You are on page 1of 29

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG

GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH


HÓA LÝ DƯỢC

Biên soạn: ThS. DS. Phạm Thu Hương

ThS. Đặng Thị Mỹ Huệ

ĐÀ NẴNG, 2021
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG

GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH


HÓA LÝ DƯỢC
DÙNG CHO ĐÀO TẠO: DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
LƯU HÀNH NỘI BỘ

Biên soạn: ThS. DS. Phạm Thu Hương

ThS. Đặng Thị Mỹ Huệ

ĐÀ NẴNG, 2021
2
MỤC LỤC
Bài 1. ĐO pH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA, PHA CHẾ VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ
TÍNH CHẤT CỦA DUNG DỊCH ĐỆM .................................................................................... 4

BÀI 2. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ ĐIỆN THẾ……………………………………….. .....9

BÀI 3. XÁC ĐỊNH HẰNG SỐ TỐC ĐỘ CỦA PHẢN ỨNG BẬC 2 .................................... 11

BÀI 4. XÁC TÁC ĐỒNG THỂ - PHẢN ỨNG PHÂN HỦY H2O2 . ....................................... 15

BÀI 5. XÁC ĐỊNH NĂNG LƯỢNG HOẠT HÓA (E*) CỦA PHẢN ỨNG PHÂN HỦY
H2O2…………………………………………………………………………………………..19

BÀI 6. SỰ HẤP PHỤ, ĐƯỜNG ĐẲNG NHIỆT HẤP PHỤ TRONG DUNG DỊCH NƯỚC.
.................................................................................................................................................. 23

BÀI 7. ĐIỀU CHẾ DUNG DỊCH KEO VÀ XÁC ĐỊNH NGƯỠNG KEO TỤ ……..………27

3
Bài 1: ĐO pH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA, PHA CHẾ
VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA DUNG DỊCH ĐỆM.

I. Mục tiêu học tập

- Trình bày được nguyên tắc của phép đo pH bằng phương pháp đo sức điện động của pin.

- Thực hiện được các bước tiến hành đo pH của một dung dịch bằng máy đo pH.

- Pha chế được một dung dịch đệm có pH mong muốn và khảo sát một số tính chất của dung
dịch đệm.

II. Cơ sở lý thuyết

1. Đo pH bằng phương pháp điện hóa

Ta đã biết điện thế của 1 điện cực phụ thuộc vào hoạt độ ion tham gia vào phản ứng điện
cực. pH của 1 dung dịch là đối logarit thập phân của nồng độ hay chính xác hơn là đối logarit
thập phân hoạt độ ion H+:

pH = -log aH+

Từ đó có thể suy ra rằng nếu chọn được 1 điện cực mà thế của nó phụ thuộc và chỉ phụ
thuộc vào hoạt độ ion H+ thì khi dùng dung dịch thử làm phần dung dịch cho điện cực rồi đo thế
của điện cực này ta có thể xác định được pH của dung dịch. Từ đó ta có nguyên tắc của phép đo
pH bằng phương pháp đo thế như sau:

- Chọn điện cực chỉ thị là điện cực chỉ phụ thuộc vào giá trị thế của nó phụ thuộc và chỉ phụ
thuốc vào hoạt độ H+. Các điện cực thõa mãn điều kiện hay được sử dụng là :

Điện cực hydro

Điện cực quinhydron.

Điện cựcAntimon

Điện cực thủy tinh

- Ghép điện cực chỉ thị với một điện cực so sánh thích hợp rồi đo sức điện động của pin.

4
- Từ đó tính ra giá trị pH

2. Dung dịch đệm và pha chế dung dịch đệm

Dung dịch đệm là dung dịch có pH hầu như không thay đổi khi pha loãng hoặc khi thêm
một lượng nhỏ acid mạnh hoặc base mạnh vào nó. Dung dịch đệm điển hình thường chứa những
cặp acid/base liên hợp. Ví dụ:

Dung dịch đệm gồm một acid yếu và muối của nó như hệ đệm chứa CH3COOH và
CH3COONa. Dạng acid CH3COOH là yếu tố có khả năng cho proton để trung hòa tác dụng của
base mạnh khi thêm vào và dạng base CH3COONa có tác dụng trung hòa acid mạnh thêm vào.
Đây chính là cơ chế giải thích tại sao dung dịch đệm có khả năng giữ được pH tương đối cố
định.

Dung dịch đệm gồm một base yếu và muối của nó như hệ đệm chứa NH4OH và NH4Cl
(Cặp acid/base liên hợp là NH4+/ NH3)

Người ta đã thiết lập công thức tính pH cho dung dịch đệm gồm một acid yếu và muối
của nó như sau:

𝐶
pH = pKa + lg 𝐶𝑏𝑎𝑠𝑒
𝑎𝑐𝑖𝑑

Trong đó Cacid và Cbase là nồng độ mol/l của dạng acid và dạng base của cặp acid/base
liên hợp trong dung dịch, còn Ka là hằng số điện ly của acid pKa = -lgKa.

Đối với trường hợp hệ đệm gồm một base yếu và muối của nó công thức tính pH được
thiết lập:

𝐶
pH = 14 – pKb + lg 𝐶𝑏𝑎𝑠𝑒
𝑎𝑐𝑖𝑑

Trong đó Kb là hằng số điện ly của base yếu và pKb = -lgKb.

