You are on page 1of 21

CHƯƠNG I: 12 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HÓA HỌC XANH

Chữ Nguyên tắc Ý nghĩa


đại diện tương ứng

Hạn chế phát sinh chất thải do hạn chế phát sinh chất thải
P Prevent Wastes >> phát sinh chất thải rồi tìm cách xử lý.
“>>” = Hiệu quả hơn, đơn giản hơn, ít phức tạp hơn

Sử dụng nguồn nguyên liệu có nguồn gốc tái tạo được (như
từ sản phẩm nông nghiệp hoặc phế phẩm từ các quá trình
R Renewable Feedstocks
khác) thay cho nguồn gốc không tái tạo được (từ khoáng
sản hoặc nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, …)

Hạn chế phát sinh các bước tạo sản phẩm dẫn xuất trung
gian (như bảo vệ nhóm chức, tạo muối của chất hữu cơ để
chất dễ tan trong nước, tạo nhóm chức dễ tan trong chất
Omit
O hữu cơ cho các chất khó tan, …) và các bước biến đổi vật
Derivatization Steps
lý trung gian.
Càng nhiều các bước → Tiêu hao năng lượng & hóa chất
càng nhiều

Degradable Sản phẩm được thiết kế sao cho khi thải ra môi trường thì
D
Chemical Products có thể phân hủy dễ dàng, không tồn tại lâu.

Use Safe Synthetic Quá trình điều chế được thiết kế sao cho tác chất hoặc sản
U
Methods phẩm không hoặc ít gây độc cho con người và môi trường.

Sử dụng xúc tác có độ chọn lọc cao nhất thay cho phản ứng
C Catalytic reagents theo phương trình tỉ lượng để giảm thiểu năng lượng sử
dụng, tăng độ chọn lọc, giảm chất thải.

Temperature, pressure Thiết kế quá trình ở nhiệt độ & áp suất thường để tiết kiệm
T
ambient năng lượng

Trang 1
Có thể thực hiện phân tích thông số ngay trong quy trình
mà không cần phải đem gửi phân tích ra ngoài (phân tích
ra ngoài → chi phí vận chuyển & nguy cơ phát thải hóa
I In-process monitoring
chất trong lúc vận chuyển)
Quá trình phân tích không tạo thành các sản phẩm phụ
trung gian độc

Very few auxiliary Sử dụng tối thiểu dung môi và chất trợ, nếu sử dụng cũng
V
substances hạn chế tối thiểu độ độc hại của các chất này

Thiết kế quá trình sao cho độ chuyển hóa nguyên tử là cao


E-factor, maximize
E nhất (ít sản phẩm phụ, nguyên tử nằm trong tác chất đều
feed in product
nằm hết trong sản phẩm)

Low toxicity of Thiết kế sản phẩm hóa học độ độc hại thấp và hiệu quả sử
L
chemical products dụng cao nhất.

Thiết kế quy trình an toàn, hạn chế các nguy cơ cháy nổ,
Y Yes, it is safe rò rỉ hóa chất độc hại (các hóa chất gây ăn mòn, dễ cháy,
có tác động sinh học, …)



Trang 2
CHƯƠNG II: XÚC TÁC TRONG TRONG HÓA HỌC XANH

I. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP


Xúc tác có thể làm thay đổi năng lượng hoạt hóa của một phản ứng, làm cho phản
ứng dễ dàng, hiệu quả và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Mục đích: Nghiên cứu Xúc tác rắn (dựa vào bề mặt riêng, các lỗ xốp) hoặc Xúc tác
trên chất mang rắn (hỗ trợ tạo các tâm phản ứng dị thể) thay thế cho các xúc tác đồng thể
truyền thống (độ chọn lọc cao nhưng khó tách).

II. ƯU ĐIỂM
Xúc tác dị thể có thể dễ dàng tách hoàn toàn khỏi hỗn hợp sau phản ứng bằng lọc,
ly tâm hoặc dùng từ trường (xúc tác nano siêu thuận từ). Do đó:
- Tốn ít năng lượng hoặc dung môi cho việc phân tách hơn (lọc, ly tâm, từ trường
so với chưng cất, sắc kí, trích ly)
- Có thể tái sử dụng xúc tác với hoạt tính gần như tương đương nên ít tạo ra chất
thải hơn.
- Có thể tách xúc tác khỏi sản phẩm với hiệu suất cao hơn → Sản phẩm tinh
khiết hơn.
Độ bền hóa, cơ, nhiệt cao → Phù hợp cho nhiệt độ cao và độ khuấy trộn mạnh.
Được sử dụng nhiều trong quy mô công nghiệp.

