You are on page 1of 28

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

KHOA GIÁO DỤC


_____________
______________

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ

Họ và tên sinh viên: Đỗ Thanh Bình


Mã sinh viên: 2073104030038
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Chu Thị Hương Nga
Cơ sở thực tập: Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương
Cán bộ hướng dẫn tại cơ sở thực tập: Th.S Hoàng Thị Xuyến

Hà Nội – 2023
Nội dung Trang
Lời mở đầu 2
Phần 1: Giới thiệu khái quát về BV tâm thần Ban ngày Mai Hương 4
1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của BV 4
1.2. Sứ mạng 4
1.3. Các dịch vụ khám chữa bệnh tại BV 5
1.4. Giới thiệu về hoạt động, đội ngũ bác sĩ, cán bộ tâm lý đang công tác tại BV 6

Phần 2: Mô tả và phân tích hoạt động của BV tâm thần ban ngày Mai Hương 8
2.1. Quy trình tiếp nhận và đánh giá tại BV 8
2.2. Các hình thức can thiệp 9
2.3. Hoạt động tại phòng khám nhi 10
2.4 Hoạt động tại phòng khám người lớn 10
2.5 Hoạt động tại phòng phục hồi chức năng 11
Phần 3: Đánh giá chung về các hoạt động đã thực hiện trong đợt thực tập 13
3.1. Tìm hiểu cơ sở thực tập 13
3.2. Tìm hiểu các thang đo đánh giá, các trắc nghiệm tâm lý 13
3.3. Thực hiện đo lường và đánh giá tâm lý bằng các công cụ Test, thang đánh giá 14
3.4. Quan sát biểu hiện nơi các bệnh nhân tới khám 14
3.5. Lập hồ sơ tâm lý 17
3.6. Tóm tắt các hoạt động tại phòng Test nhi 18
3.7. Tóm tắt các hoạt động tại phòng phục hồi chức năng 19
3.8. Tóm tắt các hoạt động tại phòng Test người lớn 20
3.9. Đánh giá các công việc đã thực hiện 20
Phụ lục
Hồ sơ tâm lý của một ca thực hành trầm cảm 24
Một số hình ảnh giới thiệu về cơ sở thực tập và hoạt động của cá nhân 25
Các tài liệu tham khảo 26

1
LỜI MỞ ĐẦU

. Quá trình học tập tại trường đã cho mỗi sinh viên một lượng kiến thức lý thuyết về
chuyên ngành mà họ đã lựa chọn. Những lý thuyết ấy có thể giúp chúng ta hiểu biết về
những kiến thức trên giấy tờ, hiểu biết những khái niệm đặc thù của ngành nghề nhưng như
thế vẫn chưa đủ. Đối với xã hội ngày càng phát triển hiện nay thì việc cọ xát thực tế cùng với
những kiến thức mà sinh viên được tiếp thu trên giảng đường thì thực sự rất cần thiết. Hoạt
động đó sẽ giúp sinh viên biết được việc thật làm thật là như thế nào, kiến thức trên giảng
đường khác với việc thực hành là như thế nào. Chính vì vậy các trường đại học hiện nay đã
áp dụng các chưng trình khảo sát thực tế còn gọi là "thực tập" cho các sinh viên dễ dàng,
nhanh chóng tiếp thu kiến thức giữa việc học đi với việc hành.

Cơ sở thực tập: BV tâm thần ban ngày Mai Hương


Địa chỉ: số 4 phố Hồng Mai, phường Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Tp Hà Nội.
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Chu Thị Hương Nga
Cán bộ hướng dẫn tại cơ sở: Ths. Hoàng Thị Xuyến
Thời gian thực tập: 06 tuần, từ ngày 30/1/2023 đến 12/03/2023
Trong quá trình thực tập tại BV, nhóm chúng chúng em được BV sắp xếp làm việc tại
phòng khám nhi và phòng khám người lớn, phòng phục hồi chức năng. Vì số lượng thành
viên đông nên nhóm chúng chúng em thực tập tại phòng phục hồi chức năng trong 3 tuần đầu
tiên và chuyển sang phòng khám nhi, phòng khám người lớn trong 3 tuần cuối cùng.
Sau đợt thực tập 6 tuần vừa qua, em cảm thấy hài lòng với những gì mình đã làm
được, luyện tập được tác phong của nhà tâm lý, sử dụng thành thạo các công cụ test tâm lý,
luyện tập khả năng quan sát thân chủ,…
Để đạt được kết quả đó, chúng em xin chân thành cám ơn ban giám đốc Học viện
Quản lý Giáo dục, ban giám đốc BV tâm thần ban ngày Mai Hương, các thầy cô trong khoa
Giáo dục, các cán bộ Tâm lý, y bác sỹ của cơ sở đã quan tâm tạo điều kiện, tổ chức, tiếp nhận
để cho chúng em có được có cơ hội thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Chu Thị Hương Nga và Th.S Hoàng Thị Xuyến, là
những người trực tiếp hướng dẫn chúng em, đã luôn quan tâm, theo sát hỗ trợ, tư vấn cho em
trong suốt quá trình thực tập.

