You are on page 1of 43

THỰC HÀNH HÓA DƯỢC

Đối tượng: Cao đẳng dược hệ chính quy

Số tín chỉ: 01
Số tiết: 30 tiết

MỤC TIÊU
1. Rèn luyện được kỹ năng tiến hành thí nghiệm môn học, cụ thể là trong làm
các phản ứng định tính, định lượng các hóa dược.
2. Rèn luyện được thái độ thận trọng trong phân tích công thức để có hiểu biết
về tác dụng và ứng dụng trong sử dụng thuốc cũng như trong kiểm nghiệm thuốc.
3. Rèn luyện được thái độ thận trọng, tỷ mỷ, chính xác trong thực hành kiểm
nghiệm và điều chế các hóa dược.

NỘI DUNG
STT Nội dung Trang
1 Thử giới hạn tạp chất 3
2 Kiểm nghiệm Natri clorid 6
3 Kiểm nghiệm Paracetamol 9

4 Tổng hợp Aspirin 12

5 Kiểm nghiệm Aspirin 14


6 Kiểm nghiệm Phenobarbital 17
7 Kiểm nghiệm Vitamin C 19
8 Kiểm nghiệm Glucose 22
9 Kiểm nghiệm Cloramphenicol 25
43
Tổng

ĐÁNH GIÁ
Tham dự đầy đủ các buổi thực hành. Các bài thực hành sinh viên cần chuẩn bị
bài trước khi đi thực hành. Đánh giá sinh viên đạt/ không đạt trong từng bài thực hành.

1
YÊU CẦU SINH VIÊN TRƯỚC KHI ĐI THỰC HÀNH CẦN:
1. Đọc bài trước khi đến thực hành (có thể tham khảo thêm cuốn sách Kiểm
nghiệm Dược phẩm)
2. Điền đầy đủ các thông tin vào cột tên hóa chất, nồng độ và cách pha (mẫu bảng)
của các bài (vào vở thực tập cá nhân)
GIÁO VIÊN
- Trước khi thực hành cần kiểm tra sinh viên về 2 nội dung trên, nếu không đạt
yêu cầu sinh viên đó sẽ bị ra khỏi phòng thực hành buổi thực hành đó và bắt buộc thực
tập lại vào buổi khác.
- Kết thúc buổi thực hành giáo viên chấm vở báo cáo thực tập cá nhân của sinh
viên đó.
CÁC NỘI DUNG TRÌNH BÀY TRONG VỞ THỰC TẬP CÁ NHÂN
1. Bảng các hóa chất cần chuẩn bị.

KẾT QUẢ
STT TÊN HÓA CHẤT NỒNG ĐỘ CÁCH PHA
Có Không
1
2
3
4
5
2. Bảng báo cáo kết quả (ghi rõ cách tính kết quả định lượng vào mục riêng ở
dưới
STT NỘI DUNG NGUYÊN TẮC CÁC BƯỚC TIẾN KẾT QUẢ
(viết phương trình HÀNH
phản ứng nếu có)

Cách tính kết quả định lượng:

2
Bài 1
THỬ GIỚI HẠN CÁC TẠP CHẤT

MỤC TIÊU
1. Xác định được giới hạn các tạp chất trong thuốc.
2. Thực hiện được thử giới hạn các tạp chất trong thuốc.

NỘI DUNG
1. Nguồn gốc các tạp chất
Nói chung, các nguyên liệu làm thuốc đều chứa tạp chất. Tạp chất chứa trong
thuốc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc hoặc có tác dụng độc. Vì vậy một trong
các vấn đề quan trọng trong kiểm nghiệm thuốc là xác định giới hạn mức độ tinh khiết
của thuốc nghĩa là xác định giới hạn các tạp chất có trong thuốc đó.
Tạp chất có lẫn trong thuốc có thể là do các nguyên nhân khác nhau như: do có
sẵn trong nguyên liệu điều chế, do tạo ra trong quá trình điều chế hoặc sinh ra trong
quá trình bảo quản.
- Tạp chất có sẵn trong nguyên liệu điều chế: Ví dụ chế phẩm Natri clorid thường
có sẵn trong muối Calci, Magnesi vì thông thường người ta điều chế Natri clorid bằng
cách tinh chế muối ăn. Trong muối ăn luôn có sẵn Calci sulfat hoặc Magnesi clorid.
Trong quá trình tinh chế khó loại hết các muối này.
- Tạp chất trong quá trình điều chế: Ví dụ Calci bromat thường lẫn với kiềm vì nó
được điều chế từ Carbonat kim loại kiềm, hoặc nước oxy già đậm đặc thường chứa
muối Bari vì khi điều chế người ta thêm muối Bari hòa tan để loại ion Sulfat.
Một nguồn tạp chất khác hay tạo ra trong quá trình điều chế do dung môi mang
lại, nếu dung môi là nước thì thường có Clorid, sulfat. Dung môi hữu cơ thì còn lại
trong thuốc. Một tạp chất khác sinh ra trong quá trình điều chế là các sản phẩm trung
gian, sản phẩm phụ hoặc chất được dùng làm chất xúc tác, nó chưa bị loại hết trong
thành phẩm.
- Tạp chất trong quá trình bảo quản: Việc bảo quản thuốc không đúng qui cách gây
phân hủy thuốc, biến đổi thuốc và tạo ra các tạp chất: sản phẩm phân hủy, biến màu.
Các sản phẩm phân hủy có khi giống các sản phẩm trung gian trong quá trình điều chế.
Ví dụ Aspirin, sản phẩm phân hủy là Acid acetic và Acid salicylic, hai chất này
cũng chính là nguyên liệu trong tổng hợp Aspirin
2. Giới hạn và cách xác định giới hạn các tạp chất.
2.1. Giới hạn tạp chất trong thuốc.
Trong một thuốc, tùy theo mức độ tác hại của từng tạp chất, người ta qui định
những giới hạn cho phép khác nhau. Ví dụ trong chuyên luận Natri clorid dược điển
Mỹ cho phép giới hạn tạp chất Sulfat là 20 phần triệu, tạp kim loại nặng là 5 phần
triệu, tạp Asen là 1 phần triệu và không được cho phản ứng của ion Bari trong phép
thử.
3
Cùng một tạp chất, các chế phẩm thuốc khác nhau được diển cho phép có ở các
mức độ khác nhau. Ví dụ theo dược điển Mỹ với cùng một loại tạp chất kim loại nặng
trong chuyên luận Paracetamol cho phép 0.001% song trong chuyên luận Natri clorid
lại chỉ cho phép 0.0005%.
Cùng một tạp chất trong một chế phẩm thuốc các Dược điển khác nhau có thể
cho phép các giới hanh tạp chất cụ thể khác nhau. Ví dụ tạp chất kim loại nặng trong
Aspirin trong dược điển Việt Nam cho phép giới hạn 20 phần triệu còn dược điển Mỹ
lại giới hạn 10 phần triệu.
Trong chuyên luận Natri clorid dược điển trung quốc (1997) qui định không
yêu cầu thử giới hạn Nhôm, Phosphat song dược điển Mỹ lại yêu cầu thử giới hạn hai
tạp chất này.
Do đó, trong kiểm nghiệm thuốc phải ghi rõ là đạt hay không đạt theo tiêu
chuẩn nào hoặc là theo dược điển nào.
2.2. Cách xác định giới hạn tạp chất.
a. Nguyên tắc.
Dùng phương pháp so sánh (độ đục, cường độ màu) trực tiếp hoặc theo sau 1
phản ứng hóa học đặc hiệu của dung dịch thử và dung dịch mẫu (là dung dịch chứa
một lượng tạp chất bằng giới hạn cho phép). Các chế phẩm thuốc được coi là đạt độ
tính khiết khi độ đục hay màu của dung dịch thử không vượt quá độ đục hay màu của
dung dịch mẫu.
Ví dụ muốn thử giới hạn tạp chất Sulfat trong một chế phẩm thuốc người ta so
sánh độ đục của dung dịch thuốc thử với một dung dịch mẫu ion Sulfat sau khi cùng
cho phản ứng với thuốc thử của ion Sulfat là dung dịch Bải clorid.
Cách thử giới hạn các tạp chất khác xem phần phụ lục 1 của tài liệu này hoặc
xem các dược điển.
b. Dung dịch mẫu và dung dịch thử.
- Dung dịch mẫu là dung dịch chứa một lượng tạp chất định. Ví dụ Dược điển Việt
Nam III qui định dung dịch mẫu để thử giới hạn tạp chất Sulfat có nồng độ SO 42- là 10
phần triệu (tức là 0.001% hoặc 0.01 mg/ml), ở nồng độ này khi phản ứng với dung
dịch Bari clorid sẽ cho một độ đục có thể quan sát được. Vì dung dịch mẫu có nồng độ
thấp nên để thuận tiện, trước tiên thường pha một dung dịch đặc hơn (dung dịch gốc),
khi dùng sẽ pha loãng thành các nồng độ cần thiết. Chẳng hạn để pha dung dịch mẫu
Sulfat ta làm như sau:
Cân chính xác 0.181g Kali sulfat (TT) hòa tan vào nước cất cho đủ 100ml được
dung dịch gốc (dung dịch mẫu 1000 phần triệu).
Pha loãng 1 thể tích dung dịch 1000 phần triệu thành 100 thể tích thì được dung
dịch mẫu 10 phần triệu. Dung dịch này chỉ được pha ngay trước khi sử dụng.
- Dung dịch thử: phải được tính toán (giả thiết rằng tạp chất trong thuốc đúng bằng
giới hạn cho phép) để pha sao cho theo giả thiết đó thì lượng tạp chất có trong dung
dịch thử đúng bằng lượng tạp chất có trong dung dịch mẫu (cùng một thể tích). Ví dụ
dược điển cho phép tạp chất Sulfat trong Natri clorid là 200 phần triệu (0.02%), mà

4
dung dịch chuẩn Sulfat là 0.001% thì hệ số pha loãng của chế phẩm sẽ là 0.001/0.02 =
1/20 . Vậy cân 1g chế phẩm pha trong 20 ml nước cất sẽ được dung dịch thử. Trong
chuyên luận cụ thể đã hướng dẫn cách pha này (có thể pha dung dịch đặc hơn rồi pha
tiếp miễn là thu được dung dịch có nồng độ đã tính).
c. Tiến hành thử giới hạn các tạp chất.
Chọn 2 ống nghiệm không màu, cùng đường kính, cho vào ống thứ nhất dung
dịch thử (dung dịch này pha theo hướng dẫn của từng chuyên luận) và ống thứ hai là
dung dịch mẫu (dung dịch mẫu được pha như hướng dẫn trong chuyên luận (nếu có)
hoặc theo mục “Các dung dịch mẫu trong Dược điển”). Cho vào mỗi ống mọi thuốc
thử (ghi ở mục thử giới hạn các tạp chất) và so sánh màu hay độ đục của hai ống.
Để phép xác định đúng cần lưu ý:
+ Nước và thuốc thử dùng không được chứa các tạp chất cần tìm.
+ Hóa chất pha dung dịch mẫu phải cân bằng cân phân tích.
+ Khi so sánh độ đục, phải nhìn từ trên ống nghiệm xuống đáy và đặt một tờ giấy
đen ở đáy ống nghiệm. Khi so sánh màu thì nhìn ngang trên nền trắng, trừ trường hợp
thử kim loại nặng (màu của tủa) thì phải nhìn dọc trên nền trắng.
+ Phải cho các thuốc thử vào cả hai ống nghiệm cùng một lúc và với số lượng
như nhau.
+ Nếu dược điển (tài liệu) nói “dung dịch đã pha không được cho phản ứng với
một tạp chất nào đó” thì tiến hành như sau: cho mọi thuốc thử để tìm tạp chất đó vào
dung dịch đã pha (trừ thuốc thử chính), sau đó chia dung dịch ra làm 2 phần bằng
nhau: một phần cho thêm thuốc thử chính, một phần kia để nguyên. Giữa 2 phần
không được có sự khác biệt rõ rệt.
Áp dụng nguyên tắc và cách tiến hành trên, cụ thể khi xác định giới hạn Sulfat trong
Natri clorid theo dược điển VN III ta làm như sau:
- Chọn 2 ống nghiệm không màu cùng đường kính.
- Tìm trong Dược Điển mục “ thử giới hạn các tạp chất”, phần Sulfat. Có thể xem
phụ lục I ở trong tài liệu thực tập này.
- Tiến hành như hướng dẫn trong chuyên luận hoặc trong phụ lục I.
Phương pháp trên thường tiến hành áp dụng với các chất vô cơ. Ngoài việc sử
dụng trong ống nghiệm, việc so sánh màu có thể thực hiện phản ứng trên giấy hoặc
bằng một phương pháp đặc biệt khác (ví dụ thử tạp asen).
Đối với tạp chất hữu cơ, ngày nay hay dùng phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC)
hay phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Để xác định giới hanh cho phép
của tạp chất, người ta so sánh diện tích Pic (trong HPLC) hoặc kích thước và độ đậm
màu trong vết (của TLC) của tạp chất trên sắc ký đồ của dung dịch thử và dung dịch
đối chiếu (hay dung dịch chuẩn), dung dịch này có nồng độ tạp (hay hoạt chất) so với
nồng độ dung dịch thử bằng giới hạn cho phép của tạp chất.

