You are on page 1of 43

Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

BÀI MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU VỀ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG


1. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
Có 3 nhóm phương pháp lớn: phương pháp hóa học, phương pháp hóa lý và phương
pháp vật lý. Trong tài liệu này chỉ giới thiệu về phương pháp hóa học là phương pháp phân
tích dựa vào nồng độ và lượng chất định phân của thuốc thử để xác định nồng độ hoặc lượng
chất của chất định phân (theo phương trình phản ứng của chất định phân và thuốc thử). Dựa
vào phản ứng hoá học người ta chia làm 2 loại:

1.1. Phân tích khối lượng


Là phương pháp cổ điển, nhưng lại là phương pháp tiêu chuẩn để đánh giá kiểm tra
các phương pháp định lượng khác. Phương pháp này dựa vào khối lượng chất sản phẩm có
chính xác công thức hoá học để xác định thành phần các chất cần tìm.

1.2. Phân tích thể tích


Phương pháp này dựa vào nồng độ và thể tích thuốc thử để xác định nồng độ chất định
phân. Tuy phương pháp này kém chính xác nhưng đơn giản và cho kết quả nhanh nên được
ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Dựa vào bản chất phản ứng người ta chia thành 4 loại:
- Phương pháp trung hoà;
- Phương pháp oxi hoá khử;
- Phương pháp kết tủa;
- Phương pháp complexon.

2. DỤNG CỤ VÀ KỸ THUẬT THỰC HÀNH PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG


2.1. Cân phân tích
Tuỳ theo yêu cầu về khả năng cân tối đa, về độ chính xác phải đạt được và thời gian
cần thiết khi cân mà người ta sử dụng các loại cân khác nhau:
- Cân thô: cho phép cân chính xác đến hàng gam.
- Cân chính xác (cân kỹ thuật): có thể đạt đến độ chính xác từ 1 – 10mg
- Cân phân tích:
+ Cân phân tích thường: cho phép cân tối đa đến 200g, độ nhạy  0,1 – 0,2g.
+ Cân bán vi có thể cân đến 50 – 100g, độ nhạy  0,001g.
+ Cân siêu vi: có thể đạt đến độ nhạy 10-6 – 10-9g.

12
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

Trong phòng thí nghiệm phân tích bắt buột phải có cân phân tích, đặc biệt là cân phân
tích thường.
* Các phương pháp cân
1. Muốn cân một lượng chất nào đó trước hết phải cân chính xác dụng cụ đựng chất đó,
ghi khối lượng. Sau đó cân dụng cụ có chứa chất đó, hiệu 2 lần cân là khối lượng của chất cần
cân.
2. Để chất định phân vào bình cân, cân chính xác cả chất cần và bình, sau đó lấy bớt
lượng chất cần dùng và cân lại bình chứa chất cần đo, hiệu của 2 lần cân chính là lượng chất
cần cân.

H 1.1. Cân phân tích

2.2. Các dụng cụ đo thể tích


2.2.1. Bình định mức
Là bình quả lê, cổ hẹp, thường có nút nhám. Trên cổ thường có 1 vạch hoặc 1 vài vạch
cho biết ở nhiệt độ xác định nếu đổ chất lỏng vào bình cho đến vạch thì thể tích chất lỏng có
trong bình tương ứng với thể tích đã ghi trên bình. Người ta thường sản xuất các loại bình 2lít,
1lít, 500ml, 250ml, 100ml, 50ml, 25ml, 10ml.
Bình định mức thường được dùng để pha chế các dung dịch có nồng độ chính xác.
Người ta cho chất tan vào bình sau đó thêm dung môi vào hoà tan (lắc đều) và sau đó cho
dung môi đến vạch. Khi cho dung môi gần đến vạch thì quan sát mức chất lỏng bằng cách để
mắt nằm ngang với vạch và thêm dung môi sao cho mặt khum của chất lỏng tiếp xúc với mặt
phẳng ngang của vạch. Sau đó đậy nút và lắc đều (bằng cách giữ nắp và để ngược cổ bình
xuống dưới, đáy bình lên trên vài lần) để chất lỏng trong bình được trộn đều.

H 1.2. Bình định mức

13
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

2.2.2. Pipét
Là dụng cụ để di chuyển chất lỏng từ bình này sang bình khác. Trước khi lấy chất lỏng
cần chú ý rửa sạch pipét bằng nước cất và tráng lại bằng dung dịch cần lấy. Có các loại pipét:
pipét thường (pipét bầu) và pipét chia độ. Người ta thường sản xuất các loại pipét thường có
thể tích: 5ml, 10ml, 25ml, 50ml, 100ml, và pipét chia độ có thể tích: 10ml, 5ml, 2ml, 1ml.

H 1.3. Pipet chia độ

H 1.4. Pipet thường (pipet bầu)

2.2.3. Buret
Là một ống hình trụ, phía dưới có vòi khoá (hoặc nối với ống thuỷ tinh đầu vút nhọn
qua một ống cao su có cặp điều chỉnh hoặc có quả cầu bằng thuỷ tinh trong ống cao su) để
điều chỉnh tốc độ chảy của chất lỏng. Buret chủ yếu được dùng trong chuẩn độ khi lấy từ từ
thể tích chất lỏng. Thường có các loại buret 10ml, 25ml, 50ml, chia độ đến 0,01ml, đối với
mục đích phân tích vi lượng còn có các microburet 1ml, 2ml.

H 1.5. Buret

14
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

3. CÁCH TÍNH KẾT QUẢ


a. Tính toán kết quả dựa trên định luật đương lượng
N1V1 = N2V2
Trong đó: N1 là nồng độ đương lượng của dung dịch chuẩn
V1 là thể tích của dung dịch chuẩn đã tiêu hao
N2 là nồng độ đương lượng chất định phân
V2 là thể tích chất định phân đã dùng
N 1V1
Từ phương trình dễ dàng suy ra được N 2  (đl/lít)
V2

b. Tính toán kết quả dựa trên hệ số tỉ lệ


C1V1 C2 V2 n2C1V1
 => C2  (mol/lít)
n1 n2 n1V2
Trong đó: n1, n2 là các hệ số tỉ lệ của các chất chuẩn và chất định phân dựa theo phương
trình phản ứng
C1 là nồng độ của dung dịch chuẩn
C2 là nồng độ của dung dịch chất định phân
V1 là thể tích của dung dịch chuẩn đã tiêu hao
V2 là thể tích dung dịch định phân đã dùng
Ví dụ: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
NaOH là chất chuẩn có V1 và C1 và H2SO4 là chất định phân có V2 và C2
n1 = 2 và n2 = 1
n2C1V1 1.CNaOHVNaOH
Ta có: C2  => CH 2 SO4 
n1V2 2VH 2 SO4

4. CÁC THUẬT NGỮ TRONG PHÂN TÍCH THỂ TÍCH


4.1. Phân tích thể tích và sự chuẩn độ
Phân tích thể tích là phương pháp xác định nồng độ chất chưa biết A (chất định phân)
bằng dung dịch thuốc thử đã biết chính xác nồng độ B (chất chuẩn) được thêm từ buret vào
chất định phân. Sự thêm từ từ dung dịch chuẩn từ buret vào dung dịch chất định phân gọi là
sự chuẩn độ. Khi xác định được thể tích dung dịch chất định phân A, thể tích dung dịch chất
chuẩn B và nồng độ chất chuẩn B ta có thể suy ra được nồng độ chất định phân A.

15
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

Thời điểm lượng chất chuẩn B tác dụng vừa đủ với chất định phân A gọi là điểm tương
đương. Thời điểm kết thúc chuẩn độ gọi là điểm cuối. Thông thường điểm cuối không trùng với
điểm tương đương do đó gây ra sai số chuẩn độ. Để nhận biết điểm tương đương người ta
thường dùng những chất gây ra những hiện tượng mà mắt thường có thể quan sát được như sự
đổi màu, sự xuất hiện kết tủa làm đục dung dịch. Những chất đó gọi là chất chỉ thị.

4.2. Chất chuẩn gốc


Có những dung dịch chuẩn bền với thời gian thường được pha từ các chất chuẩn gốc
(chất gốc), tức là được pha và sử dụng trực tiếp, khi dùng không cần phải xác định lại nồng
độ. Tuy nhiên cũng có những dung dịch chuẩn chỉ bền trong khoảng thời gian nào đó, thường
là khoảng một tháng, một tuần thậm chí chỉ một ngày thì không được pha từ chất gốc và khi
sử dụng phải xác định lại nồng độ.
Để pha dung dịch chuẩn, chất gốc cần phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Bền với thời gian, tức là không bị phân hủy, không bị chảy rửa và không tác dụng
với chất nào trong môi trường bảo quản.
- Có thành phần hoá học ứng đúng với công thức ghi trên nhãn, tức là không hút ẩm,
hoặc không bị mất nước.
Đối với các axít HCl, H2SO4, HNO3 không phải là những chất chuẩn gốc vì các axít
này dễ bay hơi và có tính hút ẩm mạnh;
Có hai cách chuẩn bị dung dịch chuẩn:
- Dùng ống đựng dung dịch chuẩn gọi là “Fixanal”. Trên mỗi ống Fixanal nhà sản xuất
đã ghi rõ dung tích cần pha để thu được nồng độ nhất định.
- Lấy các axít mạnh loại tinh khiết phân tích hoặc tinh khiết hoá học, pha loãng bằng
nước cất hai lần (là nước được cất hai lần với độ tinh khiết rất cao) tới nồng độ mong muốn,
sau đó dùng các chất gốc là các bazơ có nồng độ chính xác để xác định lại. Trong trường hợp
này, nồng độ dung dịch chuẩn có thể là một số lẻ, tuy nhiên điều đó không hề ảnh hưởng tới
độ chính xác của phép phân tích.

4.3. Ống Fixanal


Là ống đựng lượng chất chuẩn đủ để pha 1 thể tích dung dịch có nồng độ chính xác.
Ống Fixanal là ống thủy tinh hoặc nhựa, có lỗ mỏng ở đầu và bên. Trên mỗi ống Fixanal nhà
sản xuất đã ghi rõ dung tích cần pha (thường là 1 lít) để thu được nồng độ nhất định.

16
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

Ví dụ: trên ống Fixanal có ghi NaOH 0,1N pha 1 lít nghĩa là lượng chất trong ống
Fixanal đủ để pha 1 lít dung dịch NaOH có nồng độ chính xác 0,1N.
Cách sử dụng: khi pha dung dịch thì đục bể lỗ ở trên (nếu là ống nhựa thì cắt 1 đầu
trước), cho chất vào bình tam giác (dùng phễu) rồi đục lỗ ở bên (nếu là ống nhựa thì cắt đầu
còn lại), tia nước cất cho sạch lượng chất trong ống Fixanal thu được 1 lượng dung dịch có
nồng độ xác định.

