You are on page 1of 24

QUAN HỆ THẦY THUỐC –

BỆNH NHÂN

THS Mai Khánh Linh


Trường Y Dược TP HCM
Mục tiêu học tập

1. Trình bày được 6 vấn đề chính về quan hệ


giữa thầy thuốc và người bệnh trong khám
chữa bệnh.
2. Phân tích được 1 số trường hợp cụ thể về
mối quan hệ thầy thuốc – người bệnh.
Tình huống 1

Người bệnh A có HIV (+) xuất hiện chảy máu


đại tràng, sau khi chẩn đoán được xác định là
có khối u đại tràng và có chỉ định phẫu thuật.
Bác sĩ phẫu thuật B sau khi biết tình trạng
người bệnh đã từ chối phẫu thuật cho A, và
người bệnh được phẫu thuật bởi 1 bác sĩ khác.
Phân tích tình huống trên dựa trên các nguyên
tắc y đức.
1. Tôn trọng và công bằng trong KCB

- Tôn trọng trong KCB: là người bệnh được


quyền tham gia trong các quyết định liên quan
đến chẩn đoán, điều trị, chăm sóc tình trạng
bệnh của mình.
- Công bằng trong KCB là mọi người bệnh đều
có cơ hội nhận được sự điều trị và chăm sóc y
tế như nhau.
1. Tôn trọng và công bằng trong KCB

- Những điểm cần lưu ý:


• Khám và điều trị cho 1 số trường hợp người bệnh đặc
biệt: NB hung dữ, có hành vi xâm hại bác sĩ...
• Khám và điều trị cho NB mắc những bệnh có nguy cơ
lây truyền, hoặc những bệnh có định kiến của XH.
• Khi NB từ chối điều trị
• BS điều trị cho các thành viên trong gia đình mình.
• Quan hệ tình dục giữa TT và NB trong thời gian điều
trị: không được phép.
Một số vấn đề liên quan đến xung đột
quyền lợi giữa thầy thuốc - NB

- Xung đột quyền lợi tài chính:


+ TT giới thiệu NB đến các phòng khám, hiệu thuốc
mà TT có quyền lợi kinh tế.
+ TT giới thiệu điều dưỡng cho NB sau khi ra viện.
+TT làm việc với các công ty dược, trang thiết bị y tế...
- Xung đột khi phải quyết định giữa 2 hay nhiều NB: ưu
tiên khám cho người nhà, người quen, người có quà
biếu...
Cam kết lợi ích bệnh nhân
Biểu đồ 6: tỷ lệ đồng ý bác sĩ cần cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe thiết yếu cho bệnh nhân mà không phụ thuộc vào khả năng chi
trả của bệnh nhân
Cam kết lợi ích bệnh nhân

Biểu đồ 7: tỷ lệ đồng ý bác sĩ cần phải sử dụng tối đa các kết quả xét
nghiệm trước đó của bệnh nhân
Cam kết quản lý xung đột và duy trì mối quan hệ

Biểu đồ 9: tỷ lệ đồng ý bác sĩ nên duy trì mối quan hệ với công ty dược
hoặc trang thiết bị
Một bệnh nhân đang được điều trị gửi một món
quà nhỏ (ít giá trị vật chất) để cảm ơn
Bệnh nhân cùng người nhà đến thăm và gửi
“phong bì” để cảm ơn sau khi khỏi bệnh
Tình huống 2

Bệnh nhân A vào viện trong tình trạng đau đầu, sốt cao.
Bác sĩ B là bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, đã nói với y tá
H chuẩn bị dụng cụ để chọc dò dịch não tủy. Sau khi có
kết quả, bác sĩ ghi chẩn đoán và chỉ định theo dõi bệnh
nhân trong bệnh án rất chi tiết để y tá có thể thực hiện
được mà không trao đổi với bệnh nhân.
Trường hợp này, bác sĩ có vi phạm đạo đức y học trong
KCB không?
2. Thỏa thuận đồng ý và kỹ năng giao tiếp

- Qui định quốc tế yêu cầu TT phải cung cấp đầy đủ thông
tin cho NB gồm tất cả những gì liên quan đến DVYT mà NB
phải trải qua, dưới hình thức văn bản kết hợp với giải thích
trực tiếp.
→ thể hiện tính minh bạch và tôn trọng quyền tự quyết của
NB.
→ là cơ sở pháp lý cho các tranh chấp có thể xảy ra
2. Nội dung của bản Thỏa thuận đồng ý

- NB có quyền lựa chọn những giải pháp điều trị mà TT


đưa ra.
- NB có quyền từ chối các giải pháp điều trị mà TT đưa ra.
- NB và gia đình có quyền đề xuất, lựa chọn những dịch vụ
hay giải pháp điều trị mà TT không tư vấn. DV này có thể
được cung cấp bởi các công ty bảo hiểm y tế, các tổ chức
nghề nghiệp.
2. Nội dung của bản Thỏa thuận đồng ý

