You are on page 1of 38

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................................................3


LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................4
I. Trình bày mục tiêu bào quản , ý nghĩa và nội dung trong công tác bảo quản thuốc và dụng
cụ y tế................................................................................................................................................8
1. Mục tiêu của công tác bảo quản thuốc và dụng cụ y tế nhằm...............................................8
2. Nội dung của công tác bảo quản...........................................................................................9
3. Ý nghĩa của công tác bảo quản thuốc dụng cụ y tế...............................................................9
II. Cách bảo quản các dạng thuốc và dụng cụ y tế.....................................................................9
1. Thuốc bột.............................................................................................................................10
2. Thuốc viên...........................................................................................................................11
3. Các thuốc đông dược...........................................................................................................12
4. Thuốc nang..........................................................................................................................12
5. Thuốc tiêm...........................................................................................................................12
6. Thuốc nhỏ mắt.....................................................................................................................12
7. Tinh dầu...............................................................................................................................12
8. Các loại dầu, mỡ..................................................................................................................13
9. Dụng cụ thủy tinh................................................................................................................13
10. Dụng cụ kim loại.............................................................................................................14
11. Dụng cụ cao su................................................................................................................15
12. Dụng cụ làm bằng chất dẻo.............................................................................................16
13. Bông, băng, gạc...............................................................................................................16
III. Trình bày đúng tác hại của các yếu tố có thể gây hư hại cho thuốc và dụng cụ y tế..........17
1. Độ ẩm..................................................................................................................................17
2. Nhiệt độ...................................................................................................................................19
3. Ánh sáng..................................................................................................................................20
4. Tác hại của khí hơi trong không khí........................................................................................21
5. Ảnh hưởng của nấm, mốc, vi khuẩn........................................................................................22
6. Mối..........................................................................................................................................23
7. Chuột.......................................................................................................................................23
8. Hạn dùng của thuốc.................................................................................................................24
9.Tính chất vật lý, hóa học của thuốc..........................................................................................24
10. Bao gói và cách đóng gói của thuốc......................................................................................25
IV. Trình bày cách bố trí và sắp xếp thuốc tại nhà thuốc đạt GPP............................................25
V. Danh mục thuốc tại cơ sở kinh doanh.....................................................................................28
LỜI NÓI ĐẦU

Tài sản lớn nhất của con người là sức khỏe. Vì vậy mỗi chúng ta cần hiểu rõ các
biện pháp phòng chống cũng như các biện pháp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả.
Ngày nay ngành y tế gồm 2 ngành lớn là Y và Dược. Ngành Y sử dụng kĩ thuật y
học để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, ngành dược cung ứng thuốc để
phục vụ cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Qua gần ba năm học tập tại trường Cao đẳng Y tế Bình Dương, được sự giúp đỡ
của nhà trường, em đã trải qua đợt thực tế ở nhà thuốc. Nhà thuốc là nơi giúp em
có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với thuốc, trực tiếp tư vấn, bán thuốc cho bệnh nhân
và là nơi tạo điều kiện thuận lợi , là nền tảng quan trọng để sau này em tốt nghiệp
ra trường làm việc tốt hơn trong chuyên ngành của mình.

Thuốc là một sản phẩm cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Một
người Dược sĩ biết cách bán thuốc, biết cách phối hợp và biết cách tư vấn sử dụng
thuốc cho bệnh nhân thì sẽ hoàn thành trách nhiệm của người dược sĩ. Có thể nói
vai trò của người Dược sĩ trong đại lý thuốc là rất quan trọng, quyết định sinh
mạng con người, cho nên người Dược sĩ cần nắm vững kiến thức cần thiết về
thuốc cho chuyên ngành của mình. Vì vậy trước khi tốt nghiệp ra trường, chúng ta
cần phải trải qua những đợt thực tập tại các cơ sở khác nhau, đặc biệt là đại lý
thuốc.

Bài báo cáo thực tập ở nhà thuốc kinh nghiệm tóm tắt lại quá trình học tập ở nhà
trường và ở nhà thuốc. Với những kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo không
thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp
ý kiến của các quý thầy cô.

2
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tại Nhà thuốc Lê Hồng Phong, chỉ với hai tuần ngắn ngủi em
đã học tập được nhiều điều. Không những kiến thức được nâng lên mà em còn học hỏi
được những kinh nghiệm bổ ích từ Nhà thuốc, mặt khác em còn được học hỏi thêm
những kinh nghiệm trong chăm sóc dược. Và điều làm em tâm đắc nhất khi thực tập
tại đại lý thuốc là việc em được nhận thức rằng người dược sĩ ngoài công việc bán
thuốc và sử dụng thuốc thì họ còn là người tư vấn tâm lý, người bạn tri kỷ của người
bệnh luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ, cảm thông và đưa ra những lời khuyên đúng
đắn nhất để kịp thời tháo gỡ cho bệnh nhân, những khó khăn vướng mắc mà họ đang
gặp phải.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo thực tập có thể còn
nhiều sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến và sửa chữa của anh chị nhà
thuốc cũng như giáo viên hướng dẫn để em hoàn thiện bài báo cáo tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

3
Thuộc cơ sở thực tập: LÊ HỒNG PHONG
Tên cơ sở thực tập: NHÀ THUỐC LÊ HỒNG PHONG
Số giấy phép (do sở y tế cấp):0182
Số điện thoại: 0937706121
Địa chỉ cơ sở: số 654, Lê Hồng Phong, phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương
Tên chủ cở sở: Huỳnh Đức Định Giới tính: nam
Số điện thoại: 0937706121
Tên người đứng bán hàng: Huỳnh Đức Định Giới tính: nam
Số diện thoại: 0937706121
Các nhận xét:.................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Điểm chấm của cơ sở:

Xác nhận của chủ cơ sở


(Kí tên, ghi rõ họ và tên)

4
Nhận xét và chấm điểm của khoa:................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
. ......................................................................................................................................
Điểm chấm của GV:
Xác nhận của GV môn học
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

TRƯỜNG CĐYT BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA DƯỢC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 17 /KD
V/v Thực tập môn học QLTTT Bình Dương, ngày 23 tháng 10 năm 2023

5
Kính gửi: Ban giám hiệu, Phòng đào tạo
Thực hiện nội dung môn học Quản lý tồn trữ thuốc cho sinh viên ngành Dược, khóa
11, hệ cao đẳng chính qui. Khoa Dược tổ chức thực tập môn học này tại nhà thuốc.
Thời gian: 2 tuần từ ngày 11/12/2023 đến hết ngày 22/12/2023
Kế hoạch thực tập theo bảng đính kèm
Kính trình phòng đào tạo phê duyệt kế hoạch nhằm giúp sinh viên hoàn thành tốt
nhiệm vụ học tập
Xin trân trọng cảm ơn

Nơi nhận
Như trên
Ban giám hiệu (để báo cáo)
Lưu HC KHOA DƯỢC

Nguyễn Bá Hải

NỘI DUNG BÁO CÁO


I. Trình bày mục tiêu bào quản , ý nghĩa và nội dung trong công tác bảo
quản thuốc và dụng cụ y tế.
II. Trình bày cách bảo quản các dạng thuốc và dụng cụ y tế
III. Trình bày đúng tác hại của các yếu tố có thể gây hư hại cho thuốc và dụng
cụ y tế