5
Bài 2
KIỂM NGHIỆM NATRI CLORID

MỤC TIÊU
1. Chuẩn bị được dụng cụ hóa chất để thực hành kiểm nghiệm NaCl.
2. Tiến hành kiểm nghiệm được bột NaCl ít nhất là một lần

NỘI DUNG
NaCl: Pt.l: 58,44.
1. Tính chất.
Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể không màu, dễ tan trong nước, thực tế không
tan trong ethanol, không mùi, vị mặn.
2. Định tính.
Khi hòa tan trong nước, Natri clorid dễ phân ly thành ion Natri và Cloid, các
phản ứng định tính xác định sự có mặt các ion này.
3. Phản ứng của Ion Natri (xem phụ lục 2).
- Dùng một cây bạch kim hay đũa thủy tinh, lấy vài tinh thể chế phẩm đốt trên
ngọn lửa không màu, ngọn lửa sẽ nhuộm thành màu vàng.
Hòa tan khoảng 50mg bột NaCl trong 2ml nước, acid hóa dung dịch bằng Acid acetic
loãng (TT), thêm 1ml thuốc thử Streng (dung dịch Magnegi uranyl acetat: cho kết tủa
màu vàng natri magnesi uranyl acetat (trong môi trường CH3COOH loãng)):
Na+ + Mg[(UO2)3(CH3COO-)8] + CH3COO- + H2O = NaMg[(UO2)3 (CH3COO-)9. 9 H2O.
4. Phản ứng của Ion Clorid (xem phu lục 2).
- Hòa tan khoảng 2mg bột NaCl trong 2ml nước, acid hóa bằng Acid Nitric 10%.
Thêm 5 giọt dung dịch Bạc Nitrat 5%. Lắc. Để yên. Tạo tủa trắng lổn nhổn. Tủa tan
trong amoniac thừa..
- Cho một ống nghiệm vào một lượng chế phẩm tương ứng khoảng từ 10 đến
50mg ion Clorid. Thêm 1ml dung dịch Kali permanganat 5% và 1 ml dung dịch acid
Sulfuric (TT), đun nóng, sẽ giải phóng khí Clor có mùi đặc biệt, khí này làm xanh giấy
tẩm hồ tinh bột có Kali iodid (TT) đã thấm nước.
3. Thử tinh khiết.
Hòa tan 20g trong nước sôi để nguội đủ 100ml: đặt tên là dung dịch S
- Cảm quan dung dịch: Dung dịch S phải trong, không màu (Xem phụ lục 5.12,
D.Đ.V.N III).
- Giới hạn Acid- kiềm: lấy 20ml dung dịch S trên, thêm 2 giọt dung dịch chỉ thị
xanh Bromothymol. Để làm chuyển màu dung dịch không được dùng quá 0.5ml dung
dịch HCl 0.01M hoặc 0.5ml dung dịch NaOH 0.01M.
- Bromid: Không được quá 50 phần triệu.

6
Lấy 1 ml dung dịch S trên, thêm 4ml nước, 2ml dung dịch đỏ phenol và 1ml
dung dịch Cloramin (0.1g/l) và trộn ngay. Sau đúng 2 phút thêm 3 giọt dung dịch Natri
thiosulfat 0.1M. Trộn đều. Thêm nước đủ 10ml. Độ hấp thụ của dung dịch này đo ở
590nm không được lớn hơn độ hấp thụ của dung dịch được điều chế đồng thời, song
thay dung dịch S và 4ml nước bằng 5ml dung dịch KBr có nồng độ 30 mg trong 1 lít.
Dung dịch mẫu trắng là nước.
- Iodid: Làm ẩm 5g chế phẩm bằng cách thêm từng giọt hỗn hợp vừa mới pha
gồm 0.15ml dung dịch Natri nitrit 10%, 2ml dung dịch H2SO4 0.5M, 25ml dung dịch
hồ tinh bột không có iodid và 25ml nước. Sau 5 phút, quan sát dưới ánh sáng ban
ngày, hỗn hợp chất thử không được có màu xanh.
- Sulfat : Không dược quá 0.02%.
Lấy 7.5ml dung dịch S pha loãng với nước vừa đủ 30ml dung dịch rồi lấy 15ml
dung dịch này tiến hành thử thử giới hạn Sulfat (phụ lục 1).
- Bari: Lấy 5ml dung dịch S, thêm 5ml nước cất và 2ml dung dịch H 2SO4 1M.
Sau 2 giờ, dung dịch thử không được đục hơn dung dịch mẫu gồm 5ml dung dịch S và
7ml dung dịch nước cất.
- Kim loại nặng: Không quá 5 phần triệu
Lấy 12ml dung dịch S đem thử giới hạn kim loại nặng (phụ lục 1, phương pháp
1). Dung dung dịch chì mẫu 1 phần triệu để chuẩn bị mẫu đối chiếu.
- Asen: Không được quá 1 phần triệu.
Lấy 5ml dung dịch S đem thử giới hạn Asen (phụ lục 1, phương pháp A)
- Mất khối lượng do làm khô: Không được quá 0.5%
Sấy 1g ở 1000C- 1050C trong 2 giờ.
3. Định lượng
Phương pháp đo bạc theo phản ứng sau:
NaCl + AgNO3 = AgCl + NaNO3.
Dung dịch chuẩn là dung dịch AgNO3 0.1N
Phương pháp định lượng trực tiếp (chuẩn độ thẳng) thường dùng chỉ thị là dung
dịch Kali Cromat hoặc chỉ thị hấp thụ Fluorescein. Có thể định lượng theo phương
pháp thừa trừ bằng cách cho một lượng dư dung dịch AgNO3 0.1N, sau đó chuẩn độ
bạc dư bằng dung dịch Amoni thiocyanat 0.1N với chỉ thị là dung dịch phèn sắt amoni.
Vì vậy có thể định lượng NaCl theo một trong các qui trình sau:
A. Hòa tan 1g trong nước đủ 100ml, lấy 10ml dun dịch này thêm 50ml dung
dịch nước, 5ml dung dịch acid nitric loãng, 25ml dung dịch Bạc nitrat 0.1N và 2ml
dung dịch dibutyl phtalat, lắc. Chuẩn độ bằng dung dịch Amoni thiocyanat 0.1N, dùng
2ml dung dịch phèn sắt Amoni làm chỉ thị, lắc mạnh trước điểm kết thúc.
B. Hòa tan khoảng 0.12g (cân chính xác) trong 50ml nước, thêm 5ml dung dịch
Dextrin (1/50) và 5-8 giọt dung dịch chỉ thị fluorescein. Chuẩn độ bằng dung dịch
AgNO3 0.1N (Nếu định lượng dung dịch NaCl 0.9% thì lấy 10ml, nếu dung dịch 10%
thì lấy 1ml thay cho lượng cân trên.

7
C. Cân chính xác 0.125g hòa tan trong 50ml nước. Chuẩn độ bằng dung dịch
AgNO3 0.1N. Dùng 0.5ml dung dịch Kali cromat 5% làm chỉ thị.
1ml AgNO3 0.1N tương đương với 5.844mg NaCl.
Yêu cầu chế phẩm phải đạt từ 99,0 đến 105.5% tính theo chế phẩm đã làm khô.

8
Bài 3
KIỂM NGHIỆM PARACETAMOL

MỤC TIÊU
1. Chuẩn bị được dụng cụ hóa chất để Kiểm nghiệm Paracetamol.
2. Thực hiện được các phản ứng định tính, thử tinh khiết Paracetamol.
3. Áp dụng được kiến thức đã học để định lượng Paracetamol đạt kết quả đúng.
4. Thực hiện được các phản ứng thử định tính, thử giới hạn tạp chất, định
lượng được Paracetamol ít nhất 1 lần.

NỘI DUNG
1. Công thức.
NHCOCH3

OH
C8H9NO2 ptl: 151,2
Tên khoa học: N-(4-hydroxypheyl) acetamid hay p-hydroxyacetanilid hay 4-
hydroxyacetanilid.
2.Tính chất.
Bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng nhẹ, nóng chảy ở khoảng 170 0C. Chế
phẩm hơi tan trong nước, tan nhiều hơn trong nước sôi, rất khó tan trong cloroform,
ether, tan trong ethanol và các dung dịch kiềm. Dung dịch bão hòa trong nước có pH
khoảng 5,3 - 5,6; pKa = 9,51.
3. Định tính.
Hóa tính của paracetamol là do nhóm -OH phenolic, nhóm chức acetamid và tính
chất của nhân thơm.
a. Phản ứng màu của nhóm OH phenol:
Dung dịch chế phẩm trong nước thêm thuốc thử sắt (III) clorid 5%: xuất hiện
màu xanh tím.
b. Phản ứng oxy hóa.
Đun sôi khoảng 0.1g chế phẩm với 1ml dung dịch HCl 10% trong 3 phút, thêm
10ml dung dịch làm lạnh, không có tủa tạo thành. Thêm 1 giọt thuốc thử Kalibromat
xuất hiện màu tím và không chuyển sang màu đỏ.

9
H+ K2Cr2O7
HO NHCOCH3 HO NH2
t0
NH2

NH HO NH2 N
O O

5. Phản ứng diazo hóa: HO


Đun sôi 0.1g chế phẩm với 1ml dung dịchHCl 10% trong 3 phút. Thêm 10 ml
nước làm lạnh. Thêm 5 giọt dung dịch Natri nitrit 10% rồi thêm dung dịch β- naphtol
trong dung dịch NaOH 10%, sẽ xuất hiện màu đỏ hoặc tủa đỏ.

H+ NaNO2/H+
HO NHCOCH3 HO NH2
t0
NaO

HO NaO N=N

NaO

6. Độ hấp thụ tử ngoại:


Hòa tan 50mg chế phẩm trong methanol và pha loãng với Methanol thành
100ml dung dịch. Lấy 1ml dung dịch này, thêm 0.5ml acid HCl 0.1M và pha loãng với
methanol cho vừa đủ 100ml. Dung dịch đã cho tránh ánh sáng và đo ngay độ hấp thụ
tại bước sóng 254 nm. Độ hấp thụ riêng A (1%,1cm) trong khoảng 860-980.
7. Phản ứng với nhóm Acetyl:
Đun nóng 0.1g chế phẩm với 5ml dung dịch H2SO4 10% sẽ có mùi của acid
lactic.
4.Thử độ tinh khiết:
Độ trong và màu sắc dung dịch:
Hòa tan 1g chế phẩm trong 10ml dung dịch ethanol, dung dịch phải trong và
không màu.
Kim loại nặng:
Không được quá 0.002%. Hòa tan 1g chế phẩm trong một hỗn hợp gồm 85 thể
tích Aceton và 15 thể tích nước vừa đủ để được 20ml dung dịch. Lấy 12ml dung dịch
này để xác định giới hạn kim loại nặng (phụ lục 1, mục 7, phương pháp 2). Ống so
sánh gồm 10ml dung dịch mẫu chì 1 phần triệu và 2ml dung dịch mẫu thử.
Dung dịch mẫu chì 1 phần triệu được điều chế bằng cách pha loãng dung dịch
mẫu chì 100 phần triệu trong hỗn hợp dung môi gồm 9 thể tích aceton và 6 thể tích
nước.

