You are on page 1of 39

Lớp D16D-K13

Câu Hỏi Phụ


Câu 1: Trình bày các thành phần của Nhũ tương thuốc (Lưu ý các chất nhũ hóa
được sử dụng).
Câu 2 : Trình bày định nghĩa và các cách phân loại nhũ tương thuốc.
Câu 3: So sánh nang cứng và nang mềm về thành phần cấu tạo.
Câu 4: Trình bày các phương pháp bào chế nang mềm: phương pháp nhỏ giọt và
ép khuôn. So sánh ưu nhược điểm của các phương pháp
Câu 5: Trình bày ảnh hưởng của dược chất, tá dược đến sinh khả dụng của viên
nén.
Câu 6: Trình bày ảnh hưởng của dược chất, phương pháp – quy trình dập viên
đến sinh khả dụng của viên nén.
Câu 7: Trình bày mục đích, yêu cầu và các cách tạo hạt trong bào chế thuốc viên
nén.
Câu 8: Trình bày các phương pháp bào chế viên nén. So sánh ưu, nhược điểm
của các phương pháp.
Câu 9: Trình bày vai trò và yêu cầu đối với tá dược trong công thức thuốc mỡ.
Câu 10: Trình bày ưu nhược điểm của hệ trị liệu qua da.
Câu 11: Trình bày sự hấp thu dược chất từ thuốc đạn đặt trực tràng, từ đó phân
tích ưu điểm của dạng thuốc đạn.
Câu 12: kể tên các thành phần của thuốc đặt, trình bày về tá dược nhũ hóa
Câu 13:
Cho công thức thuốc mỡ sau:
Methyl salicylat 8 g , Camphor 8 g, Menthol 2 g, Acid salicylic 1 g, Alcol cetylic 15
g, Vaselin 20 g , Sáp ong 5 g
a. Cho biết cấu trúc hóa lý của công thức trên. Giải thích.
b. Viết quy trình bào chế
Câu 14:
Cho công thức thuốc: (bc 1- 281)

1
Lớp D16D-K13
Sufamethoxazol 2,40 g,Trimethoprim 0,48 g, Nipagin 0,136 g,Natri carboxy methyl
cellulose 0,30 g,Natri saccarin 0,06 g, Tween80 0,12 g, Propylen glycol 2,40 g, Acid
citric monohydrat 0,064 g, Vanilin Vừa đủ, Nước tinh khiết Vừa đủ 60 ml
a. Xác định cấu trúc hóa lý của thuốc trên. Giải thích.
b. Trình bày vai trò các thành phần trong công thức.
c. Nêu tên phương pháp bào chế. Trình bày các bước tiến hành trong kỹ thuật bào chế
thuốc trên.
Câu 15:
Cho công thức thuốc thuốc nhỏ mắt:
Indomethacin 0,05 g ,Miglyol 810 (Triglycerid mạch trung bình) 5,00 g ,Tween 80 3,0
g ,Span 80 1,5 g ,Acid boric 0,5 g ,Natri borat 0,25 g ,Glycerin 5,00 g ,Thủy ngân
phenyl borat 0,002 g ,Nước cất pha tiêm Vừa đủ 100 ml
a. Xác định cấu trúc hóa lý của thuốc trên. Giải thích
b. Trình bày vai trò các thành phần trong công thức.
c. Trình bày kỹ thuật bào chế.
d. Kể tên các biện pháp đảm bảo vô khuẩn cho thuốc này. Kể tên các giai đoạn trong
kỹ thuật bào chế cần tiệt khuẩn.

Câu 16: Viên nén Paracetamol 325 mg


Công thức:
Paracetamol 325 mg ,Cellulose vi tinh thể 80 mg ,Tinh bột mì 80 mg ,Hồ tinh bột sắn
10% Vừa đủ ,Talc 12,5 mg ,Magnesi stearat 1,5 mg
a. Nêu tên phương pháp bào chế. Giải thích sự lựa chọn. Ưu nhược điểm của phương
pháp bào chế.
b. Trình bày vai trò các thành phần trong công thức.
c. Trình bày kỹ thuật bào chế.
Câu 17: Viên nang Cloramphenicol 250 mg
Công thức:
Cloramphenicol 250 mg ,Lactose 80 mg ,Cellulose vi tinh thể (Avicel PH101) 40 mg
,Natri laurylsulfat 4 mg, Aerosil 5 mg, Talc 5 mg,Dung dịch PVP 5%/ethanol 90%
Vừa đủ . Vỏ nang số 1 1 vỏ

2
Lớp D16D-K13
b. Trình bày vai trò các thành phần trong công thức.
c. Trình bày kỹ thuật bào chế.
Câu 18: Trình bày cách tính lượng bơ cacao cần sử dụng trong công thức viên
đặt sau (tính cho 20 viên, lượng hao hụt khi bào chế là 10%):
Rp. Decmatol 0,20g
Ichtyol 0,20g
Bơ ca cao vđ 3,00g
- Biết hệ số thay thế (HSTT) của decmatol với bơ ca cao E 1 = 2,7, HSTT của ichtyol
với bơ ca cao E2 = 1,1.
Câu 19:
Cho công thức viên đặt paracetamol (khuôn 2g):
Paracetamol 0,250 g
Suppocire vừa đủ 1 viên
a. Cho biết phương pháp bào chế viên đặt và cấu trúc hóa lý của công thức trên.
b. Biết hệ số thay thế của paracetamol với bơ ca cao E = 1,5 và khối lượng riêng
của bơ cacao và Suppocire bằng nhau (0,95 g/ml). Tính lượng dược chất và tá
dược sử dụng để bào chế 100 viên đặt.
c. Viết quy trình bào chế.
Câu 20: Trình bày định nghĩa, ưu, nhược điểm của Hỗn dịch thuốc. Vai trò của
chất gây phân tán, chất gây thấm?

3
Lớp D16D-K13
Câu 1: Trình bày các thành phần của Nhũ tương thuốc (Lưu ý các chất nhũ hóa
được sử dụng).
Nhũ tương thuốc có 3 thành phần chính là: Pha dầu, Pha nước, chất nhũ hóa
*Pha dầu
- Dược chất tan trong dầu: bromoform, vitamin A,D,E, menthol, long não,…
- Chất phụ tan trong dầu: các chất chống oxi hóa( BHA BHT), dodecyl gallat,
hydroquinone, ascorbyl palmiat, chất làm thơm ( tinh dầu).
- Sáp hydrocarbon, alcol và acid béo, dầu hydrogen hóa giúp điều chỉnh thể chất, ổn
định trạng thái phân tán của hệ
- Dầu thực vật, động vật hay dầu khoáng:
+Hòa tan các thành phần tan trong dầu,
+ Có tác dụng dươc lý: dầu paraffin, dầu thầu dầu trong nhũ tương uống, dầu hạt
bông, đậu tương trong nhũ tương tiêm cung cấp NL, dầu gan cá( vitamin A,D), dầu
gấc ( caroten)…
*Pha nước
- Nước tinh khiết
- Dung môi đồng tan với nước: Et OH. PG, PEG, Glycerin, pyrolidon.. làm tăng độ tan
dược chất ít tan, giữ ẩm
- Dược chất và tá dược tan trong nước
- Dịch chiết dược liệu
*Chất nhũ hóa: làm giảm  , giảm  , tạo màng mỏng liên tục , đơn /đa phân tử giữa
Dầu và Nước tạo thành lớp áo bao các thành phần của pha phân tán.
Các chất nhũ hóa thường dùng:
 Các chất nhũ hóa thực sự
Chất nhũ hóa diện hoạt cation: phân ly trong nước tạo cation, tương kỵ với anion.
Đại diện gồm có các hợp chất amoni bậc 4 như cetrimide, benzalkonium clorid
(thường phối hợp với alcol cetostearylic), hợp chất pyridium như hexadecyl
pyridinium clorid. Chất nhũ hóa diện hoạt cation tạo nhũ tương D/N.
Chất nhũ hóa diện hoạt anion: phân ly trong nước thành anion, tương kỵ với cation, có
thể tạo nhũ tương D/N hoặc nước N/D.
Đại diện: alkylsulfat như natri laurylsulfat, natri cetostearyl sulfat (tạo nhũ tương
D/N), các xà phòng như natri, kali hay amoni stearate, triethanolamine stearate hay
4
Lớp D16D-K13
oleat (tạo nhũ tương D/N), calci oleat (tạo nhũ tương N/D), các sulfonate hữu cơ như
natri docusate (tạo nhũ tương D/N).
Chất nhũ hóa diện hoạt lưỡng tính: tồn tại ở dạng cation ở pH thấp và anion ở pH cao,
nhũ hóa tạo nhũ tương D/N.
Đại diện: lipoid, lecithin, sphingomyelin, phosphatidylcholine, muối amoni bậc 4, các
acid amino sulfonic hoặc ester sulfat, …
Chất nhũ hóa không ion hóa gồm các chất nhũ hóa tan trong nước tạo nhũ tương D/N
và các chất nhũ hóa tan trong dầu tạo nhũ tương N/D. Đại diện: chất nhũ hóa tan trong
dầu gồm các span, …; chất nhũ hóa tan trong nước gồm các dẫn chất polyoxyethylen
như tween, cremophor, cetomacrogol, poloxamer (lutrol), các alcol
polyoxyethylenglycol ether như ceteth 20, cetomacrogol 1000, …
 Các chất nhũ hóa ổn định:
- là các chất đại phân tử, các polyme thiên nhiên hay nhân tạo, có tác dụng ổn định
nhũ tương do làm tăng độ nhớt pha ngoại, hoặc hấp phụ lên bề mặt phân cách pha, cân
bằng tỷ trọng hai pha. Các chất này không làm giảm sức căng bề mặt phân cách pha
nên không có tác dụng nhũ hóa thực sự.
Đại diện:
Các polymer tổng hợp tăng độ nhớt cho nhũ tương D/N: PEG, carbomer, dẫn chất
cellulose như CMC, Na CMC, HPMC, …
Các sterol như cholesterol (tạo nhũ tương N/D), natri cholat, natri tauro cholat (tạo
nhũ tương D/N), …
Các hydratcarbon tạo nhũ tương uống D/N: gôm xanthan, gôm adragant, gôm Arabic,
acid alginic, …
Các saponin tạo nhũ tương N/D dùng ngoài như cồn bồ hòn, cồn bồ kết, … lưu ý
saponin có thể gây phá máu nên chỉ dùng ngoài.
Các chất rắn được làm mịn hơn kích thước giọt tạo nhũ tương D/N: hectorit, bentonite,
kaolin, magnesi nhôm silicat, …

