là 138,71 mg/kg, ở
ngưỡng giàu, lớn hơn nhiều so với Vĩnh Linh (ngưỡng trung bình). Nguyên nhân do
loại đất địa thành (đất xám Cam Lộ) có khả năng hấp phụ và giữ lân cao hơn so với đất
thủy thành ( đất cát ven biển Vĩnh Linh).
Hàm lượng K2O dễ tiêu ở Cam Lộ và Vĩnh Linh lần lượt là 52,46 mg/kg và
44,07 mg/kg, tương đương với 5,246 mg/100g đất và 4,407 mg/100g đất, như vậy hàm
lượng K2O có trong đất ở cả 2 nơi nằm dưới ngưỡng rất nghèo.
Hàm lượng chất hữu cơ trong đất giữa 2 vùng có sự chênh lệch, Cam Lộ có hàm
lượng chất hữu cơ cao hơn là 1,54%, ngưỡng nghèo, Vĩnh Linh do tính chất là đất cát
với hàm lượng chất hữu cơ ở trong đất rất thấp (thường <1%, thậm chí thấp hơn cả đất
bạc màu), do điều kiện thoáng khí đất có quá trình khoáng hóa mạnh.
3.3.2.2. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng
- Làm đất:
Đất được cày bừa kĩ, sạch cỏ dại, bằng phẳng sau đó chia luống cao 15-20cm,
rộng 0,5m, luống cách luống 30cm.
- Phân bón:
Lượng phân bón trên 1 ha: Phân chuồng hoai mục 2,5-3 tấn/ha hoặc 100-150 kg
hữu cơ vi sinh. Bổ sung 80 kg N + 80 kg P2O5 + 40 kg K2O + 20 kg vôi.
Bón lót: phân chuồng + 80 kg P2O5 + 1/3 lượng phân đạm và kali.
Bón thúc lần 1: Giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa với 1/3 lượng phân đạm và kali.
20

Bón thúc lần 2: Giai đoạn cây chuẩn bị tạo hạt với 1/3 lượng phân đạm và kali.
- Phương thức gieo và mật độ cấy:
Trộn hạt giống với cát hoặc tro bếp theo tỷ lệ 1 hạt giống/ 2 cát hoặc tro, gieo
hạt theo mật độ 50g/500 m2. Gieo hạt ở trong vườn ươm, chăm sóc và bảo vệ cây con.
Khi cây con được 4-6 lá thật (2-3 tuần sau gieo) nhổ cấy theo mật độ 25 cây/m 2,
trồng hai hàng trên luống, theo kiểu nanh sấu, cây cách cây 20cm, hàng cách hàng 25cm.
- Tưới nước:
Cây Quinoa có nhu cầu nước thấp, chỉ cung cấp đủ lượng nước cần cho giai
đoạn từ khi gieo đến khi ra hoa, sau đó giảm dần, giai đoạn hạt chín không cần nước.
Cây Quinoa chịu úng kém, khi mưa to cần tiêu nước kịp thời.
3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Thí nghiệm 1 ở vụ Đông Xuân 2015-2016 theo dõi ngẫu nhiên 10 cây/ ô.
Thí nghiệm 2 ở vụ Đông Xuân 2016-2017 theo dõi ngẫu nhiên 20 cây/ ô.
Các chỉ tiêu theo dõi được tiến hành theo tài liệu “Mô tả cây Quinoa và loại
hoang dại” (Bioversity International, FAO, 2013).
3.3.3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển
* Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển:
- Thời gian mọc mầm: 70% số cây trồi lên mặt đất
- Thời gian cấy cây: khi cây có đủ 4-6 lá thật thì nhổ đem cấy
- Thời gian bắt đầu ra hoa: 10% số cây/ô có hoa
- Thời gian chín: khi 70% số hạt trên cây bắt đầu chuyển màu vàng và chắc hạt
- Tổng thời gian sinh trưởng: tính từ khi gieo đến chín
* Các chỉ tiêu hình thái:
+ Màu sắc, hình dạng lá: lá có màu xanh, xẻ thuỳ, có lông tơ trên bề mặt phiến
lá, có răng cưa ở rìa phiến lá. Khi chín lá chuyển màu vàng hoặc đỏ.
+ Màu sắc, hình dạng thân: Thân do nhiều đốt hợp thành, phần gốc có hình
tròn, có góc cạnh ở những nơi lá và nhánh xuất hiện. Thân thảo mềm và trương nước
khi còn non, lúc chín khô và xốp (rỗng ruột), thân Quinoa có màu xanh, khi chín thân
có màu vàng nhạt.
+ Màu sắc, hình dạng hạt trong các giai đoạn. Hạt có cấu tạo ngoài cùng là lớp vỏ,
vỏ hạt màu trắng. Khi chưa chín hạt màu trắng sữa, mềm. Khi chín hạt chuyển màu trắng
đục, cứng, hạt có đường viền rõ nét xung quanh. Hạt có hình elip hoặc hình tròn dẹt.
21

* Các chỉ tiêu nông học:


Khi cây bắt đầu phân hóa mầm hoa, chọn các cây ngẫu nhiên trên mỗi ô thí
nghiệm, đánh dấu cây để theo dõi định kì 7 ngày một lần.
+ Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh chùm bông cao nhất của thân chính.
+ Số lá trên cây (lá): xác định tổng số lá trên cây bằng cách xác định tổng số
lá/cành, sau đó nhân với tổng số cành/cây.
+ Chiều dài chùm bông chính: đo từ vị trí phân cành trên cùng đến đỉnh của
chùm bông cao nhất của thân chính khi thu hoạch.
+ Số cành hữu hiệu: Đếm số cành cho thu hoạch trên cây khi thu hoạch.
3.3.3.2. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại
- Xác định thành phần đối tượng sâu bệnh hại chính trên cây Quinoa.
- Điều tra mật độ gây hại, tỷ lệ gây hại và mức độ phổ biến của sâu bệnh đối với
một số loại sâu bệnh chính theo Quy chuẩn quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện
dịch hại cây rau họ hoa thập tự năm 2014 (QCVN 01-169: 2014/BNNPTNT).
+ Số mẫu điều tra trên 1 điểm: 1m2/điểm
+ Mật độ sâu hại được tính:

Tổng số sâu điều tra


Mật độ sâu (con/m2) =
Tổng số m2 điều tra

+ Quy định mật độ sâu để tính diện tích nhiễm:


Bảng 3.2. Mật độ sâu hại để tính mức độ nhiễm

Sâu tơ (con/m2) Sâu xanh


Sâu khoang
Mức độ nhiễm bướm trắng
Cây con Cây lớn (con/m2)
(con/m2)
Không nhiễm (-) < 10 < 15 <3 <3
Nhiễm nhẹ (+) 10 - 20 15 - 30 3- 6 3-6
Trung bình (++) > 20 - 40 > 30- 60 > 6 - 12 > 6 - 12
Nặng (+++) > 40 > 60 > 12 > 12
Mất trắng Giảm trên 70% năng suất
22

+ Tỷ lệ bệnh được tính theo công thức:

Tổng số cây bị bệnh


Tỷ lệ bệnh (%) = x 100
Tổng số cây điều tra

+ Căn cứ để xác minh mức độ nhiễm bệnh theo bảng sau:


Bảng 3.3. Tỷ lệ bệnh hại để tính mức độ nhiễm

Bệnh sương mai Bệnh thối nhũn Bệnh đốm vòng


Mức độ nhiễm
(% cây) (% cây) (% cây)

Không nhiễm (-) <3 <3 <3

Nhiễm nhẹ (+) 5 - 10 5 - 10 15 – 30

Trung bình (++) > 10 - 20 > 10 - 20 > 30 - 60

Nặng (+++) > 20 > 20 > 60

Mất trăng Giảm trên 70% năng suất


3.3.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Khi thu hoạch tiến hành đo đếm các chỉ tiêu:
+ Tổng số hạt chắc/chùm bông: đếm tổng số hạt chắc trên mỗi bông
+ Số chùm bông/m2: đếm tổng số chùm bông/cây x số cây/ m 2. Số cây/ m2 được
xác định tại thời điểm thu hoạch bằng cách đặt khung 1 m2, lấy cây theo dõi làm tâm,
đếm toàn bộ số cây có trong khung.
+ Khối lượng 1000 hạt (g): cân khối lượng 1000 hạt chắc, lặp lại 3 lần, lấy trị số
trung bình
+ Năng suất lý thuyết (tấn/ha):

Số chùm bông/m2 x số hạt chắc/chùm bông x P1000 hạt


NSLT (tấn/ha) =
1000 x 100

Trong đó:
1000: là hệ số chuyển đổi từ P1000 hạt ra khối lượng 1 hạt
100: là hệ số chuyển đổi từ g/m2 ra tấn/ha
23

+ Năng suất ô thử nghiệm (kg/diện tích ô): gặt toàn bộ ô thí nghiệm kể cả các
cây lấy mẫu, phơi khô, quạt sạch, cân toàn bộ khối lượng (kg).
+ Năng suất thực thu (tấn/ha): được quy đổi từ năng suất ô ra tấn/ha.
+ Năng suất cá thể (g/cây): Thu hoạch cây được chọn theo dõi, cân toàn bộ khối
lượng thu được.
3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các số liệu thu thập đo đếm được xử lý bằng Excel và xử lí thống kê bằng phần
mềm Statistics for windows version 10.0. Để so sánh sự khác nhau giữa các công thức
thí nghiệm chúng tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố (one way ANOVA) ở
mức α = 0,05.
3.5. DIỄN BIẾN THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU TRONG THỜI GIAN
NGHIÊN CỨU
Yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa, số giờ nắng... có
vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống cây trồng, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt
động sinh lý, sinh hóa, quá trình sinh trưởng - phát triển của cây trồng. Sự biểu hiện về
kiểu hình bên ngoài chính là tác động giữa kiểu gen với điều kiện ngoại cảnh, qua đó
giúp ta biết được sự thích ứng của đối tượng cây trồng với điều kiện ngoại cảnh. Vì
vậy, trước khi đưa một đối tượng cây trồng mới vào sản xuất tại một vùng nào đó thì
cần nghiên cứu xem điều kiện thời tiết khí hậu có phù hợp với giống đó hay không.
Cây Quinoa là cây ưa nhiệt độ ổn định, thích nghi với khí hậu khô, nóng, cây có
thể mọc ở độ ẩm tương đối từ 40% đến 88%, và sống được trong khoảng nhiệt từ -
400C đến 380C. Cây có thể cho ra sản lượng có thể chấp nhận được thậm chí với lượng
mưa chỉ từ 100-300mm. Tuy nhiên vào giai đoạn mới trồng, nước đặc biệt cần thiết
với loại cây trồng này, nếu thiếu nước sẽ làm giảm tỷ lệ nảy mầm, bộ rễ sinh trưởng
phát triển kém, thân lá cũng phát triển kém.
Theo dõi diễn biến của thời tiết khí hậu trong thời gian tiến hành thí nghiệm cho
ta biết được sự tác động của các yếu tố này lên đời sống cây Quinoa, từ đó tìm ra các
biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu, tạo điều kiện thuận lợi cho cây Quinoa sinh trưởng,
phát triển tốt và cho năng suất cao nhất.
Diễn biến thời tiết, khí hậu tại tỉnh Quảng Trị trong thời gian nghiên cứu được
thể hiện trong bảng 3.4.
24

Bảng 3.4. Diễn biến khí hậu thời tiết tại Quảng Trị trong thời gian nghiên cứu
Nhiệt độ TB Độ Ẩm TB Tổng lượng mưa Giờ nắng 
Tháng
(0C) (%) (mm) (h)
Vụ Đông Xuân 2015 - 2016
12/2015 21,9 88 156,7 94
01/2016 20,8 91 90,2 38
02/2016 18,4 86 37,7 71
03/2016 21,8 89 12,5 102
04/2016 27,2 85 89,1 193
Vụ Đông Xuân 2016-2017
12/2016 21  90  264,5  75 
01/2017 21,2 92 130 135
02/2017 20,5 90 120 150
03/2017 23,5 94 26,5 147

(Nguồn: Số liệu Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Trị)
Các kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, trong thời gian gieo trồng cây Quinoa ở vụ
Đông xuân 2015-2016 (từ tháng 12/2015 đến 03/2016) thời tiết có nhiều biến động
thất thường. Trong tháng 12/2015: lượng mưa khá lớn (156,7mm), số giờ nắng là 94h,
đến 3 tháng tiếp theo lượng mưa giảm mạnh xuống còn 90,2mm ở tháng 01/2016,
37,7mm ở tháng 02/2016 và chỉ còn 12,5mm ở tháng 03/2016 đồng thời số giờ nắng
cũng giảm ở tháng 1 (38h) và tháng 2 (71h). Như vậy với tình hình thời tiết những
tháng đầu năm có nhiều biến động, lượng mưa và số giờ nắng thấp sẽ ảnh hưởng
không nhỏ đến tình hình phát triển của cây Quinoa tại Quảng Trị.
Vụ Đông xuân 2016-2017: Trong thời gian gieo trồng cây Quinoa ở vụ này (từ
10/2016 đến 03/2017), tình hình thời tiết vùng đồng bằng Quảng Trị có nhiều diễn
biến phức tạp. Trong thời gian gieo hạt đến cây con mọc (từ 15/12) lượng mưa rất lớn
(264,5mm) gây khó khăn cho sự nảy mầm của hạt và phát triển của cây con. Trong 3
tháng đầu năm 2017, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các ngày là khá lớn (ngày cao nhất là
38,7 0C thấp nhất là 15,20C), đặc biệt trong tháng 2 xuất hện 2 đợt rét đậm, rét hại (đợt
1: 10-13/2 và đợt 2: 25-28/2) gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây trồng. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 1 và tháng 2 với 120-
130mm, tháng 3 lượng mưa giảm mạnh chỉ còn 26,5mm lại phân bố không đều trong
tháng gây nên tình trạng thiếu nước cho cây trồng.
25