2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ

1 BV Bệnh viện

3
PHẦN 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BV TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG.
1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của BV.
Bệnh viên tâm thần Mai Hương là bệnh viện công lập, được thành lập năm 1998 theo
Quyết định số 59/1998/QĐ-UB ngày 29/10/1998 của UBND Thành phố Hà Nội.
Qua 19 năm phát triển, bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương đã giành được danh
tiếng xuất sắc trong việc trợ giúp các thành viên cộng đồng, đối phó thành công với những
vấn đề sức khỏe tinh thần, từ bệnh tâm thần nặng và nghiện chất cho đến những căng thẳng
hàng ngày của cuộc sống.
Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương là bệnh viện chuyên khoa tuyến thành phố
hạng III, là đơn vị hành chính sự nghiệp do ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí
hoạt động. Mô hình hoạt động của bệnh viện là kết hợp điều trị hóa liệu pháp, lý liệu pháp và
phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho người bệnh tâm thần không tách khỏi gia đình, cộng
đồng nhằm tăng cường trách nhiệm của Gia đình- Cộng đồng- Bệnh viện trong công tác
khám, chữa bệnh, chăm sóc và phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho người bệnh, tạo cơ hội
tái hòa nhập cộng đồng giảm tỉ lệ tàn tật tâm thần, giảm gánh nặng cho gia đình - xã hội.
1.2. Sứ mệnh
Đối mặt với tình trạng bệnh tâm thần là khó khăn thách thức cho cả người bệnh, gia
đình và bạn bè của họ. Với kỹ thuật chuyên môn giải quyết nhanh chóng những trạng thái
bệnh tâm thần cấp tính, những phương pháp điều trị, chăm sóc và hỗ trợ theo tư tưởng tiến
bộ của BV có thể tạo sự khác biệt thực sự cho người bệnh tâm thần mãn tính.
BV tâm thần ban ngày Mai Hương cung cấp hỗ trợ chuyên sâu cho tất cả những người
bệnh tâm thần nặng, phức tạp. Kế hoạch điều trị của chúng tôi dựa trên khả năng riêng biệt
của từng người bệnh, giúp người bệnh đạt được mục tiêu phục hồi tối ưu, càng gần tới mức
bình thường càng tốt.
BV biết rằng làm việc theo hướng phục hồi là không dễ dàng. Đối với nhiều người
bệnh tâm thần, phục hồi là một quá trình rất lâu dài. Đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm
của BV luôn sẵn sàng tiếp đón những người bệnh mới ở mọi giai đoạn của quá trình phục
hồi với sự đồng cảm sâu sắc, giúp người bệnh phát huy tối đa khả năng sống độc lập, tận
hưởng cuộc sống như những người bình thường khác.

4
Không chỉ tập trung vào vấn đề, BV tâm thần ban ngày Mai Hương trú trọng vào tăng
cường sức mạnh từng cá thể và tập trung vào tương lai – kể cả rối loạn tâm thần hoặc rối
loạn sử dụng các chất gây nghiện.
1.3. Các dịch vụ khám chữa bệnh tại BV
1.3.1. Khám chữa bệnh qua điện thoại (miễn phí)
Thông quan đường dây nóng 043625762
1.3.2. Dịch vụ cấp cứu và vận chuyển người bệnh tâm thần
Tâm thần là một chuyên ngành đặc biệt. Nhiều người bệnh chống đối nhập viện hoặc
kích động, dễ gây nguy hiểm cho bản thân người bệnh và người xung quanh. Để đáp ứng nhu
cầu điều trị, BV tâm thần ban ngày Mai Hương triển khai dịch vụ độc đáo: chuyển viện, xuất
nhập viện trong phạm vi nội - ngoại thành và các tỉnh lân cận.
1.3.3 Dịch vụ xét nghiệm tại nhà Hà Nội
Dành cho mọi đối tượng, giúp phát hiện ra được nhiều bệnh nghiêm trọng như HIV,
ung thư, tiểu đường, mỡ máu, viêm gan, xơ gan, suy thận, suy tủy, các bệnh về máu, tim
mạch…để kịp thời chữa trị.
Đặc biệt, BV còn cung cấp dịch vụ làm trắc nghiệm tâm lý tại nhà (chỉ áp dụng với
những người có yêu cầu làm xét nghiệm máu).
1.3.4. Dịch vụ bảo hiểm sức khỏe
BV Tâm thần ban ngày Mai Hương hợp tác với Bảo hiểm Y tế Việt Nam cung cấp
dịch vụ khám chữa bệnh cung cấp dịch vụ bảo lãnh viện phí dành cho các bệnh nhân được
hưởng quyền lợi bảo hiểm.
1.3.5. Dịch vụ khám chữa bệnh tâm thần tại nhà
Dịch vụ tính thêm theo yêu cầu:
a. Chi phí thuốc (khách hàng tự mua theo toa của bác sĩ)
b. Một số xét nghiệm, trắc nghiệm tâm lý theo nhu cầu.
1.3.6. Dịch vụ tư vấn tại BV (các vấn đề sức khỏe tâm thần và nghiện chất)
Dịch vụ tư vấn nhóm/gia đình hoặc tư vấn cá nhân (không bao gồm thuốc và xét
nghiệm).

5
1.4. Giới thiệu về hoạt động, đội ngũ bác sĩ, cán bộ tâm lý đang công tác tại BV.
Nhiệm vụ của bệnh viện là chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân dân thủ đô và khu
vực lân cận. Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cung cấp các dịch vụ linh hoạt về
khám chữa bệnh tâm thần và nghiện chất.
Đối mặt với tình trạng bệnh tâm thần là khó khăn, thách thức cho cả người bệnh, gia
đình và bạn bè của họ. Với trình độ, kĩ thuật chuyên môn cao những trạng thái bệnh lý tâm
thần sẽ được điều trị thích hợp và mang lại kết quả cao, đội ngũ bác sĩ bệnh viện tin rằng
những phương pháp điều trị, chăm sóc và hỗ trợ theo tư tưởng tiến bộ có thể tạo sự khác biệt
thực sự cho người bệnh tâm thần mạn tính. Bệnh viện cung cấp hỗ trợ chuyên sâu cho tất cả
những người bệnh tâm thần nặng, phức tạp. Kế hoạch điều trị được dựa trên khả năng riêng
biệt của từng người bệnh, giúp người bệnh đạt được mục tiêu phục hồi tối ưu, càng gần tới
mức bình thường càng tốt. Làm việc theo hướng phục hồi không hề dễ dàng, đối với nhiều
người bệnh tâm thần, phục hồi là một quá trình rất lâu dài. Đội ngũ chuyên môn giàu kinh
nghiệm của bệnh viện luôn sẵn sàng tiếp đón những người bệnh mới ở mọi giai đoạn của quá
trình phục hồi với sự đồng cảm sâu sắc, giúp người bệnh phát huy tối đa khả năng sống độc
lập, tận hưởng cuộc sống như những người bình thường khác. Không chỉ tập chung vào vấn
đề, bệnh viện chú trọng vào việc tăng cường sức mạnh từng cá thể và tập trung vào tương lai
- kể cả rối loạn tâm thần hoặc rối loạn liên quan sử dụng chất.
Về nhân lực tại chỗ:
Ban giám đốc BV: 01 Giám đốc, 02 phó Giám đốc.
BV Tâm thần ban ngày Mai Hương có 55 cán bộ viên chức, nhân viên y tế được biên
chế vào 04 khoa, 04 phòng
+ Khoa Khám bệnh + Phòng tổ chức hành chính
+ Khoa Lâm sàng + Phòng kế toán tổng hợp
+ Khoa Dược + Phòng tài chính kế toán
+ Khoa Tâm thần trẻ chúng + Phòng điều dưỡng
em.