10
4. Định lượng:
Bằng phươg pháp đo độ hấp thụ tử ngoại (DĐ Trung quốc 1997)
Nguyên tắc: Dung môi hòa tan là dung dịch kiềm. Đo độ hấp thụ của dung dịch
chế phẩm ở cực đại 257nm và tính hàm lượng paracetamol dựa vào độ hấp thụ riêng.
Tiến hành: Cân chính xác khoảng 40mg chế phẩm, hòa tan bằng 50ml dung
dịch NaOH 0.4% trong một bình định mức dung tích 250ml. Thêm nước tới vạch và
trộn đều. Lấy chính xác 5ml dung dịch trên cho vào bình định mức 100 ml. Thêm
10ml dung dịch NaOH 0.4%, thêm nước tới vạch. Trộn đều, đo độ hấp thụ của dung
dịch này ở bước sóng 257nm. Tính hàm lượng của Paracetamol biết A (1%, 1cm) ở
257nm là 715.
Phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại và khả biến.
Phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại và khả biến còn được gọi là phương
pháp quang phổ hấp thụ điện tử, là một trong các phương pháp phân tích dựa trên độ
hấp thụ bức xạ điện từ.
Xác định độ hấp thụ: Độ hấp thụ A của một dung dịch là logarit thập phân của
nghịch đảo độ truyền qua T khi có ánh sáng đơn sắc đi qua, được biểu thị bằng phương
trình
1 I
A  lg  1g o  K.C.L  3.1
T I
Trong đó:
T: độ truyền qua
Io: cường độ ánh sáng đơn sắc tới
I: cường độ ánh sáng đơn sắc sau khi đã truyền qua dung dịch
K: là hệ số hấp thụ phụ thuộc , thay đổi theo cách biểu thị nồng độ
L: là chiều dày của lớp dung dịch
C: nồng độ chất tan trong dung dịch
- Trường hợp C tính bằng mol/l, L tính bằng cm
A = e . L. C (3.2)
Khi C = 1mol/l và L = 1cm thì A = e (hệ số hấp thụ phân tử)
e đặc trưng cho bản chất của chất tan trong dung dịch, nó chỉ phụ thuộc vào bước
sóng. Định luật Lambert - Beer chỉ đúng khi dùng bức xạ đơn sắc
A
A  E1%
1cm .L.C  E1cm 
1%
 3.3
L.C
- Trường hợp nồng độ C tính theo % (Kl/TT) và bằng 1%, L = 1cm thì: E (1%,
1cm) là hệ số hấp thụ riêng, nó đặc trưng cho mỗi chất.
Trong phân tích kiểm nghịêm hay dùng E (1%, 1cm).
Ngoại trừ các chỉ dẫn trong chuyên luận riêng, các phép đo được tiến hành so
sánh với dung môi hoặc với hỗn hợp dung môi đã được dùng để chuẩn bị mẫu thử. Độ
hấp thụ của dung môi hoặc hỗn hợp dung môi đo đối chiếu với không khí không được
vượt quá 0.4 và tốt nhất là dưới 0.2.

11
Thiết bị: Máy quang phổ thích hợp dùng cho việc đo phổ tử ngoại và khả kiến
gồm một hệ thống quang học cung cấp ánh sáng đơn sắc trong dải từ 200nm đến
800nm và một bộ phận phù hợp để đo độ hấp thụ. Hai cuvet đo dùng cho dung dịch
mẫu thử và đối chiếu cần phải có đặc tính quang học như nhau. Ở máy tự ghi hai chùm
tia, cóng đựng dung dịch đối chiếu được đặt ở bên có chùm tia đối chiếu đi qua.

12
Bài 4
TỔNG HỢP ASPIRIN

MỤC TIÊU
1. Chuẩn bị được hóa chất dụng cụ để tổng hợp Aspirin
2. Viết được phương trình phản ứng điều chế Aspirin.
3. Thực hiện được qui trình điều chế Aspirin.

NỘI DUNG
1. Công thức

COOH

OCOCH3

C9H8O4 ptl: 180,2


Tên khoa học: Acid -2-acethoxy benzoic
2. Điều chế
Ester hóa nhóm -OH của acid salicylic bằng anhydrid acetic với xúc tác là acid
sulfuric đặc hoặc pyridin (đây là phản ứng thường dùng để điều chế Aspirin)
COOH CH3 - CO COOH
H2SO4
OH + O OCOCH3 + CH3COOH
CH3 - CO
Hoặc dùng acety clorid trong môi trường pyridin (trong công nghệ ít dùng vì
acetyl clorid và HCl sinh ra sẽ ăn mòn kim loại):
sCOOH O COOH

OH + CH3 - C OCOCH3 + HCl


Cl
3. Chuẩn bị
3.1. Hóa chất:
- Acid salicylic (M = 138): 2,5g
- Anhydrid acetic (M=102; d=1,080: 3,5ml )
- Ethanol
- Acid sulfuric đặc
- Dung dịch FeCl3 1%
3.2. Dụng cụ:
- Bình cầu đáy tròn 50mL
- Bát cách thủy
- Cốc thủy tinh 100mL
13
- Phễu buchner
- Nhiệt kế, mao quản, ống Thiele
- Đèn cồn, lưới amiăng
4. Phương pháp tiến hành
- Cho vào bình cầu 2,5g (0,018 mol) acid salicylic và 3,5ml (3,85g, 0,38
mol) anhydrite acetic, 2 giọt acid sulfuric đặc. Khuấy đều hỗn hợp. Đun cách thủy ở
nhiệt độ 600C và khuấy trong 15 phút. Acid salicylic tan và aspirin được tạo thành kết
tinh nhanh.
- Lấy bình phản ứng ra khỏi bát cách thủy, để nguội. Thêm 35ml nước cất và
khuấy đều.
- Lọc hút trên phễu Buchner. Rửa tủa 2 lần với nước cất (mỗi lần 10ml). Thu
được aspirin thô.
- Tinh chế aspirin bằng cách kết tinh lại như sau: Cho sản phẩm thô vào ốc
thủy tinh, thêm 8ml ethanol rồi đặt vào bát cách thủy, đun nóng đến 600C, khuấy trộn
đến khi aspirin thô tan hết. Thêm 40ml nước nóng 600 khuấy trộn đều hỗn hợp cho
tan. Nếu không tan thì lại đun cách thủy đến tan hoàn toàn.
- Làm lạnh dung dịch trong nước đá, aspirin sẽ kết tinh. Lọc hút trên phễu
Buchner.
- Rửa kết tủa bằng nước cất đến khi dịch lọc không cho màu tím với dung dịch
FeCl3 1%.
- Sấy khô sản phẩm ở 600C trong 30 phút. Cân sản phẩm. Tính hiệu suất. Xác
định nhiệt độ nóng chảy của sản phẩm. Aspirin có điểm chảy là 132-135 0 C.

14
Bài 5
KIỂM NGHIỆM ASPIRIN

MỤC TIÊU
1. Chuẩn bị được hóa chất, dụng cụ để kiểm nghiệm Aspirin.
2. Thực hiện được các phản ứng định tính, thử tinh khiết Aspirin.
3. Áp dụng được kiến thức đã học để định lượng Aspirin đạt kết quả.
4. Thực hiện được quy trình kiểm nghiệm Aspirin.

NỘI DUNG
1. Tính chất
Tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng không mùi hoặc gần như không mùi.
Có thể có mùi dấm do ẩm và nóng làm cho aspirin thuỷ phân giải phóng ra acid aectic.
Nhiệt độ nóng chảy khoảng 1430C (Nhiệt độ này dễ thay đổi theo cách đo, cần nâng
nhiệt độ tới 1300C rồi mới cho aspirin vào).
Độ tan: Khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96%, tan trong ether và
cloroform; tan trong các dung dịch kiềm và carbonat kiềm (do có nhóm acid).
2. Định tính
A. Tính acid của Aspirin: Đặt vài tinh thể chế phẩm lên giấy quì xanh thêm vào đó 1
vài giọt nước. Phần giấy quì có aspirin và nước sẽ chuyển sang màu đỏ
B. Xác định Acid salicylic và acid acetic: Đun sôi khoảng 0.2g chế phẩm với 4ml dung
dịch NaOH 10% trong 3 phút. Để nguội và thêm 5ml dung dịch H2SO4 10%. Lọc lấy
tủa và giữ lại phần dịch lọc. Các phản ứng xảy ra như sau:

COOH COONa
+NaOH
OCOCH3 OH + CH3COONa
to
COOH
H+
OH + CH3COOH

Acid salicylic Acid acetic

- Phần tủa xác định Acid salicylic bằng cách rửa sạch tủa rồi thêm dung dịch sắt
III clorid 5% sẽ có màu tím.
- Phần dịch lọc xác định acid acetic bằng cách đem trung tính hóa bằng CaCO 3
(lọc nếu cần) sau đó thêm thuốc thử sắt III clorid thì sẽ có màu hồng của Fe (CH-
3COO)3.

3. Thử tinh khiết:


- Độ trong và màu sắc của dung dịch: Hòa tan 1g chế phẩm trong 0ml dung dịch
Ethanol 960. Dung dịch phải trong và không màu.
15
- Chế phẩm không được có mùi dấm
- Phải thử giới hạn acid salicylic tự do. Không được quá 0.05%
Nguyên tắc là dùng muối sắt III (thường dùng phèn sắt amoni) để phát hiện. Màu tím
xuất hiện trong dung dịch thử không được đậm hơn một dung dịch mẫu chứa một
lượng acid salicylic nhất định và tiến hành như dung dịch thử.
Cách làm: Hòa tan 0.1g chế phẩm trong 5ml dugn dịch Ethanol 960, thêm ngay
15ml nước lạnh và 0.05ml dung dịch Sắt (III) Clorid 0.5%. Sau 1 phút dung dịch này
không được có màu đậm hơn màu của dung dịch bao gồm: 1ml dung dịch acid
salicylic mẫu, 4ml dung dịch Ethanol 960, 15ml dung dịch và 0.05ml dung dịch Sắt
(III) Clorid 0.5%.
Dung dịch acid salicylic mẫu gồm có 10mg acid salicylic, 0.1ml Acid Acetic
băng trong Ethanol 960 vừa đủ 100 ml.
- Kim loại nặng: Không được quá 0.002%. Cách tiến hành như sau:
Hòa tan 0.75g chế phẩm trong 9ml aceton và pha loãng với nước thành 15ml. Lấy
12ml dung dich này, xác định giới hạn kim loại nặng (phụ lục 1, mục 7, phương pháp
2). Ống so sánh gồm 10ml dung dịch mẫu chì 100 phần triệu và 2ml dung dịch thử.
Dung dịch mẫu chì 1 phần triệu (1µg/ml) được điều chế bằng cách pha loãng
dung dịch mẫu chì 100 phần triệu trong hỗn hợp dung môi gồm 9 thể tích Aceton và 6
thể tích nước.
4. Định lượng:
4.1. Theo dược điển Việt Nam II: Phương pháp trung hòa.
Nguyên tắc: Cho NaOH 0,1N tác dụng với acid (-COOH) của Aspirin, làm lạnh để
bảo vệ chức ester không bị NaOH tác dụng.
COOH COONa
OCOCH3 OCOCH3
+ NaOH + H2O

Tiến hành: Cân chính xác khoảng 0.3g chế phẩm, hòa tan trong 10ml dung dịch
Ethanol đã được trung tính hóa với chỉ thị phenolphtalein trong bình nón thích hợp.
Làm lạnh dung dịch xuống 8-100C. Thêm 0.2ml dung dịch phenolphtalein và chuẩn độ
bằng dung dịch NaOH 0,1N
1ml dung dịch NaOH 0,1N tương ứng với 0.01802g C9H8O4. Chế phẩm phải chứa
99.5- 101% C9H8O4. tính theo chất đã làm khan
- Trung hòa nhóm chức acid bằng dung dịch NaOH 0,1N với chỉ thị
phenolphtalein, trong môi trường ethanol. Chú ý để tránh phản ứng vào chức ester cần
tiến hành ở nhiệt độ thấp và không thao tác quá chậm.
4.2. Theo BP 98 và DĐVN III
- Nguyên tắc: Dùng NaOH 0,5N dư để thủy phân các chức Ester của Aspirin. Sau đó
chuẩn độ NaOH dư bằng dung dịch HCl 0.5M.

16
COOH COONa
OCOCH3 OH
+ 2NaOH + CH3COONa + 2H2O

- Tiến hành: Cân chính xác khoảng 1g chế phẩm, hòa tan vào 10ml Ethanol 960 trong
bình nón có nút mài, thêm 50ml dung dịch NaOH 0.5M, dùng 0.2ml dung dịch
Phenolphtalein làm chỉ thị. Song song làm một mẫu trắng 1ml dung dịch NaOH 0.5M
tương ứng với 45.04mg C9H8O4.

