You are on page 1of 62

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH


KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM

Chủ biên:
ThS. Nguyễn Việt Cường
ThS. Trần Khánh Duy

Đồng tác giả:


PGS.TS. Võ Thị Bạch Huệ
ThS. Trần Thị Thu Hiền
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hà
ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
ThS. Nguyễn Việt Đức

Tháng 12/2020
MỤC LỤC

NỘI QUY THỰC HÀNH ............................................................................................ 1

BÀI 1. KIỂM NGHIỆM NGUYÊN LIỆU ACID ASCORBIC (VITAMIN C, ACID L-


ASCORBIC) ............................................................................................................... 5

BÀI 2. KIỂM NGHIỆM THUỐC BỘT PHA TIÊM PENICILLIN G


(BENZYLPENICILLIN NATRI 1000000 IU) ...........................................................14

BÀI 3. KIỂM NGHIỆM VIÊN NÉN SULFAGUANIDIN 500 MG ...........................20

BÀI 4A. KIỂM NGHIỆM THUỐC TIÊM DICLOFENAC NATRI ...........................27

BÀI 4B. KIỂM NGHIỆM SIRO ALIMEMAZIN .......................................................32

BÀI 5. KIỂM NGHIỆM THUỐC BỘT SỦI BỌT HAPACOL 150 FLU ....................37

BÀI 6. KIỂM NGHIỆM THUỐC NHỎ MẮT NEODEX ...........................................44

BÀI 7. KIỂM NGHIỆM THUỐC KEM ACICLOVIR ...............................................54

BÀI 8. KIỂM NGHIỆM THUỐC NANG INDOMETHACIN 25 MG .......................58


NỘI QUY THỰC HÀNH
1. Mỗi nhóm nhỏ thực tập gồm 2 - 3 sinh viên làm chung một bài và cùng chịu trách
nhiệm về bài thực tập trên mọi phương diện: trật tự, kết quả, dụng cụ.

2. Sinh viên bắt buộc phải mặc áo blouse khi thực tập.

3. Sinh viên phải đến phòng thí nghiệm đúng giờ và có mặt trong suốt buổi thực tập.
Sinh viên đến muộn hơn 15 phút, không làm kiểm tra đầu giờ xem như vắng mặt buổi
học ngày hôm đó. Sinh viên vắng một buổi thực tập vì bất kỳ lý do gì sẽ không có điểm
thực tập cuối kỳ.

4. Nếu nghỉ có lý do chính đáng, sinh viên phải làm đơn xin học bù buổi đã vắng. Đơn
xin học bù phải nộp tại Bộ môn Hóa phân tích – Kiểm nghiệm (phòng I202) trước buổi
thực tập ít nhất một ngày để được xếp lịch thực tập phù hợp. Trong đợt thực tập Kiểm
nghiệm dược phẩm gồm 9 buổi, sinh viên chỉ được học bù một buổi.

5. Sinh viên phải chuẩn bị kỹ bài sắp thực tập (nêu tóm lược phần thực hành và sắp xếp
những việc sẽ thực hiện trong buổi thực tập) để làm bài kiểm tra đầu giờ và trả lời các
câu hỏi giữa giờ của GV.

6. Đầu mỗi buổi, sinh viên phải kiểm tra dụng cụ của nhóm mình, báo ngay cho kỹ thuật
viên sự cố nếu có. Cuối buổi, dụng cụ phải được rửa sạch, ký trả cho kỹ thuật viên của
bộ môn. Nhóm thực tập phải chịu trách nhiệm chung về mọi sự mất mát, hư hỏng của
dụng cụ mà nhóm đã nhận.

7. Không tự ý sử dụng máy móc, thiết bị khi chưa được sự cho phép của GV phụ trách.

8. Không được ngồi trên bàn thực tập. Không được cười nói ồn ào, ăn uống hoặc làm
việc riêng trong giờ học thực tập. Tuyệt đối cấm hút thuốc trong phòng thực tập.

9.Trước khi ra về sinh viên phải sắp xếp lại hoá chất trên kệ cho thật ngăn nắp, lau bàn
thực tập, xếp lại ghế ngồi, vệ sinh phòng học cho thật sạch sẽ, đặc biệt là ở vị trí cân
phân tích và tủ hút.

10. Bài báo cáo nộp ngay sau mỗi buổi thực tập. Nếu nộp trễ vì lý do thỏa đáng cần có
sự đồng ý của GV.

1
CÁCH TRÌNH BÀY PHIẾU PHÂN TÍCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA DƯỢC Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BỘ MÔN HÓA PHÂN TÍCH–KIỂM NGHIỆM

PHIẾU PHÂN TÍCH


(dành cho sinh viên thực tập)
Mẫu kiểm nghiệm: Ghi đầy đủ dạng bào chế, tên biệt dược, hàm lượng (hoặc khối
lượng) trên một đơn vị
Nơi sản xuất: Ghi tên nhà sản xuất, địa chỉ
Số lô: Xem trên bao bì Hạn dùng: Xem trên bao bì
Người giao mẫu: Ghi tên 1 trong 2 GV phụ trách buổi thực hành
Người nhận mẫu: Tên SV (Nhóm thực tập)
Ngày giao nhận mẫu: Ngày thực tập
Yêu cầu kiểm nghiệm: Liệt kê các chỉ tiêu thực hiện (nếu thực hiện toàn bộ các chỉ tiêu
thì ghi: “chất lượng thành phẩm”)
Tiêu chuẩn hoặc tài liệu áp dụng: DĐVN V hoặc TCCS
Số lượng mẫu: ghi rõ số lượng đã nhận
Tình trạng mẫu khi nhận: Vỉ rời, gói rời, hộp...Còn niêm phong/không còn niêm phong
Chỉ tiêu Mức chất lượng Kết quả

KẾT LUẬN: Tên mẫu, số lô, hạn dùng của NSX, đạt yêu cầu kiểm tra chất lượng theo
tiêu chuẩn cơ sở /Dược điển Việt Nam V (nếu thực hiện tất cả các chỉ tiêu theo quy định
và kết quả đều đạt)
Đạt các chỉ tiêu…không đạt chỉ tiêu ….. theo tiêu chuẩn cơ sở /Dược điển Việt Nam V
(nếu có chỉ tiêu nào đó không đạt hoặc chỉ thực hiện một số chỉ tiêu).
Đồng Nai, Ngày tháng năm
Kiểm nghiệm viên

2
CÁCH TRÌNH BÀY PHIẾU PHÂN TÍCH
CHỈ TIÊU VÍ DỤ VỀ KẾT QUẢ
MỨC CHẤT LƯỢNG
1. Tính chất hay Hình thức cảm Mô tả chi tiết Đạt
quan
2. Độ tan rã Không quá 15 phút Đạt
3. Độ đồng đều khối lượng  5% KLTB Đạt (m=0,3765g)
4. Giới hạn cho phép về thể tích + 10% Thể tích ghi trên nhãn Đạt
5. Định tính Phải có phản ứng đặc trưng Đúng hay
của paracetamol Không đúng
6. Giới hạn tạp chất Theo TCCS/USP42-NF37/ Đạt
BP20/DĐVN V
7. Độ hấp thu ánh sáng 0,2 – 0,5 ở 245 nm Không đạt (0,7)
8. Mất khối lượng do làm khô. Không quá 5,0% Không đạt (8,0%)
9. Hàm lượng nước 12,0 – 15,0% Không đạt (16,5%)
10. Giới hạn kim loại nặng Không được quá 10 ppm Pb Đạt
11. pH 5,5 – 7,0 (dd 0,25% trong Không đạt (8,5)
nước)
12. Độ trong Dung dịch S phải trong, Đạt
không đục hơn hỗn dịch đối
chiếu I
13. Giới hạn acid- kiềm Dung dịch nguyên liệu pha và Đạt
thử theo quy định không được
acid quá hoặc kiềm quá
14. Định lượng (*) 90,0% - 110,0% C10H16N6S Không đạt (87,0%)
97,0% - 103,0% C12H24S Đạt (101,7%)
237,5 – 262,5 mg C10H16N6S Không đạt (226,0 mg)
Định lượng nếu là mẫu nguyên liệu phải ghi rõ là định lượng “trên nguyên liệu khan”
hoặc “trên nguyên liệu nguyên trạng” hoặc “trên nguyên liệu hiện trạng”
15. Độ đồng đều hàm lượng 85,0 – 115,0% Đạt

3
Bài 1
KIỂM NGHIỆM DƯỢC CHẤT ACID ASCORBIC
(Vitamin C, acid L-ascorbic)
Mục tiêu
- Trình bày được các chỉ tiêu hay sử dụng trong kiểm nghiệm dược chất
- Thực hiện được các chỉ tiêu cơ bản trong kiểm nghiệm dược chất.
- Ứng dụng được máy quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS) để kiểm tra hàm lượng của
các nguyên tố Cu; Fe...trong dược chất.
- Đánh giá kết quả thực nghiệm các chỉ tiêu trong kiểm nghiệm dược chất acid ascorbic.
Nội dung
Dược chất acid ascorbic được kiểm nghiệm theo DĐVN V trang 23.
1. YÊU CẦU KIỂM NGHIỆM
1.1. TÍNH CHẤT
Tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, bị biến màu khi tiếp xúc
với không khí và ẩm. Dễ tan trong nước, hơi tan trong ethanol 96%. Chảy ở khoảng
190 °C kèm phân huỷ.
1.2. ĐỊNH TÍNH
Phải có phản ứng của acid ascorbic.
1.3. ĐỘ TRONG VÀ MÀU SẮC
Dung dịch S phải trong và màu không được đậm hơn dung dịch màu đối chiếu VN7.
1.4. GÓC QUAY CỰC RIÊNG
Từ +20,5 đến +21,5°.
1.5. TẠP CHẤT LIÊN QUAN
Tạp chất C, D: Mỗi tạp chất không quá 0,15%.
Các tạp chất khác: Mỗi tạp chất không quá 0,1%.
Tổng tất cả các tạp chất khác trừ tạp chất C và D: Không quá 0,2%.
Bỏ qua những tạp dưới 0,05%.
1.6. ACID OXALIC
Không được quá 0,2%.
1.7. SẮT
Không được quá 2 phần triệu.
1.8. ĐỒNG
4
Không được quá 5 phần triệu.
1.9. KIM LOẠI NẶNG
Không được quá 10 phần triệu.
1.10. TRO SULFAT
Không được quá 0,1%.
1.11. ĐỊNH LƯỢNG
Dược chất acid ascorbic phải chứa từ 99,0% đến 100,5% C6H8O6.
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1. TÍNH CHẤT
Nhận xét bằng cảm quan và thử độ tan theo quy định chung số 29 của DĐVN V, dược
chất phải đạt như ghi trong yêu cầu kiểm nghiệm.
Xác định độ tan trong nước bằng cách cho 1g dược chất vào ống nghiệm và thêm 10 ml
nước, để ở nhiệt độ 25  2 ºC trong 30 phút, cứ cách 5 phút lại lắc 30 giây.
Độ tan Số ml dung môi hòa tan 1 g chất thử
Dễ tan Từ 1 đến 10
Tan Trên 10 đến 30
Hơi tan Trên 30 đến 100

2.2. ĐỊNH TÍNH


Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:
Nhóm I: A, D.
Nhóm II: B, C, D.
A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ
hồng ngoại của acid ascorbic chuẩn.
B. Hoà tan 0,10 g chế phẩm trong nước và pha loãng ngay thành 100,0 ml với cùng dung
môi. Hút 1,0 ml dung dịch mới pha vào 10 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1M (TT) và
pha loãng thành 100,0 ml bằng nước. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu
được ngay sau khi pha loãng. Dung dịch chỉ có duy nhất một cực đại hấp thụ ở bước
sóng 243 nm. Giá trị A (1%, 1 cm) ở bước sóng 243 nm nằm trong khoảng từ 545 đến
585.

5
C. Thêm 0,2 ml dung dịch acid nitric loãng (TT) và 0,2 ml dung dịch bạc nitrat 2% (TT)
vào 1 ml dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch), sẽ xuất hiện tủa màu
xám.
D. pH của dung dịch S phải từ 2,1 đến 2,6 (Phụ lục 6.2).
2.3. ĐỘ TRONG VÀ MÀU SẮC
Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha
loãng thành 20 ml bằng cùng dung môi.
2.3.1. Xác định độ trong của dung dịch S (Phụ lục 9.2, trang PL-193)
2.3.1.1. Pha chế chuẩn đục
a. Dung dịch hydrazin sulfat
Hoà tan 1,0 g hydrazin sulfat (TT) trong nước, pha loãng thành 100,0 ml và để yên trong
thời gian 4 đến 6 giờ.
b. Dung dịch hexamethylentetramin
Trong một bình nón nút thủy tinh mài dung tích 100 ml, hòa tan 2,5 g
hexamethylentetramin trong 25,0 ml nước.
c. Hỗn dịch đục gốc
Dùng 2 dung dịch hydrazin sulfat và dung dịch hexamethylentetramin để pha hỗn dịch
đục gốc (bảng 1.1)
Bảng 1.1. Thành phần hỗn dịch đục gốc
Dung dịch hydrazin sulfat (TT) (ml) Dung dịch hexamethylentetramin (ml)
25 25
Lắc kỹ và để yên trong 24 giờ. Nếu được bảo quản trong lọ thuỷ tinh tốt (không có
khuyết tật ở bề mặt) thì hỗn dịch đục gốc bền vững trong vòng 2 tháng. Hỗn dịch này
phải không được bám dính vào thuỷ tinh và phải được lắc kỹ trước khi dùng.
d. Chuẩn đục
Dùng hỗn dịch đục gốc để pha chuẩn đục (bảng 1.2)
Bảng 1.2. Thành phần chuẩn đục
Hỗn dịch đục gốc (ml) Nước (ml)
15 Vừa đủ 1000
Chuẩn đục được chuẩn bị ngay trước khi dùng và có thể bảo quản tối đa trong 24 giờ.
2.3.1.2. Hỗn dịch đối chiếu I
Dùng chuẩn đục để pha hỗn dịch đối chiếu I (bảng 1.3)
6
Bảng 1.3. Thành phần hỗn dịch đối chiếu I
Chuẩn đục (ml) Nước (ml)
5 Vừa đủ 100
Trộn kỹ và lắc trước khi sử dụng.
2.3.1.3. Cách thử
Việc so sánh được tiến hành trong các ống nghiệm giống nhau, bằng thủy tinh trung tính,
trong, không màu, đáy bằng, đường kính trong khoảng từ 15 mm đến 25 mm. Chiều dày
của lớp dung dịch thử và của hỗn dịch đối chiếu là 40 mm. Hỗn dịch đối chiếu sau khi
pha 5 phút phải được so sánh ngay với dung dịch cần thử bằng cách quan sát chất lỏng
từ trên xuống trong các ống nghiệm trên nền đen dưới ánh sáng khuếch tán ban ngày.