III. NHƯỢC ĐIỂM


Khả năng truyền khối kém so với xúc tác đồng thể do bản chất dị thể → Tốc độ phản
ứng không nhanh, độ chọn lọc kém.
Khả năng tâm xúc tác bị hoà tan → Thôi nhiễm tạp chất vào sản phẩm.

IV. VÍ DỤ
a) Nội dung: Phản ứng ghép đôi Suzuki giữa PhBr và PhB(OH)2 tạo ra biphenyl ở 60oC,
dùng hệ dung môi EtOH, H2O & base K2CO3 thay cho hệ dung môi Benzene/H2O
truyền thống.

Trang 3
b) So sánh quy trình truyền thống:

Hiện nay Truyền thống

Bezene/Nước
Dung môi Ethanol/Nước, base K2CO3 Benzene dễ bay hơi, gây cháy nổ
& ung thư

Phức Pd(II) đính trên silica


Xúc tác Pd(PPh3)4 tan trong hệ dung môi
rắn mao quản trung bình

Thời gian 2 – 3h

Hiệu suất Khoảng 100%

Tách bằng quá trình trích ly do


Tách bằng quá trình lọc
phức Pd tan trong dung môi
Giai đoạn
hậu phản ứng Tái sử dụng 4 lần, hiệu quả
Chỉ tách được 1 phần xúc tác
97% so với lần đầu

c) Ví dụ đáp ứng nguyên tắc:


- P (Prevent wastes): Giảm dung môi sử dụng do không cần bước trích ly loại
phức & giảm xúc tác sử dụng do tái sử dụng xúc tác được nhiều lần.
- U (Use safe synthetic method): Dùng dung môi EtOH/H2O an toàn hơn dung
môi benzene dễ bay hơi gây ung thư.
- C (Catalytic reagents): Sử dụng xúc tác tăng hiệu suất phản ứng.
- Y (Yes, it is safe): Dùng dung môi EtOH/H2O an toàn hơn dung môi benzene
dễ bay hơi gây cháy nổ.



Trang 4
CHƯƠNG II: XÚC TÁC SINH HỌC

I. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP


Nghiên cứu sử dụng xúc tác sinh học là các enzymes, phân tử sinh học có khả năng
xúc tác cho các phản ứng hữu cơ ở điều kiện ôn hòa, không sử dụng áp suất và nhiệt độ
cao.

II. ƯU ĐIỂM
Tính đặc hiệu cao: Mỗi xúc tác sinh học chỉ phản ứng với 1 nhóm chức cố định, tương
thích với trung tâm hoạt động → Độ chọn lọc cao, tránh phản ứng phụ.
Enzyme có thể tái sử dụng nhiều lần với hoạt tính giảm không đáng kể.
Không cần sử dụng các xúc tác kim loại độc hại, sản phẩm tinh khiết hơn.
Có sẵn tâm chiral trên cấu trúc → Hỗ trợ quá trình tổng hợp đồng phân quang học.
Nhược điểm “Điều kiện chặt chẽ về pH, nhiệt độ và áp suất” cũng tạo động lực để
phát triển các quy trình điều kiện ôn hòa, ít tốn kém năng lượng.

III. NHƯỢC ĐIỂM


Điều kiện phản ứng chặt chẽ do dễ bị ức chế với tác nhân bên ngoài như nồng độ cơ
chất, nhiệt độ, áp suất, pH, …
Tính linh động kém.
Phát triển hệ enzyme và công nghệ mới phức tạp, tốn nhiều thời gian, chi phí.
IV. VÍ DỤ
a) Nội dung: Phản ứng tổng hợp sitagliptin - một hợp chất chống tiểu đường từ
prositagliptin với sự hỗ trợ của enzyme thay cho xúc tác Rhodium truyền thống

Trang 5
b) So sánh quy trình truyền thống:

Hiện nay Truyền thống

Hiệu suất 1 bước, 90% 4 bước, 80%

Điều kiện Áp suất thường Áp suất cao

Sản phẩm cần tinh chế, loại sạch


Hậu phân tách Không cần tinh chế
để loại bỏ Rhodium

c) Ví dụ đáp ứng nguyên tắc:


- P (Prevent wastes): Giảm dung môi phát thải khi không cần tinh chế sản phẩm
để loại kim loại & giảm sản phẩm phụ, dung môi sử dụng khi tăng hiệu suất
- O (Omit Derivative Steps): Giảm quá trình trung gian, từ 4 bước còn 1 bước.
- T (Ambient Temperature & Pressure): Phản ứng xảy ra ở áp suất thường,
nhiệt độ thường.
- C (Catalytic Reagents): Sử dụng xúc tác tăng hiệu suất phản ứng.



Trang 6
CHƯƠNG III: DUNG MÔI XANH – NƯỚC

I. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP


Thay các dung môi hữu cơ độc hại bằng nước, từng được coi là nguyên nhân phá hoại
phản ứng, hiện nay được coi là dung môi xanh nhất.

II. ƯU ĐIỂM
Rẻ tiền, dễ kiếm, an toàn (không độc hại, không thể cháy).
Hòa tan tốt các chất phân cực mạnh.
Hạn chế khả năng oxy hóa tác chất hoặc xúc tác do kém hoà tan O2
Phù hợp cho việc điều chế các carbohydrates hoặc các hợp chất sinh học có cấu trúc
thay đổi.

III. NHƯỢC ĐIỂM


Phạm vi ứng dụng hạn chế do hòa tan kém các tác chất kém phân cực mà các hợp
chất hữu cơ đa số kém phân cực.
Có thể tham gia phản ứng nên quá trình khó kiểm soát.
Tốn nhiều năng lượng để tách dung môi do nước có nhiệt độ sôi cao.
Có thể gây ô nhiễm khi thải ra môi trường do nước thải có thể hòa tan lượng nhỏ
các chất hữu cơ phân cực, không phân cực, ion kim loại nặng, …

IV. VÍ DỤ
a) Nội dung: Phản ứng ghép đôi Suzuki giữa 4-bromobenzonitrile và phenylboronic
acid, dùng hệ dung môi H2O & base K2CO3 thay cho hệ dung môi Benzene/H2O truyền
thống.

Trang 7
b) So sánh với quy trình truyền thống:

Hiện nay Truyền thống


Bezene/Nước
Dung môi Nước, base K2CO3 Benzene dễ bay hơi, gây cháy nổ
& ung thư

Pd(0) ở dạng phức Xúc tác kém tan trong hệ dung


Xúc tác
tan tốt trong nước. môi nên cần khuấy trộn mạnh.

Hiệu suất Gần 100% Gần 75 %

c) Ví dụ đáp ứng nguyên tắc:


- C (catalytic agents): Sử dụng xúc tác cho phản ứng
- U (use synthetic methods): Sử dụng phương pháp tổng hợp an toàn, thay thế
benzene độc hại, có thể gây ung thư bằng nước
- Y (Yes, it is safe): Hạn chế được nguy cơ cháy nổ từ dung môi benzene khi thay
bằng nước



Trang 8
CHƯƠNG IV: DUNG MÔI XANH – CO2 SIÊU TỚI HẠN

I. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP


CO2 siêu tới hạn là trạng thái không tồn tại ranh giới giữ pha lỏng và hơi khi nhiệt
độ và áp suất vượt qua điểm tới hạn. Lưu chất này có khả năng hòa tan như chất lỏng và
linh động như chất khí.

II. ƯU ĐIỂM
Rẻ tiền, dễ kiếm, an toàn (không độc hại, không thể cháy).
Có khả năng hòa tan hoàn toàn các chất khí.
Có thể thay đổi độ phân cực bằng cách điều chỉnh nhiệt độ và áp suất.
Khả năng truyền nhiệt, truyền khối tốt do độ nhớt thấp, khả năng khuếch tán cao,
không có sức căng bề mặt, là dung môi hoàn hảo cho quá trình trích ly.
Dễ dàng đuổi dung môi khỏi sản phẩm bằng cách hạ áp suất, hạ nhiệt độ.