17
Bài 6
KIỂM NGHIỆM PHENOBARBITAL

MỤC TIÊU
1. Chuẩn bị được hóa chất, dụng cụ để kiểm nghiệm Phenolbarbital
2. Thực hiện được các phản ứng định tính Phenobarbital.
3. Thực hiện đúng các bước định lượng Phenobarbital
4. Thực hiện được việc kiểm nghiệm Phenolbarbital ít nhất là 1 lần.

NỘI DUNG
1. Công thức.
O
HN
C2H5
O
HN
O

C12H12N2O3 ptl: 232,24


Tên khoa học: 5-ethyl - 5-phenyl-1H,3H,5H-pyrimidin - 2,4,6-trion.
2. Tính chất.
Bột kết tinh màu trắng, không mùi, vị đắng; bền trong không khí; nóng chảy ở
khoảng 1760C. Khó tan trong nước; tan trong ethanol và một số dung môi hữu cơ; tan
trong dung dịch NaOH và các dung dịch kiềm khác (tạo muối).
3. Định tính.
A. Phản ứng thủy phân.
Hòa tan khoảng 0.1g chế phẩm vào 3ml dung dịch NaOH 15%. Đặt một mẩu
giấy quì đỏ trên miệng ống nghiệm, đun sôi dung dịch. Hơi bốc lên làm quì đỏ chuyển
sang màu xanh (do khí NH3 giải phóng ra). Xem phụ lục 2: Barbiturat.
B. Phản ứng tạo muối với các ion kim loại.
Lắc một chế phẩm với 2ml dung dịch NaOH 0.1M để được dung dịch bão hòa.
Lọc. Thêm từng giọt dung dịch AgNO3 5% vào dịch lọc: xuất hiện tủa trắng, phản ứng
xảy ra như sau:

O O O
HN N N
C2H5 C2H5 Ag+ C2H5
O + 2 NaOH NaO AgO
HN C6H5 N C6H5 N C6H5
O O O
Na Ag
C. Phản ứng đặc trưng với các dẫn chất của Acid Barbituric:
- Thuốc thử (1): dung dịch hỗn hợp 10% Cobalt (II) Nitrat
và 10% Calci clorid trong nước
- Thuốc thử (2): dung dịch NaOH 2M.
18
- Tiến hành: Hòa tan khoảng 5mg Phenobarbital vào 2ml Methanol. Thêm 2-3
giọt thuốc thử (1), trộn đều. Vừa lắc vừa thêm 2-3 giọt thuốc thử (2): xuất hiện màu
và tủa xanh tím.
D. Một số phản ứng riêng của nhóm Phenyl:
- Phản ứng 1: Hòa 0.1g chất thử vào 2ml formaldehyd, đun sôi, để nguội. Thêm
từ từ theo thành ống nghiệm 1ml dung dịch acid Sulfuric đặc để tạo thành 2 lớp. Đặt
ống nghiệm vào nồi cách thủy không lắc . Xuất hiện vòng màu đỏ ở ranh giới giữa 2
lớp.
- Phản ứng 2: Trộn 10mg chất thử với 2 giọt acid Sulfuric đặc trên lỗ khay sứ,
thêm 5mg NaNO2, trộn đều: xuất hiện màu vàng cam, chuyển sang đỏ cam.
4. Định lượng: Phương pháp chuẩn độ Acid- base.
Nguyên tắc:
Trong dung môi pyridin có tham gia của AgNO3 quá thừa
O O
HN
R1 N
O + AgNO3 R1
+ 2 AgO + 2
R2 R2
HN N N+
O N
O H
Ag
Chuẩn độ bằng NaOH 0,1M trong ethanol, chỉ thị thymolphtalein:

NaOH + NaNO3 + H2O +


N+ N
H

Đương lượng barbiturat N = M/2 (vì có 2 H linh động) .


Tiến hành:
Hòa tan 0.1g chế phẩm trong 5ml dung dịch Pyridin (TT), Thêm 5ml dung dịch
thymolphtalein (CT) và 10ml dung dịch bạc nitrat 8.5% trong pyridin. Chuẩn độ bằng
dung dịch Natri hydroxyd 0.1N trong Ethanol đến khi có màu xanh. Song song làm
mẫu trắng.
1ml dung dịch Natri hydroxyd 0.1N trong Ethanol tương đương với 11.61mg
C12H22N2O3

19
Bài 7
KIỂM NGHIỆM VITAMIN C

MỤC TIÊU
1. Chuẩn bị được hóa chất dụng cụ để kiểm nghiệm được Vitamin C.
2. Thực hiện được các phản ứng định tính Vitamin C.
3. Áp dụng được kiến thức đã học để thử tinh khiết Vitamin C.
4. Vận dụng được nguyên tắc chung của phương pháp chuẩn độ đo Iod để định
lượng Vitamin C.
5. Thực hiện được việc kiểm nghiệm Vitamin C ít nhất 1 lần.

NỘI DUNG
1. Công thức

C6H8O6 ptl: 176,1


Tên khoa học: 5-(1,2-dihydroxyethyl)-3,4-dihydroxy-5H-furan-2-on
2. Tính chất.
Tinh thể hoặc bột kết tinh trắng hoặc hơi ngà vàng, không mùi; khi tiếp xúc với
ánh sáng bị vàng dần. Ở trạng thái khô, vitamin C khá bền vững với không khí, dạng
dung dịch thì nhanh chóng bị oxy hóa khi có không khí, đặc biệt trong môi trường
kiềm. Nóng chảy khoảng 1900C; năng suất quay cực (dung dịch 10% trong nước) từ
20,50 đến 21,50. Vitamin C dễ tan trong nước và ethanol, không tan trong cloroform,
ether và benzen.
3. Định tính.
Dung dịch S: Hòa tan 1g chế phẩm trong nước không có Carbon dioxyd đủ
20ml.
Hóa tính cơ bản của Vitamin C là tính acid và tính khử. Ngoài ra, do có các nối đôi
liên hợp và các Carbon bất đối nên Vitamin C hấp thu ánh sáng ở vùng tử ngoại và
làm quay mặt phẳng của áng sáng phân cực.
A. Tính acid của Vitamin C: Lấy dung dịch S, thêm 0.01g Natri hydrocarbonat và
1ml nước. Lắc cho tan. Thêm 1 giọt dung dịch Sắt (III) clorid hoặc 1-2 giọt tinh thể sắt
(III) sulfat, dung dịch có màu tím. Thêm vào dung dịch vài giọt acid sulfuric loãng,
dung dịch mất màu.
B. Tính khử của Vitamin C: Lấy 1ml dung dịch S, thêm 1ml nước và 1,2 giọt dung
dịch 2,6- diclorophanol indophenol (CT). Dung dịch không có màu.
C. Tính khử của Vitamin C: Lấy 1ml dung dịch S, thêm vìa giọt dung dịch Bạc Nitrat
5% tạo tủa xám.
20
D. Độ hấp thụ tử ngoại: Hòa tan 0.1g trong nước đủ 100ml. Đo ngay độ hấp thụ của
dung dịch này ở cực đại 243nm. Độ hấp thụ riêng của cực đại này phải từ 545 đến 585.
4. Thử tinh khiết.
- Độ trong và màu sắc của dung dịch: Dung dịch S phải trong và không được có
màu đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu (nâu – vàng).
- Góc quay cực riêng*: Hòa tan 2.5g trong nước đủ 25ml. Góc quay cực riêng là
+20.5 đến +21.50.
0

- Acid oxalic: Không được quá 0.2%. Hòa tan 0.25g chế phẩm trong 5ml nước,
trung hòa bằng dung dịch NaOH 2M với chỉ thị là giấy quì đỏ. Thêm 1ml dung dịch
acid acetic 2M và 0.5ml dung dịch Calci Clorid. Đồng thời chuẩn bị một dung dịch đối
chiếu như sau: Hòa tan 70mg acid oxalic trong nước cho đủ 500ml. Lấy 5ml dung dịch
này, thêm 1ml acid acetic 2M và 0.5ml dung dịch Calci clorid 0.5M. Để yên các dung
dịch trong 1 giờ. Dung dịch thử không được đậm hơn dung dịch đối chiếu.
- Kim loại nặng: Không được quá 0.001%. Lấy 2g để thử giới hạn kim loại
nặng (phụ lục I, phương pháp 4), dùng 2ml dung dịch chì chuẩn 10 phần triệu để pha
dung dịch mẫu
5. Định lượng: Bằng phương pháp đo Iod
Nguyên tắc: Vitamin C có tính khử, có thể dùng một chất oxy hóa (dung dịch
Iod) để định lượng theo phương pháp đo iod.
Phương trình phản ứng:
CH2OH CH2OH
CHOH CHOH
O [O] O
O
O
[H]
OH OH
O O

Ở đây sử dụng chất OXH là I2 trong H2SO4.


Tiến hành: Hòa tan 0.15g chế phẩm trong một hỗn hợp gồm 10ml dung dịch
acid oxalic 10% và 80ml nước mới đun sôi để nguội. Thêm 1ml dung dịch hồ tinh bột.
Chuẩn độ bằng dung dịch Iod 0.1N cho đến khi có màu xanh bền vững ít nhất 30 giây.
1ml dung dịch Iod 0.1N tương ứng với 8.81mg C6H8O6
*Góc quay cực và góc quay cực riêng.
Góc quay cực của một chất là góc của mặt phẳng ánh sáng phân cực bị quay
khi ánh sáng phân cực đi qua chất đó nếu nó là chất lỏng, hoặc qua dung dịch chất đó
nếu là chất rắn.
Góc quay cực riêng [α]D20 của một chất lỏng là góc quay cực đo được khi chùm
ánh sáng D truyền qua lớp chất lỏng có bề dày là 1dm ở 200C, chia cho tỷ trọng của
chất ở cùng nhiệt độ.

21
Góc quay cực riêng [α]D20 của một chất rắn là góc quay cực đo được khi chùm
ánh sáng D truyền qua dung dịch có bề dày là 1dm và có nồng độ là 1g/ml ở 200C
Với chất lỏng:
α = [α]D20.l.d
Với chất rắn:
α = [α]D20.l.c/100
Trong đó α là góc quay cực đo được bằng phân cực kế, tính bằng độ (0), l là
chiều dài ống đo của phân cực kế tính bằng dm, d là tỷ trọng của chất thử (lỏng), c là
nồng độ % chất thử (rắn) trong dung dịch
Ứng dụng: Góc quay cực của một chất có thể dùng để định tính, thử tinh khiết
hoặc định lượng.
- Định tính: với một chất, trong điều kiện nhất định thì [α]D20 của nó là một
hằng số. Xác định [α]D20 giúp nhận biết được chất đó cũng như mức độ tinh khiết của
nó.
- Định lượng: căn cứ vào góc quay cực đo được, có thể tính nồng độ phần trăm
(kl/tt) của chất thử trong dung dịch.

22
Bài 8
KIỂM NGHIỆM GLUCOSE

MỤC TIÊU
1. Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ để kiểm nghiệm Glucose.
2. Thực hành tốt kiểm nghiệm dung dịch tiêm truyền Glucose (tiến hành định
lượng bằng phương pháp đo iod).
3. Sử dụng thành thục máy đo năng suất quay cực.
4. Thực hiện được việc kiểm nghiệm Glucose ít nhất 1 lần.

