You are on page 1of 7

NỘI DUNG TALKSHOW

GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ


CƠ HỘI KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ, VAI TRÒ CỦA

Nhà tâm lý lâm sàng


TRUNG TÂM TÂM LÝ GIÁO DỤC HAPPY LIFE
Số 1 Lô A, khu 7.2 Ha, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội - 0963 085 585

Talkshow “Giấy phép hành nghề, cơ hội khẳng định vai trò và vị thế của nhà
tâm lý lâm sàng” được Happy Life tổ chức vào 20:00 ngày 10/3/2024, với sự
tham gia của các chuyên gia Thạc sĩ tâm lý lâm sàng Đoàn Thị Hương, thạc sĩ
- Bác sĩ tâm thần Nguyễn Đỗ Chình và thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Hường.

Về Trung tâm tâm lý Happy Life:

Happy Life được thành lập từ tháng 09/2023 và sự kiện lần này là sự kiện thứ
2 mà Happy Life tổ chức, với mục tiêu xuyên suốt là mong muốn trở thành địa
chỉ tin cậy, mẫu mực trong hoạt động đào tạo, khám, đánh giá và can thiệp, trị
liệu các vấn đề tâm lý, tâm thần của người dân Việt Nam. Vì vậy, các dịch vụ
mà Happy Life đang thực hiện xoay quanh 3 dịch vụ chính:

Thứ nhất là hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, nhân
lực trong lĩnh vực tâm lý lâm sàng, và nâng cao nhận thức của người dân
trong hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần.

Thứ hai là dịch vụ trị liệu tâm lý cho trẻ vị thành niên và người trưởng thành.

Thứ ba là dịch vụ can thiệp đặc biệt cho đối tượng trẻ em có rối loạn phát
triển.

Đội ngũ chuyên gia và nhân viên của Happy Life là những người được đào tạo
và có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đánh giá, can thiệp, trị liệu tâm lý.
TRUNG TÂM TÂM LÝ GIÁO DỤC HAPPY LIFE
Số 1 Lô A, khu 7.2 Ha, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội - 0963 085 585

Lý do tổ chức talkshow “Giấy phép hành nghề, cơ hội khẳng định vai trò
và vị thế của nhà tâm lý lâm sàng"

Thứ nhất, xuất phát từ mong muốn quy tụ được một cộng đồng, mạng lưới
đông đảo những người đang hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh
thần, đặc biệt là các nhà tâm lý lâm sàng, để nếu được chúng ta sẽ có cơ hội
biết đến nhau, cùng nhau trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cũng như
những khó khăn, khúc mắc trong quá trình làm nghề. Để từ đó chúng ta có cơ
hội học hỏi và hỗ trợ nhau nhiều hơn nữa.

Thứ hai, định danh nhà tâm lý lâm sàng chưa được biết đến, chưa được nhận
diện và còn gây ra nhiều hiểu lầm: mọi người thường gọi những người làm
tâm lý là giáo viên tâm lý, bác sĩ tâm lý, chứ không ai biết một nhà tâm lý lâm
sàng làm những công việc gì và có thể hỗ trợ được cho đối tượng nào.

Thứ ba, Happy Life muốn tạo ra một không gian để mọi người được bàn luận,
trao đổi, chia sẻ về chủ đề xung quanh giấy phép hành nghề, những cơ hội,
thách thức của nhà tâm lý lâm sàng ở thời điểm hiện tại và trong tương lai
cũng như những điều một nhà lâm sàng cần chuẩn bị và chú ý khi muốn trở
thành một nhà thực hành trị liệu tâm lý chuyên nghiệp.
TRUNG TÂM TÂM LÝ GIÁO DỤC HAPPY LIFE
Số 1 Lô A, khu 7.2 Ha, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội - 0963 085 585

