You are on page 1of 23

4/21/2020

CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA


ĐẠO ĐỨC Y HỌC

PGS.TS. Trần Thanh Hương


Bộ môn Y đức & Tâm lý học, Trường Đại
học Y Hà Nội
Viện ung thư quốc gia, Bệnh viện K

MỤC TIÊU

 Phântích được 4 nguyên lý cơ


bản của đạo đức y học

 Ứngdụng các nguyên lý đạo đức


y học trong các tình huống thực
hành y khoa

1
4/21/2020

VÍ DỤ

 Phụ nữ, 50 tuổi, tới khám vì có triệu chứng


nôn nhiều, cảm giác gai lạnh, giảm khả năng
điều phối và cảm thấy giảm cảm giác ở cánh
tay & chân. Bà có tiền sử ung thư vú cách đây
5 năm và điều trị ổn định. Bà đến phòng khám
của BV, gặp bác sĩ trẻ R.:
- Khám lâm sàng và chẩn đoán là cúm, do
hiện tại khu vực đang có dịch cúm
- Kê đơn thuốc
- Hẹn khám lại sau 2 tuần

 Bệnh nhân không đồng tình với kết luận của BS R.


 Bệnh nhân tới gặp BS chuyên khoa thần kinh:
- Khám lâm sàng
- Chỉ định chụp CT
- Phát hiện ra khối u não
Cả 2 BS:
+ Khám lâm sàng
+ Dựa vào kiến thức chuyên môn được đào tạo để
chẩn đoán…
Nhưng đưa ra 2 kết luận khác nhau?
ĐẶC ĐiỂM CỦA NGHỀ Y?

2
4/21/2020

ĐẶC ĐIỂM NGHỀ Y

 Tính không chắc chắn trong y học


 Làm việc nhóm: Giá trị/ chức năng-nhiệm
vụ của từng thành viên trong nhóm
 Bệnh nhân đa dạng: vị trí xã hội, trình
độ…
 Khả năng giao tiếp của nhân viên y tế rất
quan trọng
 Quyết định trên từng người bệnh & hoàn
cảnh: đạo đức nghề nghiệp, quy định luật
pháp, hướng dẫn chuyên môn, văn hóa…

ĐẠO ĐỨC Y HỌC

 Là các chuẩn mực đạo đức sử dụng cho


những người hành nghề y
 Nguyên tắc cơ bản của đạo đức y học
• Tôn trọng quyền tự chủ/tự quyết định
• Tính từ thiện
• Không ác ý/không làm điều có hại
• Công bằng

3
4/21/2020

TÌNH HUỐNG 1

 Bệnh nhân A. có biểu hiện rối loạn tiêu hóa,


thỉnh thoảng đau vùng thượng vị, ăn uống
kém. Sau khi thăm khám lâm sàng, bệnh
nhân được chỉ định soi dạ dày.
(1) Nhân viên y tế cần làm gì trước khi thực
hiện thủ thuật?

TÌNH HUỐNG 1 (Tiếp)

(2) Các thông tin nhân viên y tế cần cung cấp


cho người bệnh là gì?

(3) Nếu bệnh nhân A. có vấn đề về tâm thần thì


sự đồng ý thực hiện thủ thuật sẽ thực hiện
như thế nào?

4
4/21/2020

TÌNH HUỐNG 2

 Ông B. 39 tuổi, nhập viện để cắt túi mật nội soi. Tại
khoa ngoại, bác sỹ yêu cầu ông B. ghi “đồng ý” vào
bệnh án trước khi tiến hành nội soi. Ông B đã hỏi một
số câu và bác sỹ trả lời được, ông điền vào mẫu đơn
đồng ý.
Thật không may, ông B. bị béo phì nên cuộc phẫu
thuật không thành công.

Bác sỹ đã lo lắng vì mình có thể mắc sai lầm.


Hãy phân tích?

TÌNH HUỐNG 3

 Một bệnh nhân bị bệnh ung thư giai đoạn


cuối, không thể chữa được với cái đau
khủng khiếp khiến người bệnh không
muốn kéo dài cuộc sống nữa.

