You are on page 1of 68

THIÊN SƠN

1. 12 nguyên tắc của Hóa học xanh PRODUCTIVELY


P: prevent waste

R: Renewable materials

O: Omit derivization steps

D: degradable products

U: use safe synthesis methods

C: catalytic reagents

T: Temperature, pressure ambient

I: inprocess monitoring

V: very few auxiliaries

E: E factor minimum

L: Low toxicity

Y: yes, it is safe
2. Xúc tác
- Ưu điểm của việc sử dụng xúc tác:

+ Giảm năng lượng cần cho phản ứng, tăng tốc độ phản ứng.

+ Chỉ yêu cầu 1 lượng nhỏ xúc tác cho quá trình phản ứng

+ Xúc tác có thể được thu hồi và tái sử dụng, giảm thiểu lượng phát thải

- Ưu điểm và nhược điểm của xúc tác dị thể so với đồng thể

+ Dễ tách ra hơn sau khi phản ứng kết thúc bằng các phương pháp đơn giản như lắng
lọc ly tâm so với xúc tác đồng thể là sắc ký, chưng cất, trích ly tốn nhiều năng lượng, dung
môi, phát thải nhiều hơn, tốn kém và kém hiệu quả.

+ Xúc tác dị thể cho độ chọn lọc thấp hơn tuy nhiên nếu thực hiện phương pháp gắn
xúc tác đồng thể lên chất mang rắn thì yếu tố độ chọn lọc được cải thiện.

+ Có thể tái sử dụng với hoạt tính gần như tương đương, giúp giảm chi phí.

+ Xúc tác dị thể có độ bền cao hơn tuy nhiên dễ bị hòa tan.

+ Hạn chế được hiện tượng làm nhiễm bẩn sản phẩm, nhất là khi xúc tác đồng thể
thường là kim loại nặng, nếu phản ứng xong không tách ra được hoàn toàn thì sản phẩm sẽ
còn vết xúc tác.

+ Được sử dụng nhiều trong công nghiệp. Tuy nhiên xúc tác rắn lại không phù hợp
cho nhiều phản ứng quan trọng trong dược phẩm vì vậy người ta nghiên cứu gắn xúc tác
đồng thể lên chất mang rắn.

- Các loại xúc tác phức trên chất mang rắn:

+ Chất mang Polymer rắn: ví dụ: xúc tác phức Pd cố định trên chất mang nhựa
Merrifield(polymer trên cơ sở PS) sử dụng cho phản ứng ghép đôi Suzuki, xúc tác là R-
C6H4-CH2-PPh2-[Pd] so với xúc tác đồng thể là Pd(PPh3)4.
+ Chất mang Polymer hòa tan:

Polymer có độ tan phụ thuộc vào nhiệt độ: tăng nhiệt độ thì polymer mang
xúc tác tan vào tác chất và xảy ra phản ứng, phản ứng xong thì giảm nhiệt độ để tách
pha, thu hồi riêng pha xúc tác và pha sản phẩm.

Polymer có độ tan phụ thuộc vào pH: chỉnh pH để kiểm soát độ tan của
polymer mang xúc tác tương tự nhiệt độ.

Làm polymer kết tủa: Sau khi phản ứng kết thúc, thêm vào dung dịch một
lượng lớn dung môi (không hòa tan được polymer) thì polymer sẽ kết tủa.

Sử dụng nước: polymer chứa xúc tác tan trong pha nước, hệ xúc tác giờ sẽ là
xúc tác/polymer/nước, cho phản ứng với pha hữu cơ.
+ Chất mang Silica: bền hơn chất mang polymer tuy nhiên số lượng nhóm chức trên
bề mặt ít hơn(chỉ có nhóm -OH), người ta gắn xúc tác lên bề mặt silica bằng phản ứng giữa
nhóm -OH và các hợp chất silane, đây là liên kết CHT bền vì vậy xúc tác sẽ không bị tan
vào trong dung dịch phản ứng so với việc nếu chỉ hấp phụ vật lý xúc tác lên silica thì sẽ có
hiện tượng tan xúc tác(dẫn đến việc trở thành xúc tác đồng thể).

- Sử dụng xúc tác phức trên chất mang rắn có nhược điểm:

+ Cho hoạt tính và độ chọn lọc thấp hơn xúc tác đồng thể tương ứng do cấu trúc
cứng nhắc của chất mang làm giảm khả năng tiếp cận đến tâm hoạt tính của tác chất

+ Xúc tác có thể bị tan vào dung dịch phản ứng

- Sử dụng xúc tác trên chất mang rắn đáp ứng được các nguyên tắc:

+ P: sử dụng xúc tác giảm được lượng phát thải do hạn chế được việc sử dụng các
hóa chất tỉ lượng và tăng được hiệu suất, tốc độ phản ứng.

+ O: sử dụng xúc tác có độ chọn lọc cao, dẫn đến tạo thành sản phẩm không cần qua
các bước trung gian bảo vệ nhóm chức…

+ U: sử dụng xúc tác giảm được năng lượng cần cho phản ứng vì vậy giảm nguy cơ
cháy nổ

+ C: sử dụng xúc tác :D

+ T: sử dụng xúc tác làm êm dịu điều kiện phản ứng


+ V: sử dụng xúc tác rắn, sau phản ứng quá trình tinh chế dễ dàng nên không cần sử
dụng các chất trợ như dung môi trích ly.

+ E: sử dụng xúc tác hạn chế được chất thải, giảm E factor

- Xúc tác sinh học:

+ Bản chất là protein, ví dụ như enzyme, hormone, vitamin

+ Enzyme: Là chất xúc tác sinh học, do tế bào sống sản xuất và có tác dụng làm tăng
tốc độ và hiệu suất của phản ứng hóa sinh trong quá trình trao đổi chất của tế bào.

Có cấu trúc 1 thành phần hoặc 2 thành phần(holoenzyme = apoenzyme +


coenzyme), apoenzyme là protein còn coenzyme là nhóm prostetic gắn thêm vào.

Xúc tác theo 2 kiểu: kiểu phản ứng(đúng loại phản ứng sẽ xúc tác) và kiểu cơ
chất(cơ chất là chất tham gia phản ứng), kiểu cơ chất có 4 loại nhỏ hơn là đặc hiệu về liên
kết(đúng liên kết sẽ xúc tác), đặc hiệu về nhóm, quang học và đặc hiệu tuyệt đối.

Có một khoảng nhiệt độ trong đó enzyme hoạt động được, thấp hơn sẽ làm
bất hoạt còn cao hơn làm biến tính enzyme, có 1 nhiệt độ mà enzyme hoạt động tốt nhất là
nhiệt độ tối ưu.

Tương tự với pH.

Chất kìm hãm là những chất giảm tốc độ của phản ứng được xúc tác bởi
enzyme, có 4 kiểu: kìm hãm cạnh tranh, không cạnh tranh, hỗn hợp và bất thuận nghịch.