Mỗi dung dịch đệm chỉ có khả năng giữ giá trị pH bền vững trong một giới hạn nhất
định. Khả năng đó được đặc trung bởi khái niệm dung lượng đệm hay còn gọi là đệm năng , đó
là số mol acid mạnh hoặc base mạnh thêm vào 1 lít dung dịch đệm để pH của nó thay đổi 1 đơn
vị.

- Công thức tính đệm năng:


5
- Cho trường hợp thêm một base mạnh vào dung dịch đệm:

∆𝐶 𝑑𝐶
β = ∆𝑝𝐻𝐵 hay chính xác hơn: β = 𝑑𝑝𝐻𝐵

Trong đó: β là đệm năng (hay còn họi là dung lượng đệm, khả năng đệm); ΔCB là sự
biến thiên nồng độ base mạnh thêm vào và ΔpH là sự thay đổi giá trị pH tương ứng.

- Tương tự cho trường hợp khi thêm một acid mạnh ta có công thức tính đệm năng:

∆ 𝐶𝐴 𝑑𝐶𝐴
β= hay chính xác hơn: β =
∆𝑝𝐻 𝑑𝑝𝐻

Dung lượng đệm càng lớn thì khả năng cố định pH của dung dịch đệm càng tốt. Nồng
độ dung dịch càng đặc thì dung lượng đệm càng lớn. Dung lượng đệm cực đại khi pH =pK.

Hai thông số quan trong cần lưu ý khi tiến hành pha chế dung dịch đệm đó là nồng độ
và pH. Ví dụ khi nói đệm acetat 0,04M có pH = 4 nghĩa là hệ đệm này có chứa 0,04 mol
CH3COO- trong 1 lít và được điều chỉnh về pH = 4.

III. Tiến hành thí nghiệm:

1. Thực hành đo pH trên máy

- Quan sát kỹ cấu tạo của điện cực kết hợp (gồm 1 điện cực thủy tinh và 1 điện cực so sánh loại
2) được sử dụng để đo pH.

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy gồm các thao tác cơ bản sau:

- Khởi động máy, chuyển sang chế độ đo pH

- Rửa sạch điện cực và tiến hành chuẩn máy với dung dịch chuẩn Buffer1 có pH = 7,0

- Chuẩn máy tiếp tục bằng Buffer 2 có pH = 4.01 (hoặc 9.01 tùy thuộc vào pH của dung dịch
cần xác định). Các máy đo pH hiện tại thường yêu cầu chuẩn hai điểm bằng hai dung dịch pH
chuẩn.

- Rửa điện cực, nhúng vào dung dịch cần đo pH và đọc giá trị.

2. Tiến hành pha chế và khảo sát tính chất của dung dịch đệm:

6
2.1. Tiến hành pha 250ml dung dịch đệm acetat C(M) có giá trị pH nhất định theo bảng
dưới đây:

Dung dịch đệm (1) (2) (3) (4)

Nồng độ (M) 0,1 0,1 0,1 0,2

pH 4,75 4,00 5,50 4,75

- Cân chính xác một lượng natri acetat có nồng độ theo từng dung dịch vào cốc có mỏ 250ml
sau đó thêm vào khoảng 220-230ml nước cất hòa tan hoàn toàn.

- Thử pH của dung dịch bằng giấy chỉ thị vạn năng sau đó vừa khuấy vừa điều chỉnh về pH xấp
xỉ 5 bằng HCl 2N (thử pH bằng giấy chỉ thị).

- Cắm điện cực của máy đo pH vào cốc. Chú ý máy đo pH đã được chuẩn trước với hai dung
dịch pH chuẩn.

- Điều chỉnh pH bằng cách vừa khuấy dung dịch vừa thêm từ từ HCl 2N cho đến khi máy đo
pH đạt giá trị mong muốn.

- Chuyển dung dịch trong cố vào bình định mức 250ml tráng cốc bằng nước cất rồi bổ sung sao
cho đủ thể tích ta được 250ml dung dịch đệm theo yêu cầu.

2.2. Khảo sát tính chất của dung dịch đệm:

Lấy 10 bình định mức 50ml lần lượt tiến hành các thí nghiệm như bảng sau:

HCl NaOH Nước cất Dung dịch pH Đệm


0,1N 0,1N đệm năng
Theo Thực tế
tính đo được
toán

Bình 1 2 0 Vừa đủ 0
50

7
Bình 2 0 2 Vừa đủ 0
50

Bình 3 2 0 0 Dung dịch


đệm số (1) vừa
đủ 50

Bình 4 0 2 0 Dung dịch


đệm số (1) vừa
đủ 50

Bình 5 2 0 0 Dung dịch


đệm số (2) vừa
đủ 50

Bình 6 0 2 0 Dung dịch


đệm số (2) vừa
đủ 50

Bình 7 2 0 0 Dung dịch


đệm số (3) vừa
đủ 50

Bình 8 0 2 0 Dung dịch


đệm số (3) vừa
đủ 50

Bình 9 2 0 0 Dung dịch


đệm số (4) vừa
đủ 50

Bình 0 2 0 Dung dịch


10 đệm số (4) vừa
đủ 50

8
Bài 2: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ ĐIỆN THẾ

I. Mục tiêu học tập:

- Biết cách xác định điểm tương đương trong chuẩn độ điện thế thông qua đường cong chuẩn
độ.