2.3.1.4. Cách đánh giá kết quả


Dung dịch S được coi như trong nếu nó tương đương với độ trong của nước đã dùng khi
thử nghiệm, hoặc nếu chất lỏng đó hơi đục nhẹ thì cũng không được đục quá hỗn dịch
đối chiếu I.
2.3.2. Xác định màu sắc của dung dịch S (Phụ lục 9.3, trang PL-193)
2.3.2.1. Pha chế dung dịch màu chuẩn VN (Bộ môn pha)
Dung môi A: Pha 25 ml acid hydrocloric đậm đặc vào 975 ml nước cất.
a. Dung dịch gốc màu đỏ
Hòa tan 60 g cobalt (II) clorid (TT) trong dung môi A vừa đủ 1000 ml. Chuẩn độ, rồi
điều chỉnh bằng dung môi A để có dung dịch chứa 59,5 mg cobalt (II) clorid
(CoCl2.6H20) trong 1 ml.
Chuẩn độ: Cho vào một bình nón dung tích 250 ml có nút mài 5,0 ml dung dịch gốc
màu đỏ, 5 ml nước oxy già 10 thể tích (TT) và 10 ml dung dịch NaOH 30% (TT). Đun
sôi nhẹ trong 15 phút (cứ mỗi 5 phút lắc bình nón để hòa cắn vào dung dịch), để nguội.
Thêm 60 ml acid sulfuric 2 M (TT), để nguội và thêm 2 g KI (TT). Đậy bình và lắc nhẹ
cho tan tủa, chuẩn độ iod giải phóng bằng dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ) với chỉ
thị là 0,5 ml dung dịch hồ tinh bột cho vào lúc gần cuối chuẩn độ. Dung dịch chuyển
sang màu hồng khi đến điểm kết thúc.
1 ml dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ) tương ứng với 23,7 9 mg CoCl2.6H20.

7
b. Dung dịch gốc màu vàng
Hòa tan 46 g sắt (III) clorid (TT) trong dung môi A cho vừa đủ 1000 ml. Chuẩn độ, rồi
điều chỉnh bằng dung môi A để có dung dịch chứa 45 mg FeCl3.6H20 trong 1 ml. Bảo
quản tránh ánh sáng.
Chuẩn độ: Cho vào một bình nón dung tích 250 ml có nút mài 5 ml dung dịch gốc màu
vàng, 15 ml nước, 5 ml acid hydrocloric 10% (TT) và 2 g KI (TT). Đậy nút, lắc đều, rồi
để yên 15 phút ở chỗ tối. Thêm vào bình 100 ml nước và chuẩn độ iod giải phóng bằng
dung dịch natri thiosulfat 0,1 N chỉ thị là 0,5 ml dung dịch hồ tinh bột cho vào lúc gần
cuối chuẩn độ.
1 ml dung dịch natri thiosulfat 0,1 N tương ứng với 27,03 mg FeCl3.6H20.
c. Dung dịch gốc màu xanh
Hòa tan 63 g đồng (II) sulfat (TT) trong dung môi A, cho vừa đủ dung môi A thành 1000
ml. Chuẩn độ, rồi điều chỉnh bằng dung môi A để có dung dịch chứa 62,4 mg
CuSO4.5H2O trong 1 ml.
Chuẩn độ: Cho vào một bình nón dung tích 250 ml có nút mài 10 ml dung dịch gốc
màu xanh, 50 ml nước, 12 ml dung dịch acid acetic 2 M (TT) và 3 g kali iodid (TT).
Chuẩn độ iod giải phóng bằng dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ) đến khi có màu nâu
nhạt, chỉ thị là 0,5 ml dung dịch hồ tinh bột (TT) cho vào lúc gần cuối chuẩn độ.
1 ml dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ) tương tương với 24,97 mg CuSO4.5H2O.
d. Điều chỉnh nồng độ các dung dịch gốc
Nếu nồng độ của các dung dịch gốc không đúng theo yêu cầu thì phải hiệu chỉnh như
sau:
Căn cứ vào hệ số K tính được để tiến hành hiệu chỉnh nồng độ dung dịch pha.
lượng hóa chất thực tế có trong 1 ml dung dịch gốc
K=
lượng hóa chất lý thuyết có trong 1 ml dung dịch gốc
- K =1,00 (mT = mLT): dung dịch gốc đã pha đúng không cần phải hiệu chỉnh.
- K > 1,000 (mT > mLT): dung dịch gốc đã pha có nồng độ lớn hơn nồng độ cần
pha, trường hợp này phải hiệu chỉnh bằng cách thêm dung môi. Thể tích dung
môi (trong bài thực tập này dùng nước cất) cần thêm được tính theo công thức:
V dung môi = (K - 1,000).Vđc
Vdung môi là thể tích dung môi cần thêm (ml).
Vđc là thể tích dung dịch pha cần hiệu chỉnh (ml). (thường là 50 ml)

8
- K < 1,000 (mT < mLT); Dung dịch gốc đã pha có nồng độ nhỏ hơn nồng độ cần
pha, trường hợp này phải hiệu chỉnh bằng cách thêm hóa chất. Lượng hóa chất
cần pha thêm được tính theo công thức:
(1,000  K ).a
m Vñc
1000
m: khối lượng hóa chất cần thêm (g)
a : khối lượng hóa chất có trong 1000 ml dung dịch gốc theo lý thuyết.
Vđc: thể tích dung dịch gốc đã pha cần hiệu chỉnh (ml).
e. Dung dịch màu chuẩn VN (vàng nâu)
Ba dung dịch gốc sau khi đã hiệu chỉnh hệ số K=1 được sử dụng để pha dung dịch
màu chuẩn VN (bảng 1.4).
Bảng 1.4. Thành phần dung dịch màu chuẩn VN
Dung dịch màu Dung dịch gốc (ml) Dd HCl 1%
chuẩn Màu vàng Màu đỏ Màu xanh (kl/ tt) (ml)

VN (vàng nâu) 24 10 4 62

2.3.2.2. Dung dịch màu đối chiếu VN7 (dung dịch màu mẫu VN7)
Dùng dung dịch màu chuẩn VN để pha dung dịch màu đối chiếu VN7 theo bảng 1.5.
Bảng 1.5. Thành phần dung dịch màu đối chiếu VN7
Dung dịch màu đối chiếu Dung dịch màu chuẩn VN (ml) Dd HCl 1% (ml)
VN7 2,5 97,5
Chú ý: Dung dịch màu đối chiếu phải được chuẩn bị ngay trước khi dùng từ dung
dịch màu chuẩn.
2.3.2.3. Cách thử (Phương pháp 2)
Dùng những ống thủy tinh trung tính, đáy bằng, không màu, trong suốt, giống hệt nhau
và có đường kính trong từ 15 - 25 mm để so sánh lớp dung dịch S có bề dày 40 mm với
lớp chất lỏng có bề dày 40 mm của dung dịch màu đối chiếu VN7. Quan sát màu của
dung dịch dọc theo trục ống, dưới ánh sáng khuếch tán trên nền trắng.
2.3.2.4. Cách đánh giá kết quả
Dung dịch S không được có màu đậm hơn dung dịch màu đối chiếu VN7.

9
2.4. GÓC QUAY CỰC RIÊNG
(Phụ lục 6.4, trang PL-166)
2.5. TẠP CHẤT LIÊN QUAN
Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).
2.6. ACID OXALIC
Chuẩn bị dung dịch thử và dung dịch đối chiếu như sau:
Dung dịch thử: Cân chính xác 0,25 g chế phẩm cho vào ống nghiệm, thêm 5 ml nước,
lắc đều để hòa tan. Trung tính hóa bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT).
Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 70 mg acid oxalic (TT) trong nước và pha loãng thành
500 ml với cùng dung môi, hút chính xác 5 ml dung dịch thu được cho vào ống nghiệm.
Thêm đồng thời vào mỗi dung dịch trên 1 ml dung dịch acid acelic loãng (TT) và 0,5 ml
dung dịch calci clorid (TT). Để yên trong 1h. Dung dịch thử không được đục hơn dung
dịch đối chiếu.
2.7. SẮT
Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1)
Dung dịch thử Fe: Cân chính xác 5,0 g chế phẩm vào cốc 50 ml, hòa tan bằng 15 ml
dung dịch acid nitric 0,1M chuyển vào bình định mức 25,0 ml, trán cốc và điền đến vạch
định mức với cùng dung môi, lắc đều.
Dung dịch chuẩn: Chuẩn bị các dung dịch chuẩn sắt có nồng độ 0,2; 0,4 và 0,6 phần
triệu bằng cách pha loãng dung dịch sắt mẫu 20 phần triệu Fe (TT) với dung dịch acid
nitric 0,1M (TT) như sau:
Bảng 1.6. Cách pha các dung dịch chuẩn sắt.
Dung dịch Thể tích dung dịch Thể tích dung dịch
Nồng độ Cu (ppm)
chuẩn sắt mẫu 20 ppm (ml) acid nitrit 0,1 M
S1 1 0,2
S2 2 Vừa đủ 100 ml 0,4
S3 3 0,6

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 248,3 nm, dùng đèn cathod rỗng sắt làm nguồn bức xạ và
ngọn lửa không khí - acetylen. Dùng dung dịch acid nitric 0,1M (TT) để hiệu chỉnh máy
về zero.
2.8. ĐỒNG

10
Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).
Dung dịch thử Cu: Hút chính xác 10 ml dung dịch thử Fe cho vào bình định mức 25 ml
thêm dung dịch acid nitric 0,1M đến vạch, lắc đều.
Dung dịch chuẩn: Chuẩn bị các dung dịch chuẩn đồng có nồng độ 0,2; 0,4 và 0,6 phần
triệu bằng cách pha loãng dung dịch đồng mẫu 10 phần triệu Cu (TT) với dung dịch acid
nitric 0,1M (TT) như sau:
Bảng 1.7. Cách pha các dung dịch chuẩn đồng.
Dung dịch Thể tích dung dịch Thể tích dung dịch
Nồng độ Cu (ppm)
chuẩn đồng mẫu 10 ppm (ml) acid nitrit 0,1 M
R1 2 0,2
R2 4 vừa đủ 100 ml 0,4
R3 6 0,6

Đo độ hấp thụ ờ bước sóng 324,8 nm, dùng đèn cathod rỗng đồng làm nguồn bức xạ và
ngọn lửa không khí - acetylen. Dùng dung dịch acid nitric 0,1M (TT) để hiệu chỉnh máy
về zero.
2.9. KIM LOẠI NẶNG
(Phụ lục 9.4.8, phương pháp 1 - trang PL.197).
2.10. TRO SULFAT
(Phụ lục 9.9, phương pháp 2 - trang PL.204)
2.11. ĐỊNH LƯỢNG ACID ASCORBIC
Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong một hỗn hợp gồm 80 ml nước không có carbon dioxyd
và 10 ml dung dịch acid sulfuric 1M. Thêm 1 ml dung dịch hồ tinh bột. Chuẩn độ bằng
dung dịch iod 0,1N (CĐ) cho tới khi xuất hiện màu xanh tím bền vững.
1 ml dung dịch iod 0,1N (CĐ) tương đương với 8,81 mg C6H8O6.
3. BÁO CÁO KẾT QUẢ
Trình bày kết quả theo phiếu kiểm nghiệm
4. CÂU HỎI
1. Trình bày các chỉ tiêu kiểm nghiệm dược chất acid ascorbic theo DĐVN V?
2. Trình bày thuật ngữ "trắng", "không màu”, "không mùi" ở chỉ tiêu mô tả hoặc tính
chất theo qui định chung số 23 của DĐVN V?

11
3. Mô tả và so sánh việc xác định màu sắc của dung dịch theo 2 phương pháp được ghi
trong phụ lục 9.3 của DĐVN V? Đánh giá kết quả thực nghiệm này đối với dược chất
acid ascorbic theo quy định của DĐVN V?
4. Trình bày việc xác định độ trong của dung dịch (theo phụ lục 9.2 của DĐVN V)?
5. Dược điển Việt Nam V đã xác định hàm lượng acid ascorbic trong dược chất theo kỹ
thuật chuẩn độ (trực tiếp; thừa trừ hay gián tiếp)? Hãy thiết lập công thức tính hàm lượng
acid ascorbic trong chỉ tiêu định lượng bằng phương pháp iod?
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y tế (2017), Dược điển Việt Nam V:
- Chuyên luận acid ascorbic (trang 23);
- Thử độ tan theo quy định chung số 29 (trang xlviii);
- Xác định độ trong của dung dịch (Phụ lục 9.2 - trang PL-193);
- Xác định màu sắc của dung dịch (Phụ lục 9.3 - trang PL-193);
- Xác định góc quay cực riêng (Phụ lục 6.4 - trang PL-166);
- Thử giới hạn kim loại nặng (Phụ lục 9.4.8 - trang PL-197);
- Xác định tro sulfat (Phụ lục 9.9 - trang PL-204).

Hình 1.1. Phổ hồng ngoại của acid ascorbic (DĐVN IV, trang PL.6)

Hình 1.2. Acid L-ascorbic


12
Bài 2

KIỂM NGHIỆM THUỐC BỘT PHA TIÊM BENZYLPENICILIN


1.000.000 IU
(BENZYLPENICILIN NATRI 1.000.000 IU)
Mục tiêu
- Trình bày được những yêu cầu kỹ thuật chung đã học trong phần lý thuyết của bài
KIỂM NGHIỆM THUỐC BỘT PHA TIÊM. (Phụ lục 1.19, trang PL-26)
- Xây dựng và trình bày được văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm nghiệm thuốc BỘT
PHA TIÊM.
- Giải thích được cơ chế và xác định được hàm lượng của benzylpenicilin natri (hoặc
kali) trong THUỐC BỘT PHA TIÊM bằng phương pháp chuẩn độ iod.
- Đánh giá kết quả thực nghiệm các chỉ tiêu trong kiểm nghiệm thuốc bột pha tiêm
benzylpenicillin.
Nội dung
1. YÊU CẦU KIỂM NGHIỆM
Thuốc bột pha tiêm benzylpenicilin natri được kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn DĐVN V
(trang 142).
1.1. TÍNH CHẤT
Chế phẩm dạng bột kết tinh trắng, có mùi đặc biệt, vị đắng, không lẫn tạp chất, được
đựng trong chai thủy tinh đậy kín bằng nút cao su có niềng nhôm kẹp chặt.
1.2. ĐỘ ĐỒNG ĐỀU KHỐI LƯỢNG
 10% so với khối lượng trung bình của bột thuốc trong chai.
1.3. ĐỊNH TÍNH
A. Phổ hấp thu hồng ngoại của chế phẩm phải tương ứng với phổ hồng ngoại của
benzylpenicilin natri chuẩn.
B. Phải có phản ứng đặc trưng của ion natri.
C. Sắc kí lớp mỏng: mẫu thử và mẫu đối chiếu phải có cùng R f và cùng màu sắc trong
cùng điều kiện.
1.4. GIỚI HẠN ACID - KIỀM
Dung dịch 10% của chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd có pH từ 5,5 - 7,5.