Khi sản phẩm sinh ra nhiều, nồng độ sản phẩm cao thì sản phẩm sẽ quay lại
ức chế enzyme.

Các enzyme có thể được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như thực vật,
động vật, vi sinh vật, trong đó vi sinh vật là nguồn cung cấp enzyme công nghiệp được ưa
chuộng do dễ có và tốc độ tăng trưởng nhanh. Các thay đổi di truyền bằng công nghệ DNA
tái tổ hợp có thể dễ dàng được thực hiện trên các tế bào vi sinh vật để sản xuất các enzyme
nâng cao
Enzyme được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực, nhất là trong kỹ thuật, sản xuất thực
phẩm và đồ uống, nhiên liệu sinh học, thức ăn chăn nuôi. Quy trình sử dụng enzyme đang
dần thay thế các bước trong quy trình hóa học truyền thống vốn được thực hiện dưới các
môi trường công nghiệp khắc nghiệt về nhiệt độ, áp suất, pH, các hóa chất.

Enzyme kỹ thuật bao gồm các loại enzyme được sử dụng trong ngành công
nghiệp dệt, giấy và bột giấy, da thuộc, chất tẩy rửa. Trong các ngành công nghiệp như
vậy, enzyme được sử dụng để phát triển các công nghệ thân thiện với môi trường trong
chế biến và các chiến lược để cải thiện chất lượng sản phẩm cuối cùng [2]. Với những tiến
bộ trong công nghệ enzyme, cả enzyme đơn và hỗn hợp enzyme đang được ứng dụng
trong ngành dệt may.

Đối với ngành công nghiệp giấy và bột giấy, các bước thông thường được
thực hiện bởi enzyme bao gồm khử mực, tinh chế bột giấy, tẩy trắng bột giấy và xử lý
chất thải bằng cách tăng nhu cầu oxy sinh học (BOD) và nhu cầu oxy hóa học (COD) [6].

Ngành công nghiệp chất tẩy rửa là một trong những ngành tiêu thụ enzyme
lớn nhất. Enzyme trong các sản phẩm tẩy rửa được sử dụng để loại bỏ các vết bẩn do
protein, tinh bột, dầu và chất béo gây ra, đồng thời tăng hiệu quả của chất tẩy rửa. Việc
ứng dụng enzyme trong các sản phẩm tẩy rửa khá thuận lợi vì các sản phẩm này chứa ít
chất tẩy trắng, phốt phát, và do đó không gây hại đối với sức khỏe con người và môi
trường [7]. Trong ngành công nghiệp da, enzyme được sử dụng để nâng cao chất lượng da
ở các giai đoạn khác nhau của quá trình xử lý da như tẩy lông, nhuộm da, tẩy dầu mỡ...
[8].

Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống là một trong những ngành công
nghiệp chủ chốt sử dụng enzyme trong tất cả các loại quy trình. Một số quy trình phổ biến
liên quan đến việc sử dụng các enzyme trong ngành công nghiệp này bao gồm làm mềm
thịt, sản xuất rượu và nước hoa quả, sản xuất bia, chế biến sữa… Việc sử dụng có kiểm soát
các enzyme có thể cải thiện hương vị, màu sắc, kết cấu, hình thức và chất lượng của thực
phẩm.
Việc sử dụng enzyme trong thức ăn chăn nuôi ngày càng phát triển, đặc biệt là
đối với thức ăn của lợn và gia cầm. Các enzyme được sử dụng trong dinh dưỡng động vật
(enzyme thức ăn chăn nuôi) được coi là phụ gia thức ăn chăn nuôi. Mục đích chính của các
ứng dụng enzyme trong thức ăn chăn nuôi là cải thiện tiêu hóa và cho phép sử dụng hợp lý
các chất dinh dưỡng. Có ba loại sản phẩm enzyme chính được sử dụng trong ngành công
nghiệp thức ăn chăn nuôi là phytases, carbohydrases, proteases [9].

Enzyme đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất nhiên liệu sinh học từ
các nguồn nguyên liệu khác nhau. Các enzyme chính được sử dụng trong sản xuất hai loại
nhiên liệu sinh học thương mại là bioalcohol và biodiesel. Các enzyme chính được sử dụng
để sản xuất nhiên liệu sinh học là amylase, cellulase, xylanase, lipase...

+ Hormone: Hormone là những chất hóa học do một nhóm tế bào hoặc một tuyến
nội tiết bài tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào hoặc các mô khác trong cơ thể và
gây ra các tác dụng sinh lý tại đó.

+ Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, phần
lớn phải lấy từ ngoài vào qua các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày. Vitamin tồn tại trong
cơ thể với một lượng nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cũng
như các hoạt động sống của cơ thể.

+ Độ chọn lọc rất cao, thường chỉ phản ứng với những nhóm chức có cấu trúc nhất
định.

+ Có khả năng xúc tác cho phản ứng cần chọn lọc quang học, chủ yếu dùng trong
hóa nông, hóa dược phẩm.

+ Tuy nhiên, khả năng hoạt động trong những điều kiện giới hạn (pH trong khoảng
4 – 9, nhiệt độ trong khoảng 10 – 50℃).

- Từ slide thuyết trình:

+ Xúc tác rắn MOF: Ví dụ dùng MOF-199 làm xúc tác cho phản ứng Ullman-type
thay cho xúc tác CuI và Cs2CO3
+ Dùng xúc tác Cu(OBA) cho phản ứng ghép đôi 2’-HydroxyAcetophenone và
Benzyl Ether

+ Dùng xúc tác Pd/TiO2 cho phản ứng ghép đôi Suzuki thay cho Pd(PPh3)4

+ Dùng xúc tác SAPO-34 cho phản ứng tổng hợp Furfural thay cho H2SO4
+ Dùng xúc tác H3PO4 – SiO2 - FePO4 cho phản ứng tổng hợp 5-
Hydroxymethylfurfural từ Glucose

+ Dùng xúc tác Pd/SiO2 cho phản ứng ghép đôi Heck

+ Dùng xúc tác Pd,Ag/N-Doped Polymer-Silica cho phản ứng tạo HCOOH từ H2 và
CO2
+ Dùng xúc tác Noyori(Polystyrene based) để khử chọn lọc quang học nhóm Ketone
thành nhóm Hydroxyl.

+ Super paramagnetic nano particle supported catalyst: Xúc tác kích thước hạt nano
có từ tính, dễ dàng tách ra sau phản ứng bằng từ trường. Khi giảm kích thước hạt xúc tác
xuống cỡ nano thì hạt trở thành vật liệu siêu thuận từ, khi ngừng tác động của từ trường
ngoài thì hạt xúc tác cũng không còn từ tính.