- Nắm được những yếu tố có ảnh hưởng tới phép đo điện thế và biện pháp khắc phục.

II. Tiến hành thí nghiệm:

1. Bố trí thí nghiệm:

- Tráng sạch buret sau đó cho vào buret dung dịch HCl 0,1N. Điều chỉnh về vạch số 0.

- Cho vào cốc có mỏ dung tích 100ml chính xác 10ml dung dịch NaOH 0,1N và 30-40ml nước,
khuấy đều.

- Nhúng cặp điện cực của máy đo vào cốc. Bật và điều chỉnh máy sang chuẩn độ đo thế.

2. Xác định sơ bộ điểm tương đương

- Thêm dần từ trên buret dung dịch HCl 0,1N với những lượng bằng nhau: 3; 4; 5; 6; 8 ……ml.
Sau mỗi lần nhỏ HCl lắc đều dung dịch, đo E và ghi kết quả. Chú ý: do tại điểm tương đương
có sự biến đổi đột ngột giá trị thế, cho nên khi bắt đầu thấy giá trị thế đo được trên máy thay đổi
mạnh thì rút ngắn thể tích HCl 0,1N cho xuống để xác định tương đối gần điểm tương đương.
Ví dụ tại 9ml thấy giá trị thế bắt đầu tăng mạnh thì lần cho tiếp theo không phải 1ml nữa mà
cho khoảng 0,3-0,5 ml.

- Dựa vào kết quả đo được hãy xác định điểm tương đương gần đúng.

3. Xác định chính xác điểm tương đương

Sau khi biết điểm tương đương gần đúng thì bố trí lại thí nghiệm như ban đầu. Nhưng cho dung
dịch HCl 0,1N trên buret xuống đến trước điểm tương đương sơ bộ 1ml mới bắt đầu đo thế.
Khoảng cách đo các điểm tương đương gần đúng ± 1,0ml. Các điểm đo bắt buộc phải cách nhau
0,1ml. Ví dụ điểm tương đương gần đúng xác định được là 9,3 ÷ 9,6ml thì lần này đo E ở các
điểm 8,3; 8,4; 8,5; ….9,2; 9,3; 9,4; …..10,1; 10,2;…10,6.

9
- Vẽ đồ thị E – VHCl để xác định chính xác điểm tương đương.

Lưu ý: khi cho dung dịch HCl vào, phải khuấy đều để phản ứng xảy ra, sau đó mới nhúng cặp
điện cực vào để đo thế.

IV. Báo cáo kết quả:

Ghi kết quả lần chuẩn độ chính xác theo bảng.

Sự thay đổi của E trong quá trình chuẩn độ

Xác định sơ bộ Xác định chính xác

VHCl (ml) E (V) VHCl (ml) E (V)

- Vẽ đồ thị và dán vào báo cáo

- Xác định điểm tương đương

- Tính nồng độ dung dịch NaOH.

10
Bài 3: XÁC ĐỊNH HẰNG SỐ TỐC ĐỘ CỦA PHẢN ỨNG BẬC 2

(Phản ứng xà phòng hóa Etyl acetat)

I. Mục tiêu học tập

- Xác định được hằng số tốc độ của phản ứng bậc 2

- Phân biệt sự khác nhau giữa phản ứng bậc nhất và bậc 2.

II. Lý thuyết

Phản ứng bậc hai là phản ứng có tốc độ phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng theo hàm số bậc
2.

Với phản ứng của 2 chất A và B dạng

A + B → sản phẩm

Phương trình động học của phản ứng có dạng:

V = k. CA. CB

𝑑𝐶𝐴 𝑑𝐶𝐵 𝑑𝐶𝑠𝑝


Với v = - =- =+
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡

Nếu gọi a là nồng độ chất A ban đầu

b là nồng độ chất B ban đầu

x là nồng độ sản phẩm đã tạo thành tính đến thời điểm t thì ở thời điểm này:

CA = a – x

CB = b – x

𝑑𝐶𝑥
V= = k. (a-x). (b-x)
𝑑𝑡

Biến đổi biểu thức trên ta được:

𝑑𝐶𝑥
= k. dt
(𝑎−𝑥)(𝑏−𝑥)

11
Lấy tích phân hai vế:

𝑑𝑥
∫ (𝑎−𝑥)(𝑏−𝑥) = ∫ 𝑘𝑑𝑡

Sau một số biến đổi toán học ta có: (xem lại giáo trình lý thuyết)

2,303 𝑏.(𝑎−𝑥)
K = 𝑡.(𝑎−𝑏) . lg 𝑎(𝑏−𝑥)

Với phản ứng xà phòng hóa EtylAcetat

CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH

Vai trò của hai chất là tương đương nhau. Ta có thể coi chất nào là chất A đều được. Tuy nhiên
trong bài này do điều kiện tiến hành phản ứng ta lấy lượng NaOH nhiều hơn EtylAcetat vì vậy
ta coi NaOH là chất A còn Etyl Acetat là chất B.

