You are on page 1of 14

1.

Dựa vào ngũ khiếu, ngũ thể ta có thể chẩn đoán được:
a. Bệnh ở cân, chân tay co quắp, bệnh thuộc tâm.
b. Bệnh ở mũi, cháy máu cam, bệnh thuộc tỳ.
c. Bệnh ở miệng, kém ăn, bệnh thuộc can.
d. Bệnh ở mạch (nhỏ, yếu), bệnh thuộc tâm.
e. Bệnh ở mạch, chân tay co quắp, bệnh thuộc tâm.
2. Hư là cương lĩnh nói về trạng thái bệnh lâu ngày, mạn tính, bệnh của khí huyết (A)
(khí huyết hư). Ví dụ: dương hư thì (B)
a. (A) bình thường, (B) nội hàn
b. (A) quá nhiều, (B) nội nhiệt
c. (A) không đầy đủ, (B) ngoại hàn
d. (A) đàm, ẩm; (B) ngoại nhiệt
e. (A) quá nhiều; (B) ngoại hàn
3. Điều nào sau đây là ĐÚNG trong chế biến thuốc cổ truyền:
a. Hoa hoè sao qua giúp tăng tác dụng an thần
b. Phương pháp hoả chế làm giảm tính ấm, tăng tính hàn của vị thuốc
c. Nung kín áp dụng với các dược liệu mỏng manh, không chịu được nhiệt.
d. Chưng là một trong các phương pháp thuỷ hoả hợp chế
e. Hà thủ ô ngâm nước vo gạo giúp dẫn thuốc đến thận
4. Mục đích chính trong chế biến mã tiền là: (A), (B)
a. (A) loại tạp bay hơi; (B) chuyển dạng sử dụng
b. (A) giảm anthranoid; (B) giảm tanin
c. (A) đổi dạng dùng; (B) lên men thay đổi thành phần đường
d. (A) đổi mùi vị; (B) làm khô
e. (A) giảm độc tính; (B) chuyển dạng sử dụng
5. Bát pháp, chọn đáp án ĐÚNG:
a. Hãn pháp là gây nôn
b. Bổ pháp khi cơ thể bị táo bón
c. Hoà pháp là tiêu các khối tắc trong cơ thể
d. Hạ pháp là tẩy và nhuận tràng
e. Thanh pháp là tiêu tán chống ứ
6. Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về phương pháp sao vàng:
a. Sao vàng Hoa hoè giúp tăng tác dụng cầm máu
b. Sao vàng Bạch truật rồi đổ thuốc xuống hố đất
c. Sao vàng Hoè hoa giúp tránh sự ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ
d. Sao vàng Thảo quyết minh giúp tăng tác dụng an thần
e. Sao vàng giúp tăng tác dụng quy tỳ, tăng mùi thơm
7. Thuốc có tính thăng phù thường có công năng:
a. Hành khí, lợi niệu
b. Bình can, giáng nghịch
c. Tả hoả, tiềm dương
d. Nhuận tràng, thẩm thấp
e. Phát hãn, thăng dương
8. Điều nào là ĐÚNG khi nói về bào chế Chè gói:
a. Kỹ thuật bào chế có 3 giai đoạn chính
b. Áp dụng khi trong đơn có nhiều dược liệu tương đối rắn chắc
c. Phối hợp dược liệu và tá dược dính là giai đoạn thứ 2
d. A và B đúng
e. A và C đúng
9. Tiêu pháp: dùng nhóm thuốc hoạt huyết, phá huyết để chữa ứ (A): nếu là ứ do hư
chứng thì phải phối hợp với các thuốc (B):
a. (A) khí; (B) bổ khí
b. (A) huyết; (B) bổ
c. (A) thức ăn; (B) tiêu đạo
d. (A) đàm, ẩm; (B) loãng đờm
e. (A) nước; (B) lợi thuỷ
10. Để tăng tác dụng chống nôn, nên chế biến bán hạ với:
a. Can Khương
b. Sinh Khương
c. Cam thảo
d. Bồ kết quả
e. Phèn chua
11. Đặc điểm nào ĐÚNG của chứng bệnh do hàn tà gây ra:
a. Là dương tà, thường gây tổn thương dương khí
b. Tà khí gây tắc, gây đau tại chỗ, chườm nóng sẽ giảm được đau
c. Dùng thuốc bổ ẩm để điều trị
d. Nguyên nhân chính do nội tạng thiếu dương khí
e. Hàn tà ngưng trệ, bài tiết chất trọc
12. Dịch phụ liệu được dùng giúp tăng tác dụng điều trị các chứng ho:
a. Gừng, muối, Bồ kết
b. Muối, Bồ kết, cam thảo
c. Gừng, cam thảo, Bồ kết
d. Muối, mật ong, cam thảo
e. Phèn chua, giấm, cam thảo
13. Mục đích chính của việc dùng nước vo gạo ngâm Hà thủ ô đỏ là: (A), (B):
a. (A) tanin; (B) anthranoid
b. (A) saponin; (B) tanin
c. (A) flavonoid; (B) tanin
d. (A) anthranoid; (B) đường
e. (A) tinh dầu; (B) tanin
14. Biểu lý lẫn lộn và bán biểu bán lý là nhóm triệu chứng bệnh khác nhau:
a. Đúng b. Sai
15. Chọn đáp án SAI:
a. Phong là chủ khí mùa Xuân
b. Thấp là chủ khí mùa trưởng hạ
c. Hàn là chủ khí mùa đông
d. Thử là chủ khí mùa thu
e. Hỏa là chủ khí mùa hạ
16. Chỉ ra cơ sở của sự quy kinh thuốc cổ truyền:
a. Dựa vào kinh nghiệm thu thập được trong dân gian
b. Dựa vào kết quả nghiên cứu khoa học
c. Dựa vào lý luận YHCT
d. Dựa vào kinh nghiệm nhân dân kết hợp với nghiên cứu khoa học
e. Dựa vào lý luận YHCT và thực tiễn lâm sàng
17. Cảm giác vui quá mức, ảnh hưởng đến tạng phủ nào của cơ thể:
a. Can
b. Tỳ
c. Tâm
d. Phế
e. Thận
18. Cương lĩnh nhiệt-hàn trong bát cương dùng để xác định (A) của bệnh, giúp chẩn đoán
loại hình bệnh; từ đó đề ra phương pháp chữa bệnh “hàn (B) nhiệt châm”
a. (A) vị trí; (B) cứu
b. (A) trạng thái; (B) bầu giác
c. (A) tính chất; (B) cứu
d. (A) tính chất; (B) xông hơi
e. (A) trạng thái; (B) chiếu UV
19. Điều nào SAI khi nói về dịch phụ liệu thường sử dụng trong chế biến YHCT:
a. Dịch gừng tươi giúp tăng tác dụng chỉ ho, chống nôn
b. Cam thảo còn giúp giảm độc tính của vị thuốc, điều hoà sự mãnh liệt của vị
thuốc.
c. Dùng muối ăn chế biến được gọi là phương pháp Diêm chế
d. Rượu giúp tăng tính thấm giảm tính hàn, tăng tính trầm giáng của vị thuốc
e. Đậu xanh có thể giúp giải độc tính của Mã tiền
20. Vị thuốc này ức chế chế độc tính của vị thuốc kia được gọi là:
a. Tương tu
b. Tương uý
c. Tương sát
d. Tương sử
e. Tương ác
21. Yếu tố nào sau đây thể hiện 1 phần cường độ tác dụng của thuốc:
a. Tính
b. Vị
c. Quy kinh
d. Bổ tả
e. Thăng giáng phù trầm
22. “Phụ tử chế có phiến mỏng, khô cứng, trắng trong, không có vỏ màu đen, không có vị
tê” là sản phẩm của phương pháp chế biến nào?