A+
B
C

+ Dùng xúc tác hạt nano từ tính Fe2O3 để tổng hợp Quinoxaline:

+ Dùng xúc tác hạt nano DABCO để tổng hợp Quinoxaline:


+ Dùng xúc tác hạt nano CuI để tổng hợp Quinoxaline:

+ Tổng hợp hạt nano siêu thuận từ: 3 bước


3. Dung môi
- Sử dụng dung môi: hòa tan các chất khác, làm môi trường cho phản ứng, dùng trong phân
riêng hoặc làm chất trợ cho một số quá trình.

- Nhược điểm: đa số các dung môi dễ bay hơi và dễ cháy => ảnh hưởng sức khỏe khi hít
vào, ô nhiễm môi trường, dễ gây cháy nổ.

- Ưu điểm của việc không cần sử dụng dung môi:

+ Không cần phải thực hiện bước đuổi dung môi, tiết kiệm năng lượng.

+ Không cần thiết bị chuyên dụng

+ Không cần sử dụng các phương pháp phân riêng như sắc ký

+ Độ chọn lọc thường cao hơn

+ Tăng tốc độ phản ứng, tăng hiệu suất.

+ Tiết kiệm tiền dung môi

- Nhược điểm nếu không sử dụng dung môi:

+ Không phải phản ứng nào cũng ko cần sử dụng dung môi

+ Dễ gây hiện tượng cháy nổ do dung môi dùng để làm bể nhiệt cho phản ứng.

+ Nếu phản ứng xong cần phải thực hiện phân riêng thì vẫn phải cần dung môi

3.1 CO2 siêu tới hạn

- Là CO2 ở trạng thái có nhiệt độ và áp suất cao hơn nhiệt độ và áp suất tới hạn ở 31C và
74bar, lúc này ranh giới giữa 2 trạng thái khí và lỏng không còn nữa.

- Ưu điểm:

+ Chi phí thấp hơn các dung môi hữu cơ thông thường.

+ Dễ đưa CO2 vào trạng thái siêu tới hạn cho điều kiện dễ thực hiện.

+ scCO2 có độ nhớt thấp nên tăng cường quá trình truyền khối.
+ scCO2 gần như không có sức căng bề mặt giống như lưu chất ở thể khí nên hòa
tan tốt các khí như H2, CO, O2… thuận lợi cho các phản ứng dị thể cần các khí này.

+ Quá trình phân riêng sau phản ứng dễ thực hiện, chỉ cần hạ nhiệt độ và áp suất để
đưa CO2 về trạng thái khí.

+ CO2 trơ,bền, có số oxh của C đã đạt cực đại.

+ Có tính chất vật lý có thể điều chỉnh được thông qua áp suất và nhiệt độ, việc tăng
áp suất của scCO2 sẽ dẫn tới tăng độ tan của tác chất hay xúc tác, nên sử dụng áp suất thấp
nhất có thể để giảm chi phí(tùy độ tan).

+ Hằng số điện môi của CO2 thay đổi không đáng kể theo áp suất(H2O và CHF3
tăng khi P tăng), có thể coi hsdm cao thì độ phân cực dung môi cao, hsdm của CO2 thấp(2-
3)

- Nhược điểm:

+ CO2 kém phân cực nên chỉ hòa tan tốt các chất kém phân cực, đối với các xúc tác
khó tan trong scCO2, người ta biến đổi cấu trúc của xúc tác để cải thiện độ tan(ví dụ thay
ligand chứa nhiều vòng thơm có nhiều nhóm thế bằng ligand chứa gốc alkyl không phân
cực hoặc thêm các đuôi ái CO2 như polyfluoroalkyl, fluoro ether, silicone,…vào vòng thơm
của ligand), còn đối với các xúc tác tích điện thì người ta sử dụng các anion thích hợp ví dụ
BarF-. Ngoài ra còn có thể thêm 5% MeOH (phương pháp đồng dung môi) vào scCO2 để
tăng tính phân cực của dung môi.

+ CO2 là một lewis acid nên có thể tham gia phản ứng

+ Thiết bị phức tạp

- Quá trình phân riêng trong lưu chất siêu tới hạn

- Khi tách sản phẩm rắn ra khỏi dung môi, nếu hạ nhiệt độ nhanh để đưa CO2 thành thể khí
để thu sản phẩm dạng lỏng thì đơn giản nhưng để thu sản phẩm dạng rắn thì sẽ ảnh hưởng
tới các đặc tính vật lý của sản phẩm do không khống chế được dạng thù hình và kích thước
hạt rắn. Để khắc phục người ta sử dụng các kỹ thuật sau:
+ Giãn nở nhanh – RESS: phun dung dịch hỗn hợp dung môi và sản phẩm(đồng thể)
ra, CO2 bốc hơi còn sản phẩm rắn rớt xuống như tuyết, đầu phun và tốc độ phun sẽ quyết
định kích thước và dạng thù hình của hạt rắn.

+ Sử dụng lưu chất siêu tới hạn làm dung môi tạo ra sự kết tủa – antisolvent: gần
giống RESS.

+ Kỹ thuật phun phân tán thích hợp – atomization/nebulization: sản phẩm rắn tan
trong dung môi khác và tạo hệ nhũ với scCO2, khi phun ra thì CO2 bay hơi còn những giọt
sương chứa dung môi khác rơi xuống.

- Từ slide thuyết trình:

- Phân riêng:

+ RESS: ứng dụng: quá trình hình thành các màng film mỏng, các quá trình phân lập
các hợp chất cơ kim không bền dễ phân hủy, tổng hợp các vật liệu composite.

+ Phun phân tán: Ứng dụng: tổng hợp các vật liệu oxit kim loại dạng hạt, phân tán
các dược phẩm tan trong nước.

- Tổng hợp hữu cơ:

+ Oxy hóa Benzyl alcohol:

- scCO2 vừa là tác chất vừa là dung môi, phản ứng với:
- Phản ứng polymer hóa trong scCO2

- Ứng dụng của scCO2

+ Chiết xuất: tinh dầu, hoạt chất, caffein


- Aerogel:
3.2 Lỏng ion

- Lỏng ion là dung dịch chỉ chứa các ion, các ion này tồn tại ở trạng thái lỏng ở nhiệt độ và
áp suất thường.

- Ví dụ:

+ Cation:

+ Anion:
- Ưu điểm:

+ Lỏng ion không có áp suất hơi nên không bay hơi, không gây cháy nổ hay ô nhiễm,
độc hại.

+ Hòa tan tốt các chất có độ phân cực khác nhau

+ Dễ thu hồi và tái sử dụng xúc tác hòa tan trong lỏng ion.

+ Thông số vật lý dễ thay đổi bằng cách thay đổi cấu trúc cation và anion.

+ Có độ bền nhiệt cao

+ Hòa tan tốt các khí

+ Có thể được lưu trữ trong thời gian dài mà không bị phân hủy.

+ Có thể sử dụng cho các phản ứng cần chọn lọc quang học.

+ Nhờ tính chất ion mà nhiều phản ứng hữu cơ thực hiện trong dung môi lỏng ion
cho tốc độ cao hơn dung môi thường.