5
Lớp D16D-K13
Câu 2 : Trình bày định nghĩa và các cách phân loại nhũ tương thuốc.
a. Định nghĩa: Nhũ tương là một hệ phân tán cơ học vi dị thể được hình thành từ hai
chất lỏng không đồng tan, trong đó một chất lỏng là pha phân tán (pha nội, pha không
liên tục) được phân tán vào chất lỏng thứ hai là môi trường phân tán (pha ngoại, pha
liên tục) dưới dạng các tiểu phân cơ học có kích thước từ 0,1 đến hàng chục micromet
b. Cách phân loại nhũ tương thuốc
1. Theo nguồn gốc:
- Nhũ tương thiên nhiên gồm các sản phẩm có sẵn trong thiên nhiên dưới dạng nhũ
tương như sửa động vật và các nhũ tương chế từ các loại hạt có dầu và không có tác
dụng dược lý.
- Nhũ tương nhân tạo gồm các nhũ tương chế bằng cách dùng các chất nhũ hoá thích
hợp và lực gây phân tán để phối hợp hai pha dầu và nước tạo thành nhũ tương.
2. Theo tỉ lệ pha phân tán và môi trường phân tán:
- Nhũ tương loãng. - Nhũ tương đặc
Đa số các nhũ tương thuốc là những nhũ tương đặc trong đó pha phân tán thường
chiếm nồng độ từ 10 - 15% và cá biệt có trường hợp 80 - 90% (ví dụ thuốc xoa dầu
amoniac). Vì vậy, để điều chế chúng cần dùng các chất nhũ hoá thích hợp và kiểu nhũ
tương phụ thuộc vào tính hòa tan hoặc tính thấm của chất nhũ hoá, cũng như bản chất
của các chất nhũ hoá trong hỗn hợp và tỷ lệ của chúng 3. Theo mức độ phân tán Có
loại:
- Vi nhũ tương: kích thước các tiểu phân phân tán nhỏ gần bằng tiểu phân keo thuộc
hệ vi dị thể.
- Nhũ tương mịn: các tiểu phân có kích thước nhỏ từ 0,5 - 1 micromet.
- Nhũ tương thô: các tiểu phân có kích thước từ vài micromet trở lên
4. Theo kiểu nhũ tương Có loại:
- Nhũ tương thuốc kiểu D/N: các chất nhũ hóa dễ hòa tan trong nước hoặc dễ thấm
nước hơn dầu sẽ tạo kiểu nhũ tương D/N
- Nhũ tương thuốc kiểu N/D: các chất nhũ hoá dễ hòa tan hoặc dễ thấm dầu hơn nước
sẽ tạo kiểu nhũ tương N/D
Riêng đối với các vi nhũ tương, kiểu nhũ tương được hình thành phụ thuộc nhiều vào
sức căng bề mặt của hai pha. Thông thường: Nếu sức căng bề mặt của dầu lớn hơn sức
căng bề mặt của nước sẽ tạo vi - nhũ tương kiểu D/N Ngược lại, nếu sức căng bề mặt
của nước lớn hơn sức căng bề mặt của sẽ tạo vi nhũ tương kiểu N/D
5. Theo đường sử dụng thuốc Có loại:
Nhũ tương dùng trong:
- Nhũ tương tiêm, truyền:
+ Tiêm bắp có thể dùng hai kiểu nhũ tương D/N và ND.
+ Tiêm tĩnh mạch chỉ dùng kiểu nhũ tương D/N.
+ Truyền tĩnh mạch với liều lượng lớn (các nhũ tương cung cấp chất dinh dưỡng)
được điều chế kiểu D/N
- Nhũ tương uống. Chỉ uống các nhũ tương kiểu D/N.
6
Lớp D16D-K13
• Nhũ tương dùng ngoài: Các nhũ tương dùng ngoài (bôi, xoa đắp, đặt) lên da và niêm
mạc nhằm mục đích bảo vệ, phòng và chữa bệnh được dùng cả hai kiểu D/N và N/D

7
Lớp D16D-K13
Câu 3: So sánh nang cứng và nang mềm về thành phần cấu tạo.
* Giống nhau: Đều có chung cấu trúc đặc trưng của viên nang gồm:
-Vỏ rỗng đựng thuốc
-Dược chất đóng vào vỏ
Chung cách sử dụng: chủ yếu dùng để uống, ngoài ra còn dùng để đặt hoặc cấy dưới
da
* Khác nhau
Đặc điểm Viên nang cứng Viên nang mềm
Thành phần vỏ - Gelatin - Gelatin
nang - Chất màu, chất cản quang - Chất hoá dẻo 15-20 phần,
- Nước: hàm lượng nước thường là glycerin
30-40% - Nước: tỉ lệ 0,7-1,3 phần so với
lượng gelatin
Thiết kế vỏ Vỏ nang gồm 2 phần thân Vỏ nang là một khối thống
nang và nắp lồng khít với nhau nhất , mềm , dẻo dai
Hình dạng Hình con nhộng Hình tròn, hình oval, hình thuôn,
hình ống
Đặc tính của - Hấp thụ nước và tan - Vỏ thuốc dẻo chứa thành phần
nang nhanh trong cơ thể gelatin
- Dễ hấp thụ hơn so với - Hàm lượng gelatin ảnh hưởng
uống trực tiếp đến độ mềm dẻo và đàn hồi của
vỏ nang mềm

8
Lớp D16D-K13
Câu 4: Trình bày các phương pháp bào chế nang mềm: phương pháp nhỏ giọt và
ép khuôn. So sánh ưu nhược điểm của các phương pháp.
1. Phương pháp nhỏ giọt
Phương pháp này thực hiện nhờ các máy tạo nang nhỏ giọt ở qui mô nhỏ hoặc qui mô
công nghiệp. Quá trình tạo vỏ và đóng thuốc xảy ra đồng thời.
Trong quá trình chế nang, trước tiên, dung dịch vỏ nang được duy trì ở nhiệt độ 60°C
và được đưa qua đầu nhỏ giọt để tạo ra một vỏ rỗng. Cửa ra của đầu nhỏ giọt dung
dịch vỏ nang được chặn bởi đầu chứa dung dịch dược chất. Nghĩa là dung dịch dược
chất sẽ được đưa trực tiếp vào vỏ nang thông qua đầu nhỏ giọt. Điều này làm cho nang
"cắt giọt" và vỏ nang được đóng kín. Sau đó, nang được đặt vào dầu parafin lạnh
(khoảng 10°C) để đông rắn.
Sau khi nang đã đóng kín, chúng được chọn những nang đạt yêu cầu và tản đều , thổi
gió lạnh (dưới 10°C). Dầu parafin được rửa sạch bằng hỗn hợp dung môi như cồn và
aceton, rồi sấy ở nhiệt độ 40-45°C để bay hơi hết dung môi. Kiểm tra để loại bỏ
những nang không đạt yêu cầu (nang bị dính, nang có thành dày quá...)
2. Phương pháp ép khuôn
Đầu tiên người ta chế nang thủ công bằng cách ép giữa hai tấm kim loại đã được
khuôn. Hiện nay, dùng các máy ép nang có năng suất cao, tạo ra được nhiều loại nang
có hình dạng, màu sắc khác nhau.
Khi chế nang, dung dịch vỏ nang chứa trong bình được rót thành một lớp mỏng sang
trống quay đã được làm lành trước. Gặp lạnh, gelatin đông cứng thành màng mỏng.
Màng chuyển lên ống có bôi dầu và đưa vào trục tạo nang đã được làm nóng. Trục tạo
nang là hai ống hình trụ quay ngược chiều, trên mỗi trục có khuôn một nửa vỏ nang,
đối xứng nhau. Khi hai nửa vỏ nang tiếp xúc nhau, đáy nang được hàn kín trước, cùng
lúc đó dược chât được đóng vào nang nhờ một piston phân phối. Hai trục khuôn tiếp
tục quay, nang được hàn kín và cắt rời khỏi màng gelatin.
Phương pháp ép khuôn có hiệu suất cao, phân liều chính xác nhờ piston phân liều tự
động (sai số khối lượng nang khoảng từ 1-5%). Phương pháp này có thể tạo ra nhiều
nang có hình dạng khác nhau, có thể có hai màu khác nhau trên cùng một nang bằng
cách sử dụng hai giải gelatin được nhuộm màu.
Nang ép khuôn có thể dễ dàng phân biệt với nang nhỏ giọt hay nhúng khuôn do trên
thân nang có một gờ nhỏ. Nang ép khuôn đựng được nhiều loại dược chất: dung dịch
dầu, bột nhão thân dầu, bột nhão thân nước... Vì vậy, phương pháp này đang được
phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghiệp sản xuất vỏ nang mềm

9
Lớp D16D-K13
3. So sánh ưu nhược điểm của các phương pháp.
Phương pháp nhỏ giọt Phương pháp ép khuôn
Ưu - Tạo vỏ nang và đóng thuốc - Hiệu suất cao: phương pháp
điểm xảy ra đồng thời, giúp tiết kiệm này cho phép sản xuất nhiều viên
thời gian sản xuất nag trong một khoảng thời gian
- Dễ dàng điều chỉnh kích ngắn, tăng năng suất sản xuất
thước và hình dạng vỏ nang theo - Phân liều chính xác: sử dụng
yêu cầu piston phân phối tự động giúp đảm
- Phù hợp cho chế độ tạo vỏ bảo sự chính xác trong việc đóng
nang chứa các dung dịch dầu và các liều lượng dược chất vào nang
dược chất tan trong dầu - Đa dạng hóa hình dạng và
- Độ chính xác trong việc màu sắc: phương pháo này cho phép
đóng vỏ nang cao hơn so với tạo ra các viên nang với hình dạng
phương pháp nhúng khuôn và giúp và màu sắc đa dạng, tạo sự lựa chọn
đảm bảo độ đồng nhất của các viên và hấp dẫn cho người dùng
nang. - Khả năng chứa nhiều loại
dược chất: nang ép khuôn có thể
chứa nhiều dược chất khác nhau bao
gồm cả dung dịch dầu và bột nhão
thân dầu
Nhượ - Sai số về khối lượng nang - Sai số khối lượng nang:
c điểm thường lớn, gây ảnh hưởng đến độ khoảng 1-5%, có thể ảnh hưởng đến
chính xác của liều lượng thuốc liều lượng thuốc và hiệu quả của liệu
- Không phù hợp cho các dược pháp.
chất có hoạt lực mạnh hoặc yêu cầu - Đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật
về độ chính xác cao về liều lượng cao: đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm
- Hiệu suất tạo nang không của người thợ để đảm bảo chất lượng
cao, tốn nhiều thời gian và công và hiệu suất sản xuất
sức so với phương pháp tự động - Chi phí đầu tư ban đầu cao: là
hơn rào cản cho các doanh nghiệp nhỏ
- Yêu cầu kỹ năng và kinh muốn tham gia vào ngành sản xuất
nghiệm của người thợ làm việc với vỏ nang mềm.
máy tạo nang để đảm bảo chất
lượng và hiệu suất sản xuất.