 Chắc chắn người bệnh sẽ chết trong vòng


vài ngày, ngay cả khi tiếp tục điều trị

 Người bệnh yêu cầu bác sỹ chấm dứt tình


trạng này cùng sự đồng tình của gia đình

5
4/21/2020

TÌNH HUỐNG 4

 Bé gái 5 tuổi được bố mẹ đưa tới bệnh viện do sốt


kéo dài. Sau khi thăm khám, bé đươc chỉ định làm
xét nghiệm sinh thiết xương vì nghi ngờ leukemia.
Bố mẹ được giải thích về quy trình làm thủ thuật để
chẩn đoán, sau khi có XN bé được chẩn đoán xác
định là leukemia. BS cho bố mẹ cháu biết về quy
trình điều trị cũng như khả năng điều trị kéo dài. Bố
mẹ sau khi xem xét thấy chi phí điều trị cao, thời
gian dài và chưa chắc đã có kết quả nên thấy rằng
không nên “mất công theo đuổi điều trị”.
 BS có nên tôn trọng quyết định này của bố mẹ BN?

TÌNH HUỐNG 5

 Bà D., 69 tuổi; cán bộ hưu trí, bị tiểu đường nặng


từ 18 năm nay. Từ 6 tháng nay, bà phải tới BV lọc
thận 2 lần/tuần do suy thận giai đoạn cuối. Cách
đây vài ngày bà vào viện vì có vết loét ở chân
không liền. Sau khi thăm khám & xét nghiệm, BS
thấy rằng bà cần phải cắt bỏ chân. Chồng & các
con đồng ý phẫu thuật này nhưng đề nghị bác sĩ
không nói gì với bà về quyết định này
 Bác sĩ sẽ cần lấy Đồng ý từ các con BN mà không
phải là từ BN thì có được không?

6
4/21/2020

TÔN TRỌNG QUYỀN TỰ CHỦ

 Quyền con người: quyền được sinh ra,


sống, bình đẳng…
 Đưa ra các quyết định của bản thân
dựa trên sự cân nhắc kỹ lưỡng
 Mang lại quyền lợi tốt nhất cho người
bệnh
 Quan tâm tới sự đồng ý của người
khác

TÔN TRỌNG QUYỀN TỰ CHỦ

 Tính cẩn trọng các thông tin


trong y học
 Giữ kín các thông tin liên quan
tới người bệnh
 Thể hiện ở khả năng giao tiếp
của nhân viên y tế với người
bệnh

7
4/21/2020

TÌM KIẾM SỰ ĐỒNG Ý

 Bắt buộc đối với điều trị can thiệp phẫu thuật,
các liệu trình điều trị, kỹ thuật, thủ thuật
 Cần thông báo cho bệnh nhân về các tình
trạng bệnh, các lựa chọn thăm dò, các lựa
chọn điều trị, hiệu quả, các biến chứng có thể
xảy ra
 Cần thông báo các nguy cơ có thể xảy ra khi
điều trị
 Bệnh nhân có quyền từ chối điều trị

CÓ KHI NÀO KHÔNG CẦN TỚI SỰ ĐỒNG Ý CỦA NGƯỜI BỆNH?

KHI NÀO KHÔNG CẦN ĐẾN SỰ ĐỒNG Ý


CỦA NGƯỜI BỆNH?

 Trường hợp khẩn cấp cần nhanh chóng điều


trị để cứu sống bệnh nhân
 Ngoại trừ các trường hợp cấp cứu, khi bệnh
nhân ở độ tuổi từ 18 trở xuống không thế cho
biết ý kiến của họ thì người bảo hộ cho bệnh
nhân có thể cho biết ý kiến
 Khi việc điều trị này do toà án đề nghị
 Một số trường hợp như thử các chất ma tuý
hoặc nồng độ cồn trong máu khi có yêu cầu
của cánh sát

8
4/21/2020

SỰ ĐỒNG Ý CÓ GIÁ TRỊ

 Khi bệnh nhân có đủ năng lực


 Tự nguyện
 Đồng ý thể hiện qua việc ký của bệnh
nhân vào cam kết

CÁC THÔNG TIN CẦN THÔNG BÁO


LÀ GÌ?

