You are on page 1of 4

1.

Momen quán tính


1.1. Định nghĩa
Momen quán tính là một đại lượng vật lý (với đơn vị đo trong SI là kg m²) đặc trưng
cho mức quán tính của các vật thể trong chuyển động quay, tương tự như khối
lượng trong chuyển động thẳng.
Hiểu một cách đơn giản thì momen quán tính là đại diện cho lực cản của vật thể thay
đổi vận tốc góc, theo cách giống như cách khối lượng biểu thị khả năng chống lại sự thay
đổi vận tốc trong chuyển động không quay (chuyển động thẳng), theo định luật chuyển
động của Newton.
Nó được xác định dựa trên sự phân bố khối lượng trong vật thể và vị trí của trục nên
dù là cùng một đối tượng thì các giá trị quán tính vấn có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào
vị trí và hướng của trục quay. 
1.2. Công thức tính momen quán tính
1.2.1. Công thức chung
Căn cứ vào khái niệm của momen quán tính, chúng ta có công thức tính như sau:
2
I =m .r
Trong đó:
 m là khối lượng của vật
 r là khoảng cách từ vật đến trục quay
Nhưng công thức chung chỉ phù hợp cho những vật thể được coi là tập hợp điểm riêng
biệt và có thể được thêm vào tương đối dễ dàng. Nó gần như không thể áp dụng cho
những đối tượng phức tạp hơn.
Mômen quán tính của một hệ chất điểm và của vật rắn được định nghĩa bởi công thức:
I =∑ m i r i
2

1.2.2. Công thức tính bằng tích phân


Từ định nghĩa trên, ta nhận thấy mômen quán tính có tính chất cộng và
trừ được. Trong trường hợp của vật rắn, vì vật chất được phân bố một cách liên tục nên
ta sẽ thay dấu lấy tổng bằng dấu tích phân, vì vậy mômen quán tính của vật rắn đối với
một trục nào đó được tính theo công thức:
I =∫ r dm
2

1.3. Momen quán tính của một số vật rắn


1.3.1. Mômen quán tính của một thanh đối với trục đi qua một đầu thanh và vuông
góc với thanh
Xét một thanh có chiều dài l và khối lượng m. Ta tính
mômen quán tính của thanh đối với trục D đi qua một đầu
thanh và vuông góc với thanh. Giả sử thanh nằm dọc theo
trục Ox.
Ta chọn yếu tố dm là một đoạn thẳng có các tọa độ điểm đầu
là x và điểm cuối là x+dx, tức là có chiều dài dx. Gọi r là
khối lượng riêng của thanh (tức là khối lượng tương ứng với
một đơn vị chiều dài của thanh) thì dm =  dx.
Thay vào công thức, ta tìm được:
1
1 3 1 2
I =∫ ρ x dx= ρl = ml
2

0 3 3

1.3.2. Momen quán tính của một số vật đối xứng khác
Momen quán tính của hình xuyến:

1 2 2
I = m(R1 + R2)
2
Momen quán tính của hình trụ đặc:

1
I = m R2
2

Momen quán tính của hình trụ rỗng:

I =m R 2
Momen quán tính của hình nón:

3
I= m R2
10

Momen quán tính của quả cầu đặc:

2 2
I= m R
5
Momen quán tính của quả cầu rỗng:

2 2
I= m R
3

2. Phương trình động lực học của vật rắn quay quanh một trục cố định
Xét vật rắn quay quanh trục cố định Δ với vận tốc góc ω. Ta có momen động lượng
của vật rắn là:
L=∫ d l⃗ =∫ dI ⃗
⃗ ω ∫ dI =I Δ ω
ω =⃗ ⃗

Với I =∫ dI =∫ r dm là momen quán tính của vật rắn đối với trục quay Δ.
2

Chiếu lên trục Δ, ta có : L Δ=I Δ ω


d L Δ d(I Δ ω) dω
Suy ra: = =I Δ =I Δ β (1)
dt dt dt
Chiếu lên trục Δ và kết hợp (1), ta có:
I Δ β=M Δ

là phương trình động lực học của vật rắn quay quanh trục Δ cố định. Trong đó:
 β là gia tốc góc
 M Δ là tổng đại số các momen ngoại lực đối với trục quay Δ
 I Δ là momen quán tính của vật rắn đối với trục quay Δ

Tài liệu tham khảo


https://labvietchem.com.vn/tin-tuc/momen-quan-tinh.html
http://www4.hcmut.edu.vn/~huynhqlinh/VLDC1/Chuong%2003_04.htm
https://vatlydaicuong.com/phuong-trinh-dong-luc-hoc-vat-ran

You might also like