- Nhược điểm:

+ Đắt tiền

+ Quá trình tổng hợp không “xanh”

+ Nếu sau phản ứng cần thực hiện quá trình phân riêng thì phải dùng thêm dung môi
khác

- Các thông số hóa lý:

+ Nhiệt độ nóng chảy: giảm khi cation càng bất đối xứng, trong trường hợp ion có
gốc alkyl thì khi tăng chiều dài gốc alkyl, nhiệt độ nóng chảy giảm rồi lại tăng.
+ Độ nhớt: khá cao, cao hơn nước và tương tự một số loại dầu. Với cùng một anion
thì gốc alkyl dài hơn cho độ nhớt dài hơn nhưng sự có mặt của tạp chất trong lỏng ion sẽ
làm sai số khi đo độ nhớt. Cấu trúc cation càng cồng kềnh thì độ nhớt càng tăng.

+ Tỷ trọng: giảm khi kích thước cation tăng lên, tăng khi khối lượng anion tăng lên.

+ Độ tan: Chất lỏng ion được xếp vào loại dung môi phân cực. Độ phân cực của
chất lỏng ion nằm giữa nước và các dung môi hữu cơ chứa Cl. Bằng cách điều chỉnh cấu
trúc của cation và anion thì có thể điều chỉnh độ tan của lỏng ion trong nước từ tan tới
không tan. Hầu hết các chất lỏng ion không tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.

+ Sức căng bề mặt: tốc độ của phản ứng dị thể(xúc tác nằm trong lỏng ion/pha hữu
cơ thông thường) phụ thuộc vào sức căng bề mặt lỏng ion. Sức căng bề mặt lỏng ion thấp
hơn nước và cao hơn các dung môi hữu cơ thông thường. Chiều dài gốc alkyl tăng lên sẽ
giảm sức căng bề mặt; với cùng cation thì anion kích thước lớn sẽ tăng sức căng bề mặt.

+ Độ dẫn: Độ dẫn của lỏng ion thấp hơn nhiều so với dung dịch chất điện ly đậm
đặc trong môi trường nước và chỉ bằng của dung dịch chất điện ly trong môi trường không
chứa nước. Giải thích: một là do sự ghép cặp của các ion dẫn tới giảm số lượng ion tự do
và hai là do kích thước ion cồng kềnh dẫn tới giảm độ linh động của ion. Khi thêm một
dung môi hữu cơ vào lỏng ion thì xảy ra sự solvat hóa, giảm sự ghép cặp của các ion dẫn
tới tăng độ dẫn.

- Tổng hợp chất lỏng ion:


- Vai trò khác: Lỏng ion có thể vừa làm dung môi vừa làm xúc tác cho phản ứng, có thể
làm chất mang cho xúc tác hoặc chất lỏng ion chứa các nhóm chức acid cũng có thể làm
xúc tác.
3.3 Nước

- Nước là dung môi xanh nhất trong tất cả các loại dung môi.

- Ưu điểm:

+ Rẻ, dễ kiếm, an toàn.

+ Không cần tổng hợp, hạn chế được phát thải, năng lượng, nguyên liệu cho quá
trình tổng hợp.

+ Tăng hiệu suất, tốc độ cho phản ứng.

+ Không cháy.

+ Hòa tan kém O2, giảm nguy cơ oxh xúc tác.

+ Dễ tách sản phẩm ra khỏi pha nước, dễ tách và tái sử dụng xúc tác tan trong pha
nước.

- Nhược điểm:

+ H2O phân cực nên hòa tan kém các chất không phân cực, có thể bị tách pha.

+ H2O sau khi thực hiện quá trình phản ứng xong phải xử lý thì mới thải ra môi
trường được.

+ H2O có thể tham gia phản ứng.

+ Quá trình phân riêng nếu cần đuổi H2O thì tốn năng lượng thì nhiệt độ sôi của
H2O khá cao.

- Khắc phục nhược điểm kém hòa tan các chất kém phân cực của nước:

+ Sử dụng đồng dung môi(cosolvent): pha vào nước 1 dung môi hữu cơ kém phân
cực hơn, ví dụ MeOH, Acetone, Acetonitrile. Nhưng có thể có ảnh hưởng xấu tới các phản
ứng có mặt các thành phần tích điện hoặc có độ phân cực cao.

+ Điều chỉnh pH: biến đổi tác chất thành điện tích dương hoặc âm nhưng làm thay
đổi cấu trúc hóa học của tác chất nên không được sử dụng rộng rãi trong tổng hợp hữu cơ.
Sau khi phản ứng kết thúc có thể điều chỉnh pH lại để kết tủa sản phẩm, dễ tách và tinh chế.
+ Sử dụng xúc tác chuyển pha(phase-transfer catalyst): cụ thể là dùng surfactant.

+ Tạo dẫn xuất tan trong nước: gắn các nhóm ái nước vào tác chất kém phân cực.
Phương pháp này không phổ biến trong tổng hợp hữu cơ nhưng lại phổ biến trong quá trình
tổng hợp dược phẩm và y học do hoạt chất dược phẩm nếu không tan trong nước thì sẽ bị
hạn chế hoạt tính sinh học.

- Từ slide thuyết trình:

Hiệu suất
chỉ 15%

Hiệu suất
9 %

Phan Thanh Sơn Nam (2 12). óa học anh trong tổng hợp hữu cơ , 1, trang 2 .

15h, C
Hiệu suất 2 %

(2 15)h, 9 C
Hiệu suất 91%

1. Hoffmann. , Blumenr der.B, Thumann.S et al (2 15). r n h mi tr , 1 ( ), 3 3 5 .


2. M. Nasrollahzadeh, N.S.S. Bidgoli, . ssaabadi et al (2 2 ) nt rnational ournal o iological acromol cul 1 , 2 5 2 5.
S

Hiệu suất 1 %
Độc hại.
Dễ gây cháy
nổ.

Hiệu suất 99%


Nước
Tốn ít xúc tác hơn.

. iu, V. Blanchard, . Danoun et al (2 1 h mi tr l ct, 2(35), 11599 11 2.

PH N ỨN H D O EN H A S D N T C NH N H D O EN

(2 12)
doi:1 .1 2 ange.2 1

Entry Amine etone Product ield %


1 a 9a 1 a 95
2 b 9a 1 b 92
3 c 9a 1 c 92
d 9a 1 d 9
Shoichi Shimizu, Naoyuki Shimada and asuyuki Sasaki, 2 ,3

S. obayashi, T. Hamada and . Manabe, . Am, Chem. Soc. 12 (2 2) , 119 1 119


Cơ chế phản ứng

Phan Thanh Sơn Nam (2 12). óa học anh trong tổng hợp hữu cơ , 1, trang 3 355.