Chi bộ đảng cộng sản BV có 17 đảng viên đang sinh hoạt


Chi đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh luôn phát huy tinh thần tiên phong trong
mọi hoạt động của bệnh viện, hiện chi đoàn có 13 đoàn viên thanh niên.
6
Công đoàn cơ sở bệnh viện có 08 tổ công đoàn với tổng số đoàn viên công đoàn là
55/55 cán bộ viên chức - lao động.
Về cơ sở vật chất: Tất cả các khoa phòng đều được trang bị đầy đủ công cụ làm việc,
máy móc y tế phục vụ chẩn đoán và điều trị tất cả đều đạt chuẩn . Tất cả các phòng đều được
vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, rác thải y tế xử lí đúng nơi quy định, tuy nhiên BV vẫn còn nhiều
hạn chế như phòng khám bệnh, nơi gửi xe chật hẹp, phòng vệ sinh hơi xuống cấp,…
Phòng phục hồi chức năng: số lượng 01 phòng, tổng số bệnh nhân tham gia điều trị
30 - 45 người. Tất cả các bệnh nhân ở đây đều là bệnh nhân nội trú, được điều trị bằng thuốc
kết hợp tập các bài tập tâm vận động, lao động liệu pháp và các hoạt động khác.

7
PHẦN 2: MÔ TẢ & PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG

CỦA BV TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG

2.1 Quy trình tiếp nhận và đánh giá tại BV


2.1.1 Quy trình tiếp nhận
Mọi người có thể tự sàng lọc các vấn đề của mình hoặc của người thân qua việc gọi
tới số điện thoại của BV: 043625762
- Sau đó sẽ được trao đổi tư vấn qua điện thoại hoặc email.
- Đặt lịch kiểm tra, đánh giả trực tiếp
- Tiếp xúc với bệnh nhân
- Lập hồ sơ tâm lý cho bệnh nhân
- Viết kết quả đánh giá, tiên lượng và kế hoạch can thiệp
- Thời gian làm việc: sáng từ 08h00 – 11h30 và chiều từ 13h30 – 16h00
2.1.2 Công cụ đánh giá
- Tùy từng trường hợp bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng công cụ phù hợp
nhưng nhìn chung các test thường sử dụng được trình bày trong bảng sau
Bảng phân loại test ở Bv tâm thần ban ngày Mai Hương

Phân loại Trẻ em, thanh thiếu niên Người lớn

DENVER II
RAVEN MÀU
TRÍ TUỆ RAVEN
WISC IV
ASQ 3

CDI HAD
DISC IV (OCD) EPDS
CẢM DISC IV (DS) BECK
XÚC DISC IV (GAP) ZUNG
RADS YOUNG
RCADS GDS

8
ADHD (VAN)
TỰ KỶ
SDQ
HÀNH VI
DISC-IV (ADHD)
DISC-IV (AB)
DISC-IV (DB)

TRÍ NHỚ MQ

EPI
NHÂN RORCHACH
CÁCH MMPI full
MMPI mini

PSQI
MOCA
KHÁC AUDIT
MMSE
BOURDON

2.2 Các hình thức can thiệp


Dùng thuốc hoặc điều trị tạm trú tại BV
2.3 Hoạt động tại khoa khám nhi
2.3.1 Đối với bệnh nhân nhi
- Chữa trị, thăm khám cho những bệnh nhân < 15 tuổi.
- Đa phần bệnh nhân bị phát bệnh từ nhỏ, đến thăm khám định kì theo chỉ định của
bác sĩ.
- Đối với bệnh nhân mắc bệnh tâm thần phân liệt, chậm phát triển tâm thần, bác sĩ hỏi
chuyện với người nhà và trực tiếp thăm khám bệnh nhân. Sau đó, kê thuốc và khích lệ động
viên tinh thần người nhà vững tâm, cùng bệnh nhân vượt qua khó khăn.

9
- Đối với trẻ có hành vi, thái độ bất thường (Tăng động giảm chú ý, Tự kỉ, Trầm
cảm,..): Bệnh nhân và người nhà thực hiện test tâm lý theo chỉ định bác sĩ, cùng với kết quả
Điện não, bác sĩ kê thuốc và trò chuyện với bệnh nhân.
2.3.2. Đối với bệnh nhân khám lâm sàng
- Điều trị tích cực cho người bệnh ở thời kì chưa ổn định và thời kì tái phát bệnh.
- Phục hồi chức năng tâm lý giúp người bệnh có năng lực giao tiếp, duy trì mối quan
hệ tự tổ chức cuộc sống, kĩ năng lao động, vui chơi thư giãn,…
- Ứng dụng các phương pháp điều trị mới: tham vấn trị liệu, hóa dược mới, liệu pháp
thiền, thư giãn, vi sóng trị liệu, …
- Tham gia hội chẩn tại các đơn vị bạn.
- Là cơ sở thực hành tâm lý lâm sàng cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng
trong và ngoài nước.
2.4. Hoạt động tại phòng khám người lớn
- Đối tượng: Tất cả các bệnh nhân tới khám lần 1 và tái khám.
- Đầy đủ, đa dạng các bài test cho các bệnh lý khác nhau, từ đó theo chỉ định làm test
của bác sĩ, bệnh nhân thực hiện một cách nghiêm túc, phản ánh phần nào tình trạng bệnh của
mình.
- Căn cứ vào các thang đo, đánh giá điểm trên test, cán bộ tâm lý rút ra kết luận về
tình trạng bệnh của bệnh nhân.
- Trường hợp bệnh nhân không hợp tác làm test, cán bộ tâm lý linh hoạt hỏi chuyện
đồng thời động viên, dặn dò tận tình với người nhà.
- Các bài test đều được chỉnh sửa, làm mới để phù hợp với tính chất từng bệnh.
- Bệnh nhân thông thường làm test trong khoảng 10 phút đối với các test ngắn như
HAD, Beck, Zung, GPS, ... và 45 phút với test MMPI full
- Phần lớn kết quả trên test phản ánh đúng với tình trạng của bệnh nhân, là cơ sở giúp
các bác sĩ có những phương pháp điều trị nhanh chóng, chuẩn xác.
2.5 Hoạt động tại phòng Phục hồi chức năng
- Đối tượng: Bệnh nhân nội và ngoại trú có đăng kí lớp tập luyện.
- Bệnh nhân tự giác tới đúng giờ, biết quan tâm tới những bệnh nhân khác.
- Quy trình trong phòng tập: Bài tập Aerobic, Khí công và Thiền.