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ẢNH HƯỞNG THỜI GIAN GIEO TRỒNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY QUINOA
Thời tiết, khí hậu (nước, ánh sáng, nhiệt độ, không khí) là những yếu tố sinh
thái ảnh hưởng quan trọng đến sinh trưởng phát triển nói chung và năng suất của cây
trồng nói riêng. Các nhân tố sinh thái có ảnh hưởng khác nhau lên cơ thể sống, nó có
thể là cực thuận với quá trình này, nhưng lại ít thuận lợi, thậm chí gây nguy hiểm cho
quá trình khác.
Mỗi loại cây trồng có những đòi hỏi riêng với từng thành phần khí hậu trong
từng thời kỳ phát triển. Tác động của các yếu tố khí hậu đến năng suất thường là tác
động tổng hợp. Các nhân tố gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một tổ hợp sinh thái,
mỗi nhân tố sinh thái chỉ có thể biểu hiện hoàn toàn tác động của nó khi các nhân tố
khác đang hoạt động đầy đủ. Vì vậy, bố trí thời gian gieo trồng hợp lý là giải pháp
quan trọng bảo đảm cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.
Trong thí nghiệm này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại khu phố Thượng
Viên, thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị trong vụ Đông Xuân
2015-2016.
4.1.1. Một số đặc điểm hình thái của cây Quinoa
Các chỉ tiêu về mặt hình thái của một đối tượng cây trồng là một đặc điểm sinh
học của cây. Các chỉ tiêu hình thái về màu sắc, hình dạng lá, màu sắc thân, hạt ít có sự
biến đổi theo thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển và không bị ảnh hưởng
bởi thời vụ gieo trồng. Theo dõi một số đặc điểm hình thái của cây Quinoa ở cả 3 thời
vụ khác nhau ở vụ Đông xuân 2015-2016, tôi nhận thấy thời gian gieo trồng không
ảnh hưởng đến các đặc điểm hình thái của cây Quinoa như lá, thân, hoa và hạt (trừ
chiều cao cây). Điều này cũng hợp lý vì đặc điểm hình thái của cây chủ yếu là do yếu
tố di truyền quyết định. Vì vậy, tôi chỉ mô tả một số đặc điểm hình thái chung của cây
Quinoa (bảng 4.1).
26

Bảng 4.1. Một số đặc điểm hình thái của cây Quinoa
Chỉ tiêu Mô tả
Lá có cuống dài, mịn, mặt lá có phủ lông tơ, phiến lá hình tam giác, có

phân thùy, mọc cách.
Chiều cao trung bình 55-70cm. Màu xanh - đỏ, dạng bụi, phân ít cành
Thân
từ trục thân chính
Các chùm hoa mọc từ phía đỉnh của cây (bông chính) hoặc từ nách lá
dọc theo thân. Mỗi chùm hoa có một trục trung tâm, từ đó mọc ra các
Hoa
trục thứ cấp hoặc với các bông hoa nhỏ, màu trắng ngà, có phủ lớp
phấn trắng, bao hoa đơn giản.
Hạt Nhỏ, chắc, màu vàng - nâu nhạt. Hạt có một đường viền sắc nét, tròn
4.1.2. Ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
của cây Quinoa
Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển là một trong những
chỉ tiêu nông học quan trọng để xác định thời vụ gieo trồng. Thời gian sinh trưởng,
phát triển của Quinoa là một trong những đặc tính di truyền của giống, được xác định
từ khi gieo đến khi thu hoạch. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào sự tác động của các điều
kiện sinh thái, các biện pháp kỹ thuật, thời vụ…Biết được tổng thời gian sinh trưởng
cũng như thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển là một trong
những chỉ tiêu để xác định thời vụ một cách hợp lý, cũng như từ đó có các biện pháp
kỹ thuật để đạt năng suất cao.
Kết quả về thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của thời giai gieo trồng đến thời gian hoàn thành các giai đoạn
sinh trưởng, phát triển của cây Quinoa
Đơn vị tính: ngày

Giai đoạn
Công thức Gieo - Nảy Gieo - 4 lá Gieo - Ra Gieo - Thu
mầm thật hoa hoạch
TV1 2 11 35 92
TV2 3 12 37 92
TV3 3 11 34 92
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, tôi theo dõi thấy rằng tình hình thời tiết
trong vụ Đông Xuân 2015-2016 có nhiều biến đổi, nhiệt độ cao thấp thất thường. Cụ
thể vào ngày 15/12 (gieo TV1) nhiệt độ trung bình là 28 0C, nhưng từ ngày 16/12 đến
27

31/12 nhiệt độ giảm xuống còn 20-220C. Ngày 01/1 đến 22/1/2016 nhiệt độ thay đổi
liên tục từ 24 đến 310C, sau đó từ khoảng thời gian 23/1 đến 6/2 trời rét đậm rét hại,
nhiệt độ trung bình giảm xuống chỉ còn từ 15-17 0C. Trong điều kiện thời tiết như vậy
dẫn đến thời gian ra hoa sớm. Thời gian từ khi gieo đến ra hoa giữa các công thức dao
động từ 34-37 ngày, trong đó TV 3 phân hóa mầm hoa sớm nhất (34 ngày sau gieo), 1-
2 tuần tiếp theo đã bắt đầu nở hoa.. Trong vụ này do quá trình ra hoa sớm nên cây thu
hoạch sớm đạt 92 ngày từ khi gieo đến khi thu hoạch ở cả 3 công thức.
Các kết quả ở bảng 4.2. cho thấy, thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh
trưởng phát triển của cây trồng tại 3 thời vụ không có sự sai khác lớn. Quan sát thấy
50% số cây trong ô thí nghiệm hoàn thành giai đoạn sinh trưởng (Gieo đến nảy mầm,
Gieo đến 4 lá thật, Gieo đến ra hoa) và khoảng 70% hoàn thành giai đoạn phát triển
(chín sinh lý) thì được ghi nhận hoàn thành giai đoạn.
4.1.3. Ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến khả năng sinh trưởng phát triển
cây Quinoa
Sinh trưởng và phát triển của cây là một quá trình sinh lý tổng hợp, là kết quả
của toàn bộ các chức năng và sinh lý của cây. Sinh trưởng thân cành là quá trình xảy ra
trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, trong suốt quá trình sinh sống nếu gặp điều
kiện thuận lợi và chế độ canh tác hợp lý sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát
triển tốt. Sự sinh trưởng của các cơ quan trên mặt đất có quan hệ mật thiết với sự ra
hoa, tạo quả. Vì vậy việc tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt giúp cho quá
trình ra hoa tạo quả thuận lợi, khả năng cho năng suất cao. Theo dõi các chỉ tiêu sinh
trưởng, phát triển của cây Quinoa sẽ giúp cho chúng ta có những nhận xét đánh giá sơ
bộ khả năng cho năng suất của Quinoa.
Trong quá trình nghiên cứu tôi tiến hành theo dõi điều tra các chỉ tiêu sinh
trưởng, phát triển của cây Quinoa và có kết quả như sau:
4.1.3.1. Ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến động thái ra lá
Lá là bộ phận quan trọng của tất cả các loại cây nói chung và của cây Quinoa
nói riêng. Lá có nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp vật chất khô, bên cạnh đó còn làm
nhiệm vụ thoát hơi nước điều hòa nhiệt độ trong cây. Thông thường giống nào có số lá
trên cây nhiều thì sức sinh trưởng của cây lớn và khả năng tích lũy chất dinh dưỡng
cao. Đặc điểm ra lá, tuổi thọ lá là do đặc tính di truyền của giống quy định, ngoài ra
còn phụ thuộc vào thời vụ, điều kiện ngoại cảnh và kĩ thuật chăm sóc. Nhiệt độ quá
cao hay quá thấp đều ức chế sự tạo thành lá và sinh trưởng của lá. Khi gặp nhiệt độ
thấp lá sinh trưởng chậm nhưng phiến lá dày hơn.
Trong nghiên cứu cây Quinoa, sau khi cây bắt đầu phân hóa mầm hoa thì tiến hành
đo đếm chỉ tiêu tổng số lá trên cây. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3 và hình 4.1.
28

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến sự ra lá trên cây vụ Đông xuân
2015-2016
Đơn vị tính: lá/cây

Công thức
Thời gian
LSD0.05
Tuần sau TV1 TV2 TV3
G.đoạn
cấy
Phân hóa mầm Tuần 5 37,77a 59,57b 58,93b 5,9
hoa Tuần 6 42,77a 63,00b 64,43b 5,19
Tuần 7 50,77a 69,37b 72,80b 4,95
Ra hoa Tuần 8 63,50a 79,03b 79,73b 5,01
Tuần 9 74,53a 86,57b 86,60b 6,17
Tuần 10 84,10a 97,73b 93,17b 5,90
Tạo hạt Tuần 11 96,43a 101,93a 96,60a 5,57
Tuần 12 100,43a 105,93b 97,83a 5,13
Thu hoạch Tuần 13 103,37a 99,90a 89,97b 7,52
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng có cùng ký hiệu chữ cái biểu thị sự
sai khác không có ý nghĩa ở mức α = 0,05.

Hình 4.1. Biểu đồ ảnh hưởng của thời vụ đến số lá trên cây vụ Đông xuân 2015-2016
Các kết quả theo dõi bảng 4.3 và biểu đồ ở hình 4.1 cho thấy số lá trên cây tăng
dần qua các tuần, đặc biệt số lá tăng nhanh vào các tuần 7,8,9,10, tương ứng với giai
đoạn ra hoa đến giai đoạn đầu của tạo hạt. Ở TV1, mặc dù số lá trên cây ban đầu thấp
hơn TV2 và TV3 (ở tuần 5) nhưng vào các giai đoạn tiếp theo số lá ở TV1 tăng nhanh,
đến tuần 13 số lá ở TV1 cao hơn ở TV2, TV3.
29

Vào giai đoạn thu hoạch thì tốc độ tăng của lá chậm lại và giảm dần (tuần 12,
13 sau gieo). Số lá/cây đạt cao nhất là TV1 ở 13 tuần sau gieo (103,37 lá/cây), tuy
nhiên không có sai khác về mặt thống kê với TV2. Số lá thấp nhất là TV3 (89,97
lá/cây), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy 95% (Bảng 4.3). Đến giai
đoạn hạt bắt đầu chín thì số lá giảm dần ở các công thức do thời gian này các lá đã già
và rụng. Ở TV3 do thời tiết nắng nóng làm lá rụng nhanh hơn TV1 và TV2.
Như vậy thời gian gieo trồng đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng số lá của cây
Quinoa, kết quả nghiên cứu cho thấy thời điểm gieo trồng muộn thì số lá ít hơn.
4.1.3.2. Ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến tăng trưởng chiều cao thân chính
Thân cây phát triển mạnh khỏe là cơ sở cho các bộ phận khác phát triển một
cách hợp lý, tạo điều kiện cho quá trình quang hợp của cây tiến hành một cách thuận
lợi. Chiều cao thân chính là một đặc tính di truyền nó phụ thuộc vào từng loại giống và
các yếu tố ngoại cảnh như chăm sóc, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện thời tiết. Thông
thường những giống chín sớm có độ dài thân ngắn, phân cành ít hơn so với giống chín
trung bình và giống muộn. Chiều cao thân chính còn là một đặc điểm phản ánh khả
năng tổng hợp chất hữu cơ của giống và một phần phản ánh dinh dưỡng có trong đất
trong suốt thời kì sinh trưởng của cây.
Các kết quả chiều cao thân chính qua các giai đoạn vụ Đông Xuân 2015-2016
được trình bày ở bảng 4.4 và hình 4.2.
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến tăng trưởng chiều cao thân chính
vụ Đông xuân 2015-2016
Đơn vị tính: cm
Thời gian Công thức
LSD0.05
G.đoạn Tuần TV1 TV2 TV3
Tuần 5 30,83a 30,80a 29,33a 1,69
Phân hóa mầm hoa
Tuần 6 34,20a 33,13b 32,23b 1,06
Tuần 7 39,03a 37,83a 37,20a 3,03
Ra hoa Tuần 8 46,00a 45,90a 44,87a 1,34
Tuần 9 52,73a 52,27a 51,27a 2,72
Tuần 10 57,97a 57,87a 56,33a 3,85
Tạo hạt Tuần 11 61,97a 60,30a 59,97a 2,71
Tuần 12 65,67a 64,00a 61,83b 2,13
Thu hoạch Tuần 13 67,70a 65,40b 63,30b 2,17
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng có cùng ký hiệu chữ cái biểu thị sự
sai khác không có ý nghĩa ở mức α = 0,05.
30

Hình 4.2. Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến chiều cao thân chính trên
cây Quinoa vụ Đông xuân 2015-2016
Các kết quả bảng 4.4 và biểu đồ ở hình 4.2 cho thấy ở giai đoạn đầu phân hóa
mầm hoa chiều cao thân chính giữa các công thức là tương đương nhau (29,33 – 30,83
cm). Đến giai đoạn ra hoa (tuần 7, 8, 9 sau gieo) chiều cao thân chính các công thức
tăng nhanh và sau đó tốc độ tăng chiều cao cây giảm dần.
Đến giai đoạn thu hoạch (tuần 13) thì chiều cao cây ở TV1 là cao nhất (67,7cm)
và sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cây 95% so với TV2 và TV3. Ở
thời gian còn lại thì sai khác này không có ý nghĩa.
Như vậy, trong vụ đông xuân 2015-2016 thời gian gieo trồng đã ảnh hưởng đến
chiều cao của cây Quinoa.
4.1.3.3. Ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến chiều dài chùm bông chính và số
cành hữu hiệu
Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến chiều dài chùm bông chính
và số cành hữu hiệu ở vụ Đông xuân 2015-2016, tôi thu được kết quả ở bảng 4.5.
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến chiều dài bông chính và số cành
hữu hiệu trên cây vụ Đông xuân 2015-2016

Công thức
Chỉ tiêu LSD0.05
TV1 TV2 TV3
Chiều dài bông chính
14,07a 12,6b 12,07b 1,26
(cm)
Số cành hữu hiệu
12,53a 11,4b 10,6c 0,42
(cành/cây)
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng có cùng ký hiệu chữ cái biểu thị sự
sai khác không có ý nghĩa ở mức α = 0,05.
31

Vụ đông xuân 2015-2016, chiều dài bông chính ở các công thức dao động từ
12,07 – 14,07 cm, trong đó cao nhất là TV1 với 14,07cm. Công thức này cũng có số
cành hữu hiệu trên cây cao nhất là 12,53 cành/cây (TV1). So với 2 công thức còn lại
thì sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức α = 0,05.
Như vậy, theo nghiên cứu, yếu tố thời vụ đã ảnh hưởng trực tiếp đến chiều dài
chùm bông chính và số cành hữu hiệu trên cây, ở công thức TV1 cho chiều dài bông
chính và số cành hữu hiệu cao nhất.
4.1.4. Ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất cây Quinoa
Theo dõi yếu tố cấu thành năng suất và năng suất qua các thời gian gieo trồng
được thể hiện ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của cây Quinoa

Công thức
Chỉ tiêu LSD0.05
TV1 TV2 TV3
P 1000 (g) 2,95a 2,94a 2,92a 0,10
Hạt chắc/chùm bông
83,53a 86,6a 73,7b 3,71
(hạt)
Số cây/m2 (cây) 23,3a 22,83a 22,63a 0,74
Chùm bông/cây
16,6a 15,73b 14,33c 0,69
(chùm bông)
Chùm bông/m2
386,43a 359,43b 324,6c 18,50
(chùm bông)
NSCT (g/cây) 4,08a 3,99a 3,09b 0,14
NSLT (tấn/ha) 0,95a 0,91a 0,70b 0,52
NSTT (tấn/ha) 0,59a 0,57a 0,51b 0,04
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng có cùng ký hiệu chữ cái biểu thị sự
sai khác không có ý nghĩa ở mức α = 0,05.
Chùm bông/m2 là chỉ tiêu được quyết định từ số chùm bông/cây và số cây/m 2.
Chùm bông/m2 giữa các công thức dao động từ 324,60 đến 386,43 chùm bông, trong
đó TV1 có giá trị cao nhất, TV3 có giá trị thấp nhất, so sánh giữa 3 công thức thì sai
khác này có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
Số hạt chắc trên chùm bông là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng năng suất của giống,
chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh trong quá trình ra hoa và tạo hạt. Hạt
chắc/chùm bông có giá trị trung bình là 81,28 hạt, trong đó thời vụ 2 có giá trị cao nhất
32

đạt 86,60 hạt. So với TV1 sai khác không có ý nghĩa nhưng so với TV3 có ý nghĩa về
mặt thống kê.
Khối lượng 1000 hạt là chỉ tiêu quan trọng cấu thành năng suất của một giống.
Kết quả thí nghiệm cho thấy khối lượng 1000 hạt dao động từ 2,92 g (thời vụ 3) đến
2,95 g (thời vụ 1), và không có ý nghĩa thống kê đối với cả 3 thời vụ. Điều này cho
thấy, thời vụ không ảnh hưởng đến chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt của Quinoa trồng vụ
đông - xuân 2015-2016. Basra và cs. (2014) nghiên cứu khi tăng lượng đạm bón thì
khối lượng 1000 hạt của các giống Quinoa (diêm mạch) có xu hướng tăng, tuy nhiên
mức độ sai khác là không có ý nghĩa thống kê. Vậy, khối lượng 1000 hạt phụ thuộc
lớn vào yếu tố di truyền.
Như vậy, tôi nhận thấy rằng yếu tố thời vụ có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu
thành năng suất vụ đông xuân 2015-2016, đặc biệt là giữa thời vụ 1 và thời vụ 3.