a. Chế biến diêm phụ
b. Chế biến bạch thụ phiến
c. Chế với dầu hạt cải
d. Phụ tử muối
23. Thuốc bổ dương cần dùng thận trọng trong trường hợp tỳ vị hư nhược
a. Đúng b. Sai
24. Điều nào là SAI về phương pháp bồi viên trong bào chế viên hoàn:
a. Áo viên bằng phẩm màu, siro hoặc màng kim loại mỏng
b. Tá dược dính là mật ong trước khi dùng phải luyện mật để loại bớt nước và
tạp.
c. Có thể sử dụng parafin để đánh bóng viên
d. Không dùng nước trong bào chế viên hoàn nhằm hạn chế nấm mốc
e. Xử lý dược liệu bằng cách nghiền bột và tiến hành trộn bột kép
25. Điều nào sau đây là SAI theo học thuyết ÂM-DƯƠNG:
a. Âm dược thường dùng trị các bệnh thuộc chứng nhiệt
b. “Dương thắng tắc âm bệnhP
c. Dương dược thường có vị cay mặn, tính nhiệt hoặc ôn
d. Tạng thuộc âm, phủ thuộc dương
e. Hai mặt âm dương tuy đối lập nhưng nương tựa vào nhau
26. Điều nào sau đây là SAI khi nói về học thuyết THUỶ-HOẢ:
a. Còn được gọi là học thuyết Tâm-thận
b. Dương khí do thận hoả và âm huyết do thận thuỷ
c. Học thuyết dựa trên cơ sở Giáng tâm hoả, Ích thận thuỷ
d. Trên cơ ở giáng thuỷ thăng tạo cân bằng
e. Bài Lục vị công năng bổ thận âm, bài Bát vị công năng bổ thận dương
27. Khi điều trị chứng bệnh nội phong, huyết trệ sinh phòng thì dùng nhóm thuốc (A) kết
hợp với nhóm thuốc hành khí: huyết hư sinh phong thì dùng nhóm thuốc (B)
a. (A) hành khí; (B) thanh nhiệt
b. (A) hành huyết; (B) giải biểu
c. (A) bình can tiềm dương; (B) bổ khí
d. (A) hồi dương; (B) thanh nhiệt
e. (A) hành huyết; (B) bổ huyết
28. Tứ vật thang là phương thuốc có tác dụng bổ khí, bổ dương
a. Đúng b. Sai
29. Điều nào sau đây ĐÚNG về thuốc giải biểu:
a. Phần lớn có vị cay, quy kinh phế
b. Được sắc văn hoả và uống ấm
c. Dùng khi các ngoại nhân hàn tà hay nhiệt tà xâm nhập vào lý
d. A và B đúng
e. A và C đúng
30. Tình chí khi thể hiện (A) gây hại cho sức khoẻ con người thì được gọi là (B):
a. (A) quá mức, (B) thất tình
b. (A) chốc lát; (B) nguyên nhân gây bệnh ngoại nhân
c. (A) dài ngày; (B) cảm xúc bình thường
d. (A) thoáng qua; (B) lục tà
e. (A) thái quá; (B) đàm ẩm
31. Điều nào là SAI khi nói về Chè bánh:
a. Kỹ thuật bào chế có 3 giai đoạn chính
b. Giai đoạn thứ 2 là phối hợp dược liệu và tá dược dính
c. Có 2 cách chính để phối hợp tá dược dính và dược liệu
d. Hãm trực tiếp cùng nước nóng
e. Dược liệu khó chiết xuất cần chuyển thành cao lỏng hoặc cao khô
32. Nhóm thuốc nào thường sử dụng để điều trị bệnh ngoại phong (chứng bệnh phong do
tà khí xâm nhập cơ thể gây bênh):