10
Lớp D16D-K13
Câu 5: Trình bày ảnh hưởng của dược chất, tá dược đến sinh khả dụng của viên
nén.
a. Ảnh hưởng của dược chất
- Độ tan và tốc độ hoà tan: ảnh hưởng trực tiếp đến SKD của viên nén. Với dược chất
ít tan thì chính độ tan là yếu tố hạn chế hấp thu. Với dược chất dễ tan và hấp thu, khi
uống dễ gây tác dụng không mong muốn hay độc tính do nồng độ đỉnh vượt quá giới
hạn an toàn.
- Trạng thái kết tinh hay vô định hình; ảnh hưởng đến độ tan và độ bền của dược chất,
do đó ảnh hưởng trực tiếp đến SKD của thuốc. Dạng kết tinh là dạng có cấu trúc mạng
lưới tinh thể bền vững, khó hoà tan hơn dạng vô định hình. Cùng một dược chất,
nhưng dạng vô định hình dễ hoà tan hơn nên có thể tạo ra SKD cao hơn dạng kết tinh
- Hiện tượng đa hình: Các dạng kết tinh khác nhau của dược chất có tính chất vật lý
khác nhau. Dạng không bền dễ tan hơn dạng bền, do đó khi chế thành dạng bào chế, sẽ
có SKD cao hơn. Tuy nhiên, trong quá trình bào chế, các thao tác kỹ thuật như nghiền
bột, tạo hạt, đập viên, chế hỗn hợp phân tán rắn... đều có thể làm cho dược chất
chuyển từ dạng kết tinh không bền sang bền làm giảm SKD của thuốc.
- Hiện tượng hydrat hóa: dạng khan hay ngậm nước liên quan đến độ hoà tan của dược
chất. Thông thường dạng khan hoà tan trong nước nhanh hơn dạng ngâm nước, nên
hấp thu nhanh hơn. Trong quá trình sản xuất, dưới tác động của các yếu tố như nhiệt
độ, dung môi có thể làm cho dạng này chuyển sang dạng khác dẫn đến thay đổi SKD
của chế phẩm.
- Kích thước tiểu phân (KTTP): nhiều dược chất có tốc độ hấp thu phụ thuộc vào
KTTP như: cloramphenicol, tetracylin….Với dược chất dễ bị phân huỷ bởi dịch vị,
nếu nghiền mịn quá duợc chất sẽ dễ tan trong dịch vị và bị phân huỷ nhiều hơn. Với
dược chất có mùi vị khó chịu, khi nghiền mịn quá sẽ làm tăng độ mùi, có thể ảnh
hưởng đến hiệu quả điều trị.
- Độ ổn định hoá học của được chất Nhiều dược chất không bền về mặt hoá học dưới
tác động của ngoại môi bị oxy hoá, thuỷ phân, phản giáng bởi enzym, môi trường
acid... (vitamin, aspirin...). SKD của các chế phẩm bào chế từ các dược chất này sẽ bị
giảm dần trong quá trình bào chế và bảo quản.
b. ảnh hưởng của tá dược

11
Lớp D16D-K13
- Tá dược độn: quyết định tính chất cơ lý của hỗn hợp bột dập viên và của viên
nén, đồng thời ảnh hưởng đến cơ chế giải phóng dược chất của viên. Dược chất dễ tan,
khi dập viên với tá được độn không tan, quá trình hoả tan khuếch tán sẽ diễn ra từ từ,
do đó tốc độ hấp thu có thể sẽ xảy ra chậm hơn và ngược lại. Mặt khác, tá dược độn dễ
gây tương tác, tương kỵ với dược chất, làm giảm SKD của viên, tạo môi trường kiềm,
thúc đẩy phản ứng oxy hoá dược chất.
- Tá được dính: làm tăng liên kết tiểu phân, tạo độ bền cơ học cho viên, do đó có
xu hướng kéo dài thời gian rã của viên. Ngoài ra, tá dược dính lỏng còn đưa ẩm và
nhiệt vào viên, làm giảm SKD của viên chứa dược chất nhạy cảm với ẩm và nhiệt.
- Tá dược rã: Rã được coi là bước giải phóng, tiền đề cho bước hoà tan tiếp theo
của dược chất, mức độ rã liên quan đến diện tích bề mặt tiếp xúc của dược chất với
môi trường hoà tan. Đồng thời, tá dược rã ngoài có vai trò nhất định trong việc giúp
cho hệ thống vi mao quản phân bố đồng đều trong viên.
Tá được trơn: tá dược trơn có bản chất sơ nước, làm cho bề mặt viên khó thấm nước,
do đó có xu hướng kéo dài quá trình giải phóng, hoà tan của dược chất, tác động bất
lợi tới SKD của viên.

12
Lớp D16D-K13
Câu 6: Trình bày ảnh hưởng của dược chất, phương pháp – quy trình dập viên
đến sinh khả dụng của viên nén.
a. Ảnh hưởng của dược chất đến sinh khả dụng của viên nén
-Độ tan và tốc độ hoà tan: ảnh hưởng trực tiếp đến SKD của viên nén. Với dược chất ít
tan thì chính độ tan là yếu tố hạn chế hấp thu. Với dược chất dễ tan và hấp thu, khi
uống dễ gây tác dụng không mong muốn hay độc tính do nồng độ đỉnh vượt quá giới
hạn an toàn.
- Trạng thái kết tinh hay vô định hình; ảnh hưởng đến độ tan và độ bền của dược chất,
do đó ảnh hưởng trực tiếp đến SKD của thuốc. Dạng kết tinh là dạng có cấu trúc mạng
lưới tinh thể bền vững, khó hoà tan hơn dạng vô định hình. Cùng một dược chất,
nhưng dạng vô định hình dễ hoà tan hơn nên có thể tạo ra SKD cao hơn dạng kết tinh
- Hiện tượng đa hình: Các dạng kết tinh khác nhau của dược chất có tính chất vật lý
khác nhau. Dạng không bền dễ tan hơn dạng bền, do đó khi chế thành dạng bào chế, sẽ
có SKD cao hơn. Tuy nhiên, trong quá trình bào chế, các thao tác kỹ thuật như nghiền
bột, tạo hạt, đập viên, chế hỗn hợp phân tán rắn... đều có thể làm cho dược chất
chuyển từ dạng kết tinh không bền sang bền làm giảm SKD của thuốc.
- Hiện tượng hydrat hóa: dạng khan hay ngậm nước liên quan đến độ hoà tan của dược
chất. Thông thường dạng khan hoà tan trong nước nhanh hơn dạng ngâm nước, nên
hấp thu nhanh hơn. Trong quá trình sản xuất, dưới tác động của các yếu tố như nhiệt
độ, dung môi có thể làm cho dạng này chuyển sang dạng khác dẫn đến thay đổi SKD
của chế phẩm.
- Kích thước tiểu phân (KTTP): nhiều dược chất có tốc độ hấp thu phụ thuộc vào
KTTP như: cloramphenicol, tetracylin….Với dược chất dễ bị phân huỷ bởi dịch vị,
nếu nghiền mịn quá duợc chất sẽ dễ tan trong dịch vị và bị phân huỷ nhiều hơn. Với
dược chất có mùi vị khó chịu, khi nghiền mịn quá sẽ làm tăng độ mùi, có thể ảnh
hưởng đến hiệu quả điều trị.
- Độ ổn định hoá học của được chất Nhiều dược chất không bền về mặt hoá học dưới
tác động của ngoại môi bị oxy hoá, thuỷ phân, phản giáng bởi enzym, môi trường
acid... (vitamin, aspirin...). SKD của các chế phẩm bào chế từ các dược chất này sẽ bị
giảm dần trong quá trình bào chế và bảo quản

13
Lớp D16D-K13
b. Ảnh hưởng của phương pháp - quy trình dập viên
- Phương pháp tạo hạt ảnh hưởng đến độ bền cơ học của hạt, khả năng liên kết và độ
rã của viên, độ ổn định hoá học của được chất.
- Kích thước hạt, độ trơn chảy và độ ẩm của hạt ảnh hưởng đến khả năng liên kết của
viên, đến sự đồng nhất về khối lượng viên và hàm lượng dược chất trong viên.
- Lực nén liên quan đến độ xốp của viên, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến độ rã và khả
năng giải phóng được chất của viên. Trong sản xuất viên nén hay gặp hiện tượng quá
nên làm cho viên khó thấm nước, kéo dài thời gian rã. Đồng thời gây ra việc biến
dạng, gẫy vỡ tiểu phân, có thể làm thay đổi tốc độ hoà tan của dược chất, do đó mà
ảnh hưởng tới SKD của viên.
- Các loại thiết bị nghiên, trộn, máy dập viên đều có ảnh hưởng ở mức độ nhất định
đến khả năng giải phóng dược chất của viên

14
Lớp D16D-K13
Câu 7: Trình bày mục đích, yêu cầu và các cách tạo hạt trong bào chế thuốc viên
nén.
a. Mục đích tạo hạt trong bào chế thuốc viên nén
Mục đích của việc tạo hạt là tránh hiện tượng phân lớp của khối bột trong quá trình
dập viên, cải thiện độ chảy của bột dập viên, tăng cường khả năng liên kết của bột
làm cho viên dễ đảm bảo độ chắc và giảm hiện tượng dính cối chày khi dập viên.
b. Yêu cầu tạo hạt trong bào chế thuốc viên nén
- Có hình dạng thích hợp: tốt nhất là hình cầu. Hạt hình cầu có ma sát nhỏ, dễ chảy,
khi nén dễ liên kết thành viên
Có kích thước thích hợp: kích thước hạt ảnh hưởng đến độ trơn chảy và tỷ trọng hạt.
Hạt có kích thước phân bố đều đặn thì dễ chảy và do đó dễ đảm bảo sự đồng nhất về
khối lượng viên. Thông thường kích thước hạt thay đổi từ 0,5 - 2mm theo đường
kính viên (viên càng bé thì nên xát hạt càng nhỏ và ngược lại)
c. Các cách tạo hạt trong bào chế thuốc viên nén
1. Phương pháp tạo hạt ướt: Là phương pháp thông dụng nhất hiện nay do có nhiều ưu
điểm như:
- Dễ đảm bảo độ bền cơ học của viên, được chất dễ phản phối vào từng viên (do đó dễ
đảm bảo sự và đồng nhất về khối lượng viễn và về hàm lượng dược chất).
- Quy trình và thiết bị đơn giản, dễ thực hiện.
Tuy nhiên, phương pháp tạo hạt ướt cũng có những nhược điểm như:
- Dược chất bị tác động của ẩm và nhiệt (khi sấy hạt) có thể làm giảm độ ổn định.
- Quy trình kéo dài, trải qua nhiều công đoạn, tốn mặt bằng và thời gian sản xuất (nếu
là xát hạt qua tây).
Khi dập viên bằng phương pháp tạo hạt ướt, để đảm bảo chất lượng của viên nên cần
thực hiện tốt việc kiểm soát quá trình sản xuất: đề ra đúng yêu cầu chất lượng và các
thông số kỹ thuật cần đánh giá cho từng công đoạn
2. Phương pháp tạo hạt khô: Ưu điểm của phương pháp tạo hạt khô là:
- Tránh được tác động của ẩm và nhiệt đối với viên, do đó được dùng cho các viên
chứa dược chất không bền với ẩm và nhiệt (aspirin, vitamin C, ampicilin,..).
- Tạo hạt khô cũng tiết kiệm được mặt bằng và thời gian hơn tạo hạt ẩm.
Hạn chế của phương pháp tạo hạt khô là dược chất phải có khả năng trơn chảy và liên
kết nhất định và khó phân phối đồng đều vào từng viên (do hiện tượng phân lớp có thể
xảy ra khi trộn bột kép và dập viên). Ngoài ra, hiệu suất tạo hạt không cao và viên khó
đảm bảo độ bền cơ học