III. NHƯỢC ĐIỂM


Thiết bị phức tạp do thực hiện ở áp suất tương đối cao
Hòa tan kém các chất phân cực, phải sử dụng chung dung mô khác nếu muốn tăng
độ phân cực ngoài phạm vi thay đổi.
Chất hoạt động bề mặt ái CO2 đang được phát triển nên giá còn đắt.

IV. VÍ DỤ
a) Nội dung: Trích ly dầu gấc bằng dung môi CO2 siêu tới hạn thay cho dung môi hexane
truyền thống.
b) So sánh với quy trình truyền thống:

Hiện nay Truyền thống

Dung môi ScCO2 Ép/Trích ly với COS

Hiệu suất Khoảng 90% Khoảng 80%

Thời gian ngắn hơn


Ưu điểm Hạn chế biến tính
chất có hoạt tính sinh học
Trang 9
c) Ví dụ đáp ứng nguyên tắc:
- P (Prevent wastes): Hạn chế phát thải dung môi so hiệu suất cao nên dung môi sử
dụng ít hơn, ScCO2 có thể tái sử dụng nhiều lần.
- U (Use safe synthetic methods): Thay thế dung môi hexane dễ bay hơi, độc hại,
gây ung thư bằng dung môi CO2 tương đối ít gây độc.
- Y (Yes, it is safe): Hạn chế được nguy cơ cháy nổ từ dung môi hexane dễ bay hơi
khi thay bằng dung môi CO2 không cháy.



Trang 10
CHƯƠNG V: DUNG MÔI XANH – CHẤT LỎNG ION

I. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP


Chất lỏng ion là chất lỏng chỉ chứa toàn bộ ion mà không chứa các phân tử trung
hòa, có tính chất thay đổi tùy cấu trúc của các cation và anion.

II. ƯU ĐIỂM
Không bay hơi và không có áp suất hơi - không gây ô nhiễm và nguy cơ cháy nổ.
Có khả năng thu hồi và tái sử dụng (xúc tác phức của các kim loại chuyển tiếp).
a) Độ bền
Lưu trữ lâu không bị phân huỷ.
Độ bền nhiệt cao – có thể sử dụng cho các phản ứng ở nhiệt độ cao.
b) Khả năng hòa tan
Hoà tan tốt các chất khí như H2, O2, CO, CO2, … cần cho quá trình hydro hóa,
carbonyl hóa, …
Điều chỉnh được độ tan (thay đổi cấu trúc ion) nên có khả năng hòa tan lượng lớn
chất hữu cơ, vô cơ, cơ kim, nên bình phản ứng nhỏ, hạn chế được chất thải từ quy trình
tổng hợp.
c) Phản ứng hóa học
Trung lập trong phản ứng do không tạo phức phối trí với các hợp chất khác như cơ
kim, enzyme, …
Dùng trong phản ứng cần độ chọn lọc quang học cao.
Thay thế các acid độc hại như HF trong các phản ứng cần xúc tác acid.
Tăng tốc độ phản ứng do có tính chất nên hỗ trợ tốt nhiều trạng thái trung gian mang
điện tích

III. NHƯỢC ĐIỂM


Đắt hơn nhiều so với các dung môi truyền thống.
Trong quá trình tổng hợp ra chất lỏng ion thường sử dụng các dung môi khác.
Sau khi phản ứng xong phải sử dụng dung môi khác để trích ly lấy sản phẩm, không
thể sử dụng phương pháp chưng cất vì chúng không có áp suất hơi.

Trang 11
IV. VÍ DỤ
Hiện nay Truyền thống

Phản ứng ghép đôi Suzuki giữa 4-bromoacetophenone và


Phản ứng
phenylboronic acid 70oC.

Bezene/Nước
Dung môi Chất lỏng ion Benzene là chất dễ cháy, gây ung
thư khi xâm nhập vào cơ thể.

Các chất kém tan trong hệ dung


Xúc tác
Pd(0) ở dạng phức môi nên cần khuấy trộn mạnh.