a. Tân ôn giải biểu
b. Trừ phong thấp
c. Tân lương giải biểu
d. A và C đúng
e. B và C đúng
33. Nhiệt độ thường dùng để chế biến mã tiền theo phương pháp sao là:
a. 130-150oC
b. 150-170oC
c. 170-200oC
d. 200-250oC
e. 250-300oC
34. Khi bị bệnh do khí Thử, thường chữa bệnh bằng nhóm thuốc nào:
a. Bổ âm
b. Bổ dương
c. Thanh nhiệt
d. Thẩm thấp lợi niệu
e. Kiện tỳ
35. Điều nào sau đây là SAI ki nói về thuốc hoá đàm:
a. Thuốc hoá đàm có tác dụng lòng đàm và tiêu đàm
b. Không nên dùng ôn hoá hàn đàm ở bệnh nhân tiêu chảy, tỳ vị hư
c. Thanh hoá nhiệt đàm có vị đắng ngọt, tính hàn
d. Thường phối hợp cùng thuốc bình can tức phong chủ trị động kinh
e. Có thể phối hợp cùng thuốc khai khiếu chủ trị động kinh, đột quỵ não
36. Dịch phụ liệu nước Gừng thường được dùng với vai trò:
a. Tăng tính ấm và giảm tính hàn cho vị thuốc
b. Tăng tác dụng phát tán của thuốc và chủ yếu dẫn thuốc vào phế
c. Bảo quản vị thuốc
d. Câu A và B đúng
e. Cả A, B và C đều đúng
37. Theo học thuyết Tạng-tượng, vai trò của phế là:
a. Phế chủ khí, phế chủ hô hấp
b. Phế chủ tuyên phát, túc giáng
c. Phế chủ bì mao, thông điều thuỷ đạo
d. Phế khai khiếu ra mũi, chủ về tiếng nói
e. Tất cả đều đúng
38. Đâu là biểu hiện của ÂM CHỨNG:
a. Tinh thần rạo rực không yên
b. Thích mát mẻ
c. Đại tiện lỏng
d. Thích nằm ngửa, tay chân duỗi ra
e. Miệng khía muốn uống nước
39. Điều nào sau đây là SAI khi nói về các học thuyết Y học cổ truyền
a. Sốt cao mất nước là hiện tượng dương cực sinh âm
b. Tâm chủ huyết mạch, biểu hiện ra ở mặt, khai khiếu ra lưỡi
c. Mất nước, điện giải dẫn đến truỵ mạch thoát dương là hiện tượng âm cực sinh
dương
d. Tỳ hư không khắc được thận thuỷ là hiện tượng tương thừa của quy luật Ngũ
hành
e. Thận khai khiếu ra tai và nhị âm
40. Chỉ ra cách chế biến Hương phụ theo Dược điển Việt Nam
a. Trộn hỗn hợp 4 phụ liệu vào nhau, tẩm-sao 1 lần
b. Tẩm lần lượt từng phụ liệu một, sao khô lại tẩm phụ liệu khác
c. Chia 4 phần, mỗi phần tẩm 1 phụ liệu
d. Chia 4 phần, mỗi phần tẩm cả 4 phụ liệu
e. Ngâm vào hỗn hợp 4 phụ liệu rồi sao khô
41. Thuốc có vị nào sau đây thường có tác dụng phát hãn giải biểu:
a. Chua
b. Mặn
c. Đắng
d. Cay
e. Ngọt
42. Nêu yếu tố có thể làm thay đổi vị của vị thuốc:
a. Chiết xuất bằng dung môi khác nhau
b. Sắc thuốc
c. Khi phối ngũ nhiều vị thuốc
d. Khi uống uống thuốc trước bữa ăn
e. Chế biến thuốc
43. Lúc nóng lúc lạnh (hàn nhiệt vãng lai) là biểu hiện lâm sàng của chứng (A) thường
dùng vị thuốc (B) (hoả pháp) để điều trị.