- Các trường hợp không cần sự đồng ý hoặc chữ ký của


NB:
+ trường hợp khẩn cấp cần nhanh chóng điều trị để cứu
sống BN hoặc tránh các tổn thương nghiêm trọng.
+ BN hôn mê
+ điều trị cho NB đang chịu sự giám sát của cơ quan pháp
luật.
+ theo qui định của pháp luật: cần thử ma túy hoặc nồng
độ cồn trong máu khi có yêu cầu của cảnh sát…
+ NB không đủ khả năng ra quyết định
Tình huống 3

Người bệnh P, nam, 70 tuổi, bị rối loạn trí nhớ,


được chẩn đoán là ung thư đại tràng. Người
bệnh có vợ và 2 con trai.
Việc phẫu thuật có thể được chỉ định nhưng
khả năng thành công chỉ khoảng 10%. Vợ của
người bệnh muốn điều trị phẫu thuật trong khi 2
con thì không muốn.
Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?
3. Ra quyết định ở NB không đủ năng lực

NB không đủ năng lực là:


• NB không thể tự quyết định những vấn đề liên
quan đến quá trình chăm sóc và KCB: gồm trẻ
dưới 15t, NB có vấn đề về tâm thần, NB hôn mê,
NB bị tước quyền công dân.
• NB xếp vào nhóm nhạy cảm: phạm nhân, đang
chịu sự giám sát của PL
→ cần có 1 người bảo hộ quyết định các vấn đề y
học cho NB.
3. Ra quyết định ở NB không đủ năng lực

- Nguyên tắc khi ra quyết định: “vì người bệnh”,


trách nhiệm nghề nghiệp, đúng pháp luật.
- Xác định ai là người thay thế cho NB:
+ người thân nhất
+ NB nhóm nhạy cảm: cần có thêm đại diện của cơ
quan trực tiếp quản lý NB (phụ trách trại giam, TT
điều trị cho NB nhiễm HIV/AIDS)
3. Ra quyết định ở NB không đủ năng lực

- Những tình huống có thể xảy ra:


+ tất cả người thân của NB đồng ý với TT
+ 1 số người đồng ý, 1 số người không: cần lấy ý kiến
của người thân nhất, trực tiếp chăm sóc NB
+ Tất cả người nhà không đồng ý: TT giải thích, nếu
không được thì xin ý kiến lãnh đạo BV
+ Nếu không có người thân của NB: trường hợp cấp
cứu: cần hội chẩn nhanh, ghi biên bản và có chữ ký
của các thành viên tham gia hội chẩn.
Tình huống 4

Bác sĩ A. đang làm việc tại 1 cơ sở KCB, được biết


C. 15 tuổi, cùng khu phố nhà mình, đang có thai và
gia đình C đưa đến cơ sở KCB này để phá thai vì
C còn quá nhỏ.
Chiều đi làm về, bác sĩ A liền kể với chồng về
trường hợp của C như 1 bài học để chăm sóc và
quản lý con cái tốt hơn.
Bác sĩ A đúng hay sai? Vì sao?
4. Bảo mật thông tin của người bệnh

Nhằm đảm bảo tính tôn trọng quyền tự chủ của


bệnh nhân.
Có thể mở thông tin của NB khi:
- đạt được sự đồng ý của NB
- giấu tên, thông tin cá nhân của NB
- chỉ mở thông tin ở mức tối thiểu.
Trường hợp được tự mở thông tin của
người bệnh

● Vì những mục đích như dịch tễ học, an toàn SK


cộng đồng, quản lý DV y tế hoặc đào tạo, NCKH
● Vì quyền lợi của cộng đồng.
● Việc mở TT làm lợi gián tiếp cho BN
● Phục vụ cho việc quản lý và kiểm tra tài chính
● Khi bác sĩ có trách nhiệm kép: ví dụ khi bác sĩ làm
cho 1 công ty bảo hiểm, ngành cảnh sát...
● Khi mở TT có tác dụng bảo vệ NB hoặc những
người khác
● Có liên quan đến tòa án hoặc các hoạt động theo
5. Một số vấn đề trong thực hành lâm
sàng liên quan đến việc ra đời

● Tránh thai/Phá thai


● Hỗ trợ việc sinh sản
● Sàng lọc gen sơ sinh
● Phá thai
● Những vấn đề trong nghiên cứu
6. Một số vấn đề trong thực hành lâm
sàng liên quan tới kết thúc cuộc đời

Tình huống 5:
Người bệnh H, 79 tuổi bị ung thư gan giai đoạn cuối,
đang trong tình trạng rất đau đớn và điều trị tốn nhiều
chi phí. Người bệnh nghĩ rằng tuổi đã cao, kinh tế gia
đình lại khó khăn nên mong muốn được ra đi nhẹ
nhàng và dành số tiền điều trị cho các cháu được đi
học đầy đủ.
Người bệnh mong muốn bác sĩ giúp mình được chết
nhân đạo, làm bản cam kết đồng ý và không thưa kiện.
Nếu bạn là bác sỹ bạn sẽ làm gì?

You might also like