10
+ Bài tập Aerobic và Khí công: Bệnh nhân tập theo hướng dẫn của đĩa băng, phát lên
vô tuyến.
+ Thiền: Bệnh nhân tập theo hướng dẫn của chị Thoa – bệnh nhân điều trị bệnh ở bệnh
viện nhiều năm.
+ Bệnh nhân nghỉ ngơi và tự giác tập lại, lấy chiếu để thực hiện Thiền, ...
- Bác sĩ được phân công giám sát buổi tập và các thực tập viên (nếu có) tổ chức hoạt
động trị liệu nhóm cho bệnh nhân sau khi thực hiện hết các bài tập. Mỗi hoạt động, trò chơi
đều phải gắn liền với mục đích khuyến khích bệnh nhân vận động, tăng khả năng phản xạ, kỹ
năng giao tiếp, xử lí tình huống, thảo luận nhóm, ...
- Ngoài ra, bệnh nhân tham gia cắt, dán bao thuốc cho bệnh viên, là 1 trong những
hoạt động dành cho bệnh nhân tranh thủ làm vào những lúc thời gian đợi tập luyện.

Thời gian biểu thực hiện các hoạt động tại phòng phục hồi chức năng

STT Nội dung hoạt động Thời gian


TÂM VẬN ĐỘNG
Sáng
+ Chuyền bóng - gọi tên
9h-9h30
1 + Tập thể dục
Chiều
+ Tập khí công
14h-14h30
+ Trò chơi vận động

ÂM NHẠC Sáng
+ Học hát bài mới 9h30-10h
2 + Trò chơi âm nhạc Chiều
+ Hát cá nhân, tập thể 14h30-15h
+ Nghe và xchúng em băng hình

LAO ĐỘNG LIỆU PHÁP Sáng


+ Dán bao thuốc 9h-11h
3
+ Làm hoa giả Chiều
+ Lau dọn các phòng 14h-15h30

11
TÂM LÝ NHÓM Sáng
+ Thảo luận chủ đề 9h-11h
4
+ Tâm kịch Chiều
+ Giải đáp thắc mắc tâm lý bệnh nhân 14h-15h30

12
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG
VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN TRONG ĐỢT THƯC TẬP

3.1. Tìm hiểu về cơ sử thực tập (Đã thực hiện và có sản phẩm)
Thực hiện theo kế hoạch thực tập bản thân đã xây dựng, ngay trong những ngày đầy
của tuần làm việc đầu tiên, bản thân chúng em đã tích cực tìm hiểu về cơ sở thực tập thông
qua các nguồn kênh thông tin khác nhau: thông qua internet, thông qua người hướng dẫn là
cô Xuyến, kết quả của hoạt động này được đã được trình bày trong PHẦN 1 và PHẦN 2
của bản báo cáo.
Ưu điểm: Quá trình tìm kiếm thông tin và tìm hiểu về BV khá dễ dàng, kết quả thu
được xứng đáng với mục tiêu đề ra. Thông qua quá trình tìm hiểu, cá nhân đã nắm rõ được
cơ cấu tổ chức, vị trí làm việc, các phòng ban thuận lợi cho quá trình thực tập tại BV được
diễn ra tốt đẹp và thành công hơn.
Nhược điểm: Rút kinh nghiệm cho lần sau nên chủ động tìm hiểu về cơ sở thực tập
trước khi bước vào thời gian thực tập để tránh làm lãng phí thời gian.
3.2 Tìm hiểu về các thang đo đánh giá, các trắc nghiệm tâm lý (Đã thực hiện và có sản
phẩm)
Trong tuần làm việc, chúng em đã được cô Hương – chuyên viên test tâm lý, cung cấp
các tài liệu về các mẫu test tại BV, ban đầu là các mẫu test nhi, tiếp theo là các mẫu test
người lớn với các khung lý luận về các thang đánh giá, sau đó các cô hướng dẫn thực hành
test trên đối tượng là chính bản thân hoặc kiểm tra chéo với các thành viên trong nhóm với
các bộ công cụ là các mẫu test thường được sử dụng trong BV.
Kết quả: chúng em đã hiểu rõ được hết tất cả các khung lý thuyết về các mẫu test, các
bộ dụng cụ dùng để thực hành kiểm tra, đánh giá. Cùng với đó chúng em đã có thể hướng
dẫn cho các bệnh nhân thực hiện các bài kiểm tra, các thang đánh giá theo chỉ định mà họ
mang tới.
3.3. Thực hiện đo lường và đánh giá tâm lý bằng các công cụ test, thang đánh giá (Đã
thực hiện)
Kết quả đạt được: Biết sử dụng thành thạo các mẫu test tại cơ sở, cùng với đó bản thân
đã có sự đánh giá, nhận xét ban đầu về tình trạng của bệnh nhân thông qua kết quả của các
bài test và biểu hiện quan sát.