17
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

BÀI 1: HẤP PHỤ ĐẲNG NHIỆT


VÀ PHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM FRENLICH

1. LÝ THUYẾT
1.1. Định nghĩa
Quá trình hấp phụ là quá trình tập hợp các chất hòa tan trong dung dịch lên bề mặt
chung của chất lỏng và khí, hai chất lỏng hoặc giữa chất lỏng và chất rắn thích hợp. Trong
giáo trình này chúng ta chỉ đề cập đến quá trình hấp phụ xảy ra trên bề mặt chung của chất
lỏng và chất rắn.

1.2. Ứng dụng


Phương trình thực nghiệm Frenlich trong hấp phụ đẳng nhiệt miêu tả quá trình hấp
phụ phụ thuộc vào thời gian và các yếu tố dộng học của quá trình hấp phụ. Từ đó dễ dàng xác
định chế độ hấp phụ thích hợp.
Qua kiến thức bài thí ngiệm sinh viên xác định được phương trình thực nghiệm
Frenlich trong hấp phụ đẳng nhiệt thông qua quá trình hấp phụ cụ thể: than hoạt tính hấp phụ
axit acetic.

1.3. Nguyên tắc


Sự hấp phụ chất không điện ly hay chất điện ly yếu trên ranh giới phân chia pha rắn
lỏng phụ thuộc vào loại đặc tính hấp phụ phân tử và tuân theo phương trình Gibbs. Nếu chất
tan bị hấp phụ một lượng lớn hơn dung môi thì sự hấp phụ đó gọi là hấp phụ dương, còn
ngược lại là hấp phụ âm. Sự hấp phụ của các chất hữu cơ cùng một dãy đồng đẳng tuân theo
quy tắc Traube: Sự hấp phụ giảm với sự tăng chiều dài mạch bởi vì với sự tăng kích thước
phân tử tiết diện sử dụng của chất hấp phụ để hấp phụ bị giảm, các phân tử lớn không thể rơi
vào lỗ hẹp của chất hấp phụ.
Sự hấp phụ trên ranh giới rắn - lỏng tuân theo quy tắc thăng bằng độ phân cực của
Rebindis: Các chất bị hấp phụ trên ranh giới phân chia pha chỉ xảy ra trong trường hợp nếu do
sự có mặt của nó ở lớp bề mặt làm cho hiệu số độ phân cực của pha bị giảm.
Để đo sự hấp phụ, người ta cho một lượng cân chính xác chất hấp phụ vào các thể tích
như nhau của dung dịch chất bị hấp phụ. Lượng chất bị hấp phụ được tính như là hiệu số nồng
độ đầu và nồng độ cân bằng trong các thể tích như nhau của dung dịch. Trong các dung dịch

18
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

loãng, thông thường người ta không tính sự hấp phụ của dung môi. Theo các dữ kiện thực
nghiệm xây dựng đồ thị sự phụ thuộc khối lượng chất bị hấp phụ vào nồng độ cân bằng của
nó trong dung dịch.
Sự hấp phụ trên vật hấp phụ xốp từ dung dịch loãng được mô tả bằng phương trình
thực nghiệm Frenlich:
x
Δlg
tg  n  m
ΔlgC

x/m = k.Cn
Trong đó: x là số mol chất bị hấp phụ (mol/l)
m là khối lượng chất hấp phụ (g)
C là nồng độ cân bằng (mol/l hay mmol/l)
k là hằng số tương ứng cho khối lượng của chất bị hấp phụ ở nồng độ cân bằng.
Để tìm hằng số k và n thì chuyển phương trình trên thành dạng khác:

lgx/m
x
lg  lg k  n lg C
m α

lgk
Khi đó đồ thị phụ thuộc lg(x/m) vào lgC là
đường thẳng như hình 3.1. lgC
Hình 3.1. Đồ thị phụ thuộc lg(x/m) vào lgC

2. DỤNG CỤ, HÓA CHẤT


2.1. Dụng cụ
Dụng cụ Số lượng
Phễu lọc Φ100 6 cái
Ống hút 2, 5, 10, 25ml 1 cái mỗi loại
Buret 1 cái
Giấy lọc 1 hộp
Bình tam giác 250ml 12 cái

19
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

2.2. Hóa chất


Hóa chất Số lượng
NaOH 10g
Chỉ thị Phenolphtalein 1g
Than hoạt tính 6g
CH3COOH 10ml

2.3. Sơ đồ thí nghiệm

Dung dịch CH3COOH + Than hoạt tính

Lắc mạnh hỗn hợp 30 phút, sau đó để


yên trong 15 phút

Lọc lấy dung dịch CH3COOH sau


hấp phụ
Xác định nồng độ dung dịch
CH3COOH bằng dd chuẩn NaOH

Kết luận về khả năng hấp phụ


của than họat tính

Hình 3.2 Sơ đồ thí nghiệm than hoạt tính hấp phụ CH3COOH

3. QUY TRÌNH TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM


1. Cho vào 6 bình tam giác theo tỉ lệ.
Bình 1 2 3 4 5 6
CH3COOH 0,4M (ml) 50 40 30 20 10 5
Nước cất (ml) 0 10 20 30 40 45
Than hoạt tính (g) 1 1 1 1 1 1
2. Lắc mạnh khoảng 30 phút;
3. Sau đó để yên 15 phút cho cân bằng;
4. Lọc dung dịch vào 6 bình tam giác khác;
5. Chuẩn độ mỗi bình dung dịch sau khi hấp phụ 2-3 lần rồi lấy kết quả trung bình.
6. Rửa dụng cụ, dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ vị trí thí nghiệm của nhóm và trả dụng cụ về vị trí
ban đầu;
7. SV báo cáo để GV kiểm tra vệ sinh trước khi về.

20
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

Chú ý: Mỗi lần chuẩn lấy 10ml và cho thêm 3 giọt phenolphtalein, chuẩn độ bằng
dung dịch NaOH 0,1M đến khi xuất hiện màu hồng.

4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ KẾT QUẢ


Kết quả thí nghiệm nghiệm được ghi vào bảng sau:
Bình 1 2 3 4 5 6
VNaOH 1
2
3
Vtb
C1
C2
x
m
lg(x/m)
lg C2

Số mol axít bị hấp phụ được tính theo công thức sau:
V (C1  C 2 )
x
1000
Trong đó: C1, C2 là nồng độ axít trước và sau khi bị hấp phụ.
V: thể tích dung dịch lấy ra để hấp phụ (50ml)
C1, C2 được tính theo lượng NaOH tham gia phản ứng:
n CH3COOH n NaOH C NaOH .VNaOH
CCH3COOH =  
Vdd Vdd Vdd
CH3COOH + NaOH -> CH3COONa + H2O
5. CÂU HỎI CHUẨN BỊ
1. Hấp phụ là gì? Có mấy loại hấp phụ?
2 Những thuyết nào đã học về sự hấp phụ?
3. Giải thích cách tính các hằng số n,k.
4. Chuẩn độ dung dịch CH3COOH bằng dung dịch NaOH đến khi nào được xem là tới
điểm tương đương?

21
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

5. Công thức tính nồng độ đầu và nồng độ sau của dung dịch CH3COOH theo dung
dịch NaOH?
6. Phân biệt các quá trình hấp phụ, hấp thụ và hấp thu theo trạng thái các chất và theo
cơ chế quá trình?
7. Vì sao chuyển phương trình từ dạng log sang dạng y = ax + b?

22
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

Bài 2: XÁC ĐỊNH HẰNG SỐ CÂN BẰNG CỦA PHẢN ỨNG


KI + I2  KI3 TRONG DUNG DỊCH NƯỚC

1. LÝ THUYẾT
1.1. Định nghĩa
1.1.1. Phản ứng thuận nghịch: là phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau với các vận
tốc phản ứng thuận và phản ứng nghịch khác nhau. Đến một lúc nào đó vận tốc phản ứng
thuận bằng vận tốc phản ứng nghịch thì phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng.

1.1.2. Trạng thái cân bằng: là trạng thái mà tại đó vận tốc phản ứng thuận bằng vận tốc
phản ứng nghịch. Như vậy, có bao nhiêu phân tử chất tham gia phản ứng tạo sản phẩm thì
cũng có bấy nhiêu phân tử chất sản phẩm phản ứng tạo thành chất tham gia, vì vậy nồng độ
các chất không đổi. Vậy cân bằng hóa học là cân bằng động. Mỗi phản ứng thuận nghịch
được đặc trưng bằng hằng số cân bằng.

1.1.3. Hằng số cân bằng: là tỉ lệ nồng độ các chất sản phẩm và nồng độ các chất tham gia ở
trạng thái cân bằng. Các chất rắn và dung môi không có mặt trong hằng số cân bằng. Hằng số
cân bằng phụ thuộc nhiệt độ.

1.2. Ứng dụng


Áp dụng định luật phân bố để xác định nồng độ các chất lúc cân bằng và công thức
tính hằng số cân bằng trong dung dịch nước của phản ứng:
KI + I2  KI3

1.3. Nguyên tắc


1.3.1. Hằng số phân bố
Một số chất có thể tan hạn chế trong 2 hay nhiều dung môi khác nhau, nếu 2 dung môi
đó không tan lẫn vào nhau thì chất tan sẽ phân bố vào 2 dung môi với nồng độ theo một tỉ lệ
nhất định không đổi gọi là hằng số phân bố (Kpb). Cũng như hằng số cân bằng hóa học thì hằng
số phân bố cũng phụ thuộc vào nhiệt độ.

23
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

Ví dụ: I2 tan hạn chế trong 1 dung môi là H2O và CCl4 ta có biểu thức:
[I2 ]H 2 O [I2 ]CCl 4
K pb  hoặc K pb  là một hằng số phụ thuộc vào nhiệt độ.
[I2 ]CCl 4 [I2 ]H 2 O

1.3.2. Hằng số cân bằng


Giả sử với phương trình phản ứng thuận nghịch:
aA+bB  cC+dD
Khi phản ứng thuận nghịch trên ở trạng thái cân bằng, ta có:

(1)
Nếu trong phản ứng có mặt chất rắn thì nồng độ của chất rắn được coi là hằng số nên
nó không có mặt trong biểu thức trên.
Hằng số cân bằng có ý nghĩa rất lớn, nó cho biết lượng các chất phản ứng còn lại và
các sản phẩm tạo ra ở trạng thái cân bằng, do đó biết được hiệu suất của phản ứng.