6
IV. Trình bày cách bố trí và sắp xếp thuốc tại nhà thuốc đạt chuẩn GPP.
V. Danh mục thuốc kinh doanh tại cơ sở

BÀI BÁO CÁO


I. Trình bày mục tiêu bào quản , ý nghĩa và nội dung trong công tác bảo quản
thuốc và dụng cụ y tế.
1. Mục tiêu của công tác bảo quản thuốc và dụng cụ y tế nhằm
Đảm bảo đủ kịp thời thuốc có chất lượng giá cả hợp lý cho công tác phòng và chữa
bệnh cho cộng đồng và chính sách thuốc quốc gia đã đề ra
Bảo quản là môn học nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc
dụng cụ y tế và các biện pháp bảo quản thuốc - dụng cụ y tế nhằm đảm bảo giữ được
chất lượng tốt khi sử dụng như vậy đối tượng chính của môn học bảo quản là thuốc và
dụng cụ y tế
Ngày nay đối tượng của môn bảo quản được mở rộng nó không chỉ quan tâm đến chất
lượng thuốc dụng cụ y tế mà còn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến các kỹ thuật
bảo quản đối với tất cả nguyên liệu vật tư bao bì dùng trong sản xuất mọi bán thành
phẩm trong quá trình sản xuất và các thành phẩm trong kho
Bảo quản hay tồn trữ bao gồm cả quá trình xuất nhập hàng hóa vì vậy nó yêu cầu phải
có một hệ thống sổ sách phù hợp để ghi chép đặc biệt là sổ sách ghi chép xuất nhập
hàng hóa từng ngày bảo quản không chỉ là việc cách giữ hàng hóa trong kho mà nó
còn là cả một quá trình sốt nhập kho hợp lý quá trình kiểm tra kiểm kê dự trữ và các
biện pháp kỹ thuật bảo quản hàng hóa từ khâu nguyên liệu đến các thành phẩm hoàn
chỉnh trong kho. Công tác toàn chữ là một trong những mắt xích quan trọng của việc
đảm bảo cung cấp thuốc cho người tiêu dùng với số lượng đủ nhất và chất lượng tốt
nhất giảm đến mức tối đa tỉ lệ Hương hao trong quá trình sản xuất và phân phối thuốc
Ở nước ta khí hậu nhiệt đới ẩm là điều kiện không thuận lợi trong công tác tồn trữ
điều kiện kho tàng và các trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản thuốc chưa đầy
đủ hơn nữa trình độ chuyên môn về lĩnh vực này của các cán bộ dược còn hạn chế. Vì
vậy môn bảo quản sẽ giúp cho người dược sĩ nắm được những nguyên tắc chung nhất
trong công tác bảo quản sáp nhập thuốc các hàng hóa liên quan đến thuốc dụng cụ y
tế...nhằm góp phần làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
Việt Nam nói chung và ngành dược nói riêng có rất nhiều khó khăn trong việc xây
dựng cơ sở vật chất trang thiết bị tốt phục vụ cho công tác bảo quản thuốc men và
dụng cụ y tế. Vì vậy công tác bảo quản lại càng quan trọng và cần được quan tâm
nhiều hơn trong điều kiện quốc tế và hội nhập của nền kinh tế nói chung và ngành
dược nói riêng thuốc và dụng cụ y tế không chỉ được sản xuất và sử dụng trong nước
mà còn được xuất nhập khẩu và giao lưu với nhiều nước khác nhau. Do đó việc

7
nghiên cứu đóng gói bảo quản thuốc và dụng cụ y tế cho phù hợp với điều kiện mỗi
nước cũng cần được quan tâm để đảm bảo thuốc và dụng cụ y tế có chất lượng tốt khi
sử dụng
2. Nội dung của công tác bảo quản
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng số lượng của thuốc dụng cụ y tế như
độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng...
Đề ra những phương pháp và kỹ thuật bảo quản tốt nhằm bảo vệ chất lượng của thuốc
và dụng cụ y tế
Góp phần xây dựng nội quy quy chế chuyên môn sát với thực tế để chống nhầm lẫn,
hư hỏng, mất mát, tham ô, lãng phí tài sản của nhà nước và xã hội
3. Ý nghĩa của công tác bảo quản thuốc dụng cụ y tế
Công tác bảo quản không chỉ có ý nghĩa về mặt chuyên môn đảm bảo chất lượng
thuốc mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội của một quốc gia giúp sử dụng nguồn
thuốc có hiệu quả kinh tế nhằm giảm chi phí khám chữa bệnh từ ngân sách cũng như
của bệnh nhân. Vì vậy công tác bảo quản thuốc dụng cụ y tế được đặt ra như một
nhiệm vụ không thể thiếu được đối với người dược sĩ và những cán bộ nằm trong
công tác bảo quản
Với ý nghĩa, tầm trân trọng của việc bảo quản thuốc và dụng cụ y tế người dược sĩ là
người trực tiếp tham gia công tác dược cần phải có những kiến thức về chuyên môn
bảo quản
II. Cách bảo quản các dạng thuốc và dụng cụ y tế
Nên để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Nhiệt độ thích
hợp để bảo quản là 15-25 độ C, ánh sáng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
Tránh nơi có nhiệt độ cao hoặc ẩm ướt vì sự ẩm ướt có thể làm hỏng hoặc làm giảm
hiệu quả của thuốc.
Giữ cho thuốc luôn được đóng kín và để ở nơi không bị tiếp xúc với không khí. Điều
này giúp bảo vệ thuốc tránh tiếp xúc với không khí và bụi bẩn.
Lưu ý hạn sử dụng của thuốc. Sử dụng thuốc đã hết hạn có thể làm giảm hiệu quả của
thuốc hoặc gây ra tác dụng
Bao bì thuốc phải được giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình bảo quản. Không dùng
lẫn lộn bao bì đóng gói của loại này cho loại khác
Thuốc có mùi , tinh dầu để lâu thoáng mát ví dụ tinh dầu các loại dầu gió, siro
Cách sắp xếp, trình bày hàng hóa trên các giá, tủ
Sắp xếp hàng hóa theo các nguyên tắc hai khu vực thuốc kê đơn

8
Thuốc không kê đơn
Theo nhóm tác dụng dược lý
Sắp xếp đảm bảo: dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy
Gọn gàng năm nắp có thẩm mỹ không xếp lẫn lộn giữa các mặt hàng
Nhãn hàng (chữ, số,hình ảnh...) trên các bao bì quay ra ngoài thuận chiều nhìn của
khách hàng
Thuốc nhẹ xếp ở trên, thuốc nặng (thuốc tiêm, dịch truyền, chai lọ) xếp ở ngăn dưới
Khi bán lẻ bán hết hộp đã mở trước, mở hộp nguyên sau tránh tình trạng mở nhiều
hộp thuốc một lúc
5 CHỐNG TRONG BẢO QUẢN THUỐC
 Chống ẩm nóng, ánh sáng trực tiếp, mối mọt, côn trùng
 Chống cháy nổ, đảm bảo có bình PCCC, đảm bảo diện tích kho phù hợp, trình
dược viên được tập huấn PCCC, cần có hệ thống báo cháy tự động…
 Tạo ra ranh giới để chống nhầm lẫn giữa các loại thuốc, khu đựng thuốc với nhau.
 Chống hư hao, đổ vỡ: Đặt thuốc ở nơi an toàn, cao ráo, sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn
tường chống nóng, chống ánh sáng trực tiếp tác động vào…
 Chống quá hạn sử dụng với nguyên tắc FEFO (thuốc gần hết hạn trước dùng trước
– first expired first out) . Đánh dấu các loại thuốc bằng những quy định riêng của
từng nhà thuốc, tránh bán thuốc hết hạn sử dụng cho người tiêu dùng.
1. Thuốc bột
Thuốc bột dưới dạng tiểu phân nhỏ, có diện tiếp xúc lớn nên dễ hấp thụ nước ở trên bề
mặt.
Sự ngưng tụ ẩm là nguyên nhân gây bết dính, vón cục và là điều kiện cho nấm mốc
phát triển. Tương tác vật lý hóa của bột kép dễ xảy ra do tác dụng độ ẩm, nhiệt độ, ánh
sáng,....gây ra chảy dính , biến màu, nhiễm khuẩn hôi thối.
Thuốc mới nhập khi bảo quản cần kiểm tra nắp, nút đã kín chưa, bao bì có đảm bảo
chất lượng thuốc với điều kiện khí hậu nước ta không, thuốc bột đóng gói phù hợp
chưa để tránh hiện tượng đọng sương.
- Chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm thuốc bột đóng gói lẻ để cấp phát
+ Đóng trong túi Polyetylen có bề dày 0,05 – 0,08 mm – đóng trong túi giấy ( chỉ
gói vừa đủ dùng trong một tuần lễ). Các chất ăn mòn như AgNO3, thuốc tím,
Acid citric,...
+ Không được bao gói trực tiếp trong bao bì bằng KIM LOẠI.
+ Thuốc có nguồn gốc động vật như : bột cao gan, Pancreatin, Pepsin,.... hút
ẩmrất mạnh, dễ bị nấm mốc và vi khuẩn gây hư hỏng , khi bảo quản cần chú ý