Trong quá trình thí nghiệm việc theo dõi phản ứng và xác định x nồng độ NaOH còn lại ở thời
điểm t được thực hiện bằng chuẩn độ gián tiếp: trung hòa NaOH còn lại bằng dung dịch HCl
0.05N sau đó chuẩn độ HCl dư bằng NaOH 0.05N.

Giá trị của a và b được tính dựa vào lượng HCl 0.05N đã dùng ở thời điểm đầu và cuối của phản
ứng. (t =0 và t = α)

0 𝑝/ư
1 𝐶0 (𝐶𝑁𝑎𝑂𝐻 −𝐶𝑁𝑎𝑂𝐻 )
K = 𝑡.(𝐶 0 𝑜 .ln 𝐶 0𝐴𝑐𝐸𝑡 x 0 𝑝/ư
𝑁𝑎𝑂𝐻 − 𝐶𝐴𝑐𝐸𝑡 𝑁𝑎𝑂𝐻 (𝐶𝐴𝑐𝐸𝑡 −𝐶𝑁𝑎𝑂𝐻 )

III. Tiến hành thí nghiệm:

1. Kiểm tra nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH:

- Lấy 10ml dung dịch HCl 0,05N chuẩn độ với NaOH 0,05N, chỉ thị là 2 giọt phenolphthalein
1%.

- Cho dung dịch NaOH lên buret, điều chỉnh loại bọt khí và đưa về vạch số 0. Chuẩn độ dung
dịch HCl trong bình nón cho đến khi màu hồng nhạt xuất hiện và bền vững khoảng 30 giây, ghi
lấy giá trị thể tích NaOH trên buret. Có thể lấy 3 lần để lấy giá trị trung bình.

2. Xác định nồng độ của NaOH đã phản ứng tại các thời điểm

12
+ Chuẩn bị 5 bình nón 100ml, cho vào bình chính xác 10ml HCl 0.05N, sau đó thêm vào mỗi
bình 2 giọt phenolphthalein chuẩn bị cho phần tiến hành phản ứng.

+ Lấy 1 bình nón to dung tích 250ml có nút mài kín. Dùng ống đong lấy 100ml NaOH (vừa mới
kiểm tra nồng độ ở trên) cho vào bình này sau đó chuẩn bị làm nhanh và chính xác các công
việc sau:

a/ Pha hỗn hợp phản ứng:

- Dùng pipet nhỏ lấy khoảng 0,25-0,30ml EtylAcetat nguyên chất cho vào bình.

- Bấm đồng hồ ngay sau khi cho hết Etylacetat để tính thời gian bắt đầu.

- Đậy nắp bình và lắc đều hỗn hợp phản ứng.

b/ Xác định lượng NaOH đã phản ứng tại thời điểm t

Tại các phút thứ 3, thứ 6, thứ 9, thứ 12, thứ 15 tính từ khi bấm đồng hồ lấy thật nhanh 10ml hỗn
hợp phản ứng cho vào bình nón có sẵn 10ml HCl 0,05N đã chuẩn bị sẵn. Lắc đều và chuẩn độ
ngay lượng acid thừa trong bình đó bằng NaOH từ trên buret. Ghi số trên buret là v (ml).

Chú ý các tiến hành: Để tiến hành kịp thời gian tại 3 phút thì khoẳng 2’00’’ thì hút chính xác
10ml hỗn hợp phản ứng từ bình nón lớn 250ml ra nhưng chưa cho vào bình đựng 10ml HCl.
Đợi cho đến khi kim đồng hồ chỉ đúng 2’55’’ thì mới thả vào bình HCl. Cần lưu ý là trước khi
mở nắp bình phản ứng phải lặc kỹ hỗn hợp.

Tại các phút 6,9,12 và 15 phút cũng làm tương tự, thời gian hút ra 10ml dung dịch có thể tiến
hành sớm nhưng thời điểm thả vào bình có chứa 10ml HCl phải thật chính xác và đều nhau:
5’55’’; 8’55’’…

3. Xác định nồng độ ban đầu của CH3COOC2H5

Đem hỗn hợp phản ứng còn lại trong bình nón 250ml đun cách thủy ở 600C trong 30 phút để
thủy phân hết EtylAcetat. Làm nguội về nhiệt độ phòng, hút chính xác 10ml hỗn hợp cho vào
bình nón có sẵn 10ml HCl 0,05N và 2 giọt chỉ thị sau đó chuẩn độ lại lượng acid thừa trong bình
bằng dung dịch NaOH trên buret. Ghi lấy giá trị thể tích NaOH trên buret là x. Từ đây tính được
giá trị nồng độ ban đầu của Ethyl Acetyl.

13
Chú ý: Các phép chuẩn độ phải làm nhanh (trong vòng 1 phút) và chính xác. Mỗi lần chuẩn độ
đều phải cho NaOH lên buret và điều chỉnh về vạch số 0. Nếu sai phải làm lại từ đầu. Không
thể lấy một số kết quả của lần thí nghiệm trước ghép với một số kết qur thí nghiệm của lần sau.