13
1.5. ĐỘ TRONG VÀ MÀU SẮC DUNG DỊCH
Dung dịch 60 mg/ml của chế phẩm trong nước phải trong và không màu.
1.6. MẤT KHỐI LƯỢNG DO LÀM KHÔ
Không được quá 1,0%.
1.7. CHẤT GÂY SỐT
Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu về thử chất gây sốt.
1.8. THỬ VÔ KHUẨN
Chế phẩm phải vô khuẩn.
1.9. ĐỊNH LƯỢNG
Hàm lượng benzylpenicilin natri (C16H17O4N2SNa) phải từ 95,0 - 105,0% so với lượng
ghi trên nhãn.
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1. TÍNH CHẤT
Nhận xét bằng cảm quan, chế phẩm phải đạt các yêu cầu đã nêu.
2.2. ĐỘ ĐỒNG ĐỀU KHỐI LƯỢNG
(Phụ lục 11.3, phương pháp 3 - trang PL.249).
Loại bỏ hết nhãn, rửa sạch và làm khô bên ngoài. Loại bỏ niềng nhôm và cân ngay khối
lượng của cả thuốc và vỏ chai (m*). Lấy hết thuốc ra, dùng bông lau sạch, cân lại khối
lượng vỏ (m**). Hiệu số giữa 2 lần cân là khối lượng của thuốc (m = m* - m**). Tiến
hành tương tự với 19 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên. Tính khối lượng trung bình của bột
thuốc.
Không được có quá 2 đơn vị có khối lượng nằm ngoài giới hạn chênh lệch  10% so với
khối lượng trung bình và không được có đơn vị nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn
đó (( 20%).
Bảng 2.1. Quy định độ đồng đều khối lượng của thuốc bột pha tiêm đơn liều.
Khối lượng trung bình (KLTB - mg) % chênh lệch so với KLTB
> 40 ± 10

2.3. ĐỊNH TÍNH


2.3.1. Phổ hồng ngoại benzylpenicilin natri
Phổ hấp thu hồng ngoại (phụ lục 4.2 trang PL-122) của chế phẩm phải tương ứng với
phổ hồng ngoại của benzylpenicilin natri chuẩn (SV phân tích trên phổ IR).
14
2.3.2. Phản ứng định tính ion natri
(Phụ lục 8.1 - trang PL.186)
Dùng một dây bạch kim hay đũa thuỷ tinh, lấy một hạt chất thử hay một giọt dung dịch
chế phẩm, đưa vào đèn cồn, ngọn lửa sẽ nhuộm thành màu vàng.
2.3.3. Định tính benzylpenicilin bằng phương pháp SKLM
(Phụ lục 8.2 - trang PL.190)
Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Dung dịch 1: Hòa tan 0,1 g bột thuốc trong 20 ml nước (dung dịch thử).
Dung dịch 2: Hòa tan một lượng benzylpenicilin natri đối chiếu trong nước để được
dung dịch có nồng độ khoảng 0,5%.
Dung dịch 3: Hòa tan 0,1 g benzylpenicilin natri đối chiếu và 0,1 g
phenoxymethylpenicilin kali đối chiếu trong 20 ml nước.
Chấm riêng biệt 2 l mỗi dung dịch lên bản mỏng.
Pha động: Hỗn hợp của dung dịch amoni acetat 15,4% và aceton (70:30), được điều chỉnh
tới pH 5,0 bằng acid acetic khan.
Sau khi khai triển, để khô bản mỏng ngoài không khí, đặt bản mỏng vào bình có hơi
iod cho đến khi xuất hiện các vết. Quan sát các vết dưới ánh sáng ban ngày. Trên sắc
ký đồ, vết chính thu được của dung dịch (1) phải tương ứng về vị trí, màu sắc và kích
thước với vết thu được của dung dịch (2).
Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ dung dịch (3) tách ra 2 vết rõ ràng, riêng biệt.

2.4. GIỚI HẠN ACID – KIỀM


(Phụ lục 6.2 - trang PL.163)
Dung dịch chế phẩm 10% trong nước có pH = 5,5 -7,5 (đo bằng máy đo pH).

2.5. ĐỘ TRONG VÀ MÀU SẮC DUNG DỊCH


Trộn đều bột thuốc từ 5 lọ chế phẩm. Hòa tan chính xác một lượng chế phẩm trong nước
để được dung dịch có nồng độ 60 mg/ml (theo lượng ghi trên nhãn). Dung dịch thu được
phải trong (Phụ lục 9.2, trang PL-193) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2, trang
PL-193).

2.6. MẤT KHỐI LƯỢNG DO LÀM KHÔ


(Phụ lục 9.6 - trang PL.203)
Dùng 1 g chế phẩm, sấy ở 100 oC đến khối lượng không đổi.
15
2.7. CHẤT GÂY SỐT
(Phụ lục 13.4 - trang PL.298)
Tiêm 1 ml dung dịch có chứa 1,5 mg chế phẩm pha trong nước để pha thuốc tiêm cho 1
kg thỏ thí nghiệm.

2.8. THỬ VÔ KHUẨN


(Phụ lục 13.7 - trang PL.311)
Dùng 120 mg chế phẩm, làm mất hoạt tính bằng penicilinase rồi thử theo phương pháp
màng lọc.

2.9. ĐỊNH LƯỢNG


(Phụ lục 10.7 - trang PL.209)
Dung dịch đối chiếu: Dung dịch đối chiếu có nồng độ 1,2 mg/ml (0,12 g benzylpenicilin
natri đối chiếu trong 100 ml dung dịch đệm phosphat pH = 6).
Dung dịch thử: Cân chính xác một lượng chế phẩm thích hợp hòa tan trong dung dịch
đệm phosphat pH 6 để được một dung dịch có nồng độ khoảng 2000 đơn vị /ml. Lấy 4
bình nón 100 ml nút mài đánh số từ 1 - 4 tiến hành theo bảng 2.2.
Bảng 2.2. Thành phần các dung dịch trong các bình chuẩn độ.

Bình chuẩn (1) Bình thử (2) Bình chuẩn Bình thử
trắng (3) trắng (4)
Giai đoạn 1 Làm mất hoạt tính
Dung dịch đối chiếu (ml) 2,0 - 2.0 -
Dung dịch thử (ml) - 2.0 - 2.0
Dung dịch NaOH 1N (ml) 2,0 2,0 - -
Lắc đều và để yên 15 phút Thêm ngay
Giai đoạn 2
Dung dịch HCl 1N (ml) 2,4 2,4 0,15 0,15
Dung dịch iod 0,01N (ml) 10 10 10 10
Đậy ngay nút bình và để yên Đậy ngay nút bình và để
15 phút trong tối yên 15 phút trong tối

Chuẩn độ iod dư bằng dung dịch Na2S2O3 0,01 N đến gần điểm kết thúc thêm 3 giọt chỉ
thị hồ tinh bột và tiếp tục chuẩn độ đến khi mất màu xanh.

16
Tính toán:
Tính đương lượng F [số microgam (hay đơn vị) kháng sinh benzylpenicilin natri tương
úng với mỗi ml dung dịch natri thiosulfat 0,01N (CĐ)] bằng công thức:
2×C×P
F=
V3 − V1
Với: - C: nồng độ chất chuẩn trong 1ml của dung dịch chuẩn (tính bằng mg).
- P: hoạt lực trong 1mg của chất chuẩn (tính bằng mcg hay đơn vị).
Hoạt lực lý thuyết của 1 mg benzylpenicilin natri: 1670 đơn vị
Hoạt lực lý thuyết của 1 mg benzylpenicilin kali: 1600 đơn vị
-V3, V1: Số ml dung dịch Na2S2O3 0,01N dùng cho bình 3, bình 1.
Tính toán hàm lượng % benzylpenicilin trong một đơn vị chế phẩm

F × (V4 − V2 ) 100 mtb


X= × × × 100
2 m𝑐â𝑛 106

Với: - mcân: lượng bột thuốc thực tế đem cân để định lượng (mg).
- mtb: Khối lượng trung bình bột thuốc trong 1 chai benzylpenicilin (mg).
-V4, V2: Số ml dung dịch Na2S2O3 0,01N dùng cho bình 4, bình 2.
3. BÁO CÁO KẾT QUẢ
Trình bày kết quả theo phiếu kiểm nghiệm.
4. CÂU HỎI
1. Trình bày các chỉ tiêu cần thực hiện để kiểm nghiệm dạng bột pha tiêm? (DĐVN V,
Phụ lục 1.19, trang PL 26).
2. Giải thích từ ”làm mất hoạt tính” ?
3.Giải thích cơ chế định lượng benzylpenicilin? Trong quá trình định lượng
benzylpenicilin natri cho HCl 1 N vào trước trong giai đoạn đầu và giai đoạn sau mới
cho NaOH 1 N vào có được không?
4. Tại sao trong thủ thuật định lượng phải dùng đến 4 bình nón, chỉ dùng 2 bình (bình
2 và 4) hoặc (bình 3 và 4) được không?
5. Giải thích cách tính toán công thức định lượng? Xây dựng công thức tính hàm lượng
benzylpenicilin natri khi dùng chất chuẩn làm việc có hàm lượng nước là H, hàm lượng
benzylpenicilin natri là C%?

17
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y tế; Dược điển Việt Nam V (2017):
- Chuyên luận bột pha tiêm benzylpenicilin (trang 142)
- Bột pha tiêm hoặc dung dịch đậm đặc để pha thuốc tiêm hay thuốc tiêm truyền
(Phụ lục 1.19, trang PL-26)
- Định tính các penicilin (Phụ lục 8.2, trang PL-190);
- Định lượng các kháng sinh họ penicilin bằng phương pháp đo iod (Phụ lục
10.7, trang PL-209);
- Phép thử độ đồng đều khối lượng (Phụ lục 11.3, trang PL-249) và các phụ lục
được ghi trong bài thực tập.

Hình 2.1. Phổ hồng ngoại của benzylpenicillin (DĐVN IV, trang PL.18)

Hình 2.2. Benzylpenicillin natri

18
Bài 3
KIỂM NGHIỆM VIÊN NÉN SULFAGUANIDIN 500 MG
Mục tiêu
- Trình bày được những yêu cầu kỹ thuật chung để KIỂM NGHIỆM THUỐC VIÊN
NÉN (phụ lục 1.20 trang PL-28).
- Xây dựng và trình bày được văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm nghiệm dạng THUỐC
VIÊN NÉN.
- Thực hiện được phương pháp chuẩn độ bằng nitrit (Phụ lục 10.4 trang PL-208).
- Đánh giá kết quả thực nghiệm các chỉ tiêu trong kiểm nghiệm viên nén sulfaguanidin.
Nội dung
Thuốc viên nén Sulfaguanidin được kiểm nghiệm theo DĐVN V trang 889.
1. YÊU CẦU KIỂM NGHIỆM
1.1. TÍNH CHẤT
Viên màu trắng, mặt viên nhẵn, cạnh và thành viên lành lặn.
1.2. ĐỘ RÃ
Viên nén phải đạt yêu cầu về độ rã qui định.
Viên nén (và viên bao) đã thử độ hòa tan với tất cả các dược chất có trong thành phần
thì không phải thử độ rã.
1.3. ĐỘ ĐỒNG ĐỀU KHỐI LƯỢNG
 5% so với khối lượng trung bình của một viên.
1.4. ĐỊNH TÍNH
Phải có phản ứng của sulfaguanidin
1.5. ĐỊNH LƯỢNG
Hàm lượng sulfaguanidin C7H10N4O2S, H2O từ 95,0 - 105,0% so với hàm lượng ghi trên
nhãn (tương ứng với 0,4750 g – 0,5250 g)
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1 TÍNH CHẤT
Nhận xét bằng cảm quan, viên phải đạt yêu cầu đã nêu.
2.2. ĐỘ RÃ *
(phụ lục 11.6 trang PL.262 và phụ lục 1.20 trang PL.28)
Viên nén không bao phải đáp ứng yêu cầu về độ rã qui định trong chuyên luận Phép thừ
độ rã cùa viên nén và nang (Phụ lục 11.6).
19
Dùng nước làm môi trường thử, cho đĩa vào mỗi ống thử, thời gian rã không được quá
15 min, nếu không có chi dẫn khác. Nếu viên không đáp ứng đưọc yêu cầu do viên bị
dính vào đĩa. thì thừ lại với 6 viên khác, nhưng không cho đĩa vào ống..

2.3. ĐỘ ĐỒNG ĐỀU KHỐI LƯỢNG


(phụ lục 11. 3 - Phương pháp 1 - trang PL.249)
Cân riêng biệt 20 viên lấy ngẫu nhiên, tính khối lượng trung bình. Không được có quá
2 viên có khối lượng nằm ngoài giới hạn chênh lệch so với khối lượng trung bình quy
định và không được có viên nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn đó.
Bảng 3.2. Quy định độ đồng đều khối lượng của viên nén, viên bao phim
Khối lượng trung bình của viên (KLTB - mg) % chênh lệch so với KLTB
≥ 250 ±5

2.4. ĐỊNH TÍNH


Nghiền 20 viên thành bột mịn. Sử dụng bột này để thực hiện các chỉ tiêu định tính và
định lượng.
A. Cân khoảng 0,2 g bột viên sulfaguanidin, thêm 5 ml dung dịch natri hydroxyd 10%
(TT), đun sôi, sẽ có hơi amoniac bay lên .
B. Cân khoảng 0,1 g bột viên sulfaguanidin, thêm 2 ml dung dịch acid hydrocloric 10%
(TT), lắc kỹ, lọc. Làm lạnh dịch lọc trong nước đá, thêm 4 ml dung dịch natri nitrit 0,1M
(TT), lắc đều. Lấy 1 ml dung dịch thu được, thêm 0,5 ml dung dịch 2-naphtol trong kiềm
(TT) sẽ xuất hiện tủa đỏ thẫm.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng
(phụ lục 4.4 trang PL 149)
Bản mỏng: Silica gel F254
- Dung môi khai triển: CH2Cl2 - MeOH - HCOOH khan (70 : 20 : 10) (pha
100ml dùng cho cả nhóm).
- Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10 mg sulfaguanidin chuẩn trong 5 ml aceton
(TT). (bộ môn thực hiện)
- Dung dịch thử: Lấy một lượng bột viên tương đương với 20 mg sulfaguanidin,
thêm 10 ml aceton (TT), lắc kỹ, lọc, dùng dịch lọc để chấm sắc ký (mỗi nhóm
chuẩn bị 5 ml dịch lọc).

20
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 l mỗi dung dịch trên. Triển khai
sắc ký tới khi dung môi đi được 10 cm, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí. Quan
sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm.
Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải phù hợp về màu sắc, kích thước và giá
trị Rf với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu .
2.5. ĐỊNH LƯỢNG
(Phụ lục 10.4 trang PL 208 - Phương pháp chuẩn độ bằng nitrit)
Xác định điểm tương đương bằng sự thay đổi thế điện cực
Cân chính xác 1 lượng bột viên tương ứng với 200 mg sulfaguanidin cho vào cốc có mỏ
250 ml, thêm 15 ml HCl 25% (TT) và 50 ml nước cất. Lắc kỹ. Cho thêm 2 g KBr (TT),
lắc cho tan, làm lạnh bằng nước đá đến nhiệt độ khoảng 15 0C, duy trì nhiệt độ này trong
suốt quá trình chuẩn độ. Nhúng vào cốc chứa dung dịch cần chuẩn độ một điện cực kép
Bạc - Bạc clorid /Platin đã lắp vào máy đo thế. Trong quá trình chuẩn độ dùng máy
khuấy từ để khuấy liên tục (tránh tạo ra dòng xoáy không khí trong dung dịch).
Nhỏ dung dịch chuẩn độ NaNO2 0,1M với tốc độ lúc đầu chừng 2 ml trong một phút,
đến trước điểm tương đương khoảng 1 ml thì nhỏ từng 0,1 ml một và để yên ít nhất một
phút sau mỗi lần thêm dung dịch chuẩn độ rồi đọc giá trị điện thế.
Lập bảng theo dõi thế của điện cực đo được theo thể tích NaNO2 0,1 M nhỏ xuống, rồi
vẽ đường biểu diễn E (mV) theo V (ml) và E / V theo Vtb (ml) (đường đạo hàm bậc

nhất). Xác định thể tích NaNO 2 khi đến điểm tương đương theo cực đại của đường đạo
hàm.
1 ml dung dịch NaNO2 0,1 M (CĐ) tương đương 0,02142 g sulfaguanidin
Hàm lượng của sulfaguanidin trong 1 viên được tính theo công thức
V × 0,02142 × mtb
X (g)=
mcân
mcân : khối lượng bột thuốc được cân tương ứng với 200 mg sulfaguanidin (mg)
mtb : khối lượng trung bình của viên (mg)
V: số ml dung dịch NaNO 2 0,1 M dùng cho mẫu thử

Bảng 3. Sự thay đổi của thế điện cực theo thể tích NaNO2 0,1 M
21
V(ml) NaNO2 E (mV) V E E / V Vtb
0,1M (đọc trên máy) (4) (5) (6) (7)
(1) (3)

0 a
2 ba b  a /2 1

2 b
2 cb c  b /2 3

4 c
? d c d  c /?