9
4/21/2020

THÔNG TIN CẦN THÔNG BÁO CHO BỆNH NHÂN


TRONG KHÁM CHỮA BỆNH

 Chẩn đoán ( bao gồm cả chẩn đoán sơ bộ)


 Tiên lượng (bao gồm cả tiên lượng gần, xa)
 Các lựa chọn trong phương pháp thăm khám,
điều trị
 Các khó khăn và hiệu quả của các phương
pháp thăm khám và điều trị
 Các can thiệp thông thường (nếu có)

THÔNG TIN CẦN THÔNG BÁO CHO BỆNH NHÂN


TRONG KHÁM CHỮA BỆNH

 Bác sỹ sẽ tiến hành điều trị can thiệp


 Hậu quả của việc lựa chọn hay không lựa
chọn liệu pháp điều trị này
 Dự đoán các kết quả quan trọng trước mắt và
lâu dài
 Thời gian dự kiến điều trị
 Giá thành một liệu pháp điều trị

10
4/21/2020

TÔN TRỌNG NGƯỜI BỆNH


< 15 năm KN ≥ 15 năm KN Chung
(%) (%) (%)

Bác sỹ cần phải thông báo đầy 95,3 95,6 95,4


đủ thông tin cho bệnh nhân về
tất cả những lợi ích cũng như
nguy cơ của quy trình khám và
điều trị
Bác sỹ cần phải tôn trọng và 99,0 99,1 99,1
đảm bảo sự riêng tư cho bệnh
nhân trong khi khám và điều trị
Bác sỹ không bao giờ được 91,8 90,2 91,1
cung cấp thông tin bí mật về
sức khỏe của bệnh nhân cho
những người không có thẩm
quyền

BÁO CÁO SAI SÓT CHUYÊN MÔN


< 15 năm KN ≥ 15 năm KN Chung
(%) (%) (%)

 Bác sỹ cần phải thông báo cho bệnh 29,5 33,4 31,2
nhân tất cả những sai sót chuyên môn
đã xảy ra với bệnh nhân đó trong quá
trình thăm khám, điều trị

Bác sỹ cần phải báo cáo cho cơ quan 38,6 48,3 42,7
chức năng hoặc người có trách nhiệm
về các trường hợp mà đồng nghiệp
của mình đã thực hành sai hoặc không
đầy đủ quy trình chuyên môn

Bác sỹ cần tham gia các hoạt động 79,8 82,0 80,8
đánh giá thường quy về chất lượng
khám và điều trị của đồng nghiệp

11
4/21/2020

QUAN TÂM TỚI CHI PHÍ Y TẾ


< 15 năm KN ≥ 15 năm KN Chung
(%) (%) (%)
 Để giảm chi phí cho bệnh nhân, thay 75,3 84,5 79,2
vì yêu cầu làm xét nghiệm mới, bác sỹ
cần phải sử dụng tối đa các kết quả
xét nghiệm trước đó của bệnh nhân

Bácsỹ cần trao đổi với bệnh nhân về 97,0 94,1 95,7
mức chi phí khi lựa chọn phương án
khám và điều trị

Bác sỹ cần cung cấp các dịch vụ 54,1 60,9 57,0


chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho bệnh
nhân mà không phụ thuộc vào khả
năng chi trả của bệnh nhân

CÁC THÔNG TIN ĐƯA RA CÓ THỂ


THAY ĐỔI KHI:

 Bệnh nhân đang trong tình trạng nặng


 Điều trị can thiệp theo tự nhiên
 Mức độ nguy hiểm của thông tin với bệnh
nhân
 Các nhu cầu về thái độ, hiểu biết của bệnh
nhân

12
4/21/2020

TÌNH HUỐNG 6

 Bà H., 43 tuổi, nhà văn, đang sống với chồng và 3 con.