Hình 4.3. Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến năng suất của cây Quinoa
Năng suất của cây được thể hiện ở chỉ tiêu NSCT, NSLT và NSTT. Năng suất
lý thuyết là yếu tố đánh giá tiềm năng năng suất của giống cây trồng. Năng suất thực
thu là kết quả của quá trình sản xuất và đây là căn cứ để lựa chọn giống, phương pháp
canh tác đưa vào sản xuất. So sánh tỷ lệ giữa năng suất thực thu và năng suất lý thuyết
giúp chúng ta có căn cứ thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất
thực thu gần với năng suất lý thuyết. Năng suất lý thuyết được quyết định bởi mật độ
bông/m2, khối lượng 1000 hạt và số hạt chắc/bông.
NSCT trong vụ đông xuân 2015-2016 có sự biến động giữa các công thức, đạt
cao nhất là TV1 (4,08 g/cây) và đây cũng là công thức có NSLT và NSTT cao nhất
(0,95 tấn/ha; 0,59 tấn/ha). Số liệu bảng 4.6 cho thấy NSCT, NSLT và NSTT của TV1
và TV2 không có sự sai khác về mặt thống kế nhưng sai khác về mặt thống kê với
33

TV3 ở mức α = 0,05. Tuy nhiên, số chùm bông/ m 2 của TV1 lại đạt cao nhất và có ý
nghĩa thống kê với TV2 và TV3. Vì vậy, TV1 (gieo ngày 15/12/2015) tỏ ra là thời
điểm gieo trồng thích hợp cho cây Quinoa trong vụ đông xuân 2015-2016.
Đinh Thái Hoàng và cs. (2015) cũng cho rằng vụ đông xuân là thời vụ thích hợp
cho hai giống diêm mạch (Quinoa) G1 và G2 sinh trưởng, phát triển và đạt năng suất
cao (1,54 – 1,68 tấn/ha) trong khi đó năng suất ở vụ xuân là 1,24 – 1,25 tấn/ha khi
nghiên cứu tại Gia Lâm, Hà Nội.
4.1.5. Ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến sâu bệnh trên cây Quinoa vụ Đông
Xuân 2015-2016
Vấn đề khó khăn trong việc chăm sóc cây trồng chính là đối phó với các loại
sâu bệnh gây hại, đặc biệt là trong giai đoạn từ khi cây còn nhỏ cho đến thời điểm thu
hoạch, nếu không có kinh nghiệm chăm bón và phát hiện bệnh kịp thời thì rất dễ phát
sinh các loại sâu bệnh nặng ảnh hưởng đến sự an toàn của cây trồng và năng suất chất
lượng cây trồng nói chung và cây Quinoa nói riêng.
Qua theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên cây Quinoa tại Cam Lộ - Quảng Trị
trong vụ Đông xuân 2015-2016 tôi nhận thấy xuất hiện một số sâu bệnh chính như:
bệnh sương mai, bệnh lở cổ rễ, sâu tơ, sâu khoang, tuy nhiên qua theo dõi thấy tỷ lệ
sâu bệnh là rất thấp, ở mức không nhiễm và không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát
triển cũng như năng suất của cây quinoa ở cả 3 công thức thí nghiệm. Nguyên nhân có
thể do: đây là loại cây nhập nội lần đầu tiên trồng trên vùng đất nên sâu bệnh còn ít,
nhờ làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh trong quá trình gieo trồng, diễn biến thời tiết
trong thời gian gieo trồng thất thường, nhiệt độ thấp lại có mưa to không thuận lợi cho
sự phát triển của sâu bệnh. Muốn đánh giá được tình sâu bệnh hại trên cây quinoa cần
theo dõi thêm ở các vụ sau.
4.2. ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY
QUINOA TRÊN HAI VÙNG ĐẤT KHÁC NHAU TẬI TỈNH QUẢNG TRỊ
Để có cơ sở đưa cây Quinoa vào thực tiễn sản xuất trên các vùng đất khác nhau,
dựa trên cơ sở các thí nghiệm nghiên cứu về thời vụ thích hợp, phương thức gieo và
mật độ cấy, phân bón...cho cây quinoa đã được Trung tâm ứng dụng khoa học công
nghệ tỉnh Quảng Trị thuộc Viện nghiên cứu khoa học công nghệ miền Trung nghiên
cứu ở các vụ trước, vụ Đông xuân 2016-2017 này tôi bố trí mô hình thực nghiệm trồng
quinoa quy mô sản xuất ở 2 chân đất khác nhau:
- Đất xám bạc màu tại thị trấn Cam Lộ- huyện Cam Lộ
- Đất cát ven biển tại thôn Thuỷ Tú 2 - xã Vĩnh Tú – huyện Vĩnh Linh – tỉnh
Quảng Trị.
34

4.2.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây Quinoa.
Kết quả về thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của cây Quinoa ở vụ
Đông xuân 2016-2017 được trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Thời gian hoàn thành các giai đoạn ST-PT của cây Quinoa ở vụ
Đông xuân 2016-2017
Đơn vị tính: ngày

Giai đoạn
Địa điểm Gieo - Nảy Gieo - 4 lá Gieo - Ra Gieo - Thu
mầm thật hoa hoạch
Cam Lộ 3 15 35 96
Vĩnh Linh 4 18 28 92
Qua bảng 4.7 ta thấy thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát
triển của cây Quinoa trên 2 chân đất khác nhau có sự khác nhau khá rõ. Tại Cam Lộ từ
gieo đến nảy mầm và từ gieo đến 4 lá thật có thời gian ngắn hơn tại Vĩnh Linh từ 1-3
ngày.Tuy nhiên cây Quinoa ở Vĩnh Linh lại ra hoa sớm hơn 7 ngày và cho thu hoạch
sớm hơn 4 ngày tại Cam Lộ. Điều này là do chân đất cát ven biển tại Vĩnh Linh có
lượng dinh dưỡng thấp hơn, khả năng giữ nước kém hơn chân đất xám bạc màu tại
Cam Lộ nên cây trồng phân hoá mầm hoa sớm hơn do đó cho thu hoạch sớm hơn.
So sánh với thời gian sinh trưởng, phát triển của cây Quinoa tại Cam Lộ ở vụ
Đông xuân 2015-2016 ta thấy vụ đông xuân 2016-2017 thời gian gieo đến nảy mầm
chậm hơn 1-2 ngày, thời gian gieo đến ra 4 lá thật chậm hơn 4-6 ngày là do vụ Đông
xuân 2016-2017 vào tháng 12/2016 và đầu tháng 01/2017 nhiệt độ thấp, có các đợt rét
đậm, rét hại làm cây chậm phát triển.
4.2.2. Tình hình sinh trưởng, phát triển của cây Quinoa tại 2 địa điểm trồng thử
nghiệm
4.2.2.1. Sự tăng trưởng số lá trên cây
Kết quả theo dõi về tổng số lá trên cây Quinoa ở vụ Đông xuân 2016-2017 được
trình bày ở bảng 4.8 và hình 4.4.
35

Bảng 4.8. Tổng số lá trên cây Quinoa ở vụ Đông xuân 2016-2017


Đơn vị tính: lá/cây
Địa điểm
Thời gian Cam Lộ Vĩnh Linh
G.đoạn Tuần
Tuần 5 42,7 ± 9,13 39,55 ± 12,09
Phân hóa mầm hoa
Tuần 6 51,2 ± 9,83 47,2 ± 11,84
Tuần 7 65,15 ± 10,29 57,65 ± 12,08
Ra hoa Tuần 8 82,65 ± 13,28 69,05 ± 13,55
Tuần 9 108,15 ± 21,50 80,8 ± 17,99
Tuần 10 112,25 ± 20,76 85,45 ± 18,77
Tạo hạt Tuần 11 105,1 ± 22,62 84,8 ± 19,26
Tuần 12 97,7 ± 20,56 78,15 ± 19,68
Thu hoạch Tuần 13 87 ± 18,54 67,8 ± 19,35

Hình 4.4. Biểu đồ tổng số lá trên cây Quinoa ở vụ Đông xuân 2016-2017
Kết quả theo dõi ở bảng 4.8 và biểu đồ hình 4.4 cho thấy:
Số lá trên cây tăng dần qua các tuần, tăng nhanh nhất giai đoạn ra hoa (vào tuần
7,8,9) ở cả 2 địa điểm trồng sau đó tốc độ tăng lá giảm dần ở tuần 10, đến tuần 12,13
số lá giảm do lúc này cây gần thu hoạch, lá đã già và rụng nhiều.
Tổng số lá trên cây Quinoa qua các tuần ở Cam Lộ đều cao hơn ở Vĩnh Linh
(Tuần 5 tại Cam Lộ số lá trung bình là 42,7, ở Vĩnh Linh là 39,55; Tuần 13 tại Cam Lộ
36

là 87 lá, tại Vĩnh Linh là 67,8 lá). Tổng số lá cây ở Cam Lộ cao nhất đạt 112,25 lá
trong khi ở Vĩnh Linh chỉ đạt 85,45 lá ở tuần 10.
Trong giai đoạn phân hoá mầm hoa (tuần 5,6) và đầu giai đoạn ra hoa (tuần 7),
tổng số lá trên cây ở 2 địa điểm trồng có sự chênh lệch không lớn, tốc độ tăng lá gần
như nhau (tăng từ 7,65 đến 13,95 lá/tuần). Đến tuần 8,9,10 tốc độ tăng số lá ở Cam Lộ
tăng nhanh hơn hẳn ở Vĩnh Linh (ở Cam Lộ tăng từ 17,5 đến 25,5 lá/tuần; ở Vĩnh Linh
tăng 11,4 đến 11,75 lá/tuần) làm cho tổng số lá/cây trung bình tại Cam Lộ là 108,15
lá/cây cao hơn hẳn ở Vĩnh Linh là 80,8 lá/cây. Điều này có thể do thời tiết ở các tuần
5,6,7 (từ 15/01 đến 17/02) có nhiều mưa (120mm), thời tiết mát mẻ (trung bình
20,50C), độ ẩm đất cát ven biển tại Vĩnh Linh duy trì tốt nên cây phát triển tốt. Nhưng
đến tuần 9,10 (từ 25/02 đến 8/03) nhiệt độ tăng (trung bình 23,5 0C), lượng mưa giảm
mạnh (26,5mm), có những ngày trời nắng nóng nên độ ẩm đất thấp, khả năng giữ nước
của đất cát ven biển kém hơn đất xám bạc màu làm cho cây quinoa trên đất cát ven
biển tại Vĩnh Linh phát triển chậm hơn tại Cam Lộ.
Ở Vĩnh Linh, tuần thứ 10 trở đi tổng số lá trên cây ko tăng mà giảm dần và giảm
nhanh hơn tại Cam Lộ do cuối vụ trên chân đất cát ven biển có nhiệt độ cao và tốc độ gió
lớn hơn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của lá đồng thời làm lá rụng nhanh hơn.
Như vậy, có thể thấy rằng trên chân đất ở Cam Lộ cây Quinoa có bộ lá phát
triển tốt hơn ở Vĩnh Linh.
4.2.2.2. Sự tăng trưởng chiều cao thân chính
Kết quả theo dõi về chiều cao thân chính trên cây Quinoa ở vụ Đông xuân
2016-2017 được trình bày ở bảng 4.9 và hình 4.5.
Bảng 4.9. Chiều cao thân chính của cây Quinoa ở vụ Đông xuân 2016-2017
Đơn vị tính: cm
Địa điểm
Thời gian
Cam Lộ Vĩnh Linh

G.đoạn Tuần
Tuần 5 15,7 ± 2,34 13,85 ± 1,57
Phân hóa mầm hoa
Tuần 6 21,6 ± 3,8 20,7 ± 2,09
Tuần 7 29,1 ± 5,11 28,6 ± 3,91
Ra hoa Tuần 8 39,65 ± 6,63 37,05 ± 5,90
Tuần 9 47,1 ± 7,69 45,4 ± 8,28
Tạo hạt Tuần 10 54,5 ± 9,22 49,25 ± 7,43
Tuần 11 57,9 ± 10,11 50,6 ± 7,24
37