Hiệu suất 50% Khoảng 75 %

Đáp ứng các nguyên tắc:


- P (Prevent wastes) – Hạn chế việc thải các chất độc hại ra môi trường vì tái sử dụng
dung môi cùng hệ xúc tác
- C (catalytic agents) – Có sử dụng xúc tác.
- U (Use safe synthetic methods) – Sử dụng dung môi ILs ít bay hơi thay thế cho dung
môi benzene độc hại và dễ bay hơi
- Y (Yes, it is safe) – Hạn chế vấn đề cháy nổ của dung môi hữu cơ.



Trang 12
CHƯƠNG VI: MICROREACTOS

I. KHÁI NIỆM
Là một thiết bị phản ứng liên tục mà các phản ứng được thực hiện trong các rãnh
nhỏ kích thước từ 10 đến 300 micromet khắc trên bề mặt rắn. Chung cho bề mặt riêng
cao gấp hàng chục lần so với bình phản ứng thông thường. Lưu lượng của dòng được
điều chỉnh bằng bơm thuỷ lực micron hoặc di chuyển dưới tác dụng của điện thẩm.

II. ƯU ĐIỂM
Giảm lượng chất thải, chất độc đến mức tối thiểu
Phản ứng hiệu quả (tốc độ, hiệu suất, độ chọn lọc) do quá trình truyền nhiệt, truyền
khối và điều kiện khuấy trộn tốt.
Điều kiện vận hành an toàn do có thể điều khiển điều kiện phản ứng (nhiệt độ, áp
suất) → An toàn cháy nổ, an toàn sức khỏe
Sử dụng lượng nhỏ tác chất và dung môi.
Có khả năng thực hiện các phản ứng nhạy cảm với không khí hoặc hơi ẩm hoặc có
hoạt tính cao hoặc tạo ra các chất trung gian độc hại.
Có khả năng numbering-up sau khi tối ưu cho 1 microreactor mà không cần thiết lập
và tối ưu lại hệ thống.
Đem lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm thời gian, linh hoạt (không cần kho chứa hóa chất,
tùy chỉnh lượng microreactor theo nhu cầu)

III. NHƯỢC ĐIỂM


Đắt tiền do yêu cầu cao về mặt chế tạo.
Chỉ ứng dụng trong một số ngành công nghiệp nhất định.

IV. NHƯỢC ĐIỂM


Hiện nay Truyền thống

Phản ứng Phản ứng điều chế Ciprofloxacin Hydrochloride

Quy trình 5 bước 7 bước

Thiết bị MR Thiết bị phản ứng gián đoạn

Thời gian phản ứng 10 phút 24 giờ

Hiệu suất Khoảng 60 % Khoảng 49 %

Trang 13
Đáp ứng các nguyên tắc
- P (Prevent wastes) – Hạn chế tạo thành chất thải.
- O (Omit derivatization steps) – Giảm số bước trung gian
- U (use safe synthetic methods) – Quy trình tổng hợp an toàn.
- I (in-process monitoring) – Có thể kết hợp phân tích ngay trong quy trình
- E (E-factor, maximize feed in product) - Nâng cao hiệu suất nên hạn chế được sản
phẩm phụ và các chất thải ra môi trường.
- Y (Yes, it is safe) - Hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn về cháy nổ dung môi.



Trang 14
CHƯƠNG VII: MICROWAVE – ASSISTED

I. VI SÓNG
Vi sóng là sóng điện từ có bước sóng từ 10-3 tới 1 mét, có khả năng làm các phân tử
phân cực quay liên tục (hoặc tương tác với nhau) để sinh ra nhiệt. Lượng nhiệt này sẽ lan
tỏa ra đồng đều ra môi trường xung quanh, gia nhiệt cho phản ứng hiệu quả hơn. Chuyển
động nhanh của lương cực ion dưới tác dụng của vi sóng giúp phá vỡ liên kết hydro yếu
và hỗ trợ sự khuếch tán

II. ƯU ĐIỂM
Không cần tiếp xúc với nguồn nóng.
Tốc độ gia nhiệt cao hơn nhiều lần.
Có thể gia nhiệt cao hơn nhiệt độ sôi của hỗn hợp.
Quá trình gia nhiệt từ trong ra ngoài nên giảm thất thoát nhiệt, hiệu quả cao hơn.
Không cần hỗ trợ của tác động cơ học.