9
bao bì nguyên vẹn. Nếu bao bì thủng cần xử lý kịp thời: làm khô bằng chất hút
ẩm mạnh, gắn si sáp vào nắp nút, cấp phát ngay tránh ra lẻ.
Phân loại và sắp xếp hợp lý, đúng theo yêu cầu bảo quản của từng thuốc
Lưu ý: không được xếp vật quá nặng lên bao bì đựng thuốc bột để tránh làm bục rách
bao bì.
Có thể bảo quản thuốc trong hộp đựng, bao bì sẵn có của nhà sản xuất đóng gói, bởi
những bao bì này đã được nghiên cứu phù hợp với việc bảo quản thuốc như tránh ánh
sáng, chống ẩm.
2. Thuốc viên
Có thành phần phức tạp gồm các hoạt chất và tá dược mang nhiều tính chất
khác nhau: dễ hút ẩm, dễ bị oxy hoá…
- Chất bao viên có tác dụng bảo vệ và làm thuốc dễ uống nhưng các chất đó dễ
chảy dính, gây nấm mốc viên.
- Các viên nang khó bảo quản vì dễ hút ẩm, độ ẩm cao (80-90%), nhiệt độ 25-
280C dễ bị bết dính.
Cách bảo quản thuốc viên:
Khi xuất nhập phải kiểm tra bao bì, nắp nút đảm bảo xem đã đúng yêu cầu chưa
Ánh sáng sẽ làm thay đổi màu sắc của thuốc cũng như gây phân hủy nhiều loại thuốc.
Vì vậy nên tránh đặt thuốc ở nơi có ánh sáng trực tiếp hay nhiệt độ cao để bảo quản.
Nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô mát
Tá dược và dược chất của thuốc viên đều có khả năng hút ẩm lớn, và khi bị ẩm thì vài
loại viên dễ phát sinh nấm mốc , làm chất lượng thuốc bị thay đổi độ ẩm càng cao thì
thuốc sẽ dễ hỏng cho nên cần quan tâm đến nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm
Nên cất giữ trong hộp kín, tránh ánh sáng trực tiếp. Tốt nhất nên để nguyên bao bì
đóng gói của nhà sản xuất, vì nó thiết kế chống ẩm tốt nhất. Tránh để tay ướt hay bẩn
chạm vào thuốc.
Khi xuất nhập cần kiểm tra bao bì, nắp nút đảm bảo đã đúng yêu cầu hay chưa
Viên có hoạt chất dễ bay hơi không nên đóng trong túi P.E
Cần phân loại và sắp xếp cho các thuốc tránh ánh sáng và nhiệt độ
3. Các thuốc đông dược
Độ ẩm cao làm giảm hoặc làm loãng một số thuốc có trong siro
Để ở nơi thoáng mát tránh ánh sáng trực tiếp , ánh sáng có thể làm thay đổi màu sắc
của siro
10
Sirô cũng có thể thay đổi các đặc tính chữa bệnh do tiếp xúc với độ ẩm và không khí.
Khi độ ẩm và nhiệt độ cao sẽ làm siro bị chua do lên men
4. Thuốc nang
Để ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp , độ ẩm thích hợp
Nhiệt độ và độ ẩm không thích hợp sẽ khiến cho vỏ nang dính lại với nhau, bị mốc
hoặc bị rắn lại
Trong quá trình bán thuốc tránh bị bụi bẩn lẫn vào thuốc
5. Thuốc tiêm
Thuốc tiêm thường được đóng trong ống tiêm thuỷ tinh hoặc trong chai lọ thích
hợp. Thuốc tiêm thường là dạng dung dịch, hỗn dịch, bột vô khuẩn pha tiêm, nhũ dịch
Cách bảo quản thuốc tiêm:
Bảo quản đúng đối với các thuốc đặc biệt và có hạn dùng ngắn
Tránh tác động qua lại giữa bao bì và chất lượng thuốc làm thay đổi chất lượng thuốc
Luôn giữ nhiệt độ thích hợp trong môi trường bảo quản thuốc tiêm , nhiệt độ không lý
tưởng sẽ làm cho thuốc có hiện tượng vẩn đục, biến màu, có huỳnh quang, lốc thủy
tinh...
6. Thuốc nhỏ mắt
Thuốc nhỏ mắt thường được cất giữ nơi khô mát, một số thuốc phải bảo quản dưới
nhiệt độ thấp. Không sử dụng thuốc nhỏ mắt quá hạn sử dụng.
Ngoài hạn sử dụng, thuốc nhỏ mắt còn tính hạn dùng sau khi mở nắp. Với các loại
thuốc có tính năng rửa bụi, thời gian thường chỉ từ 7 - 14 ngày.
Ngoài ra cần tránh những nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào, không để gần nguồn
nước hoặc trong ngăn đá tủ lạnh
7. Tinh dầu
Tinh dầu là một sản phẩm chăm sóc sức khỏe với nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên,
do là một dạng chất lỏng chứa nhiều hợp chất thơm nên tinh dầu rất dễ bị bay hơi nếu
không bảo quản đúng cách.
Ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng nhiều đến với tinh dầu. Do tia
cực tím có trong ánh sáng khi tiếp xúc với tinh dầu sẽ làm phá hủy các phân tử vốn có,
khiến cho một số hợp chất mất đi và một số hợp chất tăng lên, làm ảnh hưởng đến
chất lượng của tinh dầu.

11
Bên cạnh ánh sáng thì nhiệt độ cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng cần lưu ý vì nó là
nguyên nhân chính trong quá trình oxy hóa của tinh dầu khiến cho tinh dầu dễ bị bay
hơi hơn.
Vì thế tinh dầu cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp và ổn định để có thể sử dụng được
lâu hơn, nhiệt độ thích hợp nhất để bảo quản tinh dầu là từ 2 – 5 độ C.
8. Các loại dầu, mỡ
Hai loại dầu mỡ hay được dùng là:
- Dầu mỡ làm nguyên liệu pha chế, sản xuất như dầu lạc, dầu thầu dầu, mỡ
lợn… thường được đóng trong thùng sắt.
- Dầu mỡ dưới dạng bào chế như dầu tẩy, dầu xoa bóp, thuốc mỡ…
Cách bảo quản các loại dầu mỡ
Để nơi mát, không bảo quản ở nhiệt độ quá lạnh sẽ gây hiện tượng ngưng kết
acid stearic trong dầu mỡ
Đóng gói kín, đóng đầy để hạn chế dầu mỡ tiếp xúc với oxy không khí. Khi
đóng gói xong phải lau kỹ miệng thùng. Nếu lượng dầu mỡ còn lại ít, phải chuyển
sang thùng nhỏ có dung tích thích hợp. Có thể dùng thùng gỗ, nhựa, kim loại để đựng
dầu mỡ.
Trong sản xuất, thường cho thêm chất bảo quản như acid benzoic, tocoferol…
để ngăn ngừa sự biến chất của dầu mỡ
9. Dụng cụ thủy tinh
Dụng cụ thủy tinh được sử dụng rộng rãi trong ngành y tế , nhưng chúng có nhiều
điểm bất lợi như giòn rất dễ vỡ khi va chạm. Cho nên khi xếp các dụng cụ thủy tinh
tránh va chạm mạnh mà phải hết sức nhẹ nhàng.

12
Trong quá trình bảo quản nếu không cẩn thận thì các dụng cụ thủy tinh dễ bị nấm mốc
có trong không khí làm hỏng
Tránh không để mồ hôi tay, dầu mỡ, bụi bẩn ,... bám trên thủy tinh tạo điều kiện thuận
lợi cho nấm mốc phát triển , nấm mốc sẽ thải ra acid hữu cơ gây mòn và mờ đục thủy
tinh
Riêng với ống tiêm, chai đựng huyết thanh cần bảo quản cẩn thận hơn vì loại này rất
dễ mốc khó mà rửa sạch
Trước khi tiến hành bảo quản, cần phân loại dụng cụ thủy tinh theo số lượng, chất
lượng chủng loại,... để có cách bảo quản thích hợp
Cần chú ý không được xếp chồng các dụng cụ thủy tinh lên nhau
10. Dụng cụ kim loại
Thường các dụng cụ y tế được làm từ: sắt, crôm, mangan, nhôm...
Không để dụng cụ kim loại chung với hoá chất.
Phải lau chùi nhà thuốc thường xuyên để chống ẩm, chống bụi.
+ Độ ẩm trong không khí càng cao thì độ han gỉ của dụng cụ kim loại càng nhanh
nên cẩn quan tâm đến độ ẩm trong không khí.
+ Bụi trong không khí và nấm mốc bám trên bề mặt kim loại tạo thành lớp màng
hút ẩm là yếu tố gây ra ăn mòn.
Không để dụng cụ y tế bằng kim loại chung với dụng cụ cao su và các chất ăn mòn
Khi nhiệt độ của môi trường hạ thấp gây nên hiện tượng không khí bão hoà hơi nước
làm trên bề mặt dụng cụ xuất hiện hơi nước
Duy trì tốt nhiệt độ và độ ẩm

Đựng trong tủ kín 7 ngày lấy ra lau một lần bằng khăn mềm, khô.
Kiểm tra định kỳ tránh cầm bằng tay.