Tuần 12 59,9 ± 10,62 51,1 ± 7,17


Thu hoạch Tuần 13 60,35 ± 10,95 50,85 ± 7,00

Hình 4.5. Biểu đồ chiều cao thân chính của cây Quinoa ở vụ Đông xuân 2016-2017
Chiều cao thân chính của cây Qunoa tăng theo từng giai đoạn từ mọc cho đến
khi thu hoạch, chiều cao thân chính tăng nhanh nhất từ giai đoạn ra hoa đến đầu tạo hạt
(tuần 7 đến tuần 10) ở Cam Lộ và giai đoạn ra hoa (tuần 7 đến tuần 9) ở Vĩnh Linh.
Từ tuần 10 trở đi ở cả 2 vùng chiều cao thân chính tăng chậm (trung bình chỉ tăng 1-
2cm mỗi tuần), riêng ở Vĩnh Linh vào giai đoạn thu hoạch chiều cao thân chính giảm
nhẹ do một số cây thời tiết nắng nóng làm khô phần ngọn.
So sánh chiều cao thân chính ở 2 địa điểm trồng ta thấy chiều cao thân chính ở
Cam Lộ lớn hơn ở Vĩnh Linh, tại Cam Lộ giá trị trung bình cao nhất là 60,35 cm (tuần
13) trong khi ở Vĩnh Linh giá trị trung bình cao nhất chỉ 51,1 cm (tuần 12). Bên cạnh
đó, sai số so với giá trị trung bình tại Cam Lộ (2,34-10,95 cm) cao hơn tại Vĩnh Linh
(1,57-8,28cm), nghĩa là cây ở Vĩnh Linh có độ đồng đều về chiều cao hơn tại Cam Lộ.
Có sự sai khác ở 2 điểm trồng này là do chân đất cát ven biển nghèo dinh dưỡng hơn,
thời tiết khắc nghiệt hơn chân đất xám bạc màu.
Quan sát ở biểu đồ hình 4.5 ta thấy trong giai đoạn phân hoá mầm hoa (tuần
5,6) và đầu giai đoạn ra hoa (tuần 7), chiều cao thân chính của cây ở 2 địa điểm trồng
có sự chênh lệch không lớn, tốc độ tăng chiều cao của cây ở Vĩnh Linh có phần lớn
hơn cây ở Cam Lộ (tại Vĩnh Linh tăng trung bình 7,1 cm ở tuần 6; 7,15 cm ở tuần thứ
7 trong khi tại Cam Lộ tăng trung bình 5 cm ở tuần 6 và 7,4 cm ở tuần 7). Từ tuần 8
trở đi tốc độ tăng chiều cao cây ở Cam Lộ cao hơn ở Vĩnh Linh khá nhiều (ở tuần 8 tại
Cam Lộ tăng trung bình là 9,55 cm, tại Vĩnh Linh tăng trung bình là 8,45 cm). Từ tuần
10 trở đi cây ở Cam Lộ vẫn tăng chiều cao trong khi cây ở Vĩnh Linh tăng ít và hầu
như không tăng ở sau tuần 11. Có sự sai khác trong tốc độ tăng trưởng chiều cao ở các
38

tuần trên 2 vùng trồng có thể do trong giai đoạn đầu (tuần 5,6,7) có mưa nhiều, một số
ngày có mưa lớn, trên chân đất cát thoát nước nhanh hơn trên chân đất xám bạc màu
trong khi cây Quinoa khả năng chịu ngập úng không tốt nên phát triển thuận lợi ở
Vĩnh Linh hơn trên chân đất xám bạc màu ở Cam Lộ; đến giai đoạn sau đó (từ tuần 8
trở đi) lượng mưa giảm, nhiệt độ tăng, khả năng giữ nước của đất cát kém hơn đất xám
bạc màu nên cây Quinoa phát triển ở vùng đất Cam Lộ tốt hơn ở Vĩnh Linh.
Vậy, qua kết quả theo dõi, ta có thể nhận thấy cây Quinoa trồng ở Cam Lộ phát
triển chiều cao tốt hơn cây Quinoa trồng ở Vĩnh Linh.
4.2.2.3. Chiều dài chùm bông chính và số cành hữu hiệu
Kết quả đo đếm chiều dài bông chính và số cành hữu hiệu trên cây Quinoa ở vụ
Đông xuân 2016-2017 được trình bày ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Chiều dài chùm bông chính và số cành hữu hiệu của cây Quinoa
ở vụ Đông xuân 2016-2017
Địa điểm
Chỉ tiêu Cam Lộ Vĩnh Linh

Chiều dài bông chính


17,2 ± 2,61 12,2 ± 3,17
(cm)
Số cành hữu hiệu
14,05 ± 1,73 12,45 ± 1,57
(cành/cây)
Vụ đông xuân 2016-2017, chiều dài bông chính ở Cam Lộ cao hơn ở Vĩnh Linh
khá nhiều, trung bình ở Cam Lộ là 17,2 cm trong khi ở Vĩnh Linh chỉ 12,2 cm.
Ở Cam Lộ cũng có số cành hữu hiệu trên cây cao hơn ở Vĩnh Linh (tại cam Lộ
là 14,05 cành/cây, tại Vĩnh Linh là 12,45 cành/cây).
Như vậy, trên các chân đất khác nhau đã ảnh hưởng trực tiếp đến chiều dài
chùm bông chính và số cành hữu hiệu trên cây, đất xám bạc màu ở Cam Lộ cho chiều
dài bông chính và số cành hữu hiệu cao hơn đất cát ven biển ở Vĩnh Linh.
4.2.2.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Sau khi thu hoạch, đo đếm kết quả các yếu tố cấu thành năng suất của cây
Quinoa ở vụ Đông xuân 2016-2017 được trình bày ở bảng 4.11.
39

Bảng 4.11. Các yếu tố cấu thành năng suất của cây Quinoa ở vụ Đông xuân
2016-2017

Địa điểm Cam Lộ Vĩnh Linh


Chỉ tiêu
P 1000 (g) 2,91 ± 0,11 2,89 ± 0,09
Hạt chắc/chùm bông
155,8 ± 59,14 141,65 ± 40,09
(hạt)
Số cây/m2
20,8 ± 1,96 19,95 ± 1,76
(cây)
Chùm bông/cây
14,05 ± 1,73 12,45 ± 1,57
(chùm bông)
Chùm bông/m2
292,45 ± 46,65 248,35 ± 37,50
(chùm bông)
NSCT (g/cây) 6,42 ± 2,73 5,03 ± 1,27
NSLT (tấn/ha) 1,34 ± 0,58 1 ± 0,26
NSTT (tấn/ha) 1,15 0,87
Khối lượng 1000 hạt không sai khác nhiều giữa 2 điểm trồng do chỉ tiêu này
phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền hơn yếu tố ngoại cảnh.
Với cùng mật độ gieo trồng ban đầu (25 cây/m 2) nhưng số cây/m2 đến giai đoạn
thu hoạch ở Cam Lộ (20,8 cây) cao hơn Vĩnh Linh (19,95 cây) là do trong thời gian
sinh trưởng cây ở Vĩnh Linh bị sâu hại mạnh, nhất là sâu tơ hại cây con nên số cây bị
chết nhiều hơn.
Qua sát số liệu ở bảng 4.11 ta thấy các chỉ tiêu cấu thành năng suất còn lại có
sự chênh lệch khá lớn giữa 2 địa điểm thực nghiệm, các chỉ tiêu ở Cam Lộ đều cao
hơn ở Vĩnh Linh (trung bình số hạt chắc/chùm bông cao hơn 14,15 hạt; số chùm
bông/cây cao hơn 1,6 chùm, chùm bông/m2 cao hơn 44,1 chùm).
Như vậy, qua số liệu theo dõi ta có thể thấy các yếu tố cấu thành năng suất cây
Quinoa ở Cam Lộ đều cao hơn Vĩnh Linh nghĩa là trên chân đất xám bạc màu cây
Quinoa sinh trưởng phát triển tốt hơn, có khả năng cho năng suất cao hơn trên chân đất
cát ven biển.
40

Hình 4.6. Biều đồ năng suất của cây Quinoa ở vụ Đông xuân 2016-2017
Trong vụ Đông xuân 2016-2017, kết quả về năng suất thu được cho thấy NSCT,
NSLT, NSTT tại Cam Lộ đều cao hơn tại Vĩnh Linh. NSTT tại Cam Lộ là 1,15 tấn/ha
trong khi tại Vĩnh Linh chỉ 0,87 tấn/ha. Qua theo dõi sinh trưởng, phát triển của cây có
thể thấy cây Quinoa ở Cam Lộ phát triển tốt hơn, các yếu tố cấu thành năng suất cao
hơn nên năng suất cao hơn tại Vĩnh Linh. Mặt khác, ở Vĩnh Linh có mức độ nhiễm sâu
cao hơn tại Cam Lộ (tại Vĩnh Linh mức độ nhiễm trung bình, tại Cam Lộ mức độ
nhiễm nhẹ), sâu phá hoại làm giảm năng suất cây trồng tại Vĩnh Linh.
Như vậy, năng suất cây Quinoa chịu ảnh hưởng bởi các chân đất khác nhau,
trên chân đất xám bạc màu cho năng suất cao hơn trên chân đất cát ven biển.
4.2.3. Tình hình sâu bệnh hại trên cây Quinoa
4.2.3.1. Tình hình sâu hại chính tại tỉnh Quảng Trị
Sau khi bố trí thí nghiệm tại 2 điểm nghiên cứu Cam Lộ và Vĩnh Linh vào vụ
Đông xuân 2016-2017, các kết quả theo dõi cho thấy, tại thời điểm nghiên cứu, sâu tơ
và sâu khoang là hai đối tượng gây hại chính trên cây Quinoa, tập trung hại nặng vào
giai đoạn cây con đến ra hoa.
* Sâu tơ (Plutella xylostella Linnaeus)
Đặc điểm nhận biết:
Con trưởng thành là loại bướm nhỏ (dài 6-7mm), cánh trước màu nâu xám, viền
trong cánh màu trắng đục hình gợn sóng. Khi đậu 2 cánh xếp trên lưng hình mái nhà,
tạo 3 hình thoi. Râu dài mảnh, chân rất dài có màu xám mốc.Trứng bầu dục, màu vàng
nhạt. Trứng đẻ rời rạc ở mặt dưới lá, gần gân chính. Sâu non có 4 tuổi, đẫy sức dài 9 -
41

10 mm. Sâu non màu xanh nhạt, hai đầu nhọn phân đốt rất rõ. Tuổi nhỏ màu trắng đến
trắng sữa, đầu đen, sau khi nở chúng gặm lá chui vào trong ăn biểu bì của lá.
Tập quán sinh sống và cách gây hại:
Sâu non mới nở bò lên mặt lá gặm biểu bì tạo thành những đường rảnh nhỏ
ngoằn ngoèo. Từ tuổi 2, sâu ăn thịt lá để lại lớp biểu bì tạo thành những vết trong mờ.
Sâu lớn ăn toàn bộ biểu bì lá làm lá thủng lỗ chỗ, giảm năng suất và chất lượng cây.
Khi mật độ sâu cao, cây bị hại xơ xác, chỉ còn trơ lại gân lá. Khi bị động đến sâu
thường nhả tơ buông mình xuống đất nên còn được gọi là "sâu dù".
Mức độ gây hại: Mật độ gây hại và mức độ phổ biến sâu tơ tại 2 điểm nghiên
cứu được thể hiện ở bảng 4.12.
Bảng 4.12. Mật độ gây hại và mức độ phổ biến sâu tơ tại Quảng Trị

Sâu tơ
Thời gian Cam Lộ Vĩnh Linh
Mật độ Mức độ nhiễm Mật độ Mức độ nhiễm
Tuần 3 5,32 - 8,52 +
Tuần 4 10,15 + 23,05 ++
Tuần 5 12,23 + 13,56 +
Tuần 6 11,42 + 12,43 +
Tuần 7 7,61 - 11,05 +
Tuần 8 4,53 - 7,22 -
Tuần 9 3,17 - 5,16 -
Tuần 10 2,05 - 4,32 -
Tuần 11 1,93 - 2,25 -
Tuần 12 1,20 - 1,32 -
Tuần 13 0,67 - 1,16 -
Kết quả ở bảng 4.12 cho thấy ruộng trồng Quinoa nhiễm sâu tơ chủ yếu ở giai
đoạn cây con đến ra hoa (tuần 3 đến tuần 7).
Tại Cam Lộ với mức độ nhiễm là nhẹ ở giai đoạn cây con đến ra hoa (tuần
4,5,6); mật độ sâu cao nhất là 12,23 ở tuần thứ 5, các tuần còn lại mật độ sâu thấp ở
mức không nhiễm. Trong khi đó tại Vĩnh Linh nhiễm sâu tơ nhẹ sớm hơn ở tuần thứ 3
(thời kì cây con) với mật độ 8,25 và tăng cao ở tuần thứ 4 có mật độ 23,05 với mức
nhiễm trung bình, do tác động của thuốc bảo vệ thực vật nên mật độ sâu ở tuần thứ 5,6
42

giảm xuống còn 12,43 với mức nhiễm nhẹ, các tuần còn lại do điều kiện thời tiết và
cây đã lớn nên mật độ sâu hại giảm xuống ở mức không nhiễm.
* Sâu khoang (Spodoptera litura)
Đặc điểm nhận biết
Sâu khoang có nhiều loại, trưởng thành là loại ngài có màu xám hoặc nâu xám,
cánh trước có màu nâu vàng, có các vân ngang bạc trắng óng ánh, cánh sau màu
hơi trắng. Nhộng màu đỏ sẫm, cuối bụng có một đôi gai ngắn.Trứng hình bán cầu,
mới đẻ màu vàng, sau màu tro tối xếp với nhau thành ổ, có phủ một lớp lông màu
vàng rơm. Sâu non mới nở có màu xanh sáng, Sâu tuổi lớn có màu từ xám xanh
đến nâu đen với những sọc vàng hoặc trắng, đốt bụng thứ nhất có một vết đen to
bao quanh, trên mỗi mảnh lưng có vân hình trăng khuyết
Đặc điểm gây hại:
Sâu non thường ẩn mình trong đất, lúc chiều tối hoặc sáng sớm sâu đồng loạt xuất
hiện. Sâu cắn nát thân và gặm lá bắt đầu từ ngoài mép trở vào. Sâu cắn phá cả thân cây lẫn
lá và võ hạt. Sâu thường xuất hiện vào giai đoạn cây con và gây hại trầm trọng.
Mức độ gây hại: Mật độ gây hại và mức độ phổ biến sâu tơ tại điểm nghiên cứu
được thể hiện ở bảng 4.13.
Bảng 4.13. Mật độ gây hại và mức độ phổ biến sâu khoang tại Quảng Trị

Sâu khoang
Thời gian Cam Lộ Vĩnh Linh
Mật độ Mức độ nhiễm Mật độ Mức độ nhiễm
Tuần 3 0 - 2,50 -
Tuần 4 0,62 - 3,24 +
Tuần 5 3,25 + 3,10 +
Tuần 6 2,45 - 3,45 +
Tuần 7 1,26 - 4,02 +
Tuần 8 1,43 - 4,02 +
Tuần 9 3,65 + 7,45 ++
Tuần 10 5,20 + 3,52 +
Tuần 11 2,74 - 2,51 -
Tuần 12 2,14 - 1,09 -
Tuần 13 0,57 - 0,21 -
43

Qua theo dõi cho thấy sâu khoang gây hại trên cây Quinoa rãi rác ở các giai
đoạn sinh trưởng của cây tại Cam Lộ, trong khi tại Vĩnh Linh sau khoang gây hại liên
tục từ giai đoạn phân hoá mầm hoa đến tạo hạt. Số liệu ở bảng 4.13 cho thấy sâu
khoang gây hại ở Vĩnh Linh nặng hơn và liên tục hơn tại Cam Lộ.
Tại Cam Lộ, ruộng trồng Quinoa bị nhiễm nhẹ rải rác ở các tuần 5, 9, 10 với
mật độ từ 3,25 đến 5,2, thời gian còn lại mật độ sâu thấp ở mức không nhiễm. Tại
Vĩnh Linh, ruộng trồng nhiễm sâu khoang ở hầu hết thời gian sinh trưởng, phát triển
của cây (từ tuần 4 đến tuần 10) với mức nhiễm nhẹ, nặng nhất ở cuối giai đoạn ra hoa
(tuần thứ 9) với mật độ 7,45 ở mức nhiễm trung bình, tại tuần 9 chúng tôi đã phun
thuốc trừ sâu khoang để hạn chế sự phát triển của sâu gây hại cho cây trồng.
Như vậy, qua theo dõi ta thấy sâu tơ và sâu khoang đều gây hại ở Vĩnh Linh
nặng hơn, trong thời gian dài hơn ở Cam Lộ, nguyên nhân có thể do ở Vĩnh Linh là
vùng đất cát ven biển, cây trồng xung quanh ruộng thí nghiệm ít (đa số chỉ có cây
tràm) nên sâu hại thiếu nguồn thức ăn, tập trung phá hoại cây Quinoa thí nghiệm.
*Thành phần sâu hại khác
Ngoài 2 loại sâu gây hại chính trên thì sâu xanh, sâu xám, rầy là những đối
tượng xuất hiện với mật độ thấp trên cây Quinoa và ảnh hưởng không đáng kể đến
năng suất.
4.2.3.2. Tình hình bệnh hại chính tại điểm nghiên cứu
Qua theo dõi tại 2 mô hình thực nghiệm tại Cam Lộ và Vĩnh Linh, tại thời điểm
nghiên cứu thấy rằng bệnh sương mai, lở cổ rễ là hai bệnh hại chính trên cây Quinoa.
Bệnh sương mai tập trung gây hại nặng vào giai đoạn hoa đến hình thành hạt, bệnh lỡ
cổ rễ gây hại vào cuối giai đoạn mọc đến ra hoa.