NỘI DUNG CHÍNH TALKSHOW

Thực trạng nguồn nhân lực ngành tâm lý hiện nay

Theo thống kê trên trang chủ Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 14 triệu người rối loạn
tâm thần, trên thực tế con số này có thể lớn hơn bởi có nhiều người còn chưa
tiếp cận được dịch vụ hỗ trợ. Vì vậy nhu cầu cho nguồn nhân lực tâm lý còn rất
nhiều. Tâm lý học là một lĩnh vực rộng và có nhiều phân ngành, một người được
đào tạo về tâm lý một cách bài bản có thể tham gia nhiều mảng công việc khác
nhau, ví dụ làm việc ở trường học, bệnh viện, các tổ chức phi chính phủ NGO,
hoặc trở thành nhà tâm lý độc lập.

Đối với một nhà tâm lý lâm sàng, khi họ làm việc trong bệnh viện, họ có thể thực
hiện các trắc nghiệm đánh giá, hỗ trợ các hoạt động phục hồi chức năng ứng
dụng các liệu pháp tâm lý, để trị liệu các vấn đề về tinh thần cho bệnh nhân…
Khi nhà tâm lý lâm sàng tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần, họ có thể
tham gia các công việc chuyên môn như tiếp nhận ban đầu, đánh giá vấn đề, lên
kế hoạch trị liệu và sử dụng kỹ thuật để trị liệu cho thân chủ, tham gia các hoạt
động đào tạo, giám sát, trao đổi chuyên môn, và thiết kế các công cụ trị liệu, học
liệu khoa học và uy tín.

Với những yêu cầu cao như vậy, cộng với việc ngày một gia tăng số lượng, các
mặt bệnh tâm lý, tâm thần (mỗi bệnh nhân không chỉ có một mà còn có hơn một
rối loạn tâm lý xảy ra đồng thời, diễn biến phức tạp), thì một sinh viên tâm lý,
thậm chí là một thạc sĩ tâm lý đã được trang bị những kiến thức cơ bản và một số
kiến thức chuyên sâu về tâm lý trị liệu, nhưng sau đó các bạn chưa nắm được
kiến thức vững vàng, quá trình học tập của các bạn chưa gắn với hoạt động thực
hành và những trải nghiệm lâm sàng phong phú, thì rất khó để các bạn đảm bảo
yêu cầu công việc của một nhà tâm lý lâm sàng chuyên nghiệp.

Do đó, hoạt động học tập, tự học tập và không ngừng tự trau dồi kiến thức
chuyên môn, kiến thức thực hành của bản thân mỗi nhà tâm lý lâm sàng là yêu
cầu cấp thiết để họ có đủ khả năng làm việc trực tiếp và giải quyết được các vấn
đề của thân chủ.
TRUNG TÂM TÂM LÝ GIÁO DỤC HAPPY LIFE
Số 1 Lô A, khu 7.2 Ha, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội - 0963 085 585

Những thông tin ban đầu về Giấy phép hành nghề theo dự thảo Luật
Buổi talkshow diễn ra trong bối cảnh Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi năm
2023 vừa được ban hành; nghị định 96 quy định chi tiết về hoạt động khám, chữa
bệnh sửa đổi, vừa được công bố 30/12/2023. Trong luật đã ban hành, có một điều
quan trọng đánh dấu mốc lịch sử cho sự phát triển của tâm lý lâm sàng, đó là quy
định bổ sung chức danh nhà tâm lý lâm sàng trong danh sách các chức danh sẽ
được quản lý, cấp phép của bộ Y tế bên cạnh các chức danh khác như bác sĩ, y sĩ,
điều dưỡng… Chức danh tâm lý lâm sàng chính thức được thừa nhận.

Theo dự thảo luật này:


Thứ nhất, để được cấp phép hành nghề, cá nhân bắt buộc phải hoàn thành đào tạo
về chương trình cử nhân tâm lý lâm sàng/bác sĩ tâm thần và tham gia chương trình
đào tạo về chứng chỉ tâm lý lâm sàng (sẽ được cấp phép bởi Bộ Y tế). Trong
trường hợp này, cá nhân có cơ hội được nộp hồ sơ để xét duyệt cấp giấy phép
hành nghề tâm lý lâm sàng.