NỘI DUNG
1. Công thức

C6H12O6 , H2O ptl: 198,2


Tên khoa học: D-(+) glucopyranose monohydrat
2. Tính chất: Bột kết tinh trắng, không mùi, vị ngọt, dễ tan trong nước, ít tan trong ethanol.
3. Định tính
A.Glucose là một Polyalcol, lại có chứa nhóm chức aldehyd nên có tính khử và
cho các phản ứng sau:
- Hòa tan khoảng 0,2g glucose trong 2ml nước, thêm 0,5ml dung dịch đồng sulfat
10% và 1ml dung dịch natri hydroxyl, dung dịch vẫn trong. Đun nóng, tạo tủa màu đỏ nâu.
CH2OH CH2OH
O
O OH
NaOH C
OH + 2 CuSO4 OH + 2 Cu2O
HO OH HO OH
OH OH
- Tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac tạo tủa bạc kim loại

CH2OH CH2OH
O
O OH
NH4OH C
OH + 2 AgNO3 OH + 2 Ag 
HO OH HO OH
OH OH
B. Xác định góc quay cực riêng.
Góc quay cực riêng từ +520 đến +53,30 tính theo chế phẩm đã làm khô.
23
Hòa tan 10g trong 80ml nước. Thêm 0.2ml amoniac loãng. Để yên 30 phút.
Thêm nước đủ 100ml. Tiến hành đo ở nhiệt độ 19.50- 20.50C
Đo góc quay cực của dung dịch này tính theo công thức:
α = [α]D20.l.c/100
Trong đó, α là góc quay cực đo được, l là chiều dài ống đo (dm), c là nồng độ
chất thử (%)
C.Tác dụng với phenylhydrazin tạo tủa Glucosazon màu vàng.
H O H
C C = N - NH -
H  COH C6H5
HO C  H CH3COOH C = N - NH -
+ 3 C6H5NH - NH2
(Môi
H  C OH C6H5
trường HO  C H
H  C OH
CH2OH H  C  OH
H  C OH
Phenylhydrazin CH2OH

+ NH3 + C6H5NH2 + 2H2O

Tiến hành: Lấy 2ml dung dịch Glucose 10% vào ống nghiệm, thêm 2 giọt
dung dịch acid acetic đậm đặc và 2 giọt phanylhydrazin 1%. Đun sôi trên cách thủy
khoảng 10 phút, xuất hiện tủa kết tinh màu vàng của Glucosazon. Xem trên kính hiển
vi thấy các tinh thể kết tinh hình cành thông.
1. Thử tinh khiết.
- Độ trong và màu của dung dịch: Hòa tan 10g chất thử trong 15ml nước.
+ Dung dịch phải trong.
+ Mùa dung dịch không được đậm hơn màu dung dịch mẫu (nâu vàng).
- Giới hạn acid: Hòa tan 5g chất thử vào 50ml nước không có CO2, thêm vài
giọt chỉ thị phenolphtalein. Chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0.02M đến màu hồng.
Màu của dung dịch phải chuyển sang màu hồng khi dùng không quá 0.3ml dung dịch
NaOH 0.02M.
- Arsen: Không được quá 1 phần triệu. Dùng 1g chất thử, tiến hành thử theo
phương pháp A, phụ lục I.
- Pha dung dịch S: 10g chất thử pha trong nước thành 100ml dung dịch
- Clorid: Không quá 0.0125%. Dùng 4ml dung dịch S, pha loãng bằng nước
thành 15ml và tiến hành thử giới hạn clorid theo phụ lục I.

24
- Sulfat: Không được quá 0.02%. Dùng 7.5ml dung dịch S, pha loãng thành
15mk dung dịch, tiến hành thử Sulfat theo phụ lục I.
- Kim loại nặng: Không được quá 5 phần triệu: Hòa tan 4g chất thử vào nước
thành 20ml. Lấy 12 ml dung dịch thu được để thử kim loại nặng theo hướng dẫn ở phụ
lục I, Phương pháp A. Dung dịch chì mẫu 1 phần triệu để chuẩn bị dung dịch đối
chiếu.
- Đường ít tan và Dextrin: các tạp này khó tan trong ethanol 90%, nên nếu trong
dung dịch có chứa lượng tạp chất này quá giới hạn qui định thì sẽ làm cho dung dịch
này bị đục hơn dung dịch mẫu đối chiếu.
Tiến hành: Hòa tan bằng đun sôi 1g chất thử trong 30ml ethanol 90%, để nguội,
dung dịch thu được không đục hơn 30ml ethanol 905
- Tinh bột hòa tan: Hòa tan 2.5g Glucose thử vào 25ml nước, đun sôi 1 phút, để
nguội, thêm 0.1ml dung dịch iod 0.05M, không xuất hiện màu xanh.
- Bari: Kết tủa bằng H2SO4
Tiến hành: lấy 10ml dung dịch S, thêm 1ml dung dịch H2SO4 1M, trộn đều, sau
1 giờ so sánh độ đục, ống thử không được đục hơn ống đối chiếu gồm 10ml dung dịch
S và 1ml nước.
- Calci: Không quá: 0.02%: Lấy 5ml dung dịch S, pha loãng bằng nước thành
15ml dung dịch. Tiến hành thử theo hướng dẫn ở phụ lục I.
2. Định lượng.
Dung dịch tiêm truyền Glucose đẳng trương
Thành phần:
Glucose: 50g
Nước pha tiêm vđ 1000ml.
Hàm lượng C6H12O6 phải đạt 95- 105% lượng ghi trên nhãn.
Tiến hành địng lượng theo một trong hai phương pháp sau:
Phương pháp I: Đo iod.
Nguyên tắc:
Glucose bị oxy hóa chậm bằng iod trong môi trường kiềm thành muối của Acid
gluconic, phản ứng ổn định hơn trong môi trường Na2CO3.
I2 + 2Na2CO3 + H2O = NaIO + NaI + 2NaHCO3
R-CHO+NaIO = R-COONa + NaI.
Cho vào dung dịch chuẩn độ một lượng chính xác iod dư, sau khi phản ứng Oxy
hóa khử kết thúc, acid hóa môi trường để giải phóng I2 từ NaIO và phản ứng giữa I2 và
Na2S2O3 cần môi trường acid. Cuối cùng chuẩn độ iod dư bằng dung dịch
Natrithiosulfat 0.1N với chỉ thị hồ tinh bột.
Tiến hành:
+ Dung dịch thử: lấy chính xác dung dịch tiêm tương đươg 2-3g glucose vào
bình định mức dung tích 250ml, thêm nước đến vạch và trộn đều.
+ Mẫu thử: Lấy chính xác 5ml dung dịch thử, ho vào bình định mức dung tích
250ml, có nút mài. Thêm chính xác 10ml dung dịch iod 0.1N bằng Buret. Thêm 10ml

25
dung dịch Na2CO3 5% lắc, trộn đều. Đậy nút bình và để vào chỗ tối khoảng 20 phút.
Lấy bình ra vừa thêm từ từ dung dịch H2SO4 loãng, vừa lắc nhẹ cho tới khi hỗn hợp có
phản ứng acid. Chuẩn độ Iod dư bằng Natri thiosulfat 0.1N với chỉ thị hồ tinh bột.
+ Mẫu trắng: tiến hành song song và tương tự như mẫu thử nhưng thay 5ml
dung dịch thử bằng 5ml nước cất
1ml dung dịch iod 0.1N tương đương 9.008mg C6H12O6 khan.
Phương pháp 2: Đo góc quay cực:
Nguyên tắc: Trạng thái bình thường đường Glucose tồn tại dưới 2 dạng đồng
phân hoạt quang α,β với năng suất quay cực khác nhau. Khi vào dung dịch xảy ra sự
chuyển hóa qua lại giữa hai dạng này đến trạng thái cân bằng, dung dịch có góc quay
cực ổn định tỷ lệ với nồng độ Glucose, sự chuyển quay này cần xúc tác của Amoniac.
Tiến hành: Lấy chính xác thể tích thuốc tiêm tương đương 2-5g Glucose vào
bình định mức dung tích 100ml, thêm 0.2ml dung dịch amoniac 5M rồi thêm nước đến
vạch, trộn đều, để yên 30 phút. Đo góc quay cực của dung dịch thu đực bằng ống dài
2dm
Tính nồng độ % của dung dịch theo công thức
C% = α.100/ 2. [α]D20

26
Bài 9
KIỂM NGHIỆM CLORAMPHENICOL

MỤC TIÊU
1. Thực hiện được các phép thử định tính Cloramphenicol.
2. Áp dụng được nguyên tắc của các phép thử tinh khiết và định lượng
Cloramphenicol
3. Thực hiện được các phép thử tinh khiết và định lượng được Cloramphenicol
bằng phương pháp quang phổ tử ngoại

NỘI DUNG
1.Thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol

2.Tính chất
Bột kết tinh mịn, màu trắng, trắng xám hoặc hoặc trắng vàng hay tinh thể hình
kim hoặc phiến dài. Khó tan trong nước, tan trong ethanol 96%, aceton và
Propylenglycol, khó tan trong ether, bền vững ở pH ≤ 7
Dung dịch Cloramphenicol trong ethanol thì hữu tuyền và trong ethyl acetat thì
tả tuyền.
Nhiệt độ nóng chảy: 149-1530C
3.Định tính
A. Phản ứng của phần Nitrophenyl và clo hữu cơ.
Trong phân tử Cloramphenicol có nhóm amin thơm và nguyên tử clo hữu cơ
cho những phản ứng đặc trưng trong hai thí nghiệm sau.
Tiến hành:
Trong ống nghiệm đựng 0,1g Cloramphenicol, thêm 5 ml dung dịch acid
Sulfuric 15%, thả hai viên kẽm hạt, để yên khoảng 1,5-2 giờ, thỉnh thoảng lắc nhẹ cho
đến khi tan hết kẽm. Lọc lấy dịch lọc để tiến hành các phản ứng 1 và 2.
+ Phản ứng 1: Tạo phẩm màu nitơ (amin thơm I):
Cơ chế:
Nhóm –NO2 sau khi khử hóa bằng H (Zn/acid) chuyển thành amin thơm bậc I,
cho phản ứng đặc trưng của nhóm này là tạo phẩm màu nitơ.
27
+
H
Ar NO2 Ar NH2 +
H2O
+
(Zn/H )
HO
+
Ar NH2 HNO2 [Ar N+ N]Cl +2
naphtol Ar N N
NaOH

Tiến hành:
Lấy khoảng 1 ml dịch lọc vào một ống nghiệm, thêm 1-2 giọt dung dịch NaNO2
0,1M. Thêm 0,5 ml dung dịch β- naphtol trong kiềm, xuất hiện màu đỏ và tủa đỏ.
Chú ý: pha dung dịch 2- naphtol ngay trước khi dùng: lấy khoảng 0,5g β-
naphtol hòa vào 4 ml natri hydroxyd 10%, thêm nước đủ 10 ml.
+ Phản ứng 2: xác định Cl- sinh ra từ nguyên tử clo hữu cơ có trong phân tử
Cloramphenicol, do hydro mới sinh.
Cơ chế:
H NH-COCHCl2
+
O2N C C CH2OH H2N R Cl- + 2H2O

OH H

+ +
AgNO3 Cl AgCl NO3-

Tiến hành:
Lấy 1 ml dịch lọc vào một ống nghiệm không trộn lẫn tạp Clorid, thêm 2 ml
nước, 0,5 ml dung dịch AgNO3 5%, xuất hiện tủa vón màu trắng xám, tan trong
ammoniac (tủa AgCl)
B.Cloramphenicol chuyển sang màu vàng→ đỏ khi đun nóng trong kiềm
Tiến hành: trộn 0,1 g Cloramphenicol vào 4 ml dung dịch NaOH 10% trong ống
nghiệm.Đun nóng từ từ trên đèn cồn, xuất hiện màu vàng → vàng da cam →đỏ.
Thử tinh khiết:
pH dung dịch nước: trộn kỹ 0,1 g chất thử vào 20 ml nước mới đun sôi để nguội
(không có khí CO2 hoặc NH3). Thêm 0,1 ml dung dịch chỉ thị Bromothymol xanh,
màu phải chuyển khi thêm không quá 0,1 ml HCl 0,02 M hoặc 0,1 ml NaOH 0,02M.
Ghi chú: xanh Bromothymol chuyển màu : vàng (pH 6,0) đến xanh (pH 7,6)
Xác định góc quay cực riêng: + 18,50 đến + 20,50

28
Tiến hành: hòa tan 1,5 g chất thử vào ethanol tuyệt đối. Thêm ethanol tuyệt đối
đến vừa đủ 25 ml (dùng bình định mức). Đo góc quay cực dung dịch thu được, xác
định trị số [α]D20 theo công thức:

1
[α]D20= 00 α
l
c
α là góc quay cực đo được
l: độ dài của ống đo (dm)
c: nồng độ dung dịch đo (%)
chú ý: chuẩn bị dung dịch đo từ chất thử đã sấy khô
Clorid (Cl-): không được quá 0,01%
Tiến hành: cân 1,00g chế phẩm, thêm 20 ml nước và 10 ml acid nitric (10%),
lắc 5 phút. Lọc qua giấy lọc đã được rửa bằng nước cất nhiều lần, mỗi lần với 5 ml
dung dịch nước đến khi 5 ml nước rửa không bị đục khi cho thêm 0,1 ml dung dịch
acid nitric đậm đặc (70%) và 0,1 ml dung dịch bạc nitrat 4,25%. Lấy 15 ml dịch lọc và
tiến hành thử theo phụ lục I.
Các chất liên quan:
Pha tĩnh: Silicagel GF 254.
Pha động: hỗn hợp dung môi: nước- methanol- chloroform (1:10:90)
-Chuẩn bị các dung dịch sắc ký:
+Dung dịch thử: 0,1 g chất thử trongn10 ml aceton.
+ Dung dịch đối chiếu (a): 0,1g Cloramphenicol chuẩn trong 10 ml aceton.
+Dung dịch đối chiếu (b): pha loãng 0,5 ml dung dịch đối chiếu (a) thành 100
ml bằng aceton.
-Chấm lên bản sắc ký các lớp riêng biệt:
(1): 1 µl dung dịch thử
(2): 20 µl dung dịch thử
(3): 1 µl dung dịch đối chiếu (a)
(4): 20 µl dung dịch đối chiếu (b)
Triển khai sắc khí cho đến khi dung môi chạy được khoảng 15 cm. Lấy bản
mỏng ra, để khô ngoài không khí. Kiểm tra bản mỏng bằng đèn tử ngoại 254 nm.
Nhận định kết quả:
+ Với mục đích thử tinh khiết: bất kỳ vết phụ nào trên sắc đồ dung dịch (2)
không đậm hơn vết trên sắc đồ dung dịch (4) (0,5%)
+ Với mục đích định tính: vết chính trên sắc đồ dung dịch (1) phải tương tự về
vị trí và kích thước với vết chính trên sắc đồ dung dịch (3)

29
Khối lượng sau khi sấy khô ở 100-1050, phải ≤ 0,5% (dùng 1,0g chất thử).
Định lượng: bằng phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại
Nguyên tắc: Do Cloramphenicol trong công thức phân tử có nhân thơm nên có
khả năng hấp thụ ánh sáng trong vùng tử ngoại, người ta đã áp dụng tính chất này để
xây dựng phương pháp định lượng chúng.
Tiến hành: Hòa tan khoảng 90- 100 mg Cloramphenicol (cân chính xác) vào
khoảng 200 ml nước, có thể nâng nhiệt độ lên 45- 500 C cho dễ tan, trong cốc dung
tích 250 ml. Chuyển dung dịch vào bình định mức dung tích 500 ml. Tráng cốc 3 lần,
mỗi lần 50 ml nước ấm. Tập trung dịch tráng vào bình định mức. Cuối dùng thêm
nước đến vạch, trộn kỹ (dung dịch 1). Lấy 10 ml dung dịch 1 cho vào bình định mức
dung tích 100 ml, thêm nước đến vạch trộn đều (dung dịch 2).
Đo độ hấp thụ D của dung dịch 2 trên máy quang phổ ở bước sóng 278 nm, cốc
đo 1 cm. Tính hàm lượng Cloramphenicol với trị số A(1%,1) ở 278 nm bằng 297

30
PHỤ LỤC I
THỬ GIỚI HẠN MỘT SỐ TẠP CHẤT
1. Amoni
Dùng phương pháp A, trừ khi có các chỉ dẫn khác trong chuyên luận.
Phương pháp A:
Nguyên tắc: Thuốc thử Nesler (TT) là dung dịch kiềm cuả Kaliiodomercurat
K2[HgI4] phản ứng với NH3 cho tủa màu đỏ (lượng nhỏ cho dung dịch màu vàng):
NH 4  OH   NH3  H2O
Hg
NH3 + 2K2 [HgI4] + 3KOH = NH2 I  đỏ + 7KI + 2H2O
O
Hg
Tiến hành: Hòa tan một lượng chế phẩm thử như chỉ dẫn trong chuyên luận với
14ml nước trong một ống nghiệm, kiềm hóa nếu cần bằng dung dịch NaOH 2M (TT),
thêm nước cho đủ 15ml. Thêm 0.3ml dung dịch thuốc thử Nessler (TT), lắc đều rồi để
yên 5 phút. So sánh màu tạo thành trong ống thử với màu mẫu được chuẩn bị đồng
thời. Khi so màu, quan sát dọc theo trục ống trong ánh sáng khuếch tán trên nền trắng.
Màu trong ống thử không được đậm hơn ống mẫu.
Màu mẫu: Lấy chính xác 10ml dung dịch amoni mẫu 1 phần triệu NH4 cho vào
ống nghiệm, pha loãng với nước thành 15ml. Thêm 0.3ml thuốc thử Nessler (TT), lắc
đều rồi để yên 5 phút.
Phương pháp B:
Cho một lượng theo chỉ dẫn chế phẩm đã nghiền mịn vào một bình 25ml có
nút đậy bằng polyetylen và hòa tan hoặc phân tán trong 1ml nước. Thêm 0.3g Magnesi
oxyd nặng. Đậy bình ngay sau khi đã đặt xuống dưới nắp polyetylen một mẩu giấy tẩm
mangan bạc rộng 5mm đã được làm ẩm bằng vài giọt nước. Lắc xoay trong bình, tránh
chất lỏng bắn lên và để yên ở 400C trong 30 phút.
Màu xám nếu xuất hiện trên mẩu giấy tẩm mangan bạc ở bình thử không
được đậm hơn ở bình mẫu được tiến hành đồng thời trong cùng điều kiện với lượng
dung dịch amoni mẫu đã được chỉ dẫn trong chuyên luận, 1ml nước và 0.3g magnesi
oxyd nặng (TT).
2. Arsenit
Dùng phương pháp A, trừ khi có các chỉ dẫn khác trong chuyên luận:
Phương pháp A:
Nguyên tắc: Các hợp chất của Arsen phản ứng với Hydro mới sinh (do phản
ứng của Kẽm với acid) tạo thành AsH3 ở dạng khí. Khí này bay lên gặp giấy tẩm muối
thủy ngân II, cho các phản ứng màu từ vàng đến đỏ nâu: AsH2(HgCl); AsH(HgCl)2;
As(HgCl)3, As2Hg3

31
Dụng cụ :
Bộ dụng cụ thử Arsen gồm một bình nén nút mài cỡ 100ml được đậy bằng nút
thủy tinh mài, xuyên qua nút có một ống thủy tinh dài khoảng 200mm, đường kính
trong là 5 mm. Phần dưới của ống thủy tinh được kéo nhỏ lại để có đường kính trong
là 1mm. Cách đầu ống 15mm có một lỗ trên thành ống với đường kính 2-3mm.
Khi gắn ống thủy tinh này vào nút thì lỗ này phải cắt mặt dưới của nút ít nhất là
3mm. Đầu trên của ống thủy tinh có một đĩa tròn phẳng, mặt phẳng đĩa vuông góc với
trục ống.
Một ống thủ tinh thứ 2 dài 30mm, có cùng đường kính và có cùng đĩa tròn mặt
phẳng tương tự như đĩa thứ nhất, đặt tiếp xúc với đĩa tròn của ống thứ nhất và được
giữ chặt với ống thứ nhất bằng 2 dây lò xo
Tiến hành:
Cho vào ống thủy tinh khoảng 50-60 mg bông tẩm chì acetat. Đặt một miếng
giấy tẩm thủy ngân (II) bromid, hình tròn hay hình vuông, có kích thước đủ để phủ kín
lỗ tròn giữa 2 ống thủy tinh, giữ chặt 2 ống thủy tinh bằng 2 dây lò xo.
Cho vào bình nón một lượng chế phẩm thử theo chỉ dẫn của chuyên luận. Hòa
tan hoặc pha loãng với nước thành 25ml. Thêm 15ml dung dịch HCl, 0.1ml dung dịch
32
Thiếc (II) Clorid và 5ml dung dịch Kali iodid 20%. Để yên trong 15 phút rồi thê 5g
kẽm hạt không có Arsen. Đậy ngay bình nón bằng nút đã lắp sẵn giấy thử ở trên.
Ngâm bình trong nước ở nhiệt độ ở nhiệt độ sao cho khí được giải phóng đều đặn.
Song song tiến hành một mẫu so sánh trong cùng điều kiện, dùng 1ml dung dịch
arsen mẫu chì 1 phần trieuj hòa loãng với nước thành 25ml thay co chế phẩm thử.
Sau ít nhất 2 giờ lấy các miếng giấy tẩm thủy ngân (II) Bromid ra so sánh các vết
màu. Vết màu nếu có trên chế phẩm thử phải không được đậm hơn màu trên giấy của
bình mẫu.
Dung dịch mẫu Arsen:
Hòa tan 0.33g Arsen trioxyd trong 5 ml dung dịch natri 2M và thêm nước vừa đủ
250ml, được dung dịch mẫu arsen 1000 phần triệu.
Pha loãng 1 thể tích dung dịch mẫu arsen 100o phần triệu thành 10 thể tích với nước
được dun dịch arsen 10 phần triệu. Dung dịch pha ngay trước khi sử dụng.
Pha loãng 1 thể tích dung dịch mẫu Arsem 10 phần triệu thành 10 thể tích với nước
được dung dịch mẫu Arsen 1 phần triệu. Dung dịch này pha ngay trước khi sử dụng.
3. Calci.
Thêm 1ml dung dịch amoni oxalat 4% (TT) vào 0.2ml dung dịch Calci mẫu 100 phần
triệu trong ethanol 96%. Sau 1 phút, thêm một hỗn hợp gồm 1ml dung dịch acid acetic
2M (TT) và 15ml dung dịch chế phẩm thử như chỉ dẫn trong chuyên luận và lắc.
Sau 15 phút, so sánh độ đục tạo thành ống thử với độ đục mẫu được chuẩn bị
đồng thời trong cùng điều kiện nhưng thay dung dịch chế phẩm thử bằng hỗn hợp gồm
10ml dung dịch Calci mẫu 10 phần triệu Ca và 5ml nước.
Độ đục trong ống thử phải không đậm hơn độ đục chuẩn.
4. Clorid.
Nguyên tắc: Dung dịch chứa ion Cl- cho phản ứng với dun dịch muối bạc cho muối
AgCl kết tủa (nếu nồng độ Cl - loãng thì cho dung dịch đục mờ), so sánh độc đục với
dung dịch mẫu ion Cl-
Cl- + AgNO3= AgCl↓trắng + NO3-
Tủa không tan trong acid nitric nhưng tan trong dung dịch Amoniac.
Tiến hành: Chuẩn bị dung dịch thử như trong chuyên luận, cho vào một ống nghiệm,
pha loãng với nước đến 15ml. Thêm 1ml dung dịch acid Nitric 2M và 1ml dung dịch
Bạc Nitrat 2%. Để yên 5 phút, tránh ánh sáng. So sánh độ đục tạo thành trong ống thử
với độ đục chuẩn được so sánh đồng thời, quann sát dọc theo trục ống nghiệm trong
ánh sáng khuếch tán trên nền đen. Độ đục trong ống thử không được lớn hơn độ đục
chuẩn.
Độ đục chuẩn: Chuẩn bị cùng điều kiện ống thử nhưng thay dung dịch bằng hỗn
hợp 10ml dung dịch Clorid mẫu 5 phần triệu và 5ml nước.
Dung dịch mẫu Clorid: Cân chính xác 0.0824g Natri clorid (thuốc thử) đã sấy
khô ở 100- 1050C đến khối lượng không đổi, cho vào bình định mức 100ml, hòa tan
với nước và thêm nước tới vạch, lắc đều được dung dịch mẫu 500 phần triệu.