* Bệnh sương mai


Tác nhân gây hại: Do nhiều tác nhân gây hại khác nhau, tùy thuộc vào giống
từng loại cây trồng, trên cây quinoa bệnh do nấm Phytophthora infestants gây ra.
Bệnh gây hại ở nhiều bộ phận của cây như thân, lá, cành cho đến hoa, hạt với nhiều
triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào giống, xảy ra trong điều kiện nhiệt độ thấp và
ẩm độ cao.
Triệu chứng bệnh: Lá nhạt hoặc mất màu trên bề mặt của lá, cuối cùng là hoại
tử lá. Nếu thời tiết ẩm trên bề mặt vết bệnh có lớp tơ màu trắng bao phủ, bệnh nặng sẽ
làm thối nhũn. Nếu thời tiết khô, vết bệnh cũng khô giòn dễ vỡ. Trên thân cây bị bệnh
có vết bệnh hình bầu dục nhỏ. Nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, vết bệnh lan rộng
dần và kéo dài dọc thân, cành. Chỗ bị bệnh có màu nâu đậm, hơi lõm xuống và teo nhỏ
lại làm cho cây dễ gãy.
44

Đặc điểm gây hại: Nấm lưu tồn chủ yếu trên cây bị nhiễm bệnh. Từ cây bệnh,
bào tử nấm lây lan theo nước, mưa, gió sang cây khác. Sự phát triển của bệnh phụ
thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm. Độ ẩm không khí trên 90% và nhiệt độ từ 24 -32 0C rất
thích hợp cho sự sinh sản và xâm nhiễm của nấm bệnh. Dịch bệnh thường phát triển
mạnh vào đêm trời mát và ẩm ướt, ban ngày trời nóng ẩm.
Mức độ gây hại: Kết quả theo dõi tỷ lệ bệnh và mức độ nhiễm bệnh sương mai
ở cây Quinoa trên 2 vùng trồng được trình bày ở bảng 4.14.
Bảng 4.14. Tỷ lệ bệnh và mức độ nhiễm bệnh sương mai tại Quảng Trị

Bệnh sương mai

Thời gian Cam Lộ Vĩnh Linh


Tỷ lệ bệnh Tỷ lệ bệnh
Mức độ nhiễm Mức độ nhiễm
(%) (%)
Tuần 3 0 - 0 -
Tuần 4 0,3 - 0,5 -
Tuần 5 1,92 - 1,25 -
Tuần 6 3,56 - 2,68 -
Tuần 7 6,25 + 5,23 +
Tuần 8 6,46 + 5,69 +
Tuần 9 10,57 ++ 6,20 +
Tuần 10 6,65 + 5,12 +
Tuần 11 6,24 + 3,45 -
Tuần 12 2,46 - 2,10 -
Tuần 13 2,14 - 0,68 -
Qua bảng 4.14 ta thấy, bệnh sương mai xuất hiện và gây hại tại Cam Lộ nặng
hơn so với Vĩnh Linh. Từ giai đoạn cây mọc đến ra hoa (từ mọc đến tuần 6) bệnh ít
xuất hiện, tỷ lệ bệnh trên cả hai vùng đều thấp và ở dưới mức nhiễm. Đến giai đoạn ra
hoa và tạo hạt (tuần 7 đến tuần 11) bệnh phát triển mạnh hơn ở cả 2 vùng. Nguyên
nhân phát triển mạnh của bệnh là do trong khoảng thời gian này thời tiết có nhiều ngày
độ ẩm cao, nhiệt độ tăng kèm sương mù là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát
triển. Tại Cam Lộ mức độ nhiễm bệnh trung bình với tỷ lệ cao nhất là 10,57% vào tuần
9, các tuần 7,8,10,11 mức độ nhiễm bệnh nhẹ. Tại Vĩnh Linh cây nhiễm bệnh ở mức
độ nhẹ tỷ lệ cao nhất là 6,2% vào tuần 9, các tuần 7,8 và 10 bệnh gây hại ở mức nhẹ
hơn. Đến giai đoạn thu hoạch tỷ lệ bệnh giảm chỉ còn 2,14% ở Cam Lộ và 0,68% ở
Vĩnh Linh.
45

* Bệnh lỡ cổ rễ
Tác nhân gây hại: Chủ yếu do nấm Rhizoctonia solani gây ra, ngoài ra còn do
nấm Fusarium solani, Fusarium sp., Pythium spp… Các bào tử nấm thường sống tiềm
ẩn trong đất và tàn dư cây trồng khá lâu, nhất vùng đất từng bị bệnh lỡ cổ rễ mà không
được xử lý đất trước khi trồng.
Triệu chứng: Bệnh chủ yếu gây hại ở phần cổ rễ, phần gốc sát mặt đất. Khi mới
xuất hiện, nếu quan sát kỹ có thể thấy những vết bệnh màu khác với vỏ cây, phần vỏ
này bị rộp lên, sau đó lan dần bao quanh toàn bộ phần cổ rễ hoặc gốc cây. Dần dần
phần vỏ này bị khô teo lại, khi gặp trời mưa hoặc độ ẩm cao sẽ bị thối nhũn, bong ra,
trơ lại phần lõi gỗ của cây có màu thâm đen, cây sẽ héo dần và chết.
Mức độ gây hại: Kết quả theo dõi tỷ lệ bệnh và mức độ nhiễm bệnh lở cổ rễ ở
cây Quinoa trên 2 vùng trồng được trình bày ở bảng 4.15.
Bảng 4.15. Tỷ lệ bệnh và mức độ nhiễm bệnh sương mai tại Quảng Trị
Bệnh lở cổ rễ
Cam Lộ Vĩnh Linh
Thời gian
Tỷ lệ bệnh Tỷ lệ bệnh
Mức độ nhiễm Mức độ nhiễm
(%) (%)
Tuần 3 1,68 - 2,21 -
Tuần 4 5,20 + 5,46 +
Tuần 5 5,95 + 5,84 +
Tuần 6 5,12 + 4,62 -
Tuần 7 4,23 - 3,16 -
Tuần 8 3,42 - 3,16 -
Tuần 9 2,13 - 1,05 -
Tuần 10 1,23 - 0 -
Tuần 11 0 - 0 -
Tuần 12 0 - 0 -
Tuần 13 0 - 0 -
Bệnh lở cổ rễ xuất hiện và gây hại chủ yếu ở thời kì cây con và phân hoá mầm
hoa (tuần 4,5,6). Nhìn chung, ở cả 2 vùng trồng thực nghiệm thì cây nhiễm bệnh ở
mức độ nhẹ và nhiễm trong thời gian ngắn (2-3 tuần).
Vùng trồng tại Cam Lộ có mức độ nhiễm và tỷ lệ bệnh cao hơn so với Vĩnh
Linh. Tại Cam Lộ bệnh nhiễm nhẹ ở 3 tuần 4, 5, 6, tỷ lệ cao nhất là 5,95% ở tuần thứ
5. Tại Vĩnh Linh bệnh nhiễm nhẹ ở 2 tuần 4 và tuần 5, tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất là
5,84% ở tuần 5. Từ giai đoạn hoa đến hình thành hạt cho đến thu hoạch tỷ lệ giảm dần
và gần như không xuất hiện ở tuần 11 trở đi.
46

Như vậy, qua số liệu theo dõi được, ta thấy bệnh sương mai và lở cổ rễ xuất
hiện và gây hại ở Cam Lộ với tỷ lệ bệnh và mức độ nhiễm cao hơn ở Vĩnh Linh,
nguyên nhân chủ yếu của sai khác này là do trên chân đất xám bạc màu ở Cam Lộ có
độ ẩm cao hơn so với chân đất cát ven biển tại Vĩnh Linh tạo điều kiện thuận lợi cho
bệnh sương mai và lở cổ rễ phát triển.
4.2.3.3. Một số biện pháp phòng trừ cho sâu bệnh hại chính trên cây Quinoa tại
Quảng Trị
Sâu bệnh hại cây trồng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm
đáng kể năng suất cây trồng nếu không được phòng trừ hiệu quả. Cây Quinoa là một
cây di thực vừa được trồng thử nghiệm tại Quảng Trị nên ban đầu sâu bệnh còn ít, tuy
nhiên qua 2 vụ Đông xuân 2015-2016 và Đông xuân 2016-2017 tôi thấy sâu bệnh hại
Quinoa ngày càng nhiều, mức độ nhiễm ngày càng cao hơn và cần được phòng trừ kịp
thời tránh gây ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng. Qua nghiên cứu và thử nghiệm
tôi đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh chính cho cây Quinoa như sau:
(1) Một số biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên cây Quinoa
- Biện pháp sinh học: sâu tơ và sâu khoang có khả năng kháng thuốc rất cao, do
đó để phòng trừ sâu tơ mang lại hiệu quả và bảo vệ môi trường nên áp dụng quy trình
IPM (quản lý dịch hại tổng hợp).
+ Sử dụng thiên địch của sâu hại như nhóm ăn mồi (nhện, bọ rùa..), nhóm ong
ký sinh (ong cự loài Diadegma sp., ong kén nhỏ loài Cotesia sp.)
+ Dùng các loại bẫy pheromone, bẫy chua ngọt, bẫy đèn, bẫy dính màu... có
hiệu quả diệt trưởng thành sâu tơ, sâu khoang.
- Biện pháp canh tác:
+ Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất.
+ Luân canh với cây trồng không cùng ký chủ.
+ Trước khi bứng cây ra trồng nên phun một đợt thuốc trên vườn ươm hoặc
nhúng cây con vào dung dịch thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu, nhộng.
+ Tưới phun mưa vào chiều tối có tác dụng rửa trôi bớt trứng và sâu non, hạn
chế bướm sâu tơ giao phối và đẻ trứng.
+ Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, thu hoạch sản phẩm nhanh gọn, hủy bỏ
tàn dư cây trồng.
+ Sau khi thu hoạch phải dọn sạch tàn dư của cây, đưa ra khỏi ruộng
+ Thường xuyên kiểm tra ruộng, xử lý kịp thời khi xuất hiện tác nhân gây hại.
- Biện pháp hóa học:
47

+ Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu hóa học khi mật độ sâu cao tới ngưỡng phòng trừ.
+ Để giảm bớt sự kháng thuốc của sâu, phải sử dụng luân phiên nhiều loại thuốc
như: Pyrinex 20EC, Regent 800WG, Secsaigon 10EC…
+ Sử dụng những chế phẩm sinh học như: Biocin 16 WP hoặc 8000 SC, Olong
55 WP, Bacterin BT-WP, Xentari 35 WDG.
(2) Một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chính cây Quinoa
Cây Quinoa ở Quảng Trị thường gặp 2 loại bệnh hại chính là bệnh sương mai
và bệnh lở cổ rễ, để phòng trừ hiệu quả 2 bệnh này cần áp dụng các biện pháp sau:
- Biện pháp canh tác:
+ Nạo vét mương máng, rãnh luống, khơi thông dòng chảy, đào hố tích nước
ở gốc ruộng để tiêu nước sau mỗi trận mưa to.
+ Rắc tro bếp nguội trộn với một lượng nhỏ lân supe (3-4kg/sào) vào gốc cây
con để tro hút nước nhanh từ dưới gốc cây lên, đồng thời nhằm kích thích bộ rễ cây
con phục hồi nhanh hơn.
+ Sử dụng chế phẩm phân bón vi lượng qua lá giàu canxi kết hợp phun cùng
phân kali trắng (kali sunphat - 0,03 kg/bình 12 lít) nhằm bổ sung dinh dưỡng giúp cây
cứng cáp và tăng khả năng kháng bệnh.
+ Giai đoạn vườn ươm, tích cực tiêu úng và che phủ luống ươm tránh mưa lớn.
+ Nhổ bỏ cây bị bệnh nặng, đem ra khỏi ruộng tiêu hủy; đồng thời rắc vôi vào
gốc vừa nhổ để hạn chế bệnh lây lan. Khi bệnh ngừng gây hại mới tiến hành trồng dặm
những chỗ khuyết cây.
+ Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, trồng đúng mật độ nhằm tạo độ thông
thoáng, giảm độ ẩm, hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển.
- Biện pháp sinh học:
+ Phun lên cây con và phần gốc cây bằng một trong các loại thuốc: Captan,
Botran, Benlate, Moceren, Allisan…với khoảng thời gian cách đều 5-7 ngày/lần.
+ Sử dụng chế phẩm Trichoderma trộn với phân chuồng đã được ủ hoai mục
để bón lót.
- Biện pháp hóa học:
+ Phun ngừa hoặc phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Anvil
5SC ,Amistar 250SC; Kamsu 2SL, 4SL, 8WP; Valivithaco 5WP, Anvil 5SC,
Vamylicin 5SL, 5WP, 6SL;.. khuấy đều phun kỹ thân cây gần mặt đất và phần đất
xung quanh gốc cây vào buổi sáng và chiều mát.
48