13
Khi bảo quản kiểm tra không trực tiếp cầm dụng cụ phải đeo găng tay vải, chống
nhiễm mồ hôi.
11. Dụng cụ cao su
Cao su có tính đàn hồi cao khả năng cách nhiệt , cách điện tốt và tính chịu ăn mòn,
mài mòn cao.
Khi nhập dụng cụ cao su về phải giữ nguyên bao gói và sắp xếp trong tủ để tránh
dụng cụ tiếp xúc với không khí.
Đối với dụng cụ mỏng như găng tay cao su thì xoa bột talc để ngăn chặn oxy xâm
nhập.

Không để dụng cụ cao su trong kho hoặc trong tủ có chứa chất oxy hoá và dung môi
hữu cơ.
Nhiệt độ thấp sẽ làm cho dụng cụ cao su bị cứng, giòn và lão hóa nhanh hơn.
Dụng cụ cao su thường bị hỏng theo thời gian, vì vậy không nên dự trữ dụng cụ cao su
quá lâu và quá dài.
Chống tác động của ánh sáng và tia cực tím. Nhà kho để dụng cụ cao su nên đóng kín
cửa tránh ánh sáng.
Tia cực tím rất nhạy cảm với cao su do bã gãy liên kết phân tử của cao su làm cao su
phai màu và bị cắt đoạn.
Cao su bảo quản trong không khí ẩm tốt hơn bảo quản trong không khí khô.
Khi sếp lên kệ tránh nén chặt quá hoặc đầy các vật nặng làm cao su bị nén hoặc kéo
dãn.
Tránh làm thay đổi nhiệt độ đột ngột vì cao su có hiện tượng hô hấp làm tăng tốc độ
oxi hóa.
12. Dụng cụ làm bằng chất dẻo
Nhiệt độ thấp sẽ làm dụng cụ chất dẻo bị giòn và cứng.

14
Tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời, ánh sáng của mặt trời có thể làm lão hóa, cứng,
bạc màu giảm tính đàn hồi của dụng cụ làm từ chất dẻo.
Để nơi mát,không để chỗ ẩm, chỗ có hơi hóa chất.
Chất dễ có tính mềm và đàn hồi do đó khi nhiệt độ nóng quá sẽ làm chất dẻo mềm và
lạnh quá sẽ làm chất dẻo cứng lại.
Không để dụng cụ ch t dẻo nơi có độ ẩm quá cao, nơi có hơi hoạt chất vì dụng.
cụ chất dẻo dễ hấp phụ mùi và nhiễm nấm mốc.
Không đặt vật nặng lên trên hoặc đặt dụng cụ chất dẻo lên trên bề mặt gồ ghề, vật sắc
nhọn.
Đề phòng cháy khi bảo quản dụng cụ bằng chất dẻo.
13. Bông, băng, gạc
Bông băng gạc có đặc điểm là cồng kềnh, dễ hút ẩm, dễ nhiễm khuẩn, dễ cháy, dễ.
bị mối, chuột, gián gây hại.
Bảo quản bông, băng, gạc phải khô ráo, thoáng mát, tránh nắng, tránh bụi bẩn, phải
giữ nhiệt độ trong kho ổn định, không để nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ gây hiện tượng
đọng sương làm ẩm mốc bông, băng, gạc.
Tránh để những nơi ẩm ướt.
Tránh và phòng các loại gặm nhấm.
Phải đựng trong thùng kín hoặc tủ.

Không để băng băng gần nơi hóa chất bay hơi như: iod, brom, amoniac.
Đồ bao gói băng băng phải dai và dày.
Trong kho: thoáng, tránh ánh nắng, tránh bụi, giữ nhiệt độ điều hòa.
Sắp xếp, đóng gói: trong thùng gỗ hoặc trong tủ kín, tránh bụi tránh gián chuột.

15
III. Trình bày đúng tác hại của các yếu tố có thể gây hư hại cho thuốc và dụng
cụ y tế
Các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến chất lượng thuốc
1. Độ ẩm
Độ ẩm là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo chất lượng thuốc. Độ ẩm
quá cao hay quá thấp đều gây ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng sản phẩm
Thông thường có các độ ẩm như độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại, độ ẩm tương đối, …
Nếu trên nhãn thuốc có yêu cầu bảo quản tại nơi khô ráo, thì hãy bảo quản thuốc tại
nơi có độ ẩm khoảng 60%. Và hạn chế tối đa tác động của độ ẩm nên thuốc.
Một số dụng cụ đo độ ẩm như: ẩm kế Asman, ẩm kế khô ướt, ẩm kế Oguyt và ẩm kế
tóc.
- Sự ảnh hưởng của độ ẩm cao
Độ ẩm cao sẽ gây hư hỏng các loại thuốc cũng như các hóa chất dễ hút ẩm như các
loại muối kiềm, các viên bọc đường hay các viên nang.
Gây ra tình trạng vón cục và ẩm mốc thuốc bột.
Làm giảm hay làm loãng nồng độ một số chất có trong thuốc bao gồm: siro, glycerin,
hay acid sulfuric…
Phá hủy một số loại thuốc tạng liệu như cao gan hay men,…
Tạo ra một số phản ứng hóa học và tỏa nhiệt mạnh như anhydrit phosphoric (P2O5),
Natri dioxyd (Na2O2) hay kali kim loại,….
Gây ra phản ứng thủy phân của thuốc, và hóa chất như alkaloid,..
Làm mất tác dụng của một số loại kháng sinh và nội tiết tố,…
Làm han gỉ các dụng cụ kim loại hoặc tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển mạnh.
Làm hư hỏng gói bao thuốc, hay làm hư hỏng dược liệu thảo mộc và một số loại băng
gạc,…
- Sự ảnh hưởng của độ ẩm thấp
Nếu môi trường bảo quản có nhiệt độ thấp thì rất dễ gây ra tình trạng hư hỏng một số
thuốc hay một số dụng cụ y tế.
Độ ẩm thấp gây mất nước một số muối ngậm nước như Na2SO3.10H2O, hay
MgSO4.7H2O,…
Các biện pháp phòng chống ẩm
Thông gió tự nhiên:

16
Đây là cách bảo quản tiết kiệm và dễ thực hiện nhất trong tất cả các biện pháp phòng
chống ẩm. Sử dụng phương pháp thông gió có hiệu quả có đầy đủ 4 điều kiện như sau:
 Thời tiết tốt: ngày nắng ráo và gió nhẹ (dưới cấp 4)
 Đổ ẩm tuyệt đối ngoài kho phải thấp hơn độ ẩm tuyệt đối trong kho
 Nhiệt độ yêu cầu bảo quản hàng hóa không được chênh lệch quá lơn so với
nhiệt độ trong kho.
 Ngăn ngừa tuyệt đối hiện tượng thời tiết đọng sương.
Thông gió nhân tạo:
 Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ các nhà khoa học đã
phát minh ra nhiều thiết bị chống ẩm rất hiện đại.
 Việc áp dụng cách phương pháp này đem lại rất nhiều ưu điểm tốt nhưng vì
kinh phí đầu tư khá lớn. Vì vậy phương pháp này vẫn khó có thể áp dụng rộng
rãi và phổ biến.
 Phòng chống ẩm cho nhà kho bằng cách xây dựng hệ thống gió.
Dùng chất hút ẩm:
Sử dụng cách này chỉ áp dụng trong trường hợp không gian hẹp lưu trữ ít như tủ hay
hộp,.. Khi sử dụng phương pháp dùng chất hút ẩm phải tìm hiểu khả năng hút ẩm từng
loại và sử dụng đúng chất thích hợp cho từng loại bảo quản khác nhau.
Một số chất hút ẩm thường được dùng như
 Calci oxyd (CaO) hoặc vôi sống
 Keo thuỷ tinh (Silicagen)
 Calci clorid khan
Tăng nhiệt độ không khí:
 Không khí chứa ẩm tăng khi nhiệt độ tăng vì vật hơi ấm của thuốc chuyển hết
vào không khí.
 Để tăng nhiệt độ trong không khí chúng ta cần áp dụng một số các như sử dụng
lò sưởi, bếp điện hay bóng điện,…
2. Nhiệt độ
Bên cạnh độ ẩm, nhiệt độ cũng là một trong các tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến
chất lượng thuốc
- Sự ảnh hưởng của nhiệt độ cao
Nhiệt độ cao sẽ làm mất hơi nước, kết tinh một số thuốc và làm kết tinh một số thuốc
dạng thể lỏng như cồn hay tinh dầu long não,…

17
Nhiệt độ cao có thể gây phân hủy hoá học trong thuốc, khiến các thành phần chính bị
thay đổi hoặc mất đi tính chất. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc tạo
ra các chất phụ phẩm có thể gây hại.
Nhiệt độ cao có thể làm thay đổi dung môi trong các dạng dùng thuốc như dung dịch,
hòa tan, hoặc thuốc uống. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hòa tan và hấp thụ
của thuốc trong cơ thể.
Nhiệt độ cao cũng làm hư hỏng một số thuốc như cồn thuốc, cao thuốc hay một số loại
kháng sinh.
Khi nhiệt độ cao, độ ẩm sẽ làm cho vi sinh vật phát triển nhanh hơn, làm hư hỏng
thuốc và dụng cụ y tế. Ví dụ: Siro thuốc có đường bị chua do lên men, dược liệu thảo
mộc bị mốc meo và vụn nát; các đồ bao gói bằng vải dễ bị mủn nát, hư hỏng; các
dụng cụ bằng kim loại dễ bị hoen gỉ và hư hỏng nhanh
Nhiệt độ cao sẽ gây ra các phản ứng hóa hóa học nhanh hơn. Kết quả nghiên cứu cho
thấy khi nhiệt độ tăng lên 100C thì tốc độ phản ứng phân huỷ thuốc tăng lên từ 2- 4
lần.

