You are on page 1of 24

NHÓM 1 DƯỢC K5.

• BÙI QUANG HUY


• LẠI VIỆT PHƯƠNG
• NGUYỄN DUY THÁI
• NGUYỄN VĂN VŨ
• PHẠM NGUYỄN ANH ĐÀO
• ĐỖ THỊ YẾN THƠ
CÂU 1 : HÃY CHO BIẾT SỰ GIỐNG
VÀ KHÁC NHAU GIỮA TƯƠNG TÁC
VÀ TƯƠNG KỊ TRONG BÀO CHẾ?
• Sự giống nhau của tương tác và tương kỵ trong bào chế:
- Trong dạng thuốc phối hợp 2 hoặc nhiều loại dược chất với một
hoặc nhiều tá dược .
- Ở những điều kiện nhất định nếu có sự thay đổi ít nhiều hoặc hoàn
toàn về tính chất, vật lí, hóa học hoặc dược lý làm cho chế phẩm
không đạt chất lượng về mặt: tính đồng nhất, tính bền vững, giảm
hoặc không có hiệu lực điều trị.
• Sự khác nhau giữa tương tác và tương kỵ trong bào chế:
*Đối với tương kỵ:
- Thuốc không được trộn lẫn với các thuốc khác vì xảy ra phản
Ứng ngoài cơ thể.
- Thường xảy ra trong thời gian ngắn, có khi tức thì.
- Có các loại tương kỵ: vật lý, hóa học, dược lý.
+ Về vật lý:
- do phối hợp dược chất với dung môi, tá dược không phù hợp:
_ phối hợp các dược chất ít tan hoặc thực tế không tan với dung
môi là nước.
_ Phối hợp các dược chất tan trong dung môi phân cực với dung
môi không phân cực.
_ Dược chất tan được trong dung môi nhưng nồng độ dược chất
quá cao so với quá độ tan.
- Về hóa học:
+ xảy ra do kết quả của phản ứng trao đổi:
_ phản ứng trao đổi ion.
_ _ Phản ứng trao đổi phân tử.
+ Xảy ra do phản ứng kết hợp
+ xảy ra do kết quả của quá trình oxy hóa:
(-) do phối hợp các dược chất có khả năng oxy hóa với
các chất khử.
(-)Dược chất bị oxy hóa do ảnh hưởng của tá dược ,
môi trường.
Đối với tương tác:
- là phản ứng xảy ra chậm hơn.
- Khi sử dụng cùng 1 lúc 2 hoặc nhiều thuốc thường dễ xảy ra
tương tác thuốc dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp
đồng.
CÂU 2 :TRÌNH BÀY CÁC PHƯƠNG PHÁP
ĐỂ HẠN CHẾ TƯƠNG KỊ VẬT LÝ TRONG
BÀO CHẾ?
Khắc phục: bằng cách thay thế các muối ngậm nước kết tinh bằng các muối khan,
với số lượng tương đương.
Do có các dược chất tạo hỗn hợp ơtecti ẩm nhão hoặc lỏng ở nhiệt độ thường.       
        Khi hai chất rắn trộn lẫn với nhau theo một tỷ lệ nhất định, có trường hợp tạo
thành một hỗn hợp mới có độ chảy thấp hơn so với độ chảy của từng thành phần.
Quá trình tạo hỗn hợp ơtecti phụ thuộc vào:
- Tỷ lệ số lượng các chất.
- Nhiệt độ khi phối hợp.
Những hợp chất dễ tạo hỗn hợp ơtecti thường có các nhóm chức ceton,
aldehyd,phenol như:                              acetanilid, aspirin, amidopyrin,
antipyrin,betanaphtol, cloralhydrat, menthol, long não, phenol, thymol, các dẫn chất
của acid barbituric, acid salicylic và các muối…
Nếu trong thành phần của đơn, công thức thuốc bột, viên nén, viên nang
cứng có chứa các dược chất có thể tạo thành hỗn hợp ơtecti có độ chảy thấp
hơn nhiệt độ thường thì sẽ không thu được chế phẩm đạt tiêu chuẩn chất
lượng. Biện pháp khắc phục:
nguyên tắc chung là cần tránh sự tiếp xúc trực tiếp của các dược chất có
thể tạo thành hỗn hợp ơtecti. Tùy theo từng điều kiện cụ thể, có thể áp dụng
các biện pháp sau:
+ Dùng các dược chất bột có khả năng bao phủ, ngăn cách đã có sẵn trong thành
phần của thuốc hoặc đưa thêm tá dược thích hợp vào để riêng từng dược chất có
khả năng gây tương kỵ, sau đó phối hợp với nhau trong dạng thuốc bột, viên
nhện hoặc nang cứng.
+ Đóng gói riêng từng dược chất gây tương kỵ, có hướng dẫn sử dụng đầy đủ.
+ Có thể đóng trong viên có vách ngăn.
+ Áp dụng các phương pháp bào chế mới như chế tạo vi nang, vi cầu,… để ngăn
cách sự tiếp xúc của các dược chất, sau đó đưa vào các dạng thuốc như viên nén,
viên nang cứng…
CÂU 3 :TRÌNH BÀY CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ
TƯƠNG KỊ HÓA HỌC TRONG BÀO CHẾ?
Biện pháp khắc phục:
- Do tính chất của một số tanat dễ tan trong môi trường acid, vì vậy trong
một số trường hợp, có thể khắc phục tương kỵ bằng cách acid hóa môi
trường vớ’ các acid thích hợp.
- Với các tanat alcaloid và tanat glycosid, có thể hòa tan kết tủa bằng alcol
ethylic hay glycerin hoặc hỗn hợp hai dung môi này
- Biện pháp khắc phục chung:trong thực tế sản xuất, gặp khá nhiều các
dược chất rất dễ bị oxy hóa như: các vitamin (B, C, A, D,…), các kháng
sinh (gentamycin, kanamycin,…), các corticosteroid
(dexamethason,betamethason,…), và nhiều dược chất khác như morphin,
adrenalin, aminazin,…
- Về cơ bản, cần tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa các dược chất, tá dược có tính
khử với dược chất dễ bị oxy hóa và ngược lại.