2. DỤNG CỤ, HÓA CHẤT


2.1. Dụng cụ
2.1.1. Dụng cụ phản ứng
Dụng cụ Số lượng
Bình nón: 500ml, 250ml, 2 cái
100ml (nút mài)
Phễu chiết 250ml 6 cái

2.1.2. Dụng cụ phụ trợ


Dụng cụ Số lượng
Cốc 100ml 2 cái
Pipét 1, 2, 5, 10, 25ml 2 cái mỗi loại
Buret 25ml hoặc 50ml 2 cái

24
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

2.2. Hóa chất


2.2.1. Hóa chất phản ứng
Hóa chất Số lượng
I2 3g
CCl4 20ml
KI 1g

2.2.2. Hóa chất phụ trợ


Hóa chất Số lượng
Na2S2O3 1 ống chuẩn

2.2.3. Phương pháp pha dung dịch Na2S2O3 bằng ống chuẩn
Giả sử trên ống chuẩn có ghi Na2S2O3 1N/1 lít có nghĩa là lượng Na2S2O3 có trong
ống chuẩn đủ để pha đúng 1 lít dung dịch có nồng độ 1N.
Pha như sau: Cho toàn bộ lượng chất vào cốc (nếu chất rắn phải hòa tan trước khi cho
vào bình định mức) hoặc cho vào bình định mức nếu là chất lỏng. Sau đó, cho 2/3 lượng nước
vào bình định mức 1lít để pha loãng dung dịch trong bình, lắc đều, rồi cho nước tiếp đến gần
vạch định mức. Sau đó, lấy ống nhỏ giọt cho nước vào bình định mức cho đến vạch.
Để pha loãng dung dịch ban đầu thành dung dịch Na2S2O3 0,01N. Lấy 10ml dung dịch
Na2S2O3 1N vào bình định mức 1lít rồi cho nước đến vạch, lắc đều.
Pha dung dịch Na2S2O3 0,001N: lấy 1ml dung dịch Na2S2O3 1N vào bình định mức
1lít rồi cho nước đến vạch, lắc đều.

2.2.4. Phương pháp pha dung dịch KI 0,1N


Tính số mol KI trong 100ml dung dịch KI 0,1N:
aKI = CN x VKI = 0,1 x 100.10-3 = 0,01mol
Trong đó: CN là nồng độ KI (0,1N).
VKI là thể tích dung dịch KI cần pha (lít).
Khối lượng KI rắn dùng để pha 100 ml dung dịch KI 0,1M:
mKI = aKI x ĐKI = 0,01 x 166 = 1,66g
Trong đó: ĐKI là khối lượng mol đương lượng KI (g).
Như vậy để pha 100ml dung dịch KI 0,1N ta cân 1,66g KI rồi hòa tan vào ít nước sau
đó thêm nước cho đủ 100ml.

25
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

2.3. Sơ đồ thí nghiệm


I2 trong CCl4

Lấy 10ml I2 trong CCl4 Lấy 10ml I2 trong CCl4 +


+ 100ml nước cất 50ml KI 0,1N

Lắc 30 phút Lắc 30 phút

Chiết làm 2 phần Chiết làm 2 phần

I2 trong lớp I2 trong lớp I2 trong lớp I2 trong lớp


H2O CCl4 CCl4 KI

Chuẩn độ bằng dung dịch Chuẩn độ bằng dung Chuẩn độ bằng dung Chuẩn độ Bằng dung
Na2S2O3 0,001N dịch Na2S2O3 0,01N dịch Na2S2O3 0,01N dịch Na2S2O3 0,01N

Tính được hằng số cân bằng của phản


ứng KI + I2  KI3

3. QUY TRÌNH TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM


Quy trình tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
1. Cho vào bình nón nút mài mỗi bình 10ml I2 trong CCl4.
2. Bình thứ nhất thêm vào 100ml nước cất;
3. Bình thứ hai thêm vào 50ml KI 0,1N;
4. Đậy nút, lắc kỹ trong 30 phút;
5. Thỉnh thoảng mở nút cho hơi CCl4 bay ra;
6. Sau khi lắc xong cho vào hai phễu chiết để yên trên giá cho hệ tách lớp;
7. Chiết lấy lớp CCl4 (phần dưới) vào hai bình nón nút mài 100ml;
8. Phần còn lại vẫn để nguyên trong phễu chiết;
9. Tiến hành chuẩn độ: Chuẩn độ I2 trong CCl4 bằng Na2S2O3 0,01N:

26
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

10. Mỗi lần chuẩn lấy 1ml + 10ml KI 0,1N;


11. Chuẩn cho màu dung dịch chuyển từ màu nâu sang màu vàng rơm;
12. Cho hồ tinh bột vào;
13. Chuẩn đến khi dung dịch mất màu xanh thì dừng lại; (chú ý: khi chuẩn cần lắc mạnh để I2
trong CCl4 chuyển lên hết lớp KI). Chuẩn 3 lần để lấy kết quả trung bình.
14. Chuẩn I2 trong lớp nước bằng Na2S2O3 0,001N: mỗi lần chuẩn lấy 10ml;
15. Chuẩn I2 trong lớp KI bằng Na2S2O3 0,01N: mỗi lần chuẩn lấy 2ml.
16. Ghi kết quả vào bảng sau rồi tính toán dựa theo công thức;
Dung dịch Na2S2O3 Dung dịch I2 (mẫu chuẩn)
Chuẩn độ
Nồng độ V (ml) V (ml) Nồng độ
Lớp H2O
Phễu 1
Lớp CCl4
Lớp KI
Phễu 2
Lớp CCl4
17. Rửa dụng cụ, dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ vị trí thí nghiệm của nhóm và trả dụng cụ về vị trí
ban đầu;
18. SV báo cáo để GV kiểm tra vệ sinh trước khi về.

4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ KẾT QUẢ


Với phương trình phản ứng KI + I2  KI3, phương trình tính hằng số cân bằng :
[KI3 ]
KC 
[KI][I2 ]
Trong đó [KI3], [KI], [I2] là nồng độ tại lúc phản ứng cân bằng.
- Tính [I2] như sau:
2Na2S2O3 + I2 -> 2 NaI + Na2S4O6
2 1
X
X =V.CM = V Na2S2O3 . 0.001N/2
Từ nồng độ và thể tích dung dịch Na2S2O3 tính được nồng độ dung dịch I2 trong lớp
H2O, CCl4 ở phễu 1, ký hiệu lần lượt là: [I2]H2O/1, [I2]CCl4/1; và nồng độ I2 trong dung
dịch KI, CCl4 trong phễu 2, ký hiệu lần lượt là: [I2]KI/2, [I2]CCl4/2.
Từ nồng độ của I2 trong phễu 1 là: [I2]H2O/1, [I2]CCl4/1 ta tính hằng số phân bố của I2
trong 2 dung môi H2O và CCl4

27
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

[I2 ]H2O/1
K pb  là hằng số theo nhiệt độ.
[I2 ]CCl 4/1

Trong phễu 2, áp dụng định luật phân bố và [I2]CCl4/2 ta tính được [I2]KI/2 là lượng I2 tự
do trong dung dịch KI là [I2]tự do
[I2]tự do = Kpb.[I2]CCl4/2
- Tính [KI3] như sau:
Lượng [I2]KI/2 là tổng lượng [I2]tự do + [KI3] = [I2]KI/2
=> [KI3] = [I2]KI/2 – [I2]tự do = [I2]KI/2 – [I2]CCl4/2.Kpb
- Tính [KI] như sau:
Lượng KI ban đầu (0,1N) là tổng lượng [KI] lúc cân bằng và lượng [KI3] cân bằng
trong dung dịch
=> CKIo = [KI] + [KI3] = 0,1 => [KI] = CoKI – [KI3]

5. CÂU HỎI CHUẨN BỊ


1. Phát biểu và viết biểu thức của định luật phân bố.
2. Chứng minh rằng với cùng một lượng dung môi nếu chiết nhiều lần thì có lợi hơn chiết 1
lần.
3. Viết biểu thức tính K phân bố và K cân bằng, cho biết chúng phụ thuộc vào những yếu tố
nào?
4. Tại sao khi chuẩn dộ I2 trong dung dịch nước thì không nên cho hồ tinh bột vào ngay từ đầu
và khi chuẩn I2 trong dung dịch CCl4 phải thêm dung dịch KI vào?
5. Vì sao chuẩn độ I2 trong H2O phải dùng dung dịch Na2S2O3 có nồng độ thấp hơn rất nhiều
so với dung dịch Na2S2O3 dùng để chuẩn độ I2 trong CCl4 và dung dịch KI?
6. Nêu phương pháp tính toán nồng độ cân bằng của I2, KI và KI3 theo nồng độ KI ban đầu và
lượng KI chuẩn độ được trong các lớp chất lỏng?
7. Vì sao khi lắc các lớp chất lỏng có chứa I2 thì thỉnh thoảng phải mở nắp, nếu không mở nắp
thì có hiện tượng gì xảy ra?
8. Trạng thái cân bằng là gì? Cân bằng hóa học là cân bằng động hay cân bằng tĩnh?
9. Cho cân bằng sau ở 25oC:
CO + H2O  CO2 + H2 KC = 1,3
Biết nồng độ ban đầu của CO và H2O lần lượt là 1M. Tính nồng độ các chất ở trạng
thái cân bằng?

28
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

BÀI 3: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ AXÍT – BAZƠ

1. LÝ THUYẾT
1.1. Định nghĩa
Dung dịch chuẩn axít để xác định bazơ được pha từ axít vào nước; các axít thường
dùng là các axít mạnh như: HCl, H2SO4, HNO3,…
Đối với các axít HCl, H2SO4, HNO3 không phải là những chất chuẩn gốc vì các axít
này dễ bay hơi và có tính hút ẩm mạnh, có hai cách chuẩn bị dung dịch chuẩn:
- Dùng ống đựng dung dịch chuẩn “Fixanal”. Dung dịch sau khi pha có nồng độ chính
xác, không cần xác định lại bằng chất chuẩn gốc.
- Lấy các axít mạnh loại tinh khiết phân tích hoặc tinh khiết hoá học, pha loãng bằng
nước cất hai lần (là nước được cất hai lần với độ tinh khiết rất cao) tới nồng độ mong muốn,
sau đó dùng các chất gốc là các bazơ có nồng độ chính xác để xác định lại.

1.2. Ứng dụng


Phương pháp này được sử dụng để chuẩn độ trực tiếp các axít và bazơ hoặc chuẩn độ
gián tiếp các chất sau khi phản ứng sinh ra axít hoặc bazơ.