4. Báo cáo kết qủa

Ngày ……. tháng…….. năm

Nhiệt độ phòng thí nghiệm …………..

Thời gian (phút) Số ml NaOH đã a-x b-x k


dùng (x)

12

15

……

14
Bài 4: XÚC TÁC ĐỒNG THỂ - PHẢN ỨNG PHÂN HỦY H2O2

I. Mục tiêu học tập:

- Xác định hằng số tốc độ của phản ứng phân hủy H2O2 với xúc tác là ion Cu2+ ở nhiệt độ 25-
350C (hoặc nhiệt độ phòng).

II. Cơ sở lý thuyết:

H2O2 phân hủy theo phương trình sau:

Tốc độ phản ứng này tăng lên khi có chất xúc tác. Phản ứng diễn ra theo hai giai đoạn:

Trong động hóa học, nếu có một phản ứng diễn ra theo nhiều giao đoạn thì tốc dộ phản ứng tổng
quát được xác định bằng tốc độ của giai đoạn chậm nhất. Vì vậy, ở phản ứng phân hủy H2O2 thì
tốc độ phản ứng được quyết định bởi giai đoạn 1 - phản ứng bậc 1.

Để theo dõi tốc độ phản ứng nói chung, người ta có thể theo dõi sự biến thiên nồng độ các chất
tham gia phản ứng hay chất tạo thành sau phản ứng đều được.

Hằng số tốc độ phản ứng phân hủy H2O2 được tính theo lượng oxi giải phóng theo thời gian
được biểu thị bằng phương trình:

2,303 V
k= . lg
t V − Vt

2,303 C0
k= . lg
t C0 − Ct
15
Trong đó: Vꝏ là lượng oxy giải phóng ra khi H2O2 phân hủy hoàn toàn (tương ứng nồng độ Cꝏ
ban đầu của H2O2).

Vt là lượng oxy giải phóng khi H2O2 phân hủy tương ứng với thời gian (tương ứng với nồng
độ Ct).

III. Tiến hành thí nghiệm.

1. Dụng cụ, hóa chất:

A. Dụng cụ:

- Máy điều nhiệt: 1 cái. (có thể ko cần khi sử dụng nhiệt độ phòng)

- Pipet 10 ml: 3 cái. (hút H2O2 0,2%; KMnO4 0,01N và CuSO4 0,5N)

- Pipet 2ml: 1 cái (hút H2SO4 10%).

- Bình nón 50ml: 8 cái.

- Buret 1 cái.

B. Hóa chất:

- Dung dịch H2O2 0,2%; KMnO4 0,01N và CuSO4 0,5N, H2SO4 10%.

2. Tiến hành thí nghiệm:

Theo dõi tốc độ phản ứng theo sản phẩm O2 tạo thành.

* Thí nghiệm xác định hằng số tốc độ phản ứng ở nhiệt độ T= 25-350C.

- Định lượng H2O2 ban đầu bằng dung dịch KMnO4 0,01N: cho vào 3 bình nón (trong
bình nón có chứa sẵn 2ml H2SO4 10%), 2ml H2O2 và chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,01N
cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt, ghi lại kết quả. Lấy V trung bình và Tính C0 ban đầu của
H2O2 .

- Lấy 20ml dung dịch H2O2 đã xác định nồng độ ở trên cho vào một bình nón và lấy
10ml dung dịch CuSO4 0,5N cho vào một bình nón khác. Đặt hai bình này vào máy điều nhiệt
ở 25-350C hoặc ở nhiệt độ phòng trong 20-30 phút. Sau đó trộn chung hai dung dịch H2O2 và

16
CuSO4 0,5N lại với nhau và để trở lại bình điều nhiệt. Khi trộn chung 2 bình với nhau thì ta bấm
đồng hồ bấm giây để tính thời gian bắt đầu phản ứng (t0).

- Lấy 2ml hỗn hợp phản ứng (mẫu 1) cho vào một bình nón khác đã chứa sẵn 2ml dung
dịch H2SO4 10% rồi chuần độ bằng dung dịch KMnO4 0,01N đến màu hồng nhạt, thì ghi thời
gian, đó là thời gian kết thúc phản ứng của mẫu 1 (t1). Ghi lại thể tích dung dịch KMnO4 0,01N
đã dùng.

- Sau khi chuẩn độ xong mẫu 1, lại lấy tiếp 2ml hỗn hợp phản ứng (mẫu 2) đem chuẩn
độ bằng dung dịch KMnO4 0,01N, ghi lại thời gian t2 và thể tích dung dịch KMnO4 0,01N đã
dùng. Tiếp tuc như thế đến khi chuẩn độ được 7-8 mẫu.

(Lấy mỗi mẫu cách nhau 5 phút)

- Tính toán kết quả và ghi vào bảng sau:

Thời gian tính từ lúc bắt đầu


Ct K25-350
phản ứng

T1

T2

T3

…..

* Tính toán kết quả:

Tính hằng số tốc độ phản ứng tại mỗi thời điểm t theo công thức:

2,303 C0
k= . lg
t C0 − Ct

C0 lượng H2O2 ban đầu- tương ứng với số ml KMnO4 0,01N đã dùng để chuẩn độ H2O2 ban
đầu.