15
Lớp D16D-K13
Câu 8: Trình bày các phương pháp bào chế viên nén. So sánh ưu, nhược điểm
của các phương pháp.
Có 3 phương pháp bào chế viên nén: Tạo hạt ướt; tạo hạt khô và dập thẳng. Mỗi
phương pháp có những ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng khác nhau.
1. Phương pháp tạo hạt ướt
Là phương pháp thông dụng nhất hiện nay do có nhiều ưu điểm như: Dễ đảm bảo độ
bền cơ học của viên, dược chất dễ phân phối vào từng viên (do đó dễ đảm bảo sự đồng
nhất về khối lượng viên và về hàm lượng dược chất). Quy trình và thiết bị đơn giản, dễ
thực hiện.
Tuy nhiên, phương pháp tạo hạt ướt cũng có những nhược điểm như: Dược chất bị tác
động của ẩm và nhiệt (khi sấy hạt) có thể làm giảm độ ổn định. Quy trình kéo dài, trải
qua nhiều công đoạn, tốn mặt bằng và thời gian sản xuất (nếu là xát hạt qua rây). Khi
dập viên bằng phương pháp tạo hạt ướt, để đảm bảo chất lượng của viên nén, cần thực
hiện tốt việc kiểm soát quá trình sản xuất: Đề ra đúng yêu cầu chất lượng và các thông
số kỹ thuật cần đánh giá cho từng công đoạn.
a. Trộn bột kép
Viên nén thường là hỗn hợp của nhiều bột đơn, KTTP bột ảnh hưởng đến độ trơn
chảy, đến tỷ trọng biểu kiến, đến khả năng chịu nén, đến mức độ trộn đều của khối
bột. Với dược chất ít tan, KTTP còn ảnh hưởng trực tiếp đến SKD của viên. Do đó
trước khi trộn bột kép cần chú ý đến việc phân chia nguyên liệu đến mức độ quy định.
Khi trộn bột kép cần áp dụng kỹ thuật trộn đồng lượng để đảm bảo dược chất được
phân phối đồng đều trong viên, đặc biệt với các viên nén chứa hàm lượng dược chất
thấp. Khi lượng dược chất trong viên nhỏ có thể người ta không trộn bột kép mà hoà
dược chất vào tá dược dính lỏng để xát hạt (nếu dược chất tan được) hoặc bao từng lớp
lên hạt trước khi dập viên.
Thời gian trộn bột kép ảnh hưởng đến độ đồng nhất của khối bột, do đó ảnh hưởng đến
SKD của viên. Vì vậy cần được nghiên cứu xác định cụ thể cho từng công thức dập
viên. Có trường hợp thời gian trộn kéo dài quá, dược chất lại có xu hướng tách lớp.
Loại máy nghiền trộn và lực trộn có ảnh hưởng đến tính chất của viên nén về sau. Ví
dụ: Nghiền mạnh có thể làm chyển dạng kết tinh và thay đổi độ tan của cafein,
mebendazol,...

16
Lớp D16D-K13
b. Tạo hạt
Mục đích của việc tạo hạt và tránh hiện tượng phân lớp của khối bột trong quá trình
dập viên, cải thiện độ chảy của bột dập viên, tăng cường khả năng liên kết của bột làm
cho viên dễ đảm bảo độ chắc và giảm hiện tượng dính cối cày khi dập viên. Để dễ dập
viên, hạt phải dễ chảy và chịu nén tốt. Muốn vậy, hạt phải đáp ứng một số yêu cầu
sau:
- Có hình dạng thích hợp: Tốt nhất là hình cầu. Hạt hình cầu có ma sát nhỏ, dễ chảy,
khi nén dễ liên kết thành viên.
- Có kích thước thích hợp: Kích thước hạt ảnh hưởng đến độ trơn chảy và tỷ trọng hạt.
Hạt có kích thước phân bố đều đặn thì dễ chảy và do đó dễ đảm bảo sự đồng nhất về
khối lượng viên. Thông thường kích thước hạt thay đổi từ 0,5 - 2mm theo đường kính
viên (viên càng bé thì nên xát hạt càng nhỏ và ngược lại).
Tạo hạt ướt có thể thực hiện bằng cách xát hạt qua rây hoặc bằng thiết bị tầng sôi.
Xát hạt qua rây được thực hiện qua các bước sau:
- Tạo khối ẩm: Thêm tá dược dính lỏng vào khối bột, trộn cho đến lúc tá dược thấm
đều vào khối bột, tạo ra sự liên kết các tiểu phân bột vừa đủ để tạo hạt. Để tá dược dễ
thấm vào khối bột, nên dùng tá dược nóng, nhất là với những tá dược có độ nhớt cao
như dịch thể gelatin, hồ tinh bột. Lượng tá dược và thời gian trộn quyết định đến khả
năng liên kết của hạt. Thường phải qua thực nghiệm để xác định các thông số cụ thể
cho từng công thức.
- Xát hạt: Khối ẩm sau khi trộn đều, để ổn định trong một khoảng thời gian nhất định
rồi xát qua cỡ rây quy định. Kiểu rây xát hạt và cách xát ảnh hưởng đến hình dạng và
mức độ liên kết của hạt. Nếu khối ẩm quá ẩm và lực xát hạt lại lớn thì dễ tạo thành các
sợi dài. Để thu được hạt có hình dạng gần giống với hình cầu, tốt nhất là xát hạt qua
rây đục lỗ với lực xát hạt vừa phải.
Với dược chất khó tạo hạt hoặc hạt có màu, có thể xát hạt hai lần để thu được hạt đạt
yêu càu và có màu sắc đồng nhất.
- Sấy hạt: Trước khi sấy có thể để thoáng gió cho hạt se mặt, sau đó đưa vào buồng
sấy và nâng nhiệt độ từ từ cho hạt dễ khô đều. Trong quá trình sấy, thỉnh thoảng đảo
hạt, tách các cục vón và kiểm tra nhiệt độ sấy.

17
Lớp D16D-K13
Hạt thường được sấy cho đến độ ẩm từ 1 - 7% tuỳ từng loại dược chất. Độ ẩm hạt ảnh
hưởng đến độ trơn chảy của hạt và mức độ liên kết tiểu phân khi dập viên, còn nhiệt
độ sấy hạt ảnh hưởng đến độ ổn định hoá học của dược chất.
- Sửa hạt: Hạt sau khi sấy, phải xát lại nhẹ nhàng qua cỡ rây quy định để phá vỡ các
cục vón, tạo ra được khối hạt có kích thước đồng nhất hơn.
c. Dập viên
Hạt sau khi sấy đến độ ẩm quy định, đưa trộn thêm tá dược trơn, tá dược rã ngoài rồi
dập thành viên. Có nhiều loại máy dập viên khác nhau hoạt động theo nguyên tắc: Nén
hỗn hợp bột hoặc hạt giữa hai chày trong một cối (buồng nén) cố định.
2. Phương pháp tạo hạt khô
Ưu điểm của phương pháp tạo hạt khô là tránh được tác động của ẩm và nhiệt đối với
viên, do đó được dùng cho các viên chứa dược chất không bền đối với ẩm và nhiệt
(aspirin, vitamin C, ampicilin,...). Tạo hạt khô cũng tiết kiệm được mặt bằng và thời
gian hơn tạo hạt ẩm.
Hạn chế của phương pháp tạo hạt khô là dược chất phải có khả năng trơn chảy và liên
kết nhất định và khó phân phối đồng đều vào từng viên (do hiện tượng phân lớp có thể
xảy ra khi trộn bột kép và dập viên). Ngoài ra, hiệu suất tạo hạt không cao và viên khó
đảm bảo độ bền cơ học.
Phương pháp tạo hạt khô được tiến hành qua các công đoạn sau:
- Trộn bột kép: Chủ yếu là trộn bột dược chất với bột tá dược dính khô, tá dược rã.
Tiến hành trộn và kiểm tra như với phương pháp xát hạt ướt.
- Dập viên to - tạo hạt: hiện nay người ta tạo hạt khô bằng phương pháp cán ép: Bột
kép được cán ép thành tấm mỏng (dày khoảng 1 mm) giữa hai trục lăn. Sau đó, xát vỡ
tấm mỏng để tạo hạt. Hạt thu được theo phương pháp này gọi là hạt compact.
- Dập viên: Sau khi có hạt khô, tiến hành dập viên có khối lượng quy định như phương
pháp tạo hạt ướt.
3. Phương pháp dập thẳng
Dập thẳng là phương pháp tạo viên không qua công đoạn tạo hạt. Do đó tiết kiệm
được mặt bằng sản xuất và thời gian, đồng thời tránh được tác động của ẩm và nhiệt
tới dược chất. Viên dập thẳng thường dễ rã, rã nhanh nhưng độ bền cơ học không cao
và chênh lệch hàm lượng dược chất giữa các viên trong một lô mẻ sản xuất thường là
khá lớn.
18
Lớp D16D-K13
Các bước: Trộn bột kép Dập thẳng