1.3. Cơ chế phản ứng


Phương pháp chuẩn độ axít – bazơ dựa trên cơ sở của phản ứng trung hòa
H+ + OH-  H2O

2. DỤNG CỤ, HÓA CHẤT


2.1. Dụng cụ
2.1.1. Mô tả bộ dụng cụ
Bộ dụng cụ để tiến hành chuẩn độ gồm 1 buret 25ml, pipet 10ml và bình tam giác
250ml để chứa dung dịch chất phân tích và thuốc thử. Ngoài ra còn cần có bình định mức để
pha loãng dung dịch thuốc thử, không bị sai số.
Dụng cụ Số lượng
Buret 25ml 1
Pipét 10ml 3

29
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

Bình tam giác 250ml 3


Bình định mức 100ml 2
2.1.2. Dụng cụ phụ trợ
Dụng cụ Số lượng
Giá pipet 1
Giá buret 1
Cốc 100ml 3
Ống nhỏ giọt 1
Bình tia nước cất 1
Pipet 1ml 1

2.2. Hóa chất


2.2.1. Hóa chất phản ứng
Hóa chất Số lượng
Na2CO3 hoặc Na2B4O7.10H2O tinh khiết 5g
Dung dịch HCl đặc (36,5%, d=1,19g/ml) 5ml
Mẫu dung dịch (NaOH + Na2CO3) 3ml

2.2.2. Hóa chất phụ trợ


Hóa chất Số lượng
Metyl da cam (đỏ) 2ml
Phenolphtalein 2ml

2.2.3. Phương pháp tính và pha chế dung dịch HCl 0,1M từ axít đặc
Tính số mol HCl cần dùng để pha chế 1lít dung dịch HCl 0,1M
nHCl = VHCl x CM (HCl) = 1 x 0,1 = 0,1 mol
Trong đó: CM (HCl) là nồng độ HCl cần pha (M) .
VHCl là thể tích dung dịch HCl cần pha (lít).
Khối lượng và thể tích HCl đặc cần dùng
Khối lượng HCl tinh khiết
mHCl = nHCl x MHCl = 0,1 x 36,5 = 3,65g
Khối lượng dung dịch HCl 36,5%
mdd = mHCl x 100%/C% = 3,65 x 100/36,5 = 10g

30
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

Thể tích dung dịch HCl 36,5%


Vdd = mdd/ddd = 10/1,19 = 8,4 ml
Phương pháp pha: Hút 8,4ml HCl đặc (để lấy 8,4ml dung dịch HCl đặc cần dùng pipet
10ml) vào bình định mức 1000ml (tiến hành trong tủ hút hoặc chỗ thoáng khí), cho một ít
nước để pha loãng dung dịch, lắc đều, sau đó cho nước vào vừa đủ 1000ml rồi đậy nắp, lắc kỹ
bình 2 3 lần cho chất tan được phân bố đều trong dung môi tạo dung dịch đồng nhất.

3. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM


3.1. Pha chế dung dịch và chuẩn hoá nồng độ dung dịch HCl
3.1.1. Pha chế dung dịch HCl 0,1M từ axít đặc
Từ tỷ trọng HCl đặc dựa vào cẩm nang hoá học để biết nồng độ phần trăm của axít đặc
(thường HCl đặc có d = 1,19g/cm3 và nồng độ là 36,5%).
Tính số ml HCl đặc cần thiết để chuẩn bị 1 lít dung dịch HCl 0,1M sau đó pha chế
lượng axít này vào bình định mức, bình tam giác hoặc cốc 1 lít bằng nước cất.
Cho axít đã pha vào buret và chỉnh đến vạch số 0.

3.1.2. Chuẩn hóa nồng độ axít HCl


3.1.2.1. Chuẩn hóa bằng Borat
a. Nguyên tắc chuẩn hoá bằng Borat
Natri borat Na2B4O7.10H2O là muối tinh thể, trong dung dịch bị thuỷ phân
Na2B4O7 + 7H2O → 2NaOH + 4H3BO3
H3BO3 là axít yếu nên dung dịch Borat có môi trường kiềm. Phản ứng định phân bằng
Borat thực chất là phản ứng:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Từ 2 phương trình trên, phản ứng HCl tác dụng với dung dịch Na2B4O7 là:
Na2B4O7 + 2HCl + 5H2O → 2NaCl + 4H3BO3
H3BO3 là axít yếu nên dung dịch khi thừa 1 giọt HCl 0,1N sau điểm tương đương có
pH = 5 và có thể dùng metyl đỏ hoặc metyl da cam để xác định điểm tương đương (metyl da
cam hoặc metyl đỏ chuyển từ màu vàng – trong môi trường kiềm sang màu đỏ - trong môi
trường axit).
b. Cách tiến hành
- Pha dung dịch Borat

31
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

 Dùng cân phân tích cân 1 lượng chính xác gần đúng Borat loại Na2B4O7.10H2O (chất
chuẩn gốc) để pha 100 ml dung dịch có nồng độ đúng 0,1M.
 Hoà tan Borat cân được trong cốc bằng nước cất rồi chuyển vào bình định mức 100ml.
 Tráng cốc đựng muối đó vài lần bằng nước cất, nước tráng được chuyển cả vào bình
định mức, lắc đều, sau đó thêm nước cất đến vạch định mức.
 Chú ý: khi dung dịch borat được nửa bình thì lắc nhẹ, sau đó cho nước cất đến vạch thì
đậy nắp và dùng 2 tay giữ đáy và nắp bình định mức lắc đều cho dung dịch chảy lên chảy
xuống cho đều;
 Có thể pha dung dịch chuẩn gốc Borat từ Fixanal.
- Cách định phân
 Rót dung dịch HCl vừa pha ở trên vào buret đã rửa sạch (trước tiên phải tráng 2 lần
bằng nước cất, rồi tráng lại 2 lần bằng dung dịch HCl vừa pha).
 Điều chỉnh cho mực HCl đúng vạch 0 bằng cách cho dung dịch quá vạch 0, sau đó vặn
nhanh khóa buret ở dưới cho dung dịch chảy nhanh ra, không bị đọng bọt khí ở đầu nhọn của
buret, sau đó cho dung dịch chảy từ từ đến vạch 0.
 Dùng pipet lấy chính xác 10 ml dung dịch Borat trên cho vào bình nón (đã tráng nước
cất, chú ý không được tráng bình tam giác bằng dung dịch borat) và thêm 1 - 2 giọt metyl da
cam hay metyl đỏ rồi định phân bằng dung dịch HCl cho đến khi dung dịch chuyển từ màu
vàng sang hồng.
 Làm lại thí nghiệm này 2 - 3 lần nữa, ghi thể tích HCl đo được (giữa 2 lần đo thể tích
chỉ chênh lệch tối đa 0,1 ml).
 Lấy giá trị trung bình cộng để tính kết quả.
2HCl + Na2B4O7.10H2O -> 4 H3BO3 + 2NaCl + 5H2O
2 1
V.CM
* Chú ý:
 Có thể nhận rõ sự đổi màu của chỉ thị bằng cách so sánh màu của dung dịch phân tích
với 1 bình màu mẫu như sau: lấy 20 ml nước cất cho vào bình nón khác thêm 1 - 2 giọt metyl
đỏ và thêm 1 - 2 giọt HCl, dung dịch sẽ chuyển sang màu hồng. Khi định phân nếu thấy dung
dịch phân tích có màu hệt như màu mẫu là được.
 Làm thí nghiệm lần thứ nhất phải nhỏ dung dịch HCl chậm, dần dần từng giọt. Từ lần
thứ hai trở đi có thể nhỏ HCl nhanh hơn. Nhưng khi thể tích tiêu thụ còn cách thể tích dung
dịch HCl đo được trong lần thí nghiệm đầu khoảng 1ml thì bắt đầu nhỏ từng giọt một.
3.1.2.2. Chuẩn hóa bằng Na2CO3

32
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

 Cân chính xác trên cân phân tích khoảng từ 0,150 - 0,200g Na2CO3 khan loại tinh khiết
phân tích cho vào bình nón 250 ml;
 Thêm nước cất , lắc đều cho tan;
 Thêm 2 giọt phenolphtalein;
 Chuẩn độ bằng HCl cho đến khi dung dịch mất màu hồng.
 Lúc này dung dịch có pH = 8,3; (khoảng pH này phenolphtalein chuyển màu)
 Nồng độ HCl được tính dựa vào phương trình phản ứng sau:
HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl (kết thúc quá trình pH = 8,3)
m .1000
C M ( HCl ) 
Na2CO3

106V
Trong đó: C M (HCl ) : nồng độ HCl cần xác định.

m Na 2CO3
: số gam Na2CO3 đã cân.

V : thể tích HCl (ml).


106 : khối lượng mol của Na2CO3.
Hoặc dùng cân phân tích cân chính xác lượng Na2CO3 để khi pha thành 100 ml dung
dịch có nồng độ đúng bằng 0,1M.

3.2. Xác định nồng độ của hỗn hợp NaOH và Na2CO3 trong mẫu phân
tích bằng dung dịch HCl đã biết chính xác nồng độ
3.2.1. Nguyên tắc
Dung dịch NaOH hấp thụ CO2 trong không khí, tạo ra Na2CO3 tan vào dung dịch, làm
thay đổi độ chuẩn NaOH trong quá trình pha chế và bảo quản. Cho nên phải xác định nồng độ
dung dịch NaOH và Na2CO3 sau khi pha chế và trong thời kỳ bảo quản. Có nhiều chất khởi
đầu để xác định nồng độ của dung dịch NaOH và Na2CO3 nhưng trong bài này chúng ta xác
định nồng độ của hỗn hợp trên bằng dung dịch bằng HCl đã biết chính xác nồng độ.
Quá trình định phân hỗn hợp NaOH và Na2CO3 các phản ứng xảy ra lần lượt như sau:
NaOH + HCl → NaCl + H2 O (1)
Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl (2)
NaHCO3 + HCl → H2 O + CO2 + NaCl (3)
Phản ứng (1) là phản ứng định phân một bazơ mạnh bằng axít mạnh, có bước nhảy
pH = 4 – 10 nên ta có thể dùng metyl da cam, metyl đỏ hoặc phenolphtalein làm chỉ thị.
Phản ứng (2) khi Na2CO3 chuyển thành NaHCO3 thì trong dung dịch có phản ứng
kiềm yếu, do đó có thể dùng phenolphtalein làm chỉ thị.