 Gần đây đi khám và phát hiện có biểu hiện của bệnh đa
xơ cứng. Tuy nhiên, do mới phát hiện nên chưa có ảnh
hưởng gì tới sức khỏe
 Bà H. đề nghị bác sĩ không nói cho chồng, con biết về
tình trạng bệnh của mình.
 Khi được bác sĩ hỏi lý do tại sao phải giữ bí mật. Bà H. trả
lời:
- Bà không muốn gây lo lắng cho mọi người trong gia đình
- Bà không muốn mọi người trong gia đình cư xử với bà
khác đi
- Bà muốn chăm sóc gia đình cho tới khi gia đình sẽ chăm
sóc lại cho bà…

TÌNH HUỐNG 7

 (Trường hợp có thật tại châu Âu cách đây 30 năm)


 Một BS điều trị BN tâm thần với các triệu chứng
phức tạp và không đáp ứng với thuốc điều trị. BS
sử dụng shock điện, trợ lý của BS copy bệnh án và
chuyển cho báo chí & truyền thông. Nhiều tranh
cãi đã xảy ra, hiệu trưởng Trường Y yêu cầu BS
giải thích….Tuy nhiên, không tờ báo nào viết về
hiệu quả điều trị trên BN
 Người trợ lý có nên đưa các t hông tin BN lên báo
chí?

13
4/21/2020

TÌNH HUỐNG 8

 Chị M., mẹ của 2 con; 30 tuổi tới gặp BS. X; Khi


khám BS phát hiện chị bị viêm phần phụ, tổn
thương. Ngoài ra trên người có nhiều vết bầm tím.
Khi trao đổi thì BS biết được chồng chị M. rất vũ
phu, thường xuyên có hành động đánh vợ. Tuy
nhiên chị M đề nghị BS không được cho công ai &
ai biết thông tin này do chồng chị là trụ cột chính
của gia đình.
 BS sẽ xử trí thế nào trong trường hợp này?

TÌNH HUỐNG 9

 Bệnh nhân nam 30 tuổi, đã có gia đình & vợ đang


mang thai. BS sau khi khám & XN cho chẩn đoán
là BN bị giang mai.

 BS có bảo mật thông tin cho BN không?


 BS sẽ tư vấn BN như thế nào?

14
4/21/2020

BẢO MẬT THÔNG TIN

 Bệnh nhân có quyền được bảo mật


thông tin

 Mở thông tin trong từng trường hợp cụ


thể

KHI NÀO CÓ THỂ ĐƯỢC


MỞ THÔNG TIN CỦA NGƯỜI BỆNH?

15
4/21/2020

MỞ THÔNG TIN KHI:

 Được sự đồng ý của bệnh nhân


 Hội chẩn
 Vì quyền lợi của cộng động: dịch, bệnh
truyền nhiễm
 Đào tạo
 Nghiên cứu khoa học
 Bác sỹ có trách nhiệm kép: cung cấp
thông tin cho bảo hiểm, cho cảnh sát…

MỞ THÔNG TIN KHI:

 Sử dụng trong quản lý và kiểm tra


tài chính

 Mở thông tin để bảo vệ bệnh nhân


trước những người khác: khi có
đồng nghiệp đang đặt bệnh nhân
trong tình trạng nguy hỉêm, khi
giúp cho việc phòng chống hoặc
xác định một tội lỗi nghiêm trọng

16
4/21/2020

TÌNH HUỐNG 10

 Bệnh nhân H. chẩn đoán ung thư vú giai đoạn I;


từ chối điều trị phẫu thuật để sử dụng thuốc y học
cổ truyền & thực phẩm chức năng

 BS sẽ phải xử trí như thế nào?

TÌNH HUỐNG 11

 Khi Denise Darvall tới bệnh viện, điện não đồ cho


thấy còn nhịp sống sinh học mỏng manh nhưng
trái tim của cô đã ngừng đập
 BS. Barnard giải thích trường hợp này cho đồng
nghiệp và quyết định lấy đi quả tim của cô vì cô
đồng ý sử dụng quả tim của mình cho việc ghép
tạng
 Có trường phái xác định bn chết khi não không
còn chức năng, trường phái khác xác định chết
khi tim ngừng đập. Vậy trường phái nào là đúng?