….. d
? ed e  d /?

10 e
0,1 f e 10 f  e

10,1 f
0,1 g f 10 g  f

10,2 g
… … … … …

Hình 3.1. Đường biểu diễn chuẩn độ sulfaguanidin


1: Đường biểu diễn của E (mV) theo V (ml) NaNO2 0,1 M
2: Đường biểu diễn của E / V theo Vtb (ml) NaNO2 0,1M (đường đạo hàm bậc nhất)

22
3. BÁO CÁO KẾT QUẢ
Trình bày kết quả theo phiếu kiểm nghiệm và vẽ 2 đường biểu diễn theo phụ lục bài
kiểm nghiệm viên nén sulfaguanidin trong giáo trình thực tập.
4. CÂU HỎI
1. Trình bày các chỉ tiêu cần thực hiện để kiểm nghiệm thuốc dạng viên nén? (theo
DĐVN V phụ lục 1.20 trang PL-28)
2. Viết công thức khai triển và viết các cơ chế phản ứng để định tính và định lượng
sulfaguanidin ?
3. Nêu tên và loại điện cực đã sử dụng trong phép chuẩn độ điện thế của bài thực tập
này?
4. Nêu các điều cần chú ý khi thực hiện định lượng sulfaguanidin theo phương pháp
nitrit ? (theo DĐVN V phụ lục 10.4 trang PL 208)
5. Giải thích công thức tính hàm lượng sulfaguanidin có trong một viên?
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y tế; Dược điển Việt Nam V (2017):
- Chuyên luận viên nén Sulfaguanidin; trang 889;
- Thuốc viên nén (phụ lục 1.20 trang PL- 28);
- Phương pháp sắc ký lớp mỏng (phụ lục 5.4 trang PL-149);
- Phương pháp chuẩn độ bằng nitrit (phụ lục 10.4 trang PL-208);
- Phép thử độ đồng đều khối lượng (phụ lục 11.3 trang PL-249).

Hình 3.2. Sulfaguanidin

23
Phụ lục bài 3: CÁCH VẼ ĐƯỜNG CONG CHUẨN ĐỘ

BẰNG PHẦN MỀM EXCEL TRÊN MÁY TÍNH

Sử dụng MS EXCEL 2010

Bước 1: Tạo dữ liệu


Tạo bảng số liệu như hình PL1.1. Lưu ý dữ liệu yêu cầu được nhập là thể tích dung dịch
chuẩn độ thêm vào (cột A) và thế của điện cực đo được (cột B).
Hình PL1. 1: Bảng số liệu với công thức

Bước 2: Tạo đường cong chuẩn độ


 Chọn dãy dữ liệu bằng cách rê chuột từ ô A3-B24 (trong bảng PL1.1).
Bảng PL2.1: Số liệu chuẩn độ điện thế sulfaguanidin

 Chọn tab: INSERT\Scatter\chọn "Scatter with straight lines "


Không chọn "Scatter with straight lines and markers"..
Biểu đồ có đường cong chuẩn độ xuất hiện ngay trong cùng sheet dữ liệu (hình PL1.8).
Nhấp chuột vào biểu đồ để di chuyển đến vị trí thích hợp.

24
Hình PL1.2: Đường cong chuẩn độ sulfaguanidin
 Nhấp chuột trái vào bất cứ điểm dữ liệu nào trên đường cong chuẩn độ, sau đó
nhấp chuột phải, chọn Select Data …

Nhấp Add
 Thêm dữ liệu
Trong ô "Series name" : gõ Đạo hàm bậc 1
Trong ô "Series X values" : chọn ô C3-C21 (Vtb)
Trong ô "Series Y values" : chọn ô D3-D21 (dE/dV), chọn OK
SV sẽ được đường cong chuẩn độ như hình dưới

Hình PL.1.3: Đường cong chuẩn độ sulfaguanidin với đường đạo hàm bậc nhất

25
Bài 4a
KIỂM NGHIỆM DUNG DỊCH THUỐC TIÊM
DICLOFENAC NATRI
Mục tiêu
- Trình bày được những yêu cầu kỹ thuật chung để “KIỂM NGHIỆM THUỐC TIÊM,
THUỐC TIÊM TRUYỀN” (phụ lục 1.19 trang PL-26).
- Xây dựng và trình bày được văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm nghiệm dạng THUỐC
TIÊM, THUỐC TIÊM TRUYỀN.
- Xác định hàm lượng dược phẩm bằng máy sắc kí lỏng hiệu năng cao (Phụ lục 5.3 trang
PL-147).
- Đánh giá kết quả thực nghiệm các chỉ tiêu kiểm nghiệm thuốc tiêm diclofenac natri.
Nội dung
Thuốc tiêm Diclofenac natri (75mg/3ml) được kiểm nghiệm theo DĐVN V trang 345.
1. YÊU CẦU KIỂM NGHIỆM
1.1. TÍNH CHẤT
Dung dịch trong, không màu hoặc có màu vàng nhạt.
1.2. XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN TIỂU PHÂN
A. Xác định giới hạn tiểu phân không nhìn thấy bằng mắt thường: phải đáp ứng các yêu
cầu về số lượng và giới hạn kích thước các tiểu phân không quan sát được bằng mắt
thường (Phụ lục 11.8 trang PL-263 mục A)
B. Xác định độ trong: chế phẩm phải trong suốt và không có các tiểu phân không tan
khi kiểm tra bằng mắt thường ở điều kiện qui định. (Phụ lục 11.8 trang PL-263 mục B)
1.3. GIỚI HẠN CHO PHÉP VỀ THỂ TÍCH
Thể tích thuốc của từng đơn vị chế phẩm phải từ 100 - 110% thể tích ghi trên nhãn.
1.4 THỬ VÔ KHUẨN
Phải vô khuẩn
1.5. pH
Dung dịch chế phẩm phải có pH trong giới hạn: 8,0 - 9,0.
1.6. ĐỊNH TÍNH
A. Sắc kí lớp mỏng: mẫu thử và mẫu đối chiếu phải có cùng R f và cùng màu sắc trong
cùng điều kiện khi sắc ký lớp mỏng.
26
B. Trong phần định lượng, pic chính trên sắc ký đồ dung dịch thử phải có thời gian lưu
tương ứng với thời gian lưu của pic diclofenac natri trong sắc ký đồ dung dịch chuẩn.
1.7. ĐỊNH LƯỢNG
Hàm lượng của diclofenac natri (C14H10Cl2NNaO2) từ 95,0% –115,0% so với lượng ghi
trên nhãn.
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1. TÍNH CHẤT
Quan sát các ống tiêm dưới ánh sáng ban ngày và so sánh với yêu cầu.
2.2. XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN TIỂU PHÂN
2.2.1. Xác định tiểu phân không nhìn thấy bằng mắt thường
(Phụ lục 11.8 mục A - trang PL.263)
2.2.2. Xác định tiểu phân nhìn thấy bằng mắt thường
(Phụ lục 11.8 mục B - trang PL.265)
Chế phẩm phải trong suốt và không có các tiểu phân không tan khi nhìn bằng mắt thường
ở điều kiện qui định.
Dụng cụ
Thiết bị là một bộ dụng cụ để soi bao gồm:
- 1: bảng màu đen bề mặt mờ, kích thước thích hợp, gắn
thẳng đứng.
- 2, 3: bảng màu trắng không loá (không bóng), kích thước
thích hợp, gắn thẳng đứng bên cạnh bảng màu đen.
- 4: hộp đèn có thể điều chỉnh với nguồn ánh sáng trắng
được che chắn thích hợp và bộ khuếch tán ánh sáng thích
hợp.
Cách thử
Lấy ngẫu nhiên 20 đơn vị. Rửa sạch và làm khô bên ngoài. Lắc nhẹ hay lộn đi, lộn lại
chậm từng đơn vị, tránh không tạo thành bọt khí. Quan sát khoảng 5 giây trước bảng
màu trắng. Tiến hành lặp lại trước bảng màu đen.
Cách đánh giá kết quả
Nếu có không quá một đơn vị có tiểu phân nhìn thấy bằng mắt thường, tiến hành kiểm
tra với 20 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên. Chế phẩm đạt yêu cầu phép thử, nếu có không
quá một đơn vị trong số 40 đơn vị đem thử có tiểu phân nhìn thấy bằng mắt thường.
27
2.3. GIỚI HẠN CHO PHÉP VỀ THỂ TÍCH
(Phụ lục 11.1 - trang PL.248)
Cách thử
Thuốc tiêm có thể tích nhỏ hơn hoặc bằng 3 ml: Lấy 5 đơn vị chế phẩm để thử.
- Thuốc tiêm đem đo thể tích phải để cân bằng với nhiệt độ phòng và được phân tán
đồng nhất.
- Dùng bơm tiêm khô, sạch, có dung tích không lớn hơn 3 lần so với thể tích cần đo, có
gắn kim tiêm số 21 (21 gauge) và dài không quá 2,5 cm.
- Lấy toàn bộ thuốc của từng ống vào bơm tiêm, đẩy hết không khí trong bơm tiêm và
kim tiêm ra ngoài.
- Chuyển lượng thuốc có trong bơm tiêm (để lại không bơm hết lượng thuốc còn trong
kim) vào ống đong khô, sạch, có vạch chia phù hợp và được chuẩn hóa, ống đong có
dung tích sao cho thể tích được do chiếm tối thiểu 40 % thang đo của ống đong. Cũng
có thể xác định thể tích (ml) thuốc tiêm bằng cách xác định khối lượng của lượng thuốc
trong ống tiêm (g) rồi chia cho tỷ trọng (g/ml) của chế phẩm.
Đánh giá
Thể tích của từng đơn vị chế phẩm phải từ 100 - 110% thể tích ghi trên nhãn. (Phụ lục
11.1 Bảng 11.1. trang PL-248)
2.4. THỬ VÔ KHUẨN
(Phụ lục 13.7 - trang PL.311)
2.5. PH
(Phụ lục 6.2 - trang PL.163)
Gộp dung dịch từ 5 ống tiêm và đo bằng máy đo pH. Dung dịch chế phẩm phải có pH
trong giới hạn: 8,0 – 9,0.
2.6. ĐỊNH TÍNH
A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4 - trang PL.149)
Bản mỏng: Silica gel F254.
Dung môi khai triển: Cloroform – aceton – acid formic (90 : 5 : 5)
Dung dịch thử: Pha loãng một thể tích dung dịch chế phẩm tương ứng khoảng 25 mg
diclofenac natri với methanol (TT) vừa đủ 10 ml.
Dung dịch đối chiếu: Dung dịch 0,25 % diclofenac natri trong methanol (TT).
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 μl mỗi dung dịch trên.
28
Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 8 cm. Lấy bản mỏng ra và làm khô
bằng luồng khí nóng nhẹ. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. vết
chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải phù hợp về vị trí và màu sắc với vết chính
trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
B. Trong phần định lượng, pic chính trên sắc ký đồ dung dịch thử phải có thời gian lưu
tương ứng với thời gian lưu của pic diclofenac natri trong sắc ký đồ của dung dịch chuẩn.
2.7. ĐỊNH LƯỢNG
Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3 - trang PL.147)
Pha động: Dung dịch acid phosphoric 0,1% - methanol (35 : 65).
Dung dịch chuẩn: Cân chính xác 50 mg diclofenac natri đối chiếu, pha trong bình định
mức 100 ml với nước. Hút chính xác 5 ml dung dịch đối chiếu gốc trên, pha loãng trong
bình định mức 50 ml bằng hỗn hợp methanol – nước (65 : 35). Dung dịch diclofenac
natri đối chiếu có nồng độ khoảng 0,005% (Bộ môn pha).
Dung dịch thử: Hút chính xác 2 ml chế phẩm, pha loãng với nước thành 100 ml. Hút
chính xác 5 ml dung dịch trên, pha loãng trong bình định mức 50 ml bằng nước để thu
được dung dịch có nồng độ diclofenac natri khoảng 0,005%.
Điều kiện sắc ký:
- Cột kích thước (25 cm X 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh B (5 μm), nhiệt độ cột: 35 °C.
- Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.
- Tốc độ dòng: 1 ml/min.
- Thể tích tiêm: 20 μl.
Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch chuẩn và dung dịch thử.
Tính hàm lượng diclofenac natri, C14H10Cl2NNaO2, có trong một đơn vị chế phẩm dựa
vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn, dung dịch thử và hàm
lượng C14H10Cl2NNaO2 trong diclofenac natri chuẩn.
S t mđc
X (mg / ml)    C %  500  3
S c 1000

Trong đó:
St: diện tích pic diclofenac natri trong sắc ký đồ mẫu thử
Sc: diện tích pic diclofenac natri trong sắc ký đồ mẫu chuẩn
mđc: khối lượng cân diclofenac natri đối chiếu
C%: hàm lượng diclofenac natri đối chiếu
29
3. BÁO CÁO KẾT QUẢ
Trình bày kết quả theo phiếu kiểm nghiệm.
4. CÂU HỎI
1. Trình bày các chỉ tiêu cần thực hiện để kiểm nghiệm thuốc tiêm dạng dung dịch? (Phụ
lục 1.19 trang PL-26);
2. Trình bày phương pháp xác định độ đồng đều về thể tích đối với thuốc tiêm đơn liều
và thuốc tiêm đa liều (Phụ lục 11.1 trang PL-248).
3. So sánh sự khác biệt khi thực hiện chỉ tiêu xác định độ trong của dung dịch acid
ascorbic trong bài thực tập 1 (Phụ lục 9.2 trang PL-193). và xác định độ trong của dung
dịch thuốc tiêm trong bài thực tập 4 (Phụ lục 11.8 mục B trang PL-265 -[Xác định độ
trong (Xác định tiểu phân nhìn thấy bằng mắt thường)]?
4. Liệt kê tên 3 phương pháp để thực hiện phép thử nội độc tố vi khuẩn. Phương pháp
nào sẽ được sử dụng để quyết định kết quả khi có nghi ngờ hoặc tranh chấp (Phụ lục
13.2 trang PL-293). Trường hợp nào phải thử nội độc tố vi khuẩn?
5. Liệt kê tên 2 phương pháp để kiểm tra sự phù hợp của phương pháp thử vô khuẩn?
(Phụ lục 13.7 trang PL-311).
6. Giải thích công thức tính hàm lượng diclofenac natri có trong một đơn vị chế phẩm
thuốc tiêm của bài thực tập này?
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ Y tế; Dược điển Việt Nam V (2017):
- Chuyên luận thuốc tiêm diclofenac natri - trang 345;
- Thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền (phụ lục 1.19 trang PL-26);
- Xác định độ trong của dung dịch (Phụ lục 9.2- trang PL-193);
- Xác định độ trong (Xác định tiểu phân nhìn thấy bằng mắt thường). (Phụ lục 11.8 mục
B trang PL-265);
- Thử nội độc tố vi khuẩn (Phụ lục 13.2 trang PL-293),
- Thử vô khuẩn đối với thuốc tiêm (Phụ lục 13.7 trang PL-311).