13
Trong quá trình thực tập, bản thân luôn tích cực thực hành trắc nghiệm cho các bệnh
nhân, xử lý kết quả và có những chẩn đoán ban đầu. Dưới sự hướng dẫn theo dõi sát sao của
các cán bộ hướng dẫn tại cơ sở, ngay trong thời gian thực tập, em đã có thể sử dụng các mẫu
test, các thang đánh giá cho bệnh nhân. Cùng với đó là đã có những nhận định ban đầu về
tình trạng bệnh lý của một số trường hợp. Không những thế, khi đối diện với một bệnh nhân
ban đầu mới chỉ có các biểu hiện tâm lý bình thường, em cũng đã tập thử xác định (chỉ định)
test cần sử dụng để đánh giá cho bệnh nhân.
Sau khi kết thúc thực tập, bản thân tự nhận thấy rất hài lòng về kết quả đạt được của
hoạt động này so với mục tiêu mà kế hoạch ban đầu đã đề ra
Nhược điểm: Các nhận xét, đánh giá, nhận định ban đầu về tình trạng bệnh nhân của
cá nhân chúng em còn chưa rõ ràng và có nhiều thiếu sót. Điển hình có những trường hợp
bệnh nhân không thể hiện các biểu hiện ra ngoài nên khó khăn trong việc đánh giá, nhận
định, có nhiều trường hợp đánh giá sai.
3.4. Quan sát biểu hiện nơi các bệnh nhân tới khám (Đã thực hiện và có sản phẩm thu
hoạch)
Đây là hoạt động được thực hiện thường xuyên. Vì điều kiện thực tập được tiếp xúc
với bệnh nhân nhiều, đa dạng lứa tuổi hoàn cảnh, tình trạng.
Trong quá trình thực tập, chúng chúng em luôn ý thức được phải quan sát một cách
tích cực, ghi chép đầy đủ, chi tiết những gì quan sát được, bởi nhờ những kết quả quan sát,
chúng em có thể tự đánh giá khả năng quan sát của mình ở mức độ nào và cũng nhờ có kết
quả ấy mà bản thân có thể đưa ra những nhận định ban đầu về tình trạng của bệnh nhân. Sản
phẩm quan sát được thể hiện trong nhật ký thực tập của nhân và bảng tổng hợp triệu chứng
của một số ca bệnh thường gặp dưới đây
Hạn chế: Có nhiều đối tượng để quan sát cùng với thời gian quan sát ngắn nên nhiều
khi bản thân bị rối và lượng thông tin thu thập được chưa sâu sắc, đa phần chỉ là các dấu hiệu
bề ngoài ít có giá trị nếu sử dụng chúng để phục vụ chẩn đoán.

14
Biểu hiện của một số dạng bệnh tâm thần
(Sản phẩm quan sát)
Dạng
STT Biểu hiện
bệnh
- Thiếu tập trung chú ý
+ Dễ bị phân tâm bởi các kích thích từ bên ngoài
ảnh, tiếng động, …
TĂNG
+ Khó khăn trong việc tập trung chú ý vào các chi tiết
ĐỘNG
1 + Tính toán kém
GIẢM
+ Dễ bị thu hút bởi những thứ mới lạ (VD: đồ chơi)
CHÚ Ý
- Tăng động và xung đột
+ Hay chạy nhảy lung tung, khó ngồi yên một chỗ
+ Hay cáu gắt, khó kiên nhẫn
- Không biết tính nhẩm (VD: không trả lời được 100-7 bằng
bao nhiêu)
CHẬM - Ánh mắt bơ phờ, nhìn vô định, ngại giao tiếp bằng ánh mắt
2 PHÁT - Giao tiếp hạn chế (chỉ trả lời được các câu hỏi đóng, có –
TRIỂN không, đúng – sai)
- Phụ thuộc vào người nhà bệnh nhân
- Hành vi chậm chạp
- Giao tiếp hạn chế: Chỉ nói được vài từ cơ bản như a i ê ư,...
- Ít giao tiếp bằng ánh mắt
3 TỰ KỶ - Hay phụ thuộc vào người thân bệnh nhân
- Khả năng tập trung kém, cần có sự hướng dẫn tận tình của
chuyên viên tâm lý
- Nét mặt buồn bã, ít nói, từ chối chia sẻ, giao tiếp
TRẦM
4 - Biểu hiện bên ngoài thể hiện bình thường, nghe hiểu tốt, ngại
CẢM
giao tiếp bằng ánh mắt
5 HƯNG - Biểu hiện bên ngoài vui vẻ, cuồng nhiệt, nhiều năng lượng
CẢM - Nói nhiều, giao tiếp nhiều, chỉ cần được hỏi là không thể
ngừng nói chuyện
15
- Ít quan tâm đến cảm xúc của người khác (VD: không cảm
thấy người khác khó chịu khi bệnh nhân nói quá nhiều)