17
Ct là lượng H2O2 còn lại sau thời gian t - tương ứng với số ml KMnO4 0,01N đã dùng tại mỗi
thời điểm t.

Lấy giá trị trung bình. Đó là hằng số tốc độ phản ứng ở nhiệt độ 25-350C.

18
BÀI 5: XÁC ĐỊNH NĂNG LƯỢNG HOẠT HÓA (E*) CỦA PHẢN
ỨNG PHÂN HỦY H2O2.

I. Mục tiêu học tập:

- Xác định năng lượng hoạt hóa (E*) của phản ứng phân hủy H2O2 với xúc tác là ion Cu2+ ở
nhiệt độ 250C – 350C và 550C – 650C.

II. Cơ sở lý thuyết:

H2O2 phân hủy theo phương trình sau:

Tốc độ phản ứng này tăng lên khi có chất xúc tác. Phản ứng diễn ra theo hai giai đoạn:

Trong động hóa học, nếu có một phản ứng diễn ra theo nhiều giai đoạn thì tốc độ phản ứng tổng
quát được xác định bằng tốc độ của giai đoạn chậm nhất. Vì vậy, ở phản ứng phân hủy H2O2 thì
tốc độ phản ứng được quyết định bởi giai đoạn 1 - phản ứng bậc 1.

Để theo dõi tốc độ phản ứng nói chung, người ta có thể theo dõi sự biến thiên nồng độ các chất
tham gia phản ứng hay chất tạo thành sau phản ứng đều được.

Hằng số tốc độ phản ứng phân hủy H2O2 được tính theo lượng oxi giải phóng theo thời gian
được biểu thị bằng phương trình:

2,303 V
k= . lg
t V − Vt

19
2,303 C0
k= . lg
t C0 − Ct
Trong đó: Vꝏ là lượng oxy giải phóng ra khi H2O2 phân hủy hoàn toàn (tương ứng nồng độ Cꝏ
ban đầu của H2O2).

Vt là lượng oxy giải phóng khi H2O2 phân hủy tương ứng với thời gian (tương ứng với nồng
độ Ct).

Năng lượng hoạt hóa (E*) được tính theo công thức Arrhenius (liên hệ giữa hằng số tốc độ k
theo nhiệt độ T):

k 2 E*  1 1 
ln =  − 
k1 R  T1 T2 

Trong đó: k1, k2: hằng số tốc độ

T1, T2: nhiệt độ phản ứng

III. Tiến hành thí nghiệm.

1. Dụng cụ, hóa chất:

A. Dụng cụ:

- Máy điều nhiệt: 1 cái.

- Pipet 10 ml: 3 cái. (hút H2O2 0,2%; KMnO4 0,01N và CuSO4 0,5N)

- Pipet 2ml: 1 cái (hút H2SO4 10%).

- Bình nón 50ml: 8 cái.

- Buret 1 cái.

B. Hóa chất:

- Dung dịch H2O2 0,2%; KMnO4 0,01N và CuSO4 0,5N, H2SO4 10%.

20
2. Tiến hành thí nghiệm:

Theo dõi tốc độ phản ứng theo sản phẩm O2 tạo thành.

* Thí nghiệm xác định hằng số tốc độ phản ứng ở nhiệt độ T= 55-650C.

- Định lượng H2O2 ban đầu bằng dung dịch KMnO4 0,01N: cho vào 3 bình nón (trong
bình nón có chứa sẵn 2ml H2SO4 10%), 2ml H2O2 và chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,01N
cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt, ghi lại kết quả. Lấy V trung bình và Tính C0 ban đầu của
H2O2.

- Lấy 20ml dung dịch H2O2 đã xác định nồng độ ở trên cho vào một bình nón và lấy
10ml dung dịch CuSO4 0,5N cho vào một bình nón khác. Đặt hai bình này vào máy điều nhiệt
ở 55-650C trong 20-30 phút. Sau đó trộn chung hai dung dịch H2O2 và CuSO4 0,5N lại với nhau
và để trở lại bình điều nhiệt. Khi trộn chung 2 bình với nhau thì ta bấm đồng hồ bấm giây để
tính thời gian bắt đầu phản ứng (t0).

- Lấy 2ml hỗn hợp phản ứng (mẫu 1) cho vào một bình nón khác đã chứa sẵn 2ml dung
dịch H2SO4 10% rồi chuần độ bằng dung dịch KMnO4 0,01N đến màu hồng nhạt, thì ghi thời
gian, đó là thời gian kết thúc phản ứng của mẫu 1 (t1). Ghi lại thể tích dung dịch KMnO4 0,01N
đã dùng.

- Sau khi chuẩn độ xong mẫu 1, lại lấy tiếp 2ml hỗn hợp phản ứng (mẫu 2) đem chuẩn
độ bằng dung dịch KMnO4 0,01N, ghi lại thời gian t2 và thể tích dung dịch KMnO4 0,01N đã
dùng. Tiếp tuc như thế đến khi chuẩn độ được 7-8 mẫu.