33
Pha loãng dung dịch với nước được dung dịch clorid mẫu 5 phần triệu. Dung
dịch pha ngay trước khi sử dụng.
5. Kim loại nặng.
Nguyên tắc: Ion kim loại nặng (đại diện là chì), phản ứng với Ion Sulfur cho kết tủa
(hoặc dung dịch ) màu đen (PbS). Thuốc thử có thể dùng là Na2S (H2S) hoặc
thioacetamid.
So sánh màu với một dung dịch chì mẫu với cùng điều kiện phản ứng.
Tiến hành:
Dùng một trong các phương pháp sau đây, tùy theo chỉ dẫn của chuyên luận
riêng.
Phương pháp 1:
Lấy 12ml dung dịch chế phẩm thử được pha chế như trong chỉ dẫn của chuyên
luận, cho vào ống nghiệm, thêm 2ml dung dịch đệm Acetat pH 3.5. Lắc đều, thêm
1,2ml dung dịch thioacetamid, lắc ngay rồi để yên 2 phút. Chuẩn bị đồng thời ống mẫu
dùng hỗn hợp 10ml dung dihcj ion chì mẫu 1 phần triệu Pb hoặc dung dịch chì mẫu 2
phần triệu Pb tùy theo chỉ dẫn trong chuyên luận và 2ml dung dịch chế phẩm thử. So
sánh màu tạo thành trong ống thử với và ống chuẩn. Màu nâu trong ống thử không
được đậm hơn màu nâu trong ống chuẩn. Ống chuẩn có màu nâu nhạt khi được so sánh
với ống trắng được chuẩn bị đồng thời trong cùng điều kiện, dùng 10ml nước và 2ml
dung dịch chế phẩm thử.
Phương pháp 2: Hòa tan một lượng chế phẩm thử nhu chỉ dẫn trong chuyên luận trong
một dung môi hữu cơ khi có chứa một tỷ lệ nước tối thiểu như 1,4-dioxan hoặc aceton
có chứa 15% nước. Thực hiện như phương pháp 1, nhưng chuẩn bị dung dịch ion chì
mẫu bằng cách pha loãng dung dịch chì mẫu 100 phần triệu Pb với dung môi được
dùng để pha chế phẩm thử thành các dung dịch mẫu chì 1 phần triệu Pb hoặc 2 phần
triệu Pb thùy theo chỉ dẫn trong chuyên luận.
Phương pháp 3: Dùng một bộ màng lọc lắp với một kim tiêm cỡ 50ml. Màng lọc được
làm từ một chất liệu thích hợp có đường kính lỗ là 3 Micromet và được bảo vệ bởi
màng lọc phụ bằng sợi thủy tinh borosilicat.
Hòa tan một lượng chế phẩm thử như chỉ dẫn trong chuyên luận trong 30ml
nước, nếu không có qui định nào khác . Lọc dung dịch qua một màng lọc nhờ một áp
lực nhẹ.
Tháo bộ giữ màng lọc và kiểm tra màng lọc xem có bị nhiễm bẩn không, nếu cần
thì thay màng lọc và lọc lại. Lấy một phần hay toàn bộ dịch lọc như chỉ dẫn ở trong
chuyên luận, thêm 2ml dung dịch đệm Acetat pH 3.5 và 1.2ml dung dịch thioacetamid.
Lắc đều và để yên 10 phút. Đảo trật tự màng lọc với màng lọc phụ rồi lọc dung dịch
phản ứng qua màng lọc với một áp lực nhẹ và chậm. Lấy màng lọc ra, làm khô bằng
cách ép trên giấy lọc. Đậm độ của vết màu tạo thành trên màng lọc không được đậm
hơn màu mẫu thu được với một thể tích dung dịch mẫu chì 1 phần triệu Pb như đã chỉ
dẫn trong chuyên luận và được chỉ dẫn như cách làm với mẫu thử, bắt đầu từ câu
“thêm 2ml dung dịch đệm acetat pH 3.5…..”.

34
Dung dịch mẫu chì:
Hòa tan 0.4g chì (II) nitrat trong nước và thêm nước cho vừa đủ 250ml, lắc đều,
được dung dịch chì mẫu 1000 phần triệu.
Pha loãng 1 thể tích dung dịch mẫu chì 1000 phần triệu thành 10 thể tích với nước
được dung dịch mẫu chì 100 phần triệu. Dung dịch pha ngay trước khi sử dụng.
Pha loãng 1 thể tích dung dịch chì mẫu 100 phần triệu thành 10 thể tích với nước được
dung dịch chì mẫu 10 phần triệu. Dung dịch pha ngay trước khi sử dụng.
6. Phosphat.
Thêm 4ml dung dịch thuốc thử Sulphomolypdic vào 100ml dung dịch đã được
chuẩn bị và nếu cần thì trung hòa như chỉ dẫn. Lắc và thêm 0.1ml dung dịch thiếc (II)
clorid. Chuẩn bị dung dịch thử trong cùng điều kiện, dùng 2ml dung dịch Phosphat
mẫu 5 phần triệu PO4 VÀ 98ml nước. Sau 10 phút, lấy mỗi dung dịch 20ml và so sánh
màu.
Màu trong ống thử phải không được đậm hơn màu trong ống chuẩn.
7. Sulfat.
Nguyên tắc: Dung dịch có ion sulfat tác dụng với một muối Bari (môi trường acid
Hydrochlorid) cho kết tủa trắng (hoặc dung dịch đục mờ). So sánh độ đục với một
mẫu:
SO42- + BaCl2 = BaSO4↓ trắng + 2Cl-.
Tiến hành: Thêm 1ml dung dịch BaCl2 25% vào 1.5ml dung dịch sulfat mẫu 10 phần
triệu SO42- , lắc và để yên 1 phút. Thêm 15ml dung dịch chế phẩm thử đã được chỉ dẫn
trong chuyên luận hoặc theo một lượng chế phẩm thử qui định đã hòa tan trong 15ml
nước và 0,5ml dung dịch acid acetic 5M. Để yên 5 phút.
Độ dục tạo thành trong ống thử không được đậm hơn trong ống chuẩn, được
chuẩn bị đồng thoifi trong cùng điều kiện nhưng dùng 15ml dung dịch sulfat mẫu 10
phần triệu SO42- thay cho dung dịch chế phẩm thử.

35
PHỤ LỤC II
MỘT SỐ PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH

1.1. Acetat
. Phản ứng với các acid (mạnh hơn acid acetic) giải phóng acid acetic có mùi
chua:
CH3COO_ + H+ = CH3COOH
. Với dung dịch FeCl3 loãng cho phức màu đỏ [Fe3 (OH)2 (CH3COO)6]+. Khi
pha loãng và đun sôi sẽ cho kết tủa màu đỏ:
[Fe3 (OH)2 (CH3COO)6]+ + 4H2O = 3Fe (OH)2CH3COO đỏ + 3CH3COOH + H+
. Với H2SO4 đặc và C2H5OH tạ ra este etyl acetat có mùi thơm:
CH3COOH + OHC2H5 H2SO4 CH3COOC2H5 + H2O
1.2. Amoni (muối) đặc
. Bị phân huỷ khi đun nóng với dung dịch NaOH, giải phóng khí NH 3:
NH 4  OH   NH3  H 2O
Nhận biết NH3 bằng các dấu hiệu: Mùi khai, làm xanh giấy quỳ đỏ tẩm ướt, làm
hồng giấy tẩm phenolphtalein.
. Thuốc thử Nessler (dung dịch kiềm của muối Kaliiodomercurat - K2[HgI4]
phản ứng với NH3 cho tủa màu đỏ (lượng nhỏ cho dung dịch màu vàng):
NH 4  OH   NH3  H2O
Hg
NH3 + 2K2 [HgI4] + 3KOH = NH2 I  đỏ + 7KI +
O
2H2O Hg

1.3. Arseniat
. Phản ứng với acid hypophosphorơ hoặc dung dịch hypophosphit (thuốc thử
Bugo hay Tile): tạo ra kết tủa As nguyên tố có màu nâu:
4AsO34  5H3PO2  6H   4As  nâu + 5H3PO4 + 3H2O
. Phản ứng với AgNO3: tạo kết tủa nâu đỏ Ag3AsO4, tủa này không tan trong
CH3COOH, tan trong HNO3, dung dịch amoniac.
. Phản ứng với hỗn hợp magnesi (MgCl2 + NH4OH + NH4Cl): Cho kết tủa tinh
thể trắng magnesi amonarseniat:
AsO34  Mg2  NH 4  MgNH 4AsO4  trắng
1.4. Arsenit
. Phản ứng Tile:
4AsO33  3H3PO2  12H  4As  nâu + 3H3PO4 + 6H2O
. Phản ứng với AgNO3: tạo ra kết tủa trắng hơi vàng Ag3AsO3, tủa này tan trong
HNO3 , trong dung dịch amoniac.
. Phản ứng khử bằng hydro mới sinh (do Zn trong môi trường acid tạo ra): các
hợp chất của Arsen (cả AsO33- Và AsO43-) đều thành AsH3 dạng khí:

36
AsO33  3Zn  9H  AsH3  3Zn 2  3H 2O
Có thể nhận ra AsH3 bằng:
- Cho tác dụng với AgNO3:
AsH3 + 6AgNO3  3HNO3 + AsAg3 . 3AgNO3 (màu vàng)
Sản phẩm màu vàng này dễ bị thủy phân tạo ra Ag đen:
AsAg3 . 3AsNO3 + H2O  H3AsO3 + 3HNO3 + 6Ag  đen
- Cho tác dụng với HgCl2: tạo thành hợp chất có màu từ vàng sang đỏ nâu:
AsH2 (HgCl); AsH (HgCl)2; As (HgCl)3; As2Hg3
. Phản ứng với CuSO4: cho tủa đồng hydroarsenit màu xanh lục:
H3AsO3 + CuSO4 = CuHAsO3  xanh lục + H2SO4
Nếu thêm NaOH và đun nóng sẽ có kết tủa màu đỏ của Cu2O:
2CuHAsO3 + 6NaOH = Na3AsO4 + Cu2O đỏ + 4H2O + NaAsO3
(Phản ứng này dùng để phân biệt giữa AsO33- Và AsO43- )
1.5. Bạc (muối)
. Phản ứng với HCl cho tủa trắng AgCl, tủa không tan trong HNO 3 nhưng tan
trong dung dịch amoniac:

 AgCl  trắng
Ag+ + Cl- 


 Ag (NH3) 2 Cl
AgCl  + 2NH3 

. Phản ứng với formol trong môi trường kiềm bị khử thành Ag có màu đen
(phản ứng tráng gương):
 Ag  NH 3 2  Ag   HCOOH

Ag   NH 4OH  Ag 2O 
HCHO

1.6. Barbiturat
. Khi đun nóng với kiềm đặc, vòng ureid bị mở giải phóng ra các sản phẩm khác
nhau:

R1
NH CO NH2 COONa
NaOH R1 - C - R2
O=C C O=C +
+H2O C COONa
NH CO R2
NH2

NH2
to
O=C 2NH3 + CO2
+H2O

NH2

. Tạo phản ứng phức có màu với các ion kim loại như Cu2+, Co2+…

37
1.7. Bari (muối)
. Phản ứng đốt cho màu ngọn lửa xanh lục hơi vàng
. Phản ứng với H2SO4 cho kết tủa BaSO4 màu trắng, không tan trong các acid
vô cơ.
1.8. Bismuth (muối)
. Phản ứng thuỷ phân:
Bi3  Cl  H2O BiOCl  trắng + 2H+
. Tác dụng với dung dịch kiềm: cho tủa Bi (OH)3 màu trắng, khi đun nóng với
nước ngả màu vàng:
Bi3  OH  Bi  OH 3  trắng  (BiO) OH vàng + H2O
. Phản ứng với S2-: cho tủa nâu đen Bi2S3
. Phản ứng với thioure: trong môi trường acid cho màu vàng da cam hay vàng
xanh lá cây (nhiều cho kết tủa):
 Bi  H 2 N  CS  NH 2 3   NO 3 2 : vàng da cam

 Bi  H 2 N  CS  NH 2 3  Cl3 : vàng xanh lá cây


1.9. Borat
. Hỗn hợp muối borat với ethanol (hoặc methanol) và H2SO4 đặc sẽ tạo ra ester
trietyl borat, đem đốt cháy cho ngọn lửa màu lục:
Na 2B4O7 .6H2O  2H   2Na   4H3BO3  5H2O
OC2H5