Hình 4.1. Diclofenac natri


30
Bài 4b
KIỂM NGHIỆM THUỐC SIRÔ ALIMEMAZIN
Mục tiêu
- Trình bày được những yêu cầu kỹ thuật chung để KIỂM NGHIỆM THUỐC SIRÔ
(Phụ lục 1.4 trang PL.11).
- Xây dựng và trình bày được văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm nghiệm dạng THUỐC
SIRÔ (Phụ lục 1.4 trang PL.11).
- Xác định tỷ trọng sirô bằng dụng cụ picnomet (Phụ lục 10.4 trang PL-208).
- Đánh giá kết quả thực nghiệm các chỉ tiêu trong kiểm nghiệm siro alimemazin.
Nội dung
Thuốc sirô Alimemazin được kiểm nghiệm theo Dược điển Việt Nam V trang 53.
1. YÊU CẦU KIỂM NGHIỆM
1.1. HÌNH THỨC
Chất lỏng đặc sệt, trong.
1.2. GIỚI HẠN CHO PHÉP VỀ THỂ TÍCH
Không dưới thể tích ghi trên nhãn
1.3. GIỚI HẠN NHIỄM KHUẨN
Đáp ứng theo quy định.
1.4. TỶ TRỌNG
1,250 - 1,300 (nhiệt độ phòng - t 0C).
1.5. ĐỊNH TÍNH*
A. Sắc kí lớp mỏng: mẫu thử và mẫu đối chiếu phải có cùng Rf và cùng màu sắc trong
cùng điều kiện khi thực hiện bản mỏng.
B. Trong phần định lượng, pic chính trên sắc ký đồ dung dịch thử phải có thời gian lưu
tương ứng với thời gian lưu của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch chuẩn.
1.6. TẠP CHẤT LIÊN QUAN
Bất kỳ vết phụ nào trên sắc ký đồ của dung dịch thứ không được đậm hơn vết trên sắc
ký đồ của dung dịch đối chiếu (2,0 %). Bỏ qua bất kỳ vết nào tại điểm chấm sắc ký.
1.7. ĐỊNH LƯỢNG
Hàm lượng alimemazin tartrat, C36H44N4S2.C4H6O6, từ 90,0 % đến 110,0 % so với lượng
ghi trên nhãn.
31
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1. HÌNH THỨC
Bằng cảm quan, chế phẩm phải đạt yêu cầu trên.
2.2. GIỚI HẠN CHO PHÉP VỀ THỂ TÍCH
(Phụ lục 11.1 - trang PL.248). Chế phẩm đa liều.
Lấy ngẫu nhiên 5 đơn vị chế phẩm (ống, lọ…). Xác định thể tích từng đơn vị bằng bơm
tiêm chuẩn hoặc ống đong chuẩn sạch, khô, có độ chính xác phù hợp. Thể tích mỗi đơn
vị phải không dưới thể tích ghi trên nhãn.
Nếu có một đơn vị không đạt phải tiến hành kiểm tra lần thứ hai giống như lần đầu. Chế
phẩm đạt yêu cầu nếu trong lần thử này không có đơn vị nào có thể tích dưới thể tích
ghi trên nhãn.
Bảng 4.1. Giới hạn cho phép chênh lệch (%) về thể tích của các thuốc dạng lỏng (trích
từ bảng 11.1.1 DĐVN V):
Giới hạn cho phép
Loại thuốc Thể tích ghi trên nhãn
(% chênh lệch)

Thuốc dạng lỏng để Đa liều Mọi thể tích Không dưới thể tích ghi trên nhãn
uống (dung dịch,
hỗn dịch, nhũ dịch, Đơn liều tới 20 ml +10
rượu; Siro thuốc và trên 20 – 50 ml +8
cao thuốc) trên 50 –150 ml +6
trên 150 ml +4

2.3. GIỚI HẠN NHIỄM KHUẨN


(Phụ lục 13.6 - trang PL.300)
Bảng 4.2. Yêu cầu giới hạn nhiễm khuẩn (trích từ bảng 13.6.6 DĐVN V)
Loại chế phẩm Tổng số vi sinh vật Tổng số nấm Vi sinh vật gây
hiếu khí (CFU/g hoặc (CFU/g hoặc bệnh
CFU/ml) CFU/ml)

Thành phẩm hóa 102 101 Không có


dược dùng để uống Escherichia coli
(dạng nước; Siro và trong 1 g (ml)
dung dịch)

32
2.4. TỶ TRỌNG
(Phụ lục 6.5. trang PL.166)
Đo tỷ trọng bằng picnomet
a/ Cân chính xác picnomet rỗng, khô và sạch.
b/ Đổ siro vào picnomet đến ngấn dưới của cổ bình picnomet.
Đậy nắp (có nhiệt kế) nhẹ nhàng vào cổ bình sao cho sirô lên
tới đầu tiếp giáp. Chú ý đừng để bọt khí , dùng giấy lọc để
thấm hết chất lỏng thừa trên vạch mức để làm khô mặt ngoài
của picnomet. Cân rồi tính khối lượng siro có trong picnomet.
c/- Tiếp đó, đổ sirô vào một becher sạch. Rửa sạch picnomet
bằng nước cất. Đổ nước cất vào picnomet đến ngấn dưới của
cổ bình picnomet và thực hiện giống như phần b. Cân rồi tính
khối lượng nước cất chứa trong picnomet
d/- Tỉ số giữa khối lượng mẫu thử và khối lượng nước cất thu
picnomet được là tỉ trọng của sirô (ở nhiệt độ phòng).
2.5. ĐỊNH TÍNH
A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng
(Phụ lục 5.4 - trang PL.149).
Tiến hành trong điều kiện tránh ánh sáng, các dung dịch dùng ngay sau khi pha. Bản
mỏng. dung môi khai triển, hỗn hợp dung môi và cách tiến hành như mô tả ở mục Tạp
chất liên quan.
Dung dịch thử: Pha loãng 20 lần dung dịch thử của mục Tạp chất liên quan bằng hỗn
hợp dung môi.
Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg alimemazin tartrat chuẩn trong 15 ml nước và thêm
2 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M(TT), trộn đều. Chiết 2 lần, mỗi lần với 15
ml cloroform (TT), gộp các dịch chiết cloroform và loại nước bằng natri sulfat khan
(TT). Bốc hơi dịch chiết cloroform đến khô trên cách thủy. Hòa tan cắn trong 20 ml
hỗn hợp dung môi.
Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho một vết chính tương ứng với vết chính trên sắc ký
đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí, hình dạng và kích thước.
B. Trong phần Định lượng, pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có thời gian
lưu tương ứng với thời gian lưu của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn.
33
2.6. TẠP CHẤT LIÊN QUAN
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4 - trang PL.149).
Tiến hành trong điều kiện tránh ánh sáng, các dung dịch dùng ngay sau khi pha.
Bản mỏng: Silica gel F254.
Dung môi khai triển: Aceton – diethylamin – cyclohexan (10:10:80).
Hỗn hợp dung môi: Methanol – diethylamin (95 : 5).
Dung dịch thử: Pha loãng một lượng sirô, tương ứng với khoảng 20 mg alimemazin
tartrat, với 15 ml nước và thêm 2 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT), trộn đều. Chiết
2 lần, mỗi lần với 15 ml cloroform (TT), gộp các dịch chiết cloroform và loại nước bằng
natri sulfat khan (TT). Bốc hơi dịch chiết cloroform đến khô trên cách thủy. Hòa tan cắn
trong 1 ml hỗn hợp dung môi
Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 50 lần dung dịch thử bằng hỗn hợp dung môi.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai
sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không
khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm.
Bất kỳ vết phụ nào trên sắc ký đồ của dung dịch thứ không được đậm hơn vết trên sắc
ký đồ của dung dịch đối chiếu (2,0 %). Bỏ qua bất kỳ vết nào tại điểm chấm sắc ký.
2.7. ĐỊNH LƯỢNG
(Phụ lục 5.3 trang PL 147). Phương pháp sắc ký lỏng. Tiến hành trong điều kiện tránh
ánh sáng.
Pha động: Dung dịch natri heptansulfonat (TT) 0,005 M trong hỗn hợp methanol – nước
– acid acetic 6 M (65 : 34 : 1). Điều chỉnh tỷ lệ các thành phần dung môi nếu cần.
Dung dịch thử: Cân chính xác một lượng sirô, tương ứng với khoảng 5 mg alimemazin
tartrat, vào bình định mức 100 ml và pha loãng bằng pha động vừa đủ đến vạch, trộn
đều. Lọc qua màng lọc 0,45 mm.
Dung dịch chuẩn: Dung dịch alimemazin tartrat chuẩn 0,005 % trong pha động (0,05
mg/ml). Lọc qua màng lọc 0,45 m.
Điều kiện sắc ký:
- Cột kích thước (25 cm X 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).
- Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.
- Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.
- Thể tích tiêm: 20 µl.
34
Tiến hành sắc ký lần lượt các dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tính hàm lượng phần
trăm alimemazin tartrat, C36H44N4S2.C4H6O6 trong chế phẩm so với lượng ghi trên nhãn
dựa theo diện tích pic alimemazin tartrat trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch
chuẩn, khối lượng riêng của sirô (g/ml) và hàm lượng C36H44N4S2.C4H6O6 đã biết của
alimemazin tartrat chuẩn.
3. BÁO CÁO KẾT QUẢ
Trình bày kết quả theo phiếu kiểm nghiệm
4. CÂU HỎI
1. Nêu cách xác định độ đồng đều về thể tích của thuốc sirô và độ đồng đều về khối
lượng của thuốc dạng bột, thuốc dạng cốm. So sánh sự khác biệt về số đơn vị thực hiện
và cách đánh giá ?
2. Trình bày các phương pháp xác định tỷ trọng đã được đề cập trong DĐVN V?
3. Thiết lập công thức tính tỷ trọng của siro theo phương pháp sử dụng picnomet?
4. Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đối với tỷ trọng của siro?
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y tế; Dược điển Việt Nam V (2017):
- Sirô thuốc (phụ lục 1.4 trang PL -11)
- Phương pháp sắc kí lỏng (Phụ lục 5.3 trang PL-147)
- Xác định khối lượng riêng và tỷ trọng (phụ lục 6.5 trang PL- 166)
- Giới hạn cho phép về thể tích (phụ lục 11.1 trang PL- 248)
- Thử giới hạn nhiễm khuẩn (Phụ lục 13.6 trang PL-300)

Hình 4.2. Công thức Alimemazin tartrat

35
Bài 5
KIỂM NGHIỆM THUỐC BỘT SỦI BỌT
HAPACOL 150 FLU
Mục tiêu
- Trình bày được những yêu cầu kỹ thuật chung để KIỂM NGHIỆM THUỐC BỘT (Phụ
lục 1.7 trang PL-13)
- Xây dựng và trình bày được tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm nghiệm dạng THUỐC BỘT.
- Xác định độ đồng đều hàm lượng của clorpheniramin maleat trong thuốc bột bằng
phương pháp acid màu.
- Đánh giá kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu của thuốc bột sủi bọt Hapacol 150 Flu.
Nội dung
Công thức thuốc bột sủi bọt Hapacol 150 Flu (Hộp 24 gói x 1,5 g)
- Paracetamol 150 mg
- Clorpheniramin maleat một miligam 1 mg
- Tá dược vừa đủ 1,5 g
Thuốc bột sủi bọt trong gói Hapacol 150 Flu được kiểm nghiệm theo TCCS.
1. YÊU CẦU KIỂM NGHIỆM
Thuốc bột sủi bọt trong gói Hapacol 150 Flu được kiểm nghiệm theo TCCS.
1.1. HÌNH THỨC
Chế phẩm dạng hạt nhỏ hoặc bột màu vàng, khô rời, mùi thơm
1.2. ĐỘ ĐỒNG ĐỀU KHỐI LƯỢNG
 7,5 %. Tính trên khối lượng trung bình thuốc chứa trong một gói.
1.3. MẤT KHỐI LƯỢNG DO LÀM KHÔ
Không quá 3%.
1.4. ĐỘ TAN
1,5 g chế phẩm tan trong 200 ml nước 15 - 25 oC, xuất hiện nhiều bọt khí bay ra. Mỗi
liều thử đều tan trong vòng 5 phút.
1.5. ĐỊNH TÍNH
- Paracetamol: phải có phản ứng hóa học đặc trưng của paracetamol.
- Clorpheniramin maleat: mẫu thử và mẫu đối chiếu phải có cùng Rf và cùng màu sắc
trong cùng điều kiện khi sắc ký lớp mỏng.
36
1.6. ĐỊNH LƯỢNG CLORPHENIRAMIN MALEAT
Hàm lượng qui định tính theo khối lượng trung bình thuốc trong gói:
- Clorpheniramin maleat (C16H19ClN2.C4H4O4): 1 mg  15% (0,85 mg – 1,15 mg).
1.7. ĐỘ ĐỒNG ĐỀU HÀM LƯỢNG CLORPHENIRAMIN MALEAT
Phải đạt theo qui định của DĐVN V.
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1 HÌNH THỨC
Bằng cảm quan, chế phẩm phải đạt các yêu cầu đã nêu.
2.2. ĐỘ ĐỒNG ĐỀU KHỐI LƯỢNG
(Phụ lục 11.3 – phương pháp 2 - trang PL.250)
Tiến hành Cân khối lượng của một gói thuốc bột (m1). Cắt mở gói, lấy hết thuốc ra,
dùng bông lau sạch bột thuốc bám ở mặt trong.
- Cân khối lượng vỏ gói (m2).
Khối lượng thuốc trong gói là hiệu số giữa khối lượng gói (m 1) và khối lượng vỏ gói
(m2). Tiến hành tương tự với 19 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên. Tính khối lượng trung bình
của thuốc trong gói (m).
Cách đánh giá: không được có quá hai đơn vị có khối lượng nằm ngoài giới hạn chênh
lệch quy định ( 7,5%) so với khối lượng trung bình và không được có đơn vị nào có
khối lượng vượt gấp đôi giới hạn đó ( 15%)
Bảng 5.1. Bảng quy định độ đồng đều khối lượng cho chế phẩm đơn liều
Dạng bào chế Khối lượng trung bình % chênh lệch so với
(KLTB) KLTB
Thuốc nang, thuốc bột (đơn liều), Nhỏ hơn 300 mg 10
thuốc cốm (không bao, đơn liều) Bằng hoặc lớn hơn 300 mg 7,5

2.3. MẤT KHỐI LƯỢNG DO LÀM KHÔ


Tiến hành (Phụ lục 9.6 - trang PL-203):
Dùng dụng cụ thuỷ tinh rộng miệng đáy bằng có nắp mài làm bì đựng mẫu thử; làm khô
bì trong thời gian 30 phút rồi cân để xác định khối lượng bì. Cân ngay vào bì này một
lượng chính xác mẫu thử khoảng 1,5 gam với sai số ±10%. Mẫu thử được dàn mỏng
thành lớp có độ dày không quá 5 mm. Tiến hành sấy ở 80 oC ± 2 độ C trong 1 giờ. Sau
khi sấy phải làm nguội tới nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm có silica gel rồi cân ngay.
37
2.4. ĐỘ TAN
Cho một lượng bột tương ứng với một liều vào cốc thủy tinh chứa 200 ml nước ở 15 -
25 °C, xuất hiện nhiều bọt khí bay ra.
Khi hết bọt khí, thuốc phải tan hoàn toàn. Thử như vậy với 6 liều đơn. Mẫu thử đạt yêu
cầu nếu mỗi liều thử đều tan trong vòng 5 phút.
2.5. ĐỊNH TÍNH
2.5.1 Định tính paracetamol
Lắc kỹ khoảng 0,2 g chế phẩm chiết với 10 ml aceton (ống nghiệm), lọc lấy dịch (cốc
có mỏ). Để dịch aceton bay hơi tới cắn. Hòa tan một ít cắn này trong 2 ml dung dịch
acid hydroclorid 10% (TT) (ống nghiệm) đun sôi trên đèn cồn trong 3 phút, thêm 10 ml
nước, để nguội, thêm 1 giọt dung dịch kali dicromat 5% (TT) xuất hiện màu tím không
được chuyền sang đỏ.
2.5.2 Định tính clorpheniramin maleat
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4 - trang PL.149)
Tiến hành
- Chuẩn bị mẫu đối chiếu: Cân 10 mg clorpheniramin maleat đối chiếu hòa tan với 10
ml ethanol 80% (bộ môn thực hiện)
- Chuẩn bị mẫu thử: Lấy khoảng 1,5 g bột thuốc chiết với 10 ml Ethanol 96% trong
cốc có mỏ, lắc kỹ, lọc vào một chén sứ, làm bay hơi dịch lọc còn khoảng 1 ml.
Thực hiện sắc ký: Bản mỏng tráng sẵn silicagel F254 có kích thước 2,5 x 10 cm.
Chấm 10 l mẫu thử và chấm 10 l mẫu đối chiếu lên bản mỏng.
Dung môi khai triển: Et2O – MeOH- AcOH – H2O (70:20:7:3)
Mỗi nhóm thực tập pha 100 ml dung môi cho tất cả các nhóm thực tập.
Sau khi triển khai, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới đèn UV 254 nm.
Mẫu thử và mẫu đối chiếu phải cho vết có cùng R f và cùng màu sắc.
2.6. ĐỊNH LƯỢNG CLORPHENIRAMIN MALEAT
2.6.1. Pha chế các dung dịch
- Chuẩn bị dung dịch đối chiếu (bộ môn chuẩn bị) cân chính xác khoảng 10 mg
clorpheniramin maleat chuẩn (mđc), cho vào bình định mức 50 ml, thêm 30 ml nước để
hòa tan rồi thêm nước tới vạch, siêu âm (15’) để hòa tan hoàn toàn. Để nguội tới nhiệt
độ phòng. Lấy chính xác 10 ml dung dịch này pha tiếp thành 100 ml với nước, lắc đều.