- Sự ảnh hưởng của nhiệt độ thấp


Trong quá trình bảo quản, nhiệt độ môi trường bảo quản quản thuốc cũng là yếu tố
làm hư hỏng một số thuốc như: các loại thuốc ở dạng nhũ tương dễ bị tách lớp, một số
thuốc tiêm dễ bị kết tủa (Cafein, calci gluconat), dụng cụ cao su, chất dẻo bị cứng
giòn.
Độ ẩm và nhiệt độ trong không khí bảo quản thuốc tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn nhiệt độ của phương pháp bảo quản thuốc trong kho theo tiêu chuẩn của
Tổ chức Y tế thế giới:
 Cần bảo quản thuốc ở nhiệt độ thường từ 15 độ C – 25 độ C, độ ẩm trong
không khí không được vượt quá ngưỡng cho phép là 70%. Trong điều kiện thời
tiết khô thoáng nên tránh ánh nắng trực tiếp đồng thời cũng phải hạn chế các
mùi lạ cũng như tạp bẩn khác.
 Cần bảo quản thuốc trong kho đông lạnh: nhiệt độ cho phép trong khoảng từ -
10 độ C tới 8 độ C.
 Cần bảo quản nhiệt độ kho mát: nhiệt độ phù hợp nhất từ 8 độ C – 15 độ C.
Các biện pháp chống nóng bảo quản cho thuốc
Thông gió để chống nóng
Nguyên tắc: Căn cứ vào nhiệt độ trong kho và ngoài kho, nếu nhiệt độ trong
kho lớn hơn nhiệt độ ngoài kho thì có thể tiến hành thông gió để làm giảm nhiệt độ

18
trong kho, nhưng cần chú ý đến yếu tố độ ẩm.
Người ta có thể dùng biện pháp chống nóng bằng cách ngăn không để nắng
chiếu trực tiếp vào thuốc và dụng cụ y tế bằng các vật liệu cách nhiệt như chiếu cói,
rơm rạ, cỏ khô, phèn, rèm … để che chắn trần, cửa kho để chống nóng, bảo vệ thuốc
và dụng cụ.
Chống nóng bằng máy: Đây là biện pháp có nhiều ưu điểm và chủ động hơn cả.
Nếu có điều kiện trang bị máy điều hoà nhiệt độ để bảo quản một số thuốc dễ hỏng ở
nhiệt độ cao hoặc sử dụng tủ lạnh, kho lạnh để bảo quản một số thuốc dễ hỏng ở nhiệt
độ thường.
Các biện pháp khác: Có thể để nước đá trong kho khi quá nóng, biện pháp này có
nhược điểm là làm tăng độ ẩm trong kho nên không áp dụng với các kho chứa các
thuốc dễ bị hỏng bởi ẩm
3. Ánh sáng
Hầu hết các loại thuốc trên thị trường hiện nay đều cần bảo quản tránh sáng, đặc biệt
là các thuốc dễ bị thủy phân, các thuốc ở dạng lỏng,… do ánh sáng có khả năng phân
hủy một số loại thuốc, làm thay đổi một số loại hóa chất khác nhau hoặc làm biến
dạng một số loại nhựa, cao su trong bao bì bảo quản thuốc.
Ánh sáng là một trong những yếu tố gây hư hại cho thuốc và dụng cụ y tế. Dưới tác
dụng của ánh sáng, thuốc, hoạt chất và dụng cụ y tế thường bị hư hỏng, biểu hiện là:
Làm biến màu sắc của thuốc và hoạt chất. Ví dụ: dưới tác dụng của ánh sáng,
promethazin, aminazin chuyển thành màu hồng; natri salicylat thành màu nâu;
adrenalin, vitamin C, vitamin B1, clorocid, novocain..chuyển thành màu vàng…
Làm phân huỷ nhanh chóng nhiều thuốc, hoạt chất như: giải phóng halogen trong các
muối halogenid không bền (KI, KBr, NaI, NaBr…); giải phóng thuỷ ngân nguyên chất
trong hơp chất HgCl2; Oxy hoặc một số chất như ether, cloroform ..tạo các sản phẩm
độc; Làm cho dầu mỡ nhanh bị ôi khét…
Làm cho dụng cụ cao su chất dẻo bị phai màu, cứng giòn
Các biện pháp tránh ánh sáng bảo quản thuốc
Về nguyên tắc để tránh tác hại của ánh sáng đối với thuốc và dụng cụ y tế, người ta
tìm cách ngăn không để thuốc, hoạt chất và dụng cụ y tế kị ánh sáng tiếp xúc với ánh
sáng. Việc phòng tránh tác hại của cần đươcj quan tâm ngay từ khâu đầu tiên như sản
xuất, pha chế, đóng gói. Sau đây là một số biện pháp cụ thể:
 Bảo quản nhà kho : Tất cả cửa kho đều phải kín đặc biệt cửa chính phải che
được ánh sáng. Thuốc phải được che chắn bằng bọc giấy và vải đen.

19
 Bảo quản vật liệu sản xuất: các nguyên liệu sử dụng phải đạt tiêu chuẩn, sử
dụng thêm một số chất ổn định cùng ánh sáng màu để sản xuất.
 Đối với đóng gói và vận chuyển: chọn bao bì có màu hoặc bọc giấy đen, khu
vực đóng gói phải tiến hành ở nơi thích hợp, trên bao bì phải ghi ký hiệu chống
ánh sáng và ánh nắng. Khi có hiện tượng thuốc bị biến màu phải gửi mẫu đi
kiểm nghiệm để kiểm tra chất lượng.
 Nhiệt độ và độ ẩm trong không khí bảo quản dụng cụ y tế và thuốc là 2 yếu tố
quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến thuốc cần được ưu tiên chú trọng.
4. Tác hại của khí hơi trong không khí
Không khí là một hỗn hợp gồm nhiều loại khí, hơi khác nhau như oxygen, ozon,
carbonic, oxyd carbon, lưu huỳnh dioxyd, hơi nước và các khí khác. Đa số các loại khí
hơi có trong không khí đều có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng thuốc, hoạt chất và
dụng cụ y tế (trừ khí nitơ).
Khí oxy và ozon (O2và O3): hai khí này được coi là yếu tố chính gây ra các phản ứng
oxy hoá gây hư hỏng thuốc, nguyên liệu và các dụng cụ y tế làm bẳng kim loại, cao
su, chất dẻo. Ví dụ: Oxy hoá tinh dầu làm mất mùi và dần biến thành nhựa, oxy làm ôi
khét dầu mỡ, làm cho dụng cụ cao su, chất dẻo nhanh lão hoá và trở nên cứng, giòn,
dễ gãy và giập; làm han gỉ các dụng cụ kim loại.
Khí carbonic (CO2): gây hiện tượng carbonat hoá như là tủa nước vôi và dung dịch
kiềm; làm giảm độ Clo của một số thuốc sát trùng như cloramin, clorua vôi…
Một số khí hơi khác như khí clo, SO 2, NO2..: khi gặp không khí ẩm có thể tạo thành
các acid tương ứng làm hỏng thuốc, dụng cụ kim loại và đồ bao gói
Các biện pháp khác phục
Để khắc phục các ảnh hưởng không tốt của các loại khí, hơi trong không khí đối với
thuốc, dụng cụ y tế chúng ta cần thực hiện tốt các nguyên tắc chung sau:
Tránh để thuốc, hoạt chất, dụng cụ y tế tiếp xúc với môi trường có nhiều loại khí, hơi
nói trên bằng cách gói kín hay để cách ly
Với các dụng cụ y tế bằng kim loại, có thể tạo màng ngăn cách với không khí như bôi
dầu parafin, bọc trong túi chất dẻo...
Trong pha chế, đóng gói các thuốc dễ bị oxy hoá phải hạn chế tối đa thời gian thuốc
tiếp xúc với không khí và khí hơi có hại bằng cách phù hợp như pha đóng gói trong
bầu khí trơ, thêm chất bảo quản, đóng đầy, nút kín…
5. Ảnh hưởng của nấm, mốc, vi khuẩn
Tác hại: Đối với thuốc, nấm mốc và vi khuẩn làm giảm chất lượng rất nhanh, do trong
quá trình sinh trưởng và phát triển chúng tiết ra các chất gây hỏng thuốc như các chất
độc, chất điện giải và acid vô cơ, hữu cơ .. đặc biệt là các dạng thuốc như cao lỏng,
siro, potio…
20
Nấm mốc và vi khuẩn còn làm hư
hỏng dược liệu thảo mộc, động vật
và bao bì đóng gói làm bằng bìa,
giấy, chất dẻo…