3.5. Quan sát một ca cụ thể (Đã thực hiện và có sản phẩm thu hoạch)
Nhìn chung, hoạt động này nằm trong hoạt động quan sát chung, tuy nhiên khi đi sâu
vào một ca cụ thể, để có thể mô tả chân thực, chính xác chân dung tâm lý của bệnh nhân,
bệnh nhân thì chúng em cần phải đi sâu vào trường hợp của họ hơn nữa, cần tích cực thu thập
thông tin về bệnh nhân cách đầy đủ, sâu sắc và chi tiết.
Hoạt động này cũng nằm trong kế hoạch để bổ trợ cho việc thực hành can thiệp cho
một ca. Kết quả đạt được khá tốt, tương đối so với kế mục tiêu kế hoạch.
Sản phẩm thu được, được thể hiện trong hồ sơ tâm lý của một ca cụ thể (có thể xem
thêm ở HỒ SƠ TÂM LÝ MỘT CA THỰC HÀNH ở phần phụ lục)
3.6. Lập hồ sơ tâm lý (Đã thực hiện và có sản phẩm thu hoạch)
Là một hoạt động không thế thiếu khi làm công tác tham vấn trị liệu, lập hồ hồ sơ tâm
lý cho bệnh nhân là điều tối quan trọng bởi nó giúp mô tả về chân dung tâm lý của bệnh nhân
cùng với đó là thể hiện tiến trình can thiệp, tình trạng cải biến tâm lý của bệnh nhân.
Thực hiện theo kế hoạch đã đề ra, chúng em đã tiến hành quan sát và lập hồ sơ tâm lý
cho một ca bệnh cụ thể mà chúng em lựa chọn. Hoạt động này được thực hiện vào tuần thực
tập thứ 3 và tuần thứ 4 khi làm việc tại phòng khám nhi. Trong quá trình lập hồ sơ tâm lý cho
bệnh nhân, bản thân không hề gặp khó khăn bởi các thông tin thu được đa dạng, đầy đủ cùng
với đó là cách lập một hồ sơ tâm lý thì cũng đã được học trong quá trình học tập tại Học viện.
Sản phẩm của hoạt động này được thể hiện tại phần phụ lục
3.7. Thực hành tham vấn trị liệu cho một ca
Không có cơ hội thực hiện.
Đối với các ca bệnh đang thực hiện điều trị tại BV tâm thần ban ngày Mai Hương,
định hướng can thiệp chính là sử dụng hóa dược
3.8. Tóm tắt các hoạt động đã thực hiện tại phòng test nhi
- Trong những buổi đầu tiên, chúng em được tìm hiểu về các mẫu test sử dụng trong
test nhi ở đây, tìm hiểu về cách thực hiện, cách đánh giá qua kết quả của bài test. Trong quá
trình tìm hiểu, chúng em luôn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Hương – chuyên
viên tâm lý phòng khám nhi
16
- Trong ngày tiếp theo, chúng em bắt đầu thực hành các test trên trẻ và người thân của
trẻ theo chỉ định
- Cụ thể: hướng dẫn trẻ và người nhà của trẻ làm test, hỗ trợ họ nếu có khó khăn trong
quá trình làm test, giải thích những điều thắc mắc gây khó hiểu cho bệnh nhân và người nhà
liên quan đến bài test. Sau khi bệnh nhân làm test xong, nhiệm vụ của chúng em sẽ xử lý kết
quả sau đó chuyển kết quả tới cán bộ tâm lý phụ trách chính (cô Hương).
Các test đã thực hành bao gồm :
+ Denver II: Thang đánh giá sự phát triển tâm vận động của trẻ từ 0-6 tuổi
+ Raven màu: Test đánh giá trí tuệ trẻ em.
+ CDI: Thang đánh giá trầm cảm trẻ em.
+ ADHD: Thang đánh giá rối loạn tăng động giảm chú ý.
+ SDQ: Thang đánh giá về hành vi và cảm xúc của trẻ (phiên bản dành cho cha mẹ)
+ Tự kỷ: Thang đánh giá tự kỉ theo DSM-V.
- Quan sát biểu hiện đối với một số bệnh nhi đến khám, ghi chép các biểu hiện mà
mình quan sát được vào sổ cá nhân.
- Hỏi chuyện bệnh nhân nhi và người nhà để thu thập thêm các thông tin về bệnh nhi,
ghi chép các thông tin thu thập được vào sổ.
- Tập chẩn đoán bệnh đối với các bệnh nhi dựa trên các thông tin thu được từ quan sát,
hỏi chuyện và dựa trên kết quả từ các bài trắc nghiệm theo DSM-V, tham khảo thêm ý kiến
của các bộ tâm lý (Cô Hương)
3.9. Tóm tắt các hoạt động tại phòng phục hồi chức năng
- Quan sát bệnh nhân tập luyện: biểu hiện khác thường của các bệnh nhân, lười tập,
không tự giác,… Từ đó, cá nhân tích cực tham gia tập luyện cùng bệnh nhân để trải nghiệm
và nhắc nhở BN chú ý tập đúng theo mẫu.
- Thực hiện theo quy trình của phòng tập:
+ Bài tập Aerobic: Bệnh nhân nhìn mẫu theo băng đĩa, thực hiện nhuần nhuyễn, đúng
động tác, mỗi bài tập một lần.
+ Bài tập Khí công: Bệnh nhân nhìn mẫu theo băng đĩa, thực hiện các động tác theo
mẫu, lấy hơi, hít vào thở ra đều đặn,..
+ Tập Thiền: Được sự hướng dẫn của anh Hương- lớp trưởng, bệnh nhân tự giác lấy
chiếu, ngồi bán cầu, tĩnh tâm ngồi thiền.
17
- Chọn chủ đề, cùng bệnh nhân thảo luận nhóm về chủ đề đó
- Trợ giúp ghi sổ thuốc: các bệnh nhân mỗi người đều có một sổ bệnh án, trong đó có
phần chỉ định phát thuốc theo từng ngày, thông thường các thuốc cho hôm sau giống hôm
trước nên việc ghi thuốc cho hôm sau chỉ cần sao chép của hôm trước đó. Trường hợp đặc
biệt có thay đổi thì bác sĩ sẽ trực tiếp ghi.
- Thực hiện các công việc nhỏ cô Xuyến nhờ giúp: Dán bọc mẫu test, sắp xếp lại tủ hồ
sơ,..
- Có một số lần thực hiện làm test cho bệnh nhân ngay tại phòng phục hồi chức năng.
3.10. Tóm tắt các hoạt động tại phòng test người lớn
- Tìm hiểu ý nghĩa, các mức độ đánh giá các test thông dụng trong phòng test tâm lý
người lớn.
- Hướng dẫn cách thức làm test cho bệnh nhân.
- Giám sát bệnh nhân trong quá trình làm test không xảy ra sai sót, nhanh chóng tổng
kết đáp án trên test.
- Ghi chép, thống kê kết quả, số liệu, xác nhận chữ kí bệnh nhân trong số ghi chép
bệnh nhân theo từng buổi.
- Thông qua việc quan sát biểu hiện, kết quả test và bác sĩ hỏi chuyện (ví dụ: bệnh
nhân có dấu hiệu trầm cảm nặng, bác sĩ hỏi đã từng có ý định tự sát chưa, kế hoạch ra sao, từ
đó chuyển xuống bác sĩ khám trực tiếp nhanh chóng để can thiệp), cá nhân rút ra được kinh
nghiệm thực tế trong quá trình làm việc tại phòng test tâm lý người lớn.
3.11. Đánh giá các công việc đã thực hiện
- Nhìn chung, các công việc - hoạt động được xây dựng trong kế hoạch đều rất thực tế
và cần thiết đối với nhiệm vụ thực tập của sinh viên thực tập chuyên ngành tham vấn trị liệu
Trong quá trình thực tập tại BV tâm thần ban ngày Mai Hương, bản thân luôn
nghiêm tục thực hiện các nhiệm vụ do cán bộ hướng dẫn đặt ra cũng như kế hoạch thực tập
đã lập.
Các công việc trong kế hoạch đề ra hầu hết đều đã được thực hiện đầy đủ, nghiêm
túc. Ngoài ra, trong quá trình thực tập tại BV còn có thế một số nội dung phát sinh do nhu
cầu từ phía cơ sở cần làm thì bản thân cũng thực hiện tốt.