*So sánh Ưu nhược điểm của 3 phương pháp


Xát hạt ướt Xát hạt khô Dập thẳng
Ưu - Dễ đảm bảo độ - Quá trình tạo hạt
- Quy trình đơn giản giúp
điểm bền cơ học cho khô không sử dụng
tiết kiệm chi phí đầu tư
viên nhiệt và ẩm nên tránh
trang thiết bị, cơ sở vật chất
- Tăng độ trơn được tác động của
và tiết kiệm nhân lực cũng
chảy và khả năng nhiệt và ẩm lên độ ổn
như thời gian sản xuất.
chịu nén của khối định của dược chất,
- Tiết kiệm chi phí nghiên
bột. do đó có thể dùng để
cứu sản phẩm, thẩm định
- Dễ phân phối tạo hạt cho các dược
máy móc, quy trình sản
đều dược chất chất kém bền với hai
xuất và chi phí kiểm
trong viên nên yếu tố này, ví dụ như
nghiệm.
đảm bảo độ đồng các kháng sinh,
- Tăng tính đồng nhất giữa
đều khối lượng và vitamin, aspirin, …
các lô vì quy trình sản xuất
hàm lượng. - So với phương pháp
gồm ít bước hơn.
- Tăng khả năng tạo hạt ướt, tạo hạt
Hạn chế nhiễm chéo và hao
thấm ướt của hạt khô tiết kiệm được
hụt sản phẩm.
- Giảm độ xốp của diện tích mặt bằng, ít
- Tốc độ phóng thích dược
khối bột và giảm công đoạn hơn nên
chất ít thay đổi theo thời
bụi trong quá trình tiết kiệm thời gian
gian bảo quản.
dập viên hơn. Tăng độ ổn định cho sản
phẩm.
- Ít gây hư hỏng dược chất,
áp dụng được cho cả các
hoạt chất dễ bị phá hủy bởi
nhiệt và ẩm hay nhạy cảm
với dung môi.
Nhượ - Không thích hợp - Dược chất muốn tạo - Phạm vi ứng dụng hạn
c điểm với các dược chất hạt khô thì cần phải chế, khó áp dụng viên có
nhạy cảm với trơn chảy tốt và khả hàm lượng dược chất quá
19
Lớp D16D-K13
nhiệt và ẩm do năng chịu nén tốt, cao hay quá thấp.
làm ảnh hưởng hoặc cần tá dược độn - Tá dược đắt tiền hơn và
đến độ ổn định của trơn chảy tốt với tỉ lệ phải đáp ứng một số yêu
dược chất và chất tương đối lớn cầu kỹ thuật.
lượng của chế - Dễ xảy ra hiện
phẩm. tượng tách lớp, dược
- Quy trình tạo hạt chất khó được phân
ướt trải qua nhiều phối đều
công đoạn, tốn Chất lượng hạt (hình
thời gian, tốn mặt thức, độ bền cơ học)
bằng sản xuất, kém hơn phương
thiết bị sử dụng pháp tạo hạt ướt.
khó vệ sinh. Điều Tính ổn định trong
này có thể khắc quy trình sản xuất
phục bằng cách cũng kém hơn tạo hạt
tạo hạt ướt bằng ướt.
thiết bị tầng sôi Dễ phát bụi trong quá
tuy nhiên trong trình tạo hạt.
phương pháp này Hiệu suất tạo hạt
dược chất khó không cao.
phân tán đều trong
hạt và chi phí cao.

20
Lớp D16D-K13

Câu 9: Trình bày vai trò và yêu cầu đối với tá dược trong công thức thuốc mỡ.
a. Vai trò của tá dược:
Dưới ánh sáng của sinh dược học, tá dược thuốc mỡ là môi trường phân tán, nó có tác
dụng tiếp nhận, bảo quản, giải phóng được chất và dẫn thuốc qua da và niêm mạc với
mức độ và tốc độ thích hợp, đảm bảo hiệu quả điều trị mong muốn.
Cũng như tất cả tả được sử dụng cho các dạng thuốc khác, tá dược thuốc mở không
những chỉ là các chất mang của dược chất mà nó còn là yếu tố tích cực cho quá trình
giải phóng, hấp thu và trị liệu
b. Yêu cầu đổi với tá được:
- Phải có khả năng tạo với các được chất thành hỗn hợp đồng đều, trong đó dược chất
dễ đạt độ phân tán cao.
- Phải không có tác dụng được lý riêng và không cản trở được chất phát huy tác dụng.
- Phải có pH trung tính hoặc neid nhẹ, gần giống với pH của da.
- Không cần trở các hoạt động sinh lý bình thường của da, không làm khô và không
gây kích ứng da.
- Phải giải phóng được chất với mức độ và tốc độ mong muốn.
- Phải bốn vùng về mặt lý - hoá, không để bị hỏng bởi nấm mốc và vi khuẩn.
- Ít gây bẩn da và quần áo, dễ rửa sạch...
Ngoài ra, còn tuỳ theo mục đích sử dụng của thuốc mỡ, tình trạng của da và niêm mạc
nơi dùng thuốc, tá dược phải đáp ứng thêm những yêu cầu đặc biệt như:
- Nếu dùng để điều chế thuốc mô bảo vệ da, ngoài các yêu cầu chung tả được còn
phải là những chất không có khả năng thấm nhưng có khả năng che chở, bảo vệ cao và
rất ít hoà tan hoặc thẩm đối với các được chất độc hại. hoặc có tác dụng gây kích ứng
như các acid, kiểm, các dung môi hữu cơ....
- Để điều chế thuốc mỡ tác dụng điều trị tại các tổ chức tương đối sâu của da (nôi bì,
hạ bì...) hoặc có tác dụng toàn thân, tá được phải có khả năng thẩm cao, giải phóng
nhanh hoạt chất.
- Dùng cho thuốc mỡ vô khuẩn (mở kháng sinh, mô tra mất), tã được phải có khả
năng tiệt khuẩn ở nhiệt độ cao.
- Với các thuốc mà dùng bôi lên niêm mạc ướt hoặc để làm săn so (ví dụ dùng để chữa
bệnh chàm chảy nước), tá được phải có khả năng hút (nhũ hoá) mạnh.
Tuỳ theo tính chất hoả lý của được chất, yêu cầu sử dụng và điều trị mà chọn lựa tá
được cho thích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu về thực tiễn, giải phóng hấp thu thuốc.

21
Lớp D16D-K13

Câu 10: Trình bày ưu nhược điểm của hệ trị liệu qua da.
Ưu điểm
+ Thuốc hấp thụ qua da vì vậy tránh được những yếu tố ảnh hưởng như: pH của dịch
tiêu hoá, thức ăn trong dạ dày...
+ Dược chất hấp thu thẳng vào hệ mạch, tránh được những chuyển hoá qua gan lần
đầu có thể bị phân huỷ hoặc giảm hiệu lực điều trị.
+ Do thuốc được dự trữ và giải phóng theo mức độ và tốc độ xác định, cho nên những
dược chất có thời gian bán huýt, ngắn không còn đáng lo ngại do nồng độ trong máu
không đảm bảo ngưỡng điều trị. Nồng độ thuốc luôn luôn được duy trì trong vùng có
tác dụng điều trị. Cũng vì vậy, rất thích hợp cho những bệnh nhân cẩn dùng thuốc
thường xuyên như: Bệnh tim mạch, huyết áp, hen suyễn
+ Bệnh nhân không cần phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày và thời gian ban đêm
không còn phải lo ngại.
Nhược điểm
+ Độ thẩm thấu của hệ trị liệu qua da thấp
+ Có khả năng gây kích ứng da
+ Áp dụng đối với những dược chất có tác dụng mạnh, liều không quá 2 mg/ngày.
+ Các hoạt chất ở dang bào chế này phải bền vững, không quá nhạy cảm và gây kích
ứng da.

22
Lớp D16D-K13

Câu 11: Trình bày sự hấp thu dược chất từ thuốc đạn đặt trực tràng, từ đó phân
tích ưu điểm của dạng thuốc đạn.
a. Sự hấp thu được chất từ thuốc đạn
Do đặc điểm sinh lý riêng, trực tràng có hệ tính mạch dày đặc được chia thành ba
vùng: Tĩnh mạch trực tràng dưới, tính mạch trực tràng giữa và tĩnh mạch trực tràng
trên. Sau khi đặt vào trực tràng, viên thuốc được chảy lỏng hoặc hoà tan trong niêm
dịch, được chất được giải phóng và hấp thu vào cơ thể theo các đường sau:
Đường thứ nhất: Theo tĩnh mạch trực tràng dưới (1) và tĩnh mạch trực tràng nữa (2)
qua tĩnh mạch không phải qua gan. chủ dưới (5) rồi vào hệ tuần hoàn chung
Đường thứ hai: Theo tĩnh mạch trực tràng trên (3) vào tĩnh mạch của (4), qua gan rồi
vào hệ tuần hoàn chung.
Đường thứ ba: Theo hệ lympho rồi vào hệ tuần hoàn.
Trên thực tế lượng được chất được hấp thu theo hệ lympho là không đáng kể, có thể
xem như từ dụng thuốc đạn dược chất được hấp thu vào cơ thể theo 2 đường trên là
chủ yếu. Về tỷ lệ dược chất được hấp thu theo mỗi đường nhiều công trình nghiên cứu
bằng thực nghiệm đã chứng minh rằng Tuỳ thuộc vào vị trí của viên thuốc đặt vào trực
tràng, nếu như viên thuốc đặt ở vùng tĩnh mạch trực tràng dưới thì tỷ lệ được chất
được hấp thu theo đường thủ nhất là 70% và theo đường thứ hai là 300, còn nếu như
viên thuốc đạt ở vùng tĩnh mạch trực tràng giữa thì tỷ lệ được chất được hấp thu theo
mỗi đường là 50%
Qua đó cho thấy dạng thuốc đạn có nhiều ưu điểm
b. Ưu điểm:
- Có khoảng từ 50-70% lượng dược chất sau khi hấp thu được chuyển vào hệ tuần
hoàn không phải qua gan không bị phân huỷ ở gan trước khi gây tác dụng.
- Dạng thuốc đạn còn thích hợp với các dược chất có mùi khó chịu, dễ gây nôn mửa
khi uống, các dược chất dễ bị phân huỷ bởi dịch dạ dày. hoặc các dược chất bị chuyển
hoá nhanh ở gan.
- Dạng thuốc đạn cũng thích hợp với người bệnh là phụ nữ có thai dễ bị nôn khi uống
thuốc, trẻ em còn bé rất sợ uống thuốc trường hợp người bệnh ở trạng thái hôn mê
không thể uống thuốc.
c. Nhược điểm
- Thuốc đặt hấp thu chậm và sinh khả dụng biến thiên khó dự đoán. Chất thải có
ảnh hưởng đến cả mức độ và tốc độ hấp thu thuốc
- Có thể bị rò rỉ hoặc đẩy thuốc ra ngoài hoặc ra khỏi vị trí sau khi đặt.
- Thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc trực tràng hoặc gây cảm giác khó chịu khi
đặt.
Nguy cơ phát triển bệnh viêm đại tràng