Điều kiện phát sinh phát triển của


nấm mốc, vi khuẩn: nấm mốc sinh
sôi nảy nở từ các mầm mống là các
bào tử lẫn trong bụi và không khí.
Nấm mốc và vi khuẩn không thể tạo
được thức ăn mà nó phải sử dụng các
chất hữu cơ có sẵn để sinh trưởng và
phát triển.
Điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn là độ ẩm từ 70% trở
lên, nhiệt độ 20 - 250C và thức ăn giàu dinh dưỡng. Với khí hậu nóng ẩm như nước ta
là điều kiện rất thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển.
Cách phòng chống nấm mốc, vi khuẩn:
Để tránh tác hại của nấm mốc, vi khuẩn, biện pháp tích cực nhất là phòng nhiễm vi
khuẩn, nấm mốc ở mọi khâu trong quá trình sản xuất dược phẩm.
Phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ vệ sinh vô khuẩn trong sản xuất, đóng gói thuốc.
Các nguyên phụ liệu pha chế phải đạt tiêu chuẩn qui định.
Trongbảo quản phải có kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm phát hiện
thuốc nhiễm nấm mốc, vi khuẩn để xử lý kịp thời
6. Mối
Mối là côn trùng sinh nở và phát triển ở các nước có khí hậu nhiệt đới ẩm. Mối tuy là
sinh vật nhỏ, mềm yếu nhưng có sức phá hoại lớn. Các công trình xây dựng, kho tàng,
hàng hoá nếu không có các biện pháp phòng trừ mối đều dẫn đến tác hại nghiêm
trọng.
Để tránh hư hỏng thuốc men hàng hoá do mối, phải áp dụng các biện pháp phòng
và trừ mối.
Cách phòng mối
-Các công trình xây dựng phải được xây bằng gạch hoặc xi măng, chân giá kệ có
thể tẩm, phủ hoá chất, diệt mối.
- Các giá kệ xếp hàng phải đặt xa tường 50 cm, xa mặt đất 20 - 30 cm, xa trần 80 cm.
-Xung quanh nhà kho phải làm rãnh thoát nước, phát quang bụi rậm, hố đọng

21
nước, chống ẩm ướt.
-Hàng ngày phải kiểm tra phát hiện mối hai lần vào buổi sáng và chiều.
-Tường nhà, thân giá kệ cần quét vôi trắng để dễ phát hiện mối.
7. Chuột
Ở kho dược liệu thì chúng ăn các dược liệu chứa tinh bột, đường, mật ong như: long
nhãn, hoài sơn, thục địa, ý dĩ, sâm, liên nhục, cát căn…
Ở kho dược phẩm thì chúng cắn phá và ăn các loại viên bao đường, cốm, tinh
bột mì, lactose, glucose, thậm trí là các loại ống siro uống như ống cao gan, philatốp,
vitamin B12, bông, băng gạc, bao bì, nhãn thuốc...
Ở kho máy móc, chuột cắn đứt đầu ống cao su, nhựa, cắn đứt dây dẫn điện,
sơn cách điện, các linh kiện điện tử…
Các biện pháp để phòng chuột
Loại bỏ những nơi trú ẩn, ẩn nấp của chuột
Thuốc dễ bị chuột cắn phá, phá hoại cần phải đóng gói kín và phải có khả năng bảo vệ
tốt
Bịt các khe hở của ống cống và ở các kẻ hở ở chân tường đảm bảo không có lỗ hổng
đế chuột chui vào trú ngụ
Có thể nuôi mèo để diệt chuột để hạn chế khả năng phát triển và hoạt động của chuột
đây có thể coi là cách diệt chuột an toàn nhất
Có thể sử dụng những biện pháp đơn giản như bẫy chuột bằng bẫy hoặc dùng thuốc
chuột và keo dán chuột
8. Hạn dùng của thuốc
Hạn dùng của thuốc là thời gian sử dụng được ấn định cho một lô thuốc mà sau thời
hạn này thuốc không được phép sử dụng. Nói một cách khác, hạn dùng của thuốc là
thời hạn được ấn định cho một lô sản phẩm mà trước thời hạn đó sản phẩm vẫn còn
đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, nếu được bảo quản đúng quy định.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hạn dùng của thuốc:
 Bản chất của thuốc: thông thường những chất có hoạt chất càng tinh khiết thì
tuổi thọ lại càng cao và ngược lại.
 Kỹ thuật sản xuất thuốc: với cùng công thức, cùng 1 dạng thuốc nhưng nếu có
kỹ thuật sản xuất khác nhau thì tuổi thọ chúng cũng sẽ khác nhau.
 Bao bì và đóng gói: là một khâu quan trọng có liên quan trực tiếp và ảnh hưởng
đến tuổi thọ của thuốc. Vì vậy cần chọn bao bì cũng như kỹ thuật đạt chuẩn cho
từng dạng thuốc cũng như từng loại thuốc khác nhau.

22
Kỹ thuật bảo quản thuốc theo hạn dùng:
 Phải theo dõi chặt chẽ từng hạn dùng của thuốc: khi nhập hàng bạn cần phải
chú ý hạn dùng của thuốc. Nên lập bảng mô tả cho từng loại thuốc để kịp thời
phân phối chúng trước khi hết hạn.
 Phải phân loại thuốc dựa vào tính chất thuốc để thực hiện bảo quản thuốc đúng
theo chế độ cho từng loại.
 Sắp xếp thuốc có hạn dùng: dựa theo hạn dùng để phân phối, những loại thuốc
có hạn ngắn phải được cấp phát trước, thuốc có hạn dài có thể cấp phát sau.
Xử lý thuốc sắp hết hạn dùng: phải báo cáo hạn dùng trước 6 tháng, đồng thời phải
đưa mẫu thuốc đi kiểm tra. Tùy theo kết quả để xin gia hạn sử dụng thuốc, hoặc xin
hủy mẫu thuốc theo quy định. Tuyệt đối không mua bán, sử dụng thuốc đã hết hạn.
9.Tính chất vật lý, hóa học của thuốc
Tỷ trọng của thuốc: đối với thuốc dạng lỏng hay dạng bột đều có những yêu cầu chai
lọ, đồ gói thích hợp với từng loại thuốc và dạng thuốc khác.
Tính chất dễ bay hơi: Thuốc dễ bay hơi không những gây hao hụt về thể
tích và khối lượng mà đôi khi còn làm hỏng các thuốc khác hoặc gây độc hại cho
người làm công tác bảo quản. Cách khắc phục tốt nhất là đóng trong bao bì thật
kín.
- Tính chất dễ cháy nổ: Các hoá chất như aceton, ether, benzen, alcol, toluen,… là
những chất có thể gây cháy nổ; các chất oxy hoá mạnh như kali Clorat, kali
permanganat, acid Picric khi phối hợp với chất hữu cơ sẽ gây nổ.
- Khi bảo quản phải để ở kho riêng (kho chống cháy nổ) đúng qui cách.
Nếu số lượng ít có thể để chung kho thuốc khác, nhưng phải ngăn tường, phòng
hoả đúng quy định.
Một số biện pháp, kỹ thuật bảo quản kho để chống cháy nổ phổ biến như:

 Nếu có thuốc dễ bay hơi cũng như dễ cháy nổ, phải bảo quản ở kho riêng và ở
kho chống cháy nổ đúng cách.
 Cấm lửa tuyệt đối trong kho
 Các thuốc, hoá chất dễ cháy nổ phải xếp xa tường từ 0,5- 0,7m và nên xếp
thành hàng riêng biệt để kiểm tra và theo dõi.
 Cấm tuyệt đối không để chất dễ cháy gần acid vô cơ vì dễ tạo hỗn hợp nổ.
10. Bao gói và cách đóng gói của thuốc
Đối với thuốc, đồ bao gói và hình thức đóng gói không chỉ có ý nghĩa chứa đựng, mà
nó còn có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều vì liên quan đến phẩm chất, tác dụng của
thuốc. Tiêu chuẩn của bao bì: phải đảm bảo nguyên vẹn về số lượng cũng như chất
lượng của dược phẩm. Các yêu cầu khác phải tuân theo quy định về quy cách đóng
gói dược phẩm, bao gồm giá rẻ và tiện dùng. Do đó khi đóng gói phải chọn bao bì
thích hợp:

23
- Thuốc cần tránh ánh sáng: Chọn chai lọ, hộp có màu (màu nâu, đen, đỏ)
- Thuốc cần tránh nhiệt độ cao: nên sử dụng các bao bì có khả năng cách Bảngnhiệt
báo giá như,

chất dẽo xốp, cao su. Bình chữa cháy

- Thuốc cần tránh ẩm


Thuốc kê đơn và chống
Quầy bốc
ra lẻ hơi: chọn vật liệu không thấm ẩm, Mỹ nút,
phẩmxi sáp phải
kín, có thể cho thêm chất hút ẩm vào trong baoVậtbìtư ykhi tế
đóng gói.
- Các loại tinh dầu và dung môi hữu cơ như benzen, aceton, ether, cloroform có khả
năng hoà tan nútThuốc
caoDTC su. Khi
Máy đóng
tính gói phải chọn chai nút thích hợp cho từng loại.
Máy lạnh

IV. Trình bày cách bố trí và sắp xếp thuốc tại nhà thuốc đạt GPP
GPP là tiêu chuẩn cuối cùng trong 5 tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) trong quy trình
đảm bảo chất lượng thuốc: Từ khâu sản xuất (Thực hành tốt sản xuất thuốc - GMP),
Thuốc nhỏ mắt

kiểm tra chất lượng (Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc - GLP), tồn trữ bảo quản
(Thực hành tốt bảo quản Nhiệt kế,thuốc
ẩm kế - GSP), lưu thông phân phối (Thực hành tốt phân phối
thuốc - GDP) và phân
Thuốc đông y phối đến tay người bệnh (Thực hành tốt nhà thuốc - GPP).
Thực phẩm chức năng

Thuốc nên được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý. Các thuốc kê đơn việc sắp xếp
phải đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn…ghi rõ thuốc kê đơn. Thuốc độc,
thuốc trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong
một số ngành, lĩnh vực phải được để tách biệt, không được để cùng các thuốc khác,
phải sắp xếp gọn gàng, tránh nhầm lẫn, dễ quan sát.

24
Nguyên tắc 1: Sắp xếp thuốc theo từng mặt hàng chuyên biệt
Điều này đồng nghĩa với việc phải biết cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo từng
loại mặt hàng như: dược phẩm dùng để điều trị bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,
hàng hóa, thiết bị y tế...
Đòi hỏi cơ sở bán lẽ thuốc phải biết cách phân biệt các nhóm thuốc, hay mặt hàng để
sắp xếp đúng vị trí trong kho cũng như ngoài quầy thuốc một cách hợp lí , dễ dàng
kiểm tra và tìm kiếm thuốc
Để tránh sai sót trong quá trình sắp xếp và lấy thuốc cho khách hàng, nhà thuốc cần có
danh mục các nhóm thuốc đượcKho
trưng bày rõ ràng và dễ dàng nhận biết
Nguyên tắc 2: Cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo yêu cầu bảo quản
Đối với một số loại thuốc nhất định, nội dung nguyên tắc này cụ thể như sau: Thuốc
bảo quản ở điều kiện bình thường như thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt... Thuốc cần bảo
quản ở điều kiện đặc biệt: Cần bảo quản ở nhiệt độ đặc biệt, cần tránh ánh sáng,
những sản phẩm dễ bay hơi, có mùi, dễ phân hủy như: Vacxin, thuốc viên đạn hạ sốt...

Nguyên tắc 3: cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo yêu cầu của quy chế, quy
định chuyên môn hiện hành
Các nhóm thuốc độc bảng A, B phải được sắp xếp riêng, hoặc phải được đựng trong
các ngăn tủ riêng có khóa chắc chắn, bảo quản và quản lý theo các quy chế chuyên
môn nghành Dược hiện hành.
Hàng chờ xử lí xếp vào khu riêng, có nhãn "hàng chờ xử lí".
25
Các loại thuốc dễ vỡ, thuốc lỏng cũng cần phải được để trong khu vực riêng biệt,
không xếp chồng lên nhau để tránh đổ bể
Nguyên tắc 4: Đảm bảo khả năng dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy, dễ kiểm tra
Cần phải sắp xếp thuốc trong nhà thuốc sao cho dễ tìm, dễ lấy, dễ kiểm tra và dễ thấy
để bán hàng. Điều này giúp cho dược sĩ bán hàng có thể lấy thuốc nhanh, không bị sót
thuốc khi người tiêu dùng muốn mua.
Bên cạnh đó sắp xếp thuốc khoa học sẽ tránh tình trạng thuốc quá hạn mà không biết,
không nên để hàng hóa chồng chéo lên nhau.
Cách sắp xếp thuốc trong Nhà thuốc đạt chuẩn GPP là dược sĩ cần sắp xếp hàng hóa
theo các nguyên tắc nhất định; có thể lựa chọn các nguyên tắc sắp xếp sau:
+Theo nhóm tác dụng dược lý, công thức hóa học
+ Hãng sản xuất
+ Dạng thuốc
Trong quá trình sắp xếp thuốc cũng cần đảm bảo được nguyên tắc: dễ tìm, dễ lấy, dễ
thấy, dễ kiểm tra Gọn gàng, ngay ngắn, có thẩm mỹ, không xếp lẫn lộn giữa các mặt
hàng. Nhãn hàng của các loại thuốc (chữ, số, hình ảnh...) trên các bao bì: quay ra
ngoài, thuận chiều nhìn của khách hàng
Nguyên tắc 5: "Sắp xếp theo nguyên tắc FEFO, FIFO"
FEFO: First Expires - First out: Hàng có hạn dùng còn lại ngắn xếp ra ngoài, hạn dùng
dài hơn xếp vào trong
FIFO: First in- First out: Hàng sản xuất trước xuất trước, lô nhập trước xuất trước...
Khi bán lẻ: bán hết hộp đã mở trước, mở hộp nguyên sau: tránh tình trạng mở nhiều
hộp thuốc một lúc
Chống đổ vỡ hàng
Hàng nặng để dưới, nhẹ để trên các mặt hàng dễ vỡ như: chai lọ, ống tiêm truyền...để
ở trong, không xếp chồng lên nhau
Nguyên tắc 6: Cách sắp xếp thuốc trong Nhà thuốc cần các tài liệu, văn phòng
hẩm, tư trang.
Các sổ, sách, giấy tờ, tài liệu tham khảo chuyên môn phải được phân loại, bảo quản
cẩn thận, sạch sẽ (theo quy định), ghi nhãn. Sắp xếp trên ngăn tủ riêng.
Các tờ quảng cáo, giới thiệu thuốc (có phiếu tiếp nhận công văn cho phép quảng cáo)
phải được sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.
Văn phòng phẩm, dụng cụ phục vụ cho bán hàng, vệ sinh, tư trang phải sắp xếp gọn
gàng, để đúng nơi quy định. Tư trang không để trong khu vực quầy thuốc

26
V. Danh mục thuốc tại cơ sở kinh doanh

THUỐC KÊ ĐƠN

STT Tên hoạt chất Biệt dược Nhóm thuốc


Kháng sinh
1 Amoxicillin Hagimox

Kháng sinh
2 Ofloxacin Colflox
(thuốc nhỏ mắt)
Augmentin,
Acid clavulanic+ Kháng sinh
3 Klamentin,
Amoxicillin
Clainat
Kháng sinh
4 Ampicillin Ampicillin, Opixil

Subactam+ Kháng sinh


5 Bactamox
Ampicillin

Kháng sinh
6 Cephalecin Mibelexim

Kháng sinh
7 Cefadroxil Cefadroxil Imex

Ceclor, Kháng sinh


8 Cefaclor
Mekocefaclor

Kháng sinh
9 Cefuroxim Zinnat, Cefurxim

Kháng sinh
10 Cefixim Cefixim, Mecefil

Kháng sinh
Topdinir,
11 Cefdinir
Tenadinir
12 Cefpodoxime Tampac, Ludox Kháng sinh