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN
Từ kết quả thu được qua theo dõi thí nghiệm, tôi có kết luận như sau:
- Thời gian gieo trồng cây Quinoa trong vụ Đông xuân 2015-2016 không ảnh
hưởng đến các chỉ tiêu hình thái của cây Quinoa, nhưng có ảnh hưởng đến chiều cao
thân chính, số lá trên cây, chiều dài chùm bông chính, số cành hữu hiệu và năng suất
của cây Quinoa. Trong 3 công thức thời vụ thí nghiệm, TV1 là công thức có yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất cao hơn TV2 và TV3.
Ở vụ đông xuân 2015-2016 thời gian gieo trồng thích hợp cho cây Quinoa trong
khoảng thời gian từ 15/12 đến 22/12 là thích hợp.
- Trong vụ Đông xuân 2016-2017, cây Quinoa khi được gieo trồng ở vùng đất
xám bạc màu tại Cam Lộ sinh trưởng phát triển tốt hơn, ít sâu hơn nhưng nhiều bệnh
hơn và cho năng suất cao hơn so với vùng đất cát ven biển tại Vĩnh Linh.
Nhìn chung, cây Quinoa có thể sinh trưởng và phát triển khá tốt trong vụ đông
xuân tại tỉnh Quảng Trị, trên các loại đất nghèo dinh dưỡng như đất xám bạc màu, đất
cát ven biển cây Quinoa có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất chấp nhận
được (năng suất thực thu từ 0,89 tấn/ha – 1,15 tấn/ha).
2. ĐỀ NGHỊ
Cây Quinoa là đối tượng cây trồng mới đối nước ta nói chung và Quảng Trị nói
riêng, thí nghiệm của chúng tôi trên đây mới chỉ là những nghiên cứu ban đầu về thời
gian gieo trồng hợp lí và khả năng thích ứng của cây Quinoa trên 2 chân đất khác
nhau. Để có kết luận khách quát hơn về khả năng thích ứng của cây Quinoa trên vùng
đất Quảng Trị cần có thêm nhiều nghiên cứu như phân bón, kỹ thuật canh tác và bố trí
ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm phát triển và đưa vào sản xuất qui mô lớn cây
Quinoa ở nước ta.
49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:


1. Trịnh Ngọc Đức. 2001. Nghiên cứu phát triển cây hạt vàng (Chenopodium
quinoa Willd) tại miền Bắc Việt Nam. Luận văn nghiên cứu trường Đại học Nông
nghiệp I Hà Nội. Thư viện Quốc gia.
2. Đinh Thái Hoàng, Nguyễn Tất Cảnh, Nguyễn Việt Long. (2015). Ảnh hưởng của
lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất một số giống diêm mạch nhập nội.
Tạp chí Khoa học và phát triển, 13(2), 173-182.
3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây rau
họ hoa thập tự (QCVN 01 - 169 : 2014/BNNPTNT).
Tài liệu tiếng Anh:
4. Alberta Agriculture, Food and Rural Development Ag – Entrepreneurship
(2005). Quinoa… The Next Cinderella Crop for Alberta?
5. Amr Shams (2011). Combat Degradation in Rain Fed Areas by Introducing New
Drought Tolerant Crops in Egypt. International Journal of Water Resources and
Arid Environments 1(5): 318-325.
6. Atul Bhargave, Sudhir Shukla, Deepak Ohri (2006). Chenopodium quinoa – An
Indian perspective. Industrial Crops and Products 23 (2006) 73-87.
7. Basra, S.M.A, Iqbal, S., Afzal, I. (2014). Evaluating the response of nitrogen
application on growth, development and yield of quinoa genotypes. Int J Agric
Biol., 16, 886-892
8. Bioversity International, FAO, PROINPA, INIAF and IFAD (2013).
Descriptors for quinoa (Chenopodium quinoa Willd.) and wild relatives.
Bioversity International, Rome, Italy; Fundación PROINPA, La Paz, Bolivia;
Instituto Nacional de Innovación Agropecuaria y Forestal, La Paz, Bolivia;
International Fund for Agricultural Development, Food and Agriculture
Organization of the United Nations, Rome, Italy.
9. Carlos Roberto Spehar và Juliana Evangelista da Silva Rocha (2007). Effect of
sowing density on plant growth and development of quinoa, genotype 4.5, in the
brazilian savannah highlands. Brazil
10. Eisa.S (2012), Hussin.S, N. Geissler, H. W. Koyro. Effect of NaCl salinity on
water relations, photosynthesis and chemical composition of Quinoa
50

(Chenopodium quinoa Willd.) as a potential cash crop halophyte. Australian


Journal of Crop Science
11. Fatemeh Razzaghi (2011). Acclimatization and agronomic performance of
quinoa exposed to salinity, drought and soil-related abiotic stress. PhD Thesis.
Science and Technology. AARHUS University.
12. Global Facilitation Unit for Underutilized Species (2007). Inviting all the world’s
crops to the table.
13. Greg Schlick and David L. (1993) Bubenheim. Quinoa: An emerging “New”
Crop with Potential for CELSS. NASA Technical Paper 3422.
14. G.S. Ranhotra, J.A. Gelroth, B.K. Glaser, K.J. Lorenz and D.L. Johnson (1993).
Compositions and Protein Nutritional Quality of Quinoa. American Association
of  Cereal Chemists. Vol.70, No.3, pp 303-30.
15. Jason Morales.A (2001), Prabin Bajgain, Zackary Garver, Peter J. Maughan,
Joshua A.Udall. Physiological responses of Chenopodium quinoa to salt stress.
International Journal of Plant Physiology and Biochemistry Vol. 3(6), pp. xx-xx,
September 2011
16. Juan A. González (2009), Miriam Gallardo, Mirna Hilal, Mariana Rosa and
Fernando E. Prado. Physiological responses of quinoa (Chenopodium quinoa
Willd) to drought and waterlogging stresses: dry matter partitioning. Botanical
Studies (2009) 50: 35-42.
17. Johnson, D.L. and S.M. Ward. 1993. Quinoa. p. 219-221. In: J. Janick and J.E.
Simon (eds.), New crops. Wiley, New York.
18. Juan Cristóbal Birbuet, Carlos Gustavo Machicado (2008). Technologycal
Progress in the Quinoa Sector.
19. IDRC Reports (1989). Quinoa’s comeback.
20. Katherine A Sanchez (2012). Observations regarding consumption of Peruvian
Native Grains (Quinoa, Amaranth and Kaniwa), weight status, and perceptions of
potential risk factors, warning signs and symptoms of type 2 diabetes among
Peruvian adults: a case study. Master of Science.
21. Katherine Antonio (2011). The Challenges of Developing a Sustainable Agro-
Industry in Bolivia: the Quinoa Market. Master thesis in International
Development Policy. Duke University.
22. Kenvin Murphy, Janet Matanguiha (2015). Quinoa: Sustainable production
variety improvement and nutritive value in agroecological systems. The Unted
States of America.
51

23. Krzysztof Gesinski and Krystian Nowak (2011). Comparative analysis of the
biological value of protein of Chenopodium quinoa willd. And Chenopodium
album L. Part I. Amino acid composition of the seed protein. Department of
Botany and Ecology of University of Technology and Life Sciences in
Bydgoszcz.
24. Lene Sigsgaard (2008), Sven Erik Jacobsen and Jorgen Lindskrog Christiansen.
Quinoa, Chenopodium quinoa, provides a new host for native herbivores in
northern Europe: Case studies of the moth, Scrobipalpa atriplicella, and the
tortoise beetle, Cassida nebulosa. Journal of Insect Science: Vol.8| Article 49.
25. Margarita Miranda (2013), Antonio Vega-Gálvez, Enrique A. Martínez, Jéssica
López, Rosa Marín, Mario Aranda, and Francisco Fuentes. Influence of
constrasting environments on seed composition of two quinoa genotypes:
nutritional and functional properties. Chilean Journal of Agricultural Research.
26. Michala Jancurová (2009), Lucia Minarovicová and Alexander Dandár. Quinoa –
a review. Czech J. Food Sci. Vol. 27, 2009, No.2:71-79.
27. Nienke Lindeboom (2005). Studies on the characterization biosynthesis and
isolation of starch and protein from Quinoa (Chenopodium Quinoa Willd.). PhD
Thesis, University of Saskatchewan.
28. Pablo Laguna (2003). Feasibility study for fair-trade labeling of quinoa in
Ecuador, Peru and Bolivia. Rural Development Sociology Group,
Wageningen University.
29. Progress Report of SUMAMAD Activities (2011). Managing sustainability of
new quinoa production systems through farming systems management and market
insertion.
30. Proinpa Foundation (2005) – Brigham Young University – The McKnight
Foundation. Sustainable production of Quinoa (Chenopodium quinoa, Willd.) a
neglected food crop in the Andean region.
31. Rea (1977). Biologia floral de la quinua (Chenopodium quinoa wild) Turrialba
19, 91-96.
32. Regional Office for Latin America and the Caribbean (2011). Quinoa: An ancient
crop to contribute to world food security.
33. Rosero O.L, Rosero D.A, Lukesova D. (2010). Determination of the capacities of
farmers to adopt quinoa grain (Chenopodium Quinoa Willd.) as potential
feedstuff. Agricultura Tropica et Subtropica. Vol. 43(4)2010.
52

34. Sam Geerts (2006), Richard Santos Mamani, Magali Garcia, Dirk Raes.
Response of Quinoa (Chenopodium Quinoa Willd.) to differential drought stress
in the Bolivian Altiplano: towards a deficit irrigation strategy within a water
scarce region. Universidad Mayor de San Andres (UMSA).
35. Sam Geerts (2008). Deficit irrigation strategies vio crop water productivity
modeling: Field research of quinoa in the Bolivian Altiplano. Dissertations de
Agricultura. Katholieke Universiteit Leuven.
36. Sam Geerts (2009), Dirk Raes, Magali Garcia, Roberto Miranda, Jorge A.
Cusicanqui, Cristal Taboada, Jorge Mendoza, Ruben Huanca, Armando Mamani,
Octavio Condori, Judith Mamani, Bernardo Morales, Victor Osco and Pasquale
Steduto. Simulating Yield Response of Quinoa to Water Availability with
AquaCrop. Agronomy Journal, Volume 101, Issue 3.
37. Su Chuen Ng (2003). Effects of accelerated aging on lipid oxidation in Quinoa
(Chenopodium Quinoa). Master thesis with a Major in Food & Nutritional
Sciences. The Graduate School, University of Wisconsin-Stout.
38. Sven – Erik Jacobsen (2000). Quinoa – Research and Development at the
International Potato Center (CIP).
39. Sven-Erik Jacobsen (2003). The Worldwide Potential for Quinoa (Chenopodium
quinoa Willd.). Food Reviews International Vol. 19, Nos. 1&2, pp. 167-177.
40. Tapia, M. E. (1979). Historia y distribucion geografica. In “Quinua y Kaniwa
cultivos Andinos”. Serie Libors y Materiales Educativos No 49, pp. 11-20.
Instituto Interamericano deciencias Agricolas, Bogota, Colombia.
41. Yael Brend (2012), Liel Galili, Hana Badani, Ran Hovav, Shmuel Galili. Total
Phenolic Content and Antioxidant Acitivity of Red and Yellow Quinoa
(Chenopodium quinoa Willd.) Seeds as Affected by Baking and Cooking
Conditions. Food and Nutrition Sciences, 2012, 3, 1150-1155.
Tài liệu trên internet:
42. USDA, 2005. www.nal.usda.gov/fnic/cgi-bin/nut_search.plT,
43. http://www.fao.org/quinoa-2013/what-is-quinoa/nutritional-value/en/
44. http://www.baomoi.com/Quinoa--thuc-pham-vang-cua-tuong-lai/
82/11136349.epi – 30/05/2013
53

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM

b c

a d

Hình 1. Cây Quinoa (Chenopodium quinoa Willd).


a – Dạng thân cây; b – Lá; c – Hoa; d – Hạt

Hình 2. Công đoạn làm đất, cấy cây Quinoa ra ruộng đồng
54

Hình 3. Đo, đếm các chỉ tiêu ở Cam Lộ trong vụ Đông xuân 2015-2016

Hình 4. Đo, đếm các chỉ tiêu ở Cam Lộ và Vĩnh Linh trong vụ Đông xuân 2016-2017
55

Hình 5. Cây Quinoa vụ Đông xuân 2016-2017 tại Vĩnh Linh.

Hình 6. Cây Quinoa vụ Đông xuân 2016-2017 tại Cam Lộ


56

Hình 7: Bệnh sương mai gây Hình 8: Bệnh lở cổ rễ gây


hại trên Quinoa chết cây con trên Quinoa

Hình 9: Sâu tơ gây hại trên Hình 10: Sâu khoang gây hại
Quinoa trên Quinoa
57

Hình 11: Thu hoạch cây Hình 12: Phơi Quinoa đã thu
Quinoa khi hạt chín hoạch trong điều kiện trời mưa

Hình 13: Cây Quinoa đã phơi khô Hình 14: Làm sạch hạt
Quinoa
58

PHỤ LỤC
SỐ LIỆU XỬ LÍ BẰNG PHẦM MỀM STATISTIX 10.0

1. CAO CÂY
Statistix 10,0 (30-day Trial) 10/03/2017,
8:55:04 SA

Descriptive Statistics

Variable N Mean SD C.V. Minimum Maximum


TUAN5 9 30,322 2,1253 7,0091 26,400 32,800
TUAN6 9 33,189 2,4574 7,4042 29,100 36,800
TUAN7 9 38,022 2,9227 7,6867 33,000 41,700
TUAN8 9 45,589 2,3571 5,1704 41,700 48,800
TUAN9 9 52,089 2,5072 4,8133 48,800 55,900
TUAN10 9 57,722 2,3936 4,1468 53,600 61,200
TUAN11 9 60,744 2,8333 4,6643 56,200 65,500
Descriptive Statistics for CT = 1

Variable N Mean SD C.V. Minimum Maximum


TUAN12 3 65,667 2,8113 4,2811 63,800 68,900
TUAN13 3 67,700 1,7349 2,5627 66,200 69,600

Descriptive Statistics for CT = 2

Variable N Mean SD C.V. Minimum Maximum


TUAN12 3 64,000 2,4434 3,8177 62,300 66,800
TUAN13 3 65,400 3,4641 5,2968 63,400 69,400

Descriptive Statistics for CT = 3

Variable N Mean SD C.V. Minimum Maximum


TUAN12 3 61,833 3,3322 5,3889 58,800 65,400
TUAN13 3 63,300 2,7221 4,3004 61,300 66,400

Statistix 10,0 (30-day Trial) 10/03/2017,


8:57:43 SA

Randomized Complete Block AOV Table for TUAN5

Source DF SS MS F P
LNL 2 29,5089 14,7544
CT 2 4,4022 2,2011 3,96 0,1127
Error 4 2,2244 0,5561
Total 8 36,1356