33
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

Phản ứng (3) khi NaHCO3 chuyển thành H2O + CO2 thì dung dịch có phản ứng axít
yếu, do đó có thể dùng metyl da cam để làm chỉ thị cho quá trình này.
Vì vậy ta nên dùng 2 chỉ thị lần lượt là phenolphtalein và metyl da cam.
3.2.2. Quy trình tiến hành
 Định mức hỗn hợp mẫu (NaOH và Na2CO3) bằng bình định mức 100ml;
 Cho HCl 0,1M vào buret;
 Dùng pipet lấy chính xác 10ml dung dịch hỗn hợp NaOH và Na2CO3 cho vào bình
nón;
 Thêm vào 1 - 2 giọt chỉ thị phenolphtalein rồi định phân cho dung dịch từ màu hồng
chuyển thành không màu;
 Ghi kết quả V1;
 Thêm metyl da cam rồi định phân bằng HCl đến màu hồng;
 Ghi lại kết quả V2;
 Định phân 3 lần, lấy kết quả trung bình;
 Tính hàm lượng các chất theo đơn vị g / lít.
4. TÍNH KẾT QUẢ
Từ thể tích dung dịch HCl, dung dịch natri borat hoặc natri cacbonat chuẩn đã dùng,
khi biết chính xác nồng độ dung dịch chuẩn, dựa theo phương trình H+ + OH-  H2O ta tính
được nồng độ dung dịch HCl.
Từ nồng độ HCl đã biết ta tính nồng độ Na2CO3 và NaOH trong hỗn hợp bằng cách:
Na2CO3 + HCl  NaHCO3
NaOH + HCl  NaCl + H2O
Lúc này dung dịch có phản ứng kiềm yếu nên dùng phenolphtalein làm chỉ thị màu,
phản ứng kết thúc khi dung dịch mất màu hồng. Sau khi phản ứng kết thúc ta biết được thể
tích V1 HCl đã dùng và tính được tổng nồng độ của NaOH và Na2CO3
Khi tiếp tục chuẩn độ trong dung dịch xảy ra phản ứng sau:
NaHCO3 + HCl  NaCl + H2O + CO2
Dung dịch sau khi kết thúc quá trình chuẩn độ có phản ứng axít yếu nên dùng metyl da
cam hoặc metyl đỏ để xác định điểm tương đương, khi phản ứng kết thúc dung dịch chuyển từ
da cam sang màu đỏ (hoặc vàng sang hồng) ta biết được thể tích V2 HCl đã dùng cho cả 2 lần
chuẩn độ ta tính được nồng độ NaHCO3 (bằng nồng độ Na2CO3).
Từ nồng độ tổng và nồng độ của NaHCO3 ta tính được nồng độ Na2CO3 và NaOH
CNaOH + CNa2CO3 = V1CHCl/Vhh

34
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

CNaHCO3 = CNa2CO3 = (V2 – V1) CHCl/Vhh


 CNaOH = (2V1 – V2)CHCl/ Vhh
và CNa2CO3 = (V2 – V1) CHCl/Vhh

35
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

Quá trình chuẩn độ như sau:

Dung dịch hỗn hợp NaOH và


Na2CO3, và chỉ thị phenolphtalein
(dung dịch có màu hồng)

Nhỏ từ từ dung V1
dịch HCl từ buret

Dung dịch không màu:


NaCl và NaHCO3

Thêm chỉ thị metyl da


cam (hoặc metyl đỏ) V2

Dung dịch có màu cam


(hoặc vàng): NaCl và
NaHCO3

Nhỏ từ từ dung
dịch HCl từ buret

Dung dịch chuyển từ màu


cam (hoặc vàng) sang màu
đỏ: NaCl và CO2

5. CÂU HỎI CHUẨN BỊ


1. HCl, H2SO4, HNO3 có phải là những dung dịch chuẩn gốc không? Vì sao?
2. Trong PTN thường dùng chất chuẩn gốc nào để chuẩn hóa nồng độ axít?
3. Cách sử dụng pipet?
4. Thứ tự tiến hành cho dung dịch chuẩn vào buret như thế nào?
5. Thứ tự tiến hành khi cho dung dịch vào bình tam giác?
6. Khi chuẩn độ với dung dịch axít ở bình tam giác và dung dịch bazơ ở buret thì khi đến
điểm tương đương, màu dung dịch sẽ chuyển như thế nào đối với chỉ thị là metyl da cam,
metyl đỏ, và phenolphtalein?
7. Dung dịch chuẩn gốc trong phương pháp chuẩn độ axít – bazơ là gì?
8. Vì sao trong PTN dung dịch NaOH hay bị lẫn với Na2CO3?

36
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

9. Nêu quá trình tiến hành định phân xác định nồng độ NaOH và Na2CO3 trong dung dịch hỗn
hợp NaOH và Na2CO3? Nêu các hiện tượng xảy ra và cách tính kết quả?
10. Viết phương trình định phân borat bằng HCl?
11. Nêu phương pháp tính và pha chế 100ml dung dịch HCl 0,1M từ dung dịch HCl đặc?
12. Nêu phương pháp tính và pha chế 100ml dung dịch borat 0,1M từ Na2B4O7.10H2O rắn?
13. Có bao nhiêu phương pháp pha dung dịch biết chính xác nồng độ?
14. Cơ sở của phương pháp trung hòa?
15. Ứng dụng của phương pháp chuẩn độ axít – bazơ?
16. Khi cho dung dịch HCl từ từ vào dung dịch Na2CO3 thì có hiện tượng gì xảy ra? Viết
phương trình phản ứng minh họa?

37
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

BÀI 4: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ OXI HÓA - KHỬ


PHƯƠNG PHÁP KMnO4

1. LÝ THUYẾT
1.1. Định nghĩa
Phương pháp chuẩn độ oxi hoá - khử là phương pháp phân tích định lượng dựa trên cơ
sở của phản ứng oxi hoá - khử (phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó các
nguyên tố có trong thành phần các chất thay đổi số oxi hóa).
Một trong những phương pháp oxy hoá - khử quan trọng là phương pháp
permanganat, ứng dụng tính oxy hoá rất mạnh của KMnO4.

1.2. Ứng dụng


Phương pháp này có thể xác định nồng độ của các chất khử và các chất oxi hóa như:
H2C2O4, H2O2, FeCl2, FeCl3…
Trong bài này, SV cần biết cách pha chế và chuẩn hoá nồng độ của dung dịch chuẩn
KMnO4 và ứng dụng xác định nồng độ của FeCl3 trong mẫu phân tích.

1.3. Cơ chế phản ứng


Phản ứng oxy hoá - khử KMnO4 có thể tiến hành trong môi trường axit, kiềm, hoặc
trung tính.
Trong môi trường axít xảy ra quá trình như sau:
MnO4- + 8 H+ + 5e  Mn2+ + 4 H2O Eo MnO4 /Mn2+ = 1,51V
Trong môi trường kiềm hay trung tính:
MnO4 + 3 H2O + 3e  MnO(OH)2 + 4 OH- Eo MnO4 /MnO2 = 0,59V

So sánh hai giá trị Eo ta thấy khả năng oxy hoá của MnO4 trong môi trường axit cao
hơn trong môi trường kiềm. Mặt khác trong môi trường axit tạo thành Mn2+ không màu còn
trong môi trường kiềm hay trung tính tạo thành MnO2 có màu nâu đậm làm cho ta khó xác
định điểm tương đương. Vì vậy, ở đây chỉ trình bày phản ứng oxy hoá - khử KMnO4 trong
môi trường axit.
Nếu lượng axit không đủ thì phản ứng chỉ xảy ra theo phương trình:
MnO4 + 4 H+ + 3e → MnO2  + 2 H2O

38
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

Khi tăng nồng độ axit MnO2 bị khử tiếp thành Mn2+:


MnO2 + 4 H+ + 2e → Mn2+ + 2 H2O
Trong phương pháp này, việc xác định điểm tương đương không cần chỉ thị. Khi định
phân các dung dịch bằng KMnO4, điểm tương đương được xác định bằng sự xuất hiện màu
hồng nhạt của dung dịch khi thừa một giọt KMnO4 (hoặc định phân ngược lại thì màu hồng
nhạt sẽ mất tại điểm tương đương).

2. DỤNG CỤ, HÓA CHẤT


2.1. Dụng cụ
2.1.1. Mô tả bộ dụng cụ
Bộ dụng cụ để tiến hành chuẩn độ gồm 1 buret 25ml, pipet 10ml và bình tam giác
250ml để chứa dung dịch chất phân tích và thuốc thử. Ngoài ra còn cần có bình định mức để
pha loãng dung dịch thuốc thử, không bị sai số.
Ngoài ra còn có bộ dụng cụ để khử Fe3+ gồm cốc 100ml, đũa khuấy và bếp điện.
Dụng cụ Số lượng
Cốc 100ml 2
Bếp điện 1
Đũa khuấy 1
Bình định mức 100ml 2
Bình tam giác 250ml 3
Pipét 10ml 2
Buret 25ml 1
Bình định mức 1 lít 1

2.1.2. Dụng cụ phụ trợ


Dụng cụ Số lượng
Giấy lọc 1
Giá pipet 1
Phễu thủy tinh 1
Giá buret 1
Ống nhỏ giọt 1
Bình tia nước cất 1

39
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

2.2. Hóa chất


2.2.1. Hóa chất phản ứng
Hóa chất Số lượng
KMnO4 rắn 20g
Ống chuẩn H2C2O4 (ống Fixanal) 1 ống
Zn bột 5g
FeCl3 2g

2.2.2. Hóa chất phụ trợ


Hóa chất Số lượng
Dung dịch NH4SCN 20ml
MnSO4.4H2O 67g
Dung dịch H3PO4 đặc 85% (d = 1,685g/ml) 139ml
Dung dịch H2SO4 đặc 98% (d = 1,84g/ml) 130ml

2.2.3. Phương pháp tính và pha chế dung dịch


a. Phương pháp pha dung dịch chuẩn H2C2O4 từ chất chuẩn gốc
Dung dịch H2C2O4 là dung dịch chuẩn gốc vì được pha từ chất gốc H2C2O4.2H2O, (sử
dụng ống Fixanal).
Ống Fixanal ghi 0,1N tức là pha 1 ống chuẩn vào đủ thành 1 lít nước tạo dung dịch
H2C2O4 0,1N.
Phương pháp tiến hành: lấy 1 ống chuẩn Fixanal, tay không thuận cầm ống, tay thuận cầm
đũa thủy tinh đục 2 đầu thủy tinh mỏng bể và cho trực tiếp lượng chất trong ống vào bình định mức 1
lít (vì đây là hóa chất dễ tan trong nước) thông qua phễu thủy tinh đặt trên bình định mức, khi lượng
chất rắn trong ống đã xuống bình định mức gần hết thì tia nước cất vào ống sao cho lượng chất trong
ống không còn, sau đó tia nước cất làm sạch phễu thủy tinh, bảo đảm tất cả lượng chất đã vào bình
định mức. Thêm nước cất vào nửa bình định mức lắc đều cho chất rắn tan, sau đó cho nước vào đến
vạch (chú ý khi gần đến vạch thì cho từ từ từng giọt nước để lượng nước không bị quá vạch). Cuối
cùng, đậy nắp bình, 1 tay giữ nắp bình, 1 tay giữ đáy bình lắc đều cho dung dịch lên xuống.

b. Phương pháp pha dung dịch chất chỉ thị NH4SCN


Chỉ thị NH4SCN là chỉ thị để phát hiện Fe3+ theo phương trình sau:

40
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

Fe3+ + SCN- → Fe(SCN)2+ có màu đỏ máu


Để làm chỉ thị thì dung dịch đó phải là dung dịch bão hòa và chỉ cần 1 lượng rất nhỏ
(vài giọt) vì chỉ thị này rất nhạy. Do đó chỉ cần pha 20ml dung dịch NH4SCN bão hòa.
Phương pháp tiến hành: Lấy cốc 50ml, cho vào 20ml nước cất (lấy bằng pipet hoặc
ống đong), sau đó cho NH4SCN (ở thể rắn) từ từ vào cốc, vừa cho vừa hòa tan, đến khi nào
chất rắn không thể tan được nữa thì dừng lại, dung dịch thu được là dung dịch bão hòa. Lọc
dung dịch, cho dung dịch vào bình thủy tinh có nút bóp cao su.

c. Phương pháp pha dung dịch Zimecman


Dung dịch Zimecman là dung dịch dùng để hỗ trợ cho quá trình phân tích Fe3+ bằng
dung dịch KMnO4. Dung dịch gồm: H2SO4 (để tạo môi trường axít cho phản ứng oxi hóa),
H3PO4 (để tạo phức không màu với Fe3+ tạo ra trong quá trình định phân không gây màu sắc
ảnh hưởng đến màu sắc dung dịch, mắt khó nhận biết điểm tương đương) và MnSO 4 (để hạn
chế phản ứng cảm ứng xảy ra, tránh gây sai số).
H3PO4 tạo phức với Fe3+ theo các phương trình sau:
Fe3+ + H3PO4  FeHPO4+
FeH2PO42+
Fe(PO4)23-
MnSO4 là chất xúc tác âm cho phản ứng
MnO-4 + Cl- + H+  Mn2+ + H2O + Cl2

Vì trong dung dịch Fe2+ đi cùng với ion Cl-, do đó nếu KMnO4 phản ứng với Cl- sẽ gây
sai số.
Phương pháp pha dung dịch: cân 67g MnSO4.4H2O hòa tan trong 500ml nước. Thêm
vào dung dịch 139ml H3PO4 và 130ml dung dịch H2SO4 đặc rồi pha loãng đến 1lít.

d. Phương pháp pha dung dịch H2SO4 1:5


Dung dịch H2SO4 1:5 là dung dịch axít với tỉ lệ 1V H2SO4 và 5V H2O. Do đó để pha
60ml dung dịch H2SO4 1:5 thì lấy 10ml dung dịch H2SO4 đặc (lấy bằng pipet) pha với 50ml
nước cất. Vì đây là dung dịch định tính do đó không cần pha với nồng độ chính xác, ta chỉ cần
pha vào cốc và cho vào bình thủy tinh đựng hóa chất.

3. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM


3.1. Pha chế dung dịch KMnO4

41
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

Dung dịch KMnO4 thường được dùng trong phòng thí nghiệm có nồng độ: 0,1N,
0,05N, 0,02N, 0,01N.
KMnO4 là một loại chất rắn ở dạng tinh thể. Tạp chất trong KMnO4 thường là MnO2,
các chất có Cl-, NO3-. Là một chất oxy hoá mạnh nên khi hoà tan trong nước, KMnO4 có thể
oxy hoá các chất hữu cơ, bụi có thể có trong nước. Khi có mặt MnO2 (thường có lẫn KMnO4)
đóng vai trò chất xúc tác thì xảy ra sự phân huỷ của MnO4 :

4 MnO4 + 2H2O  4MnO2 + 3O2 + 4OH-


Vì vậy, sau khi pha chế dung dịch phải lọc hết các vết MnO2 có trong dung dịch
KMnO4. Khi bảo quản phải tránh không để dung dịch tiếp xúc với ánh mặt trời (vì lúc đó ion
MnO4 bị phân huỷ nhanh hơn) và tránh tiếp xúc với bụi bặm hoặc các chất hữu cơ.
Khi có mặt Mn2+ thì dung dịch KMnO4 không bền do phản ứng:
2MnO42- + 3Mn2+ + 2H2O  5MnO2 + 4H+
Vì vậy, nồng độ KMnO4 khi mới pha chế thay đổi theo thời gian thường thường sau 7
- 10 ngày nồng độ mới ổn định.
Với những lý do nêu trên, người ta không pha chế KMnO4 từ lượng cân chính xác mà
chỉ pha chế gần đúng. Sau quãng thời gian 7 - 10 ngày mới thiết lập độ chuẩn của dung dịch
KMnO4 bằng dung dịch các chất khởi đầu khác.
Có nhiều chất khởi đầu có thể dùng để xác định nồng độ KMnO4 như: H2C2O4.2H2O,
Na2C2O4, As2O3, K4[Fe(CN)6], Fe kim loại v.v… thường dùng nhất là Na2C2O4 và
H2C2O4.2H2O. Đấy là những chất dễ làm sạch, dễ sấy khô và bền trong lúc bảo quản.

3.2. Chuẩn hoá nồng độ dung dịch KMnO4 bằng dung dịch H2C2O4
3.2.1. Cơ sở phương pháp
Trong môi trường axit, KMnO4 và H2C2O4 tác dụng với nhau theo phương trình phản ứng:
5H2C2O4 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 10CO2 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
Phản ứng xảy ra theo chiều thuận, điểm tương đương được xác định khi dung dịch có
màu hồng nhạt không mất sau 30.
Vì lúc đầu phản ứng trên xảy ra chậm nên phải đun nóng dung dịch H2C2O4 đến 70 
80oC để tăng tốc độ. Ta không đun sôi vì ở nhiệt độ cao thì H2C2O4 bị phân huỷ.
H2C2O4 → CO2 + H2O + CO
3.2.2. Quy trình tiến hành
 Dùng pipet lấy chính xác 10ml dung dịch H2C2O4 có nồng độ chính xác vào
bình tam giác 250ml;

42
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

 Thêm 5ml dung dịch H2SO4 1:5 vào dung dịch;


 Đun nóng bình tam giác trên bếp điện;
 Định phân bằng KMnO4 đến khi xuất hiện màu hồng bền sau 30;
 Lặp lại thí nghiệm trên 23 lần, lấy kết quả trung bình;
 Dựa vào số liệu thực nghiệm tính ra nồng độ đương lượng của KMnO4.
Chú ý: phải nhỏ những giọt cuối cùng rất chậm, khi giọt trước mất màu hoàn toàn mới nhỏ
giọt sau.

3.3. Xác định nồng độ Fe3+ bằng KMnO4


3.3.1. Cơ sở phương pháp
Dùng kẽm kim loại hoặc SnCl2 khử Fe3+  Fe2+, sau đó chuẩn độ Fe2+ bằng KMnO4
trong môi trường axit.
5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O
E o MnO4- /Mn 2 = 1,51V > E o Fe 3 /Fe 2 =0,77V

a. Khử Fe3+ bằng Zn kim loại


2Fe3+ + Zn → 2Fe2+ + Zn2+
Ở đây E o Fe 3 / Fe 2  >> E o Zn 2 / Zn = -0,76V nên phản ứng xảy ra theo chiều thuận.
Tuy nhiên phải đun nóng nhẹ dung dịch để tăng tốc độ phản ứng.

b. Khử Fe3+ bằng SnCl2 dư


2Fe3+ + SnCl2 → 2Fe2+ + Sn4+ + 2Cl-
Thường thường phải dùng lượng dư SnCl2 để khử, nên lượng dư SnCl2 phải loại khỏi
dung dịch vì nó tác dụng với KMnO4. Để loại SnCl2 dùng HgCl2:
SnCl2 + 2HgCl2 → SnCl4 + Hg2Cl2 trắng
Hg2Cl2  trắng tác dụng rất chậm với KMnO4, nên không ảnh hưởng đến kết quả xác
định. Nếu lượng dư SnCl2 nhiều, thì Hg2Cl2 mới tạo ra tác dụng với SnCl2 theo phản ứng:
SnCl2 + Hg2Cl2 → 2Hg  + SnCl4
Hg tạo ra có màu đen hoặc xám, tác dụng mạnh với KMnO4 nên làm sai kết quả xác
định. Do đó, khi xác định ở giai đoạn này nếu thu được kết tủa xám hoặc đen thì phải loại bỏ
đi, làm lại từ đầu mẫu khác.
Do môi trường phản ứng có nhiều Cl- nên có thể gây ra phản ứng phụ:
2MnO4- + 10Cl- + 16H+ → 5Cl2  + 2Mn2+ + 8H2O

43
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

gây sai số cho định phân. Vì vậy ta phải định phân với sự có mặt hỗn hợp bảo vệ Zimecman
(MnSO4, H3PO4 và H2SO4).

3.3.2. Quy trình tiến hành


Trong bài thí nghiệm này ta khử Fe3+ bằng Zn
 Cho Fe3+, (nếu dùng dạng rắn thì cân, dùng dạng lỏng thì đo thể tích) vào cốc;
 Dùng pipet thêm 2ml dung dịch H2SO4 (1: 5) cho vào cốc;
 Đun nóng dung dịch hỗn hợp;
 Thêm ít kẽm bột đun nóng nhẹ; nếu hết Zn phải tiếp tục cho thêm Zn vào;
 Thỉnh thoảng khuấy cho đến khi dung dịch mất màu vàng (lượng Fe3+ đã
chuyển thành Fe2+);
 Thử xem đã hết Fe3+ chưa (thử bằng NH4SCN);
 Để nguội, rót dung dịch qua giấy lọc vào bình định mức và định mức đến
100ml;
 Rửa cốc và giấy lọc vài lần bằng nước cất nguội;
 Sau đó, hút 10ml dung dịch Fe2+ đã định mức vào bình tam giác;
 Thêm 5ml hỗn hợp Zimecman vào bình tam giác;
 Rồi định phân bằng KMnO4 cho đến khi dung dịch có màu phớt hồng không
mất sau 30;
 Lặp lại thí nghiệm 3 lần, lấy kết quả trung bình;
 Tính nồng độ Fe2+ dựa trên lượng dung dịch KMnO4 đã dùng;
 Tính khối lượng Fe trong mẫu ban đầu.

4. TÍNH TOÁN KẾT QUẢ


Tính toán kết quả dựa vào phương trình phản ứng
Tính nồng độ dung dịch KMnO4 dựa vào dung dịch H2C2O4 đã biết chính xác nồng độ
5H2C2O4 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 10CO2 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
Khi kết thúc quá trình chuẩn độ ta xác định được thể tích KMnO4 đã dùng, dựa vào thể
tích và nồng độ H2C2O4 tính được nồng độ dung dịch KMnO4.
Tính nồng độ FeCl3 theo phương trình phản ứng
5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O
Dựa vào nồng độ và thể tích dung dịch KMnO4 đã dùng, thể tích FeCl3 mẫu, tính được
nồng độ Fe2+, từ đó suy ra nồng độ FeCl3 và khối lượng Fe trong mẫu ban đầu.