- Thay thế các hợp phần trong đơn thuốc hoặc công thức có khả năng gây tương
kỵ.

- Đưa thêm vào thành phần của chế phẩm các chất chống oxy hóa không có tác
dụng dược lý riêng, nhằm ngăn chặn quá trình oxy hóa khử.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới nhằm hạn chế tới mức thấp nhất khả năng
xảy ra phản ứng.
CT1: Thuốc nhỏ tai
Cloramphenicol 5g
Dexamethason acetat 0,1g
Nước tinh khiết vừa đủ 100ml
- Biện pháp khắc phục?
Cho biết tượng kị có thể xảy ra trong công thức trên?
Tương kỵ vật lý do không thể hoà tan hết dược chất trong nước tinh khiết
thậm chí ngay cả việc dùng thêm chất diện hoạt với nồng độ thấp. Vì độ
tan của cloramphenicol trong nước là 1:400 và dexamethason acetat gần
như không tan trong nước.
Khắc phục: sử dụng hỗn hợp dung môi. Propylen glycol 35ml Nước tinh
khiết vừa đủ 100ml.
CT2: Viên nén vitamin B1 0,01g
Thành phần:
Thiamin hydrobromid 10kg
Tá dược vđ 1.000.000 viên
Td: Calci carbonat, tinh bột, talc, Magnesi stearat
PP: Xát hạt ướt bằng hồ tinh bột 10%
Cho biết tượng kị có thể xảy ra trong công thức trên?
- Vitamin B1 bền vững trong môi trường acid, vì vậy nếu dung tá
dược có tính kiềm như calci carbonat làm tá dược độn, Magnesi
stearate làm tá dược trơn thì trong quá trình xát hạt, dập viên, bảo
quản… dưới tác dụng của nhiệt, hơi nước vitamin B1 giảm tác
dụng nhanh chóng
- Thiamin hydrobromid là 1 chất dễ hút ẩm khó khăn trong
quá trình bảo quản
Khắc phục
- Để khắc phục các tương kỵ có thể xảy ra như trên, ta có thể khắc
phục bằng cách thay cả dược chất lẫn tá dược. Cụ thể là thay thiamin
hydrobromid bằng thiamin hydroclorid hoặc tốt hơn cả là thiamin
mono nitrat (chú ý tới hệ số quy đổi). Thay tá dược độn calci
carbonat bằng lactose hoặc di calci phosphat… và thay magnesi
stearat bằng acid stearic hoặc aerosil…
CT3:  
Natri phenobarbital 1 g 
Amoni clorid  5g
Kali bromid  5g
Natri bromid  5g
Siro acid citric 5g
Nước cất vừa đủ 200 ml
Cho biết tượng kị có thể xảy ra trong công thức trên?
do bản chất hoá học, natri Phenobarbital dễ bị thuỷ phân. Mức
độ thuỷ phân tuỳ thuộc vào nồng độ dược chất, nhiệt độ và thời
gian tiệt khuẩn.Do đó, nếu dùng nước cất làm dung môi, sẽ gặp
tương kỵ do phản ứng thuỷ phân, làm giảm hiệu lực điều trị của
chế phẩm.
Khắc phục
Tương kỵ này, người ta đưa them vào trong thành phần của dung
môi một tỷ lệ thích hợp propylene glycol hoặc hỗn hợp propylene
glycol và alcol ethylic. Với các hỗn hợp dung môi như trên, quá
trình thuỷ phân dược chất xảy ra chậm hơn, chế phẩm giữ được
hiệu quả điều trị trong thời gian bảo quản.
CT4
Cồn mã tiền   1g
Cồn đại hoàng 2g
Cồn quinquina  5g
Cồn long đởm 5g
Siro đơn 30 g
Nước cất vừa đủ 150 ml
Trả lời :
+ Tương kị vật lý : do phối hợp dược chất vào các dung môi gần
như bão hòa : phối hợp nhiều loại cồn : cồn mã tiền , cồn đại
bàng ....Tan trong nước vào siro
+ Khắc phục : tăng lượng dung môi

You might also like