38
- Chuẩn bị dung dịch thử: cân chính xác 1 lượng thuốc bột (mtt) đã nghiền mịn tương
ứng với 1,0 mg hoạt chất clorpheniramin maleat (cân chính xác 1 lần khối lượng trung
bình) (mtb). Cho vào bình định mức 50 ml, thêm 30 ml nước, lắc đều và thêm nước tới
vạch. Siêu âm 15’để thuốc hòa tan hết trong nước. Lọc qua giấy lọc, bỏ 10 ml dịch lọc
đầu. Dịch lọc còn lại được tiến hành theo bảng 5.2
2.6.2. Tiến hành
Cho vào 3 bình lắng 60 ml đánh số từ 1 - 3 lần lượt thứ tự các dung dịch theo bảng 5.2.
Bảng 5.2. Thành phần các dung dịch trong định lượng clorpheniramin maleat
Dụng cụ Bình Bình Bình
(Pipet) thử (1) đối chiếu (2) trắng (3)
Dd đệm acetat pH 4,6 (ml) (khắc vạch) 5 5 5
Dd Heliantin 0,1% / nước (ml) (khắc vạch) 1 1 1
Dd clorpheniramin thử (ml) (chính xác) 5 0 0
Dd clorpheniramin chuẩn(ml) (chính xác) 0 5 0
Nước cất (ml) (khắc vạch) 0 0 5
Cloroform (ml) (buret) 10 10 10

Lắc kỹ từng bình rồi để lắng hoàn toàn ở nhiệt độ phòng máy quang phổ UV-Vis trong
khoảng 40 - 45 phút, rút lấy dịch cloroform, đo độ hấp thu ở 420 nm.
2.6.3. Tính kết quả
Hàm lượng X(mg) clorpheniramin maleat C16H19ClN2.C4H4O4 có trong một gói tính
theo công thức:
At m mtb A m mtb
X(mg) = × đc × C% × 50 × = t × đc × C% ×
Ac 500 mcân Ac 10 mcân

Trong đó:

AT: Độ hấp thu của mẫu thử ở 420 nm.


AC: Độ hấp thu của mẫu chuẩn ở 420 nm
mđc: Lượng cân của chất đối chiếu (mg);
C%: Hàm lượng chất đối chiếu
mtb: Khối lượng thuốc trung bình trong 1 gói (g)
mcân: Lượng bột thuốc đã cân để định lượng (g)

39
2.7. ĐỘ ĐỒNG ĐỀU HÀM LƯỢNG CLORPHENIRAMIN
- Phép thử độ đồng đều hàm lượng được tiến hành sau phép thử định lượng và hàm
lượng dược chất đã đạt trong giới hạn quy định. (phụ lục 1.7- trang PL-13).
- Phép thử độ đồng đều hàm lượng áp dụng cho thuốc nang, thuốc bột không dùng pha
tiêm, thuốc đạn, thuốc trứng: thực hiện và đánh giá theo phương pháp 1 - phụ lục 11.2-
trang PL-249.
- Phép thử độ đồng đều hàm lượng clorpheniramin được tiến hành trên 10 đơn vị riêng
lẻ lấy ngẫu nhiên.
2.7.1. Pha chế các dung dịch
- Chuẩn bị dung dịch đối chiếu (bộ môn thực hiện) giống mục 2.6.1.
- Chuẩn bị dung dịch thử: Lấy hết bột thuốc trong 1 gói cho vào 1 cốc khuấy thật kỹ
với 30 ml nước. Dùng 5 ml nước rửa sạch thuốc còn dính ở bao bì bên trong gói. Toàn
bộ dung dịch thuốc, nước rửa và nước tráng cốc được cho vào bình định mức 50 ml,
thêm nước đến vạch, siêu âm 15'. Để nguội.đến nhiệt độ phòng. Lọc qua giấy lọc, bỏ 10
ml dịch lọc đầu. Dịch lọc còn lại được tiến hành theo bảng 5.2.
2.7.2. Tính kết quả
Hàm lượng Xi (mg) clorpheniramin maleat C16H19ClN2.C4H4O4 có trong từng gói (trong
10 gói) tính theo công thức:
At m
Xi = × đc × C%
Ac 10
Đánh giá kết quả:
- Chế phẩm đạt yêu cầu phép thử nếu không quá 1 đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới
hạn 85 - 115% và không đơn vị nào nằm ngoài giới hạn 75 - 125% của HLTB.
- Chế phẩm không đạt yêu cầu phép thử nếu có quá 3 đơn vị có giá trị hàm lượng nằm
ngoài giới hạn 85 - 115% hoặc có 1 hay nhiều đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới hạn
75 - 125% của hàm lượng trung bình.
- Nếu 2 - 3 đơn vị có giá trị hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85 - 115% nhưng ở trong
giới hạn 75 - 125% của hàm lượng trung bình, thử lại trên 20 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên.
Chế phẩm đạt yêu cầu phép thử nếu không quá 3 đơn vị trong tổng số 30 đơn vị thử có
hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85 - 115% và không đơn vị nào nằm ngoài giới hạn 75 -
125% của hàm lượng trung bình.

40
Bảng 5.3. Tóm tắt phép thử độ đồng đều hàm lượng – Phụ lục 11.2. Phương pháp 1
Giá trị hàm THỬ THÊM
ĐẠT KHI
lượng trung ĐẠT KHÔNG ĐẠT VỚI 20 ĐƠN
THỬ LẠI
bình (HLTB) VỊ NỮA
Không quá
Không quá 1 Có quá 3 đơn Có 2 - 3 đơn vị
3/30 đơn vị
85%-115% (1) đơn vị nằm vị nằm ngoài nằm ngoài
nằm ngoài
ngoài HLTB (1) HLTB (1) HLTB (1)
HLTB (1)
và hoặc nhưng và
Có 1 hay
Không có đơn Các đơn vị này Không có đơn
nhiều đơn vị
75%-125% (2) vị nào nằm đều ở giữa giới vị nào nằm
nằm ngoài
ngoài HLTB (2) hạn (2) ngoài (2)
HLTB(2)
HLTB: Hàm lượng trung bình sau khi thực hiện chỉ tiêu định lượng và kết quả nằm trong
giới hạn cho phép.
3. BÁO CÁO KẾT QUẢ
Trình bày kết quả theo phiếu kiểm nghiệm.
4. CÂU HỎI
1. Trình bày các chỉ tiêu cần thực hiện để kiểm nghiệm thuốc bột? (theo DĐVN V phụ
lục 1.7 trang PL-13; PL-14) ?
2. So sánh quy định về thử độ đồng đều khối lượng của dạng thuốc bột đơn liều và đa
liều (theo DĐVN V. Phụ lục 11.3 trang PL-249; PL-250)?
3. Viết công thức khai triển của paracetamol, clorpheniramin maleat. Có thể nhận xét
rằng clorpheniramin maleat có cấu trúc như một base hữu cơ được không? Tại sao?
4. Trong qui trình định lượng, cho biết mục đích sử dụng heliantin? Có thể thay thế
heliantin bằng 1 thuốc thử khác ?
5. Giải thích công thức tính kết quả hàm lượng (mg) clorpheniramin maleat / gói ?
6. Mục đích của việc xác định độ đồng đều hàm lượng: (Phụ lục 11.2 trang PL-249).
Các chế phẩm nào cần phải thực hiện chỉ tiêu này? Khi thực hiện chỉ tiêu này có thể bỏ
qua chỉ tiêu định lượng? Trình bày 3 phương pháp để xác định độ đồng đều hàm lượng
theo Dược điển Việt Nam V?
7. Bài thực tập với thuốc này có tính cả độ đồng đều về hàm lượng và độ đồng đều khối
lượng. Có thể không thực hiện độ đồng đều khối lượng ?
41
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y tế; Dược điển Việt Nam V (2017):
- Thuốc bột (Phụ lục 1.7. trang PL-13; PL-14);
- Định tính paracetamol – Chuyên luận viên nén paracetamol (trang 731)
- Định tính clorpheniramin maleat - Chuyên luận clorpheniramin maleat (trang 298)
- Phép thử độ đồng đều hàm lượng (Phụ lục 11.2 trang PL-249).
- Phép thử độ đồng đều khối lượng (Phụ lục 11.3 trang PL- 249; PL-250);

clorpheniramin maleat paracetamol

42
Bài 6
KIỂM NGHIỆM THUỐC NHỎ MẮT NEODEX
Mục tiêu
- Trình bày được những yêu cầu kỹ thuật chung để KIỂM NGHIỆM THUỐC NHỎ
MẮT (Phụ lục 1.14 trang PL-20)
- Xây dựng và trình bày được văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm nghiệm dạng THUỐC
NHỎ MẮT.
- Đánh giá kết quả thực nghiệm các chỉ tiêu trong kiểm nghiệm thuốc nhỏ mắt Neodex.
- Thẩm định quy trình định lượng dược phẩm bằng phương pháp quang phổ UV- Vis.
theo hướng dẫn của ICH [Q2 (R1)].
- Đánh giá kết quả thẩm định quy trình định lượng dexamethason natri phosphat bằng
phương pháp quang phổ UV-Vis.
Nội dung
THÀNH PHẦN THUỐC NHỎ MẮT NEODEX
Mỗi 100 ml dung dịch chứa:
- Neomycin sulfat 500 mg;
- Dexamethason Na phosphat 110 mg
Thuốc nhỏ mắt Neodex được kiểm nghiệm theo TCCS.
PHẦN A
1. YÊU CẦU KIỂM NGHIỆM
1.1. TÍNH CHẤT
Dung dịch không màu hoặc có màu vàng nhạt, không mùi, vị mặn, hơi đắng.
1.2. XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN TIỂU PHÂN
Chế phẩm phải trong suốt và không có các tiểu phân không tan khi kiểm tra bằng mắt
thường ở điều kiện qui định.
1.3. GIỚI HẠN CHO PHÉP VỀ THỂ TÍCH
Không dưới thể tích ghi trên nhãn
1.4. pH
Dung dịch chế phẩm phải có pH trong giới hạn: 6,0 - 7,7

43
1.5. ĐỊNH TÍNH
Phải có phản ứng hóa học đặc trưng của neomycin sulfat và dexamethason natriphosphat
hoặc dexamethason
1.6. ĐỊNH LƯỢNG
Chế phẩm phải chứa dexamethason natri phosphat (C22H28FNa2O8P) từ 90,0 – 110,0%
hàm lượng ghi trên nhãn cho 100 ml chế phẩm.
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1 TÍNH CHẤT
Chế phẩm phải đạt yêu cầu đã nêu trên.
2.2. XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN TIỂU PHÂN
(Phụ lục 11.8, mục B - trang PL.265).
Lấy ngẫu nhiên 20 đơn vị. Rửa sạch và làm khô bên ngoài. Lắc nhẹ hay lộn đi, lộn lại
chậm từng đơn vị, tránh không tạo thành bọt khí.
Quan sát khoảng 5 giây trước bảng màu trắng. Tiến hành lặp lại trước bảng màu đen.
Cách đánh giá kết quả: nếu có không quá một đơn vị có tiểu phân nhìn thấy bằng mắt
thường, tiến hành kiểm tra lại với 20 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên. Chế phẩm đạt yêu cầu
phép thử, nếu có không quá một đơn vị trong số 40 đơn vị đem thử có tiểu phân nhìn
thấy bằng mắt thường.
2.3. GIỚI HẠN CHO PHÉP VỀ THỂ TÍCH
(Phụ lục 11.1 trang PL.248)
Giới hạn cho phép chênh lệch (%) về thể tích của các thuốc dạng lỏng)
Lấy ngẫu nhiên 5 đơn vị chế phẩm (ống, lọ. chai…). Xác định thể tích từng đơn vị bằng
bơm tiêm chuẩn hoặc ống đong chuẩn sạch, khô, có độ chính xác phù hợp.
Thể tích mỗi đơn vị phải không dưới thể tích ghi trên nhãn.
Cách đánh giá kết quả: Nếu có một đơn vị không đạt phải tiến hành kiểm tra lần thứ
hai giống như lần đầu. Chế phẩm đạt yêu cầu nếu trong lần thử này không có đơn vị nào
có thể tích dưới thể tích ghi trên nhãn.
Bảng 6.1: Giới hạn cho phép về thể tích thuốc nhỏ mắt (PL 11.1, trang PL-248)
Loại thuốc Thể tích ghi trên nhãn Giới hạn cho phép
(ml) (% chênh lệch)
Thuốc nhỏ mắt Mọi thể tích Không dưới thể tích ghi trên nhãn

44
2.4. PH
(Phụ lục 6.2 trang PL.163).
Đo pH của dung dịch thuốc nhỏ mắt với cặp điện cực Bạc/Bạc clorid - thủy tinh. Thể
tích dung dịch đo khoảng 10 ml.
2.5. ĐỊNH TÍNH
2.5.1. Định tính neomycin sulfat
- Lấy 2 ml chế phẩm cho vào ống nghiệm, thêm 0,1 ml pyridin và vài giọt dung dịch
ninhydrin 0,1%, đun cách thủy ở 65 - 70 oC trong 5 - 10 phút sẽ xuất hiện màu tím đậm.
- Lấy 0,5 ml chế phẩm cho vào ống nghiệm, thêm 0,5 ml dung dịch HCl 10% (TT) và 1
ml dung dịch BaCl2 5% (TT), lắc đều, để yên trong 10 phút sẽ xuất hịên tủa trắng.
2.5.2. Định tính dexamethason
Bằng phản ứng hóa học
- Lấy 2 ml chế phẩm cho vào ống nghiệm, thêm 1 ml dung dịch HCl 10% (TT) và 2 ml
dung dịch INH 0,05% trong MeOH, đun cách thủy ở 65 – 70oC trong 5 – 10 phút sẽ xuất
hiện màu vàng.
- Lấy 2 ml chế phẩm cho vào ống nghiệm, thêm 3 giọt dung dịch xanh tetrazolium 1%
trong MeOH, 1 ml NaOH/MeOH, 1 ml tetramethyl amoni hydroxyd 10%, lắc đều và
để tránh ánh sáng (hay đun cách thủy 5 phút) dung dịch sẽ có màu hồng tím.
2.6. ĐỊNH LƯỢNG DEXAMETHASON NATRI PHOSPHAT
Bằng phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến
Tiến hành
Hút chính xác 1 ml chế phẩm, pha trong bình định mức 50 ml với nước cất. Đo độ hấp
thụ ở 241nm. Lượng dexamethason natri phosphat (X mg) có trong 100 ml dung dịch
thuốc là:
At
Xdexamethasonnatriphosphat (mg/100ml) = × 50 × 103
303
Trong đó:
1
- 303 : giá trị A1 của dexamethason natri phosphat tại bước sóng 241 nm
- At : Độ hấp thụ của dexamethason natri phosphat trong dung dịch mẫu thử
- 50: Độ pha loãng của dung dịch mẫu thử