(Lấy mỗi mẫu cách nhau 5 phút)


- Tính toán kết quả và ghi vào bảng sau:

Thời gian tính từ lúc bắt đầu


Ct K55-650
phản ứng

T1
T2
T3

21
* Tính toán kết quả:

Tính hằng số tốc độ phản ứng tại mỗi thời điểm t theo công thức:

2,303 C0
k= . lg
t C0 − Ct

C0 lượng H2O2 ban đầu- tương ứng với số ml KMnO4 0,01N đã dùng để chuẩn độ H2O2 ban
đầu.

Ct là lượng H2O2 còn lại sau thời gian t - tương ứng với số ml KMnO4 0,01N đã dùng tại mỗi
thời điểm t.

Lấy giá trị trung bình. Đó là hằng số tốc độ phản ứng ở nhiệt độ 55-650C.

Tính năng lượng hoạt hóa (E*) của phản ứng.

22
Bài 6: SỰ HẤP PHỤ, ĐƯỜNG ĐẲNG NHIỆT HẤP PHỤ TRONG

DUNG DỊCH NƯỚC.

I. Mục tiêu học tập:

- Tìm hiểu sự hấp phụ của acid acetic trên than hoạt.

- Vẽ đường đẳng nhiệt hấp phụ.

- Xác định hệ số a, n của phương trình hấp phụ Freundlich cho hấp phụ acid acetic trên than
hoạt.

II. Lý thuyết:

Những chất rắn xốp (có bề mặt rất phát triển) có khả năng thu hút các chất khí hoặc các chất tan
lên bề mặt. Chất rắn được gọi là chất hấp phụ. Chất tan hay chất khí bị thu hút lên bề mặt rắn
gọi là chất bị hấp phụ.

Quá trình hấp phụ lúc đầu xảy ra nhanh sau đó chậm dần và rồi cân bằng với quá trình phản hấp
phụ.

Ở nhiệt độ hằng đinh, sự hấp phụ phụ thuộc vào nồng độ chất tan trong dung dịch. Khi qua trình
hấp phụ đạt cân bằng giữa lượng chất bị hấp phụ và nồng độ chất tan ở cân bằng có quan hệ nêu
trong phương trình Freundlich:

𝑥
= aCn
𝑚

X là lượng chất tan bị hấp phụ (acid acetic) bởi m gam chất hấp phụ (than).

x/m là lượng chất tan bị hấp phụ bởi 1 gam chất hấp phụ.

C: nồng độ chất tan ở cân bằng.

a và n là những hệ số thực nghiệm phụ thuộc vào bản chất của chất hấp phụ và chất bị hấp phụ.

Để dễ khảo sát ta tuyến tính hóa phương trình bằng cách lấy loga 2 vế:

𝑥
lg𝑚 = nlgC + lga

23
Quan hệ giữa x/m và lgC như trình bày trên hình 8 trang bên.

𝑥
Hệ số n được xác định dựa vào độ dốc của đường biểu diễn (lg𝑚 - lgC)

Hệ số a được xác định dựa vào giao điểm của đường biểu diễn và trục lgC.

III. Tiến hành thí nghiệm

1. Pha các dung dịch CH3COOH

Từ dung dịch gốc CH3COOH có nồng độ khoảng 1M tiến hành pha:

a- 250ml dung dịch CH3COOH C3 (mol/l): hút chính xác 25ml dung dịch gốc cho vào bình định
mức 250ml, thêm nước vừa đủ đến vạch lắc kỹ.

b- 100ml dung dịch CH3COOH C1 (mol/l): hút chính xác 25ml dung dịch C3 cho vào bình định
mức 100ml, thêm nước vừa đủ đến vạch lắc kỹ.

c- 100ml dung dịch CH3COOH C2 (mol/l): hút chính xác 50ml dung dịch C3 cho vào bình định
mức 100ml, thêm nước vừa đủ đến vạch lắc kỹ.

d- 100ml dung dịch CH3COOH C4 (mol/l): hút chính xác 20ml dung dịch gốc cho vào bình định
mức 100ml, thêm nước vừa đủ đến vạch lắc kỹ.

e- 100ml dung dịch CH3COOH C5 (mol/l): hút chính xác 40ml dung dịch gốc cho vào bình định
mức 100ml, thêm nước vừa đủ đến vạch lắc kỹ.

2- Tiến hành thí nghiệm

- Lấy 5 bình nón, đánh số thứ tự từ 1 đến 5. Cho vào mỗi bình 1,5gam than hoạt (chú ý không
để than bám dính trên miệng bình).

- Cho vào mỗi bình chính xác 50ml các dung dịch như sau:

Bình 1 2 3 4 5
50ml dung dịch C1 C2 C3 C4 C5

- Lắc đều và liên tục các bình trong khoẳng 15 – 20 phút, không cần lắc mạnh nhưng không để
than được lắng.
24
- Lọc các hỗn hợp vào 5 bình nón khác, cũng được đánh số thứ tự như trên.

- Chuẩn độ lại các nồng độ acid sau khi lọc bằng dung dịch NaOH 0,1M; chỉ thị là 2 giọt
phenolphthalein.

+ Bình 1 và bình 2: mỗi bình lấy chính xác 20ml đem chuẩn độ.