III. NHƯỢC ĐIỂM


Thiết bị hỗ trợ vi sóng có giá thành cao.
Khó thực hiện scale-up vì khó kiểm soát nhiệt độ khi xảy ra hiện tượng quá nhiệt
cục bộ. Có thể sử dụng chu trình sóng siêu âm để khắc phục, nhưng chỉ có thể áp dụng
cho thời gian ngắn.
Sự gia nhiệt nhanh có thể gây phân hủy các hợp chất kém bền nhiệt, không hiệu quả
trong một số trường hợp dm hoặc hoạt chất cần trích kém phân cực. Bức xạ do vi sóng đôi
khi có thể thúc đẩy các phản ứng hóa học làm thay đổi cấu trúc hợp chất.
Việc rò rỉ vi sóng không an toàn cho con người, nên cần hệ thống an toàn tiên tiến
→ Ứng dụng trong công nghiệp còn thấp

IV. VÍ DỤ
Hiện nay Truyền thống

Phản ứng Tổng hợp benzoic acid từ toluene với tác nhân oxy hóa

Gia nhiệt Vi sóng Chất tải nhiệt

Thời gian phản ứng 5 phút 12 h

Hiệu suất Khoảng 41 % Khoảng 31 %

Trang 15
Đáp ứng các nguyên tắc:
- P (Prevent wastes) - Hạn chế tạo thành chất thải.
- U (Use safe synthetic methods) – Quy trình tổng hợp an toàn.
- E (E-factor, maximize feed in product) - Nâng cao hiệu suất nên hạn chế được sản
phẩm phụ và các chất thải ra môi trường.



Trang 16
CHƯƠNG VIII: ULTRASOUND – ASSISTED

I. SÓNG SIÊU ÂM
Sóng siêu âm là sóng cơ học có tần số từ 20 tới 100 kHz. Khi có sự tác dụng của
sóng siêu âm, trong lòng dung dịch sẽ xảy ra 2 giai đoạn, gồm nén và nở. 2 gian đoạn này
sẽ tạo ra các bọt khí nhỏ với chu kỳ phát triển nhất định, khi đạt tới mức độ bão hòa thì
vỡ ra, sinh ra các lực cắt làm xáo trộn dung dịch.
Chất dễ bay hơi: Tạo bóng khí, khi vỡ tạo áp và sinh ra nhiệt lượng.
Chất khó bay hơi: Tạo bóng khí, khi vỡ tạo ra các gốc tự do.

II. ƯU ĐIỂM
Cải thiện được phản ứng (tốc độ, hiệu suất, quy trình rút ngắn).
Có thể làm thay đổi con đường phản ứng.
Sử dụng xúc tác hiệu quả hơn, tránh xúc tác chuyển pha.
Sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
Có thể ứng dụng với quy mô lớn.

III. NHƯỢC ĐIỂM


Thiết bị hỗ trợ sóng siêu âm có giá thành cao.
Tạo âm thanh lớn trong quá trình sử dụng.
Quá trình sử dụng lâu tạo ra các vết kim loại trong sản phẩm, làm giảm độ tinh khiết
của sản phẩm.
Sóng siêu âm làm nước tạo ra các gốc tự do, ảnh hưởng các hợp chất nhạy cảm.

IV. VÍ DỤ
Hiện nay Truyền thống

Phản ứng Phản ứng Williamson điều chế benzyl phenyl ether

Gia nhiệt Siêu âm Truyền nhiệt đối lưu

Thời gian phản ứng 2h 16 h

Hiệu suất Khoảng 67 % Khoảng 41 %

Trang 17
Đáp ứng các nguyên tắc:
- P (Prevent wastes) – Hạn chế tạo thành chất thải.
- U (use safe synthetic methods) – Quy trình tổng hợp an toàn.
- E (E-factor, maximize feed in product) – Nâng cao hiệu suất nên hạn chế được sản
phẩm phụ và các chất thải ra môi trường.
- Y (yes, its safe) – An toàn, có thể áp dụng ở quy mô công nghiệp.