Grand Mean 30,322


CV 2,46

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 0,13844 0,13844 0,20 0,6857
Remainder 3 2,08601 0,69534

Relative Efficiency, RCB 6,78

Means of TUAN5 for CT

CT Mean
59

1 30,833
2 30,800
3 29,333
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 0,4305
Std Error (Diff of 2 Means) 0,6089

Randomized Complete Block AOV Table for TUAN6

Source DF SS MS F P
LNL 2 41,6156 20,8078
CT 2 5,8156 2,9078 13,25 0,0172
Error 4 0,8778 0,2194
Total 8 48,3089

Grand Mean 33,189


CV 1,41

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 0,01977 0,01977 0,07 0,8096
Remainder 3 0,85800 0,28600

Relative Efficiency, RCB 22,46

Means of TUAN6 for CT

CT Mean
1 34,200
2 33,133
3 32,233
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 0,2705
Std Error (Diff of 2 Means) 0,3825

Randomized Complete Block AOV Table for TUAN7

Source DF SS MS F P
LNL 2 56,0089 28,0044
CT 2 5,2022 2,6011 1,46 0,3340
Error 4 7,1244 1,7811
Total 8 68,3356

Grand Mean 38,022


CV 3,51

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 1,43048 1,43048 0,75 0,4492
Remainder 3 5,69396 1,89799

Relative Efficiency, RCB 4,30

Means of TUAN7 for CT

CT Mean
1 39,033
2 37,833
3 37,200
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 0,7705
60

Std Error (Diff of 2 Means) 1,0897

Randomized Complete Block AOV Table for TUAN8

Source DF SS MS F P
LNL 2 40,5622 20,2811
CT 2 2,3622 1,1811 3,10 0,1538
Error 4 1,5244 0,3811
Total 8 44,4489

Grand Mean 45,589


CV 1,35

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 0,45993 0,45993 1,30 0,3376
Remainder 3 1,06451 0,35484

Relative Efficiency, RCB 12,91

Means of TUAN8 for CT

CT Mean
1 46,000
2 45,900
3 44,867
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 0,3564
Std Error (Diff of 2 Means) 0,5041

Randomized Complete Block AOV Table for TUAN9

Source DF SS MS F P
LNL 2 41,1489 20,5744
CT 2 3,3689 1,6844 1,17 0,3987
Error 4 5,7711 1,4428
Total 8 50,2889

Grand Mean 52,089


CV 2,31

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 0,68130 0,68130 0,40 0,5713
Remainder 3 5,08982 1,69661

Relative Efficiency, RCB 3,96

Means of TUAN9 for CT

CT Mean
1 52,733
2 51,267
3 52,267
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 0,6935
Std Error (Diff of 2 Means) 0,9807

Randomized Complete Block AOV Table for TUAN10

Source DF SS MS F P
61

LNL 2 33,6289 16,8144


CT 2 0,6956 0,3478 0,12 0,8893
Error 4 11,5111 2,8778
Total 8 45,8356

Grand Mean 57,722


CV 2,94

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 3,47800 3,47800 1,30 0,3372
Remainder 3 8,03311 2,67770

Relative Efficiency, RCB 2,03

Means of TUAN10 for CT

CT Mean
1 57,967
2 57,867
3 57,333
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 0,9794
Std Error (Diff of 2 Means) 1,3851

Randomized Complete Block AOV Table for TUAN11

Source DF SS MS F P
LNL 2 51,6356 25,8178
CT 2 6,8889 3,4444 2,42 0,2049
Error 4 5,6978 1,4244
Total 8 64,2222

Grand Mean 60,744


CV 1,96

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 0,13448 0,13448 0,07 0,8052
Remainder 3 5,56330 1,85443

Relative Efficiency, RCB 4,85

Means of TUAN11 for CT

CT Mean
1 61,967
2 60,300
3 59,967
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 0,6891
Std Error (Diff of 2 Means) 0,9745
Statistix 10,0 (30-day Trial) 10/03/2017,
10:49:26 SA

Randomized Complete Block AOV Table for TUAN12

Source DF SS MS F P
LNL 2 46,4067 23,2033
CT 2 22,1667 11,0833 12,50 0,0190
Error 4 3,5467 0,8867
62

Total 8 72,1200

Grand Mean 63,833


CV 1,48

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 0,21442 0,21442 0,19 0,6901
Remainder 3 3,33224 1,11075

Relative Efficiency, RCB 6,70

Means of TUAN12 for CT

CT Mean
1 65,667
2 64,000
3 61,833
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 0,5437
Std Error (Diff of 2 Means) 0,7688

Randomized Complete Block AOV Table for TUAN13

Source DF SS MS F P
LNL 2 41,1667 20,5833
CT 2 29,0600 14,5300 15,82 0,0126
Error 4 3,6733 0,9183
Total 8 73,9000

Grand Mean 65,467


CV 1,46

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 1,11262 1,11262 1,30 0,3365
Remainder 3 2,56071 0,85357

Relative Efficiency, RCB 5,83

Means of TUAN13 for CT

CT Mean
1 67,700
2 65,400
3 63,300
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 0,5533
Std Error (Diff of 2 Means) 0,7824

Statistix 10,0 (30-day Trial) 10/03/2017,


8:59:34 SA

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TUAN5 for CT

CT Mean Homogeneous Groups


1 30,833 A
2 30,800 A
3 29,333 A
63

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 0,6089


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 1,6905
There are no significant pairwise differences among the means.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TUAN6 for CT

CT Mean Homogeneous Groups


1 34,200 A
2 33,133 B
3 32,233 B

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 0,3825


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 1,0620
There are 2 groups (A and B) in which the means
are not significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TUAN7 for CT

CT Mean Homogeneous Groups


1 39,033 A
2 37,833 A
3 37,200 A

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 1,0897


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 3,0254
There are no significant pairwise differences among the means.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TUAN8 for CT

CT Mean Homogeneous Groups


1 46,000 A
2 45,900 A
3 44,867 A

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 0,5041


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 1,3995
There are no significant pairwise differences among the means.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TUAN9 for CT

CT Mean Homogeneous Groups


1 52,733 A
3 52,267 A
2 51,267 A

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 0,9807


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 2,7230
There are no significant pairwise differences among the means.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TUAN10 for CT

CT Mean Homogeneous Groups


1 57,967 A
2 57,867 A
3 57,333 A

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 1,3851


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 3,8457
There are no significant pairwise differences among the means.
64

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TUAN11 for CT

CT Mean Homogeneous Groups


1 61,967 A
2 60,300 A
3 59,967 A

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 0,9745


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 2,7056
There are no significant pairwise differences among the means.
LSD All-Pairwise Comparisons Test of TUAN12 for CT

CT Mean Homogeneous Groups


1 65,667 A
2 64,000 A
3 61,833 B

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 0,7688


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 2,1346
There are 2 groups (A and B) in which the means
are not significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TUAN13 for CT

CT Mean Homogeneous Groups


1 67,700 A
2 65,400 B
3 63,300 B

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 0,7824


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 2,1724
There are 2 groups (A and B) in which the means
are not significantly different from one another.

2. SỐ LÁ
Statistix 10,0 (30-day Trial) 10/03/2017,
10:53:03 SA
3.
4. Descriptive Statistics for CT = 1
5.
6. Variable N Mean SD C.V. Minimum Maximum
7. TUAN5 3 37,767 0,2082 0,5512 37,600 38,000
8. TUAN6 3 42,767 1,2014 2,8092 41,600 44,000
9. TUAN7 3 50,767 1,2014 2,3665 49,600 52,000
10. TUAN8 3 63,500 0,9000 1,4173 62,600
64,400
11. TUAN9 3 74,533 0,9018 1,2100 73,600
75,400
12. TUAN10 3 84,100 0,3000 0,3567 83,800
84,400
13. TUAN11 3 96,433 0,7572 0,7852 95,900
97,300
14.
15. Descriptive Statistics for CT = 2
16.
17. Variable N Mean SD C.V. Minimum
Maximum
18. TUAN5 3 59,567 2,0429 3,4296 58,100
61,900
65

19. TUAN6 3 63,000 1,2124 1,9245 61,600


63,700
20. TUAN7 3 69,367 2,1079 3,0388 67,600
71,700
21. TUAN8 3 79,033 1,5631 1,9778 77,600
80,700
22. TUAN9 3 86,567 2,3714 2,7393 84,600
89,200
23. TUAN10 3 97,733 2,9501 3,0186 95,600
101,10
24. TUAN11 3 101,93 2,3965 2,3511 100,50
104,70
25.
26. Descriptive Statistics for CT = 3
27.
28. Variable N Mean SD C.V. Minimum
Maximum
29. TUAN5 3 58,933 3,3975 5,7651 56,100
62,700
30. TUAN6 3 64,433 3,6116 5,6051 61,000
68,200
31. TUAN7 3 72,800 2,1166 2,9074 71,200
75,200
32. TUAN8 3 79,733 2,9092 3,6486 76,700
82,500
33. TUAN9 3 86,600 3,2419 3,7435 83,700
90,100
34. TUAN10 3 93,167 2,6502 2,8445 91,300
96,200
35. TUAN11 3 96,600 2,5981 2,6895 95,100
99,600
36.
37. Descriptive Statistics for CT = 1
38.
39. Variable N Mean SD C.V. Minimum
Maximum
40. TUAN12 3 100,43 1,0693 1,0647 99,200
101,10
41. TUAN13 3 103,37 3,5019 3,3878 101,10
107,40
42.
43. Descriptive Statistics for CT = 2
44.
45. Variable N Mean SD C.V. Minimum
Maximum
46. TUAN12 3 105,93 2,3965 2,2623 104,50
108,70
47. TUAN13 3 99,900 2,1517 2,1539 97,800
102,10
48.
49. Descriptive Statistics for CT = 3
50.
51. Variable N Mean SD C.V. Minimum
Maximum
52. TUAN12 3 97,833 3,2624 3,3347 95,000
101,40
53. TUAN13 3 89,967 2,2942 2,5501 88,400
92,600
54.
55.
66

Statistix 10,0 (30-day Trial) 10/03/2017,


10:55:01 SA

Randomized Complete Block AOV Table for TUAN5

Source DF SS MS F P
LNL 2 4,389 2,194
CT 2 923,669 461,834 68,09 0,0008
Error 4 27,131 6,783
Total 8 955,189

Grand Mean 52,089


CV 5,00

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 2,5633 2,56331 0,31 0,6149
Remainder 3 24,5678 8,18927

Relative Efficiency, RCB 0,76

Means of TUAN5 for CT

CT Mean
1 37,767
2 59,567
3 58,933
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 1,5036
Std Error (Diff of 2 Means) 2,1265

Randomized Complete Block AOV Table for TUAN6

Source DF SS MS F P
LNL 2 10,987 5,493
CT 2 880,887 440,443 84,19 0,0005
Error 4 20,927 5,232
Total 8 912,800

Grand Mean 56,733


CV 4,03

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 10,9334 10,9334 3,28 0,1677
Remainder 3 9,9933 3,3311

Relative Efficiency, RCB 0,93

Means of TUAN6 for CT

CT Mean
1 42,767
2 63,000
3 64,433
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 1,3206
Std Error (Diff of 2 Means) 1,8676

Randomized Complete Block AOV Table for TUAN7


67

Source DF SS MS F P
LNL 2 1,696 0,848
CT 2 843,216 421,608 88,58 0,0005
Error 4 19,038 4,759
Total 8 863,949

Grand Mean 64,311


CV 3,39

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 3,3970 3,39695 0,65 0,4786
Remainder 3 15,6408 5,21361

Relative Efficiency, RCB 0,73

Means of TUAN7 for CT

CT Mean
1 50,767
2 69,367
3 72,800
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 1,2596
Std Error (Diff of 2 Means) 1,7813

Randomized Complete Block AOV Table for TUAN8

Source DF SS MS F P
LNL 2 3,876 1,938
CT 2 505,296 252,648 51,67 0,0014
Error 4 19,558 4,889
Total 8 528,729

Grand Mean 74,089


CV 2,98

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 0,7845 0,78455 0,13 0,7467
Remainder 3 18,7732 6,25774

Relative Efficiency, RCB 0,78

Means of TUAN8 for CT

CT Mean
1 63,500
2 79,033
3 79,733
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 1,2766
Std Error (Diff of 2 Means) 1,8054

Randomized Complete Block AOV Table for TUAN9

Source DF SS MS F P
LNL 2 4,247 2,123
CT 2 290,407 145,203 19,59 0,0086
Error 4 29,647 7,412
Total 8 324,300
68

Grand Mean 82,567


CV 3,30

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 2,3099 2,30993 0,25 0,6493
Remainder 3 27,3367 9,11224

Relative Efficiency, RCB 0,75

Means of TUAN9 for CT

CT Mean
1 74,533
2 86,567
3 86,600
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 1,5718
Std Error (Diff of 2 Means) 2,2229

Randomized Complete Block AOV Table for TUAN10

Source DF SS MS F P
LNL 2 4,560 2,280
CT 2 288,927 144,463 21,34 0,0073
Error 4 27,073 6,768
Total 8 320,560

Grand Mean 91,667


CV 2,84

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 3,6643 3,66431 0,47 0,5424
Remainder 3 23,4090 7,80301

Relative Efficiency, RCB 0,77

Means of TUAN10 for CT

CT Mean
1 84,100
2 97,733
3 93,167
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 1,5020
Std Error (Diff of 2 Means) 2,1242

Randomized Complete Block AOV Table for TUAN11

Source DF SS MS F P
LNL 2 1,9756 0,9878
CT 2 58,7222 29,3611 4,86 0,0850
Error 4 24,1578 6,0394
Total 8 84,8556

Grand Mean 98,322


CV 2,50

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


69

Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 0,2692 0,26922 0,03 0,8658
Remainder 3 23,8886 7,96285

Relative Efficiency, RCB 0,73

Means of TUAN11 for CT

CT Mean
1 96,43
2 101,93
3 96,60
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 1,4189
Std Error (Diff of 2 Means) 2,0066
Statistix 10,0 (30-day Trial) 10/03/2017,
11:03:32 SA

Randomized Complete Block AOV Table for TUAN12

Source DF SS MS F P
LNL 2 14,587 7,2933
CT 2 102,620 51,3100 10,02 0,0277
Error 4 20,473 5,1183
Total 8 137,680

Grand Mean 101,40


CV 2,23

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 1,4136 1,41356 0,22 0,6693
Remainder 3 19,0598 6,35326

Relative Efficiency, RCB 1,02

Means of TUAN12 for CT

CT Mean
1 100,43
2 105,93
3 97,83
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 1,3062
Std Error (Diff of 2 Means) 1,8472

Randomized Complete Block AOV Table for TUAN13

Source DF SS MS F P
LNL 2 0,202 0,101
CT 2 290,249 145,124 13,16 0,0174
Error 4 44,111 11,028
Total 8 334,562

Grand Mean 97,744


CV 3,40

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 0,0010 0,0010 0,00 0,9940
Remainder 3 44,1101 14,7034
70

Relative Efficiency, RCB 0,69

Means of TUAN13 for CT

CT Mean
1 103,37
2 99,90
3 89,97
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 1,9173
Std Error (Diff of 2 Means) 2,7114

Statistix 10,0 (30-day Trial) 10/03/2017,


10:53:35 SA

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TUAN5 for CT

CT Mean Homogeneous Groups


2 59,567 A
3 58,933 A
1 37,767 B

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 2,1265


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 5,9040
There are 2 groups (A and B) in which the means
are not significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TUAN6 for CT

CT Mean Homogeneous Groups


3 64,433 A
2 63,000 A
1 42,767 B

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 1,8676


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 5,1852
There are 2 groups (A and B) in which the means
are not significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TUAN7 for CT

CT Mean Homogeneous Groups


3 72,800 A
2 69,367 A
1 50,767 B

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 1,7813


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 4,9456
There are 2 groups (A and B) in which the means
are not significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TUAN8 for CT

CT Mean Homogeneous Groups


3 79,733 A
2 79,033 A
1 63,500 B
71

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 1,8054


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 5,0127
There are 2 groups (A and B) in which the means
are not significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TUAN9 for CT

CT Mean Homogeneous Groups


3 86,600 A
2 86,567 A
1 74,533 B

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 2,2229


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 6,1717
There are 2 groups (A and B) in which the means
are not significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TUAN10 for CT

CT Mean Homogeneous Groups


2 97,733 A
3 93,167 A
1 84,100 B

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 2,1242


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 5,8977
There are 2 groups (A and B) in which the means
are not significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TUAN11 for CT

CT Mean Homogeneous Groups


2 101,93 A
3 96,60 A
1 96,43 A

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 2,0066


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 5,5711
There are no significant pairwise differences among the means.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TUAN12 for CT

CT Mean Homogeneous Groups


2 105,93 A
1 100,43 B
3 97,83 B

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 1,8472


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 5,1287
There are 2 groups (A and B) in which the means
are not significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TUAN13 for CT

CT Mean Homogeneous Groups


1 103,37 A
2 99,90 A
3 89,97 B
72

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 2,7114


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 7,5281
There are 2 groups (A and B) in which the means
are not significantly different from one another.