44
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

5. CÂU HỎI CHUẨN BỊ


1. Nguyên tắc của phương pháp chuẩn độ oxi hóa khử bằng KMnO4?
2. Nêu ứng dụng của phương pháp chuẩn độ này?
3. Nêu cơ chế phản ứng của phản ứng chuẩn độ?
4. Nêu mục đích sử dụng dung dịch Zimecman trong quá trình chuẩn độ?
5. Nêu các phản ứng xảy ra khi sử dụng dung dịch Zimecman trong quá trình chuẩn độ?
6. Nêu phương pháp chuẩn độ Fe3+ bằng dung dịch KMnO4?
7. Phương pháp pha dung dịch H2C2O4 từ ống chuẩn?
8. Nêu phương pháp tính toán và pha chế dung dịch KMnO4 0,1M? Dung dịch thu được có
phải là dung dịch chuẩn không? Vì sao?
9. Vì sao khi sử dụng dung dịch KMnO4 phải chuẩn độ lại dung dịch?
10. Nêu phương pháp pha dung dịch Zimecman?
11. Nêu phương pháp tính toán và pha chế dung dịch H2SO4 1:5 từ H2SO4 đặc?
12. Vì sao phương pháp này phải chuẩn độ trong môi trường axít?
13. Vì sao phải cho axít H2SO4 trong quá trình khử Fe3+?
14. Chỉ thị trong phương pháp chuẩn độ oxi hóa – khử bằng KMnO4?
15. Vì sao khi lọc Fe2+ phải tráng phễu và giấy lọc nhiều lần bằng nước cất?

45
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

BÀI 5: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ OXI HÓA KHỬ


PHƯƠNG PHÁP I2
1. LÝ THUYẾT
1.1. Định nghĩa
Phương pháp chuẩn độ iốt là một trong các phương pháp chuẩn độ oxi hoá - khử, do
thế oxy hoá khử của cặp I2/2I- không lớn lắm, vào loại trung bình. EoI2/2I- = 0,54V. Nên I2 là
chất oxy hoá yếu đối với nhiều chất khử trung bình như H2S, Sn2+, H2SO3 v.v…và I- cũng thể
hiện tính khử đối với các chất oxy hoá trung bình trở lên: Fe3+, Cr2O72-, MnO4- v.v…
Phương pháp iốt dựa vào tính oxy hoá khử của iốt trong dung dịch:
I2 + 2e  2I-
Có thể dùng phương pháp iốt để xác định các chất khử và các chất oxy hoá.
Chỉ thị là hồ tinh bột tạo với iốt một hợp chất hấp phụ màu xanh.

1.2. Ứng dụng


1.2.1. Xác định các chất khử
 Nguyên tắc phép đo iốt-thiosunfat: I2 + 2Na2S2O3 → 2NaI + Na2S4O6
Dùng chỉ thị hồ tinh bột.
 Xác định các chất khử khác: người ta có thể xác định một loạt các chất khử khác các muối
của H2SO3, H3AsO3, HSbO3, H2S tự do, SnCl2 và các chất khác bằng cách cho lượng dư
chính xác I2, chuẩn lượng dư I2 bằng Na2S2O3 với chỉ thị hồ tinh bột.
Ví dụ:
SO32- + I2 + H2O → SO42- + 2I- + 2H+ + I2 (dư)
I2 (dư) + Na2S2O3 → 2NaI + Na2S4O6
Từ lượng Na2S2O3 tiêu tốn suy ra lượng I2 dư, biết lượng I2 ban đầu và lượng I2 dư suy
ra lượng I2 đã tác dụng với chất khử và từ đó tính ra lượng chất khử.

1.2.2. Xác định các chất oxy hoá


 Nguyên tắc: dùng lượng chính xác chất oxy hoá cho tác dụng với KI dư, chuẩn lượng I2
thoát ra bằng Na2S2O3 với chỉ thị hồ tinh bột.
 Người ta xác định các chất oxy hoá: Cr2O72-, Cl2, Br2, KMnO4, KClO3, vôi tẩy trắng
CaOCl2, các muối của HNO3, hyđropeoxyt …
Ví dụ: Cr2O72- + 6I- + 14H+ → 3I2 + 3Cr3+ + 7H2O

46
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

I2 + 2Na2S2O3 → 2NaI + Na2S4O6


Biết lượng Na2S2O3 tiêu tốn suy ra lượng I2 đã phản ứng, từ đó tính ra nồng độ chất
oxy hoá đã tác dụng.

1.2.3. Định phân các axit


Dùng hỗn hợp IO3- và I- để định phân axit:
IO3- + 5I- + 6H+ → 3I2 + 3H2O
Chuẩn lượng I2 thoát ra bằng Na2S2O3 ta suy ra lượng H+.
Trong bài này, SV cần biết phương pháp pha chế và chuẩn hoá nồng độ của dung dịch
chuẩn Na2S2O3. Ứng dụng xác định nồng độ của ion Cu2+ trong mẫu phân tích.

1.3. Cơ chế phản ứng


1.3.1. Điều kiện tiến hành chuẩn độ
Vì iốt là chất dễ bị thăng hoa do đó không nên đun nóng dung dịch. Hơn nữa trong
dung dịch nóng, độ nhạy của chỉ thị hồ tinh bột bị giảm.
Phương pháp iốt không tiến hành trong môi trường kiềm mạnh, vì:
I2 + 2NaOH → NaI + NaIO + H2O
IO-( hypo iodua) là chất oxy hoá mạnh hơn iốt, tác dụng với dung dịch chuẩn của chất
khử Na2S2O3: S2O32- + 4IO- +2OH- → 4I- + 2SO42- + H2O
Phương pháp iốt cũng không tiến hành trong môi trường axit mạnh vì làm tăng phản
ứng oxy hoá khử gữa I- và O2 không khí:
4I- + O2 +4H+  2I2 + 2H2O
Phương pháp iốt tiến hành trong môi trường axit yếu, trung tính hoặc kiềm yếu.
Phải che kín dung dịch KI khỏi ánh sáng.
 Đối với trường hợp định phân I2 thoát ra trong dung dịch xác định, không nên định
phân ngay sau khi trộn thuốc thử mà phải để vài phút. Chỉ thị hồ tinh bột trong trường hợp này
cho vào dung dịch chỉ khi phản ứng đã gần đến điểm tương đương (dung dịch màu vàng rơm)
để xác định được chính xác điểm tương đương, vì thêm hồ tinh bột ngay từ đầu thì sự đổi màu
không nhạy.
 EoI2/2I- không lớn lắm nên chiều phản ứng không xảy ra đến cùng, vì vậy phải đặc biệt
chú ý các điều kiện sao cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Ví dụ : tăng nồng độ I- làm độ tan I2 trong nước tăng bằng cách cho dư I-:
I- + I2  I3-( tan nhiều)

47
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

2. DỤNG CỤ, HOÁ CHẤT


2.1. Dụng cụ
2.1.1. Mô tả bộ dụng cụ phản ứng
Dụng cụ phản ứng là bộ dụng cụ chuẩn độ gồm buret 25ml, bình tam giác 250ml.
Ngoài ra còn cần pipet để lấy hóa chất và bình định mức
Dụng cụ Số lượng
Pipét 10ml 2
Bình tam giác 250ml 3
Bình định mức 100ml 2
Buret 25ml 1

2.1.2. Dụng cụ hỗ trợ


Dụng cụ Số lượng
Mặt kính đồng hồ 3
Ống nhỏ giọt 1
Cốc 100ml 2
Giá pipet 1
Giá buret 1
Bình tia nước cất 1

2.2. Hóa chất


2.2.1. Hóa chất phản ứng
Hóa chất Số lượng
CuSO4.5H2O 2g
KI 20 – 30g
Na2S2O3.5H2O 4,96g
Hồ tinh bột 2g

2.2.2. Hóa chất hỗ trợ


Hóa chất Số lượng
Dung dịch CH3COOH (d=1,05 g/ml) 60g
CH3COONa 8,2g

48
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

Na2CO3 khan 1g
K2Cr2O7 rắn 5,68g
HgI2 1g
Dung dịch HCl 3M 50ml

2.2.3. Phương pháp tính và pha chế dung dịch


a. Pha chế dung dịch Na2S2O3 với nồng độ gần đúng 0,02M
Dung dịch Na2S2O3.5H2O không chuẩn bị từ lượng cân chính xác của Na2S2O3.5H2O
vì muối này dễ mất nước kết tinh, nồng độ thay đổi trong lúc bảo quản do tác dụng của CO 2,
O2 không khí và các vi khuẩn trong nước…
 Muốn pha 1 lít dung dịch chuẩn Na2S2O3 0,02M ta cần tính toán lượng Na2S2O3 rắn
cần dùng:
Số mol Na2S2O3 cần dùng:
n = CM x V = 0,02 x 1 = 0,02 mol
Khối lượng Na2S2O3.5H2O cần dùng:
m = n x M = 0,02 x (158 + 5x18) = 4,96g
 Phương pháp pha:
Cân 4,96 g Na2S2O3.5H2O trên cân kỹ thuật rồi hoà tan vào 1lít nước cất vừa đun sôi
(do tinh thể ngậm nước nên Na2S2O3 thường mất nước do đó để điều chế dung dịch chuẩn
người ta thường cân trên cân kỹ thuật). Thêm vào dung dịch 0,1g Na2CO3, vài giọt cloroform
hay HgI2 0,001%. Dung dịch phải đựng trong bình thuỷ tinh màu có nút nhám, ít nhất sau 2
ngày mới lập độ chuẩn. Độ chuẩn của dung dịch Na2S2O3 thay đổi khi để lâu do tác dụng của
CO2 và O2 không khí:
Na2S2O3 + H2CO3 → NaHCO3 + NaHSO3 + S
2Na2S2O3 + O2 → 2Na2S2O4 + 2S
Dưới tác dụng của CO2, độ nguyên chuẩn của tiosunfat tăng lên vì lượng NaHSO3 tạo
thành tác dụng với iốt theo tỷ lệ phân tử cao hơn là Na2S2O3 với I2:
HSO3- + I2 + H2O → HSO4- + 2HI
S2O32- + I2 → 2I- + S4O62-
Quá trình phân huỷ do H2CO3 thường diễn ra trong 10 ngày đầu sau khi pha dung
dịch, sau đó độ chuẩn lại giảm do:
2Na2S2O3 + O2 → 2Na2SO4 + 2S