a. (A) biểu lý lẫn lộn; (B) tiền hồ
b. (A) bán biểu bán lý; (B) Sài hồ
c. (A) biểu lý lẫn lộn; (B) Sài đất
d. (A) bán biểu bán lý; (B) hoàng bá
e. (A) chân lý giả biểu; (B) mướp đắng
44. Hoài Sơn khi chế biến thường ngâm với phèn chua nhằm mục đích:
a. Bảo quản vị thuốc
b. Thúc đẩy quá trình thủy phân
c. Mất tính chất của chất nhầy
d. Thúc đẩy quá trình lên men
e. Tất cả đều đúng
45. Tác dụng hiệp đồng của 2 thuốc có tính vị giống nhau gọi là (A); có tính vị khác nhau
gọi là (B)
a. (A) tương tu; (B) tương uý
b. (A) tương uý; (B) tương sát
c. (A) tương tu; (B) tương ác
d. (A) tương tu; (B) tương sử
e. (A) tương sử; (B) tương tu
46. Nêu ra nhóm vị thuốc tương ác:
a. Trần bì, Ngọc trúc
b. Táo nhân, liên nhục
c. Bách bộ, bối mẫu
d. Đương quy, tang thầm
e. Hoàng cầm, sinh Khương
47. Điều nào sau đây là ĐÚNG với thuốc thanh nhiệt:
a. Phần lớn có vị Đắng hay ngọt, tính hàn hoặc lương
b. Dùng khi hàn tà hoặc nhiệt tà còn ở biểu
c. Nên phối hợp ới thuốc ôn trung hư hàn
d. Chống chỉ chi định dùng chung với thuốc chỉ khái; hoá đờm bình suyễn
e. Có công năng chính là phát tán biểu tà
48. Can tàng huyết, tỳ thống huyết do đó Can được coi là tạng mẹ của tạng Tỳ:
a. Đúng b. Sai
49. Một thuốc tại 1 thời điểm có thể có 1 hoặc nhiều tính:
a. Đúng b. Sai
50. Điều nào là ĐÚNG khi nói về cách sử dụng thuốc thang:
a. Hạn chế ăn các thức ăn cay nóng khi dùng thuốc ôn nhiệt
b. Người mất ngủ, tiểu nhiều nên dùng thuốc trước 7h tối
c. Hạn chế ăn các thức ăn sống, lạnh khi dùng thuốc hàn lương
d. Thuốc mang tính chất tả uống lúc đói
e. Bệnh thuộc thể hàn nên uống thuốc lúc nguội
51. Điều nào sau đây là SAI khi nói về thuốc phần khí:
a. Phối hợp cùng nhóm khư hàn, khi có hàn khí ngưng trệ
b. Có 2 nhóm chính: hành khí và bổ khí
c. Dùng thuốc hành khí chủ trị khí hư, âm hư
d. Phối hợp thuốc hoạt huyết trong trường hợp khí trệ huyết ứ
e. Thường kết hợp thuốc bổ khí và bổ huyết
52. Điều nào là ĐÚNG khi nói về học thuyết Tạng tượng:
a. Tạng là hình thái, sinh lý, bệnh lý của nội tạng phản ánh ra bên ngoài cơ thể
b. Can tàng huyết, thúc đẩy huyết dịch đi trong mạch nuôi dưỡng toàn thân
c. Tỳ ích khí sinh huyết, giúp làm giàu phần khí, tạo nguồn năng lượng cho cơ
thể
d. Phế khí nghịch, không tuyên phát ra bì mao, chức năng bảo vệ giảm nên dễ bị
cảm
e. Thận khí là nguyên âm, chân âm
53. Điều nào là ĐÚNG khi nói về học thuyết Tạng-tượng
a. Can chủ cơ nhục, liên quan tới bệnh tê bại, chân tay co quắp
b. Tỳ khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra lưỡi
c. Đại trường có chức năng phân thanh, giáng trọc
d. Khí của tạng can có khuynh hướng cường thịnh được Thận thuỷ chế ước
e. Quá trình khí hoá nước diễn ra ở bàng quang
54. Nội thấp là chứng bệnh gây ra do tỳ (A) không vận hoá được (B) thấp
a. (A) nhiệt; (B) hoả
b. (A) hư; (B) hàn
c. (A) hư; (B) thuỷ
d. (A) thực; (B) thuỷ
e. (A) thực; (B) khí
55. Câu nào sau đây là phát biểu ĐÚNG:
a. Thuốc thanh nhiệt lương huyết giúp giải độc trong nhiễm trùng