27
STT Tên hoạt chất Biệt dược Nhóm thuốc

Kháng sinh
13 Lincomycin Lincomycin

Kháng sinh
14 Clindamycin Dalacin

Kháng sinh
Doxycyclin
15 Doxycyclin
Domesco
Tobrex Kháng sinh
16 Topramycin

Kháng sinh
Erythromycin
17 Erythromycin
Khaphacor
Clarithromycin Kháng sinh
18 Clarithromycin
Stella
Kháng sinh
Azithromycin,
19 Azithromycin
Amephaco
Nystatin Nystatin
20 Kháng nấm

Savi Tenofovir,
Tenofovir disoproxil
Tenofovir
fumarat
21 STADA Kháng vius

Acyclovir Acyclovir Stella Kháng virus


22

Alpha choay,
Alpha chymotrypsin Kháng viêm
Katrypsil
23

24 Prednisolone Soulpred, Kháng viêm


Predstad

28
STT Tên hoạt chất Biệt dược Nhóm thuốc

Betamethasone Benthasone Kháng viêm


25

medrol, Menison Kháng viêm


26 Methylprednisolone

Dexamethason Dexamethasone Kháng viêm


27

Cataflam,
Diclofenac Kháng viêm
Voltaren
28

Ketoprofen Ketoprofen Kháng viêm


29

Piroxicam Brexin, Piromax Kháng viêm


30

Mobic,
Meloxicam Kháng viêm
Meloxicam Stella
31

Celebrex, Coxib,
Celecoxib Kháng viêm
Celenobe
32

Arcoxia,
Etoricoxib Kháng viêm
Agietoxib
33

Diacerein Diacerein Kháng viêm


34

Myonal,
Eperisone Giãn cơ- nhược cơ
Mysobenal
35

36 Tolperison Mydocalm, Giãn cơ- nhược cơ

29
STT Tên hoạt chất Biệt dược Nhóm thuốc
Mynarac

Allopurinol Zyloric
37 Trị gout

Atorvastatin Lipitor
Điều trị rối loạn lipid
38
huyết
Lovastatin Lovastatin
Điều trị rối loạn lipid
39
huyết
Simvastatin Simvastatin Stella
Điều trị rối loạn lipid
40
huyết
Fenofibrat Lipanthyl
Điều trị rối loạn lipid
41
huyết
Amlodipin Amlodipin Stella,
42 Amlodipin Tim mạch- huyết áp
Domesco
Nifedipin Nifedipin Stella
43 Tim mạch- huyết áp

Enalapril Enapril Stella


44 Tim mạch

Captopril Stada
45 Captoril Tim mạch- huyết áp

Bisoprolol Concor
46 Tim mạch- huyết áp

Propranolol Dorocardyl
47 Tim mạch- huyết áp

Telmisartan Micardis
48 Tim mạch- huyết áp

49 Valsartan Valsartan Stella Tim mạch- huyết áp

30
STT Tên hoạt chất Biệt dược Nhóm thuốc

Losartan
50 Losartan Stella Tim mạch- huyết áp

Tim mạch- huyết áp, lợi


Thiazitar
tiểu
51 Hydrochlorothiazid

Furosemid Furosemide Stella


Tim mạch- huyết áp, lợi
52
tiểu
Irbesartan+ Tim mạch- huyết áp, lợi
Coirbevel Hasan
Hydrochlorothiazid tiểu
53

Gliclazid Diamicron
54 Tiểu đường

Glimepiride Amaryl
55 Tiểu đường

Glucofast
56 Metformin Tiểu đường

Januvia
57 Sitagliptin Tiểu đường

58
Dextromethorphan Dexiphar Ho

59 Montelukast Motiget Hen suyễn


Tranexamic Acid
60 Transamin Cầm máu

Dạ dày
61 Omeprazol Omeprazol

Esomprazol Stadnex
62 Dạ dày

31
STT Tên hoạt chất Biệt dược Nhóm thuốc
Lansoprazol
63 Lansoprazol Stada Dạ dày

Rabeprazol Pairet
64 Dạ dày

Pantoprazol Pantaprazol
65 Dạ dày

Racecadotril Hidrasec
66 Tiêu chảy

Alverin Spasmaverine
67 Chống co thắt

Drotaverin Pymenospain
68 Chống co thắt

Trimebutine Hasanbin
69 Chống co thắt

Domperidone Motilium
70 Dạ dày

Metoclopramide Primperan
71 Dạ dày

Itoprid Ibutop
72 Dạ dày

Mosapride Lampar
73 Dạ dày

Tobrex
74 Tobramycin Kháng sinh nhỏ mắt

Tobramycin+
TobraDex
Dexamethasone
75 Kháng sinh nhỏ mắt

76 Tobramycin + Clesspra Kháng sinh nhỏ mắt

32
STT Tên hoạt chất Biệt dược Nhóm thuốc
BenzalkonmCloride

Neomycin +
Polymyxine B+ Mepoly
77 Dexamethasone Kháng sinh nhỏ mắt

Neomycin+
Polydeson
Dexamethasone
78 Kháng sinh nhỏ mắt

Desogestrel +
Marvelon
Ethinylestradiol
79 Thuốc tránh thai

Embevin 28
80 Desogestrel Thuốc tránh thai

Drospirenone +
Drosperin
Ethinyl estradiol
81 Thuốc tránh thai

Ethinylestradiol +
Chlormadinone Belara
82 acetate Thuốc tránh thai

Levonorgestrel +
Asumate 20
ethinylestradiol
83 Thuốc tránh thai

Proavolo
84 Levonorgestrel Thuốc tránh thai

85 Drospirenone+ Rosepire Thuốc tránh thai


Ethinylestradiol

33
STT Tên hoạt chất Biệt dược Nhóm thuốc

Ethinylestradiol +
Dian 35
cyproteron acetat
86 Thuốc tránh thai

drospirenone và
Yasmin
ethinylestradiol
87 Thuốc tránh thai

Postinor
88 Levonorgestrel Thuốc tránh thai

Mifist
89 Mifepristone Thuốc tránh thai

Bocinor
90 Levonorgestrel Thuốc tránh thai

Kháng histamin
91 Chlorpheniramine Chlorpheniramine

Vacopola Kháng histamin


92 Dexchlorpheniramine

Theralene Kháng histamin


93 Alimemazin

Levocetirizin Stadeltine Kháng histamin


94

Stugeron Kháng histamin


95 Cinarizin

Nautamin Kháng histamin


96 Diphenhydramine

34
STT Tên hoạt chất Biệt dược Nhóm thuốc
Vomina Kháng histamin
97 Dimenhydrinat

Kháng histamin
98 Loratadin Loratadin

Lorastad D Kháng histamin


99 Desloratadin

Cetirizin
100 Cetirizin Kháng histamin

Fexofenadin Telfast Kháng histamin


101

Mebendazole Fubenzon
102 Sổ giun

103 Albendazole Zentel Sổ giun


Partamol
104 Paracetamol Giảm đau, hạ sốt

Ibuprofen
Giảm đau, hạ sốt, chống
105 Ibuprofen Stella
viêm

Phospholugel
106 AL(OH) + Mg(OH)3 Dạ dày

Calci carbonate +
Natri carbonate + Yumagel
107 Natri Alginate Dạ dày

Lactulose Lactulose Stella


108 Nhuận tràng

35
STT Tên hoạt chất Biệt dược Nhóm thuốc
Sorbitol Sorbitol Sanofi
109 Nhuận tràng

Glycerin Stipro
110 Nhuận tràng

Macrogol 4000 Forlax


111 Nhuận tràng

Bisacody Bisacodyl DHG


112 Nhuận tràng

Loperamid Loperamid Stella


113 Tiêu chảy

Pocari
114 Bù nước điện giải

THUỐC ĐÔNG DƯỢC


̵ Cebraton Traphaco
̵ Hoạt huyết dưỡng não Traphaco
̵ Hoạt huyết nhất nhất
̵ Tonka
̵ Boganic
̵ Long huyết PH
̵ Thông xoang tán
̵ Mimosa

36
37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://storage-vnportal.vnpt.vn/nbh-ubnd/sitefolders/cdyte/giao-trinh-noi-bo/ky-5.-
quan-ly-ton-tru-thuoc_89.pdf
https://tailieu.tv/tai-lieu/giao-trinh-bao-quan-thuoc-va-dung-cu-y-te-9209/
https://tailieu.tv/tai-lieu/giao-trinh-bao-quan-thuoc-va-dung-cu-y-te-9209/?
fb_comment_id=1464301327128501_2476314672593823#

38

You might also like