23
Lớp D16D-K13

Câu 12: kể tên các thành phần của thuốc đặt, trình bày về tá dược nhũ hóa
Thành phần:
*Dược chất
*Tá dược:
- Tá dược béo:
+ Dầu, mỡ, sáp: Bơ, ca cao, các chất thay thế bơ ca cao
+ Dẫn chất của dầu mỡ sáp: dầu mỡ hydrogen hóa, TG bán tổng hợp
- Tác dược thân nước:
+ Glycerin – gelatin
+ PEGs
- Tá dược nhũ hóa: Propylen glycol monostearat, Tween 61
- Các tá dược khác:
+ TD giảm hút ẩm: Aerosil
+ TD kiểm soát nhiệt độ chảy lỏng: Sáp ong, bentonite…
Cơ chế giải phóng dược chất: vừa chảy lỏng ở thân nhiệt vừa nhũ hóa niêm dịch. Để
đảm bảo dược chất được giải phóng hoàn toàn, người ta thường sử dụng tá dược nhũ
hóa có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn thân nhiệt
Có hai loại tá dược nhũ hóa:
 Tá dược nhũ hóa tạo nhũ tương N/D: chủ yếu nhằm mục đích gây tác dụng tại
chỗ, đại diện Monolen
 Tá dược nhũ hóa tạo nhũ tương D/N: chủ yếu nhằm mục đích gây tác dụng toàn
thân, đại điện Tween 61.
- Monolen hay propylenglycol monostearate: có độ bền cơ học cao hơn bơ cacao, mà
có nhiệt độ nóng chảy 36-37°C. Monolen có nhiều ưu điểm như bền vững trong quá
trình bảo quản, dễ đổ và lóc khuôn, thích hợp với nhiều loại dược chất và dịu với niêm
mạc, không có tác dụng dược lý riêng.
- Tween 61 hay Polyethylenglycol 4-sorbitan monostearate: có thể phối hợp với tween
60, glycerin monostearate, dầu lạc hydrogen hóa hoặc dùng riêng lẻ với ưu điểm nhiệt
độ nóng chảy 35-37°C, chảy nhanh ở thân nhiệt và thích hợp với nhiều loại dược chất.
- Ưu điểm chung của nhóm tá dược này là giải phóng dược chất nhanh đồng thời đưa
dược chất hấp thu nhanh qua niêm mạc
24
Lớp D16D-K13

Câu 13:
Trả lời:
a. Cho biết cấu trúc hóa lý của công thức trên
- Dạng bào chế: Thuốc mỡ kiểu nhũ tương
- Cấu trúc hóa lý: Do dược chất được hòa tan trong tá dược nên thuốc mỡ trên có cấu
trúc là dung dịch, thuốc thuộc hệ phân tán đồng thể (còn gọi là thuốc mỡ một pha).
b. Quy trình bào chế
- Cân các tá dược Alcol cetylic, vaselin, sáp ong cho vào lọ thủy tinh có nắp, đun
chảy cách thủy
- Cân các dược chất Camphor, menthol, methyl salicylat vào cốc có mỏ trộn cho
chảy lỏng, thêm acid salicylic vào hỗn hợp trên hòa tan.
- Cho hỗn hợp dược chất đã chảy lỏng trên vào lọ tá dược, đậy nắp, đun cách
thủy và lắc đến đồng nhất.
- Để khối thuốc hạ nhiệt độ xuống gần đông đặc (khoảng 40oC), đóng thuốc vào
lọ nhựa rộng miệng có nắp.
- Dán nhãn đúng quy chế.
Câu 14:
b. Xác định cấu trúc hóa lý của thuốc trên. Giải thích.
Hỗn dịch vì dược chất không tan trong dung môi
b. Trình bày vai trò các thành phần trong công thức.
Dược chất: Kháng sinh phối hợp
+ Sulfamethoxazol: là bột kết tinh màu trắng, không tan trong nước, đóng vai trò là
dược chất, có tác động trung gian dùng điều trị nhiễm trùng đường tiểu, sinh dục,
nhiễm trùng da.
+ trimethoprim: là bột kết tinh màu trắng hoặc trắng hơi vàng, rất khó tan trong nước,
đóng vai trò là dược chất, điều trị đợt cấp của viêm phế quản, dự phòng lâu dài nhiễm
khuẩn tiết niệu tái phát, nhiễm khuẩn tiết niệu dưới cấp tính.
+ Nipagin (methyl paraben): kháng nấm, kháng khuẩn: làm chất bảo quản
+ NaCMC (sodium carboxy methyl cellulose): là chất gây thấm, làm tăng độ nhớt, ổn
định hỗn dịch
25
Lớp D16D-K13
+ Natri saccharin: là chất tạo ngọt
+ Tween 80 (polysorbate 8): Sử dụng làm chất gây thấm, ổn định hỗn dịch
+ Propylen glycol : là chất tạo keo thân nước, ổn định hỗn dịch
+ Acid citric: acid hữu cơ yếu, điều hương vị
+ Vanilin: là chất thơm, tạo mùi thơm
+ Nước tinh khiết: là môi trường phân tán, hoà tan các tá dược có trong công thức
c. Nêu tên phương pháp bào chế. Trình bày các bước tiến hành trong kỹ thuật
bào chế thuốc trên.
*Phương pháp bào chế: Phương pháp phân tán (trộn đều đơn giản)
*Kỹ thuật bào chế:
- Cân sulfamethoxazol và trimethoprim, nghiền mịn, trộn thành bột kép.
- Ngâm NaCMC (natri carboxymethyl cellulose) trong khoảng 10ml nước ấm cho
trương nỏ hoàn toàn, thêm Tween 80 trộn đều
- Dùng chày cối đã sấy khô nghiền mịn riêng rẽ 2 dược chất là sulfamethoxazole vfa
trimethoprim, sau đó trộn thành bột kép
- Tiếp theo cho hợp dịch natri carboxymethyl cellulose và Tween 80 vào cối rồi
nghiền kỹ thành bột nhão. Khi tiến hành bước nghiền ướt này cần chú ý cho hợp dịch
vào cối theo nguyên tắc đồng lượng.
- Sau đó ta hòa tan nipagin vào propylen glycol trong cốc có mỏ
- Trong cốc có mỏ khác hòa tan natri saccharin và acid citric vào nước
- Phối hợp hai dung dịch trên, sau đó kéo hỗn dịch trong cối vào cốc có chân
- Bổ sung thêm chất thơm
- Thêm nước cất vừa đủ 60ml, lắc đều.
- Cuối cùng đóng chai,dán nhãn đúng quy chế, có nhãn phụ “lắc trước khi dùng”.
Thuốc uống điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đưòng hô hấp (viêm khí quản, phế quản),
đường tiêu hoá, đường tiết niệu-sinh dục
Chất lượng thành phẩm: Theo tiêu chuẩn cơ sở

26
Lớp D16D-K13
Câu 15:

a. Xác định cấu trúc hóa lý của thuốc trên. Giải thích.
Cấu trúc là nhũ tương vì trong công thức có tá dược pha dầu và pha nước
b. Trình bày vai trò các thành phần trong công thức.
-Indomethacin là dược chất với vai trò là thuốc chống viêm không steroid, có tác dụng
trong phẫu thuật tại mắt và trong một số trường hợp điều trị hậu phẫu như chống viêm
sau phẫu thuật đục thuỷ tinh thể hay một vài phẫu thuật tiền phòng, ức chế co đồng tử,
giảm đau sau phẫu thuật giác mạc.
-Miglyol 810( Triglycerid mạch trung bình): là dung môi thân dầu hoà tan dược chất
indomethacin
- Tween 80: Chất nhũ hoá với vai trò hình thành và ổn định nhũ tương
- Span 80: là chất nhũ hoá không ion hoá, giúp phân tán đồng nhất hai pha dầu nước
với nhau. Nhũ tương có độ nhớt cao hơn dung dịch nên dạng nhỏ mắt này sẽ có sinh
khả dụng cao hơn do tăng bám dính, kéo dài thời gian lưu thuốc trước giác mạc. Ngoài
ra, chất nhũ hoá còn giúp dược chất khuếch tán vào màng nước mắt dễ dàng và tăng
thấm qua giác mạc tốt hơn.
- Acid boric và natri borat: là hệ đệm giúp điều chỉnh pH của thuốc nhỏ mắt. Ngoài ra
nó cũng làm tăng độ tan và độ ổn định dược chất, và còn có tác dụng sát khuẩn nhất
định.
- Glycerin: có tác dụng tăng độ nhớt, góp phần tăng độ bám dính, kéo dài tác dụng của
thuốc. Ngoài ra, glycerin còn là dung môi đồng tan với nước đóng vai trò điều chỉnh tỷ
trọng pha nước, tăng độ ổn định cho nhũ tương. Glycerin còn hạn chế được sự ảnh
hưởng của vi sinh vật trong pha nước. nhưng chú ý cần dùng hạn chế vì glycerin có
tính háo ẩm.
- Thuỷ ngân phenyl borat: là chất sát khuẩn để hạn chế ảnh hưởng của vi sinh vật
trong pha nước.
-Nước cất: đóng vai trò bổ sung thể tích cho nhũ tương.
c. Trình bày kỹ thuật bào chế.
*Chuẩn bị pha dầu
- Tiệt khuẩn Miglyol ở nhiệt độ 160oC trong 2h.
- Cân lượng dược chất và tá dược như công thức.
27
Lớp D16D-K13
- cho Miglyol đã tiệt khuẩn ở trên vào bát sứ, rồi thêm span đã đun nóng khoảng
70oC, hoà tan dược chất.
- Lọc qua màng lọc PTFE với kích thước lỗ xốp là 0,45 mcm.
*Chuẩn bị pha nước:
-Hoà tan lần lượt acid boric, natri borat, tween 80, thuỷ ngân phenyl borat và glycerin
vào cốc có mỏ chứa nước cất pha tiêm đã đun nóng đến 80oC.
-Kiểm tra pH, có thể điều chỉnh bằng HCl hoặc NaOH 1M đểpH = 5- 7. Lọc dung dịch
qua màng lọc với kích thước lỗ là 0,2 mcm.
Phối hợp pha dầu vào pha nước nhờ thiết bị siêu âm để phân tán hai pha( chọn thông
số thích hợp, thời gian khoảng 1 phút).
Dùng nước cất pha tiêm đã lọc qua màng 0,2 mcm để bổ sung thẻ tích, khuấy đều.
Đóng lọ chất dẻo 5ml, dán nhãn , nhãn có dòng chữ lưu ý ‘ lắc trước khi dùng”( chú ý
lọ chất dẻo đã được xử lí).
d. Kể tên các biện pháp đảm bảo vô khuẩn cho thuốc này. Kể tên các giai đoạn
trong kỹ thuật bào chế cần tiệt khuẩn.
* Các phương pháp tiệt khuẩn dung dịch thuốc nhỏ mắt có thể áp dụng bao gồm:
Độ vô khuẩn của thuốc nhỏ mắt được xác định bằng cách nuôi cấy mẫu thuốc cần
kiểm tra trong môi trường nuôi cấy thích hợp để xem có sự phát triển của vi khuẩn,
nấm mốc, nấm men hay không. Có hai phương pháp thử là phương pháp màng lọc và
phương pháp cấy trực tiếp.
Tiệt khuẩn từng pha bằng cách lọc qua các màng lọc thích hợp hoặc với pha dầu có
thể tiệt khô, pha nước có thể tiệt ẩm
Phối hợp hai pha dầu nước trong điều kiện vô khuẩn: có thể phối hợp pha nội vào pha
ngoại, hoặc phối hợp hai pha đồng thời.

