You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.

HCM Ngày 16 tháng 10 năm 2023


KHOA DƯỢC
BỘ MÔN BÀO CHẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP


BÀI 1: NHŨ TƯƠNG THUỐC DẦU KHOÁNG/DẦU PARAFFIN
Phần 2: Điều chế nhũ tương bằng hai phương pháp khác nhau

Họ và tên SV: Nguyễn Hoàng Kim - 511216210


Đạo Nguyên Lam - 511216211
Nguyễn Hoài Lam - 511216212
Vũ Bằng Lăng - 511216219
Lớp: DCQ21B – Nhóm: 14 – Tiểu nhóm: 02 – Buổi thực tập: Sáng thứ 2 (16/10/2023)

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP:


1. Mục tiêu:
2. Giới thiệu:
3. Công thức:
Công thức khung của nhũ tương thuốc uống:
Dầu khoáng/paraffin dược dụng (d=0,87g/mL) 100mL
Chất nhũ hóa phù hợp vừa đủ
Siro đơn 20mL
Vanilin 8mg
Cồn cao độ 12mL
Nước cất tinh khiết vđ 200mL
4.Kiến thức tự chuẩn bị:
5.Kế hoạch thực tập:
6.Nội dung thực tập:
6.3. Điều chế nhũ tương:
6.3.1. Sử dụng cối chày:
Công thức nhũ tương thuốc uống
Dầu khoáng/paraffin dược dụng (d=0,87g/mL) 50mL
Gôm arabic 12,5g
Siro đơn 10mL
Vanilin 4mg
Cồn cao độ 6mL
Nước cất tinh khiết vđ 100mL
Dụng cụ: cối chày

Nhận xét: Nhũ tương tạo thành có màu trắng ngà, sệt. Thời gian tạo thành lâu hơn và kém ổn định
hơn so với công thức 2
Giải thích:
-Ở công thức 1: Chất nhũ hóa là: Gôm Arabic có HLB = 8. Sử dụng cối chày
-Với nhũ tương dầu paraffin HLB phù hợp để nhũ tương này ổn định là tại HLB từ 10 – 12. Với
công thức điều chế này, việc sử dụng Gôm Arabic có HLB = 8 nằm lệnh so với khoảng ổn định,
thì quá trình điều chế sẽ mất nhiều thời gian hơn và phù hợp rất nhiều vào kỹ thuật của người bào
chế và phụ thuộc vào bước pha đúng tỉ lệ “4 dầu: 2 nước: 1 gôm”, cần phải phân tán đều gôm vào
trong dầu, trước khi cho nước vào, sau đó cần phải trộn nhanh, mạnh, liên tục, một chiều. Nếu
không thì có thể nhũ tương sẽ không tạo thành. Và cũng vì vậy mà độ ổn định cũng kém hơn
-Màu sắc của công thức 1 hơi ngả vàng là do màu sắc của gôm arabic
6.3.2. Sử dụng máy khuấy:
Công thức
Dầu khoáng/paraffin dược dụng (d=0,87g/mL) 20mL
Tween 80 1,5g
Span 20 8,5g
Siro đơn 10mL
Vanilin 4mg
Cồn cao độ 6mL
Nước cất tinh khiết vđ 100mL
Trang thiết bị: máy khuấy đũa