Phan Thanh Sơn Nam (2 12). óa học anh trong tổng hợp hữu cơ, 1, trang 355 3 1.
4. Microreactor
- Microreactor là những thiết bị phản ứng có kích thước rất nhỏ, bao gồm các rãnh nhỏ có
kích thước từ 10 tới 3 micromet, được khắc vào một bề mặt rắn làm bằng thủy tinh, hợp
chất cao phân tử hoặc vật liệu silicat. ưu lượng được điều chỉnh bởi bơm bằng bằng hiện
tượng điện thẩm, điện di. Các hệ thống gia nhiệt, làm lạnh cũng được kết nối với
microreactor.

- Ưu điểm:

+ Tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tích lớn giúp tăng hiệu quả truyền nhiệt từ đó tiết
kiệm được năng lượng, giúp tăng năng suất, độ chuyển hóa của phản ứng, giúp đảm bảo an
toàn cháy nổ.

+ ích thước rãnh nhỏ, lượng tác chất mỗi lần nạp vào rất ít nên khả năng hòa tan
các tác chất vào nhau cực tốt, tăng khả năng khuếch tán.

+ ích thước nhỏ nên lượng tác chất nạp vào cũng rất ít, hạn chế được tiếp xúc của
người vận hành đối với các hóa chất độc hại, đảm bảo an toàn sức khỏe.

+ Dễ dàng điều khiển quá trình nhờ có kích thước nhỏ.

+ Nâng cao tốc độ, hiệu suất phản ứng và giảm được lượng phát thải, dễ dàng điều
chỉnh được lượng sản phẩm muốn thu vì vậy giảm thiểu được việc tồn trữ những hóa chất
độc hại.

+ Dễ scale lên quy mô pilot bằng cách scale out, tăng số lượng mà không tăng kích
thước microreactor.

+ An toàn vì nếu có xảy ra sự cố cháy nổ thì chỉ mỗi thiết bị đơn lẻ gặp sự cố, không
ảnh hưởng tới các thiết bị microreactor khác.

+ Điều kiện phản ứng êm dịu hơn do truyền nhiệt tốt hơn, giúp thực hiện một số
phản ứng có nồng độ các chất vượt qua giới hạn gây nổ mà các quá trình thông thường
không đạt được.
+ Có ứng dụng to lớn trong hóa dược trong việc tìm thuốc mới nhờ vào việc tăng
tốc độ phản ứng và khả năng thực hiện được rất nhiều phản ứng cùng lúc hơn so với khi
dùng các thiết bị phản ứng thông thường.

- Nhược điểm:

+ Giá thành cao, khó chế tạo.

+ Dễ xảy ra hiện tượng tắc nghẽn các rãnh trong microreactor, đặc biệt ở các phản
ứng dị thể.

+ Dễ xảy ra hiện tượng rò rỉ hóa chất ra khỏi các rãnh nếu áp suất trong rãnh quá cao.
5. Microwave
- Vi sóng là sóng điện từ có bước sóng từ 1cm tới 1m, tần số từ 0.3-300GHz, khi chiếu xạ,
vi sóng làm các phân tử có cực quay liên tục, từ đó sinh ra nhiệt. Vi sóng được ứng dụng
để gia nhiệt cho phản ứng.

- Cơ chế: Các phân tử có cực có một moment điện trường, vi sóng là sóng hình sin nên điện
trường đổi dấu liên tục vì vậy làm moment điện trường của phân tử đối chiều liên tục hay
nói cách khác là làm phân tử quay liên tục. Khi phân tử quay liên tục thì có ma sát nên sinh
ra nhiệt.

- Tính chất:

+ Bản chất là sóng điện từ có bước sóng dài hơn hồng ngoại nhưng ngắn hơn sóng
radio.

+ Khả năng xuyên thấu tỉ lệ nghịch với tần số, vi sóng xuyên qua được không khí,
gốm sứ, thủy tinh, polymer và bề mặt kim loại.

- Ưu điểm:

Gia nhiệt bằng vi sóng Gia nhiệt thông thường


Gia nhiệt bằng sóng điện từ. Gia nhiệt bằng cách tiếp xúc với nguồn nóng.
Không cần tiếp xúc với nguồn nóng Tiếp xúc với nguồn nóng.
Tốc độ gia nhiệt cao hơn nhiều lần. Tốc độ gia nhiệt chậm hơn.
Có thể gia nhiệt cao hơn nhiệt độ sôi của Chỉ gia nhiệt tới nhiệt độ sôi của hỗn hợp.
hỗn hợp. Quá trình gia nhiệt từ ngoài vào trong.
Quá trình gia nhiệt từ trong ra ngoài. Cần sự hỗ trợ của tác động cơ học.
Không cần hỗ trợ của tác động cơ học.

Ngoài ra:

+ Nhờ gia nhiệt tốt hơn nên tăng tốc độ phản ứng và tăng hiệu suất
phản ứng, giảm lượng phát thải.

+ Cho phép sử dụng các tác nhất và dung môi ít độc hại hơn
+ Gia nhiệt có thể bắt đầu hoặc dừng lại tức thì.

+ Giảm được gradient nhiệt độ, đặc biệt là ở khu vực gần bề mặt

+ Năng lượng được truyền thẳng trực tiếp vào mẫu chứ không cần phải
qua trung gian là bình chứa

- Nhược điểm:

+ Chỉ làm quay được các phân tử có cực, không thể gia nhiệt được các phân tử không
phân cực.

+ Cần thiết bị chuyên dụng

+ Vi sóng có thể gây hại cho con người khi rò rỉ ra ngoài

+ Khó scale up do khó kiểm soát quá trình gia nhiệt và khi scale up dễ có nguy cơ
cháy nổ.
.
hơi mào và nâng cao hiệu suất phản ứng tổng hơp liên quan H ạ
đến kim loại như một chất phản ứng hoặc chất xúc tác.

. . .
Điều kiện phản ứng giữa các halogen hữu cơ và kim loại trong dung
môi ete rất khắc nghiệt.

Tác chất và dung môi phải không
chưa nước.
Bề mặt của magie sạch sẽ và
không có oxit

. . .
.
H ạ
hơi mào phản ứng bởi sonocation
của hỗn hợp phản ứng trong bồn
T ạ
phản ứng bằng siêu âm.
Thời
Vài giờ phút
gian

N
Chiếu xạ siêu âm
6. Ultra sound
- Sóng siêu âm là sóng cơ học có tần số cao từ 20kHz tới 100kHz, khi sóng truyền đi thì
các thể tích trong lòng dung dịch bị giãn ra và nén lại nhiều lần, quá trình này tạo thành các
bong bóng khí, khi các bong bóng khí khi đạt tới kích thước tới hạn này vỡ ra thì xuất hiện
lực cắt làm xáo trộn dung dịch.

- Tính chất:

+ Là chu kỳ gồm 2 giai đoạn nén và giãn, trong giai đoạn nén thì áp suất trong dung
dịch là áp suất dương và trong giai đoạn giãn là áp suất chân không. Trong giai đoạn giãn,
những bong bóng khí kích cỡ micro được hình thành. Trải qua nhiều chu kỳ nén và
giãn(trong thời gian vài trăm micro giây) thì kích thước bong bóng khí tăng dần lên, đến
một giới hạn sẽ vỡ ra, sau khi vỡ thì khí và hơi trong bong bóng được nén và tạo ra một
điểm quá nhiệt(hot spot).