49
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

Khi pha chế dung dịch Na2S2O3 người ta thêm Na2CO3 một mặt để hạn chế sự có tác
dụng của CO2 mặt khác để giảm sự hoạt động của vi khuẩn vì hoạt động của vi khuẩn ở pH =
910. Thêm HgI2 0,001% để diệt vi khuẩn nhưng dung dịch vẩn không thể chuẩn bị từ lượng
cân chính xác. Do đó, dung dịch chỉ pha chế gần đúng rồi thiết lập độ chuẩn bằng các chất
khởi đầu như: K2Cr2O7, As2O3…

b. Pha chế dung dịch hồ tinh bột


Pha chế dung dịch hồ tinh bột 0,2%: nghiền 2g hồ tinh bột và 10g HgI2 (diệt vi khuẩn)
với một ít H2O. Đổ huyền phù này vào 1 lít nước sôi. Đun sôi tiếp tục dung dịch cho đến
trong suốt, làm nguội, bảo vệ trong bình có nút nhám.

c. Pha chế dung dịch đệm axetat


Dung dịch đệm axetat là dung dịch hỗn hợp CH3COOH và CH3COONa với nồng độ
mỗi chất là 1M. Đệm axetat dùng để tạo môi trường axít yếu cho quá trình chuẩn độ Cu 2+
(tránh phản ứng thủy phân Cu2+)
 Tính toán lượng chất cần thiết:
Để pha 100ml dung dịch đệm thì:
Số mol CH3COOH cần dùng là: n = CM x V = 1 x 0,1 = 0,1mol
=> Khối lượng: m = n x M = 0,1 x 60 = 6g
=> Thể tích (CH3COOH ở trạng thái lỏng): V = m/d = 6/1,05 = 5,7ml
Số mol CH3COONa cần dùng là: n = CM x V = 1 x 0,1 = 0,1mol
=> Khối lượng: m = n x M = 0,1 x 82 = 8,2g
 Phương pháp pha: Cân 8,2g CH3COONa cho vào cốc, cho tiếp 5,7ml CH3COOH, sau
đó cho nước cất vào đến 100ml

d. Pha chế dung dịch K2Cr2O7 0,02M


Để pha 1lít dung dịch K2Cr2O7 0,02M ta cần tính toán lượng K2Cr2O7 rắn cần dùng và
phương pháp pha.
 Tính toán lượng K2Cr2O7 cần dùng:
n = CM x V = 0,02 x 1 = 0,02mol
m = n x M = 0,02 x 284 = 5,68g
 Phương pháp pha: cân chính xác gần đúng 5,68g K2Cr2O7 cho vào cốc, cho một ít
nước cất để hòa tan lượng K2Cr2O7, sau đó cho vào bình định mức 1 lít, rồi cho tiếp

50
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

nước cất vào đến nửa bình, lắc đều. Cho tiếp nước cất đến vạch, đậy nắp bình, lắc đều
bình lên xuống, thu được dung dịch chuẩn K2Cr2O7 0,02M.

e. Pha chế dung dịch KI


Dung dịch KI được sử dụng làm chất phản ứng để tạo I2, sau đó chuẩn độ lại I2 bằng
dung dịch Na2S2O3, do đó nồng độ KI không cần chính xác. Trong bài này, pha dung dịch KI
với nồng độ 20%.
 Tính toán: vì không cần nồng độ chính xác nên giả sử rằng ddd = 1g/ml
Để pha 100ml dung dịch KI 20% cần:
mdd = V x d = 100 x 1 = 100g
mKI = mdd x C/100 = 20g
 Phương pháp pha: cân 20g KI bằng cân kỹ thuật, cho vào cốc 250ml, cho nước vào
hòa tan KI rắn, sau đó cho tiếp nước cất vào đủ 100ml. Vì pha không cần nồng độ
chính xác do đó chỉ cần pha dung dịch vào cốc rồi cho vào bình đựng hóa chất mà
không cần pha bằng bình định mức.

3. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM


3.1. Pha chế dung dịch
Pha chế các dung dịch Na2S2O3, dung dịch KI, dung dịch hồ tinh bột, dung dịch đệm
axetat, dung dịch chuẩn K2Cr2O7 theo phương pháp trên.

3.2. Xác định nồng độ dung dịch Na2S2O3


 Dùng pipet hút chính xác 10ml dung dịch K2Cr2O7 có nồng độ 0,02M cho vào bình
tam giác;
 Dùng ống đong thêm vào đó 5ml HCl 3M, lắc đều;
 Thêm vào 7ml KI 20% lắc đều;
 Đậy bình nón bằng nắp kính đồng hồ để yên 10 phút trong bóng tối;
 Sau đó định phân bằng dung dịch Na2S2O3 (lắc liên tục) cho đến khi dung dịch có màu
vàng rơm;
 Cho thêm 1ml hồ tinh bột, dung dịch có màu xanh tím;
 Liên tục định phân đến hết màu xanh tím;
 Lúc này dung dịch chuyển sang màu xanh lá cây của ion Cr3+;

51
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

 Kiểm tra kết quả, thêm vào dung dịch đã chuẩn độ 1 giọt dung dịch K2Cr2O7, dung
dịch không quá chuẩn khi xuất hiện màu xanh tím;
 Lặp lại thí nghiệm 23 lần, lấy kết quả trung bình;
 Tính nồng độ chính xác của dung dịch Na2S2O3.

3.3. Xác định nồng độ của Cu2+


3.3.1. Nguyên tắc
Cu2+ + 4I- → 2CuI + I2 (1)
I2 thoát ra được định phân bằng dung dịch Na2S2O3
2Na2S2O3 + I2  2NaI + Na2S4O6 (2)
Nhận xét : EoCu2+/Cu+ = 0,17V, EoI2/2I- = 0,54V
EoCu2+/CuI = 0,85V => lgK = 10,66
Hằng số cân bằng rất lớn, phản ứng thực tế xảy ra hoàn toàn.
Để ngăn chặn sự thuỷ phân của Cu2+ làm giảm tốc độ phản ứng (1), phản ứng tiến
hành trong môi trường axit yếu.
Phương pháp iốt xác định Cu2+ là một phương pháp quan trọng có nhiều ứng dụng
trong thực tế xác định Cu trong muối, quặng, các hợp kim.
Các chất cản trở: cần chú ý đến các chất tạo phức với Cu2+, ví dụ HCl dư (tạo phức
[CuCl4]2-, ion tactrat trong dung dịch trung tính tạo phức tactrat đồng khá bền v.v…). Ngoài
ra phải chú ý đến các chất có khả năng oxy hoá iođua. Fe3+ có mặt phải được che bằng
pirophotphat hoặc NH4HF2-. Các oxit nitơ có mặt khi hoà tan mẫu trong axit nitric phải được
đuổi bằng urê hay HSO3NH2.

3.3.2. Cách tiến hành


 Hòa tan mẫu Cu2+ vào cốc và cho vào bình định mức 100ml, thêm 10ml dung dịch
đệm axetat (CH3COOH và CH3COONa); sau đó cho nước đến vạch;
 Dùng pipet hút chính xác 10ml trong dung dịch Cu2+;
 Thêm 7ml KI 20%;
 Đậy bình bằng mặt kính đồng hồ, để vào chỗ tối khoảng 10 phút;
 Định phân bằng dung dịch Na2S2O3 đến màu vàng nhạt;
 Thêm vào đó khoảng 1ml hồ tinh bột;
 Tiếp tục định phân bằng Na2S2O3 cho đến khi mất màu xanh;
 Lặp lại thí nghiệm 23 lần, lấy kết quả trung bình;
 Tính nồng độ Cu2+, sau đó tính khối lượng Cu có trong mẫu chất ban đầu.

52
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

4. TÍNH TOÁN KẾT QUẢ


4.1. Xác định nồng độ dung dịch Na2S2O3
 Cho một lượng chính xác K2Cr2O7 tác dụng với một lượng thừa KI.
 I2 thoát ra chuẩn bằng dung dịch Na2S2O3. Nồng độ Na2S2O3 tính được suy từ lượng
cân hoặc nồng độ của K2Cr2O7 và thể tích K2Cr2O7 đã lấy định phân và thể tích
Na2S2O3 tiêu thụ.
Phản ứng định phân :
K2Cr2O7 + 6KI + 14HCl  8KCl + 2CrCl3 + 3I2 +7H2O (3)
Định phân lượng I2 sinh ra bằng dung dịch Na2S2O3 chuẩn với chỉ thị hồ tinh bột.
2Na2S2O3 + I2 → Na2S4O6 + 2NaI (4)
Từ thể tích và nồng độ dung dịch K2Cr2O7 đã dùng và thể tích dung dịch Na2S2O3 tiêu tốn
ta suy ra độ chuẩn dung dịch Na2S2O3.
Từ (3) => nI2 = 3nK2Cr2O7 = 3.CM(K2Cr2O7)xVdd
Từ (4) => nNa2S2O3 = CM(Na2S2O3) x VNa2S2O3 = 2nI2 = 6nK2Cr2O7 = 6.CM(K2Cr2O7)xVdd
6.CM(K 2 Cr2 O 7 ) xVK 2 Cr2 O 7
=> CM (Na2S2O3) =
VNa 2S2 O3

4.2. Xác định nồng độ dung dịch Cu2+


Cho Cu2+ phản ứng với dung dịch KI dư, chuẩn độ lượng I2 tạo thành bằng Na2S2O3 đã
biết nồng độ. Các phương trình chuẩn độ như (1) và (2):
Từ (1) => nCu2+ = nI2
Từ (2) => nI2 = ½ nNa2S2O3 = ½ CM(Na 2S2 O3 ) xVdd(Na 2 S 2O 3 )

=> nCu2+ = CM(Cu2+)xVdd = ½ CM(Na 2S2 O3 ) xVdd(Na 2 S 2O 3 )

1 CM(Na 2 S 2 O3 ) x Vdd(Na 2 S 2 O3 )
=> CM(Cu2+) = x
2 Vdd (Cu 2 )

=> mCu2+ = nCu2+ x MCu2+

53
Giáo trình thí nghiệm Hóa lý - Hóa phân tích

5. CÂU HỎI CHUẨN BỊ


1. Nêu nguyên tắc của phương pháp chuẩn độ oxi hóa – khử bằng I2?
2. Nêu các ứng dụng của phương pháp chuẩn độ này?
3. Chỉ thị trong phương pháp chuẩn độ này?
4. Vì sao không đun nóng trong quá trình chuẩn độ?
5. Viết các phương trình xảy ra khi chuẩn độ lại nồng độ Na2S2O3?
6. Nêu phương pháp tính toán và pha chế dung dịch Na2S2O3 0,02M?
7. Nêu phương pháp tính toán và pha chế dung dịch K2Cr2O7 0,02M?
8. Vì sao phải dùng đệm axetat?
9. Nêu phương pháp tính toán và pha chế dung dịch đệm axetat?
10. Nêu nguyên tắc chuẩn độ Cu2+ bằng phương pháp iốt?
11. Na2S2O3 có phải là chất chuẩn gốc không? Vì sao?

54

You might also like