b. Thuốc thanh nhiệt táo thấp thường có vị cay, tính ấm
c. Thuốc tức phong thường dùng với chủ trị động kinh co giật
d. Thuốc an thần thường có khuynh hướng thăng phù
e. Thanh hoá hàn đãm thường dùng cho bệnh nhân có tỳ vị hư hàn
56. Danh y Hải Thượng Lãn Ông. Điều nào ĐÚNG với ông:
a. Sống ở thế kỷ 16
b. Sống ở thế kỷ 14
c. Viết “Lĩnh Nam bản thảo”
d. Danh y thời nhà Trần
e. Tất cả đều sai
57. Điều nào sau đây là ĐÚNG trong vận dụng học thuyết ÂM-DƯƠNG vào bào chế
thuốc:
a. Sinh địa nấu với sa nhân, gừng, rượu, giúp giảm tính dương
b. Cam thảo trích mật ông tăng tính âm
c. Sài hồ trích máu ba ba, giúp tăng tính âm
d. Nhân sâm trích gừng, giúp tăng tính âm
e. A và B đúng
58. Các phụ liệu được sử dụng trong chế biến cho tác dụng giảm độc tính của vị thuốc:
a. Cam thảo, rượu, đồng tiện
b. Đồng tiện, vo gạo, sữa
c. Gừng, muối, đậu xanh
d. Đậu xanh, đậu đen, cam thảo
e. Mật ong, phèn chua
59. Biểu hiện ra mồ hôi và thấy có ban chẩn, thể hiện điều gì:
a. Bệnh ở biểu truyền vào lý
b. Bệnh ở lý truyền ra biểu
c. Bệnh tiến triển tốt
d. A và C đúng
e. B và C đúng
60. Điều nào là ĐÚNG khi nói về thuốc Trừ thấp:
a. Chủ yếu có vị cay đắng, tính âm hoặc hàn
b. Gồm 3 nhóm thuốc phát tán phong thấp, hoá thấp, lợi thấp
c. Thường phối hợp thuốc lợi thấp và thuốc sáp trường sáp niệu trong trường hợp
bí tiểu
d. A và B đúng
e. A, B và C đúng
61. Aconitin là thành phần duy nhất có tác dụng cường tim trong phụ tử
a. Đúng b. Sai
62. Để tăng tác dụng lòng đờm, chỉ ho có thể chế biến bán hạ với phụ liệu
a. Muối ăn
b. Sinh Khương
c. Nước vôi trong
d. Nước Bồ kết
e. Phèn chua
63. Nhóm thuốc kiện tỳ dùng để điều trị bệnh ngoại thấp:
a. Đúng b. Sai
64. Cây mầm trong hạt mã tiền có độc tính cao hơn nhiều so với nội nhũ
a. Đúng b. Sai
65. Học thuyết chính vận dụng cho sự quy kinh thuốc cổ truyền
a. Thuyết âm dương
b. Thuyết ngũ hành
c. Thuyết tạng tượng
d. Thuyết kinh lạc
e. Thuyết thiện nhân hợp nhất
66. Điều gì sau đây là SAI về thuốc thang:
67. Mục đích nào sau đây KHÔNG là mục đích chế biến thuốc theo phương pháp cổ
truyền;
a. Tăng hiệu lực điều trị
b. Thay đổi dạng dùng
c. Giảm tác dụng không mong muốn
d. Sản xuất quy mô công nghiệp
e. Làm sạch, ổn định và bảo quản thuốc
68. Theo học thuyết TẠNG-TƯỢNG và những luận bàn mối quan hệ TẠNG-PHỦ trong
cơ thể:
a. Can-đởm có mối quan hệ biểu-lý đóng vai trò sơ tiết giúp tiêu hoá
b. Sự chuyển hoá nước trong cơ thể tỳ vận hoá thuỷ thấp, phế thông điều thuỷ
đạo, bàng quang khí hoá nước
c. Phế khí kém, đại tràng khô tiết, táo bón. Khí đại tràng kém gây đoản hơi đoản
khí ở phế
d. A và B đúng
e. A và C đúng
69. Điều nào là SAI khi nói về sắc thuốc thang:
a. Ma hoàng sắc trước bỏ bọt
b. Thang trẻ em, dùng siêu nhỏ, lượng nước ít
c. Giã dập thuốc, ngâm 30 phút trước khi sắc
d. Thạch cao, bỏ vào sau khi thang thuốc đã sắc
e. Xuyên tam thất thêm vào sau khi thang thuốc đã sắc xong, đánh tan rồi uống.