+ Tại thời điểm bong bóng vỡ, nhiệt độ và áp suất sinh ra là rất lớn (5000K và
1000atm) và tốc độ tỏa nhiệt/thu nhiệt >109 K/s. Tuy nhiên vì kích thước của bong bóng
khí chỉ cỡ micro nên hiệu ứng sinh ra bởi 1 bong bóng khí không gây ảnh hưởng lớn.

+ Thời gian của 1 chu kỳ nén và giãn chỉ phụ thuộc vào tần số của vi sóng.
+ Những phân tử dễ bay hơi sẽ khuếch tán vào những bong bóng khí nhờ áp suất
chân không trong bong bóng khí ở giai đoạn giãn. Trong giai đoạn nén, trong bong bóng
khí nhiệt độ và áp suất rất cao nên năng lượng này sẽ phá vỡ các liên kết của phân tử.

+ Những phân tử khó bay hơi hơn thì phản ứng với những gốc tự do tạo bởi các phân
tử dung môi như H· và OH· sinh ra từ nước do nhận năng lượng từ sự vỡ của bong bóng.

+ Năng lượng của MW phải vượt qua năng lượng liên kết giữa các phân tử trong
dung dịch, đối với dung dịch tinh khiết thì năng lượng liên kết này rất lớn còn nếu trong
dung dịch có tạp chất, khí,.. thì năng lượng liên kết bị giảm đi nhiều.

+ Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tạo thành bong bóng khí:

- Năng lượng tiêu thụ: năng lượng thấp nhất để hình thành bong bóng
khí(Blake threshold)

- Tần số: Tăng tần số(giảm bước sóng) làm giảm khả năng xuyên thấu của vi
sóng và tăng áp suất sinh ra khi bong bóng khí vỡ.

- Áp suất: Tăng áp suất làm tăng ngưỡng vỡ bong bóng khí nhưng cũng
khuếch đại độ mạnh của sự vỡ bong bóng.

- Nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng thì độ tan của khí trong dung dịch giảm và áp
suất hơi của dung dịch tăng (vì áp suất hơi dung dịch cao nghĩa là lực liên kết giữa các phân
tử trong lòng dung dịch thấp, phân tử có xu hướng lên bề mặt và chuyển pha, khi lực liên
kết thấp thì khả năng tạo bong bóng khí dễ hơn và bong bóng khí dễ vỡ hơn), cuối cùng
làm giảm ngưỡng vỡ bong bóng khí. Tăng nhiệt độ làm giảm hiệu quả của vi sóng.
- Tính chất của dung dịch: tăng áp suất hơi dung dịch làm giảm ngưỡng vỡ
bong bóng khí, làm giảm nhiệt độ và áp suất quan sát được khi bong bóng khí vỡ. Ngược
lại, tăng sức căng bề mặt và tăng độ nhớt thì làm tăng lực liên kết giữa các phân tử trong
lòng dung dịch vì vậy bong bóng khí khó vỡ hơn.

- Khí hòa tan trong dung dịch: Khí hòa tan nếu có độ dẫn nhiệt thấp thì nhiệt
độ thu được khi bong bóng vỡ cao hơn.

- Hình dạng thiết bị phản ứng.

- Ưu điểm:

+ Khuấy trộn hiệu quả hơn, tăng cường truyền khối và truyền nhiệt từ đó nâng cao
hiệu suất và tốc độ phản ứng.

+ Sử dụng xúc tác hiệu quả hơn, tránh sử dụng xúc tác chuyển pha

+ Sử dụng năng lượng hiệu quả hơn

- Nhược điểm

+ Giá thành cao

+ Sử dụng lâu có thể tạo vết kim loại trong sản phẩm
+ Các gốc tự do sinh ra có thể ảnh hưởng tới phản ứng

- Ví dụ:
7. Nă ượng tái tạo
- Năng lượng tái tạo là những dạng năng lượng có nguồn gốc từ nguồn nguyên liệu có khả
năng tự tái tạo với tốc độ nhanh và có khả năng tái tạo vĩnh cửu, hay nói cách khác là những
nguồn nguyên liệu này không bao giờ bị cạn kiệt.

- Ví dụ: Năng lượng mặt trời, thủy điện, phong điện, năng lượng địa nhiệt, năng lượng từ
sinh khối,…

- Ưu điểm:

+ Nguồn năng lượng bền vững.

+ Giảm thiểu được ảnh hưởng xấu đến môi trường.

- Nhược điểm:

+ Công nghệ về năng lượng tái tạo vẫn đang được phát triển.

+ Chi phí cao hơn so với năng lượng truyền thống.

+ Cần không gian lớn để sản xuất.

+ Mật độ năng lượng sinh ra thấp.

- Năng lượng không tái tạo là năng lượng có nguồn gốc từ tài nguyên nhiên nhiên không
thể thay thế dễ dàng bằng các biện pháp tự nhiên với tốc độ đủ nhanh để theo kịp mức tiêu
thụ.

- Ví dụ: Năng lượng từ than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, năng lượng hạt nhân,…

7.1 Nă ượng mặt trời

- Nguồn nguyên liệu: bức xạ mặt trời; sản phẩm: điện năng hoặc nhiệt năng.

- Pin mặt trời(solar cell): chuyển bức xạ mặt trời trực tiếp thành dòng điện. Việc sản xuất
pin mặt trời rất tốn kém và sử dụng vật liệu độc hại, tuy nhiên khi đưa vào sử dụng thì pin
mặt trời không phát thải và không cần bảo dưỡng nhiều.
- Pin mặt trời cho hiệu suất năng lượng thấp vì những tia bức xạ có đủ năng lượng để sinh
ra điện năng chỉ chiếm khoảng 25% tổng số bức xạ chiếu vào tấm pin.

- ượng điện sinh ra phụ thuộc vào 2 yếu tố: diện tích bề mặt tấm pin và cường độ bức xạ
mặt trời.

© Warren Gretz/NREL

- Về ban đêm thì pin mặt trời không hoạt động do không còn ánh sáng mặt trời nhưng lúc
ban ngày có thể tích trữ điện để dành cho ban đêm bằng cách sạc vào acquy.

- Pin mặt trời có thể rất hiệu quả nếu được sử dụng ở những vùng sâu vùng xa nơi mà việc
tiếp cận để bảo dưỡng là khó khăn hoặc giá điện từ những nguồn khác đắt hoặc khó câu
điện tới được.

- Ngoài ra, có thể sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời để đun nóng nước, sinh ra hơi
nước để làm quay turbine, từ đó sinh ra điện năng(ở các nhà máy), lúc này không dùng pin
mặt trời mà dùng những tấm gương(phẳng hoặc cong) để hướng ánh sáng.
© Warren Gretz/NREL

7.2 ện

- Gió thổi làm quay turbine sinh ra điện năng.