Thứ hai, trong trường hợp cá nhân được đào tạo về thạc sĩ tâm lý theo định hướng
ứng dụng/ thạc sĩ tâm lý lâm sàng, sẽ có cơ hội làm hồ sơ xin được xét duyệt để
cấp giấy phép tâm lý lâm sàng chuyên khoa.

Đây là những quy định chung ghi rõ trong luật và nghị định, tuy nhiên còn những
bước chi tiết phải chờ văn bản hướng dẫn tiếp theo. Như vậy, để được cấp giấy
phép hành nghề, phải bắt buộc có đào tạo bài bản, sau đó đạt các tiêu chuẩn về
sức khỏe, về phạm vi đào tạo chuyên môn phù hợp.

Bắt đầu từ 1/1/2029, ngoài chuẩn bị hồ sơ hợp pháp, đầy đủ để xin cấp phép,
chúng ta cần qua một kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tay nghề đạt tiêu chuẩn thì
mới có cơ hội được cấp phép. Trong nghị định vừa mới ban hành, có những điểm
tương đồng với những nước phát triển trên thế giới, tuy nhiên cũng có những điểm
khác biệt cụ thể. Ví dụ như có nhiều nơi phải có bằng cử nhân và chứng chỉ thì
được cấp, hay ở Mỹ có nhiều bang thì phải có bằng tiến sĩ mới được cấp. Đối chiếu
với quy định ở Việt Nam: có bằng cử nhân, có những chứng chỉ được cấp phép và
có chương trình đào tạo dài hạn 18 tháng thì mới đủ tiêu chuẩn; hoặc có bằng Thạc
sĩ Tâm lý lâm sàng định hướng ứng dụng cùng các tiêu chuẩn tiếp theo thì mới
được cấp phép. Quy định này tương đồng với hầu hết các tiêu chuẩn ở các quốc
gia.

Như vậy, tâm lý lâm sàng được công nhận là một nghề nghiệp, một chức danh độc
lập, được quản lý cấp phép bởi cơ quan y tế, quản lý sức khỏe của nhà nước. Sự
điều chỉnh ở mỗi quốc gia có những điểm riêng, và sự điều chỉnh ở Việt Nam là phù
hợp với bối cảnh của chúng ta ở thời điểm bây giờ. Những thông tin ban đầu này
giúp chúng ta yên tâm hơn về giấy phép hành nghề, vì chúng ta sẽ cần phải đào tạo
bài bản.
TRUNG TÂM TÂM LÝ GIÁO DỤC HAPPY LIFE
Số 1 Lô A, khu 7.2 Ha, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội - 0963 085 585

Có thể thấy được, giấy phép hành nghề không chỉ có ý nghĩa trong việc khẳng định
vai trò của các nhà tâm lý lâm sàng đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần
mà nó còn là một công cụ giúp hoạt động nghề nghiệp được chuẩn chỉnh và chính
quy hơn, góp phần phát triển lĩnh vực nghề nghiệp sau này. Đồng thời, khi có giấy
phép hành nghề, danh sách các nhà thực hành tâm lý lâm sàng đủ tiêu chuẩn hành
nghề sẽ được công khai giúp cho những người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm
thần dễ dàng tiếp cận được dịch vụ hơn, hiểu rõ hơn về cá nhân sẽ hỗ trợ họ.

Cuối cùng, nếu một người mong muốn được làm việc trong lĩnh vực tâm lý học, đặc
biệt là tâm lý lâm sàng, chúng ta cần phải chuẩn bị tinh thần về chặng đường học
tập và làm việc là một chặng đường dài, cần nhiều năm và nhiều khó khăn. Khác
với một số chuyên ngành khác, sau khi được đào tạo sẽ được thành thạo và có thể
làm việc ngay. Đây là một chuyên ngành làm việc với con người, nên chúng ta cần
có nền tảng về kiến thức vững vàng, sau đó là thực hành để thành thạo về kỹ năng.