45
3. BÁO CÁO KẾT QUẢ
Trình bày kết quả theo phiếu kiểm nghiệm
4. CÂU HỎI
1. Trình bày các chỉ tiêu cần thực hiện để kiểm nghiệm thuốc nhỏ mắt dạng dung dịch,
dạng hổn dịch, dạng khô theo DĐVN V? (phụ lục 1.14 trang PL-20) ?
2. Liệt kê 3 dạng thuốc nhỏ mắt (nội và ngọai nhập) có chứa dexamethason ?
3. Trình bày một số phản ứng đặc trưng để định tính dexamethason và viết cơ chế của
phản ứng này?
4. Mô tả cách xác định độ trong của thuốc nhỏ mắt (phụ lục 11.8, mục B, trang PL-265,
DĐVN V)? Cách xác định này còn sử dụng cho những dạng thuốc nào? So sánh cách
xác định độ trong (theo phụ lục 11.8 mục B trang PL.265 với phụ lục 9.2 trang PL.193)
5. So sánh sự khác nhau về giới hạn cho phép về thể tích của thuốc dạng lỏng (Phụ lục
11.1; Bảng 11.1) Giới hạn cho phép chênh lệch (%) về thể tích của các thuốc dạng lỏng
và quy định về giới hạn cho phép về thể tích (Phụ lục 1.14 Thuốc nhỏ mắt)?
6. Thiết lập công thức tính kết quả (mục 2.6) khi tính đến độ tinh khiết (TK%) và độ ẩm
(H%) của chất đối chiếu?
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y tế; Dược điển Việt Nam V (2017):
- Chuyên luận dexamethason natri phosphat (trang 331)
- Chuyên luận neomycin sulfat (trang 668)
- Thuốc nhỏ mắt (Phụ lục 1.14, trang PL-20)
- Xác định pH (Phụ lục 6.2, trang PL-163)
- Xác định độ trong (Xác định tiểu phân nhìn thấy bằng mắt thường). (Phụ lục 11.8
mục B trang PL-265);

Hình 6.1. Dexamethason natri phosphat Hình 6.2. Neomycin sulfat

46
PHẦN B

THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH PHÂN TÍCH


1. Yêu cầu thẩm định
- XÁC ĐỊNH TÍNH TƯƠNG THÍCH HỆ THỐNG
- XÁC ĐỊNH TÍNH ĐẶC HIỆU
- KHẢO SÁT ĐỘ LẶP LẠI (ĐỘ CHÍNH XÁC): RSD ≤ 2%
- XÁC ĐỊNH KHOẢNG TUYẾN TÍNH (MIỀN GIÁ TRỊ): Y= AX + B; R2  0,999
- KHẢO SÁT ĐỘ ĐÚNG: TỶ LỆ PHỤC HỒI Ở TỪNG NỒNG ĐỘ THÊM VÀO
PHẢI TỪ 98,0 – 102,0%.
2. Thực nghiệm
2.1. DỤNG CỤ
Bình định mức 100 ml (1); Bình định mức 50 ml (21); Buret 25 ml (1),…
2.2. CHẤT ĐỐI CHIẾU VÀ MẪU PHÂN TÍCH
Chất đối chiếu: Dexamethason natri phosphat (dexa), hàm lượng 99,9%.
Thuốc nhỏ mắt Neodex có hàm lượng dexamethason natri phosphat 110 mg/100ml.
2.3. HÓA CHẤT, DUNG MÔI – TRANG THIẾT BỊ
- Mẫu trắng: nước cất; Mẫu placebo: là dung dịch thuốc gồm tất cả tá dược và hoạt chất
khác, nhưng không chứa hoạt chất Dexamethason Natri phosphat (Bộ môn pha).
- Máy quang phổ UV-Vis Thermo Evolution 300, cân phân tích (độ nhạy 0,1 mg).
2.4. PHA CHẾ CÁC DUNG DỊCH THỬ NGIHỆM
2.4.1. Pha dung dịch đối chiếu gốc
Bình đối chiếu gốc:
Cân chính xác 11 mg dexa đối chiếu, cho vào bình định mức 100 ml. Thêm khoảng 30
ml nước cất, lắc kỹ, sau đó đem siêu âm 5 phút. Điền nước cất đến vạch, lắc đều. Dung
dịch trong bình 1 có nồng độ dexa khoảng 110 mcg/ml.
2.4.2. Pha dung dịch để khảo sát tính tương thích hệ thống, tính đặc hiệu,
khoảng tuyến tính.
- Bình mẫu thử thêm đối chiếu: Hút chính xác 1 ml dung dịch thuốc nhỏ mắt cho vào
bình định mức 50 ml, thêm 5 ml dung dịch đối chiếu, hòa tan với khoảng 40 ml nước
cất, điền nước cất tới vạch. Lắc đều.

47
- Lấy dung dịch từ bình đối chiếu gốc cho vào 5 bình định mức 50 ml theo các thể tích
ghi trên bảng dưới đây để pha một giai mẫu có nồng độ dexa thay đổi :
Bảng 6.2: Pha dung dịch (khảo sát tính tương thích hệ thống, tính đặc hiệu, khoảng
tuyến tính)
Bình định mức số …
1 2 3 4 5
Dung dịch đối chiếu từ bình 1 (ml)
5 7,5 10 12,5 15
(sử dụng buret)
Nước cất vừa đủ (ml) 50
Nồng độ dexa khoảng (mcg/ml) 11 16,5 22 27,5 33
Đem đo độ hấp thu ở bước sóng 241nm.

Bình 3 có nồng độ dexa khoảng 22 mcg/ml cũng được sử dụng để khảo sát tính tương
thích hệ thống, tính đặc hiệu.
2.4.3. Pha dung dịch để khảo sát độ lặp lại
- Cho dung dịch thuốc trong 5 chai vào cốc có mỏ 50 ml, khuấy đều. Hút chính xác 1
ml cho vào bình định mức 50 ml, hòa tan với khoảng 40 ml nước cất, điền nước cất tới
vạch. Lắc đều.
- Thực hiện việc pha chế như trên với 6 bình định mức 50 ml được đánh số từ 6A - 6F.
Bảng 6.3: Pha dung dịch khảo sát độ lặp lại (thực hiện trên mẫu thử)
Bình định mức 50ml số …

6A 6B 6C 6D 6E 6F
Dung dịch thuốc nhỏ mắt (ml)
1 1 1 1 1 1
(Sử dụng pipet chính xác)
Nước cất vừa đủ (ml) 50
Nồng độ dexa khoảng
22 22 22 22 22 22
(mcg/ml)
Đem đo độ hấp thu ở bước sóng 241 nm
2.4.4. Pha dung dịch để khảo sát độ đúng
- Áp dụng phương pháp thêm chất đối chiếu vào mẫu placebo tương ứng với 3 mức
nồng độ 75%, 100%, 125% so với nồng độ của mẫu thử (bình 6), mỗi mức nồng độ
tiến hành 3 mẫu.

48
Bảng 6.4: Pha dung dịch khảo sát độ đúng (thêm chất đối chiếu vào placebo)

Bình định mức 50 ml số …


7A, 7B, 7C 8A, 8B, 8C 9A, 9B, 9C
% dexa đối chiếu cho vào so với
75% 100% 125%
nồng độ dexa trong dung dịch thử
Dung dịch placebo (ml) 1 1 1
Dung dịch dexa đối chiếu từ bình 1 7,5 10 12,5
(ml) (sử dụng buret)
Nước cất vừa đủ (ml) 50
Đo độ hấp thu ở bước sóng 241nm

2.5. TIẾN HÀNH THẨM ĐỊNH


2.5.1. Xác định tính tương thích hệ thống
Đo độ hấp thu của dexa trong dung dịch đối chiếu đã pha chế (bình 3) tại bước sóng
hấp thu cực đại 241 nm, đo 6 lần. Tính RSD của các kết quả độ hấp thu từ 6 lần đo.
- Yêu cầu: RSD của độ hấp thu phải ≤ 2%.
2.5.2. Xác định tính đặc hiệu
Quét phổ UV -Vis của dung dịch đối chiếu (bình 3), dung dịch thử (một trong các bình
6), dung dịch thử thêm đối chiếu, mẫu placebo và dung môi.
Yêu cầu: Quy trình có tính đặc hiệu khi:
- Phổ UV của dexa trong dung dịch đối chiếu và dung dịch thử giống nhau về dạng và
bước sóng hấp thu cực đại. (so sánh kết quả quét phổ UV-Vis của bình 3 và một trong
các bình 6).
- Phổ UV của dung dịch mẫu trắng (dung môi) và của mẫu placebo không xuất hiện đỉnh
hấp thu có độ dài sóng tương đương với dung dịch đối chiếu. (so sánh kết quả quét phổ
UV-Vis của bình 3 với phổ UV-Vis của dung môi và placebo).
- Phổ UV của dexa trong dung dịch thử phải có độ hấp thu tăng lên khi thêm chất đối
chiếu dexa. (so sánh kết quả quét phổ UV-Vis của bình 6 với bình thử thêm đối chiếu).
2.5.3. Khảo sát độ lặp lại
Đo độ hấp thu của dexa trong dung dịch thử đã pha chế (bình 6A-6F). Tính hàm
lượng trung bình x của dexa có trong 100 ml thuốc nhỏ mắt theo công thức ở phần
định lượng. Tính RSD % của các kết quả hàm lượng dexa từ 6 lần định lượng.
- Yêu cầu: RSD ≤ 2%.
49
Bảng 6.5: Kết quả khảo sát độ chính xác - định lượng dexa bằng phương pháp UV-Vis
Hàm lượng dexa (mg) có
Số lần xác định Số liệu thống kê
trong 100 ml thuốc nhỏ mắt
1
2
3 n =6
4 x =
5 RSD% =
6

2.5.4. Xác định khoảng tuyến tính


Đo độ hấp thu của dexa trong dung dịch đối chiếu ở các bình định mức từ 1 đến 5.
Ghi lại độ hấp thu. Dùng phần mềm Excel để vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến
tính giữa hàm lượng và độ hấp thu. Mối tương quan tuyến tính được thiết lập bằng
cách xác định phương trình hồi quy Y= aX + b. Sử dụng trắc nghiệm F và t để kiểm
tra tính tương thích của phương trình hồi quy và ý nghĩa của các hệ số trong phương
trình. Tính R2.
- Yêu cầu: R2  0,999.
Bảng 6.6: Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính Đồ thị biểu diễn sự tương quan tuyến tính
giữa nồng độ dexa (mcg/ml) và độ hấp thu
X (mcg/ml) Độ hấp thu (Y)
Khoảng tuyến tính

2.5.5. Khảo sát độ đúng


Đo độ hấp thu của các dung dịch từ các bình 7A, 7B, 7C; 8A, 8B, 8C; 9A, 9B, 9C.
Khảo sát độ đúng ở nồng độ 75% : xác định độ hấp thu của dexa trong các bình 7A,
7B, 7C. Tính nồng độ dexa tìm thấy trong từng bình. Tính tỷ lệ phục hồi (%).
Khảo sát độ đúng ở nồng độ 100% : xác định độ hấp thu của dexa trong các bình 8A,
8B, 8C. Tính nồng độ dexa tìm thấy trong từng bình. Tính tỷ lệ phục hồi (%).
50
Khảo sát độ đúng ở nồng độ 125% : xác định độ hấp thu của dexa trong các bình 9A,
9B, 9C. Tính nồng độ dexa tìm thấy trong từng bình. Tính tỷ lệ phục hồi (%)
Yêu cầu: tỷ lệ phục hồi của từng nồng độ phải từ 98 - 102%.
Bảng 6.7: Kết quả khảo sát độ đúng
Phần trăm dexa Nồng độ dexa thêm Nồng độ dexa tìm Tỷ lệ phục hồi
thêm vào vào (mcg/ml) thấy (mcg/ml) (%)
……… ……… ………

75% ……… ……… ………

……… ……… ………

Trung bình
RSD%
……… ……… ………

100% ……… ……… ………

……… ……… ………

Trung bình
RSD%
……… ……… ………

125% ……… ……… ………

……… ……… ………

Trung bình
RSD%

BÁO CÁO KẾT QUẢ


Báo cáo và đánh giá kết quả thẩm định quy trình định lượng dexamethason natri
phosphat có trong thuốc nhỏ mắt Neodex.

51
PHỤ LỤC:
KHẢO SÁT CHỈ TIÊU TÍNH TƯƠNG THÍCH CỦA HỆ THỐNG
KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ (LỎNG, KHÍ)
Mục đích: tiến hành kiểm tra tính phù hợp hệ thống để kiểm tra tính chính xác của
trang thiết bị
Tiến hành: lần lượt bơm 6 lần dung dịch đối chiếu (bình 5) vào máy Sắc ký lỏng hiệu
năng cao (hoặc máy Sắc ký khí). Ghi nhận các thông số như sau:
- tR: thời gian lưu (phút)
- S : diện tích pic
- N: số đĩa lý thuyết biểu kiến của cột sắc ký qui về chiều dài 1 m (hiệu lực cột,
hiệu năng cột) . N cột HPLC thông thường 2000.
- k’: hệ số dung lượng (Thừa số dung lượng, thừa số lưu giữ)
- As: hệ số đối xứng
Bảng 6.8: Kết quả khảo sát tính phù hợp của hệ thống sắc ký
Lần bơm tR S N k’ As
1
2
3
4
5
6
Trung
bình
SD
RSD
Yêu cầu RSD%  2 RSD%  2  1,0 0,8 ≤ As ≤ 1,5

52
Bài 7
KIỂM NGHIỆM THUỐC KEM ACICLOVIR
Mục tiêu
- Trình bày được những yêu cầu kỹ thuật chung để KIỂM NGHIỆM THUỐC MỀM
DÙNG TRÊN DA VÀ NIÊM MẠC (Phụ lục 1.12 trang PL-18)
- Xây dựng và trình bày được văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm nghiệm dạng THUỐC
MỀM DÙNG TRÊN DA VÀ NIÊM MẠC
- Xử lý dược phẩm dạng kem để định lượng bằng phương pháp quang phổ UV- Vis.
- Đánh giá kết quả thực nghiệm các chỉ tiêu trong kiểm nghiệm thuốc kem aciclovir.
Nội dung
Thuốc kem bôi da aciclovir.
Thuốc kem aciclovir được kiểm nghiệm theo DĐVN V trang 16.
1. YÊU CẦU KIỂM NGHIỆM
1.1. TÍNH CHẤT
Kem thuốc có màu trắng hoặc trắng hơi ngả vàng.
1.2. ĐỘ ĐỒNG ĐỀU KHỐI LƯỢNG
5 g ± 15% so với khối lượng ghi trên nhãn của các lọ kem.
1.3. ĐỘ ĐỒNG NHẤT
Kem phải có một cấu trúc đồng đều, không vón cục, không có cấu tử lạ.
1.4. HỆ PHÂN TÁN
Kem thuộc hệ phân tán dầu / nước.
1.5. ĐỊNH TÍNH
Phải có phản ứng đặc trưng của aciclovir.
1.6. GUANIN*
Trên sắc ký đồ của dung dịch (1), bất kỳ vết phụ nào tương ứng với vết guanin phải
không được có màu đậm màu hơn màu của vết trên sắc ký đồ thu được của dung dịch
(4) (1,0 %).
1.7. ĐỊNH LƯỢNG
Hàm lượng aciclovir, C8H11N5O3, từ 95,0 % đến 105,0 % so với lượng ghi trên nhãn.