Nhận xét: Nhũ tương tạo thành có màu trắng sữa. Thời gian tạo thành nhanh hơn và độ ổn định
tốt hơn công thức 1
Giải thích:
-Ở công thức 2, chất nhũ hóa là hỗn hợp chất nhũ hóa gồm tween 80 (HLB = 15) và span 20 (HLB=
8,6) có RHLB = 9,56. Sử dụng máy khuấy
-Với công thức 2, việc sử dụng hỗn hợp chất nhũ hóa có (RHLB = 9,56) nằm trong khoảng ổn định
của nhũ tương dầu (10 – 12) nên khả năng tạo thành nhũ tương nhanh hơn, cũng như ổn định hơn
so với công thức 1. Đồng thời do sử dụng máy khuấy vì vậy mà cũng không bị ảnh hưởng bởi kỹ
thuật của người điều chế
Vai trò của từng thành phần trong cả hai công thức:
STT Thành phần Vai trò
1 Dầu khoáng/paraffin Dược chất chính, có tính chất trơn nhờn, giúp làm mềm
phân, có tác dụng nhuận tràng
2 Gôm arabic Chất nhũ hóa dạng keo thân nước phân tử lớn tạo nhũ
tương D/N
3 Tween 80 Chất diện hoạt tạo nhũ tương D/N
4 Span 20 Chất diện hoạt tạo nhũ tương D/N
5 Siro đơn Chất tạo độ nhớt, điều vị
6 Vanilin Tạo mùi vị dễ chịu, giúp che giấu mùi vị khó chịu của tá
dược hay hoạt chất, giúp dễ uống
7 Cồn cao độ Tăng độ tan của dược chất
8 Nước cất tinh khiết Bổ sung thể tích và hoàn thiện nhũ tương
7. Tính chất sản phẩm và bảo quản:
Nhũ tương uống được đóng vào chai nhựa trong 125mL. Bảo quản trong bao bì kín, nơi
khô mát, tránh ánh sáng
8. Kiểm tra sản phẩm:
Đạt yêu cầu về chất lượng theo Dược điển Việt Nam V
9. Câu hỏi lượng giá:
Câu 4: Kỹ thuật điều chế ảnh hưởng thế nào đến sự ổn định vật lý của nhũ tương trong thực tập?
-Ảnh hưởng của kỹ thuật điều chế đến sự ổn định vật lý của nhũ tương là cường độ và thời gian
tác dụng lực gây phân tán. Cường độ lực gây phân tán càng lớn thì nhũ tương thu được càng có
chất lượng cao. Thời gian tác dụng lực gây phân tán cũng ảnh hưởng đến kích thước của tiểu phân
phân tán, nhưng nếu kéo dài thời gian khuấy trộn quá thời gian tối ưu thì chất lượng cũng không
tăng.
-Với phương pháp sử dụng cối chày: khi cho nước vào và tiến hành khuấy trộn để tạo nhũ tương
đậm đặc, trong khoảng thời gian đầu phải khuấy trộn nhanh, mạnh, liên tục, một chiều để nhũ
tương được tạo thành, nếu khuấy trộn không đủ lực, không đúng cách thì sẽ không tạo thành nhũ
tương.
-Với phương pháp sử dụng máy khuấy: lực phân tán của máy nhanh hơn, mạnh hơn so với phương
pháp sử dụng cối chày nên nhũ tương tạo thành nhanh hơn, ổn định hơn.
Câu 5: Tổng hợp lại, minh họa qua bài thực tập tiểu nhóm rút ra được yếu tố nào ảnh hưởng đến
độ bền vật lý của nhũ tương?
-Kích thước tiểu phân pha phân tán
-Độ nhớt môi trường phân tán
-Chất nhũ hóa
-Sức căng bề mặt tiếp xúc giữa 2 pha
-Nhiệt độ
-Cường độ và thời gian tác dụng lực gây phân tán
Câu 7: Nêu đặc điểm quy trình điều chế nhũ tương theo phương pháp keo khô và keo ướt? Từ
những quan sát trong thực tập, sinh viên hãy rút ra các lưu ý khi điều chế nhũ tương theo hai
phương pháp tương ứng
*Phương pháp keo khô: điều chế trong PTN
-Đặc điểm quy trình: chất nhũ hóa ở dạng bột mịn, được trộn với toàn bộ pha nội, thêm một lượng
lớn pha ngoại vừa đủ và phân tán mạnh để tạo thành nhũ tương đậm đặc, thêm từ từ pha ngoại còn
lại vào và hoàn chỉnh nhũ tương. Thích hợp điều chế một lượng nhỏ bằng cối chày
-Lưu ý:
+ Chất nhũ hóa ở dạng bột mịn
+ Phải khuấy trộn nhanh, mạnh, liên tục, một chiều để tạo thành nhũ tương đậm đặc
+Phải pha đúng theo tỉ lệ 4 dầu : 2 nước : 1 gôm
*Phương pháp keo ướt: điều chế trên quy mô công nghiệp
-Đặc điểm quy trình: chất nhũ hóa được hòa tan trong lượng lớn pha ngoại, sau đó thêm từ từ pha
nội vào, vừa thêm vừa phân tán đến hết pha nội và tiếp tục phân tán đến khi nhũ tương đạt yêu
cầu. Dùng ở quy mô công nghiệp. Thiết bị gây phân tán là máy khuấy chân vịt, máy khuấy cánh
quạt...
-Lưu ý:
+ Nhiệt độ của nước lớn hơn nhiệt độ của dầu 5°C
+ Lực gây phân tán mạnh để tạo thành nhũ tương
Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Vì sao phải luôn giữ nhiệt độ pha nước cao hơn pha dầu 5°C?
→Trả lời: Nếu cùng nhiệt độ dầu sẽ bị đông lại, hai pha không phân tán vào nhau được (do nước
dễ bị mất nhiệt hơn dầu)
Câu 2: Trong phương pháp keo ướt, so với nguyên tắc trên lý thuyết và trên thực tế trong quá trình
điều chế có sự khác biệt nào và giải thích tại sao lại có sự khác biệt đó?
→Trả lời:
-Lý thuyết: trộn chất nhũ hóa vào toàn bộ pha ngoại
-Thực tế: dùng tối thiểu pha ngoại (20mL nước) để hòa tan chất nhũ hóa (để chất nhũ hoá đạt nồng
độ phù hợp ) sau đó mới cho pha nội vào. Sau khi nhũ tương đậm đặc hình thành mới thêm tiếp
nước cất tinh khiết để bổ sung đủ thể tích
-Giải thích: dùng một lượng tối thiểu pha ngoại để chất nhũ hóa có nồng độ đậm đặc nhất

You might also like