3. DÀI BÔNG- CÀNH HH


Statistix 10,0 (30-day Trial) 10/03/2017,
3:08:25 CH

Descriptive Statistics for CT = 1

Variable N Mean SD Minimum Maximum


DAIB 3 14,067 0,4163 13,600 14,400
CANHHH 3 12,533 0,3055 12,200 12,800

Descriptive Statistics for CT = 2

Variable N Mean SD Minimum Maximum


DAIB 3 12,600 1,0149 11,500 13,500
CANHHH 3 10,600 0,5568 10,100 11,200

Descriptive Statistics for CT = 3

Variable N Mean SD Minimum Maximum


DAIB 3 12,067 0,7095 11,300 12,700
CANHHH 3 11,400 0,2646 11,100 11,600

Statistix 10,0 (30-day Trial) 10/03/2017,


3:10:35 CH

Randomized Complete Block AOV Table for DAIB

Source DF SS MS F P
LNL 2 2,16889 1,08444
CT 2 6,43556 3,21778 10,34 0,0263
Error 4 1,24444 0,31111
Total 8 9,84889

Grand Mean 12,911


CV 4,32

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 0,51811 0,51811 2,14 0,2397
Remainder 3 0,72634 0,24211

Relative Efficiency, RCB 1,49

Means of DAIB for CT

CT Mean
1 14,067
2 12,600
3 12,067
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 0,3220
Std Error (Diff of 2 Means) 0,4554

Randomized Complete Block AOV Table for CANHHH

Source DF SS MS F P
73

LNL 2 0,80889 0,40444


CT 2 5,66222 2,83111 82,19 0,0006
Error 4 0,13778 0,03444
Total 8 6,60889

Grand Mean 11,511


CV 1,61

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 0,04907 0,04907 1,66 0,2880
Remainder 3 0,08871 0,02957

Relative Efficiency, RCB 3,38

Means of CANHHH for CT

CT Mean
1 12,533
2 10,600
3 11,400
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 0,1072
Std Error (Diff of 2 Means) 0,1515

Statistix 10,0 (30-day Trial) 10/03/2017,


3:11:11 CH

LSD All-Pairwise Comparisons Test of DAIB for CT

CT Mean Homogeneous Groups


1 14,067 A
2 12,600 B
3 12,067 B

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 0,4554


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 1,2644
There are 2 groups (A and B) in which the means
are not significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of CANHHH for CT

CT Mean Homogeneous Groups


1 12,533 A
3 11,400 B
2 10,600 C

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 0,1515


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 0,4207
All 3 means are significantly different from one another.

4. CẤU THÀNH NS
tatistix 10,0 (30-day Trial) 10/03/2017,

Descriptive Statistics for CT = 1

Variable N Mean SD Minimum Maximum


P 3 2,9467 0,0839 2,8500 3,0000
HATC 3 83,533 0,4163 83,200 84,000
74

CAY 3 23,300 0,1000 23,200 23,400


CB1 3 16,600 0,2000 16,400 16,800
CB2 3 386,43 2,9956 383,10 388,90

Descriptive Statistics for CT = 2

Variable N Mean SD Minimum Maximum


P 3 2,9400 0,1015 2,8500 3,0500
HATC 3 86,600 1,9468 85,100 88,800
CAY 3 22,833 0,5132 22,400 23,400
CB1 3 15,733 0,7506 15,000 16,500
CB2 3 359,43 14,437 350,80 376,10

Descriptive Statistics for CT = 3

Variable N Mean SD Minimum Maximum


P 3 2,9233 0,1102 2,8500 3,0500
HATC 3 73,700 2,4249 70,900 75,100
CAY 3 22,633 0,5132 22,200 23,200
CB1 3 14,333 0,2517 14,100 14,600
CB2 3 324,60 2,1656 322,60 326,90

Statistix 10,0 (30-day Trial) 10/03/2017,


3:20:39 CH

Randomized Complete Block AOV Table for P

Source DF SS MS F P
LNL 2 0,05087 0,02543
CT 2 0,00087 0,00043 0,21 0,8154
Error 4 0,00807 0,00202
Total 8 0,05980

Grand Mean 2,9367


CV 1,53

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 7,848E-04 7,848E-04 0,32 0,6094
Remainder 3 7,282E-03 2,427E-03

Relative Efficiency, RCB 3,58

Means of P for CT

CT Mean
1 2,9467
2 2,9400
3 2,9233
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 0,0259
Std Error (Diff of 2 Means) 0,0367

Randomized Complete Block AOV Table for HATC

Source DF SS MS F P
LNL 2 8,949 4,474
CT 2 272,509 136,254 50,76 0,0014
Error 4 10,738 2,684
Total 8 292,196
75

Grand Mean 81,278


CV 2,02

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 1,35708 1,35708 0,43 0,5571
Remainder 3 9,38069 3,12690

Relative Efficiency, RCB 1,07

Means of HATC for CT

CT Mean
1 83,533
2 86,600
3 73,700
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 0,9459
Std Error (Diff of 2 Means) 1,3378

Randomized Complete Block AOV Table for CAY

Source DF SS MS F P
LNL 2 0,64889 0,32444
CT 2 0,70222 0,35111 3,31 0,1419
Error 4 0,42444 0,10611
Total 8 1,77556

Grand Mean 22,922


CV 1,42

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 0,28818 0,28818 6,34 0,0863
Remainder 3 0,13627 0,04542

Relative Efficiency, RCB 1,39

Means of CAY for CT

CT Mean
1 23,300
2 22,833
3 22,633
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 0,1881
Std Error (Diff of 2 Means) 0,2660

Randomized Complete Block AOV Table for CB1

Source DF SS MS F P
LNL 2 0,96222 0,48111
CT 2 7,84889 3,92444 42,30 0,0020
Error 4 0,37111 0,09278
Total 8 9,18222

Grand Mean 15,556


CV 1,96

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
76

Nonadditivity 1 0,00095 0,00095 0,01 0,9357


Remainder 3 0,37017 0,12339

Relative Efficiency, RCB 1,88

Means of CB1 for CT

CT Mean
1 16,600
2 15,733
3 14,333
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 0,1759
Std Error (Diff of 2 Means) 0,2487

Randomized Complete Block AOV Table for CB2

Source DF SS MS F P
LNL 2 177,43 88,71
CT 2 5765,72 2882,86 43,23 0,0020
Error 4 266,74 66,69
Total 8 6209,90

Grand Mean 356,82


CV 2,29

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 11,800 11,8000 0,14 0,7342
Remainder 3 254,944 84,9815

Relative Efficiency, RCB 0,99

Means of CB2 for CT

CT Mean
1 386,43
2 359,43
3 324,60
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 4,7147
Std Error (Diff of 2 Means) 6,6676

Statistix 10,0 (30-day Trial) 10/03/2017,


3:21:08 CH

LSD All-Pairwise Comparisons Test of P for CT

CT Mean Homogeneous Groups


1 2,9467 A
2 2,9400 A
3 2,9233 A

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 0,0367


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 0,1018
There are no significant pairwise differences among the means.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of HATC for CT

CT Mean Homogeneous Groups


77

2 86,600 A
1 83,533 A
3 73,700 B

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 1,3378


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 3,7142
There are 2 groups (A and B) in which the means
are not significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of CAY for CT

CT Mean Homogeneous Groups


1 23,300 A
2 22,833 A
3 22,633 A

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 0,2660


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 0,7385
There are no significant pairwise differences among the means.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of CB1 for CT

CT Mean Homogeneous Groups


1 16,600 A
2 15,733 B
3 14,333 C

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 0,2487


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 0,6905
All 3 means are significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of CB2 for CT

CT Mean Homogeneous Groups


1 386,43 A
2 359,43 B
3 324,60 C

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 6,6676


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 18,512
All 3 means are significantly different from one another.

5. NĂNG SUẤT
Statistix 10,0 (30-day Trial) 10/03/2017,
3:33:08 CH

Descriptive Statistics for CT = 1

Variable N Mean SD Minimum Maximum


NSLT 3 0,9500 0,0173 0,9300 0,9600
NSCT 3 4,0767 0,1069 3,9600 4,1700
NSTT 3 0,5900 0,0361 0,5500 0,6200
NSO 3 1,7700 0,1082 1,6500 1,8600

Descriptive Statistics for CT = 2

Variable N Mean SD Minimum Maximum


NSLT 3 0,9133 0,0551 0,8500 0,9500
NSCT 3 3,9867 0,1739 3,7900 4,1200
NSTT 3 0,5667 0,0208 0,5500 0,5900
NSO 3 1,7000 0,0624 1,6500 1,7700
78

Descriptive Statistics for CT = 3

Variable N Mean SD Minimum Maximum


NSLT 3 0,7033 0,0451 0,6600 0,7500
NSCT 3 3,0933 0,1680 2,9100 3,2400
NSTT 3 0,5100 0,0200 0,4900 0,5300
NSO 3 1,5300 0,0600 1,4700 1,5900

Statistix 10,0 (30-day Trial) 10/03/2017,


3:33:55 CH

Randomized Complete Block AOV Table for NSLT

Source DF SS MS F P
LNL 2 0,00862 0,00431
CT 2 0,10629 0,05314 100,69 0,0004
Error 4 0,00211 0,00053
Total 8 0,11702

Grand Mean 0,8556


CV 2,69

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 1,836E-04 1,836E-04 0,29 0,6301
Remainder 3 1,928E-03 6,425E-04

Relative Efficiency, RCB 2,56

Means of NSLT for CT

CT Mean
1 0,9500
2 0,9133
3 0,7033
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 0,0133
Std Error (Diff of 2 Means) 0,0188

Randomized Complete Block AOV Table for NSCT

Source DF SS MS F P
LNL 2 0,12349 0,06174
CT 2 1,77309 0,88654 217,41 0,0001
Error 4 0,01631 0,00408
Total 8 1,91289

Grand Mean 3,7189


CV 1,72

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 0,00082 8,226E-04 0,16 0,7165
Remainder 3 0,01549 5,163E-03

Relative Efficiency, RCB 4,17

Means of NSCT for CT


79

CT Mean
1 4,0767
2 3,9867
3 3,0933
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 0,0369
Std Error (Diff of 2 Means) 0,0521

Randomized Complete Block AOV Table for NSTT

Source DF SS MS F P
LNL 2 0,00309 1,544E-03
CT 2 0,01016 5,078E-03 17,25 0,0108
Error 4 0,00118 2,944E-04
Total 8 0,01442

Grand Mean 0,5556


CV 3,09

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 3,445E-04 3,445E-04 1,24 0,3466
Remainder 3 8,332E-04 2,777E-04

Relative Efficiency, RCB 1,89

Means of NSTT for CT

CT Mean
1 0,5900
2 0,5667
3 0,5100
Observations per Mean 3
Standard Error of a Mean 9,907E-03
Std Error (Diff of 2 Means) 0,0140

Randomized Complete Block AOV Table for NSO

Source DF SS MS F P
LNL 2 0,02780 0,01390
CT 2 0,09140 0,04570 17,25 0,0108
Error 4 0,01060 0,00265
Total 8 0,12980

Grand Mean 1,6667


CV 3,09

Tukey's 1 Degree of Freedom Test for Nonadditivity


Source DF SS MS F P
Nonadditivity 1 3,101E-03 3,101E-03 1,24 0,3466
Remainder 3 7,499E-03 2,500E-03

Relative Efficiency, RCB 1,89

Means of NSO for CT

CT Mean
1 1,7700
2 1,7000
3 1,5300
Observations per Mean 3
80

Standard Error of a Mean 0,0297


Std Error (Diff of 2 Means) 0,0420

Statistix 10,0 (30-day Trial) 10/03/2017,


3:34:20 CH

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSLT for CT

CT Mean Homogeneous Groups


1 0,9500 A
2 0,9133 A
3 0,7033 B

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 0,0188


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 0,0521
There are 2 groups (A and B) in which the means
are not significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSCT for CT

CT Mean Homogeneous Groups


1 4,0767 A
2 3,9867 A
3 3,0933 B

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 0,0521


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 0,1448
There are 2 groups (A and B) in which the means
are not significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSTT for CT

CT Mean Homogeneous Groups


1 0,5900 A
2 0,5667 A
3 0,5100 B

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 0,0140


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 0,0389
There are 2 groups (A and B) in which the means
are not significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSO for CT

CT Mean Homogeneous Groups


1 1,7700 A
2 1,7000 A
3 1,5300 B

Alpha 0,05 Standard Error for Comparison 0,0420


Critical T Value 2,776 Critical Value for Comparison 0,1167
There are 2 groups (A and B) in which the means
are not significantly different from one another.
81

Mau; 28,30,32,35,37,40,53-57
Đen: 1-27,29,31,33,34,36,38-39,41-52,58-80

You might also like