53
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1. HÌNH THỨC
Bằng cảm quan, chế phẩm phải đạt yêu cầu trên.
2.2. ĐỘ ĐỒNG ĐỀU KHỐI LƯỢNG
(Phụ lục 11.3 - phương pháp 4 - trang PL.249)
Tiến hành: Cân khối lượng một tuýp. Mở tuýp, lấy hết thuốc ra, cắt mở đồ chứa nếu
cần để dễ dàng dùng bông lau sạch thuốc bám ở mặt trong, cân khối lượng của đồ chứa.
Hiệu số giữa hai lần cân là khối lượng của thuốc.
Tiến hành tương tự với 4 tuýp khác lấy ngẫu nhiên. Tất cả các tuýp phải có khối lượng
nằm trong giới hạn chênh lệch so với khối lượng ghi trên nhãn quy định trong Bảng 7.1.
Cách đánh giá: Nếu có một tuýp có khối lượng nằm ngoài giới hạn đó, tiến hành thử
lại với 5 tuýp khác lấy ngẫu nhiên. Không được có quá một tuýp trong tổng số 10 tuýp
đem thử có khối lượng nằm ngoài giới hạn qui định.
Bảng 7.1. Bảng quy định độ đồng đều về khối lượng cho chế phẩm đa liều.
(Phương pháp 4 - Phụ lục 11.3 trang PL-249 DĐVN V)
Dạng bào chế Khối lượng ghi trên nhãn (KLN) % chênh lệch so với KLN
Thuốc kem, mỡ, Nhỏ hơn hoặc bằng 10,0 g 15
bột nhão, gel, Lớn hơn 10,0 g và bằng 20,0 g 10
cao xoa. Lớn hơn 20,0 g và bằng 50,0 g 8
Lớn hơn 50,0 g 5

2.3. ĐỘ ĐỒNG NHẤT


(Phụ lục 1.12 - trang PL.18)
- Lấy 4 tuýp, mỗi tuýp khoảng 0,02 - 0,03 g, trải đều chế phẩm trên 4 phiến kính.
- Đậy mỗi phiến kính bằng một phiến kính thứ 2 và ép mạnh cho tới khi tạo thành một
vết có đường kính khoảng 2 cm.
- Quan sát vết thu được bằng mắt thường (cách mắt khoảng 30 cm), ở 3 trong 4 tiêu bản
không được nhận thấy các tiểu phân.
- Nếu có các tiểu phân nhìn thấy ở trong phần lớn số các vết thì phải làm lại với 8 tuýp
khác. Trong số các tiêu bản này, các tiểu phân cho phép nhận thấy, không được vượt
quá 2 tiêu bản.

54
2.4. HỆ PHÂN TÁN KEM DẦU / NƯỚC
(Phụ lục 1.12 - trang PL.18)
Dùng kính hiển vi. Nhỏ một giọt dung dịch soudan III 0,1% trong dầu lên phiến kính
(lame), nhỏ tiếp một giọt kem lên trên dung dịch soudan III, dùng đũa thủy tinh khuấy
đều nhẹ. Đậy lamen lên, quan sát qua vật kính × 40, thấy những tiểu phân nhỏ màu hồng
phân tán đều trong thị trường màu xám của kem. Kem có hệ phân tán kiểu dầu/nước.
2.5. ĐỊNH TÍNH
A. Trong phần định lượng, phổ hấp thụ ánh sáng của dung dịch thử trong khoảng từ 230
nm đến 350 nm, có cực đại hấp thụ ở 255 nm và có một vài ở khoảng 274 nm
B. Trong phần Guanin, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch (2) phải phù hợp về vị trí
và màu sắc với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch (3).
2.6. GUANIN
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4 - trang PL.149).
2.7. ĐỊNH LƯỢNG
Lắc một lượng kem đã được trộn đều có chứa 7,5 mg aciclovir (mcân) với 50 ml dung
dịch acid sulfuric 0,5 M (TT). Lắc mạnh với 50 ml ethylacetat (TT), để lắng cho tách
lớp và lấy lớp dung dịch nước bên dưới. Rửa lớp dung môi hữu cơ với 20 ml dung dịch
acid sulfuric 0,5 M (TT), gộp dịch rửa và lớp nước bên dưới, pha loãng thành 100 ml
với dung dịch acid sulfuric 0,5 M (TT). Lắc đều và lọc (giấy lọc Whatman GF/F), bỏ 10
ml dịch lọc đầu, lấy chính xác 10 ml dịch lọc vào bình định mức 50 ml, thêm nước vừa
đủ đến vạch. Đo độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch thu được ở bước sóng hấp thụ cực
đại 255 nm (Phụ lục 4.1), cốc đo dày 1 cm, dùng hỗn hợp dung dịch acid sulfuric 0,5 M
(TT) và nước (1:4) làm mẫu trắng. Tính hàm lượng aciclovir, C8H11N5O3 theo A (1 %,
1 cm), lấy 562 là giá trị A (1%, 1 cm) ở cực đại 255 nm.
Hàm lượng acyclovir tính bằng mg, chứa trong một đơn vị được tính theo công thức:
At mtb × 5000
X (mg) = ×
562 mcân
Trong đó:
562: Giá trị A(1%, 1 cm) ở cực đại 255 nm.
At : Độ hấp thu của dung dịch thử;
mtb: Khối lượng trung bình của 1 đơn vị đóng gói (g).
mcân: Khối lượng cân thực tế của kem để định lượng (g).

55
3. BÁO CÁO KẾT QUẢ
Trình bày kết quả theo Phiếu kiểm nghiệm.
4. CÂU HỎI
1. Trình bày các chỉ tiêu cần thực hiện để kiểm nghiệm thuốc mềm dùng trên da và niêm
mạc: dạng thuốc mỡ, bột nhão, kem, gel (theo phụ lục 1.12 - DĐVN V trang PL-18).
2. Trình bày cách xác định loại nhũ tương của kem acyclovir? Kem aciclovir thuộc loại
hệ phân tán nào (D/N hay N/D)? Giải thích?
3. Giải thích công thức tính hàm lượng aciclovir có trong 5 g kem?
4. Mô tả và so sánh phương pháp thử chỉ tiêu độ đồng đều khối lượng đối với chế phẩm
đa liều và chế phẩm đơn liều?
5. Trình bày cách xử lý dược phẩm dạng kem dầu trong nước để định lượng bằng phương
pháp quang phổ UV- Vis?
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam V (2018):
- Kem acyclovir (Trang 14).
- Thuốc mềm dùng trên da và niêm mạc (Phụ lục 1.12 trang PL-18).
- Phép thử độ đồng đều khối lượng (Phụ lục 11.3 trang PL-249).

Hình 7.1. Aciclovir

56
Bài 8
KIỂM NGHIỆM THUỐC NANG INDOMETHACIN 25 MG
Mục tiêu:
- Trình bày được những yêu cầu kỹ thuật chung để KIỂM NGHIỆM THUỐC NANG
(Phụ lục 1.13, trang PL-19)
- Xây dựng và trình bày được văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm nghiệm dạng THUỐC
NANG
- Sử dụng A (1%, 1 cm) để xác định hàm lượng của indomethacin trong kiểm nghiệm
thuốc nang.
- Đánh giá kết quả thực nghiệm các chỉ tiêu trong kiểm nghiệm viên nang indomethacin.
Nội dung
Thuốc nang Indomethacin 25 mg được kiểm nghiệm theo DĐVN V.
1. YÊU CẦU KIỂM NGHIỆM
1.1. TÍNH CHẤT
Nang cứng, một đầu xanh, một đầu trắng, bên trong chứa bột thuốc màu trắng đến vàng,
không mùi.
1.2. ĐỘ ĐỒNG ĐỀU KHỐI LƯỢNG
± 10% so với khối lượng trung bình của bột thuốc chứa trong 1 nang.
1.3. ĐỊNH TÍNH
A. Phổ hấp thụ tử ngoại của dung dịch thử trong khoảng từ 300 nm đến 350 nm phải có
một cực đại hấp thụ ở bước sóng khoảng 320 nm.
B. Phải cho phản ứng đặc trưng của indomethacin.
C. Sắc ký đồ thu được của dung dịch thử phải có vết tương ứng về vị trí và màu sắc với
vết trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu indomethacin.
1.4. ĐỘ HÒA TAN
Không ít hơn 70% (Q) hàm lượng indomethacin C19H16ClNO4 so với lượng ghi trên
nhãn được hòa tan trong 45 phút.
1.5. XÁC ĐỊNH TẠP CHẤT LIÊN QUAN
Phương pháp sắc ký lớp mỏng
Bất cứ vết phụ nào trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1) không được đậm hơn vết trên
sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu indomethacin (1).

57
1.6. ĐỊNH LƯỢNG
Chế phẩm phải chứa từ 90,0% đến 110,0% indomethacin C19H16ClNO4 so với hàm
lượng ghi trên nhãn.
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1. TÍNH CHẤT
Nhận xét bằng cảm quan, chế phẩm phải đạt các yêu cầu đã nêu.
2.2. ĐỘ ĐỒNG ĐỀU KHỐI LƯỢNG
(Phụ lục 11.3 - phương pháp 2 - trang PL.249)
Tiến hành: thực hiện với 20 nang. Cân riêng từng nang (cả vỏ và thuốc). Sau đó, lấy hết
hoạt chất ra, có thể dùng bông gòn để lau cho thật sạch đối với nang cứng. Cân vỏ nang
rỗng - Khối lượng của từng nang là hiệu của hai lần cân. Xác định khối lượng trung bình
của nang. Mẫu thử đạt yêu cầu khi không được có quá 2 nang có khối lượng nằm ngoài
giới hạn chênh lệch so với khối lượng trung bình và không có nang nào vượt gấp đôi
giới hạn đó.
Bảng 8.1. Bảng quy định độ đồng đều khối lượng cho chế phẩm đơn liều
Dạng bào chế Khối lượng trung bình % chênh lệch so với
(KLTB) KLTB
Thuốc nang, thuốc bột (đơn liều), Nhỏ hơn 300 mg 10
thuốc cốm (không bao, đơn liều) Bằng hoặc lớn hơn 300 mg 7,5

2.3. ĐỊNH TÍNH


A. Trong phần Định lượng, phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thử trong
khoảng từ 300 nm đến 350 nm chỉ có một cực đại hấp thụ ở bước sóng khoảng 320 nm.
B. Lắc kỹ một lượng bột thuốc trong nang tương ứng với 25 mg indomethacin trong 2
ml nước, thêm 2 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT). Xuất hiện màu vàng tươi, phai
màu nhanh.
C. Trong phần Tạp chất liên quan, sắc ký đồ thu được của dung dịch thử (2) phải có vết
tương ứng về vị trí, màu sắc với vết trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (2).
2.4. ĐỘ HÒA TAN
(Phụ lục 11.4, trang PL.250)
2.5. XÁC ĐỊNH TẠP CHẤT LIÊN QUAN
Phương pháp sắc ký lớp mỏng. (Phụ lục 5.4 trang PL.149)
58
Bản mỏng: Silica gel F254.
Dung môi khai triển: Ether – acid acetic băng (100 : 3).
- Dung dịch thử (1): Cân một lượng bột thuốc trong nang tương ứng với 0,1 g
indomethacin, thêm 10 ml methanol (TT) lắc kỹ trong 5 phút, lọc.
- Dung dịch thử (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml với methanol.
- Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (2) thành 20 ml với methanol.
- Dung dịch đối chiếu (2): Dung dịch indomethacin chuẩn 0, 1 % trong methanol (TT).
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 μl mỗi dung dịch trên.
Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 8 cm. Lấy bản mỏng ra và để khô
ngoài không khí.
Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Bất cứ vết phụ nào trên sắc ký đồ
dung dịch thử (1) không được đậm hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).
2.6. ĐỊNH LƯỢNG
Cân 20 nang, tính khối lượng trung bình (mtb) của bột thuốc trong nang, trộn đều và
nghiền thành bột mịn. Cân một lượng bột thuốc tương ứng với khoảng 50 mg
indomethacin (mcân), thêm 10 ml nước và để yên trong 10 phút, thỉnh thoảng lắc. Thêm
75 ml methanol (TT), lắc kỹ và pha loãng thành 100,0 ml với methanol (TT). Lọc, bỏ
20 ml dịch lọc đầu. Pha loãng 5,0 ml dịch này thành 100,0 ml với hỗn hợp đồng thể tích
methanol (TT) và đệm phosphat chuẩn pH 7,2 (TT). Đo độ hấp thu (Phụ lục 4.1) của
dung dịch thu được ở bước sóng hấp thụ cực đại 320 nm, dùng mẫu trắng là hỗn hợp
đồng thể tích methanol (TT) và đệm phosphat chuẩn pH 7,2 (TT).
Tính hàm lượng indomethacin, C19H16ClNO4, theo A (1 %, 1 cm).
At mtb
Cx (mg) = × 20 × 103 ×
193 mcân

Trong đó:
193 : giá trị A (1 %, 1 cm) ở cực đại 320 nm.
At: Độ hấp thu của dung dịch thử;
mtb: Khối lượng trung bình của 1 viên nang (g).
mcân: Khối lượng cân thực tế của thuốc để định lượng (g).

3. BÁO CÁO KẾT QUẢ


Trình bày kết quả theo phiếu kiểm nghiệm

59
4. CÂU HỎI
1. Trình bày các chỉ tiêu để kiểm nghiệm thuốc nang? (phụ lục 1.13)
2. Trình bày một vài phương pháp định tính indomethacin? So sánh độ tin cậy của các
phương pháp.
3. Trình bày một vài phương pháp định lượng indomethacin?
4. Giải thích ý nghĩa A (1 %, 1 cm) trong công thức tính hàm lượng indomethacin?
5. Thiết lập công thức tính kết quả định lượng indomethacin trong bài thực tập?
6. Vai trò của đệm phosphate chuẩn pH 7.2 khi định lượng indomethacin?
7. Khi trình bày kết quả thực hiện độ hòa tan cần chú ý các yếu tố nào? (Ví dụ: Không
ít hơn 70% (Q) hàm lượng indomethacin C19H16ClNO4 so với lượng ghi trên nhãn được
hòa tan trong 45 phút)
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y tế; Dược điển Việt Nam V (2017):
- Chuyên luận nang Indomethacin; trang 512, 513.
- Thuốc viên nang (trang PL-19)
- Phép thử độ đồng đều khối lượng (Phụ lục 11.3 trang PL-249).

Indomethacin Tạp A: Tạp B:


(5-methoxy-2-methyl-3- (Acid 4–chloro benzoic)
indol acid acetic)
Hình 8.1. Indomethacin và các tạp chất liên quan.

60

You might also like