3.12. Rút ra bài học cho bản thân qua các hoạt động đã thực hiện.
18
Trong kì thực tập 06 tuần tại Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, nhờ có sự
hướng dẫn nhiệt tình của các bác sĩ, cán bộ nhân viên nhất là qua các hoạt động của bản thân
đã thực hiện chúng em đã rút ra cho mình được nhiều điều.
Qua các hoạt động mà chúng em đã thực hiện, cùng với những gì quan sát được,
chúng em đã thực sự cảm thấy đợt thực tập rất hữu ích và có ý nghĩa cùng với đó là sự nhìn
nhận đánh giá bản thân còn yếu kém về nhiều mặt.
Nhờ những mẫu gương là các cán bộ, y bác sĩ với lòng nhiệt huyết, tận tâm trong công
việc, tử tế với mọi người cho dù đó là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hay là sinh viên thực
tập. Chúng em không còn cảm thấy xa lạ hay e ngại trước môi trường làm việc mới.
Trong quá trình tương tác với bệnh nhân cùng với sự hướng dẫn của các thầy, cô, các
y bác sỹ, chúng em nhận thấy rằng sự tinh tế, nhạy bén trong công việc là rất cần thiết và có
ý nghĩa. Chẩn đoán một ca bệnh có chính xác hay không, có phù hợp với tình trạng bệnh lý
của bệnh nhân hay không điều đó phục thuộc rất nhiều vào sự tinh tế của nhà lâm sàng. Và
không chỉ nhờ có sự tinh tế mà kiến thức, sự hiểu biết cũng là một yếu tố rất quan trọng, nó
quyết định sự thành công hay thất bại của nhà lâm sàng đối với công việc của mình.
Ý thức được điều đó, chúng em quyết tâm sẽ rèn cho mình khả năng quan sát thật tốt,
thật nhạy bén, kĩ năng giao tiếp linh hoạt, sự kiên nhẫn trong công việc hơn nữa là phải tích
cực học tập không ngừng để cố gắng đạt được mục tiêu mà mình đang theo đuổi.

19
LỜI KẾT
Trải qua thời gian thực tập kéo dài 6 tuần tại BV tâm thần ban ngày Mai Hương, em
rất hài lòng với những gì mình đạt được ở trong đợt thực tập này. Em đã có được những trải
nghiệm công việc thực tế của một nhà tâm lý, có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với các bệnh
nhân, được quan sát và giúp đỡ họ khiến em có thêm niềm tin để theo đuổi ngành học của
bản thân.
Tuy vậy, tự bản thân em nhận thấy mình vẫn còn những điều thiếu sót, cần bổ sung
phát triển hơn nữa đó là khả năng quan sát, khả năng giải quyết tình huống và khả năng phán
đoán.
Để có được những thành quả tốt đẹp mà chúng em đã nhận được, chúng em xin chân
thành cảm ơn Học viện Quản lý Giáo dục và BV tâm thần ban ngày Mai Hương đã tạo điều
kiện, tạo môi trường cho chúng em có được cơ hội đi thực tế, thực hành những nhiệm vụ là
những công việc mà em sẽ thực hiện sau khi hành nghề. Cùng với đó, chúng em xin cảm ơn
giảng viên hướng dẫn Th.S Chu Thị Hương Nga, cán bộ hướng dẫn tại cơ sở Th.S Hoàng Thị
Xuyến là những người đã luôn đồng hành với chúng em, đã động viên, đôn đốc trong quá
trình thực tập.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2023
Người viết báo cáo

20
PHỤ LỤC
HỒ SƠ TÂM LÝ CỦA MỘT CA TRẦM CẢM

I. Tóm lược về bệnh nhân

- Các thông tin về vấn đề/ rối loạn: Bệnh nhân không có động lực, cảm thấy kiệt sức
và không muốn dậy mỗi sáng. Bệnh nhân cảm thấy lo rằng khi mình không hạnh phúc, thì sẽ
gây ảnh hưởng đến người khác, cảm thấy mình không xứng đáng với những thứ tốt đẹp đang
có, chán nản với những quan tâm từ mọi người và xuất hiện ý nghĩ tự tử.

- Các thông tin về bệnh nhân: Nữ, 21 tuổi, hiện theo trường đại học ở Hà Nội. Bệnh
nhân là con thứ 2/2 trong gia đình. Mẹ mang thai và đẻ bình thường. Học tập phổ thông kết
quả khá giỏi. Sau khi thi đỗ và học Đại học 1 năm, sang năm thứ 2 thì đi học ở Nga khoảng 1
năm, ở ký túc xá với bạn người Việt, bệnh nhân cảm thấy có áp lực trong việc học vì ngôn
ngữ Nga không phải sở trường. Bệnh nhân ăn uống không ngon miệng, mất ngủ, giảm tự tin,
bi quan, chán nản, mệt mỏi khi sáng ngủ dậy, dễ cáu giận, đôi lúc nghĩ đến cái chết. Thời
gian gần đây bệnh nhân trở nên bồn chồn, bất an, lo sợ những điều không tốt xảy ra với bản
thân và gia đình mình. Bệnh nhân không tập trung học được, sợ đến chỗ đông người.

- Các thông tin về mối quan hệ gia đình và xã hội: tạm thời chưa được khai thác rõ.

II. Lý do đến khám và giả thuyết về vấn đề của bệnh nhân

- Bệnh nhân được mẹ đưa đến thăm khám tâm lý với lý do: mất ngủ, mệt mỏi, chán
nản, có ý định tự tử

- Giả thuyết: Các triệu chứng của bệnh nhân là biểu hiện của trầm cảm.

III. Quy trình đánh giá

1. Thiết lập mối quan hệ

Bệnh nhân chia sẻ một số thông tin cơ bản trước, đó là: tên, tuổi, nghề nghiệp,..