28
Lớp D16D-K13
Câu 16: Viên nén Paracetamol 325 mg
a. Nêu tên phương pháp bào chế. Giải thích sự lựa chọn. Ưu nhược điểm của
phương pháp bào chế.
* Phương pháp bào chế: Phương pháp xát hạt ướt
Do paracetamol có đặc tính là chất khô, tơi xốp nên trơn chảy kém, chịu nén kém, liên
kết kém nên không tạo được hạt khô và cũng không dập thẳng được, vì vậy chọn
phương pháp xát hạt ướt . Phương pháp này thích hợp cho hoạt chất bền không biến
đổi với nhiệt và ẩm
* Ưu ,nhược điểm của phương pháp bào chế.
Ưu điểm:
- Đảm bảo độ bền cơ học cho viên
- Tăng độ trơn chảy và khả năng chịu nén của khối bột
- Dễ phân phối đều dược chất trong viên nên đảm bảo độ đồng đều khối lượng và hàm
lượng
- Tăng khả năng thấm ướt của hạt
- Giảm độ xốp của khối bột và giảm bụi trong quá trình dập viên.
Nhược điểm:
- Chỉ áp dụng với dược chất bền với nhiệt và ẩm do làm ảnh hưởng đến độ ổn định của
dược chất.
- Qui trình tạo hạt ướt trải qua nhiều công đoạn, tốn thời gian, thiết bị khó vệ sinh.
b. Trình bày vai trò các thành phần trong công thức.
- Paracetamol:là bột kết tinh màu trắng không mùi, hơi tan trong nước, rất khó tan
trong chloroform, ether, dễ tan trong kiềm, ethanol 96%, nhẹ, tơi xốp, khó liên kết ,
khả năng chịu nén kém.Có tác dụng giảm đau , hạ sốt. Đóng vai trò là dược chất
- Cellulose vi tinh thể: thuộc nhóm cellulose biến tính, đóng vai trò vừa là tá dược
độn vừa là tá dược rã trong công thức viên nén.
- Tinh bột mì: đóng vai trò là tá dược độn, rã
- Hồ tinh bột 10%: Tá dược dính, liên kêt bột hình tạo hạt
-Talc: là tá dược trơn, có tác dụng làm trơn và điều hòa sự chảy, tác dụng chính là
chống dính chày cối trong quá trình dập viên
- Magnesi stearat: đóng vai trò tá dược trơn trong công thức, chủ yếu làm giảm ma sát
với chày cối, và tạo độ bóng cho viên.
29
Lớp D16D-K13
c. Trình bày kỹ thuật bào chế.
Giai đoạn 1: tạo hạt
- Cân các nguyên liệu theo công thức
- Phân tán tinh bột sắn (10g) trong nước lạnh(100ml) , đun hỗn hợp trên đèn cồn
hoặc bếp phù hợp, vừa đun vừa khuấy tới khi thu được hồ trong suôt, đun sôi 1-2 phút.
- Nghiền mịn Paracetamol, tinh bột mì, rây qua rây 250
- Trộn bột kép paracetamol, tinh bột mì, cellulose vi tinh thể
- Đưa hỗn hợp bột kép và dung dịch hồ tinh bột vào máy sấy tầng sôi, tạo hạt →
xát hạt qua rây 1000 → sấy 500C ở 20 phút
Giai đoạn 2: Dập viên
- Đánh giá một số đặc tính của cốm trước khi dập viên
- Nghiền mịn và rây Talc, magnesi stearate qua rây 180
- Trộn hạt khô với tá dược trơn
- Dập viên với bộ chày cối có đường kính 12mm, lực gây vỡ viên 8-10 kP
- Kiểm tra khối lượng trung bình viên
- Đóng lọ, dán nhãn đúng quy chế

Câu 17: Viên nang Cloramphenicol 250 mg


a. Vỏ nang số 1 1 vỏ
b. Trình bày vai trò các thành phần trong công thức.
-Cloramphenicol: đóng vai trò là dược chất, là kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn, có
thể diệt khuẩn, dùng trong điều trị ,dự phòng nhiễm khuẩn gram dương,khó tan trong
nước, tan tốt trong các loại cồn như methanol, ethanol. Nhiệt độ nóng chảy của dược
chất là 149-1530C, kém bền ở nhiệt độ lớn hơn 800C
- Lactose: là đường thuộc nhóm tá dược độn tan trong nước

30
Lớp D16D-K13
- Cellulose vi tinh thể: là tá dược độn, giúp cho dạng thuốc bền hơn, dễ bào chế nhờ
khả năng phân bố trộn lẫn tốt, dễ sấy khô, độ bền cơ học tốt, độ mài mòn thấp, lực nén
không cần lớn mà vẫn tạo được viên chắc, đẹp.
- Natri lauryl sulfat: đóng vai trò là tá dược trơn giúp bột chảy tốt, phân liều tốt hơn ,
vừa là một chất diện hoạt anion, tích điện âm nên có tác dụng giảm sức căng bề mặt,
giúp thuốc tăng thấm vào tuần hoàn, tăng sinh khả dụng..
- Aerosil: là tá dược trơn, có thể bám dính lên bề mặt giúp cải thiện độ trơn chảy của
các tiểu phân khác. Ngoài ra, nó cũng có thể chống hút ẩm, tăng ổn định cho thuốc.
- Talc: Là một tá dược trơn, tác dụng điều hòa sự chảy của hạt
- Dung dịch PVP: là một dạng tá dược dính lỏng giúp tạo ra liên kết lỏng giữa các tiểu
phân bột trong phương pháp tạo hạt.
c. Trình bày kỹ thuật bào chế.
Đóng nang bằng thiết bị tự động sử dụng phương pháp tạo hạt ướt,
Đầu tiên nghiền mịn cloramphenicol, rây cloramphenicol, lactose, avicel qua rây 2500
rồi cân theo công thức và trộn bột kép theo công thức đồng lượng, chất có lượng ít
trộn trước, nhiều trộn sau.
Tiếp theo là thêm từ từ đến vừa đủ tá dược dính lỏng là PVP nhào thành khối ẩm rồi
xát hạt qua rây 600, sấy hạt ở 45-55°C đến hàm ẩm 2-3% sửa hạt qua rây 800 để đạt
kích thước mong muốn và tránh vón cục. Các hạt này sẽ được trộn đều với hỗn hợp tá
dược trơn gồm natri lauryl sulfat, aerosil, talc đã nghiền mịn và rây qua 180.
Sau khi trộn đều thì đem đo góc nghỉ đánh giá độ trơn chảy rồi đưa hạt lên thiết bị
đóng nang tự động, khởi động và đóng nang, kiểm tra đồng đều khối lượng viên, lau
nang, đóng lọ rồi dán nhãn là hoàn thành sản phẩm.

31
Lớp D16D-K13
Câu 18:
Trả lời:
 Bào chế 20 viên thuốc  tính nguyên phụ liệu dư 10% có nghĩa là tính nguyên
phụ liệu cho 22 viên.
 Lượng Decmatol cần: 0,2 x 22 = 4,4 g
 Lượng Ichtyol cần: 0,2 x 22 = 4,4 g
 HSTT của Decmatol đối với bơ ca cao E1 = 2,7
Có nghĩa là 2,7g Decmatol thay thế được 1g bơ ca cao,
vậy thì: 4,4 g Decmatol thay thế được x gam bơ ca cao
4 , 4 ×1
x= =1 , 63 g
2, 7
 HSTT của Ichtyol với bơ ca cao E2 = 1,1
1,1 g Ichtyol thay thế được 1g bơ ca cao.
4,4 g Ichtyol thay thế được y gam bơ ca cao:
4,4×1
y= =4 , 0 g
1 ,1
Vậy lượng bơ ca cao cần để điều chế 20 viên thuốc: 3 x 22 – (1,63+4,0) = 60,37 g

32
Lớp D16D-K13
Câu 19:
Trả lời
a. Cho biết phương pháp bào chế viên đặt và cấu trúc hóa lý của công thức
trên
+) Phương pháp bào chế: Phương pháp đun chảy đổ khuôn - phối hợp dược chất vào tá
dược: phân tán sau đó để nguội rồi đổ khuôn)
+) Cấu trúc hoá lí: hỗn dịch
b. Tính lượng dược chất và tá dược sử dụng để bào chế 100 viên đặt
Khuôn thuốc 3g có nghĩa là khuôn chứa được 3 g bơ cacao không có dược chất
HSTT của Paracetamol đối với Suppocire E = 1,5
Có nghĩa là: 1,5 g Paracetamol thay thế được thể tích 1g Suppocire,
Vậy thì: 0,25 g Paracetamol thay thế được thể tích x gam Suppocire
0,250 ×1
x= =0,167 g
1,5
Lượng tá dược cần lấy để bào chế 1viên: 2g - 0,167 = 1,833 g (do khối lượng riêng
của bơ ca cao và suppocire bằng nhau = 0,95 g/ml)
Lượng Paracetamol cần lấy để bào chế 100v: 0,250 x 100 = 25,0 g
Lượng Suppocire cần lấy để bào chế 100v: 1,83 x 100 = 183,3 g
c. Quy trình bào chế.
- Chuẩn bị khuôn rửa sạch, sấy khô, sát khuẩn bằng ethanol 70%, bôi trơn bằng
dung dịch xà phòng trong ethanol, lắp và úp ngược khuôn.
- Cân paracetamol và Suppocire theo khối lượng tính được.
- Đun chảy cách thủy tá dược Suppocire trong bát sứ
- Nghiền mịn paracetamol trong cối
- Thêm đồng lượng tá dược Suppocire đã đun chảy vào nghiền nhanh thành bột
nhão đồng nhất.
- Phân tán bột nhão thu được vào phần tá dược Suppocire đã đun chảy còn lại.
- Để nguội đến gần nhiệt độ đông đặc, đổ khuôn, đổ đầy trên mặt khuôn
- Để khuôn thuốc ở nhiệt độ 5oC – 10oC trong 15 phút, cho thuốc đông rắn.
- Dùng dao cắt phần thuốc thừa trên mặt khuôn, tháo khuôn lấy thuốc.
Đóng gói, dán nhãn đúng quy