H3BO3 + 2C2H5OH 
H

B OC2H5 + 3 H2O

OC2H5
. Trong môi trường acid, borat chuyển thành acid boric, acid boric phản ứng với
giấy nghệ (hoặc cồn nghệ) cho màu nâu đỏ, sau đó tẩm ướt bằng dung dịch kiềm loãng
(amoniac hoặc natrihydroxyd) màu nâu chuyển thành màu lam hay lục (do sự tạo phức
của cucumin trong nghệ với acid boric).
1.10. Bromid
. Phản ứng với AgNO3: cho tủa vàng nhạt AgBr, tủa này khó tan trong dung
dịch amoniac 10M.
. Phản ứng oxy hóa Br- thành Br2 bừng: PbO2 + CH3COOH hoặc KMnO4 +
H2SO4. Nhận biết Br2 bằng cách chiết vào cloroform có màu vàng hoặc đỏ nâu:
2Br   PbO2  4H   Br2  Pb 2  2H 2O
10Br   2MNO4  16H   5Br2  2Mn 2  8H 2O
1.11. Calci (muối)
. Phản ứng với amoni oxalat: trong môi trường trung tính hoặc CH 3COOH
loãng cho kết tủa màu trắng, kết tủa này dễ tan trong các acid vô cơ:
Ca2+ + (NH4)2C2O4 = CaC2O4  trắng + 2NH 4
38
. Phản ứng với Kali ferocyanid: trong môi trường NH4Cl cho tủa màu trắng:
Ca 2  K 4  Fe  CN 6   2NH 4  Ca  NH 4 2  Fe  CN 6  trắng + 4K+
1.12. Chì (muối)
. Phản ứng với dung dịch KI: cho kết tủa màu vàng, tan trong KI thừa:
Pb2+ + 2I- = PbI2  vàng
PbI2  + 2I- = PbI 24
Tủa PbI2 tan trong nước nóng, khi để nguội kết tủa trở lại.
. Phản ứng với dung dịch K2CrO4 cho tủa màu vàng, tủa dễ tan trong HCl và
NaOH:
Pb2  K 2CrO4  PbCrO4  vàng + 2K+
1.13. Citrat (C6H5 O 37 )
. Cho tủa với Ca++ khi đun nóng. Tủa này dễ tan trong dung dịch
CH3COOH6M.
. Phản ứng tạo thành acid actondicarboxylic: khi đun nóng với H 2SO4 đặc (hay
dung dịch KMnO4), acid citric sẽ bị oxi hóa thành acid acetondicarbonic
CO(CH2COOH)2. Acid này tạo tủa với muối Hg2+.
1.14. Clorat
. Không kết tủa với dung dịch AgNO3
. Đun nóng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng sẽ bị phân huỷ thành Cl2bay ra:
3HClO3 = HClO4 + Cl2  + 2O2  + H2O
Tác dụng với NaNO2: khử thành Cl-:
ClO3  3NO2  Cl  3NO3
1.15. Clorid
. Phản ứng với AgNO3: cho kết tủa AgCl màu trắng, tủa này tan trong dung dịch
amoniac và kết tủa trở lại trong HNO3.
AgCl  2NH3   Ag  NH 3 2  
 HNO3
AgCl 
. Phản ứng với KMnO4 trong môi trường acid: mất màu KMnO4:

 2Mn 2  5Cl2  8H2O
2MNO4  10Cl  17H 

Nhận biết Cl2 do có mùi đặc biệt hoặc làm xanh giấy tẩm hồ tinh bột có KI:

 2Cl  I2 (I2 làm xanh hồ tinh bột)
Cl2 + 2I_ 

1.16. Đồng (muối)
. Phản ứng với K4 [Fe(CN)6] cho tủa màu đỏ nâu không tan trong acid acetic
Cu 2  K 4  Fe  CN 6   CuK 2  Fe  CN 6   đỏ nâu + 2K+
. Phản ứng với dung dịch amoniac: cho tủa muối base màu xanh Cu2 (OH) 22 ,
muối này tan trong amoniac dư thành phức màu xanh Cu(NH3) 24 .
2CuSO4  2NH4OH   NH4 2 SO4  Cu 2  OH 2 SO4 

39
Cu 2  OH 2 SO 4    NH 4 2 SO 4  6NH3  Cu  NH 3 4  2SO 42  2H 2O
2

1.17. Ethanol
. Tác dụng với acid acetic (môi trường H2SO4) tạo ra ethyl acetat có mùi thơm:
C2H5OH + CH3COOH  C2H5COOCH3 + H2O
. Tác dụng với dung dịch I2 trong môi trường kiềm tạo tủa màu vàng iodoform
(CHI3) có mùi đặc biệt:
CH3CH 2OH  4I 2  6NaOH  CHI3  5NaI  HCOONa  5H 2O
1.18. Iodid
. Phản ứng với AgNO3 cho tủa màu vàng AgI, tủa này không tan trong amoniac.
. Phản ứng với Fe3+:
2I- + 2Fe3+ = I2 + 2Fe 2
I2 giải phóng ra có thể chiết vào lớp cloroform có màu tím đỏ.
1.19. Kali (muối)
. Phản ứng màu ngọn lửa: muối Kali đốt cho ngọn lửa màu tím (vạch quang phổ
có  = 768 nm và 404nm).
. Phản ứng với natri hexanitrocobantat: Cho kết tủa màu vàng (trong môi trường
CH3COOH loãng):
2K   Na 3 Co  NO 2 6   K 2 Na Co  NO 2 6   vàng + Na+
1.20. Kẽm (muối)
Tác dụng với dung dịch NaOH cho tủa trắng Zn(OH)2, tủa này tan trong kiềm
dư thành muối Zincat, khi thêm Na2S sẽ cho kết tủa trắng ZnS:
Zn2+ + 2OH- = Zn (OH)2  trắng
Zn(OH)2  + 2OH = ZnO 22 2H 2O
ZnO22  Na 2S  2H2O  ZnS  trắng + 2NaOH + 2H2O
1.21. Magnesi (muối)
Phản ứng với dinatrihydrophosphat trong môi trường (NH4Cl + NH4OH) cho
kết tủa màu trắng Magnesi amoniphosphat, soi trên kính hỉên vi có hình lá dương xỉ:
Mg 2  HPO42  NH4  OH  5H2O  MagNH 4PO4 .6H2O  trắng
1.22. Natri (muối)
. Phản ứng màu ngọn lửa: Muối Natri đốt cho ngọn lửa màu vàng (vạch quang
phổ có  = 589nm).
. Phản ứng với Kalidihydro antimonat: cho kết tủa màu trắng (trong môi trường
trung tính hoặc acid nhẹ).
Na+ + KH2SbO4 = NaH2SbO4  trắng + K+
. Phản ứng với kẽm uranyl acetat: cho kết tủa màu vàng natri kẽm uranyl acetat
(trong môi trường CH3COOH loãng):
3 UO2   CH3COO2 .2H2 O  Zn  CH3COO 2  CH 3COOH  Na 
 H  NaZn  UO2 3  CH3COO9 .6H2O  vàng
40
(Có thể dùng muối magnesi cũng được).
1.23. Nhôm (muối)
Với thuốc thử đỏ alizarin S tạo hợp chất nội phức có màu đỏ
1.24. Nitrat
. Phản ứng với FeSO4 + H2SO4 đặc: tạo ra No, Fe2+ dư sẽ kết hợp với NO tạo
thành sắt (II) nitrososulfat có màu nâu:
8FeSO4  2NO3  3H2SO4  2H  3Fe2 SO4 3  4H2O  2FeNOSO4
. Phản ứng với nitrobenzen: trong môi trường H2SO4 đặc tạo ra m =
dinitrobenzen, hợp chất này phản ứng với aceton trong môi trường kiềm tạo thành
phức có màu tím (Phản ứng với Janovsky)

NO2 NO2
H2SO4đ
+ NO

NO2

H CH2COCH3
NO2
NaOH NO2
CH3COCH3 Na+

NO2
NO2

1.25. Oxalat
. Phản ứng với CaCl2 cho kết tủa trắng CaC2O4, tủa này không tan trong các
acid vô cơ, không tan trong acid acetic loãng.
. Làm mất màu dung dịch KMnO4 trong môi trường acid:
2MNO 4 5C2O42  8H  2Mn 2  10CO2  4H2O
1.26. Peroxyd
. Phản ứng với K2Cr2O7 trong môi trường acid:
Cr2O72  4H2O2  2H   2H 2Cr2O6  3H 2O
(acid pecromic)
Acid pecromic có màu xanh được chiết bằng ether (acid này dễ bị phân huỷ
trong môi trường nước).
. Phản ứng với KI giải phóng I2 có màu đỏ:
H2O2  2I  2H   I2  2H 2O
1.27. Phosphat
. Phản ứng với (NH4)2MoO4 trong môi trường HNO3: cho tủa màu vàng (lượng
ít cho dung dịch màu vàng) amoniphosphomolipdat (NH4)3 [PMo12O40]:
41
H3PO4  12  NH 4 2 MoO4  21HNO3   NH 4 3P  Mo12O 40   21NH 4 NO3  12H 2O
. Phản ứng với dung dịch FeCl3 loãng cho phức màu đỏ tím Fe(OH) 2 C2H5O3
. Phản ứng với HCl loãng cho tủa acid salicylic C6H4OHCOOH (có độ nung
chảy 1560C - 1610C).
1.29. Sắt (II)
Phản ứng với dung dịch kalifericyanid tạo thành tủa có màu xanh lam (nồng độ
nhỏ cho dung dịch keo màu xanh lơ).
Không tan trong dung dịch HCl 2M:
3Fe2+ + 2K3 [Fe(CN)6] = Fe3[Fe(CN)6]2  xanh + 6K+
1.30. Sắt (III)
3x 
. Phản ứng với KCNS tạo phức màu đỏ Fe  CNSx ; (x từ 1-6). Phức này
chiết được trong ether, alcol (hoặc mất màu khi thêm Hg2+).
Fe3  x  CNS   Fe  CNSx
3 x 
(đỏ)

Fe  CNS4  Hg 2  Hg  CNS4  Fe3


 2

. Phản ứng với kaliferocyanid tạo thành tủa xanh lam không tan trong dung dịch
HCl 2M:
4Fe3  3K 4 Fe  CN 6   Fe4 Fe  CN 6   xanh  12K 
3

1.31. Silicat
. Hợp chất của Silic khi đun với H2SO4 đặc và NaF (hay CaF2) trong chén bạch
kim hay chì sẽ tạo ra tetraflorid silic SiF4 ở dạng hơi (hoặc hexaflorosilicat SiF6), dễ bị
thuỷ phân tạo ra tủa là acid metasilisic H2SiO3 (hoặc acid octosilisic H4SiO4).
. Phản ứng với amonimolipdat trong môi trường HNO3 cho tủa màu vàng:
H 2SiO3  12  NH 4 2 MoO4  20HNO3   NH 4 3 SiMo12O 40   20NH 4 NO3  11H 2O
(amonisilicomolipdat)
1.32. Stibi (muối)
Cho phản ứng với natrisulfid (Na2S) tạo thành tủa Sb2S3 hoặc Sb2S5 có màu
vàng cam. Các tủa này tan trong dung dịch sulfid dư hoặc polysulfid kiềm hay amoni
cho các muối SbS5 hoặc SbS4 .
Ghi chú:
Thường hòa tan là các dạng muối Stibi bằng dung dịch natrikalitartrat, khi đó
Stibi ở dưới dạng muối nội phức tartrat kép K và Sb dễ tan: KOOC-CHOH-CHOH-
COOSbO. Sau đó cho phản ứng tạo Sb2S3 hoặc Sb2S5.
1.33. Sulfat
Cho phản ứng kết tủa với dung dịch BaCl2 (tạo tủa BaSO4) màu trắng, tủa này
không phản ứng với I2, SnCl2…).

1.34. Sulfur (S2-)


. Tác dụng với HCl loãng giải phóng khí H2S có mùi thối
42
. Phản ứng với Pb2+ tạo kết tủa màu đen PbS.
1.35. Bisulfit và sulfit ( HSO3 và SO 32 )
. Tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí SO2 có mùi đặc biệt.
. Làm mất màu I2:
SO32  I2  H2O  H2SO4  2I
1.36. Tartrat (C4H4O 62 và HC4 H 4O6 )
Khi phản ứng với H2SO4 đặc + resorcin: acid tartric giải phóng ra và phân huỷ
thành aldehyd glycolic OHH2C - CHO, chất này sẽ tạo màu tím đậm với resorcin.
1.37. Thiosulfat
. Phản ứng làm mất màu dung dịch I2;
S2O32  I2  S4O62  2I
. Tác dụng với HCl cho kết tủa S và giải phóng khí SO2:
S2O32  2H  S  SO2  H2O
. Tác dụng với AgNO3 cho kết tủa vàng chuyển dần sang đen:
S2O32  2Ag   Ag 2S2O3  vàng  Ag2S  đen
1.38. Thủy ngân (I và II)
. Phản ứng hỗn hống với đồng:
Hg 2  Cu  Hg  Cu 2
Khi làm, trên miếng đồng sẽ thấy vết hỗn hống sáng bóng, đốt nóng vết bóng sẽ
mất (vì Hg bay đi).
. Với KI:

2I
Hg 2  2I  HgI2  đỏ   HgI4 (không màu)

2I
Hg 22  2I  Hg 2I2  vàng lục   HgI24 + Hg  đen

43

You might also like