Trang 18
CHƯƠNG IX: NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

I. ƯU ĐIỂM
Sử dụng lâu dài, bền vững
Thân thiện với môi trường

II. NHƯỢC ĐIỂM


Không ổn định
Mật độ năng lượng thấp
Giá thành cao
Kỹ thuật khai thác phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao
III. VÍ DỤ
Năng lượng mặt trời
Nguyên tắc:
- Chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện dựa trên hiệu ứng
quang điện thông qua các tấm pin năng lượng mặt trời
- Dựa trên nguyên lí phản xạ ánh sáng để vận hành lò hơi nước làm quay tuabin tạo
điện trong các nhà máy năng lượng mặt trời
Ưu điểm:
- Thân thiện với môi trường, giảm thiểu được chi phí đường dây điện.
- Sau khi tấm pin mặt trời sử dụng bị bỏ đi, Si có thể được thu hồi, tái sử dụng, các bộ
phận khác như kính cũng được thu hồi lại để tái chế
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu còn cao
- Quá trình sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời tạo ra nhiều chất thải độc hại
Đáp ứng các nguyên tắc: P, R



Trang 19
CHƯƠNG X: BIODIESEL

I. BIODIESEL
Biodiesel (thông thường là các methyl ester hoặc ethyl ester) thường có nguồn gốc
từ chất béo thực vật hoặc động vật được tạo ra để thay thế cho các diesel có nguồn gốc từ
dầu mỏ. Khi đốt biodiesel vẫn sinh ra CO2, nhưng không tăng lượng CO2 trong khí quyển
do trong quá trình quang hợp để tạo ra dầu/chất béo trong thực vật cần CO2, tạo thành một
chu trình khép kín.
Quy trình sản xuất: thực hiện phản ứng ester hóa giữa methanol với chất béo thực
vật đã qua xử lý, có sử dụng xúc tác acid hoặc base, sau đó đi qua các bước tinh chế để
thu được biodiesel.

II. ƯU ĐIỂM
Tận dụng được các phế phẩm thực vật hoặc động vật.
An toàn, nhiệt độ chớp cháy trên 100oC
Hàm lượng S thấp khoảng → Hạn chế thải SO2 ra môi trường khi đốt
Tạo thành chu trình khép kín của CO2, làm lượng CO2 trong khí quyển không tăng.
Sử dụng nguồn nguyên liệu tái tạo, có thể tái cung cấp trong thời gian rất ngắn thay
vì phải sử dụng dầu mỏ (hàng triệu năm).
Quá trình cháy sạch và tạo ít bụi động cơ, giảm được trên 2/3 CO2 thải ra.
Sinh ra nguồn năng lượng lớn hơn gấp 3 lần so với năng lượng tiêu tốn.

III. NHƯỢC ĐIỂM


Sinh ra nhiều NOx hơn diesel truyền thống.
Nguồn nguyên liệu chưa ổn định.
Dễ bị oxy hóa nên hạn chế khi bảo quản.



Trang 20
CHƯƠNG XI: BIOETHANOL

I. BIOETHANOL
Bioethanol là ethanol được sản xuất từ sinh khối - nguồn nguyên liệu có khả
năng tái tạo cao (mía, củ cải đường, ngũ cốc, gỗ, bắp, v.v).
Quy trình tổng quát: Tiền xử lý nguyên liệu – Thủy phân (enzyme, acid hoặc
kết hợp cả hai) – Lên men đường – Tinh chế. Tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu mà có
thêm các bước khác.

II. ƯU ĐIỂM
Tận dụng được các phế phẩm thực vật hoặc động vật.
Thân thiện với môi trường, có thể sử dụng lâu dài, bền vững
Tạo thành chu trình khép kín của CO2, làm lượng CO2 trong khí quyển không tăng.
Sử dụng nguồn nguyên liệu tái tạo, có thể tái cung cấp trong thời gian rất ngắn
thay vì phải sử dụng dầu mỏ (hàng triệu năm).
Có thể trộn với xăng để tạo thành các loại xăng sinh học như xăng E5, E10, E95.

III. NHƯỢC ĐIỂM


Cần diện tích trồng trọt lớn Phá huỷ môi trường tự nhiên.
Nếu sử dụng nguyên liệu là thực phẩm thì không nhiều ý nghĩa, bởi vì nhiều nơi
còn thiếu lương thực, đồng thời giá lương thực có thể tăng cao do nông dân cố tình
bán cho nhà máy sản xuất bioethanol.
Năng lượng do xăng tạo ra cao hơn 3 lần so với ethanol ở cùng thể tích → Mật độ
năng lượng thấp



Trang 21

You might also like