70. Cương lĩnh nào trong Bát cương giúp đánh giá tiên lượng bệnh:
a. Âm-dương
b. Hư-thực
c. Hàn-nhiệt
d. Biểu-lý
e. Tất cả đều sai
71. Điều nào sau đây SAI về phương pháp hoả chế:
a. Lùi để giảm bớt chất dầu trong vị thuốc, giảm tính kích ứng của vị thuốc
b. Chế sương còn có tên gọi khác là Nung kín
c. Mễ sao tăng tác dụng kiện tỳ, tránh kết dinh thuốc
d. Hỏa phi thường được áp dụng với một số vị thuốc là khoáng vật
e. Hỏa chế nhằm tăng tính ấm giảm tính hàn của dược liệu
72. Khi nhiệt tà ở biểu thì chữa bệnh bằng nhóm thuốc:
a. Tân lương giải biểu
b. Ôn lý khư hàn
c. Thanh nhiệt
d. Thẩm thấp lợi niệu
e. Kiện tỳ
73. Điều nào là SAI khi nói về Học thuyết Ngũ hành
a. Có 2 quy luật chính thức; tương sinh và tương khắc
b. Xuất xứ từ triết học cổ đại phương đông ra đời sau thuyết âm dương
c. Hoa hoè sao cháy quy nạp vào Tâm hoả nên có tác dụng chỉ huyết
d. A và B sai
e. A, B và C sai
74. Thuốc mang tính chất bổ, uống lúc đói
a. Đúng b. Sai
75. Lục tà là nguyên nhân gây bệnh ngoại nhân
a. Đúng b. Sai
76. Trong Bát pháp, gây nôn gọi là
a. Thanh pháp
b. Hạ pháp
c. Hỏa pháp
d. Thổ pháp
e. Tiêu pháp
77. Điều nào là ĐÚNG khi nói về thuốc hoàn
a. Áp dụng với các bài thuốc có vị độc, có chất thơm, trị bệnh mãn tính
b. Thuốc hấp thu nhanh, phù hợp trị bệnh mãn tính
c. Viên hoàn mềm có độ ẩm cao, hạn dùng ngắn (3-6 tháng)
d. A và B đúng
e. A và C đúng
78. Khi Hàn tà ở biểu thì chữa bệnh bằng nhóm thuốc:
a. Tân ôn giải biểu
b. Ôn lý khư hàn
c. Thanh nhiệt
d. Thấm thấp lợi niệu
e. Kiện tỳ
79. Điều nào sau đây là SAI khi nói về thuốc bổ:
a. Bổ khí thường có tác dụng kiện tỳ ích khí
b. Bổ huyết thường có tác dụng dưỡng huyết
c. Bổ âm thường có tác dụng sinh Tân dịch
d. Bổ âm thường dùng cho bệnh nhân tỳ vị hư nhược
e. Bổ dương có tác dụng bổ thận, mạn gân cốt
80. Điều nào sau ĐÚNG về nhóm thuốc Trục thuỷ:
a. Gây tả hạ mạnh
b. Dùng trong trường hợp phù vùng ngực (tràn dịch màng phổi), phù vùng bụng,
phù tim
c. Trong trường hợp có Tân dịch hoa tổn, cần phải phối hợp với thuốc dưỡng âm
sinh Tân
d. A và B đúng
e. A, B và C đúng

You might also like