You are on page 1of 4

C1: Tìm hiểu về nước hoa

Nước hoa hay dầu thơm (Perfume) là hỗn hợp của tinh dầu thơm hoặc các hợp chất tạo mùi thơm,
chất hãm hương (lưu hương) và dung môi, thường ở dạng lỏng. Sử dụng với mục đích tạo ra mùi
thơm cho cơ thể, cảm giác dễ chịu, sự quyến rũ giới tính hay đơn giản chỉ là che giấu một mùi khó
chịu nào đó. Thành phần của một chai nước hoa gồm: Cồn (ethanol) chiếm khoảng 70-80%, tinh dầu
chiếm khoảng 3-30% còn lại là nước và một phần nhỏ các chất phụ gia khác.
Các loại tinh dầu góp mặt trong chai nước hoa thường được chiết xuất từ những nguyên liệu tự
nhiên từ động vật hoặc thực vật. Trong một vài trường hợp nguồn nguyên liệu đó khá hiếm và khó
chiết xuất thì nó sẽ được tạo ra từ quá trình tổng hợp từ các chất hóa học.Tinh dầu nước hoa là thành
phần chính tác động trực tiếp lên mùi hương đặc trưng của từng loại nước hoa. Mỗi chai nước hoa
có chứa khoảng 20-250 loại tinh dầu khác nhau được kết hợp, pha trộn một cách tinh tế. Nồng độ
tinh dầu cũng ảnh hưởng đến thời gian lưu hương của nước hoa:

Để điều chế loại nước hoa X người ta tiến hành theo đúng tỉ lệ sau:

Geranyl axetat(C12H20O2) là một este đơn chức có mùi thơm, trong tự nhiên nó được tìm thấy trong
tinh dầu hoa hồng. Đây là một hợp chất quan trọng trong nhiều loại nước hoa. Geranyl axetat có
công thức cấu tạo như sau:

1 Thời gian lưu hương của nước hoa phụ thuộc vào nồng độ tinh dầu?
A. Đúng. B. Sai.
2. Dung môi trong nước hoa chủ yếu là nước?

https://www.facebook.com/scc.hoahocchuyen
A. Đúng. B. Sai.
3. Trong mỗi chai nước hoa là sự.........................của khoảng 20-250 loại tinh dầu khác nhau.
4. Nước hoa X thuộc loại EDP?
A. Đúng. B. Sai.
5. Khối lượng nước trong 100ml nước hoa X (đkc) gần nhất với?
A. 0,003g. B. 0,006g. C. 0.009g. D. 0,012g.
6. Geranyl axetat phản ứng với Br2/CCl4 theo tỉ lệ?
A. 1:1. B. 1:2. C. 1:3. D. không phản ứng.
7. Geranyl axetat có chứa………………….liên kết 𝜋 C=C.
8. Các phát sau biểu đúng hay sai?
Đúng Sai
Nước hoa loại EDC chỉ chứa từ 5-12% tinh dầu.

Thời gian lưu hương của nước hoa tỉ lệ thuận với nồng độ
tinh dầu.
Đốt cháy Geranyl axetat thì số mol CO2 gấp 1,2 lần số
mol H2O.
Thủy phân Geranyl axetat trong môi trường kiềm tạo
muối và aldehyde.
Thành phần chính của nước hoa X là tinh dầu.

C2: Công dụng của MgCO3


Magnesi carbonat là một hợp chất hóa học vô cơ, có công thức hóa học là MgCO3, là một chất rắn màu
trắng, vô định hình, vụn bở. Trong tự nhiên, nó tồn tại như một muối khoáng sản ngậm nước. Muối
MgCO3 có nhiều ứng dụng trong khoa học và đời sống như: Được sử dụng để bào chế thuốc nhuận
tràng, phấn rôm và chất làm khô mồ hôi tay cho các vận động viên leo núi, thể dục dụng cụ và cử tạ.
Có trong thành phần một số phấn trang điểm, kem dưỡng da, có công dụng làm mềm mịn, săn se da
và hút ẩm nhẹ mồ hôi. Trộn MgCO3 với H2O2 để tạo ra chất cao phủ, giúp bảo vệ mặt ngoài và tạo độ
trắng sáng cho răng. MgCO3 còn là chất phụ gia được sử dụng trong công nghệ thực phẩm, được biết
đến với tên gọi là E504. Tuy nhiên, sử dụng ở nồng độ cao có thể gây ra tác dụng bất lợi đối với cơ
thể. Được biết MgCO3 có pH là 10,04 là do gốc CO32- phân li tạo ra ion OH- qua phương trình sau:
CO32- + H2O ⇌ HCO3- + OH-. Dưới đây là bảng cho biết khoảng pH đổi màu của một vài chất chỉ thị
thông dụng:

(khoảng pH đổi màu là khoảng tại đó màu chỉ thị thay đổi rõ nhất mà mắt ta có thể nhất biết được)
1. Điền các từ dưới đây để hoàn thành đoạn văn:

https://www.facebook.com/scc.hoahocchuyen
khan vô định hình E504 làm trắng

H+ E502 OH- ngậm nước

Magnesi carbonat là một chất rắn màu trắng,…………….Trong tự nhiên, nó tồn tại dưới dạng các
muối………………MgCO3 có tác dụng ……………….nhẹ mồ hôi. Trong công nghệ thực phẩm,
được biết đến với tên gọi là……………..MgCO3 có pH là 10,04 là do gốc CO32- phân li tạo ra ion
……………..
2. MgCO3 làm chỉ thị chuyển sang màu?
A. Metyl da cam chuyển sang màu đỏ.
B. Metyl đỏ không chuyển màu.
C. Phenolphtalein không chuyển màu.
D. Metyl da cam chuyển sang màu vàng.
3. MgCO3 là chất điện li mạnh?
A. Đúng. B. Sai.
4. Nguyên nhân chính khiến các chuyên gia khuyên chúng ta không nên sử dụng muối ăn (NaCl)
chưa qua sử lí (thường lẫn một phần MgCO3)?
A. Vì MgCO3 mặn hơn NaCl.
B. Vì MgCO3 có độc tính thấp nhưng sử dụng với nồng độ cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
C. Vì MgCO3 gần như không tan.
D. Vì MgCO3 làm ảnh hưởng đến mùi vị của muối.
5. Trong phòng thí nghiệm, người ta muốn đưa MgCO3 về môi trường trung tính (pH=7) bằng
NaOH 0,01M và HCl 0,01M. Có sẵn 3 loại chỉ thị ở bảng trên, cần sử dụng chỉ thị nào để độ pH sau
điều chỉnh có sai số nhỏ nhất?
A. Phenolphtalein và Metyl đỏ.
B. Phenolphtalein và Metyl da cam.
C. Metyl đỏ và Metyl da cam.
D. Phenolphtalein.

C3: Sản xuất sữa chua


Quá trình lên men sữa chua là quá trình vi khuẩn lactic biến đường trong sữa thành acid lactic, đồng
thời trong quá trình lên men đã có sự tỏa nhiệt và biến đổi của protein làm sữa đông tụ lại và vị ngọt
của sữa giảm, vị chua tăng lên đồng thời lên men phụ tạo ra aldehyde, các este và các acid hữu cơ
làm cho sữa có vị chua, thơm ngon. Vi khuẩn lactic là loại vi khuẩn ưa sống trong môi trường có pH
từ 6-7 và ở nhiệt độ khoảng 40-44℃. Một nhà máy A muốn phát triển công nghệ sản xuất sữa chua
theo quy mô lớn. Để tham khảo sự phù hợp của khách hàng với sản phẩm, nhà máy quyết định lựa
chọn 100 khách hàng trải nghiệm thử qua từng giai đoạn để đánh giá như sau:
- Giai đoạn 1: Thay đổi nhiệt độ lên men:

https://www.facebook.com/scc.hoahocchuyen
- Giai đoạn 2: Thay đổi độ pH trong quá trình lên men:

- Giai đoạn 3: Thay đổi hàm lượng đường trong sữa chua:

1. Sau khảo sát, nhà máy A nên đưa ra công thức nào phù hợp với phần lớn khách hàng?
A. 39℃; pH=6,5; đường 15%.
B. 43℃; pH=6,5; đường 25%.
C. 43℃; pH=6,5; đường 15%.
D. 47℃; pH=5,5; đường 20%.
2. Phần lớn số khách hàng được khảo sát đều thích sữa chua nhiều ngọt(nhiều đường)?
A. Đúng. B. Sai.
3. Vi khuẩn lactic là vi khuẩn ưa?
A. Acid. B. Kiềm. C. Trung tính. D. chưa thể kết luận.
4. Tại 43℃ và pH=6,5 đều là khoảng thuận lợi của vi khuẩn lactic, chứng tỏ……………………..
quyết định hương vị của sữa chua.
5. Tại 43℃ và pH=6,5 là khoảng thuận lợi của vi khuẩn lactic thì?
A. Lượng acid lactic tăng, độ chua giảm.
B. Lượng acid lactic giảm, độ chua tăng.
C. Lượng acid lactic tăng, độ chua không đổi.
D. Lượng acid lactic tăng, độ chua tăng.

https://www.facebook.com/scc.hoahocchuyen

You might also like