- Một turbine điện gió thường sinh ra ít điện năng nên người ta xây dựng một trang trại điện
gió với rất nhiều turbine(có thể xây trên đất liền hoặc ngoài bờ biển), vì vậy cần một khoảng
không gian lớn nhưng thực tế vùng đất phía dưới turbine vẫn có thể được dùng cho trồng
trọt. Ngoài ra, turbine còn gây ồn và có thể giết chết chim di cư.

- ượng điện sinh ra phụ thuộc vào tốc độ gió, không có gió thì không có điện, vì vậy nguồn
năng lượng này không được ổn định.
7.3 Thủ ện

- Là một nguồn năng lượng rất ổn định.

- Người ta xây một cái đập cuối một đoạn sông ở vùng núi. Nước chảy xuyên qua cái đập
nhờ chênh lệch thế năng, làm quay turbine, từ đó sinh ra điện năng.
- Việc xây đập thủy điện tàn phá môi trường sống của sinh vật ở quanh đó và gây nguy
hiểm cho vùng hạ lưu.

7.4 Nă ượ ịa nhiệt

- Ở một số nơi trên Trái Đất, bên dưới lòng đất, các nguyên tố phân rã sản sinh ra nhiệt
năng làm nóng các quặng đá, có vài nơi nước hơi nước phun trào lên trên bề mặt do bị các
quặng đá này nung nóng.

- Người ta bơm nước lạnh xuống để lợi dụng nguồn nhiệt từ các quặng đá này, thu được
hơi nước, hơi nước làm quay turbine, sinh ra điện năng.

7.5 Nă ượng sinh học (bioenergy hay biofuel)

- Sinh khối là thuật ngữ chỉ chung cho vật liệu sinh học có nguồn gốc từ động vật và thực
vật. Có thể chuyển hóa biomass thành các dạng năng lượng bằng chuyển đổi nhiệt, chuyển
đổi hóa học hay chuyển đổi sinh hóa.
- Biofuel là nhiên liệu mà trong đó ít nhất 80% thể tích có nguồn gốc từ các sinh vật sống
được thu hoạch trong vòng 1 năm trước khi sản xuất.
- Ưu điểm:

+ Nguyên liệu có sẵn và đa dạng, thời gian tái tạo nhanh

+ Bảo vệ môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu mưa acid.

+ Làm giảm sự phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch

+ Sản xuất ra nhiên liệu thay thế sạch hơn và có thể tái tạo thay cho dầu thô và các
nhiên liệu hóa thạch thông thường

+ hi đốt sinh ra CO2 nhưng không làm tăng lượng tổng CO2 trong không khí vì
carbon của biofuel có nguồn gốc từ CO2 trong không khí do cây cối dùng để quang hợp tạo
thành.

- Nhược điểm:

+ Chi phí sản xuất cao trong khi hiệu suất có thể thấp, từ đó dẫn đến giá thành cao.

+ Còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề vận chuyển, xử lý, lưu trữ nguồn nguyên liệu.

+ Thải ra nhiều khí NxOy do trong sinh khối có đạm.

+ Nguồn nguyên liệu chưa ổn định.

- Phân loại:

+ Dạng rắn: Còn được gọi là “nguyên liệu”. à các chất hữu cơ ở dạng rắn hoặc
được nén ở dạng bột viên và giải phóng năng lượng lưu trữ thông qua quá trình đốt cháy.
Ví dụ: viên nén gỗ, rơm rạ, củi,…

+ Dạng lỏng: Còn được gọi là “nhiên liệu sinh học”. à bất kì loại chất lỏng nào
được tạo ra từ sinh vật vẫn đang phát triển hoặc đã sống ở một số thời điểm có thể được xử
lí để sản xuất một loại nhiên liệu. Ví dụ: xăng sinh học E5, biodiesel,…

+ Dạng khí: Còn gọi là “khí sinh học”. à các loại khí được hình thành một cách tự
nhiên được đưa ra bởi các nhà máy phân hủy rác, chất thải sinh hoạt, xác động vật, bùn và
phân. Có thể được tái chế và sử dụng như một loại nhiên liệu. Ví dụ: biogas(methane), H2?.

7.6 Hydrogen fuel


- H2 có thể được dùng trong pin nhiên liệu hoặc đem đốt trong động cơ đốt trong.

- Có nhiều nguồn H2: H2 từ steam reforming(96%), từ biomass gasification hoặc từ điện


phân nước hoặc từ solar thermochemistry.

- Pin nhiên liệu:

- Động cơ đốt trong: có thể trộn với diesel rồi đem đốt(nén H2 thành dạng lỏng trước đã).

2H2 (g) + O2 (g) → 2H2O (g) + energy

8. Bioethanol

- Được tổng hợp từ sinh khối ví dụ như gỗ, mía, bắp, củ cải đường, ngũ cốc,…

- Cách tổng hợp chung: từ sinh khối ban đầu sẽ xử lý để thu đường glucose, sau đó lên men
glucose thành ethanol rồi chưng cất để thu hỗn hợp ethanol-nước, rồi cuối cùng loại nước
để thu ethanol tinh khiết.

- Có 3 phương án công nghệ được sử dụng để tách nước trong sản xuất ethanol nhiên liệu
là: công nghệ chưng cất sử dụng hỗn hợp 3 cấu tử (như benzen) để phá “điểm đẳng phí”,
công nghệ hấp phụ nước bằng rây phân tử, công nghệ tách nước bằng hệ thống lọc màng.
9. Biodiesel

- Là methyl ester, có nguồn gốc từ dầu thực vật dùng để thay thế cho diesel thông thường.

- Ví dụ: từ dầu cải, dầu mè, dầu hướng dương, dầu ăn thải.

- Xúc tác: kiềm hoặc acid, thông dụng nhất là công nghệ đồng thể, xúc tác KOH.

- Ưu điểm:

+ Nguyên liệu có sẵn và đa dạng, thân thiện với môi trường, chủ yếu từ nông nghiệp.

+ Hàm lượng S thấp, giảm đáng kể lượng SOx gây ăn mòn thiết bị và ô nhiễm môi
trường.

+ Khả năng phân hủy sinh học cao (gấp 4 lần diesel).

- Nhược điểm:

+ Biodiesel cháy sinh ra một lượng lớn khí NOx do có nguồn gốc từ thực vật.

+ Độ nhớt cao, vì vậy không sử dụng biodiesel riêng lẻ mà trộn với diesel.

+ ượng biodiesel sản xuất ra khó đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trên quy mô lớn.

- Tranester hóa triglyceride thành methyl ester để giảm độ nhớt của biodiesel, độ nhớt thấp
gần với diesel truyền thống thì mới sử dụng được.

- Nguồn nguyên liệu phải có hàm lượng nước thấp để tránh phản ứng xà phòng hóa.