33
Lớp D16D-K13
Câu 20: Trình bày định nghĩa, ưu, nhược điểm của Hỗn dịch thuốc. Vai trò của
chất gây phân tán, chất gây thấm?
1. Định nghĩa
Là các thuốc lỏng để uống, tiêm, dùng ngoài chứa các dược chất rắn không tan dưới
dạng các hạt rất nhỏ (đường kính ≥ 0.1 µm) được phân tán đồng đều trong chất lỏng là
môi trường phân tán (chất dẫn)
Theo Dược điển Việt Nam V: Hỗn dịch là dạng thuốc lỏng để uống, tiêm hoặc dùng
ngoài, chứa ít nhất một dược chất rắn không hoà tan được phân tán đều dưới dạng tiểu
phân mịn hoặc cực mịn trong chất dẫn là nước hoặc dầu. Hỗn dịch có thể lắng xuống
đáy và khi lắc phải phân tán đều thành dạng huyền phù ổn định trong một khoảng thời
gian đủ để lấy ra liều đúng quy định.
2. Ưu nhược điểm của hỗn dịch
*Ưu điểm
- Có thể chế được các dược chất rắn không hoà tan hoặc ít hoà tan trong chất dẫn
thông thường dưới dạng lỏng, để đưa thuốc vào cơ thể bằng nhiều đường hơn.
- Dạng lỏng dễ sử dụng cho người già, trẻ em
- Che giấu mùi vị khó uống, giảm kích ứng đường tiêu hoá.
- So với dạng viên nén, viên nang thì hỗn dịch thuốc có tác dụng nhanh hơn, sinh khả
dụng cao hơn
- Làm cho dược chất có td chậm nhưng bền hơn hoặc chỉ hạn chế td tại chỗ
- Có thể dùng cho các dược chất rắn tác dụng tốt khi dùng ngoài nhưng độc khi hấp
thu vào máu (dạng bôi ngoài da)
*Nhược điểm
- Là những hệ phân tán không bền về mặt nhiệt động học nên thường khó điều chế và
không ổn định.
- Phân liều khó chính xác, có thể gây ra tác hại (nếu bào chế, sử dụng không phù hợp)
- Dễ nhiễm khuẩn
3. Vai trò của chất gây phân tán, chất gây thấm?
*Chất gây thấm : Mục đích Giúp dược chất dễ thấm ướt và phân tán đồng nhất
Các chất gây thấm
- Chất diện hoạt: làm giảm sức căng bề mặt và góc tiếp xúc giữa tiểu phân rắn và môi
trường lỏng, do đó cải thiện tính thấm của dược chất.
34
Lớp D16D-K13
- Thường dùng các chất diện hoạt không ion hoá với HLB trong khoảng 7-10. Nồng
độ sử dụng: 0,05-0,5%.
- Hầu hết các chất diện hoạt có vị đắng, trừ poloxamer, vì vậy cần chọn lựa cho phù
hợp với dạng thuốc.
- Ngoài ra còn sử dụng các chất keo thân nước hoặc một số chất rắn vô cơ thân nước ở
dạng hạt mịn
*Chất gây phân tán
Tạo kết bông
- Một số TH, việc tạo kết bông ở mức độ phù hợp là cần thiết để dễ dàng tái phân tán
đồng đều HD
- Polyme (gôm xanthan, alginate, carbopol, dẫn chất cellulose,…), muối, chất diện
hoạt đều có tác động này.
Chất chống đóng bánh
- HD mịn có tốc độ sa lắng chậm nhưng khi sa lắng dễ đóng bánh => Kết hợp thêm
chất có khả năng tạo liên kết lỏng lẻo giữa các tiểu phân nhờ lực đẩy tĩnh điện hay lớp
áo polymer bề mặt.
- Polyme hay dung: crospovidon, natri croscarrmelose,…

35
Lớp D16D-K13

Tính phần hao hụt do dính dụng cụ (thường là 10%)


Dược chất, tá dược có khối lượng riêng khác nhau và lượng dược chất >0,05 g thì phải
dựa vào Hệ số thay thế (HSTT) để tính lượng tá dược nhằm đảm bảo cho mỗi viên
chứa đúng lượng dược chất theo yêu cầu
HSTT thuận (E) của một dược chất với tá dược là lượng dược chất thay thế được 1g tá
dược về mặt thể tích khi đổ khuôn.
HSTT nghịch (F=1/E) là lượng tá dược có thể tích bằng thể tích 1g dược chất.
VD: Cách tính nguyên phụ liệu cho đơn thuốc sau:
Rp. Decmatol : 0,15g
Ichtyol : 0,15g
Bơ ca cao vđ : 3,00g
Khuôn thuốc 3g có nghĩa là khuôn chứa được 3g bơ ca cao không có dược chất.
Để thu đủ 10 viên thuốc ta phải tính nguyên phụ liệu cho 11 viên.
Lượng Decmatol cần lấy: 0,15 x 11 = 1,65g
Lượng Ichtyol cần lấy : 0,15 x 11 = 1,65g
Tra bảng ta có: HSTT của decmatol với bơ ca cao E = 2,7
HSTT của ichtyol với bơ ca cao E = 1,1
HSTT thuận E của Decmatol với bơ ca cao E= 2,7 có nghĩa là:
2,7g decmatol thay thế được 1g bơ ca cao
Vậy 1,65g decmatol thay thế được (X) g bơ ca cao:
X= (1,65 x 1)/2,7 = 0,6g
1,1g ichtyol thay thế được 1g bơ ca cao
Vậy 1,65g ichtyol thay thế được(Y) g bơ ca cao:
Y=(1,65 x 1)/1,1 = 1,5g
Vậy lượng bơ ca cao cần lấy : 3 x 11 – (0,6 + 1,5 ) = 30,9 g

36
Lớp D16D-K13
Khi biết HSTT của dược chất với bơ ca cao (E1), ta có công thức tính HSTT của dược
chất với tá dược khác:
E2 = E1 x d_1⁡/d_2⁡
Trongđó: E2 là HSTT của dược chất với tá dược khác
E1 là HSTT của dược chất đó với bơ ca cao
d1 là khối lượng riêng của bơ ca cao
D2 là khối lượng riêng của tá dược khác.
VD: Biết HSTT của Decmatol với bơ ca cao E = 2,7, KLR của bơ ca cao là d1= 0,95,
gelatin glycerin là d2= 1,15
HSTT của Decmatol với tá dược Gelatin glycerin
E2= 2,7 x 0,95/1,15 = 2,23

Bài tập
Chọn cỡ nang phù hợp để đóng 250 mg dược chất vào nang cứng. Biết dược chất
Cloramphenicol có ddc = 0,43g/cm3 . Cần bổ sung bao nhiêu gam tá dược độn
Erapac để sản xuất 10 000 viên nang biết dtd=0,5g/cm3
• Công thức : Khối lượng (m) = Tỷ trọng riêng (d) x Thể tích (V)
Giải:
Công thức : Khối lượng (m) = Tỷ trọng riêng (d) x Thể tích (V)
• Có m (Cloramphenicol) 250mg = 0,25g
• d = 0,43 g/cm3
• V (chloramphenicol) = m/d =0,25 / 0,43 = 0,58 ml
• Như vậy dung tích của Cloramphenicol gần với V của cỡ nang 0
=> chọn nang cỡ 0
• Có V nang 0 = 0,67 ml
• Lượng tá dược cần thêm vào để đóng đầy nang là :
V td = Vn –Vt ( Cloramphenicol) = 0,67 -0,58 = 0,09 ml

37
Lớp D16D-K13
Khối lượng tá dược cần them để đóng đầy nang là : Vtd x d td = 0,09 x 0,5 =0,045 g
Để sx 10000 viên cần lượng TD là 10000 x 0,045 = 450 g

Ví dụ: Chọn cỡ nang để đóng 500mg bột thuốc có tỷ trọng 0,8g/mL.


500mg bột thuốc này chiếm dung tích là:Vbk = 0,5/0,8 = 0,63 (mL)
Dung tích này gần với nang số 0 (có dung tích 0,67mL). Vậy chọn nang số 0.
Lượng tá dược cần thêm vào để đóng đầy nang là 0,67- 0,63 = 0,4 (mL).
Chọn tá dược độn đưa vào, xác định tỷ trọng của tá dược độn, từ đó suy ra khối lượng
tá dược độn.

Bài tập:
Tính lượng dược chất và tá dược cho viên nang cứng, có hàm Tính lượng dược chất và
tá dược cho viên nang cứng, có hàm lượng 500mg. Biết rằng:
Tỷ trọng biểu kiến của dược chất bằng 1,05
Tỷ trọng biểu kiến của tá dược độn bằng 1,15
Tỷ trọng biểu kiến của tá dược trơn bằng 1,02
Hàm lượng nguyên liệu dược chất đạt 98%
Tỷ lệ tá dược độn và tá dược trơn sử dụng là 8/2
Giải
Đổi 500mg = 0,5g
Hàm lượng nguyên liệu dược chất đạt 98%, vậy mỗi viên nang cần: 0,5 x 100 : 98
=0,51g
Tỷ trọng biểu kiến của dược chất bằng 1,05 thì 0,51g dược chất chiếm thể tích là: V=
m : d = 0,51 : 1,05 = 0,486 (mL)

38
Lớp D16D-K13
Thể tích dược chất chiếm 0,486 mL gần với thể tích của nang số 1 có dung tích là
0,5mL
 chọn nang số 1
Thể tích tá dược trong một viên nang cứng hàm lượng 500mg là:0,50 - 0,486 =0,014
(mL)
Tỷ lệ tá dược độn và tá dược trơn sử dụng đóng nang là 8/2 nghĩa là tá dược độn
chiếm 8 phần của 0,014mL và tá dược trơn chiếm 2 phần của 0,014mL.
Lượng tá dược độn trong 1 viên nang cứng hàm lượng 500mg là:(0,014 x 8 : 10) x
1,15 =0,013 (g)
Lượng tá dược trơn trong một viên nang cứng hàm lượng 500mg là:(0,014 x 2 : 10) x
1,02 = 0,003 (g)

39

You might also like