Với một cử nhân tâm lý vừa ra trường, cá nhân có thể làm được một số mảng trong
tiến trình trị liệu như tạo lập mối quan hệ với thân chủ, xác định vấn đề, định hình
trường hợp, hoặc tốt hơn đó là can thiệp ban đầu nhưng những kiến thức đó là
chưa đủ để trị liệu tâm lý. Vì vậy chúng ta cần chuẩn bị nhiều kiến thức hơn, tận
dụng những cơ hội khi còn trên giảng đường để học hỏi, để giám sát quá trình thực
tập của mình.

Bên cạnh đó, trước khi làm một nhà tâm lý, chúng ta phải làm một công dân tuân
thủ quy định về giấy phép hành nghề, thực hành trong phạm vi giấy phép của mình,
không vi phạm vì có thể bị tước giấy phép. Trong quá trình học, cần phải rèn luyện
phẩm chất về nghề nghiệp, phải giữ ranh giới, đạo đức hành nghề. Sau quá trình
được đào tạo, nhà tâm lý cũng cần phải có trách nhiệm đào tạo liên tục, giám sát và
tự giám sát bản thân, như vậy mới có thể trở thành một nhà tâm lý lâm sàng
chuyên nghiệp.
TRUNG TÂM TÂM LÝ GIÁO DỤC HAPPY LIFE
Số 1 Lô A, khu 7.2 Ha, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội - 0963 085 585

Cuối buổi talkshow, đại diện trung tâm Happy Life giới thiệu chương trình đào tạo
đề cao mục tiêu liên tục tự đào tạo, tự trau dồi, nâng cao năng lực chuyên môn của
các nhà tâm lý lâm sàng, và cũng là để chia sẻ cơ hội được học tập cùng các
chuyên gia có kinh nghiệm, uy tín hàng đầu đến những người có cùng mục tiêu,
nhu cầu.

Các khóa học được xây dựng phù hợp với năng lực và nhu cầu của từng người: từ
kiến thức nền tảng, cơ bản trong tâm lý lâm sàng giúp nâng cao năng lực nhận
diện, đánh giá, xác định và đưa ra chẩn đoán ban đầu (như năng lực sử dụng các
test tâm lý, nhận diện các triệu chứng tâm bệnh, …); đến những khóa học nâng cao
năng lực nhận diện, lập kế hoạch can thiệp và tiến hành trị liệu hiệu quả dành cho
những bạn có kiến thức nền tảng vững vàng, có nhu cầu trau dồi thêm kiến thức, kĩ
năng ở những vấn đề, nhóm vấn đề mình còn thiếu sót, muốn cải thiện năng lực trị
liệu đối với các nhóm vấn đề từ phổ biến, cơ bản, đến những vấn đề ít gặp, nâng
cao; và cả những khóa học hỗ trợ giám sát, đánh giá năng lực, kĩ năng, giúp những
bạn đã có trình độ kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm nhất định có cơ hội nâng cao
tính chuyên nghiệp trong thực hành ca lâm sàng. Các khóa học được giảng dạy bởi
các giảng viên tâm lý lâm sàng tại các trường Đại học uy tín, và các bác sĩ chuyên
khoa tâm thần tại các bệnh viện đầu ngành.

Đại diện Happy Life gửi lời cảm ơn tới hơn 300 người đang có mặt tại buổi
talkshow, hy vọng mọi người sẽ tiếp tục yêu thương và ủng hộ Happy Life trong
các hoạt động đào tạo, chia sẻ kiến thức và dịch vụ hỗ trợ trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe tâm thần sắp tới.

You might also like