- Methanol và Ethanol được chọn vì rẻ, dễ kiếm, methanol được ưa chuộng hơn vì ethanol
đắt hơn và có khả năng phản ứng kém hơn methanol, ngoài ra do ethanol tạo hỗn hợp đẳng
phí với nước nên các công đoạn tách, tinh chế gặp khó khăn. Nếu xài ethanol thì loại nước
bằng phương pháp rây phân tử.
10. Biogas

- Là khí methane có nguồn gốc từ chất thải từ thực vật hoặc động vật qua quá trình lên men
kỵ khí.

11. Biomass pyrolysis

- Phân hủy kỵ khí biomass ở nhiệt độ cao.

- Sản phẩm: than sinh học(biochar), dầu sinh học(bio oil) và hỗn hợp khí methane,
hydrogen, CO2, CO.

- Khi phân hủy ở nhiệt độ thấp 5 độ C thì sản phẩm chủ yếu là than sinh học, ở nhiệt độ
cao thì sản phẩm chủ yếu là khí(khoảng 800oC). Ở khoảng nhiệt độ giữa thì ra bio-oil.

- Khí hóa sinh khối(gasification of biomass): Nung sinh khối cho phản ứng(không đốt) để
thu khí tổng hợp: CO, H2, CO2, N2. Tại sao khí hóa? Vì 1 là syngas có thể đem đi tổng
hợp các sản phẩm của công nghiệp hóa dầu như CH3OH, CH3COOH hay có thể dùng để
sản xuất xăng nhân tạo qua quy trình Fisher-Tropsh,… và 2 là nếu dùng để đốt thì syngas
cháy ở nhiệt độ cao hơn so với biomass nguyên gốc, lợi về mặt năng lượng hơn.
12. Polymer và polymer phân hủy sinh học
- Phân loại polymer: nhựa nhiệt dẻo(thermoplastic), nhựa nhiệt rắn(thermoset) và nhựa đàn
hồi(elastomer):

+ Nhựa nhiệt dẻo: cấu trúc vô định hình hoặc tinh thể, cấu trúc mạch thẳng nhưng
các mạch có liên kết VDW với nhau. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao thì bị biến dạng. tạo
thành chất lỏng nhớt(liên kết VDW bị phá vỡ), khi làm nguội thì liên kết VDW hình thành
trở lại làm cho cấu trúc nhựa nhiệt dẻo trở lại như ban đầu. Tính chất này giúp nhựa nhiệt
dẻo rất dễ tái chế.

+ Nhựa nhiệt rắn: vô định hình, cứng, giòn, tính chịu nhiệt cao, các mạch liên kết
với nhau qua liên kết chéo(cross-linked, là liên kết cộng hóa trị). Khi tiếp xúc nhiệt độ cao
sẽ không bị chảy mà sẽ đóng rắn, không có khả năng tái sinh.

+ Nhựa đàn hồi: vô định hình, các mạch liên kết với nhau qua số ít liên kết chéo, ở
nhiệt độ thường thì liên kết VDW đã bị đứt rồi nhưng liên kết chéo vẫn còn và chính những
liên kết chéo này giúp cho nhựa đàn hồi lấy lại được hình dạng sau khi bị tác động lực.
- Các liên kết như -COO-, -CONH-, -O- phân cực mạnh nên yếu và dễ bị VSV phân hủy.

- Mạch càng ít phân nhánh, ít liên kết chéo thì càng dễ phân hủy.

- Mạch càng ngắn bị phân hủy càng nhanh.


- Quy trình phân hủy sinh học(hình dưới): Polymer ban đầu được phân mảnh
(fragmentation) nhờ các yếu tố môi trường như tia UV, nhiệt độ, vi sinh vật, lực cơ học
thành các mảnh polymer nhỏ hơn. Tiếp đến các mảnh nhỏ hơn này được thủy phân bằng
quá trình sinh học(biotic hydrolysis): sử dụng ngoại enzyme(extracellular enzyme) hoặc
không sinh học(abiotic hydrolysis) để thành các mảnh polymer cực nhỏ cỡ oligomer,
dimonomer hoặc thậm chí là monomer. Cuối cùng là quá trình đồng hóa(assimilation) bằng
nội enzyme(intracellular enzyme) để thu các tế bào sinh khối(increased cell biomass) và
CO2, H2O.
- Các môi trường phân hủy polymer(độ hiệu quả giảm dần): đất mùn > nước sông > nước
biển > nước uống.

- Polymer phân hủy sinh học:

- Poly hydroxylalkanoate (PHAs) là một biopolymer có nguồn gốc từ tự nhiên thông qua
quá trình lên men đường hoặc lipid bởi vi khuẩn. Monomer của PHAs có thể kết hợp với
nhiều loại monomer khác để điều chỉnh các tính chất vật lý, PHAs có thể làm nhựa nhiệt
dẻo hoặc nhựa đàn hồi và có khả năng phân hủy sinh học.

- Tổng hợp PHA: Loài VSV có tên là Cupriavidus necator được nuôi để tạo ra PHA(người
ta phải điều chỉnh môi trường nuôi sống phù hợp). Sau đó người ta thu hoạch PHA từ mấy
con VSV này rồi đem đi xử lý để thu sản phẩm nhựa, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

- Poly (Lactic acid): polymer sinh học, đầu tiên lên men sinh khối thu lactic acid, rồi trùng
ngưng để thu polymer.
13. V t liệu x p với ng dụng làm sạ ước và không khí

- Vật liệu xốp(porous material hay porous medium) là vật liệu có chứa nhiều lỗ xốp (pore)
và lỗ xốp thường được lấp đầy bởi lưu chất(gas or liquid). Khung của vật liệu được gọi là
matrix hoặc frame, ở thể rắn.

- Hệ thống lỗ xốp và khung đều là liên tục.

- Về hệ thống lỗ xốp, có 2 khái niệm là closed porosity và effective porosity, closed porosity
thể hiện độ xốp mà những lỗ xốp là những lỗ kín, không tiếp xúc được với dòng lưu chất
và ngược lại.

- Ví dụ: đá, các tầng đất, zeolite, xương, gỗ, cement, gốm, sứ, bọt biển,…

- Từ slide thuyết trình:


- Lọc nước:
- Tái sinh than hoạt tính: nung tới 700-9 độ C để nhả hấp phụ rồi đem đi sàng, sau đó có
thể qua các công đoạn khác như rửa bằng acid, nước,…\

- Lọc không khí:

+ Ưu điểm: Loại bỏ được chất hữu cơ bay hơi, mùi khó chịu, khói.
Phổ biến, dễ tìm, giá rẻ.

Không ảnh hưởng sức khỏe.

+ Nhược điểm: -Không loại bỏ được các hạt bụi phân tử nhỏ, phấn hoa, nấm mốc vi
khuẩn, virus,..

-Phải thay mới định kì

-Không phải là quá trình lọc cao cấp

You might also like