+ Bình 3 và bình 4: mỗi bình lấy chính xác 10ml đem chuẩn độ.

+ Bình 5: lấy chính xác 5ml đem chuẩn độ.

- Hút chính xác 10ml dung dịch C3 pha ở trên đem chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1M, chỉ
thị là 1-2 giọt phenolphthalein. Từ đó tính được nồng đôh ban đầu của cá dung dịch từ C1 đến
C5.

IV. Báo cáo kết quả:

- Tính lượng acid bị hấp thụ bởi 1gam than hoạt (x/m) lập bảng báo cáo theo mẫu.

- Tính hệ số a và n dựa vào đồ thị và ghi vào phía dưới đồ thị. Chú ý rằng khi tính n phải sử
dụng tam giác có cạnh lớn nhất có thể được để tránh sai số.

Dung dịch C1 C2 C3 C4 C5

Số ml NaOH 0,1M chuẩn


độ trước hấp phụ

Số ml NaOH 0,1M chuẩn


độ sau hấp phụ

Nồng độ acid trước khi hấp


phụ (C0)

Nồng độ acid sau khi hấp


phụ (C)

Lượng acid đã bị hấp phụ


(X)

25
x/m

lg x/m

lgC

26
Bài 7: ĐIỀU CHẾ DUNG DỊCH KEO VÀ XÁC ĐỊNH

NGƯỠNG KEO TỤ

I. Mục tiêu

- Điều chế dung dịch keo Fe(OH)3. Xác định ngưỡng keo tụ của dung dịch này với chất điện ly
Na2SO4.

II. Cơ sở lý thuyết

1- Hệ keo là hệ dị thể gồm các hạt có kích thước từ 10-7 đến 10-5 cm phân tán trong môi trường
phân tán và ổn định trong thời gian sử dụng.

- Có 2 phương pháp tổng quát để điều chế keo: phương pháp ngưng tụ từ dung dịch thực và
phương pháp phân tán từ hệ phân tán thô.

+ Phương pháp ngưng tụ là quá trình kết hợp các phân tử hoặc ion có kích thước nhỏ trở thành
kích thước hạt keo.

+ Phương pháp phân tán là quá trình chia nhỏ các hạt phân tán thô đạt tới kích thước của hạt
keo.

Ví dụ: Điều chế keo AgI bằng phương pháp ngưng tụ:

+ Keo âm: dùng pipet cho vào bình nón 20ml dung dịch KI 0,05N. Từ buret cho từng giọt
AgNO3 0,05N vừa thêm vừa lắc cho đến hết khoảng 18-20ml AgNO3 0,05N ta được hạt keo âm
có cấu tạo:

[mAgI.nI(n-x) K+]x-.x K+

+ Keo dương: cho vào bình nón 20ml dung dịch AgNO3 0,05N. Từ buret cho từng giọt KI 0,05N
vừa thêm vừa lắc cho đến hết khoảng 15-18ml KI 0,05N ta được hạt keo dương có cấu tạo:

[mAgI.nAg(n-x) NO3-]x+.x NO3-

2- Sự keo tụ - Ngưỡng keo tụ của chất điện ly

27
- Keo tụ là quá trình các hạt keo sát nhập lại với nhau thành các hạt lớn lắng xuống. Trong thực
tế có nhiều yếu tố như: thay đổi nồng đọ các tiểu phân hạt phân tán, thay đổi nhiệt độ, tác dộng
cơ học, sự hiện diện của các chất điện ly đều có khả năng dẫn đến sự keo tụ. trong quá trình gây
keo tu, quan trọng nhất là sự keo tụ do chất điện ly.

- Ngưỡng keo tụ của chất điện ly là nồng độ tối thiểu của chất điện ly cần có trong hệ keo để
hiện tượng keo tụ bắt đầu xuất hiện:

𝑪.𝑽đ
γ= 𝑽 x 1000 (mmol/l)
𝒌 +𝑽đ

Trong đó

C: nồng độ dung dịch chất điện ly

Vk và Vđ: các thể tích hệ keo và thể tích dung dịch điện ly.

III.Tiến hành thí nghiệm

1) Điều chế dung dịch keo Fe(OH)3:

- Cho 95ml nước cất vào cốc chịu nhiệt 250ml đun sôi trên đèn cồn.

- Dùng pipet hút chính xác 5ml dung dịch FeCl3 10% rồi nhỏ từng giọt vào cốc nước đang sôi
cho đến hết.

- Đun sôi tiếp 5 phút rồi lấy ra để nguội bằng nhiệt độ phòng ta được dung dịch keo Fe(OH)3

2) Xác định ngưỡng keo tụ

Ống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
H20 (ml) 9.0 8.9 8.8 8.7 8.6 8.5 8.4 8.3 8.2 8.1
Na2SO4
0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9
0,002N (ml)
Dung dịch keo 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
Fe(OH)3 (ml)
Hiện tượng ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?

28
Quan sát ống nào đục (keo tụ) đánh dấu (+), ống nào trong đánh dấu (-).

Lưu ý: cần tính lại nồng độ chất điện ly khi pha loãng bằng nước.

Ghi kết quả. Lấy ống đục đầu tiên để tính kết quả theo công thức.

29

You might also like