17
4/21/2020

TỪ THIỆN VÀ KHÔNG ÁC Ý

 Cung cấp các tiến bộ của y học cho bệnh


nhân với sự gây hại tối thiểu

 Xem xét phương pháp điều trị có thể có lợi


cho bệnh nhân này nhưng lại có hại cho
bệnh nhân khác

LÒNG NHÂN ÁI
 Chỉ cung cấp những nguồn lực phù hợp với tình
trạng bệnh
 Đảm bảo nguồn lực này có lợi nhiều hơn có hại
 Đồng cảm với nỗi đau của người bệnh
 Coi người bệnh như người thân của mình
 Cân nhắc mọi điều có lợi trước khi thực hiện bất
kỳ kế hoạch chăm sóc nào
 Hạn chế tối đa tác hại
 Luôn sẵn sàng giúp đỡ người bệnh trong mọi
tình huống
 Cân nhắc khả năng kinh tế

18
4/21/2020

KHÔNG ÁC Ý/KHÔNG LÀM ViỆC CÓ HẠI

 Cần có đầy đủ thông tin về xác suất


những tác hại và lợi ích của thuốc, kỹ
thuật, chỉ định…
 Cần biết rõ ràng về nguy cơ và xác súât
khi lượng giá xem chỉ định, chăm sóc,
kỹ thuật… đó có lợi hay có hại
 Cần thận trọng trước bất kỳ một y lệnh
nào
 Cần khẩn trương thực hiện đúng chuyên
môn nhằm ngăn chặn tai biến

THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, NÂNG CAO


TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN
< 15 năm KN ≥ 15 năm KN Chung
(%) (%) (%)

Bác sỹ cần phải tiếp tục tham gia 99,0 98,9 99,0
các khóa học chuyên môn để cập
nhật kiến thức trong suốt quá trình
hành nghề của mình
Bác sỹ cần phải thường xuyên 99,2 99,5 99,3
đọc các tài liệu về chuyên ngành
của mình để cập nhật kiến thức
trong suốt quá trình hành nghề của
mình

Bác sỹ phải thường xuyên tham 87,3 91,9 89,2


gia nghiên cứu khoa học hoặc chủ
trì các đề tài NCKH

19
4/21/2020

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: SAI SÓT CHUYÊN MÔN

Câu trả lời < 15 năm KN ≥ 15 năm KN Chung

Số 1 26,4 39,0 31,8


Số 2 71,6 59,1 66,3
Số 3 2,1 1,9 2,0

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: CHI PHÍ Y TẾ

Câu trả lời < 15 năm KN ≥ 15 năm KN Chung


Số 1 13,9 9,8 12,2

Số 2 34,6 31,0 33,1

Số 3 50,9 59,2 54,4

20
4/21/2020

TÍNH CÔNG BẰNG

 Công bằng trong sự phân chia các


nguồn nguyên liệu, đặc biệt nguyên
liệu hiếm
 Cân nhắc khía cạnh liên quan tới
quyền con người
 Cân nhắc khía cạnh liên quan tới sự
chấp nhận của luật pháp

TÍNH CÔNG BẰNG

 Nhân viên y tế không đặt ưu tiên đối với


các bệnh nhân của bản thân so với các
bệnh nhân khác
 Người bệnh được lựa chọn các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ
 Sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có
 Giới hạn chi phí phải chi trả của người
bệnh và thực hiện bảo hiểm y tế

21
4/21/2020

TÍNH CÔNG BẰNG

 Bác sỹ không có vai trò trong việc trừng phạt


bệnh nhân: không kê kháng sinh cho bệnh
nhân nghiện thuốc lá, từ chối chữa trị cho
bệnh nhân nghiện rượu nặng mà gan của họ
đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng
 Không kê thuốc đắt tiền nếu những thuốc này
có tác dụng như thuốc rẻ tiền
 Không thể từ chối bệnh nhân khi không thích
cách sống của bệnh nhân

TÍNH CÔNG BẰNG

 Tuân theo quy định của pháp luật: không đồng tình
việc phá vỡ các bí mật của người bệnh nhưng nếu
bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì cần
cung cấp thông tin cho nhà chức trách

 Đôi khi rất khó quyết định: ví dụ như ai sẽ được nhận


tạng trước trong ghép tạng, trước các quy định của
tổ chức (giám đốc quy định sử dụng thuốc rẻ tiến
nhưng bằng chuyên môn cho thấy thuốc đắt tiền có
tác dụng hơn)

22
4/21/2020

Trân trọng cảm ơn!

23

You might also like