Cán bộ tâm lý cũng sẽ giới thiệu một điều cơ bản về bản thân như họ tên, chức danh
nghề nghiệp, kinh nghiệm tâm lý và đưa ra thông điệp sẵn sàng làm việc.
21
Sau đấy, cán bộ tâm lý sẽ tập trung lắng nghe những lời phàn nàn của bệnh
nhân. Ở trường hợp của bệnh nhân trên, bệnh nhân có chia sẻ rằng bệnh nhân cảm
thấy kiệt sức. Hàng ngày, thấy khó khăn với việc thức dậy và ra khỏi giường, không
có hứng thú gì. Bệnh nhân cảm thấy bản thân không xứng đáng với những thứ tốt đẹp
đang có, chán nản với những quan tâm từ mọi người và xuất hiện ý nghĩ tự tử,….
Tiếp theo, cán bộ tâm lý nhận diện ban đầu về vấn đề của bệnh nhân. Trong
trường hợp của ca trên thì nhà tâm lý có thể nhận diện được một vài triệu chứng như
sau:
- Các cảm xúc tiêu cực: cảm thấy mình không xứng đáng với những thứ tốt đẹp
đang có, chán nản với những quan tâm từ mọi người và xuất hiện ý nghĩ làm đau
mình. Cảm thấy thất bại, lo nghĩ ảnh hưởng đến người khác (khi bản thân không hạnh
phúc)
- Các vấn đề trong sinh hoạt: mệt mỏi sau khi thức dậy, cơ thể nặng nề
Kết thúc bước đầu (thiết lập mối quan hệ) thì nhà tâm lý sẽ tiếp nhận yêu cầu
và thiết lập khuôn khổ lâm sàng. Nếu mối quan hệ hợp tác được tạo dựng thì cán bộ
tâm lý và bệnh nhân có thể thảo luận để đi đến thống nhất các khuôn khổ làm việc, tạo
điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa hai bên, đảm bảo tiến trình lâm sàng diễn ra
hiệu quả. Kết quả đạt được ở bước này là một bản hợp đồng trị liệu với đầy đủ các
điều khoản chung và những điều khoản riêng.
2. Đánh giá lâm sàng
Nhà tâm lý thu thập thông tin của bệnh nhân, đó là các thông tin về vấn đề/ rối
loạn, các thông tin về bệnh nhân, các thông tin về các mối quan hệ xã hội và các
thông tin từ những người liên quan như bố mẹ, bạn bè, giáo viên. Những thông tin của
bệnh nhân trong ca này đã được tóm lược ở mục trên
Tiếp theo, nhà tâm lý lựa chọn và thực hiện các test/ thang đo. Đối với trường
hợp của bệnh nhân trong bài này, nhà tâm lý đã lựa chọn thang đo trầm cảm Beck,
Thang đo lo âu Zung, Thang đánh giá chất lượng giấc ngủ PSQI

* Kết quả trắc nghiêm tâm lý

Thang đánh giá mức độ trầm cảm Beck: 28

Thang đánh giá mức độ lo âu Zung: 49 (61)


22
Thang đánh giá chất lượng giấc ngủ PSQI: 11

3. Định hình trường hợp

Ở bước này, nhà tâm lý cần phát triển danh sách các vấn đề của bệnh nhân:
(1) Sức khoẻ tâm thần: Biểu hiện chán nản, kiệt sức, mất hứng thú. Bệnh nhân cảm
thấy áp lực khi đi du học ở Nga mà gặp khó khăn về ngôn ngữ nên khó có thể tiếp tục việc
học
(2) Mối quan hệ: Bệnh nhân du học ở Nga , ngôn ngữ chưa tốt nên khó làm quen với
môi trường nước ngoài cũng như làm quen với bạn cùng lớp
(3) Hoạt động chức năng: Bệnh nhân không muốn đi học, gặp khó khăn trong việc
thức dậy mỗi sáng với cơ thể nặng nề.
Tiếp theo, nhà tâm lý tiến hành chẩn đoán tâm lý ban đầu. Dựa theo tiêu chuẩn chẩn
đoán bệnh tâm thần quốc tế như ICD và DSM, thì bệnh nhân trong trường hợp trên có thể
đáp ứng những tiêu chuẩn chẩn đoán ở rối loạn trầm cảm
Sau đó, nhà tâm lý sẽ cá nhân hoá định hình trường hợp. Sau khi chẩn đoán đã được
xác định, nhà tâm lý cần đặt ra những giả thuyết về nguyên nhân gây ra rối loạn mà bệnh
nhân đang gặp phải. Cơ sở là quan điểm của các lý thuyết/ tiếp cận tâm lý học lâm sàng hiện
có.
IV. Tiền sử gia đình, cá nhân.
Gia đình: Chưa phát hiện điều gì đặc biệt.
Cá nhân: Không sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện. Không có tiền sử mắc các
hội chứng tâm lý.
V. Nhận diện vấn đề, chẩn đoán.
Trầm cảm mức độ nặng
Lo âu mức độ trung bình
Rối loạn giấc ngủ mức độ trung bình
VI. Khuyến nghị (không)
VII. Kế hoạch trị liệu (không)

23
PHIẾU QUAN SÁT

Họ và tên bệnh nhân: N.M.A Giới tính: Nữ Tuổi: 21

Địa chỉ: Hà Nội

Lý do đến thăm khám: mất ngủ, mệt mỏi, chán nản, có ý định tự tử

Ngày quan sát: 06/03/2023

Mục đích quan sát: Tìm hiểu các biểu hiện cảm xúc – hành vi của bệnh nhân, từ đó đưa ra
chẩn đoán phù hợp để đánh giá tình trạng tâm lý

Các biểu hiện đã quan sát được bên ngoài:

- Bệnh nhân đến khám cùng mẹ, các thông tin cá nhân chủ yếu được mẹ cung cấp do bệnh
nhân không muốn giao tiếp.

- Biểu hiện bệnh nhân lầm lì, do bệnh nhân đeo khẩu trang trong quá trình chuyên viên tâm
lý hỏi chuyện nên khó thấy được hết nét mặt cũng như cảm xúc của bệnh nhân.

- Rất ít khi giao tiếp, ngại giao tiếp bằng ánh mắt.

- Thu mình lại, nói rất nhỏ, nói lí nhí, chỉ trả lời khi được chuyên viên tâm lý hỏi chuyện.

- Bệnh nhân khá hợp tác trong quá trình làm bài test tâm lý

24
Một số hình ảnh giới thiệu về cơ sở thực tập và hoạt động của cá nhân

BV tâm thần ban ngày Mai Hương

25
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sổ tay Bệnh viện

2. Báo cáo hoạt động Bệnh viện năm 2021

3. Trang web của Bệnh viện: http://www.maihuong.gov.vn

26
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP 1


(Phiếu đánh giá của GV Khoa Tâm lý - Giáo dục)

1. Họ và tên GV đánh giá: ..................................................................................................


2. Chuyên ngành thực tập của sinh viên: ............................................................................
3. Địa điểm thực tập: ..........................................................................................................
4. Điểm đánh giá cụ thể như sau:
Họ và tên SV Điểm Tổng điểm
(10)
NXCSTT NKTT BCKQTT
Tỉ trọng Tỉ trọng Tỉ trọng
điểm (5.0 ) điểm điểm (3.0)
(2.0)

Hà Nội, ngày........ tháng......... năm 2023


GIẢNG VIÊN

27

You might also like